Tải bản đầy đủ (.pptx) (6 trang)

Bài giảng thí nghiệm kỹ thuật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 6 trang )

BÀI
BÀI GIẢNG
GIẢNG THÍ
THÍ NGHIỆM
NGHIỆM KỸ
KỸ THUẬT
THUẬT MÔI
MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền
Bộ môn: Kỹ thuật Môi trường
Khoa: Môi trường
Trường: Đại học Mỏ- Địa chất


Bài 1: Phương pháp lấy mẫu nước
Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu là vô cùng quan trọng, điều này quyết định đến kết quả phân tích nước có độ chính xác cao 
hay không. Do đó ta cần phải tuân thủ đúng quy trình lấy mẩu như sau:




Thiết bị lấy mẫu: 
Bình chứa mẫu bằng nhựa, thủy tinh … phải thật sạch (rửa kỹ bằng nước sạch, tráng bằng nước cất, trước khi lấy mẫu phải tráng 
ít nhất 1 lần bằng chính nước thải lấy mẫu rồi mới lấy mẫu đó).



 Tùy theo việc phân tích và tính chất của nước mà ta có thể chọn bình chứa bằng chất liệu gì để không bị ảnh hưởng (Chai thuỷ 
tinh (bền vững hóa học (có nút mài hoặc nút bấc đã tráng parafin hoặc chai polyetylen, dung tích 250; 500; 1000 ml).






Dụng cụ lấy mẫu: Vị trí lấy mẫu phải là mẫu đại diện. Ví dụ lấy mẫu nước mặt thì phải 
chọn vị trí giữa dòng và độ sâu cách mặt nước là 0,1m

Đối với nước ngầm, nước máy thì xả vòi trong khoản 5-10 phút để đẩy hết lượng nước 




cũ còn tồn động lại…

Dung tích lấy mẫu, tùy theo từng chỉ tiêu mà ta lấy dung tích khác nhau như xét nghiệm hóa lý 
cho nước sinh hoạt thì 1-2 lít, xét nghiệm vi sinh 0,5-1 lít mẫu phải được giữ lạnh không quá 24 
giờ, nước uống đóng chai từ 3 – 4 lít phân nửa cho xét nghiệm hóa lý và 1/2 giữ lạnh cho xét 
nghiệm vi sinh, nước thải từ 3 – 5 lít. Đặt  biệt đối với mẫu dùng để xét nghiệm vi sinh phải 
được khử trùng toàn bộ như chai chứa mẫu, nút chai, dụng cụ, tay người lấy mẫu …
Mẫu phải được bảo quản kỹ lưỡng ở nhiệt độ bình thường đối với mẫu thường và nhiệt độ 0 – 
5oC đối với mẫu vi sinh. Thời gian chuyển đến phòng thí nghiệm không quá 8 giờ.


1. Lấy mẫu theo thời gian
- Lấy mẫu liên tục theo chuơng trình thời gian để
nghiên cứu
Mục đích: để theo dõi kiểm tra quá trình biến
thiên của chất phân tích như thế nào.
Cách lấy:
- Chương trình thời gian (liên tục theo chu kỳ vì

dụ như sau mỗi 5 phút, mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi
tháng....)
- Chương trình thời gian theo vùng, tầng ; không
gian tầng khác nhau
- Lấy định kỳ theo chu kỳ nhất định, thủy triều, gió
mùa...)
Mục đích: định kỳ phát hiện các chất mong muốn
Cách lấy: định kỳ thời gian (tuần, tháng, quý,
theo triều lên xuống, theo tuần trăng...)
2. Lấy theo xác suất bất kỳ khi nào cần kiểm tra
Mục đích: thỉnh thoảng cần phát hiện các chất
mong muốn thì lấy mẫu
Cách lấy: lấy theo nhu cầu mong muốn kiểm tra
đột xuất tại những vị trí hay vùng mong muốn kiểm
tra thì lấy mẫu
3. Lấy mẫu theo vùng, mặt cắt hay theo điểm cần
quan sát
Mục đích: xác định hàm lượng chất phân tích tạo
mỗi vùng khảo sát
Cách lấy: theo cách lấy ở mỗi vùng riêng biệt đã
định

4. Lấy mẫu theo tầng và lớp
- Lấy mẫu đại diện trung bình
Mục đích: xác định hàm lượng trung
bình đại diện
Cách lấy: theo cách lấy nhiều chỗ, sau
trộn lại lấy trung bình
- Lấy cách điểm khác nhau theo bề mặt để
đánh giá theo vị trí

Mục đích: xác định hàm lượng tại mỗi
chỗ để đánh giá sự khác nhau
Cách lấy: theo cách lấy mẫu cho mỗi chỗ
để riêng
- Lấy theo các tầng, lớp có độ sâu khác nhau
(mẫu đất, nước...)
Mục đích: xác định hàm lượng tại mỗi
tầng sâu khác nhau
Cách lấy: theo cách lấy ở mội tầng sâu
khác nhau riêng
5. Lấy mẫu theo dòng chảy, hướng gió
Mục đích: xác định hàm lượng chất phân
tích theo hướng gió khác nhau
Cách lấy: theo cách lấy ở mỗi hướng gió
thuận hay ngược riêng biệt


Ghi chép thông tin


    Khi lấy mẫu, mỗi mẫu phải có ghi chép lập hồ sơ đầy đủ. Hồ sơ lấy mẫu phải đủ các vấn để 
sau:
- Địa điểm lấy mẫu 












- Vị trí lấy mẫu (chỗ lấy, bề mặt, độ sâu, cách đường, bờ ruộng..., khi lấy mẫu nước biển 
phải ghi rõ kinh độ, vĩ độ, độ sâu, tọa độ...) 
- Ngày, giờ, tháng, năm lấy mẫu 
- Điều kiện thời tiết (mưa, nắng, gió, nhiệt độ...) 
- Loại mẫu gì, dạng tồn tại, trình trạng mẫu khi lấy. 
- Khối lượng mẫu đã lấy 
- Ghi rõ cách xử lý sơ bộ (nếu có) 
- Người lấy mẫu và người xác nhận (ghi rõ họ tên) 
      Hồ sơ này phải có một tờ đi kèm theo mẫu và được bàn giao cho người nhận mẫu để di 
chuyển hay bảo quản và cho cả người phân tích sau này. Trên cơ sở hồ sơ về tình trạng cụ thể và 
đầy đủ đó, người làm phân tích sẽ dễ dàng tìm được một cách xử lý mẫu thích hợp nhất cho 
phân tích đạt kết quả tốt.


Bảo quản mẫu


Thời gian vận chuyển từ nơi lấy mẫu đến phòng thí nghiệm càng ngắn càng tốt. Phải giữ mẫu 
ở chỗ tối và nhiệt độ thấp.



Khi vận chuyển mẫu phải bọc chai, chèn lót giữa các chai bằng giấy mềm, đặt chai vào hộp gỗ, 
túi da sao cho an toàn tránh đổ vỡ trong khi vận chuyển.




Các điều kiện bảo quản và thời hạn lưu mẫu để phân tích các chất cụ thể xem phần phụ lục của 
tiêu chuẩn này.



Hóa chất dùng để bảo quản mẫu phải là loại tinh khiết để phân tích (TCPT)



×