Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Những phẩm chất của nhà quản lý doanh nghiệp thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.33 KB, 4 trang )

Những phẩm chất của nhà quản lý doanh
nghiệp thành công
Nghề nhân sự là một công việc không dễ dàng. Một nhà quản lý doanh
nghiệp hiệu quả không chuyên quyền. Họ không ra lệnh một cách không cần
thiết, quản lý vi mô hoặc tạo ra nỗi sợ hãi. Người quản lý thành công có thể dễ
tiếp nhận, thân tình và đồng cảm với nhân viên. Dưới đây là những phẩm chất
chính của một nhà quản lý thành công.
1. Sự quan tâm và tài năng của người quản lý
Những nhà quản trị nhân lực giỏi nhất thường có các tính cách phù hợp với vai
trò của họ như:






Có đạo đức nghề nghiệp.
Khả năng lãnh đạo bẩm sinh.
Thực sự thích giúp đỡ những người khác.
Chủ định tìm ra những giải pháp đúng.
Nhờ trực giác họ có thể tạo ra một đội ngũ đa dạng có thể làm việc một
cách hiệu quả với các khách hàng, đối tác và thậm chí cả các đối thủ.

Để trở thành một người quản lý hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chắc chắn rồi
bạn phải chứng minh được tài năng của mình. Yếu tố về chuyên môn ở đây
được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh điều đó bạn cũng cần thể hiện sự
quan tâm của mình với cấp dưới, mối quan hệ với nhân viên luôn có vai trò quan
trọng trong thành công của một tập thể.

Peter Ferdinand Drucker – Nhà quản lý nổi tiếng thế giới


2. Nhà quản lý có lòng tin và biết cách truyền cảm hứng


Cứ 3 nhân viên thì có một người cảm thấy lòng tin là yếu tố quan trọng nhất
trong mối quan hệ giữa nhân viên với sếp. Dưới đây là 6 cách tạo được lòng tin
của nhân viên cấp dưới:







Bạn là một người lắng nghe tuyệt vời.
Bạn chủ động tìm các giải pháp cho các vấn đề phức tạp.
Bạn luôn bám sát các mục tiêu và nỗ lực tạo ra sự thống nhất và minh
bạch.
Bạn truyền đạt thông tin với các phòng ban hỗ trợ tốt cho quy trình làm
việc và tạo dựng hình ảnh của bạn.
Bạn tập trung tạo cảm hứng cho những nhân viên của mình thay vì làm
họ sợ hãi
Bạn chấp nhận thay đổi là một phần của sự tăng trưởng và khích lệ nhân
viên cùng làm như vậy.

Việc tin tưởng đến nhân viên của mình giúp cho họ cảm thấy yêu môi trường làm
việc và phong cách làm việc. Từ đó, làm giảm biến động nhân sự tại doanh
nghiệp, không gây xáo trộn đội ngũ nhân viên.

Jack Ma – Nhà quản lý tài ba và là niềm tự hào Châu Á


3. Cách giao tiếp ứng xử
Cứ 10 nhân viên có một người cho rằng sự công bằng là yếu tố quan trọng nhất
trong mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Trong khi đó cứ 8 người thì có 1 người
cho rằng sự kiên nhẫn mới là yếu tố quan trọng nhất. Quan tâm đến cách giao
tiếp trong doanh nghiệp là điều cần thiết, bạn luôn phải tương tác nhân sự của
mình, giải quyết công việc dựa trên sức mạnh tập thể.
Có 4 cách để bạn gắn kết tập thể nhân sự của mình:







Bạn để mắt tới những việc đúng đắn chứ không phải những việc bạn
muốn ngay lúc này.
Thỉnh thoảng thỏa hiệp cũng sẽ giúp tạo lòng tin và danh tiếng, vì vậy bạn
có thể sử dụng bản năng vào lúc bạn cần nó nhất.
Bạn nỗ lực vì sự đồng thuận, đoàn kết cả nhóm và không để mình trở
thành kẻ đáng ghét.
Trong các cuộc xung đột, bạn khuyến thích người khác đưa ra các giải
pháp, giảm sự phụ thuộc và bạn với vai trò là người dàn xếp sau cùng.

Bạn có biết?
Có tới 71% nhân viên không hoàn toàn chuyên tâm với công việc. Lí do phổ biến
nhất là quan hệ căng thẳng với quản lý của mình.

Joseph M. Juran – Nhà quản lý chất lượng nổi tiếng của Mỹ

4. Vai trò hướng dẫn của người quản lý

Người quản lý luôn cần hướng dẫn nhân viên của mình trong vai trò mới, yêu
cầu công việc mới và cả những nhân sự mới của doanh nghiệp. Lúc này vai trò
của bạn là vô cùng quan trọng.
3 cách để bạn hướng dẫn tốt hơn đội ngũ của mình:




Bạn tư vấn rõ ràng với nhân viên về điểm mạnh và điểm yếu của họ.
Bạn lắng nghe nhu cầu của đội ngũ.
Khiển trách nhiên viên trước các nhân viên khác sẽ khiến họ xấu hổ và hạ
thấp vị thế của bạn, thay vào đó hãy gặp riêng và giữ hình ảnh của bản
thân.


Hãy luôn là học hỏi và rèn luyện bản thân để có thể trở thành một nhà quản lý
giỏi. Không có ai sinh ra đã có khả năng làm quản lý, và hãy luôn nhớ rằng thành
công đến từ sự trải nghiệm. Mỗi ngày qua đi chúng ta có những kỹ năng quản
lý và kinh nghiệm tốt hơn để sẵn sàng cho những thử thách sắp tới.
Chúc các bạn thành công!



×