LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự hưng vong
của đất nước. Kinh tế của mỗi nước giao lưu và hoà nhập này đang phát triển
theo xu thế toàn cầu. Chắc ai trong chúng ta ai cũng đã rõ song song với việc
phát triển “ xa lộ tin học” đã làm cho thế giới ngày nay dường như nhỏ bé lại,
thậm chí trở thành như một “ ngôi nhà thế giới”... do dó, thị trường từng quốc
gia trở thành thị trường nằm trong thị trường thế giưoí thống nhất. Sức cạnh
tranh của các nước trở thành cạnh tranh toàn diện.Nếu trước đây mặt chủ yếu
trong kinh tế là kĩ thuật - kinh tế thì ngày nay là kinh tế - xã hội. đòi hỏi nâng
cao mặt xã hội trong kinh doanh đang được thể chế hoá ở nhiều nước. Ta biết,
xu hướng thống nhất lợi ích công ty với lợi ích quốc gia, liên quốc gia đã trở
thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng để thẩm định dự án đầu tư.
Hiện nay trong lĩnh vực quản trị kinh doanh đang có sự thay đổi sâu sắc về
hai mặt: một là, quản lý dựa trên kinh nghiệm được thay thế bằng quản lý dựa
trên khoa học; hai là,đang diễn ra cuộc cách mạng trong các cơ quan quản lý (
cách mạng văn phòng ): về mặt thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật của quản lý
và tiêu chuẩn mới về nhân sự quản lý. Bởi vậy có thể nói thế kỷ XXI là thế kỷ
của con người, của nhân tài chiếm ưu thế sẽ thay thế cho kinh tế phát triển. Vì
rằng trong những thế kỷ tới, vấn đề nắm vững kỹ thuật và vấn đề nhân tài là
những nhân tố thực sự chiếm ưu thế. Ba yếu tố kỹ thuật, tri thức và trí tuệ sẽ
làm cho nhà quản lý giỏi, nhà quản lý tài ba trở thành nhân tố quan trọng
nhất, then chốt nhất của sự phát triển kinh tế của thế kỷ XXI.
Trong thực tế, các nhà quản lý kinh doanh của chúng ta chưa được chuẩn bị
đầy đủ cả về mặt chi thức, kĩ năng, cả về mặt tâm lý để bước vào cơ chế thị
trường. Hầu như các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
chưa có được một chiến lược kinh doanh dài hạn hướng vào những thị trường
mục tiêu đã được nghiên cứu kỹ với những nét độc đáo về công nghệ, sản
phẩm về phong cách quản lý cũng như kinh doanh.
Chính vì lý do thiết thực đó, nên em chọn đề tài : “ Những đòi hỏi đối
với nhà quản lý doanh nghiệp và phương sách thoả mãn những đòi hỏi ấy
trong điều kiện của nước ta ”. Để có thể giúp được một phần nhỏ bé của
mình vào việc quản lý doanh nghiệp đó. Ở đề tài này ngoài phần mở đầu và
kết luận với phần nội dung gồm:
I. Các khái niệm.
II. Những đòi hỏi đối với những nhà quản lý doanh nghiệp
III. Các phương pháp đào tạo các nhà quản lý
I. CÁC KHÁI NIỆM:
1. Quản lý:
Khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà
họ không thể đạt được vơí tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì quản lý xuất
hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới
những mục tiêu chung.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
- Quản lý là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy
được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
- Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi những con
người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mục
tiêu chung.
- Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng
như các nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích chung của một nhóm
người, một tổ chức.
- Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều
khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của người khác...
Tổng quát, quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của
một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan, hay nói rộng hơn là một nhà
nước
hoặc, quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý
đến khchs thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. Quá trình tác động này
có thể được thể hiện qua sơ đồ đơn giản sau:
MÔ HÌNH VỀ QUẢN LÝ
Công
cụ
Chủ thể
quản lý
Khách
thể
Quản
Phương
pháp
Mục tiêu
Như vậy, hiệu quả quản lý phụ thuộc vào các yếu tố: chủ thể, khách thể, mục
tiêu, phương pháp và công cụ quản lý. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân,
một nhóm hay một tổ chức. Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ
thể quản lý tới khách thể. Công cụ quản lý có thể là mệnh lệnh (ngôn ngữ hay
phi ngôn ngữ), quyết định (thông qua văn bản hoặc bằng văn bản), các văn
bản luật, chính sách chương trình, mục tiêu... phương pháp có thể hiểu là cách
thức tác động của chủ thể đến khách thể. Trong quản lý hiện đại,phương pháp
quản lý được đúc kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội và
khoa học hành vi.
Mặt khác, quản lý được quan niệm theo hai góc độ:
- Theo góc độ chính trị - xã hội rộng lớn, quản lý được hiểu là sự kết hợp giữa
tri thức với lao động. Vận hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lý phù
hợp. Cơ chế đúng, hợp lý thì xã hội phát triển, ngược lại xã hội phát triển
chậm hoặc rối ren.
- Theo góc độ hành động, quản lý được hiểu là chỉ huy, điều khiển, điều hành.
Theo C.Mác, quản lý (quản lý xã hội) là chức năng đặc biệt được sản sinh ra
từ tính chất xã hội hoá lao động. Nó có tầm quan trọng đặc biệt, vì mọi sự
phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua
quản lý con người điều khiển con người. Người viết: “ bất kỳ một lao động xã
hội hay một cộng đồng nào được tiến hành trên qui mô tương đối lớn cũng
đều có sự quản lý...”
Từ cơ sở lý luận trên, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động của con người
để hướng đến mục đích, đúng ý chí và phù hợp với quy luật khách quan.
Quản lý được dùng rộng rãi cho cả quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh
tế - kỹ thuật, quản lý sản xuất và kinh doanh, văn hoá xã hội an ninh, quốc
phòng, nội vụ, ngoại giao...Quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng, không
thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao, vai trò của
quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp.
2. Nhà quản lý:
a. Nhà quản lý là ai ?
Có một nhà khoa học nói rằng: “Nhà máy, thiết bị, vật tư và con người không
giúp được gì cho công việc kinh doanh cũng như máy bay, xe tăng, tàu chiến
và binh lính không tạo ra được một lực lượng quân sự hùng hậu, nếu không
có một yếu tố quan trọng không thể thiếu được: Dó là những nhà quản lý có
hiệu quả” . Thực tế hoạt động của các tổ chức đã cho thấy người quản lý là
một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thắng bại của một
tổ chức.
Người quản lý là người có trách nhiệm đối việc đạt được mục tiêu của tổ chức
thông qua việc sử dungj một cách có hiệu lực và hiệu quả các nguồn lực của
tổ chức. Các nguồn lực của tổ chức gồm: nguồn nhân lực, tài chính, vật chất
và thông tin.
b. Nhà quản lý và nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng là một:
Nhiều người cho rằng quản lý và lãnh đạo là những khái niệm đồng nghĩa.
Trong khi đó cũng có rất nhiều tranh luận về sự khác nhau căn bản giữa hai
khái niệm này.
- Các nhà quản lý thường có xu hướng xem công việc là một quá trình tạo khả
năng lôi cuốn sự kết hợp của con người và ý tưởng để thiết lập ra các chiến
lược và ra các quyết định. Các nhà quản lý quan hệ với mọi người dựa trên
vai trò mà họ đóng góp trong một chuỗi các sự kiện hoặc trong tiến trình ra
quyết định.
- Các nhà lãnh đạo thường làm việc ở những vị trí có sự mạo hiểm cao hơn,
họ có xu hướng khám phá mạo hiểm, nhất là khi xuất hiện cơ hội. Các nhà
lãnh đạo quan tâm đến ý tưởng và họ quan hệ với mọi người theo trực giác và
sự đồng cảm.
Như vậy, không phải là một nhà lãnh đạo nào cũng là nhà quản lý và ngược
lại, không phải nhà quản lý nào cũng có vai trò lãnh đạo. Trong tổ chức nào
cũng có thể có sự tồn tại vai trò lãnh đạo chính thức của các nhà quản lý hoặc
không chính thức (của các cá nhân không phải là những nhà quản lý như các
thủ lĩnh nhóm, những người có uy tín về phẩm chất và năng lực chuyên
môn...), trong khi không thể có sự quản lý không chính thức, vì tất cả các nhà
quản lý đều được trao quyền lực (quyền lực địa vị) để thi hành chức năng
quản lý, bất kể họ có thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình không. ở nước
ta, trong một thời gian dài trước đây, có nơi, có lúc trong các hoàn cảnh nhất
định đã có sự nhầm lẫn chức năng và nhiệm vụ giữa quản lý và lanhx đạo, vai
trò lãnh đạo của cá nhân và của tổ chức cũng chưa được phân biệt rành mạch.
3. Công việc của nhà quản lý:
Với tư cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc duy trì và
phát triển của một tổ chức, người quản lý phải thực hiện bốn nhóm chức năng
sau:
- Lập kế hoạch: Là khởi điểm của một quá trình quản lý. Để thành công các tổ
chức cần phải lập kế hoạch. Các thành viên trong tổ chức cần có mục tiêu và
kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Lập kế hoạch là quá trình vạch ra các mục
tiêu và quyết định phương thức đạt được mục tiêu. khả năng thực hiện chức
năng lập kế hoạch dựa trên các kỹ năng nhận thức và ra quyết định của
nguươì quản lý.
- Tổ chức: Một nhà quản lý cũng phải biết thiết kế và phát triển một hệ thống
tổ chức để thực hiện các kế hoạch. Tổ chức là một quá trình phâncông và phối
hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã được vạch ra.
Nhà quản lý là người phân bổ và sắp xếp các nguồn lực. Một phần quan trọng
trong việc phối hợp các nguồn nhân lực là phân công các công việc và nhiệm
vụ khác nhau cho các thành viên trong tổ chức.
- Hướng dẫn, lãnh đạo: Người quản lý phải làm việc với các nhân viên, xem
họ thực hiện các nhiệm vụ của mình hàng ngày như thế nào. Các nhà quản lý
phải có khả năng truyền đạt và thuyết phục về các mục tiêu cho nhân viên và
thúc đaảy cho đạt được các mục tiêu bằng nhiều biện pháp khác nhau.
- Kiểm tra: Là một quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích hợp để
đảm bảo đạt được các mục tiêu của tổ chức. Một phần quan trọng của kiểm
tra là đánh giá sự tiến bộ của tiến trình thực thi và điều chỉnh khi cần thiết.
Khả năng kiểm tra của nhà quản lý dựa trên các kỹ năng nhận thức, ra quyết
định, quan hệ con người và giao tiếp.
4. Nhà quản lý là một nghề:
Hiện nay trong các doanh nghiệp, số nhà quản lý có trình độ chuyên môn kỹ
thuật, hiểu biết về quản lý kinh tế chiếm tỷ lệ ngày càng tăng và họ đã phát
huy tác dụng trong thực tiẽen công tác.ở mức độ khác nhau, nhưng các nhà
quản lý thành đạt đề là những người nắm được nghề và biết cách hành nghề.
Nhà quản lý đòi hỏi phải có đào tạo cơ bản. Theo quan niệm này nhà quản lý
là người điều hành doanh nghiệp, và bảo đảm kinh doanh có hiệu quả. Vì nhà
quản lý luôn luôn tác động vào tập thể người dưới quyền, do đó nhà quản lý
phải có kiến thức vận dụng các môn khoa học, có phương pháp và nghệ thuật
quản lý, phải nắm bắt được thông tin và xử lý thông tin để đạt mục tiêu.
II. Những đòi hỏi đối với nhà quản lý doanh nghiệp :
1. Nhà quản lý cần có những kỹ năng gì :
Để thực hiện các chức năng quản lý và các vai trò xã hội khác nhau trong tổ
chức, các nhóm kỹ năng chủ yếu cần thiết cho công việc của người quản lý là:
Các kỹ năng về kỹ thuật, các kỹ năng về con người và giao tiếp, các kỹ năng
liên quan đến nhận thức và ra quyết định.
a. Các kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng sử dụng các phương pháp và kỹ thuật để
thực thi một nhiệm vụ.
b. Các kỹ năng về con người và giao tiếp: Là khả năng làm việc với mọi người
trong các nhóm công tác. Đó là khả năng hợp tác, tham gia vào công việc cụ
thể, là khả năng sáng tạo ra một môi trường trong đó mọi người cảm thấy an
toàn và không ngần ngại bôcj bạch ý kiến của mình. Không có các kỹ năng về
con người và giao tiếp không thể trở thành một nhà quản lý giỏi được.
c. Các kỹ năng nhận thức và ra quyết định: Là khả năng hiểu được các ý tưởng
trừu tượng, là khả năng thấy được bức tranh khái quát và những nhân tố chính