Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

6 kỹ năng cần thiết để trở thành một chuyên gia tiếp thị giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.36 KB, 2 trang )

6 kỹ năng cần thiết để trở thành
một chuyên gia tiếp thị giỏi
1. Lắng nghe người tiêu dùng
Đa số những người làm tiếp thị lại quá bận rộn hay khó chịu khi phải
thăm dò thị trường. Họ có thể vui lòng tóm lược yêu cầu của mình với
công ty nghiên cứu thị trường và dành thời gian xem kết quả nhưng
không màng tìm đến điểm khởi đầu căn bản nhất mà mọi chuyên gia
tiếp thị giỏi đều phải trải qua: bước ra khỏi văn phòng và dấn thân vào
những nơi người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm, bất kể bạn nghĩ
mình “quyền cao chức trọng” cỡ nào.
2. Kỹ năng phân khúc hành vi
Quá nhiều chuyên gia tiếp thị định nghĩa phân khúc là những khách
hàng có cùng đặc điểm. Điều này hoàn toàn sai lầm. Phân khúc chính
xác là những nhóm người cùng muốn những thứ giống nhau – còn
việc họ có cùng độ tuổi, giới tính hay nơi sinh sống chỉ liên quan sau
khi chúng ta đã dùng nghiên cứu thị trường để xác định các nhóm nhu
cầu được chia sẻ bởi nhiều người. Khả năng xác định phân khúc từ dữ
liệu thăm dò, với những tên gọi hành vi chính xác và mô tả chi tiết về
bản sắc của từng đối tượng chính là đặc điểm của một chuyên gia tiếp
thị giỏi. Còn những thứ bắt đầu bằng “đối tượng nam giới từ 18-35
tuổi” là bảng báo chuyên gia “dỏm”.
3. Kỹ năng xác định mục tiêu
Một chuyên gia tiếp thị giỏi dám chấp nhận rằng đối tượng khách
hàng mục tiêu ít hơn sẽ mang lại kết quả cuối cùng tốt hơn. Thông
thường, điều này có nghĩa là chỉ theo đuổi từ khoảng 10% hoặc 20%
của thị trường tiềm năng. Phân khúc khách hàng mục tiêu càng chặt
chẽ đảm bảo kế hoạch tiếp thị có cơ hội thành công cao hơn. Nhiều
người làm tiếp thị thường không dám chấp nhận điều này và kết quả là
đối tượng mục tiêu của họ bao hàm hầu như tất cả mọi khách hàng.
4. Phân tách khách hàng không phải mục tiêu
Kỹ năng đặc trưng thứ tư của một chuyên gia tiếp thị giỏi chính là việc


sẵn sang dành thời gian và ngân sách tiếp thị để tách thương hiệu khỏi
những người tiêu dùng không phải là mục tiêu. Khi được hỏi, nhiều
người làm tiếp thị không phân biệt được giữa tiếp thị và bán hàng.


Tiếp thị cũng bao hàm cả việc ngăn những đối tượng không thuộc
nhóm khách hàng mục tiêu mua sản phẩm. Thông thường, phần lớn
khách hàng tiềm năng trong bất kỳ thị trường nào cũng khiến chúng ta
phải tốn chi phí nếu phục vụ họ. Một chuyên gia tiếp thị đích thực
hiểu điều này và sẽ cố né tránh bán hàng “sai đối tượng”.
5. Định vị thương hiệu
Một chuyên gia tiếp thị giỏi có thể lập được bản đồ nhận thức và dùng
nó để tạo nên 3 từ rõ ràng, súc tích để định vị thương hiệu. Không màu
mè, rườm rà, đây chỉ là việc xác định rất rõ ràng về việc thương hiệu
tượng trưng cho điều gì. “Định vị của bạn là gì?” là câu hỏi giúp phân
biệt “vàng thau” trong giới tiếp thị. Những kẻ tự xưng là chuyên gia sẽ
tự hào thuyết giảng về thứ nhảm nhí gọi là nhất quán, sáng tạo, hay
thậm chí còn viết những 6 slides thuyết trình để cố diễn tả “tinh chất”
thương hiệu. Nhà tiếp thị giỏi chỉ tự tin trả lời trong vài từ ngắn gọn.
6. Kỹ năng đo lường thương hiệu.
Hãy nghĩ xem bạn sẽ cần những gì để có thể hoàn thành trách nhiệm
này. Bạn phải có một tuyên ngôn định vị rõ ràng, và hiểu rằng sau rốt
thương hiệu hiện diện trong nhận thức của người tiêu dùng, đồng thời
dành ra 5% đến 10% ngân sách tiếp thị cho việc nghiên cứu thu thập
dữ liệu này thường xuyên.



×