Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV DP TWII cho các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh bình thuận giai đoạn từ 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 88 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

MAI XUÂN TOÀN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC
PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 (CODUPHA) CHO CÁC
CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
THUẬN GIAI ĐOẠN TỪ 2014 - 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

Hà Nội 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

MAI XUÂN TOÀN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC
PHẨM TRUNG ƯƠNG 2 (CODUPHA) CHO CÁC
CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
THUẬN GIAI ĐOẠN TỪ 2014 - 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60720412

Người hướng dẫn khoa học:



TS. Đỗ Xuân Thắng

Thời gian thực hiện: từ ngày 15 / 9 /2015 đến 10 / 2 /2016

Hà Nội 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học
Dược Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo đã tận tình dạy bảo cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Đỗ
Xuân Thắng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu để
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm
ơn Ban giám hiệu , phòng Sau đại học, các thầy cô trong bộ môn Quản lý và
Kinh tế dược đã giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Dược phẩm Trung Ương II đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả sự giúp đỡ
quý báo đó.
Hà Nội, tháng ..... năm 2016
Học viên

Mai Xuân Toàn


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM .......... 3
1.1.1.Tình hình nhập khẩu ngành dược năm 2015 . ................................... 3
1.1.2.Về hiệp định TPP tác động đến ngành dược .................................... 4
1.1.3.Tình hình cung ứng thuốc hiện nay .................................................. 6
1.2.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV DƯỢC PHẨM TRUNG
ƯƠNG II (CODUPHA)............................................................................... 9
1.2.1. Tổng quát về Công ty (CODUPHA) . ............................................. 9
1.2.2.Lịch sử hoạt động của Công ty TNHH MTV DP Trung Ương II ... 10
Quá trình hình thành ................................................................................. 10
Quá trình phát triển ................................................................................... 12
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MTV DP TW2 ..... 14
1.2.3.Khái quát về kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV TWII.. 17
1.2.4.Tầm nhìn chiến lược & Sứ mệnh của Công ty TNHH MTV TW2
(CODUPHA): ........................................................................................... 19
1.2.5. Hoạt động........................................................................................ 19
1.2.6. Thế mạnh ........................................................................................ 20
1.2.7. Nhập khẩu - Thông quan................................................................ 21
1.2.8.Trung tâm phân phối........................................................................ 21
1.2.9. Kho thuốc - Bảo quản .................................................................... 22
1.2.10. Phân phối ...................................................................................... 22
1.2.11.Tiếp thị - Đấu thầu ......................................................................... 24
1.3.PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP... 25
1.4. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH THUẬN ............................................ 29
1.4.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 29


1.4.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ TỈNH BÌNH THUẬN NĂM
2015........................................................................................................... 30
1.4.2.1. Sở Y tế tỉnh Bình Thuận. ............................................................. 30

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............
35
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................... 35
2.2.1. Phương pháp mô tả hồi cứu số liệu: ............................................... 35
2.2.2. Phương pháp mô tả cắt ngang:........................................................ 36
2.2.3. Phương pháp phân tích nhân tố: ..................................................... 37
2.3. Phân tích và xử lý số liệu:................................................................... 37
2.3.1. Kỹ thuật phân tích:.......................................................................... 37
2.3.2. Xử lý số liệu:................................................................................... 38
2.3.3. Giới hạn của nghiên cứu ................................................................. 38
2.3.4. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................ 38
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 39
3.1. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CODUPHA TẠI BÌNH
THUẬN .................................................................................................... 39
3.1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán của
Công ty TW2 năm 2014 - 2015 ............................................................... 39
3.1.2.Phân bố doanh thu của Công ty Codupha theo địa bàn thuộc khu vực
miền Đông Nam Bộ từ 2014 - 2015. ........................................................ 42
Bảng 3.4.Doanh thu các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ ........... 42
3.1.3. Kết quả kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận qua Bảng báo cáo
kết quả HĐKD của Công ty TW2 năm 2014 - 2015.................................. 43
3.1.3.1.Báo cáo kết quả trúng thầu phân theo nhóm đấu thầu tại tỉnh Bình
Thuận của Công ty Codupha .................................................................... 43
3.1.3.2.Doanh số bán hàng của Công ty TNHH MTV DP Trung Ương II
theo từng bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ................................... 45
3.1.3.3.Doanh số bán hàng của Công ty TNHH MTV DP Trung Ương II
(Codupha) theo nhóm thuốc tại địa bàn tỉnh Bình Thuận ........................ 47



3.1.3.4.Kết quả doanh thu từ nhóm thuốc Ký sinh trùng & Nhiễm Khuẩn
của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2015...................... 50
3.1.3.5.Kết quả doanh thu từ nhóm thuốc Gây Tê - Mê của các bệnh viện
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2015. .................................................. 51
3.1.3.6.Kết quả doanh thu từ nhóm thuốc Hô hấp của các bệnh viện trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2015........................................................... 52
3.2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MTV DP TRUNG ƯƠNG II TẠI BÌNH THUẬN. ................................... 53
3.2.1. Chiến lược sản phẩm của Công ty TNHH MTV DP TW2 tại Bình
Thuận ........................................................................................................ 53
3.2.2. Chiến lược giá áp dụng tại Bình Thuận .......................................... 55
3.2.3. Chiến lược khách hàng tại Bình Thuận. ......................................... 57
3.2.4. Chiến lược phân phối tại Bình Thuận:............................................ 59
3.2.5. Chiến lược cạnh tranh, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh tại thị trường
Bình Thuận: .............................................................................................. 60
4.1. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: ............ 62
4.1.1. Bảng cân đối kế toán:...................................................................... 62
4.1.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
MTV DP Trung Ương II tại Bình Thuận từ 2014 - 2015:........................ 62
4.1.3. Doanh số bán hàng của Công ty TNHH MTV DP Trung Ương II
theo từng bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. .................................. 63
4.1.4. Doanh số bán hàng của Công ty TNHH MTV DP Trung Ương II
theo nhóm thuốc tại địa bàn tỉnh Bình Thuận........................................... 64
4.1.5. Doanh thu từ nhóm thuốc Ký sinh trùng & Nhiễm Khuẩn, nhóm
thuốc Gây tê - Mê của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm
2015........................................................................................................... 65
4.2. VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI BÌNH THUẬN: .................. 66
4.2.1. Chiến lược sản phẩm: ..................................................................... 66
4.2.2. Chiến lược giá tại Bình Thuận:....................................................... 66
4.2.3. Chiến lược chăm sóc khách hàng tại Bình Thuận: ......................... 67

4.2.4. Chiến lược phân phối tại Bình Thuận:............................................ 67


4.2.5. Chiến lược cạnh tranh, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh tại thị trường
Bình Thuận: .............................................................................................. 68
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .......................................................................... 69
 KẾT LUẬN .......................................................................................... 69 
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................. 71


QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Công ty cổ phần

CTCP
CPI

Consumer Price Index

GDP
GMP
GPP

Chỉ số giá tiêu dùng
Doanh nghiệp nhà nước

DNNN

FDI

Tiếng Việt

Foreign Direct Invesment
Gross Domestic Product
Good Manufacturing Practises
Good Pharmacy Practises

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Thực hành tốt sản xuất thuốc
Thực hành tốt nhà thuốc

CTTNHH

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

MTV DP

Một thành viên Dược phẩm

DN

Doanh nghiệp

PTHĐKD

Phân tích hoạt động kinh doanh


HTK

Hàng tồn kho
Nhu cầu vốn lưu động thường

NCVLĐTX

xuyên

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BV

Bệnh viện

ĐKKV

Đa khoa khu vực

TTTM

Trung tâm thương mại

UBND

Ủy ban nhân dân

USD


Đô la Mỹ

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VTYT

Vật tư y tế

WTO

World Trade Oganization

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

TÊN BẢNG

TRANG
30

1

Bảng 2.1.Chỉ số và biến số nghiên cứu


2

Bảng 3.1.Cơ cấu nhân lực Công ty TNHH MTV DP
Trung Ương II

37

3

Bảng 3.2.Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty
2015:

38

4

Bảng 3.3: Bảng cân đối kế toán của Công ty TW2 năm
2015

40

5

Bảng 3.4.Doanh thu các tỉnh thuộc khu vực miền Đông
Nam Bộ

42

6


Bảng 3.5: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công
ty Codupha tại tỉnh Bình Thuận theo nhóm đấu thầu.

43

7

Bảng 3.6.Doanh số bán hàng của Công ty cho các đơn
vị khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

45

8

Bảng 3.7.Doanh thu bán hàng theo nhóm thuốc tại
Bình Thuận

47

9

Bảng 3.8.Doanh thu nhóm Ký sinh trùng & nhiễm
khuẩn từ các bệnh viện trên địa bàn Bình Thuận năm
2015

49

10


Bảng 3.9.Doanh thu nhóm thuốc Gây tê - Mê từ các
bệnh viện trên địa bàn Bình Thuận năm 2015

50

11

Bảng 3.10.Doanh thu nhóm thuốc Hô hấp từ các bệnh
viện trên địa bàn Bình Thuận năm 2015

51

12

Bảng 3.11.Phân tích khách hàng theo tiến độ thanh
toán

57


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

STT

CÁC BIỂU ĐỒ

TRANG

1


Hình 1.1.Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam từ
2008 - 2015

4

2

Hình 1.2. Tăng trưởng ngành dược Việt Nam từ 2010
đến 2015

7

3

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH
MTV DP TW2

36

4

Hình 3.2: Biểu đồ biểu thị nhân lực công ty TNHH
MTV TW2 năm 2015

37


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển

vượt bậc, với nhiều thay đổi to lớn so với trước thời kỳ đổi mới. Đặc biệt là sau
khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới
- WTO (World Trade Organization).
Việc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn cho tất cả các
thành phần kinh tế được tham gia vào cơ chế thị trường này, trong đó có
ngành công nghiệp Dược phẩm Việt Nam, nó đã và đang thúc đẩy tích cực các
hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng thuốc cho thị trường ngày một sôi
động phát triển.
Sự phát triển theo xu thế của ngành Dược sẽ còn tiếp tục tăng cao và là
môi trường kinh doanh hấp dẫn để thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào lĩnh vực
dược phẩm. Tuy nhiên với tính chất cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường
đi kèm với sự suy thoái về kinh tế trên thế giới, các Tổng công ty và tập đoàn
nhà nước đang căng mình chống chọi, nhiều mô hình chuyển đổi đang diễn ra.
Với vai trò chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam đa số các công ty nhà nước đã đề ra
chiến lược kinh doanh đúng đắn thích ứng với sự biến động của thị trường chính
là chìa khóa giúp doanh nghiệp đứng vững và ngày càng phát triển, trong đó có
Công ty TNHH MTV DPT WII (CODUPHA) với quy mô phục vụ rộng khắp
các tỉnh thành trong cả nước, điều đó được thể hiện ở số vốn đăng ký, số lượng
nhân viên, số lượng sản phẩm trong danh mục và thị trường kinh doanh ngày càng
mở rộng.
Công ty TNHH MTV DPTWII (CODUPHA) là một doanh nghiệp nhà
nước trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam đóng ở khu vực phía nam, có bề
dày hoạt động hơn 30 năm qua trong sản xuất, kinh doanh và chiến lược

1


dự trữ Quốc gia. Ngày nay, việc lựa chọn một chiến lược phù hợp nhằm mang
đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất là vấn đề sống còn đối với công ty.

Với mong muốn tìm hiểu kết quả và hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH MTV DPTWII (CODUPHA) tại Bình Thuận, chúng tôi thực hiện đề
tài: "Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV DP TWII
cho các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn từ 2014 2015"
Với hai mục tiêu:
1. Phân tích doanh thu bán hàng của Công ty TNHH MTV DP TW2 cho
các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2014 - 2015.
2. Phân tích chiến lược bán hàng của Công ty TNHH MTV DP TW2
cho các cơ sở điều trị tại Bình Thuận năm 2014 - 2015.
Từ đó có những đánh giá sự vận dụng chiến lược cung ứng thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1.1.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
1.1.1.Tình hình nhập khẩu ngành dược năm 2015 [1].
Trong 9 tháng đầu năm nay cả nước đã nhập khẩu 1.6 tỷ USD các mặt
hàng dược phẩm tăng khoảng 10.8% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng
trưởng từ nhập khẩu vượt trên 2 tỷ USD dù các tháng cuối năm giá trị nhập
khẩu có chậm lại so với cùng kỳ. Danh mục nhập khẩu từ các quốc gia nhiều
nhất có Pháp, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc chiếm 40% tổng giá trị nhập khẩu [1].
Pháp vẫn là nguồn cung lớn nhất thị trường dược phẩm VN năm nay
hơn 208 triệu USD, tăng 20% so với năm trước. Một số thị trường có biến
động tăng mạnh hơn 30% có Nga, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thụy Điển. Thị
trường thuốc Việt hàng năm cung cấp khoảng 50% nhu cầu hơn 3 tỷ USD cả
nước [2].
Chi tiêu thuốc bình quân đầu người Việt Nam hiện nay quanh mức 35 37 USD/năm vẫn ở mức thấp so với nhiều nước lân cận như Thái Lan (60

USD người/năm), Trung Quốc (100 USD người/năm). Với tốc độ phát triển
kinh tế và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng cao thì trong 5 năm tới giá trị
thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức 8 tỷ USD [2] .
Đến nay Việt Nam vẫn nằm trong top đầu thế giới về tăng trưởng chi
tiêu cho dược phẩm. Rõ ràng tiềm năng của ngành dược phẩm là còn rất lớn và
việc thông qua hiệp định TPP đã có thêm nhiều cơ hội và thách thức cho ngành
dược trong những năm tới.

3


Hình 1.1.Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam từ 2008 - 2015

1.1.2.Về hiệp định TPP tác động đến ngành dược [1]
Khi gia nhập vào hiệp định TPP các công ty dược phẩm trong nước sẽ
đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các hãng quốc tế. Theo thỏa thuận,
dược phẩm sẽ giảm thuế từ 2.5% về 0%, ngoài ra thời gian bảo hộ đối với
thuốc độc quyền sẽ tăng lên. Với mức thuế từ 2.5% về 0% có thể không gây
khó khăn quá đáng kể cho ngành dược trong nước do mức thuế ban đầu đã rất
thấp. Tuy nhiên quyền bảo hộ công thức thuốc gốc lâu hơn sẽ là gây khó khăn
cho các quốc gia có nền sản xuất dược phẩm ở mức thấp như Việt Nam vốn
chỉ sản xuất chủ yếu dòng thuốc generic là loại thuốc có cùng công thức thuốc
gốc nhưng chỉ được phát triển sau khi hết thời hạn bảo hộ độc quyền. Việc
kéo dài thời gian bảo hộ thuốc gốc sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam mất
nhiều thời gian hơn để phát triển và thuốc ngoại sẽ chiếm ưu thế hoàn toàn
trên thị trường.
Ngoài ra việc đấu thầu cũng diễn ra công khai và các hãng dược nước
ngoài sẽ không có sự phân biệt với các hãng dược trong nước. Một số công ty
dược từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ có dược tính thấp nhưng ưu thế giá rẻ
4



sẽ được trúng thầu bệnh viện vì vậy cần có các biện pháp cần thiết để bảo vệ
các hãng dược trong nước. Tuy nhiên việc gia nhập TPP cũng mang lại một số
mặt tích cực như sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài liên kết đầu tư trong nước
cả về nghiên cứu phát triển lẫn sản xuất và phân phối dược phẩm.
Hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp FDI tham gia sản xuất dược tại
Việt Nam trong đó chủ yếu đến từ Mỹ như OPV, Ampharco, Boston Pharma,
và Sanofi Aventis của Pháp, Novartis của Thụy Sĩ. Phía Việt Nam có một số
doanh nghiệp lớn như Dược Hậu Giang, Pymepharco, Domesco, Imaxpharm,
Traphaco, OPC, SPM, Mekophar. Khoảng ¾ các doanh nghiệp lớn đã niêm
yết trên sàn chứng khoán trừ một số doanh nghiệp như Pymepharco,
Mekophar.
Như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp Việt đều tập trung các sản
phẩm thuốc generic vì vậy có sự trùng lập chức năng công dụng tạo nên sự
cạnh tranh lẫn nhau khá lớn ngay tại thị trường trong nước. Theo Thông tư 01 và
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về quy định đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế đã
giúp nhà nước tiết kiệm 20% - 35% tiền đấu thầu nhờ vào tiêu chí lựa chọn giá
chào thầu thấp[26] [27]. Nghị định này cũng đã gây ảnh hưởng đáng kể đến
các công ty dược phẩm trong nước khi thuốc bệnh viện chiếm một tỷ trọng
nguồn thu rất lớn nay gặp sự cạnh tranh các công ty dược phẩm nước
ngoài[27].
Bên cạnh việc cạnh tranh khốc liệt sẽ khiến một số loại thuốc thông
thường sẽ phải hạ giá thì một số loại thuốc giá rẻ nhưng chất lượng không cao
vì vậy sẽ làm thời gian chữa bệnh tăng lên và do đó chi phí điều trị có khi
tăng hơn. Một số công ty dược Việt Nam trong những năm gần đây đã mở
rộng thị trường sang các nhà thuốc bán lẻ để bù cho nguồn thu từ bệnh viện.
Cũng do một phần nguyên nhân này mà các doanh nghiệp dược trong 2 năm
gần đây đã tăng trưởng chậm lại và chuyển sang mở rộng các kênh phân phối
khác như các nhà thuốc bán lẻ hay nghiên cứu phát triển dòng thuốc mới [1]

[2].
5


Trong một năm gần đây, ngành dược Việt Nam đang gặp các áp lực
cạnh tranh cả bên trong lẫn bên ngoài đã khiến biên lợi nhuận của ngành giảm
xuống. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu một số doanh nghiệp lớn trước đây
luôn trên 30% và bình quân ngành luôn ở mức cao trên 25% từ 2010 đến 2013
bất chấp các giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Khó khăn chỉ xuất hiện từ sau
2014 và đến nay các chỉ tiêu tăng trưởng ngành như ROE chỉ còn 19.6% trong
khi EPS đã giảm từ 7,000 bình quân xuống còn 5,200. Đây là những khó khăn
đã được dự đoán trước khi doanh nghiệp trong nước còn loay hoay phát triển
các loại dược phẩm công thức generic và thực phẩm chức năng mà chưa chú
trọng nhiều đầu tư phát triển các dòng thuốc đặc trị.

Hình 1.2. Tăng trưởng ngành dược Việt Nam từ 2010 đến 2015 [1]

1.1.3.Tình hình cung ứng thuốc hiện nay [15]
Việc cung ứng thuốc ở Việt Nam hiện nay được thực hiện bởi một hệ
thống cung ứng thuốc rất đông đảo, bao gồm 1.676 doanh nghiệp trong nước;
39 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 91 doanh nghiệp xuất nhập khẩu
trực tiếp thuốc; 438 doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc, 38.916 cơ sở
bán lẻ thuốc [14]. Khả năng tiếp cận thuốc ở nước ta tương đối tốt do có mạng

6


lưới phân phối thuốc rộng khắp trên toàn quốc. Các cơ sở y tế từ bệnh viện
đến trạm y tế đều có đủ thuốc phù hợp với phân tuyến kỹ thuật. Chi mua
thuốc năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2000 và chiếm khoảng 40%

tổng chi y tế. Công nghiệp bào chế dược phẩm phát triển mạnh về số lượng
doanh nghiệp và mặt hàng. Đến nay, sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng
50% tổng nhu cầu thuốc của nhân dân.
Trong những năm qua, diễn biến thị trường thuốc tại Việt Nam tương
đối phức tạp. Một số biện pháp bình ổn giá thuốc đã được thực hiện như quản lý
đấu thầu thuốc trong bệnh viện công, dự trữ thuốc, khuyến khích phát triển
thuốc sản xuất trong nước, cấm sử dụng lợi ích dưới mọi hình thức để tác
động tới thày thuốc và người dùng nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng
thuốc.… Tuy vậy, việc kiểm soát giá thuốc trên thị trường Việt Nam vẫn còn là một
thách thức lớn. Giá thuốc ở Việt Nam vẫn còn cao so với giá tham khảo quốc
tế, kể cả đối với thuốc biệt dược và thuốc gốc. Đấu thầu thuốc chưa có hiệu
quả trong việc giảm giá thuốc bệnh viện. Một số thuốc có rất ít số đăng ký
được cấp, tạo ra tình trạng độc quyền, làm tăng giá một số loại thuốc. Việt
Nam vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân. Đến nay vẫn phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu và bao bì làm
thuốc để phục vụ sản xuất trong nước [14]. Thuốc biệt dược đắt hơn thuốc gốc
nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn thị phần, do chưa có những quy định phù hợp để
khuyến khích sử dụng thuốc gốc. Sử dụng thuốc (đặc biệt kháng sinh) không
hợp lý đang có xu hướng gia tăng dẫn đến kháng thuốc trong cộng đồng, tăng
tác hại của thuốc, cũng như tăng chi phí thiết yếu cho mua thuốc. Phác đồ điều
trị chuẩn chưa được xây dựng và cập nhật nên thiếu tiêu chuẩn để kiểm soát
đơn thuốc do bác sỹ chỉ định [15]. Thuốc trong nước còn trùng lặp nhiều mặt
hàng, có nhiều thuốc cùng hoạt chất, chủ yếu là thuốc thông thường, rẻ tiền,
khả năng cạnh tranh chưa cao. Chưa đầu tư thuốc chuyên khoa đặc trị hoặc
thuốc yêu cầu sản xuất với công nghệ cao. Khi thị trường thuốc cung cấp
bằng và trên nhu cầu của cộng đồng lại nảy sinh vấn đề mất

7



công bằng trong sử dụng thuốc nói chung. Mức hưởng thụ thuốc chữa bệnh
quá chênh lệch giữa các vùng địa lý khác nhau và giữa các tầng lớp dân cư.
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu
người cao nhất, trong khi các tỉnh miền núi lại rất thấp.
Từ sau khi Chính sách quốc gia về thuốc được ban hành và thực hiện
cách đây gần 20 năm (1996), thị trường thuốc đã có những diễn biến tương
đối phức tạp, nhiều thách thức mới về giá thuốc, chất lượng thuốc, cũng như
về sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả đang đòi hỏi phải có sự xem xét, điều
chỉnh các cơ chế, chính sách cho phù hợp [6] . Mặc dù đã có rất nhiều quy
định phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về quản lý thuốc, nhưng trên thực tế vẫn
còn tồn tại một số khó khăn liên quan đến thi hành, theo dõi, đánh giá việc
thực hiện các điều luật, các quy chế. Cụ thể, dù thông tin về giá thuốc ngày
càng minh bạch, vẫn thiếu cơ chế chủ động quản lý thặng dư, hoặc tận dụng
tham khảo giá quốc tế trong công tác quản lý giá thuốc nhằm đảm bảo cho
bệnh nhân mức giá hợp lý nhất.
Đối với sử dụng thuốc an toàn hợp lý, mặc dù đã ban hành quy chế kê
đơn và bán thuốc theo đơn, việc giám sát mức độ tuân thủ còn yếu, chưa có
chế tài đủ mạnh để bảo đảm quy chế được thực hiện. Đối với các bác sỹ kê
đơn thuốc, hiện nay đang thiếu các hướng dẫn điều trị đủ chi tiết để định
hướng rõ hơn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong khám, chữa bệnh[5].
Thuốc là một sản phẩm thiết yếu, Nhà nước đóng vai trò quan trọng
trong bình ổn giá nhằm bảo đảm cho người bệnh có thể tiếp cận được với
thuốc khi có nhu cầu và không phải chi quá mức để sử dụng thuốc. Cục Quản lý
Dược Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Công thương chịu trách
nhiệm thi hành và thiết lập các quy chế kiểm soát giá thuốc theo Luật Dược,
Nghị định số 79/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYTBTC-BCT. Nguyên tắc quản lý giá thuốc là các cơ sở sản xuất, nhập khẩu,
bán buôn, bán lẻ tự định giá, cạnh tranh về giá, đồng thời chịu sự kiểm tra,
kiểm soát của Nhà nước về giá thuốc. Nhà nước sử dụng các biện pháp bình
8



ổn giá thuốc trên thị trường để đáp ứng nhu cầu về thuốc phục vụ công tác
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân [2],[5].
Trong quá trình giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách bình ổn
giá thuốc, một số nghiên cứu cho thấy dù tốc độ gia tăng giá đã được kiềm
chế, nhưng giá thuốc ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao so với các nước trong
khu vực và quốc tế . Một báo cáo nhanh về quy trình tiếp cận Insulin ở Việt
Nam cũng cho thấy giá một số thuốc liên quan đến bệnh tiểu đường ở Việt
Nam cao hơn giá quốc tế cùng loại (từ 1,02 đến 6,6 lần). Số liệu từ hệ thống
trao đổi thông tin giá thuốc của khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO) cũng
cho thấy giá thuốc trong cơ sở y tế công lập ở Việt Nam cao hơn giá tham
khảo quốc tế, đặc biệt đối với thuốc điều trị lao, đái tháo đường và một số
thuốc kháng sinh. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, kể cả các
nước OECD, quản lý giá thuốc là lĩnh vực phức tạp, liên quan đến lợi ích của
nhiều bên gồm người bệnh, BHYT, bác sỹ, bệnh viện, doanh nghiệp sản xuất,
nhập khẩu, phân phối thuốc, các hiệu thuốc. Các chính sách nhằm giảm giá
thuốc cần được nghiên cứu và điều chỉnh liên tục dựa trên đánh giá tác động
đến các bên liên quan.

1.2.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV DƯỢC PHẨM TRUNG
ƯƠNG II (CODUPHA).
1.2.1. Tổng quát về Công ty (CODUPHA) [12] .
Tên công ty: Công ty TNHH MTV DP Trung Ương 2
Tên viết tắt: CODUPHA
Ngày thành lập: 26/11/1975.
Vốn điều lệ: 182.700.000.000 đồng (tương đương: 18.270.000 cổ phần; mệnh
giá: 10.000 đồng/cổ phần)

9



Địa chỉ trụ sở chính: 334 (số cũ 136) Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10,
TP.Hồ Chí Minh.Điện thoại:08 3 8644180 - Fax:08 38 650 750 - 38665840
Email: :www.codupha.com.vn
Người đại diện:DS.Lê Văn Sơn - Tổng Giám đốc
Mã số thuế:
Ngành nghề kinh doanh chính: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật
phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh ; Xuất nhập khẩu - thông
quan dược phẩm, phân phối dược phẩm, Kho thuốc - Bảo quản…
1.2.2.Lịch sử hoạt động của Công ty TNHH MTV DP Trung Ương II
Quá trình hình thành
Công ty CODUPHA được hình thành ngay sau ngày thống nhất đất
nước (30/4/1975) với tên gọi là Tổng kho y dược phẩm với chức năng và
nhiệm vụ phân phối thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và
thiết bị y tế cho hệ thống phòng và chữa bệnh khu vực miền Nam (Đà Nẵng
trở vào).
Năm 1976, Tổng kho y dược phẩm được tách thành hai công ty: Công ty thiết bị y tế và hóa chất xét nghiệm; - Công ty Dược phẩm cấp 1 có
tên giao dịch là CODUPHA (viết tắt từ tiếng Pháp: La Compagnie Du
Pharmacetique) là một trong hai công ty dược phẩm nhà nước có chức năng
phân phối thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và thiết bị y tế
cho khu vực miền Nam.
Năm 1985, công ty Dược phẩm cấp 1 đổi tên thành Công ty Dược
Phẩm Trung ương 2 và vẫn giữ nguyên tên giao dịch là CODUPHA.
Năm 1993, căn cứ Nghị định số 388 - HĐBT ngày 07/5/1992 của Hội
đồng Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 409/BYT-QĐ thành lập doanh
nghiệp nhà nước: Công ty Dược phẩm Trung ương 2 thuộc Liên hiệp các Xí
nghiệp Dược Việt Nam nay là Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm)
10



dưới sự giám sát của Bộ Y tế. CODUPHA được cấp giấy phép nhập khẩu số
1.19.1.012 GP ngày 05/11/1993.
Năm 1994, CODUPHA thành lập chi nhánh tại Hà Nội. Qua hơn 10
năm phát triển, đến nay chi nhánh CODUPHA Hà Nội đã thực hiện việc cung cấp
thuốc và các sản phẩm y tế tới hầu hết các tỉnh thành miền Bắc.
Năm 1997, CODUPHA thành lập chi nhánh tại thành phố Cần Thơ.
Hiện tại, chi nhánh CODUPHA Cần Thơ đã cung cấp thuốc và các sản phẩm
y tế cho hầu hết các tỉnh thành thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Năm 2002, CODUPHA thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
dược phẩm đạt GMP WHO tại nước CHDCND Lào.
Năm 2007, CODUPHA thành lập chi nhánh tại thành phố Buôn Ma
Thuột tỉnh ĐăkLăk để thực hiện việc phân phối thuốc và các sản phẩm y tế
cho các nhà thuốc và hệ thống bệnh viện thuộc khu vực Tây Nguyên và miền
Trung.
Năm 2008, CODUPHA thành lập chi nhánh tại thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An để thực hiện việc phân phối thuốc và các sản phẩm y tế cho các nhà
thuốc và hệ thống bệnh viện khu vực Bắc Trung Bộ.
Năm 2009, CODUPHA lần lượt thành lập thêm hai (02) chi nhánh tại
Hải Phòng nhằm thực hiện tốt việc phân phối các sản phẩm y tế tại khu vực
Bắc Bộ và chi nhánh Quảng Ngãi mở rộng phục vụ việc phân phối thuốc và
các sản phẩm y tế tại khu vực miền Trung.
Năm 2010, căn cứ nghị định 25/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ngày
19 tháng 3 năm 2010 của Chính Phủ về việc chuyển đổi Công ty nhà nước
thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở
hữu; Quyết định 046/QĐ-TCT Quyết định của Tổng công ty ngày 29 tháng 6
năm 2010 về việc chuyển Công ty Dược phẩm trung ương 2 thành Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, Công ty
Dược Phẩm TW2 chính thức được đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn
11



một thành viên Dược Phẩm TW2 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 0300483319 do Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp ngày 18/8/2010 và tên giao
dịch CODUPHA vẫn giữ nguyên không thay đổi.
Quá trình phát triển
Từ năm 1988, khi nền kinh tế các nước chuyển sang kinh tế thị trường,
công ty vẫn hoạt động với vai trò chủ yếu là kho dự trữ thuốc của quốc
gia,việc lưu thông trao đổi hang hóa còn nhiều hạn chế nên nguồn kinh phí
hoạt động của công ty gặp rất nhiều khó khan chủ yếu là do nhà nước bao cấp.
Đến năm 1993, Ban lãnh đạo công ty đã mạnh dạng thay đổi chiến lược "đầu tư
có trọng điểm" trên nguyên lý 20/80 được vận dụng triệt để trong tất cả các
mặt hoạt động ( chiến lược hệ thống phân phối, hệ thống khách hang, các dòng
sản phẩm cũng như đội ngũ nhân sự.,…nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của
công ty). Cụ thể CODUPHA đã chuyển đổi hợp lý cơ cấu sản phẩm, tập trung
vào nhóm sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. Đồng thời tập trung
mở rộng thị phần rộng khắp cả nước, đến nay độ bao phủ 54/64 tỉnh thành trên
cả nước. Với sứ mệnh đặt ra là phấn đấu trong thời gian sớm nhất CODUPHA
trở thành một trong ba công ty phân phối dược phẩm hang đầu của Việt Nam.
Tổ chức bộ máy và nhân lực tại Công ty TNHH MTV TRUNG ƯƠNG 2.
Công ty Dược Trung Ương 2 hoạt động theo mô hình Công ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên do nhà nước làm chủ sở hữu chịu sự giám sát
trực tiếp của Bộ Y tế và là thành viên của Tổng Công ty Dược Việt Nam
(Vinapharm). Bộ phận quan trọng và cao nhất là Hội đồng quản trị. Đây là bộ
phận thay mặt cổ đông định ra các chiến lược kinh doanh của công ty. Ban
điều hành gồm 1 Giám đốc điều hành chung, 3 Phó giám đốc phụ trách kinh
doanh và 1 Kế toán trưởng phụ trách tài chính. Giúp việc cho Ban điều hành là
các Trưởng, Phó phòng và Trưởng văn phòng đại diện.

12



Các phòng ban hoạt động chủ động, tự chịu trách nhiệm trước Ban
Giám đốc, đứng đầu là Giám đốc. Phó Giám đốc kinh doanh chỉ đạo và chịu
trách nhiệm các phòng KD-Marketing, văn phòng đại diện, bộ phận kho vận.
Kế toán trưởng chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn bộ hệ thống tài chính doanh
nghiệp.
Tuy nhiên công ty không chỉ áp dụng cơ cấu chức năng đơn thuần mà
đã thực hiện nhiều cải cách. Hệ thống kênh liên lạc, đường liên lạc không bó
hẹp, cứng nhắc mà thực hiện tương đối mềm dẻo, phù hợp với chức năng
nhiệm vụ, phù hợp với thị trường và đặc điểm riêng của công ty.

13


Sơ đồ tổ chức

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MTV DP TW2

14


Nhân lực của Công ty TNHH MTV DP Trung Ương II năm 2015
Bảng 3.1.Cơ cấu nhân lực Công ty TNHH MTV DP Trung Ương II
Chức danh nghề nghiệp
Dược sỹ ĐH
Bác sỹ
Cử Nhân và Cao đẳng
Dược sỹ TH
Dược tá
Trình độ khác

Tổng cộng

Số lượng

T ỷ lệ %

46

12,8%

8

2,2%

26

7,2%

231

64,2%

12

3,3%

37

10,3%


360

100%

Tình hình nhân sự Công ty TNHH MTV TW2
10
%

13
%

9
%

Hiện nay tổng số nhân viên
công ty..360...nhân viên. Trong
đó có:
Dược sỹ đại học

Bác sỹ, Cử nhân và Cao đẳng

68
%

Dược sỹ TH, Dược tá
là trình độ khác

Hình 3.2: Biểu đồ biểu thị nhân lực công ty TNHH MTV TW2 năm 2015

Ban lãnh đạo công ty xác định Công ty TNHH MTV DP TW2 là một

trong sáu công ty dược phẩm của nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Dược
Việt Nam, được Bộ Y tế giao đảm trách Chương trình dự trữ thuốc và lưu

15


×