Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CỦA NGHỀ NUÔI CÁ TRÊ LAI (Clarias macrocephalus × Clarias gariepinus) Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.38 KB, 11 trang )

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 477-487

Trường Đại học Cần Thơ

HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CỦA NGHỀ NUÔI
CÁ TRÊ LAI (Clarias macrocephalus × Clarias
gariepinus) Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trương Thị Lệ Thảo và Lê Xuân Sinh1

ABSTRACT
Hybrid catfish are the mix of clarias catfish and African catfish, commonly
cultured in Vietnam and the Mekong Delta because they are easily to be
cultured, delicious, and good taste to Vietnamese consumers. Hybrid catfish
are mostly cultured at household farm level with the average area of 1,867.6
m2 in 1-2 ponds and water depth of 2.2 m. Fingerlings are mostly stocked for
the first crop from the middle of March to the end of April, and 2-3 crops/year.
Average stocking density is 82 fingerlings/m2 and most of fingerlings are
bought from seed suppliers in the city. About 919.2 tones of feed, mostly homemade feed are used per ha per crop. Aof farmers obtained negative profit
showing that a high level of risk faced by hybrid catfish farmers. The farmers
with negative profit tend to stop farming hybrid catfish or shifting to culture
other fish species. Good public water, good farming experience, and
availability of lands/water bodies are considered major advantage. Lack of
capita, fluctuation of fish price and increasing price of feed are difficulties for
farming hybrid catfish. This species is rarely infected by diseases, but high
stocking density and large amount of feed used in association with direct
discharge of waste water to the rivers or public canals causing environmental
problems. In order to have an appropriate development of hybrid catfish
farming in Can Tho the farmers are suggested to stock the fingerlings at the
size of 200-220 individuals/kg and the density of 75-100 individuals/m

2



in 90100 days/crop. More care must be given to the stocking time in order to avoid
the peak time of wild fish capture in flooding season. Home-made feed should
be replaced by commercial ones, while the water depth is 2-2.5 m and the
treatment pond is used for waste water. An improvement in the sector
management and more appropriate supports should be given.
1

Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ

477


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 477-487

Trường Đại học Cần Thơ

Keywords: hybrid catfish, fingerlings, feed, yield, cost, net income, pollution.
Title: Current status and challenges of the hybrid catfish (Clarias
macrocephalus x Clarias gariepinus) culture in Can Tho city

TÓM TẮT
Cá trê lai (Hybrid catfish) là một loài cá thể hiện tính trạng trung gian giữa cá
trê vàng và cá trê phi, được nuôi khá nhiều ở Việt Nam và Đồng bằng sông
Cửu Long. Cá trê lai thường được nuôi ở quy mô hộ gia đình, diện tích nuôi
trung bình là 1.867,6 m2 với 1 - 2 ao và mực nước ao nuôi khoảng 2,2 m. Thời
điểm thả giống phổ biến nhất là tháng 2-3 Âm lịch và nuôi từ 2–3 vụ/năm. Mật
độ giống thả nuôi trung bình là 82 con/m2 với nguồn giống được mua từ các cơ
sở cung cấp cá giống ở các quận huyện trong thành phố. Tổng lượng thức ăn
sử dụng bình quân khoảng 919,2 tấn/ha/vụ và loại thức ăn tự chế được 71 hộ

nuôi cá sử dụng chủ yếu với hệ số tiêu tốn thức ăn khá cao là 3,3 ( ± 0,88).
Năng suất cá thu hoạch đạt 267,6 tấn/ha/vụ và chịu ảnh hưởng với mức ý
nghĩa 5% bởi các yếu tố sau: (i) Số vụ nuôi/năm; (ii) Mực nước trong ao nuôi;
(iii) Mật độ giống thả; (iv) Kích cỡ cá giống; (v) Thời gian nuôi/vụ; và (vi) Tỷ
lệ thức ăn tự chế trong tổng lượng thức ăn sử dụng. Tổng chi phí bình quân
cho nuôi cá là 4.240,4 triệu đồng/ha/vụ, mang lại lợi nhuận khoảng 270,2 triệu
đồng/ha/vụ. Sự biến động lớn về lợi nhuận/ha/vụ và 22,2% số hộ bị lỗ thể hiện
mức độ rủi ro cao trong nuôi cá trê. Những hộ bị lỗ có xu hướng nghỉ nuôi
hoặc chuyển sang nuôi đối tượng khác. Hầu hết người nuôi cho rằng: nguồn
nước thuận tiện, kinh nghiệm nuôi, đất đai sẵn có là những yếu tố thuận lợi.
Nhưng thiếu vốn, biến động của giá bán cá trên thị trường và giá thức ăn tăng
cao là các khó khăn chủ yếu. Cá trê lai ít bệnh, nhưng do nuôi với mật độ cao
và sử dụng nhiều thức ăn tự chế cũng như việc xả trực tiếp nước ao nuôi ra
kênh rạch nên có ảnh hưởng xấu đến môi trường nước công cộng. Để phát
triển mô hình nuôi cá trê lai một cách hợp lý ở địa bàn Tp. Cần Thơ, người
nuôi nên thả cá giống có kích cỡ 200-220 con/kg với mật độ vừa phải (75-100
con/m2), nuôi trong 90-100 ngày/vụ có cân nhắc tới thời điểm thu hoạch để
tránh thu hoạch cá nuôi vào thời điểm chính vụ của hoạt động khai thác thủy
sản tự nhiên trong mùa lũ. Cần thay thế thức ăn tự chế bằng thức ăn công
nghiệp, giữ mực nước ao nuôi từ 2-2,5m, kết hợp với việc sử dụng ao lắng xử
lý nước thải trước khi xả nước ra sông, rạch. Cũng cần tăng cường công tác
quản lý ngành cũng như một số giải pháp hỗ trợ về vốn và kỹ thuật.
Từ khóa: cá trê lai, thức ăn, năng suất, chi phí, lợi nhuận, ô nhiễm.

478


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 477-487

Trường Đại học Cần Thơ


1 GIỚI THIỆU
Theo Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) cho biết năm 2005 Việt Nam là
nước đứng thứ 3 thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS), đạt 1.437
triệu tấn/năm và đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng cao về sản lượng NTTS
(30,6%/năm). Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là vùng NTTS lớn nhất cả
nước, chiếm 55% tổng sản lượng và 70% diện tích NTTS của cả nước (Lê
Xuân Sinh, 2008). Sự phát triển NTTS ở ĐBSCL diễn ra theo cả hai hướng:
thâm canh và đa dạng hóa. Cá trê lai (hybrid catfish) là một loài cá thể hiện
tính trạng trung gian giữa cá trê vàng và cá trê phi, được nuôi khá nhiều ở Việt
Nam và vùng nước ngọt của ĐBSCL do dễ nuôi và thịt ngon, phù hợp với thị
hiếu tiêu dùng.
Thành phố (Tp.) Cần Thơ là một trong 13 tỉnh thành nằm ở vị trí trung tâm của
vùng ĐBSCL, nơi được coi là vựa lúa, cá và trái cây của Việt Nam, với diện
tích 140.100 km2, chiếm 7,8% diện tích vùng ĐBSCL (Niên giám thống kê,
2008). Đây là vùng đất màu mỡ với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nước
dồi dào rất thích hợp cho phát triển nông ngư nghiệp. Diện tích NTTS của Tp.
Cần Thơ năm 2009 là 14.214,4 ha (Chi cục Thủy sản Tp. Cần Thơ, 2009). Ở
khu vực ven đô thuộc các quận huyện như Ô Môn, Bình Thủy, Phong Điền và
Thới Lai có diện tích NTTS khá lớn và là những vùng nằm trong dự án xây
dựng trại giống thủy sản cấp I của Tp. Cần Thơ. Diện tích, sản lượng cá trê lai
cũng chiếm phần lớn trên tổng diện tích mô hình nuôi cá ao mương vườn của
Cần Thơ. Cá trê lai cũng được một số thương lái xuất bán qua Campuchia theo
đường tiểu ngạch (Lê Xuân Sinh, 2009). Tuy nhiên chưa có thông tin cụ thể về
các hoạt động nuôi cá trên lai ở ĐBSCL cũng như Tp. Cần Thơ. Để phát triển
nghề nuôi loài cá này một cách lâu dài và ổn định thì cần phải nắm rõ hiện
trạng, đồng thời không chỉ nên quan tâm tới hiệu quả kinh tế cho người nuôi
mà còn cần chú ý tới các yếu tố kỹ thuật, xã hội và môi trường của mô hình
nuôi. Vì vậy, việc khảo sát tình hình nuôi cá trê lai ở Tp. Cần Thơ là cần thiết.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Việc khảo sát được thực hiện từ tháng 12/2009 đến tháng 05/2010 trên cơ sở
phỏng vấn trực tiếp 72 hộ nuôi cá trê lai bằng cách sử dụng bảng phỏng vấn
soạn sẵn sau khi đã phỏng vấn thử và hiệu chỉnh. Phương pháp thống kê mô tả
được áp dụng để mô tả hiện trạng thông qua các giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, tần suất và phần trăm. Phân tích hồi quy
tương quan đa biến được áp dụng nhằm tìm ra các biến độc lập (Xi) có ảnh
hưởng đến năng suất cá nuôi (Y) và qua đó phân tích ảnh hưởng đối với lợi
nhuận thu được. Với a là hằng số, bi là hệ số tương quan của từng Xi và ε là sai
số ước lượng thì mô hình tương quan được viết theo dạng sau:
Y = a + b1X1 + b2X2 + … + b3X3 + ε
479


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 477-487

Trường Đại học Cần Thơ

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khía cạnh kỹ thuật
Các hoạt động sản xuất chủ yếu của 72 hộ nuôi cá trê lai được khảo sát ở địa
bàn TP Cần Thơ là nuôi cá, làm vườn và làm lúa. Với diện tích trung bình của
hộ là 8.714,3 m2/hộ trong đó có 38,8% diện tích sử dụng để nuôi cá trê lai.
Theo kết quả khảo sát thì lý do các hộ chọn nuôi cá trê lai vì cá trê lai là đối
tượng có thể sống trong điều kiện nước có hàm lượng oxygen thấp, ăn tạp, cá
có thời gian tăng trưởng nhanh chiếm 97,2% và có 34,7% ý kiến của hộ nuôi cá
cho rằng hoạt động nuôi cá trê lai mang lại lợi nhuận cao và ổn định, ngoài ra
một số hộ chọn nuôi cá trê lai là theo phong trào nhằm tăng thu nhập của hộ.
Người nuôi cá tiếp cận nguồn thông tin kỹ thuật chủ yếu là qua việc học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau (chiếm 94,4%).
Đa số các hộ nuôi cá trê lai có 1– 2 ao với trung bình 1 ao nuôi là 1.073,9 m2

và mực nước bình quân trong ao nuôi là 2,2 m. Các hộ nuôi tập trung chủ yếu
là 2 vụ/năm (chiếm 61,1% số hộ) hoặc 3 vụ/năm (chiếm 33,3%), chỉ có 1 số hộ
cần xoay vốn nhanh nên nuôi 2,5 hay 4 vụ/năm. Các hộ thường sên vét lại ao
nuôi 1 lần trước khi thả cá trê giống phổ biến là vào tháng 1 và tháng 2 âm lịch,
tùy theo số vụ nuôi trong năm các hộ sẽ có thời gian cải tạo ao khác nhau
thường từ 0,5 – 1 tháng. Phương pháp sên chủ yếu là phương pháp sên cạn, các
hộ thường chỉ sử dụng lao động gia đình để tự sên ao.
Có 100% các hộ chọn nuôi đơn cá trê lai vì thả ghép các loài cá khác là không
phù hợp. Thường thì các hộ bắt đầu thả cá giống vụ 1 vào tháng 2 âm lịch
(chiếm 44,4% số hộ) và tháng 3 âm lịch (34,7% số hộ); chỉ có một số ít hộ thả
giống vào tháng 1 và tháng 4. Có sự khác nhau về thời gian thả cá giống là do
ảnh hưởng của nguồn cung cấp cá giống, nguồn vốn gia đình và giá cá giống.
Vì vậy, các hộ nuôi cá ở cùng một khu vực thường có thời gian thả cá giống
luân phiên trong mỗi vụ để tránh thiếu cá giống hoặc giá quá cao.
Mật độ cá giống chủ yếu được các hộ thả nuôi trong khoảng 40-120 con/m2
(58,3%), dưới 40 con/m2 là 20,8% và số hộ nuôi 120-160 con/m2 là 16,7%; chỉ
có 4,2% số hộ thả nuôi trên 160 con/m2. Điều này cho thấy cá trê lai ở địa bàn
khảo sát được nuôi với mật độ tương đối cao, nhưng mật độ cao hay thấp là tùy
thuộc vào nguồn vốn có được của mỗi hộ, giá cá giống và nguồn cung cấp
giống. Kích cỡ cá giống trung bình là 212,8 con/kg ( ± 36,9), dao động từ 110 –
300 con/kg. Cá giống hầu hết được mua từ các điểm cung cấp giống ở địa bàn
Tp. Cần Thơ (chiếm 61,1%) tuy nhiên cũng có một số hộ mua giống ở các tỉnh
như Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang…và thường không có hợp đồng mua
bán giữa người nuôi và người cung cấp cá giống mà chỉ là sự thỏa thuận trực
tiếp. Do cá trê lai dễ ương nuôi nên 47,3% số hộ nuôi cho rằng chất lượng cá
giống hiện nay rất tốt và có 44,4% có nhận xét là khá tốt.

480



Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 477-487

Trường Đại học Cần Thơ

Vì giá thức ăn viên cao hơn giá thức ăn tự chế bình quân 2,43 lần nên để tiết
kiệm chi phí thức ăn thì nhiều hộ đã chọn thức ăn tự chế (chiếm 97,2% tổng
lượng thức ăn sử dụng) thay vì thức ăn viên với thành phần dinh dưỡng cao
hơn. Nhưng hệ số tiêu tốn thức ăn của thức ăn viên thấp hơn so với thức ăn tự
chế (1,3 so với 3,3). Như vậy, các hộ chưa sử dụng loại thức ăn phù hợp để
mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật tốt hơn.
Đa số các hộ thay nước bằng cách bơm nước trực tiếp từ sông rạch vào ao, chế
độ thay nước bình quân 7,3 lần/tuần ( ± 3,4) thể hiện rằng người nuôi cá rất
quan tâm đến môi trường nước trong ao nuôi, các hộ thay nước ít nhất 1
lần/ngày và 2,8% số hộ chỉ thay nước 1 lần/tuần với lượng nước thay bình
quân từ 30 – 50% thể tích nước trong ao (79,1% số hộ nuôi).
Cá trê lai cũng có một số bệnh nhưng so với các loài cá có vẩy thì cá da trơn dễ
trị bệnh hơn, các bệnh mà các hộ nuôi cá thường gặp phải là bệnh đường ruột
hay còn gọi là bệnh trướng bụng (65,3%) và bướu mang tên khoa học là bệnh
sưng mình (56,9%). Có 56,9% số hộ sử dụng thuốc có hiệu quả nhưng chi phí
trị bệnh cho cá khá cao 3,4 triệu/vụ.
Cá trê lai có thời gian sinh trưởng ngắn nên thời gian nuôi trung bình kéo dài từ
100 – 120 ngày. Cá được thu hoạch 1 lần/vụ với kích cỡ từ 3 – 4 con/kg. Tỷ lệ
sống của cá trê lai cao 88,7% với năng suất trung bình 267,6 tấn/ha/vụ (176,7)
tương đương với kết quả của Nguyễn Trung Hiền (2007). Việc tham khảo giá
từ nhiều thương lái trước khi thu hoạch và bán cá được 48,2% số hộ thực hiện.
Hiện nay người nuôi quan tâm đến cả 2 yếu tố là giá cá trên thị trường và kích
cỡ cá lúc thu hoạch thay vì chỉ là giá cả như trước đây.
3.2 Chi phí thu nhập và lợi nhuận trong nuôi cá trê lai
Chi phí đầu tư cho hoạt động NTTS cao hơn so với các hoạt động làm lúa hoặc
làm vườn,… chiếm 92,2% tổng chi phí của hộ. Do trong những năm gần đây

giá các yếu tố đầu vào tăng cao (đặc biệt là giá thức ăn và giá thuốc), ngoài ra
sự chênh lệch khá cao về chi phí đầu tư cho quy mô của mô hình ở các hộ được
khảo sát nên tổng chi phí đầu tư bình quân cho nuôi cá trê lai khá cao 4.240,4
triệu đồng/ha/vụ ( ± 2.988,6) mang lại lợi nhuận khoảng 270,2 triệu
đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận của mô hình là 0,12 lần. Trong cơ cấu chi phí thì
chi phí biến đổi (chiếm 99,4% tổng chi phí) cao gấp nhiều lần so với chi phí cố
định (0,6% tổng chi phí). Chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 86,6% so với
tổng chi phí biến đổi cho thấy chi phí thức ăn là đóng vai trò khá quan trọng
quyết định lợi nhuận của mô hình. Ngoài ra, còn có nhiều loại chi phí khác
nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể, đồng thời các hộ nuôi cá còn tận dụng nhiều
lợi thế của gia đình để tiết kiệm chi phí như chi phí đào ao, chi phí nhân công,
chi phí nhiên liệu như việc sử dụng diện tích ao có sẵn, nhân công gia đình,
thay máy sử dụng điện bằng máy sử dụng dầu… Đặc biệt do còn phụ thuộc khá
nhiều vào nguồn vốn vay (37,9% tổng lượng vốn), nhiều hộ nuôi cá đã sử dụng
481


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 477-487

Trường Đại học Cần Thơ

cách vay tiền ngắn hạn khoảng 3 – 5 tháng đáo hạn. Giá thành sản xuất trung
bình của 1 kg cá thịt là 15,6 nghìn đồng nhưng giá bán trung bình 1 kg cá thịt
khoảng 16,9 nghìn đồng với mức giá này thì 1 kg cá thịt người nuôi có lời
khoảng 1,3 nghìn đồng. Tuy nhiên mức giá thấp nhất khảo sát được là 14 nghìn
đồng/1 kg cá thịt vì vậy các hộ nuôi cá bán với giá này phải chịu lỗ 1,6 nghìn
đồng/1 kg cá. Mức độ lời, lỗ có khác theo số vụ/năm, tập trung vào hai nhóm 2
và 3 vụ/năm. Đối với 33 hộ nuôi 2 vụ/năm thì chỉ có 66,7% nuôi có lời nhưng
19 hộ nuôi 3 vụ/năm có 73,7% có lời. Điều này cho thấy số hộ nuôi 3 vụ/năm
mang lại lợi nhuận cao hay mức rủi ro thấp hơn số hộ nuôi 2 vụ/năm. Nhưng

giá thành sản xuất cá trê lai tương đối cao, có 22,2% số hộ nuôi cá trê lai bị lỗ
với mức lỗ trung bình là 384,41 triệu đồng/ha/vụ. Xu hướng của các hộ nuôi cá
bị lỗ là sẽ chuyển sang nuôi đối tượng khác, hoặc ngưng NTTS hoặc chuyển
sang nghề khác.
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất cá nuôi
Năng suất cá trê lai khá cao (267,6 tấn/ha/vụ), hàm năng suất có R = 80,5%, R2
= 64,8%, R điều chỉnh = 61,5%, df = 6, sig. F = 0,000 thể hiện sự ảnh hưởng
đồng thời của 6 yếu tố sau: (1) Mực nước trong ao nuôi; (2) Số vụ nuôi/năm;
(3) Kích cỡ cá giống; (4) Mật độ giống thả; (5) Thời gian nuôi/vụ; và (6) Tỷ lệ
thức ăn tự chế trong tổng lượng thức ăn sử dụng. Phương trình tương quan đa
biến của năng suất cá trê lai được viết ở dạng sau:
Y = -153.852,9 + 45.317,8X1 + 52.622,7X2 - 759,6X3 + 1.769,1X4 + 2.242,2X5
- 2.089,3X6 + ε
Như vậy, khi tăng số vụ nuôi, mực nước ao nuôi, mật độ thả, thời gian nuôi lên
so với mức độ bình quân hiện nay (và các yếu tố khác không đổi) thì năng suất
cá trê lai cũng tăng theo. Nhưng nếu tăng kích cỡ cá giống và tỷ lệ thức ăn tự
chế lên so với mức bình quân hiện nay thì năng suất cá lại giảm xuống. Để tăng
năng suất của mô hình cần quan tâm đến các yếu tố trên và cần đặt trong mối
quan hệ với lợi nhuận. Khi phân tích ảnh hưởng của 6 biến độc lập trên đối với
năng suất và lợi nhuận được kết quả như sau:
Phân tích số liệu cho kết quả: năng suất và lợi nhận hằng vụ đạt mức cao nhất
trong khoảng độ sâu mực nước nuôi 2-2,5 m, tương ứng với 275,5 tấn/ha/vụ và
352,97 triệu đồng/ha/vụ. Nếu tiếp tục tăng mực nước ao nuôi thì năng suất có
thể tăng thêm (tới 364,63 tấn/ha/vụ) nhưng ngược lại thì lợi nhuận giảm dần
(còn 99,38 triệu đồng/ha/vụ) với mực nước cao nhất (3-3,5 m). Vì vậy, độ sâu
mực nước ao nuôi từ 2 – 2,5 m là phù hợp để cá trê lai phát triển tốt cho năng
suất khá và lợi nhuận cao nhất (Hình 1).

482



Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 477-487

Trường Đại học Cần Thơ

450000.00
400000.00
350000.00
300000.00
250000.00

Năng suất (kg/ha/vụ)

200000.00

Lợi nhuận (000đ/ha/vụ)

150000.00
100000.00
50000.00
0.00
Từ 1 đến
1,5 m

1,5 đến
2m

2 đến 2,5
m


2,5 đến 3
m

3 đến 3,5
m

Hình 1: Quan hệ giữa mực nước ao nuôi với năng suất và lợi nhuận

Số vụ nuôi trong năm mà các hộ nuôi cá trê lai nuôi phổ biến ở địa bàn khảo
sát 2 và 3 vụ/năm. Do cá trê lai có thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể nuôi
nhiều vụ trong năm. Đối với hộ nuôi chỉ 2 vụ/năm thì năng suất là 279,3
tấn/ha/vụ với tỷ suất lợi nhuận 0,13 lần nhưng đối với hộ nuôi 3 vụ/năm thì
năng suất và B/C thấp hơn (184,9 tấn/ha/vụ và 0,07 lần.
Bảng 1: Mối quan hệ giữa năng suất, lợi nhuận và số vụ nuôi trong năm

Số vụ
(vụ/năm)

Năng suất (tấn/ha/vụ) Lợi nhuận (triệu đ/ha/vụ)

B/C (lần)

2,0

279,30 ± 166,02

296,24 ± 825,55

0,13 ± 0,26


3,0

266,32 ± 202,51

184,98 ± 555,89

0,07 ± 0,17

700000

0.25

600000

0.2

500000
0.15

400000

Năng suất (kg/ha/vụ)
Lợi nhuận (000đ/ha/vụ)

300000

0.1

B/C


200000
0.05

100000

0

0
<180

180-200

200-220

>220

Hình 2: Quan hệ giữa kích cỡ cá giống với năng suất và lợi nhuận
483


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 477-487

Trường Đại học Cần Thơ

Kích cỡ cá giống cũng ảnh hưởng đến năng suất của mô hình, đối với những hộ
thả cá giống kích cỡ 200-220 con/kg thì đạt năng suất cá trung bình là 339,06
tấn/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận là 0,23 tức 1 đồng vốn bỏ ra thu về 0,23 đồng lời
( ± 0,41). Nhưng khi tăng kích cỡ giống lên trên 220 con/kg thì năng suất nuôi
cá trê lai giảm xuống và lợi nhuận cũng giảm theo với tỷ suất lợi nhuận chỉ còn
0,11 lần ( ± 0,12). Vì vậy, người nuôi cá cần chọn kích cỡ cá giống cho phù

hợp để thuận tiện cho việc chăm sóc quản lý, giúp nâng cao năng suất và lợi
nhuận (Hình 2).
Vì cá trê lai có khả năng chịu được môi trường thiếu oxy nên mật độ thả nuôi ở
địa bàn là khá cao. Theo kết quả phân tích số liệu khảo sát thì với mật độ trong
khoảng 75-100 con/m2 mang lại năng suất 162,1 tấn/ha/vụ ( ± 86,9) và lợi
nhuận cao nhất là 377,8 triệu đồng/ha/vụ ( ± 420,0). Nếu tiếp tục tăng mật độ
thì năng suất có thể còn tăng nhưng lợi nhuận đã theo chiều hướng giảm. Vì
vậy, mật độ nuôi phù hợp là 75-100 con/m2 mang lại hiệu quả cả về kinh tế kỹ thuật và ít tác động xấu hơn tới môi trường về lâu dài (Hình 3).
450000
400000
350000
300000
250000

Năng suất (kg/ha/vụ)

200000

Lợi nhuận (000đ/ha/vụ)

150000
100000
50000
0
<50

50-75

75-100


>100

Hình 3: Quan hệ mật độ cá giống/vụ với năng suất và lợi nhuận
Bảng 2: Ảnh hưởng của thời gian nuôi lên năng suất và lợi nhuận

Thời gian nuôi Số mẫu Năng suất (tấn/ha/vụ) Lợi nhuận (triệu đ/ha/vụ)
(ngày/vụ)
< 90
16
183,19 ± 120,88
324,69 ± 665,73
90 – 100

18

203,06 ± 112,94

447,19 ± 912,22

100 - 110
110 - 120

17
28

277,08 ± 173,67
304,61 ± 193,55

403,80 ± 959,68
150,36 ± 567,28


>120

3

490,26 ± 196,60

-129,10 ± 147,31

484


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 477-487

Trường Đại học Cần Thơ

Thời gian nuôi/vụ khoảng 90-100 ngày là phù hợp vì năng suất cá đạt mức độ
vừa phải (203,06 tấn/ha/vụ) nhưng cho lợi nhuận cao nhất (447,19 triệu
đ/ha/vụ) do chi phí tương đối thấp. Nếu kéo dài thời gian nuôi trên 100 ngày
thì năng suất vẫn tăng nhưng lợi nhuận giảm dần và nhiều hộ nuôi cá bị lỗ
(Bảng 2).
Khi sử dụng lượng thức ăn tự chế bằng 10-20 lần lượng thức ăn công nghiệp
thì lợi nhuận đạt cao nhất dù năng suất chưa đạt mức tối đa vì giá loại thức ăn
tự chế rẻ hơn nhiều so với thức ăn công nghiệp. Nhưng nếu tiếp tục tăng tỷ lệ
thức ăn tự chế lên trên 20 lần so với thức ăn công nghiệp thì cả năng suất và lợi
nhuận đều giảm (Hình 4). Cũng cần tính toán tỷ lệ các loại thức ăn cho phù
hợp để tránh dư thừa thức ăn làm tăng chi phí và ảnh hưởng xấu chất lượng
nước.
450000
400000

350000
300000
250000

Năng suất (kg/ha/vụ)

200000

Lợi nhuận (000đ/ha/vụ)

150000
100000
50000
0
0 - 10 lần

10 - 20 lần 20 - 30 lần 30 - 40 lần

>40 lần

Hình 4: Quan hệ giữa tỷ lệ thức ăn tự chế/tổng lượng thức ăn với năng suất và lợi
nhuận

3.4 Nhận thức của người nuôi cá trê lai
3.4.1 Nhận thức của người nuôi đối với môi trường nước xung quanh khu vực
nuôi cá
Các cán bộ địa phương (phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp và các liên trạm
Khuyến nông ở các quận huyện thuộc Tp. Cần Thơ) đều cho rằng cá trê lai là
loài dễ nuôi, chịu được điều kiện môi trường sống khắc nghiệt, sử dụng tốt
thức ăn tự chế và cho năng suất cao. Tuy nhiên, khi chi phí quá cao và giá thức

ăn tăng nhanh cùng với ảnh hưởng xấu tới môi trường nước sông rạch. Các địa
phương đã quan tâm quản lý nghề nuôi đối tượng này nhưng chưa có những
giải pháp giải quyết hợp lý vấn đề môi trường nước ngày càng ô nhiễm.
Đa số các hộ nuôi cá trê lai nhận thức được nuôi cá trê lai gây ảnh hưởng xấu
đối với môi trường nước xung quanh chiếm 37,5% số hộ và 4,2% số hộ cho
rằng có tác động rất xấu đến nguồn nước. Lý do chủ yếu là các hộ nuôi xả nước
485


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 477-487

Trường Đại học Cần Thơ

thải trực tiếp ra sông, rạch chưa qua xử lý chiếm 45,8%. Có 23,6% số hộ nuôi
cá trê lai cho rằng chất lượng của môi trường nước xung quanh khu vực nuôi
hiện nay chỉ ở mức trung bình và có 5,6% số hộ cho rằng môi trường nước xấu
đi. Đồng thời, có 36,1% số hộ cho rằng môi trường nước hiện tại so với 5 năm
trước đây chỉ ở mức trung bình và rất xấu. Lý do chung mà các hộ nhận xét
chất lượng nước có xu hướng giảm là do:


Hiện có nhiều hộ nuôi cá xả nước thải trực tiếp ra sông rạch gây ảnh
hưởng đến nguồn nước xung quanh chiếm 43,1% các ý kiến được tổng
hợp.



Có 30,6% ý kiến các chủ hộ nuôi cá cho rằng do ảnh hưởng của các
hoạt động canh tác nông nghiệp như làm lúa, làm vườn, trồng hoa màu.




Các khu vực nuôi cá chịu ảnh hưởng từ hoạt động của các khu công
nghiệp, nhà máy, xí nghiệp (chiếm 13,9% số hộ).

3.4.2 Thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá trê lai:
Kết quả khảo sát cho thấy những thuận lợi chung chủ yếu của các hộ nuôi cá ở
địa bàn Tp. Cần Thơ gồm: nguồn nước kênh rạch thuận tiện là thuận lợi cho
NTTS (chiếm 68,1% trong tổng số các ý kiến); kinh nghiệm nuôi thủy sản lâu
năm, nghề truyền thống của người dân trong vùng ĐBSCL (chiếm 29,2% các ý
kiến của hộ); tận dụng được lao động gia đình (16,7%); 15,3% ý kiến số hộ dựa
vào đất đai sẵn có của gia đình.
Các khó khăn chính của các hộ nuôi cá trê lai ở địa bàn nghiên cứu gồm có:
chưa chủ động về nguồn vốn (chiếm 34,3% số hộ trả lời), giá cá trên thị trường
rất biến động (chiếm 31,4% số hộ trả lời); giá thức ăn tăng cao (chiếm 27,1%);
đặc biệt 15,7% ý kiến số hộ cho rằng nuôi cá trê lai làm môi trường nước xấu
hơn ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng xung quanh.
Tóm lại, đa số các hộ nuôi cá đều nhận thức được sự ảnh hưởng xấu của việc
xả nước trực tiếp ra sông rạch chưa qua xử lý. Nhưng các hộ cho rằng diện tích
đất nhỏ hẹp nên không thể đào ao lắng, chi phí cao nên cũng chưa có biện pháp
xử lý nước. Thâm canh hóa sẽ đi đôi với ô nhiễm nguồn nước vì vậy cần có
những chính sách cũng như biện pháp quy hoạch vùng nuôi cá trê lai về lâu dài
nhằm phát triển một cách hợp lý mô hình nuôi trong mối quan hệ giữa hiệu quả
kinh tế - kỹ thuật và môi trường.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Cá trê lai trở thành đối tượng khá nuôi khá quen thuộc của người dân ở địa bàn
Tp. Cần Thơ. Năng suất cá trê nuôi cao hơn nhiều loài cá khác và thu nhập mà
đối tượng này mang lại cũng khá cao. Tuy nhiên, sự biến động lớn về lợi nhuận
và 22,2% số hộ bị lỗ thể hiện mức độ rủi ro cao trong nuôi cá trê lai, đi kèm là
vấn đề ô nhiễm môi trường nước xung quanh khu vực nuôi đang cần được

486


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 477-487

Trường Đại học Cần Thơ

nghiên cứu giải quyết. Vì vậy, để phát triển mô hình nuôi cá trê lai một cách
hợp lý ở địa bàn Tp. Cần Thơ thì người nuôi nên thả cá giống có kích cỡ 200200 con/kg với mật độ vừa phải (120-160 con/m2). Thời gian nuôi nên trong
khoảng 90-100 ngày/vụ có cân nhắc tới thời điểm thu hoạch để tránh thu hoạch
cá nuôi vào thời điểm chính vụ của hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên trong
mùa lũ. Giữ mực nước trong ao nuôi từ 2-2,5m, kết hợp với việc sử dụng ao
lắng xử lý nước thải trước khi xả nước ra sông, rạch. Các cơ quan ban ngành
cần tăng cường công tác quản lý, nhất là đối với quản lý môi trường nước,
công tác tuyên truyền giáo dục cũng như một số giải pháp hỗ trợ về vốn và kỹ
thuật đối với việc nuôi loài cá này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chi cục Thủy sản Cần Thơ, 2008. Báo cáo tháng 12/2008.
Chi cục Thủy sản Cần Thơ, 2009. Báo cáo tổng kết năm 2009.
Đặng Quốc Vũ, 2009. Thử nghiệm nuôi cá trê lai thâm canh trong bể lót bạt ở Hậu
Giang. Luận văn đại học chuyên ngành NTTS, Khoa Thủy sản, Trường Đại
học Cần Thơ.
Đoàn Bá Nghiệp, 2008. Đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng của mô
hình nuôi thâm canh cá trê lai tại xã Giai Xuân, Huyện Phong Điền, Tp. Cần
Thơ. Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường, Khoa Môi trường và TNTN, Đại
học Cần Thơ.
Dương Nhựt Long và Lam Mỹ Lan, 2004. Giáo trình Hệ thống nuôi thủy sản kết
Dương Nhựt Long, 2003. Kỹ thuật nuôi cá trê. Khoa Thủy Sản, Trường Đại học
Cần Thơ.

Lê Hà, 2001. Nuôi cá da trơn ở Đông Nam Á. Tạp chí Thủy sản. Trang 38 – 39.
Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình môn Kinh tế Thủy sản. Khoa Thủy sản, Đại học
Cần Thơ.
Lê Xuân Sinh, 2009. Thị trường nông sản ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Tp.
Cần Thơ. Báo cáo nghiên cứu thị trường, tư vấn cho Dự án JIRCAS, Đại học
Cần Thơ.
Nguyễn Trung Hiền, 2007. Phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi
cá ao mương vườn ở khu vực dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No. Luận văn Đại
học, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Tổng cục Thống kê TP. Cần Thơ, 2008. Niên giám thống kê TP. Cần Thơ.
Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Hải Dương, 2009. Quy trình nuôi cá trê lai.
/>130&lang=vn&expand=news. Cập nhật ngày 24/02/2009.
UBND Tp Cần Thơ, 2008. Bản đồ hành chánh TP Cần Thơ.
.

487



×