Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG TỐI ƯU CỦA CÁC CHẾ PHẨM THẢO DƯỢC TRÊN GÀ ĐẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.37 KB, 13 trang )

Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

183

NG HIÊN C ỨU XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢ NG TỐ I ƯU
C ỦA C ÁC C HẾ PHẨM THẢO DƯỢ C TRÊN G À ĐẺ
Nguyễn Thị Lệ Hằng, Nguyễn Thị Chính và Lã Văn Kính

TÓM TẮT
Thí nghiệm nhằm xác định sự ảnh hưởng của các chế phẩm thảo dược (CP3, CP4 và CP5) đến khả
năng phòng bệnh hô hấp, một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng trứng trên gà đẻ Lương Phượng. Thí
nghiệm gồm có 12 lô, mỗi lô 66 con, nuôi trong 3 ô chu ồng (22 con/ô x 3 ô, mỗi ô là một lần lặp lại). Tổng
gà thí nghiệm là 792 con được nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên có đệm lót là trấu. Trong đó
lô 1: đối chứng (không bổ sung chế phẩm thảo dược và kháng sinh. Lô 2: bổ sung 100pp m Tylosin. Lô 3:
bổ sung 0,2% chế phẩm thảo dược của Trung Quốc ((Yan Wen Qing). Lô 4,5,6: bổ sung CP3 với liều lần
lượt là 0,1%, 0,2% và 0,3%. Lô 7,8,9: bổ sung CP4 với liều lần lượt là 0,105%, 0,21% và 0,315%. Lô
10,11 và 12 được bổ sung CP5 với liều lần lượt là 0,16%, 0,32% và 0,48% of CP -5. Thời gian theo dõi 12
tuần. Thức ăn hàng ngày của gà thí nghiệm được điều chỉnh theo tỷ lệ đẻ. Gà mái được cân trước khi thí
nghiệm (tuần tuổi 34) và sau khi kết thúc thí nghiệm (tuần tuổi 46). Khối lượng trứng được cân ở tuần tuổi
thứ 34, 38, 42 và 46. Chỉ tiêu gà bệnh hô hấp, năng suất trứng, trứng đạt tiêu chuẩn ấp được theo dõi hàng
ngày trong suốt thời gian thí nghiệm. Kết quả cho thấy: không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
giữa các lô về các chỉ tiêu khối lượng gà mái trước và sau thí nghiệm, tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, hệ số
chuyển hóa thức ăn, các chỉ tiêu chất lượng trứng và số gà hao hụt. Tuy nhiên, khối lượng trứng và tỷ lệ
trứng đạt tiêu chuẩn ấp thì có cải thiện (P<0,05) khi bổ sung các chế phẩm thảo dược. Trong đó, bổ sung
CP3 với liều 0,2%, CP4 với liều 0,21% và CP5 ở liều 0,16% là hiệu quả nhất.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia cầm rất nhạy cảm với các bệnh hô hấp, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa,
mùa lạnh và sau chủng ngừa. Để giải quyết vấn đề này, đ ối với trang trại thường dùng
vaccine, tăng cường công tác vệ sinh thú y kết hợp sử dụng kháng sinh mới cho kết quả tốt.
Nhưng việc sử dụng kháng sinh thường xuyên rất dễ gây ra tình trạng kháng thuốc, tồn dư


kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi ảnh hưởng x ấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Trên thế
giới, sau khi lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi với mục đích kích thích sinh
trưởng ban hành thì thảo dược là một trong những lựa chọn tối ưu để thay thế kháng sinh.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, d ùng thảo dược tốt hơn và an toàn hơn kháng sinh
(Varel, 2002; Brenes and Roura, 2010). Các nghiên cứu về việc bổ sung thảo dược vào khẩu
phần cho gà đẻ cũng chưa nhiều, trọng tâm nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tinh dầu thảo
dược đến khả năng chống oxi hóa, chưa đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của thảo dược đến
năng suất và thành phần hóa học của trứng (Bozkurt et al, 2014). Ở nước ta, hầu như chưa có
nghiên cứu sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong phòng, trị hội chứng bệnh
đường hô hấp trên gi a súc gia cầm. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất ở chăn nuôi nông hộ,
một số bà con nông dân áp dụng một số kinh nghiệm sử dụng những bài thuốc dân gian dùng


Phần Di nh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi

184

thảo dược như gừng, tỏi để phòng bệnh cho gà vào những lúc chuyển mùa. Vì vậy, việc sử
dụng thảo dược và các chất chiết có nguồn gốc tự nhiên để thay thế và giảm việc sử dụng
kháng sinh đang và sẽ trở thành xu hướng tất yếu. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện
đề tài này.
Mục đích: Xác định ảnh hưởng và liều lượng thích hợp của các chế phẩm th ảo dược đến
khả năng phòng bệnh hô hấp, các chỉ tiêu năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ lông màu.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Các chế phẩm (CP) thảo dược: CP3 (Cao Xạ can 39,9% , Cao Quế 36,6%, Cao Dâu tằm
23,5%); CP4 (Cao Xạ can 42,8%, Cao Bọ mắm 32,0%, Cao Dâu tằm 25,2%) và CP5 (Cao Xạ
can 57,8%, Cao Viễn chí 8,1%; Cao Bọ mắm 34,1%) ở dạng bột đã được phối trộn có giá
thành lần lượt là 69.949,2 đ/kg; 83.173,4 đ/kg và 94.521,9 đ /kg; có hàm lượng flavonoid toàn

phần như sau: CP3 là 0,243%; CP4 là 0,261%; CP5 hàm lượng glycoside toàn phần là 0,164.
- Kháng sinh Tylosin 98% của Trung Quốc giá 1520.000đồng/kg và chế phẩm thảo dược
của Trung Quốc (Yan Wen Qing - YWQ thành phần gồm: Xu yên tâm liên, khổ thảo, mộc
hương, bản lan căn, hoàng liên, băng phiến) giá 210.000đồng/kg.
- Con giống: Bảy trăm chín mươi hai gà đẻ giống Lương Phượng bắt đầu từ 35 tuần tuổi.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện tại trại gà Bình T hắng thuộc Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ (ấp
Hiệp Thắng, phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) từ tháng 8 đến tháng 10
năm 2014.
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng và xác định mức bổ sung tối ưu cho CP3, CP4 và CP5
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, giữa các lô đồng đều về tuổi,
tỷ lệ đẻ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm là mức
bổ sung khác nhau của từng chế phẩm.
Thí nghiệm gồm có 12 lô, mỗi lô 66 con, nuôi trong 3 ô chuồng (22 con/ô x 3 ô, mỗi ô là
một lần lặp lại). Tổng gà thí nghiệm là 792 con được nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự
nhiên có đệm lót là trấu.
Lô 1: KPCS (không bổ sung kháng sinh, thảo dược)
Lô 2: KPCS + Tylosin với liều 100ppm (100 g/tấn thức ăn) Cho ăn liên tục 5 ngày sau đó
ngừng 15 ngày rồi tiếp tục lặp lại cho đến hết thí nghiệm.
Lô 3: KPCS + YWQ với liều 0,2%, cho ăn liên tục.
Lô 4,5,6: KPCS + CP3 ở 3 mức 0,1%, 0,2% và 0,3%.


Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

185

Lô 7,8,9: KPCS + CP4 ở 3 mức ở mức 0,105%, 0,21% và 0,315%.

Lô 10,11,12: KPCS + CP5 ở 3 ở mức 0,16%, 0,32% và 0,48%.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 1
Bảng 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải
Tỷ lệ CP 3 (%)
Tỷ lệ CP 4 (%)
Tỷ lệ CP 5 (%)
Tylosin (ppm)
YWQ (%)
Số gà/lô (con)
Số lần lặp lại
TS gà/lô (con)
Tuổi BĐTN (tt)
Tuổi KTTN (tt)
TGTD (tuần)

1

2

3

4

5

6

0,1


0,2

0,3

7

8

9

0,105

0,21

0,315

Tổng

10

11

12

0,16

0,32

0,48


22
3
66
35
46
12

22
3
66
35
46
12

22
3
66
35
46
12

100
22
3
66
35
46
12


22
3
66
35
46
12

0,2
22
3
66
35
46
12

22
3
66
35
46
12

22
3
66
35
46
12

22

3
66
35
46
12

22
3
66
35
46
12

22
3
66
35
46
12

22
3
66
35
46
12

264
792


Ghi chú: TA: Thức ăn, TN: thí nghiệm tt: tuần tuổi, YWQ: Yan Wen Q ing, TS: tổng số, BĐTN: bắt đầu thí
nghiệm, KTTN: kết thúc thí nghiệm, TGTD: thời gian theo dõi.

* Khẩu phần thức ăn và chế độ nuôi dưỡng
Khẩu phần thức ăn cho gà ở các lô được thiết lập đảm bảo đáp ứng nhu cầu của gà Lương
Phượng giai đoạn đẻ trứng. Giá t rị dinh dưỡng (giá trị năng lượng trao đổi, protein thô và cân
bằng axit amin thiết yếu) trong khẩu phần ở các lô l à như nhau. Thức ăn cho gà thí nghiệm
được sản xuất ở dạng bột. Các chế phẩm thảo dược được trộn vào KPCS trong suốt thời gian
thí nghiệm. KPCS có hàm lượng protein thô là 18.5%, năng lượng trao đổi 2950 Kcal/kg và
giá 9.674đồng/kg. Khẩu phần thức ăn cho gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của KPCS gà đẻ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Nguyên liệu

Bắp
Tấm
Khô nành US 48%
Bột cá 60%
Dầu đậu nành
Bột sò
DCP
Premix
Lysine
Methionine
Muoi An
Threonine
Kenzym
Chất chống oxy hóa
Chất chống mốc
BMD
Chất tạo màu lòng đỏ
TOTAL

Kg
350
245
168.3
89.2
36.3
78.6
19.3
2.50
0.60
2.10

2.90
0.75
1.00
1.00
1.00
1.00
0.50
1000.05

Giá trị dinh dưỡ ng
Dry Matter
(%)
ME (kcal/kg)
Protein (%)
Béo thô (%)
Xơ thô (%)
Ca(%)
P hữu dụng (% )
Lysine(%)
Methionine (%)
(Met+Cys) (%)
Threonine (%)
Tryptophan (%)

Giá trị
87
2950
18.50
6.87
2.02

3.70
0.79
1.05
0.55
0.85
0.78
0.23


Phần Di nh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi

186

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu
* Trọng lượng gà đầu kỳ và cuối kỳ: Cân cá thể toàn bộ gà trước khi thí nghiệm và sau
khi kết thúc thí nghiệm (tuần tuổi 34 và 46) vào sáng sớm trước khi cho ăn.
* Tỷ lệ đẻ (%) = (Tổng số trứng thu được trong thời gian theo dõi/Tổng số gà ngày trong
thời gian theo dõi x 100.
* Năng suất trứng (quả/mái) = (Tổng số trứng thu được trong thời gian theo dõi/Tổng s ố
gà ngày trong thời gian theo dõi.
* Khối lượng trứng (g): Mỗi lô cân 30 quả trứng đẻ ra trong ngày cuối của tuần trước khi
thí nghiệm (tuần tuổi 34) và ở tuần thí nghiệm thứ 4 (tuần tuổi 38), 8 (tuần tuổi 42) và 12
(tuần tuổi 46).
* Tỷ lệ t rứng đạt tiêu chẩn ấp (%): là trứng có hình ovan không quá tròn hoặc quá dài,
không méo mó, mỏng vỏ, trọng lượng trên 44gam. Số liệu này được ghi chép hàng ngày.
Tỷ lệ trứng đạt tiêu chẩn ấp = (Tổng số trứng đạt tiêu chuẩn ấp/Tổng trứng đẻ ra) x 100.
* Hệ số chuyển biến thức ăn/10 quả trứng (kg) = (Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong thời
gian theo dõi/Tổng số trứng thu được trong thời gian theo dõi) x 10.
* Tỷ lệ nuôi sống (%) = (Tổng số gà còn lại cuối kỳ /tổng số gà đầu kỳ) x 100.
* Tỷ lệ ngày -con gà bị bệnh hô hấp (%) = (tổng số ngày-con bị bệnh/tổng số ngày -con

nuôi) x 100.
* Khảo sát chất lượng trứng: Lấy mỗi lô 5 quả trứng vào tuần thứ 42 để xác định chất
lượng trứng. Khảo sát các chỉ tiêu: khối lượng lòng đỏ, tỷ lệ lòng đỏ, khối lượng lòng trắng, tỷ
lệ lòng trắng, chỉ số hình thái và đơn vị Haugh (Haugh unit).
* Giá thành sản xuất trứng giống (đồng): được tính theo công thức
Giá thành/1 trứng giống = chi phí thức ăn trên 1 trứng giống x 100/65
(Trong đó: chi phí thức ăn = chi phí thức ăn cho 1 quả trứng/tỷ lệ trứng chọn ấp).
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, phân tích và xử lý bằng phần mềm thống kê Excel 2003 và Minitab
16.0 for Windows. Đối với số trung bình sử dụ ng phương pháp phân tích phương sai ANOVA
với trắc nghiệm Tukey với độ tin cậy 95%. Trắc nghiệm χ2 được sử dụng để so sánh tỷ lệ
giữa các lô thí nghiệm.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Khối lượng cơ thể gà mái trước và sau thí nghiệm
Kết quả về khối lượng gà trước và sau khi thí nghiệm được trình bày ở bảng 3. Kết quả ở
bảng 3 cho thấy, không có sự sai khác có ý nghĩa thống k ê về khối lượng của gà trước thí
nghiệm (P>0,05). Trước thí nghiệm (tuần tuổi 34), khối lượng gà mái các lô không chênh
lệch nhau nhiều, đạt từ 2533-2549g/con. Sau 12 tuần thí nghiệm (tuần tuổi 46), khối lượng gà
tăng lên và có sự sai khác nhau giữa các lô. Khối lượng gà mái cao nhất ở lô 6 và 9


Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

187

(2684gam/con) và thấp nhất ở lô 10 (2632gam/con). Tuy nhiên, sự sai khác giữa các không có
ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhìn chung, gà ở các lô dùng chế phẩm thảo dược cho tăng trọng
đều và ổn định ở cả 3 liều lượng, trong đó CP4 cho tăng trọng cao nhất (139 -151g/con).
Kết quả của nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của Bozkurt và cs. (2012).
Thí nghiệm tiến hành trên gà Lohmann Brown layer từ 1 ngày tuổi đến 58 tuần tuổi. Thí

nghiệm gồm 3 lô, lô 1: đối chứng, lô 2: bổ sung kháng sinh avilamycin với liều 10mg/kg thức
ăn, lô 3: bổ sung hỗn hợp tinh dầu thảo dược ở liều 24 mg/kg thức ăn. Kết quả cho thấy khối
lượng gà và tỷ lệ chết gà không bị ảnh hưởng bởi các khẩu phần thí nghiệm trong suốt giai
đoạn sinh trưởng và sinh sản.
Bảng 3: Khối lượng cơ thể gà mái trước và sau thí nghiệm (gam/con)
Lô thí nghiệm

Khối lượng gà mái
trước thí nghiệm

Khối lượng gà mái
sau thí nghiệm

Chênh lệch

1

2546

2655

109

2

2549

2654

105


3

2543

2659

116

4

2533

2667

134

5

2545

2677

132

6

2537

2684


147

7

2534

2673

139

8

2545

2687

142

9

2533

2684

151

10

2530


2635

105

11

2540

2642

102

12

2542

2655

113

SEM

13.0

16.3

P

0.779


0.305

Tỷ lệ nuôi sống và hội chứng hô hấp của gà thí nghiệm
Bảng 4. Tỷ lệ nuôi sống và hội chứng hô hấp ở gà thí nghiệm
Lô thí
nghiệm

Số gà đầu kỳ (con)

Số gà cuối kỳ
(con)

Tỷ lệ nuôi sống
(%)

Tỷ lệ bệnh hô hấp
(%)

1

66

64

97,0

0

2


66

64

97,0

0

3

66

64

97,0

0

4

66

64

97,0

0

5


66

63

95,5

0

6

66

64

97,0

0

7

66

63

95,5

0

8


66

64

97,0

0

9

66

64

97,0

0

10

66

66

100,0

0

11


66

66

100,0

0

12

66

64

97,0

0

P

0,909


Phần Di nh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi

188

Kết quả trên bảng 4 cho thấy tỷ lệ nuôi sống đàn gà thí nghiệm đều cao (97.73 - 100%) và
sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các lô. Về tỷ lệ bệnh hô hấp, trong suốt thời

gian thí nghiệm không ghi nhận trường hợp nào có dấu hiệu của bệnh hô hấp ở gà thí nghiệm
cũng như gà đối chứng. Điều này có thể giải thích là trong thời gian thí nghiệm, thời tiết khí
hậu thuận lợi, nhiệt độ phù hợp (luôn khoảng 27-290C, nên sức khỏe đàn gà tốt nên không thể
hiện các triệu chứng về bệnh hô hấp. Chính vì vậy việc bổ sung kháng sinh hoặc chế phẩm
thảo dược đã không thể hi ện tác dụng trên gà. Điều này cũng có nghĩa là nếu thời tiết, khí hậu
tốt, nhiệt độ phù hợp hoặc tiểu khí hậu chuồng trại được điều tiết tốt thì có thể không cần sử
dụng kháng sinh hay chế phẩm thảo dược bổ sung vào thức ăn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tô i cũng phù hợp với các nghiên cứu của Ghasemi và cs.
(2010), Bozkurt và cs. (2012) cũng có kết luận rằng không có sự sai khác về tỷ lệ nuôi sống
giữa các lô gà thí nghiệm khi bổ sung hỗn hợp tinh dầu thảo dược cho gà đẻ giống.
Tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng của gà thí nghiệm
Theo dõi sinh sản của các lô gà thí nghiệm (bảng 5) cho thấy: tỷ lệ đẻ của các lô trước khi
thí nghiệm 1 tuần (tuần tuổi 34) tương đương nhau (63,2 - 66,4%). Đây là thời điểm gà có tỷ
lệ đẻ đạt đỉnh và sau đó tỷ lệ đẻ sẽ giảm theo quy lu ật. Sau 4 tuần thí nghiệm, tỷ lệ đẻ ở các lô
bắt đầu giảm, tuy nhiên ở các lô bổ sung thảo dược tỷ lệ đẻ cao kéo dài hơn và giảm chậm
hơn so với lô đối chứng.
Bảng 5. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng qua các giai đoạn tuổi
Tỷ lệ đẻ (%)

Năng suất trứng (quả/mái)

Giai đoạn thí nghiệm

Giai đoạn thí nghiệm


TN

Trước
TN

TT 34

TT
35- 38

TT
39-42

TT
43- 46

Cả


Trước
TN
TT 34

TT
35- 38

TT
39-42

TT
43- 46

Cả



1

65,3

62,04

59,29

56,64

59,32

4,57

17,37b

16,60

15,86

49,83

2

64,6

65,04

62,71


60,07

62,61

4,52

18,21 ab

17,56

16,82

52,59

3

64,3

64,86

60,00

56,50

60,45

4,50

18,16 ab


16,80

15,82

50,78

4

66,1

64,43

62,11

62,21

62,92

4,63

18,04 ab

17,39

17,42

52,85

5


66,4

65,43

64,04

60,54

63,33

4,65

18,32 a

17,93

16,95

53,20

6

65,1

65,11

64,64

59,14


62,96

4,56

18,23 ab

18,10

16,56

52,89

7

65,6

63,25

63,54

59,07

61,95

4,59

17,71 ab

17,79


16,54

52,04

8

64,4

63,11

66,00

59,82

62,98

4,51

17,67 ab

18,48

16,75

52,90

9

64,9


63,64

61,79

57,71

61,05

4,54

17,82 ab

17,30

16,16

51,28

10

64,3

62,54

60,71

63,82

62,36


4,50

17,51 ab

17,00

17,87

52,38

11

63,2

63,32

62,04

55,00

60,12

4,42

17,73 ab

17,37

15,40


50,50

12

65,2

64,04

61,64

59,50

61,73

4,56

17,93 ab

17,26

16,66

51,85

SEM

0,741

0,894


0,743

0,311

0,557

p

0,674

0,023

0,108

0,207

0,134

Ghi chú: theo cột dọc có chữ cái khác nhau là có sự sai khác tin cậy với p<0,05 TN: thí nghiệm, TT: tuần tuổi.

Năng suất trứng là chỉ tiêu rất quan trọng, đánh giá kết quả sinh sản của gia cầm. Năng
suất trứng của các lô trong 1 tuần trước khi thí nghiệm tương đương nhau dao động từ 4,42 -


Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

189

4,63 quả/mái (P>0,05). Sau 4 tuần thí ngiệm, năng suất trứng có sự sai khác có ý nghĩa thống
kê (P<0,05), cao nhất ở lô 5 (18,32 quả/mái) và thấp nhất ở lô đối chứng (17,37 quả/mái). Tuy

nhiên, ở các giai đoạn tiếp theo và cả giai đoạn thí n ghiệm thì sự sai khác về năng suất trứng
giữa các lô là không ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, chế phẩm thảo dược có ảnh hưởng
tích cực đến tỷ lệ đẻ, có tác dụng kéo dài thời gian đẻ cao từ đó cải thiện năng suất trứng,
nhưng sự ảnh hưởng này chưa đáng tin cậy.
Nếu đánh giá năng suất trứng trung bình ở 3 mức của từng chế phẩm (biểu đồ 1) thì CP3
đạt năng suất trứng cao nhất (52,98 quả/mái), tiếp đến CP4 (52,07 quả/mái) và CP5 đạt 51,58
quả/mái. Qua biểu đồ 1 cho thấy, bổ sung chế phẩm thảo dược vào khẩu phần gà đẻ đã nâng
cao năng suất trứng từ 1,75 - 3,15 quả/mái so với đối chứng và cải thiện từ 0,8 -2,2 quả/mái so
với thảo dược nước ngoài.
Kết quả nghiên cứu của Fatih và cs. (2011) cũng cho kết quả tương tự. Tác giả kết luận
rằng sai khác không ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 quả
trứng, trọng lượng trứng, độ chịu lực của vỏ trứng, chỉ số Haugh giữa các nghiệm thức, khi bổ
sung hỗn hợp thảo dược gồm bột khô của lá kinh giới, lá cây húng tây, tinh dầu cây kinh giới,
tinh dầu cây húng tây, tinh dầu tỏi, tinh dầu hoa hồi và tinh dầu cây thì là vào khẩu phần cho
gà mái đẻ thương phẩm giống Lohmann 34 tuần tuổi.
Các tác giả Bolukbasi và cs. (2010), Bozkurt và cs. (2012b), Ghasemi và cs. (2010) cũng
kết luận năng suất trứng c ủa gà thí nghiệm không bị ảnh hưởng khi bổ sung tinh dầu thảo
dược vào khẩu phần gà đẻ thí nghiệm Logmann.
53
52,5
52
51,5
51
50,5
50
49,5
49
48,5
48


52,98

52,59

52,07
51,58
50,78

ĐC
KS
TDNN

49,83

CP3
CP4
CP5

Năng suất trứng

Biểu đồ 1: Năng suất trứng tuần tuổi 35-46

Khối lượng trứng
Khối lượng trứng trung bình của gà ở các nghiệm thức được xác định tại thời điểm bắt
đầu thí nghiệm (tuần tuổi 34) và sau thí nghiệm 4 tuần (tuần tuổi 38), 8 tuần (tuần tuổi 42) và
12 tuần (tuần tuổi 46). Kết quả thể hiện ở bảng 6.
Số liệu thu được thể hiện trên bảng 6 cho thấy khối lượng trứng trung bình của cá c lô gà
trước thí nghiệm có sự sai khác không có ý nghĩa (p>0,05). Sau 4 tuần thí nghiệm, sự ảnh
hưởng giữa các lô chưa rõ rệt (P>0,05), nhưng sau 8 tuần theo dõi thì khối lượng trứng giữa
các lô có sự sai khác đáng kể (P<0,05). Xu hướng này tiếp tục cho đ ến kết thúc thí nghiệm.

Khối lượng trứng trung bình 3 thời điểm theo dõi biến động từ 57,7 đến 59,6g/quả, cao nhất ở
lô 5 (bổ sung 0,2% CP3) và thấp nhất ở lô đối chứng. Như vậy, bổ sung các chế phẩm thảo


Phần Di nh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi

190

dược có tác dụng cải thiện đáng kể khối lượng trứng (P<0,05), nâng cao khối lượng trứng từ
2,1-2,5% so với đối chứng và kháng sinh, tương đương với lô bổ sung thảo dược nước ngoài
và sẽ gián tiếp cải thiện khối lượng gà con 1 ngày tuổi.
Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với một số nghiên cứu của các tác g iả Bozkurt và cs.
(2012b). Thí nghiệm trên gà Lohmann Brown layer từ 1 ngày tuổi đến 58 tuần tuổi. Thí
nghiệm gồm 3 lô, lô 1: đối chứng, lô 2: bổ sung kháng sinh avilamycin với liều 10mg/kg thức
ăn, lô 3: bổ sung hỗn hợp tinh dầu thảo dược ở liều 24 mg/kg thức ăn. Kết quả Bổ sung kháng
sinh và hỗn hợp tinh dầu thảo dược làm tăng đáng kể tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng so với lô
đối chứng. Bolukbasi và cs. (2008) cũng kết luận khối lượng trứng tăng đáng kể khi bổ sung
200mg/kg tinh dầu gồm cây húng tây, ngải đắ ng và hương thảo vào khẩu phần gà đẻ trong 12
tuần thí nghiệm.
Tuy nhiên, một số tác giả như Fatih và cs. (2011), Bolukbasivà cs. (2010) cho rằng thảo
ợc
dư không ảnh hưởng đến khối lượng trứng.
Bảng 6: Khối lượng trứng (gam/quả)
TT thứ 34
56,6
55,6
57,3
56,1
57,0
55,7

57,1
56,5
56,7
57,9
55,9
57,3
0,669
0,198


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
SEM
P

TT thứ 38
57,7
56,4
57,3
57,7

58,9
57,2
58,9
57,5
56,2
58,3
57,2
58,8
0,576
0,076

TT thứ 42
57,9 b
59,1 ab
60,5 a
58,9 ab
60,3 a
60,2 a
59,3 ab
60,6 a
58,6 ab
60,3 a
59,1 ab
60,0 a
0,78
0,008

TT thứ 46
58,7 b
59,6 ab

60,3 ab
61,6 ab
62,3 a
61,6 ab
62,1 a
62,6 a
60,6 ab
62,3 a
62,1 a
62,0 a
0,811
0,001

Trung bình
57,7 b
57,7 b
58,9 ab
58,6 ab
59,6 a
58,7 ab
59,4 ab
59,3 ab
58,0 ab
59,7 ab
58,3 ab
59,5 ab
0,524
0,001

Ghi chú:TT: tuần tuổi, theo cột dọc có chữ cái khác nhau là có sự sai khác tin cậy với p<0,05


Tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn ấp
Bảng 7: Tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn ấp (%)
Tđ TT
14 35
15 36
16 37
17 38
18 39
19 40
20 41
21 42
22 43
23 44
24 45
25 46
TB

Lô 1
92,8
92,2
95,3
93,6
94,5
93,9
93,1
94,3
95,2
93,9
94,5

93,5
93,9b

Lô 2
94,9
96,2
95,6
94,1
94,4
95,8
94,9
94,0
95,6
95,2
94,6
94,2
95,0ab

Lô 3
94,3
93,5
94,7
94,1
96,6
93,0
95,2
95,8
94,5
95.3
94,3

94,5
94,6ab

Lô 4
96,9
95,7
94,1
94,1
96,9
96,2
95,0
96,3
94,5
94,8
95,3
95,8
95,5a

Lô 5
95,4
95,3
95,7
95,0
94,8
95,3
96,7
95,2
96,0
95,3
95,8

94,9
95,5a

Lô 6
96,4
95,9
96,6
96,6
96,1
95,9
95,0
94,9
96,4
95,8
96,5
95,4
96,0a

Lô 7
95,3
96,5
94,6
96,3
94,9
94,8
94,7
94,5
95,8
94,8
95,1

95,7
95,3a

Lô 8
94,8
95,0
96,0
95,5
96,0
95,5
96,9
96,0
95,9
96,9
95,9
95
95,7a

Lô 9
96,0
94,8
95,0
95,4
94,5
94,3
95,8
93,3
97,0
96,3
94,3

94,6
95,1ab

Lô 10
96,0
93,4
94,7
93,4
92,8
95,8
94,9
95,4
95,8
95,3
96,1
94
94,7ab

Lô 11
95,6
95,3
94,5
96,8
96,2
94,7
95,0
94,9
96,4
96,4
97,3

93,1
95,5a

Lô 12
94,8
96,5
94,3
96,3
94,9
95,3
94,7
95,1
95,8
95,3
96,5
94,5
95,3a

Ghi chú: Tđ: tuần đẻ, TT: tuần tuổi, TB: trung bình. Theo hàng có chữ cái khác nhau là có sự sai khác tin cậy với p<0,05


Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

191

Đối với gà giống , tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn ấp là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp
phần nâng cao số lượng cũng như chất lượng gà con 1 ngày tuổi. Kết quả ở bảng 7 cho thấy,
có sự sai khác đáng tin cậy (P<0,05) về chỉ tiêu này giữa các lô có bổ sung thảo dược so vớ i
lô đối chứng. Qua theo dõi đã ghi nhận, ở lô đối chứng số trứng không đạt tiêu chuẩn ấp chủ
yếu do khối lượng trứng nhỏ (dưới 43gam/con), còn ở các lô bổ sung thảo dược đã cải thiện

đáng kể khối lượng trứng vì thế đã nâng cao tỷ lệ trứng chọn ấp.
Hệ số chuyển hóa thức ăn /10 quả trứng (FCR) của gà thí nghiệm
Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng để tạo trứng, nếu thiếu chất dinh dưỡng thì gia cầm sẽ
không đủ nguyên liệu để tạo trứng còn nếu thừa chất dinh dưỡng gia cầm sẽ mập mỡ và dẫn
đến giảm năng suất sinh sản. Đối với gà Lương Phượng giai đoạn đẻ, thức ăn tiêu thụ của gà
thí nghiệm được điều chỉnh hạn chế hàng tuần theo tỷ lệ đẻ, từ đó tính được tiêu tốn thức
ăn/10 trứng. Đây là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của con giống. Kết quả trình
bày ở bảng 8 và biểu đồ 2.
Bảng 8: Hệ số chuyển hóa thức ăn/10 trứng (kg thức ăn)
Lô thí nghiệm

Tuần tuổi
35-38

Tuần tuổi
39-42

Tuần tuổi
43-46

Tuần tuổi
35-46

1

2,12

2,30

2,18


2,19

2

2,13

2,09

2,15

2,10

3

2,08

2,19

2,4

2,18

4

2,12

2,13

2,12


2,11

5

2,01

2,06

2,18

2,06

6

2,05

2,09

2,21

2,09

7

2,13

2,17

2,39


2,21

8

2,08

2,15

2,21

2,13

9

2,09

2,17

2,31

2,16

10

2,08

2,33

2,16


2,15

11

2,08

2,16

2,25

2,15

12

2,05

2,19

2,23

2,13

SEM

0,043

0,057

0,058


0,028

P

0,803

0,131

0,133

0,222

FCR được xác định tại 3 thời điểm sau 4,8 và 12 tuần thí nghiệm. Qua bảng 8 cho thấy
ại
các
thời điểm theo dõi FCR của các lô thí nghiệm khác nhau không có ý nghĩa thống kê
t
(P>0,05). Điều này có thể lý giải rằng thời điểm tiến hành thí nghiệm là lúc gà có tỷ lệ đẻ ổn
định, trong quá trình thí nghiệm mức ăn của gà được điều chỉnh theo tỷ lệ đẻ. Vì vậy các lô gà
thí nghiệm có tỷ lệ đẻ không sai khác nhau nhiều dẫn đến FCR giữa các lô cũng không chênh
lệch đáng kể.
So sánh FCR trung bình ở 3 mức của từng chế phẩm với các lô đối chứng (biểu đồ 2) cho
thấy: FCR trung bình cả giai đoạn các lô bổng sung CP3 đạt 2,09kg, cải thiện 4,6% so với đối
chứng và tương đương với lô kháng sinh. CP 4 có FCR đạt 2,17kg và CP5 đạt 2,14kg, so với
đối chứng cải thiện không nhiều chỉ từ 0,9 -2,3% (P>0,05).


Phần Di nh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi


192

Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả như
Fatih và cs. (2011), Bozkurt và cs. (2012b), Bolukbasi và cs. (2010) chứng minh rằng sai khác
không ý nghĩa về chỉ tiêu hệ số chuyển hóa thức ăn kh i gà đẻ được bổ sung hỗn hợp tinh dầu
thảo dược vào khẩu phần.
2,19

2,2

2,18

2,18

2,17

2,16

ĐC

2,14

2,14

KS
TDNN

2,12

2,1


2,1

CP3

2,09

CP4

2,08

CP5

2,06
2,04

FCR

Biểu đồ 2: Hệ số chuyển hóa thức ăn tuần tuổi 35 -46
Phẩm chất trứng của gà thí nghiệm
Kết quả bảng 9 cho thấy các chỉ tiêu phẩm chất trứng giữa các nghiệm thức với chế phẩm
khác nhau và với liều lượng khác nhau không có sự sai khác nhiều (P>0,05). Như vậy, các
chế phẩm thảo dược ảnh hưởng không rõ rệt đến các chỉ tiêu chất lượng trứng.
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phẩm chất trứng

TN

Số
trứng
khảo sát


Khối lượng
trứng khảo sát
(gam)

Chỉ số
hình thái

KL lòng
đỏ
(gam)

Tỷ lệ
lòng đỏ
(%)

KL lòng
trắng
(gam)

Tỷ lệ
lòng
trắng
(%)

Haugh

1

5


56,2

1,341

15,21

29,06

34,4

61,26

84,4

2

5

55,8

1,329

16,43

29,45

33,7

60,39


83,6

3

5

56,3

1,361

15,44

27,42

34,3

60,97

83,0

4

5

54,2

1,304

16,64


30,71

34,7

63,22

81,0

5

5

54,8

1,341

17,21

31,41

35,9

59,07

84,6

6

5


55,9

1,323

17,48

31,27

34,3

60,20

86,8

7

5

56,4

1,321

16,54

29,32

34,5

61,61


82,8

8

5

56,7

1,331

18,08

31,89

35,2

59,18

84,1

9

5

56,5

1,293

17,11


30,29

34,7

61,23

84,4

10

5

56,3

1,331

18,36

32,61

34,3

61,37

81,4

11

5


56,1

1,329

17,68

31,52

34,8

62,86

82,8

12

5

56,2

1,351

17,34

30,85

35,1

60,93


82,0

SEM

0,591

0,017

0,558

1,028

0,517

0,931

2,456

P

0,158

0,452

0,124

0,094

0,248


0,435

0,768

Ghi chú: TN: thí nghiệm, KL: khối lượng


Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

193

Chi phí thức ăn và giá thành/1 quả trứng giống
Bảng 10. Chi phí thức ăn và giá thành/1 quả trứng giống
Giá thành
thức ăn
sau khi bổ
sung KS,
CP

CPTA/
1 trứng giống
(đồng)

Giá thành/
1 trứng giống
(đồng)

9.674


2.256

3.471



FCR/10
trứng

Tỷ lệ
trứng
chọn
ấp

1

2,19

93,9

0

2

2,1

95,0

1.520.000


380

10.054

2.222

3.419

3

2,18

94,6

210.000

420

10.094

2.326

3.579

4

2,11

95,5


69.949

70

9.744

2.153

3.312

5

2,06

95,5

69.949

140

9.814

2.117

3.257

6

2,09


96,0

69.949

210

9.884

2.152

3.310

7

2,21

95,3

83.173

87

9.761

2.264

3.483

8


2,13

95,7

83.173

175

9.849

2.192

3.372

9

2,16

95,1

83.173

262

9.936

2.257

3.472


10

2,15

94,7

94.522

151

9.825

2.231

3.432

11

2,15

95,5

94.522

302

9.976

2.246


3.455

12

2,13

95,3

94.522

435

10.109

2.259

3.476

Giá KS, chế
phẩm
(đồng/kg)

CPTA tăng
thêm do bổ
sung KS, CP
(đồng)

Ghi chú: CPTA: chi phí thức ăn, CP: chế phẩm.

Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm 65-70% tổng chi phí. Chính vì thế tiết kiệm được

thức ăn càng nhiều sẽ giảm được chi phí càng l ớn. Giá thức ăn được tính sau khi KPCS có bổ
sung CP. Kết quả tính toán CPTA/1 trứng giống và giá thành/1 trứng giống được trình bày ở
bảng 10. Qua bảng cho thấy giá thành/1 trứng giống biến động từ 3.257 - 3.579đ, cao nhất ở lô
3 (0,2% CPNN) và thấp nhất ở lô 5 (0,2% CP3). Nhìn chung, giá thành/1 trứng giống của các
lô bổ sung CP3, CP4 và CP5 đều thấp hơn hoặc tương đương với KPCS, kháng sinh và
TDNN. Trong 3 CP thì CP3 có giá thành/1 trứng giống thấp nhất (3.257- 3.312đ) đều thấp
hơn lô đối chứng từ 159 đến 214 đồng (4,6-6,2%). CP4 có giá thành/1 trứng giống dao động
từ 3.372-3.483đồng, trong đó lô 8 (0,21% CP4) thấp hơn lô đối chứng 99đồng (2,8%), ở 2
liều còn lại không hiệu quả. Đối với CP5, lô 10 và 11 (0,16 và 0,32% CP5) có giá thành/1
trứng giống thấp hơn đối chứng không nhiều chỉ từ 16 -39 đồng (0,5 -1,1%), còn lô 12 (0,48%
CP5) thì không hiệu quả.
Như vậy, bổ sung CP3 liều từ 0,1-0,3%, CP4 ở liều 0,21% và CP5 liều 0,16 và 0,32% vào
khẩu phần gà đẻ giúp hạ giá thành/1 trứng giống so với đối chứng.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Thí nghiệm các chế phẩm khác nhau (CP3, CP4, CP5) với ba liều lượng khác nhau của
mỗi loại đã không có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sức sống và một số chỉ tiêu chất lượng
trứng của gà Lương Phượng từ 35 đến 46 tuần đẻ trứng. Khối lượng g à mái, tỷ lệ đẻ và hệ số
chuyển hóa thức ăn của các lô thí nghiệm đều có cải thiện hơn lô đối chứng. Các chế phẩm
thảo dược hoàn toàn có thể thay thế kháng sinh trong thức ăn cho gà đẻ.


Phần Di nh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi

194

Với chế phẩm 3: ở cả 3 liều đều cho hiệu quả tốt nhưng liều bổ sung tố i ưu là 0,2% trong
khẩu phần.
Với chế phẩm 4: liều bổ sung tối ưu là 0,21%.
Với chế phẩm 5: liều tối ưu là 0,16%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bolukbasi. S. C., M. K. Erhan., O. Kaynar, 2008. The effects of feeding thyme, sage and rosemary on
laying hen performance, cholesterol and some protein ratio of egg york and Escherichia Coli count in feces.
Arch Geflugelk 72, 231-237.
2. Bolukbasi. S. C., M. K. Erhan., H. Urusan, 2010. The effects of supplementation on bergamot oil (Cirrus
Bergamia) on egg production, egg quality, fatty acid composition of egg york in laying hens. Journal Poultry
Science 47, 163-169. ttps://www.jstage.jst.go.jp/article/jpsa/47/2/47_009072/_article
3. Bozkurt. M., Friederik Hippenstiel., A.A.A Abdel - Wareth., Saskia Kehraus., K. Kucukyilmaz and K.H
Sudekum, 2014. Effect of selected herbs and essential oils on perfermance, egg quality and some metabolic
activities in laying hens. A review. Europ Poultry Science 78.
4. Bozkurt. M., K. Kucukyilmaz., M. Pamukcu., M. Cabuk., A. Alcicek., A. U. Catli., 2012b. Long-term
effects on dietary supplementation with an essential oil mixture on the growth and laying performance of
two
layer
strains.
Italia
Journal
Animal
Science.
11:
e5,
23-28.
/>5. Brenes. A and Roura.E, 2010. Essentialoils in poultry nutrition. Main effects and modes of action.
AnimalFeed Science Technology 158, 1-14.
6. Ghasemi. R., M. Zarei., M. Torki, 2010. Adding medicinal herbs including galic (Allinum stavum) and
Thyme (Thymus vulgari) to diet of laying hens and evaluating productive performance and egg quality
characteristics. Am J Anim Vet Sci 5, 151-154.
7. Fatih Orhan, Mustafe Eren, 2011. Effect of herbal mixture supplementation to fish oiled layer diets on lipid
oxidation of egg york, hen performance and egg quality. Ankara University Veterinary Fak Derg, 58: 33-39.
8. Varel. V. H, 2002. Livestock manure odor abatement with plant derived oils and nitrogen conservation with
urease inhititors. Ournal Animal Science 80 (E. Supple. 2) É-E7.



Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2013 - 2015

195

Phụ lục 1: Công thức sản xuất chế phẩm, giá dược liệu, chi phí sản xuất, giá thành chế phẩm
Lượng
dược
liệu/kg
cao hỗn
hợp (kg)

Chi phí
chiết và cô
cho 1 kg
cao hỗn
hợp (đ)

Giá thành
1 kg cao
hỗn hợp
(đ)

1,50

227.316,0

675.966,0


21,66667

1,69

231.424,6

295.615,4

36,66667

0,64

116.744,7

Lượng
cao
phối
cho 50 g

Tỷ lệ
các
cao
(%)

Giá
dược
liệu
(đ/kg)

Hiệu

suất
chiết (%)

19,94

39,9

300.000

26,66667

Cao Quế

18,3

36,6

38.000

Cao Dâu tằm
Tinh bột mì

11,76

23,5

40.000

Giá thành
1 kg CP

(5% cao +
95% tá
dược) (đ)

Công thức 3
Cao Xạ can

500

15.000

142.402,9
1.113.984,3

69.949,2

Công thức 4
Cao Xạ can

21,38

42,8

300.000

26,66667

1,60

243.732,0


724.782,0

Cao Bọ mắm

16

32,0

25.000

7,666667

4,17

396.521,7

500.869,6

Cao Dâu tằm

12,62

25,2

40.000

36,66667

0,69


125.282,2

Tinh bột mì

400

15.000

152.816,7
1.378.468,3

83.173,4

Công thức 5
Cao Xạ can

28,92

57,8

300.000

26,66667

2,17

329.688,0

980.388,0


Cao Viễn chí

4,03

8,1

350.000

50,66667

0,16

35.633,7

91.311,3

Cao Bọ mắm

17,05

34,1

25.000

7,666667

4,45

422.543,5


533.739,1

Tinh bột mì

250

15.000

1.605.438,4

94.521,9

Phụ lục 2: Hàm lượng Flavonoid và Glycosid toàn phần trong cao và trong chế phẩm
Lượng
cao phối
cho 50 g

Tỷ lệ
các
cao
(%)

19,94

39,9

Cao Quế

18,3


36,6

Cao Dâu tằm

11,76

23,5

Hàm
Hàm
Hàm
Hàm lượng
lượng
lượng
lượng
Flavonoid Flavonoid
Flavonoid Glycosid
trong cao
trong CP
trong cao trong cao
(%)
hỗn hợp
đơn (%)
đơn (%)
(%)

Hàm lượng
Glycosid
trong cao

hỗn hợp
(%)

Hàm lượng
Glycosid
trong CP
(%)

3,287

0,164

Công thức 3
Cao Xạ can

Tinh bột mì

20,644

4,855

0,243

20,644

5,210

0,261

500


Công thức 4
Cao Xạ can

21,38

42,8

Cao Bọ mắm

16

32,0

Cao Dâu tằm

12,62

25,2

Tinh bột mì

400

Công thức 5
Cao Xạ can

28,92

57,8


Cao Viễn chí

4,03

8,1

Cao Bọ mắm

17,05

34,1

Tinh bột mì

250

40,785



×