Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Tổ chức dạy học giải quyết vấn đề, tích hợp ca dao, tục ngữ vào môn giáo dục công dân”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.92 KB, 84 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Viễn cảnh sôi động, tươi đẹp nhưng cũng nhiều thách thức, đòi hỏi
ngành Giáo dục – Đào tạo phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, đồng bộ
về mọi mặt. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học
và phương tiện dạy học. Trong kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Trung
ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ những yếu kém và nguyên nhân: “Hoạt động học
tập trong các nhà trường ở mọi cấp học chủ yếu vẫn là hướng vào mục đích
khoa cử, chưa quan tâm làm cho người dạy ,người học, người quản lý coi
trọng thực hiện mục đích học tập đúng đắn. Phương pháp giáo dục nặng về
áp đặt thường khuyến khích tiếp thu một cách máy móc, chưa khuy ến khích
sự năng động, sáng tạo của người học...”
Những thiếu sót trên đây đã được pháp chế trong luật giáo dục điều 24.2
“Phương pháp giáo d ục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. (Luật giáo dục năm 2005).
Chúng ta biết rằng, môn giáo dục công dân về thực chất là giáo dục con
người, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Nhưng giáo dục
như thế nào để hiệu quả, giáo dục như thế nào là đủ, là đúng thì chúng ta vẫn
chưa có câu trả lời chính xác. Học sinh thường có tư tưởng xem nhẹ môn học
coi đó là môn phụ, thấy môn học khô khan, dễ nhàm chán, trừu tượng, khó
hiểu, những điều học xong thường không được thực hành. Việc học môn học
này đối với học sinh thường mang tư tưởng đối phó, học vẹt. Một tuần chỉ học
có một tiết mà môn học lại không thi tốt nghiệp nên học sinh thờ ơ, xem nhẹ.
Học sinh thường tỏ ra không hứng thú, thiếu đầu tư cho môn học, thiếu
nghiêm túc khi học.

1



Việc quan trọng hiện nay là làm cho học sinh hiểu được vai trò cũng như
hiệu quả của môn học này. Thay đổi lối suy nghĩ và cái nhìn đối với một môn
học mang sứ mệnh quyết định đến tình cảm,tâm hồn, đạo đức, lối sống của
người học. Biến môn giáo dục công dân trở thành vũ khí tinh thần có sức
mạnh to lớn chống lại sự suy thoái đạo đức của một bộ phận giới trẻ hiện nay
Qua thực tế, tôi nhận định được rằng ca dao, tục ngữ là những ngôn từ rất
gần gũi và gắn bó với con người Việt Nam. Ngay từ khi mới lọt lòng ca dao,
tục ngữ, thơ đã đến với tuổi ấu thơ qua lời ru của mẹ, lớn lên ca dao, tục ngữ
là người thầy răn dạy con người đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Ca dao, tục ngữ
được chọn lọc chính xác và được gọt giũa qua nhiều thời gian. Qua truyền
thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
Tiếp thu những nghị quyết và nhiệm vụ trên, là giáo viên giảng dạy môn
giáo dục công dân tôi luôn tự đặt ra cho mình một nhiệm vụ là phải tìm được
biện pháp dạy học mới phát huy được tính hứng thú, tích cực của học sinh
trong học tập. Chính vì vậy tôi viết sáng kiến kinh nghiệm : “ Tổ chức dạy học
giải quyết vấn đề, tích hợp ca dao, tục ngữ vào môn giáo dục công dân”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, tích hợp ca dao, tục
ngữ trong một số bài học môn giáo dục công dân nhằm phát huy tính hứng
thú, tích cực của học sinh trong học tập, qua đó hát huy năng lực, hình thành
nhân cách đạo đức cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu đề tài
- Cơ sở lí luận của dạy học giải quyết vấn đề.
- Cơ sở lí luận của dạy học tích hợp.
- Hoạt động dạy và học môn giáo dục công dân ở trường THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu vai trò của ca dao tục ngữ đối với việc giáo dục đạo đức, hình
thành nhân cách học sinh.
2



- Tìm hiểu nội dung chương trình môn giáo dục công dân để tích hợp ca dao,
tục ngữ vào giảng dạy.
- Tìm hiểu phương pháp dạy học tích hợp phát huy tính tích cực, năng lực
sáng tạo của học sinh.
- Tìm hiểu phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của tiến trình dạy
học đã thiết kế và phân tích các ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy
học hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu, phân tích lí luận.
- Điều tra, quan sát, phỏng vấn.
- Thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông.
6. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu xây dựng được tiến trình dạy học có tích hợp ca dao, tục ngữ sẽ góp
phần phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh trong học tập, qua đó giúp
các em phát huy năng lực bản thân, hình thành nhân cách đạo đức.
7. Cấu trúc sáng kiến
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, sáng kiến gồm 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận.
Chương 2. Thiết kế tiến trình dạy học giải quyết vấn đề tích hợp ca dao,
tục ngữ vào một số bài học môn giáo dục công dân.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

3


CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Dạy học tích hợp
1.1.1. Tích hợp
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích
hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp
các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo
đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên
thế giới thực hiện.[1]
1.1.2. Mục đích của dạy học tích hợp
Chương trình dạy nghề truyền thống phần lớn là theo quan điểm tiếp cận
nội dung. Chương trình dạy nghề được thiết kế thành các môn học lý thuyết
và môn học thực hành riêng lẻ nhau. Chính vì vậy loại chương trình này có
những hạn chế:
- Quá nặng về phân tích lý thuyết, không định hướng thực tiễn và hành động.
Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân (kỹ
năng giao tiếp).
- Lý thuyết và thực hành tách rời nhau ít có mối quan hệ.
- Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm.
- Nội dung trùng lắp, học có tính dự trữ.
- Không phù hợp với xu thế học tập suốt đời…

4



Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình dạy
nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được thiết kế theo quan điểm kết
hợp môn học và mô đun kỹ năng hành nghề. Các mô đun được xây dựng theo
quan điểm hướng đến năng lực thực hiện. Mô đun là một đơn vị học tập có
tính trọn vẹn, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học sau khi học
xong có năng lực thực hiện được công việc cụ thể của nghề nghiệp. Như vậy
dạy học các mô đun thực chất là dạy học tích hợp nội dung để nhằm hướng
đến mục đích sau :
- Gắn kết đào tạo với lao động.
- Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động.
-

Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng

lực hoạt động nghề.
-

Khuyến kích người học học một cách toàn diện hơn (Không chỉ là kiến

thức chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó).
- Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ.
- Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn...
1.1.3. Đặc điểm của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp có những đặc điểm sau :
1.1.3.1. Lấy người học làm trung tâm:
Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng
yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có
khả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học,
quá trình cá nhân hóa người học. Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi

người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm
ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt
trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt
mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề
nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành,
hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân.
5


Trong dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học tự thể hiện
mình, phát triển năng lực làm việc nhóm,hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm
việc theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích
thích các thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào gỉai quyết vấn đề.
Sự hợp tác giữa người học với người học là hết sức quan trọng nhưng
vẫn chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính
tự chủ, chủ động nổ lực tìm kiếm kiến thức của người học. Còn người dạy chỉ
là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự
tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động của
chính mình. Người dạy phải dạy cái mà người học cần, các doanh nghiệp
đang đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền
kinh tế- xã hội chứ không phải dạy cái mà người dạy có. Quan hệ giữa người
dạy và người học được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau.
Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác,
chưa khoa học, người học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự
kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách học của mình. Nhận ra những sai
sót và biết cách sửa sai đó chính là biết cách học.
Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, đây là
xu hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống.
1.1.3.2. Định hướng đầu ra
Đặc điểm cơ bản nhất, có ý nghĩa trung tâm của đào tạo nghề theo năng

lực thực hiện là định hướng chú ý vào kết quả đầu ra của quá trình đào tạo
xem người học có thể làm được cái gì vào những công việc thực tiễn để đạt
tiêu chuẩn đầu ra. Như vậy, người học để làm được cái gì đó đòi hỏi có liên
quan đến chương trình, còn để làm tốt công việc gì đó trong thực tiễn như
mong đợi thì liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập. Người học đạt được
những đòi hỏi đó còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong đào tạo,
việc định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình đào
tạo, cho phép người sử dụng sản phẩm đào tạo tin tưởng và sử dụng trong một
thời gian dài, đồng thời còn góp phần tạo niềm tin cho khách hàng.
6


Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng
vào công việc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải
đảm bảo chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ. Từ những kết quả đầu
ra đi đến xác định vai trò của người có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này,
một vai trò tập hợp các hành vi được mong đợi theo nhiệm vụ, công việc mà
người đó sẽ thực hiện thật sự. Do đó, đòi hỏi người dạy phải dạy được cả lý
thuyết chuyên môn nghề nghiệp vừa phải hướng dẫn quy trình công nghệ,
thao tác nghề nghiệp chuẩn xác, phổ biến được kinh nghiệm, nêu được các
dạng sai lầm, hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, biết cách tổ
chức hướng dẫn luyện tập.[2]
1.1.3.3. Dạy và học các năng lực thực hiện
Dạy học tích hợp do định hướng kết quả đầu ra nên phải xác định được
các năng lực mà người học cần nắm vững, sự nắm vững này được thể hiện ở
các công việc nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra và đã được xác định trong
việc phân tích nghề khi xây dựng chương trình. Xu thế hiện nay của các
chương trình dạy nghề đều được xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần
có của người lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Phương pháp
được dùng phổ biến để xây dựng chương trình là phương pháp phân tích nghề

(DACUM) hoặc phân tích chức năng của từng nghề cụ thể. Theo các phương
pháp này, các chương trình đào tạo nghề thường được kết cấu theo các mô
đun năng lực thực hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nội dung
giảng dạy trong mô đun phải được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng”.
Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy
lý thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào
đó hay kỹ năng hành nghề nhằm đáp ứng được mục tiêu của mô đun. Dạy học
phải làm cho người học có các năng lực tương ứng với chương trình. Do đó,
việc dạy kiến thức lý thuyết không phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ
cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các năng lực thực hành ở mỗi người
học. Trong dạy học tích hợp, lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học chuyên
ngành về những vấn đề cơ bản, về những quy luật chung của lĩnh vực chuyên
7


ngành đó. Hơn nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ dẫn đến tình trạng lý
thuyết suông, kiến thức sách vở không mang lại lợi ích thực tiễn. Do đó, cần
gắn lý thuyết với thực hành trong quá trình dạy học. Thực hành là hình thức
luyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giúp cho người học hiểu rõ và
nắm vững kiến thức lý thuyết. Đây là khâu cơ bản để thực hiện nguyên lý
giáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Thực hành phải có đủ
phương tiện, kế hoạch, quy trình luyện tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừa
học. Để hình thành cho người học một kỹ năng thì cần phải dạy cho họ biết
cách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn nội lực (kiến thức, khả năng thực
hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì có thể huy động được nằm ngoài
cá nhân). Như vậy, người dạy phải định hướng, giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh
và động viên hoạt động của người học. Sự định hướng của người dạy góp
phần tạo ra môi trường sư phạm bao gồm các yếu tố cần có đối với sự phát
triển của người học mà mục tiêu bài học đặt và cách giải quyết chúng. Người
dạy vừa có sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt những sai lầm cho

người học ở phần thực hành; đồng thời kích thích, động viên người học nẩy
sinh nhu cầu, động cơ hứng thú để tạo ra kết quả mới, tức là chuyển hóa
những kinh nghiệm đó thành sản phẩm
của bản thân.
Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống của
đời sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết
nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá
những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã
được giáo viên sắp xếp. Người học cần phải tiếp nhận đối tượng qua các
phương tiện nghe, nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát
hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, người
học vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy,
người dạy không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các
thao tác thực hành.
8


Hoạt động nào cũng cần có kiểm soát, trong dạy học cũng vậy, người
dạy cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những
nhận thức chưa đúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá,
điều chỉnh. Việc đánh giá và xác định các năng lực phải theo các quan điểm là
người học phải thực hành được các công việc giống như người công nhân
thực hiện trong thực tế. Việc đánh giá riêng từng người khi họ hoàn thành công
việc, đánh giá không phải là đem so sánh người học này với người học khác mà
đánh giá dựa trên tiêu chuẩn nghề.[3]
1.2. Dạy học giải quyết vấn đề
1.2.1. Khái niệm
Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức, con đường mà giáo viên áp dụng
trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tòi khám phá độc lập của
học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động

của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề.[4]
1.2.2. Đặc trưng của dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề gồm có bốn đặc trưng sau:
a. Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là xuất phát từ THCVĐ:
- Tình huống có vấn đề (THCVĐ) luôn chứa đựng nội dung cần xác định,
một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ... và do vậy, kết
quả của việc nghiên cứu và giải quyết THCVĐ sẽ là tri thức mới hoặc phương
thức hành động mới đối với chủ thể.
- THCVĐ được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý xuất hiện ở chủ thể trong
khi giải quyết một bài toán, mà việc giải quyết vấn đề đó cần đến tri thức mới,
cách thức hành động mới chưa biết trước đó..
b. Quá trình dạy học theo quan điểm GQVĐ được chia thành những giai đoạn
có mục đích chuyên biệt:
* Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước:

9


Hình 1.2: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước
Bước 1: Tri giác vấn đề
- Tạo tình huống gợi vấn đề.
- Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống.
- Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó.
Bước 2:Giải quyết vấn đề.
- Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm.
- Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết, có thể điều chỉnh, thậm chí bác bỏ
và chuyển hướng khi cần thiết. Trong khâu này thường hay sử dụng những
qui tắc tìm đoán và chiến lược nhận thức như sau: Qui lạ về quen; Đặc biệt
hóa và chuyển qua những trường hợp giới hạn; Xem tương tự; Khái quát hóa;
Xét những mối liên hệ và phụ thuộc; Suy ngược (tiến ngược, lùi ngược) và suy

xuôi (khâu này có thể được làm nhiều lần cho đến khi tìm ra hướng đi đúng).
- Trình bày cách giải quyết vấn đề.
Bước 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải.
- Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của lời giải.
- Kiểm tra tính hợp lý hoặc tối ưu của lời giải.
- Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả.

10


- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật
ngược vấn đề và giải quyết nếu có thể.
* Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước

Hình 1.3: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước
Bước 1:Đưa ra vấn đề: Đưa ra các nhiệm vụ, tình huống và mục đích của hoạt động
Bước 2:Nghiên cứu vấn đề: Thu thập hiểu biết của học sinh, nghiên cứu tài liệu
Bước 3:Giải quyết vấn đề: Đưa ra lời giải, đánh giá chọn phương án tối ưu
Bước 4:Vận dụng: Vận dụng kết quả để giải quyết bài tình huống, vấn đề
tương tự.
c. Quá trình dạy học theo quan điểm GQVĐ bao gồm nhiều hình thức tổ
chức đa dạng: Quá trình học tập có thể diễn ra với những cách tổ chức đa
dạng lôi cuốn người học tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sự
dẫn dắt, gợi mở, cố vấn của giáo viên; ví dụ:
- Làm việc theo nhóm nhỏ (trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi…).
- Thực hiện những kỹ thuật hỗ trợ tranh luận (ngồi vòng tròn, chia nhóm nhỏ
theo những ý kiến cùng loại...).
- Tấn công não (brain storming), đây thường là bước thứ nhất trong sự tìm tòi
giải quyết vấn đề (người học thường được yêu cầu suy nghĩ, đề ra những ý
hoặc giải pháp ở mức độ tối đa có thể có của mình).

- Báo cáo và trình bày (thực hiện nhiều cách làm, từ cá nhân viết, trình bày ở
nhóm nhỏ, báo cáo của nhóm trước cả lớp...).
d. Có nhiều mức độ tích cực tham gia của học sinh khác nhau: Tùy theo mức
độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề Tùy theo mức độ
độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, người ta đề cập đến
các cấp độ khác nhau, cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của dạy
11


học giải quyết vấn đề như tự nghiên cứu giải quyết vấn đề, tìm tòi từng phần,
trình bày giải quyết vấn đề của giáo viên.
1.3. Vai trò của môn giáo dục công dân.
Thứ nhất: Giáo dục công dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành nhân cách học sinh. Khi sinh ra mỗi học sinh giống như tờ giấy
trắng, chính sự dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội mà hình thành nên
nhân cách một con người. Nhà trường là nơi mà trẻ em được giáo dục đầy đủ
nhất về các mặt như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ….Trong đó môn giáo duc
công dân đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo duc đạo đức cho học sinh. Môn
giáo dục công dân hình thành cho các em những tri thức, niềm tin đạo đức, từ
đó hình thành nên các hành vi đạo đức, và động cơ đạo đức tương ứng.
Những hành động sai thường bắt nguồn từ những quan điểm sai lệch, chính vì
vậy mà ngay từ dầu chúng ta phải hướng các em học sinh đến những quan
điểm đạo đức đúng đắn, phù hợp với quan niện đạo đức của xã hội, để hình
thành nên những thói quen đạo đức tốt. Giáo viên trực tiếp là người uốn nắn
những tư tưởng sai lệch của học sinh, chỉ ra cho các em cái gì là đúng là phù
hợp với quan niệm đạo đức của xã hội, điều gì là chưa đúng để các em kịp
thời sửa chữa.
Thứ hai: Giáo dục công dân là môn học cung cấp cho học sinh cái
nhìn đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan. Trong cuộc sống biết nhìn
nhận mọi vấn đề một cách khách quan, không áp đặt ý kiến chủ quan của

mình. Nhận thức đúng đắn quá trình hình thành và phát triển của thế giới. Tin
tưởng vào sự phát triển của xã hội, tránh xa những hủ tục, lạc hậu và mê tín dị
đoan. Trở nên bình tĩnh trước mọi tình huống của cuộc sống. Có thái độ cầu
thị trong học tập,rèn luyện và lao động sản xuất. Tránh cho học sinh tư tưởng
chủ quan, coi thường việc nhỏ. Đây là những đức tính tốt giúp ích rất nhiều
trong quá trình học tập và nghiên cứu của học sinh sau này. Là con đường để
hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa

12


Thứ ba: Giáo dục công dân là phương tiện hữu hiệu để giúp học sinh
hình thành kỹ năng sống. Kỹ năng sống của học sinh là khả năng vận dụng
những kiến thức ( khái niện, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một
nhiệm vụ. Bất cứ kỹ năng nào cũng dựa trên cơ sở lý thuyết. Những kiến thức
mà môn giáo dục công dân đã cung cấp cho học sinh chính là những cơ sở
đầy đủ và mang tính khách quan nhất. Kỹ năng quan trọng mà học sinh tiếp
nhận được khi học môn giáo dục công dân là những kỹ năng như: kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tiếp nhận thông tin, kỹ năng nhận biết, kỹ
năng phán đoán, kỹ năng phân tích, kỹ năng phản hồi thông tin,…. Nhờ
những kỹ năng này mà học sinh có thể tự tin hơn trong cuộc sống, sống có
trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
Như vậy có thể nói môn giáo duc công dân có một vai trò vô cùng to lớn
đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Nó giúp cho học sinh có
những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Việc
dạy học có hiệu quả môn giáo dục công dân sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn
xã hội đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội. Xây dựng môi trường
văn hóa học đường lành mạnh, không còn lối ứng xử thiếu văn hóa, không
còn tình trạng bạo lưc trong giáo dục, một xã hội chỉ có tình yêu thương, sự
tôn trọng, hòa bình, hạnh phúc.

1.4. Tác dụng của ca dao, tục ngữ trong việc giáo dục đạo đức nhân cách học
sinh.
Ca dao, tục ngữ là những kinh nghiệm sống có tính trí tuệ, thiên về lý
tính. Tục ngữ thường có nghĩa đen, nghĩa bóng, giá trị chủ yếu là ở nghĩa
bóng, bởi nghĩa bóng mới có sức hàm chứa được nhiều ý và mới nâng cao
được tác dụng giáo dục. Ca dao cũng làm nhiệm vụ như tục ngữ, nhưng thiên
về trữ tình. Ca dao thường giàu hình ảnh, nhạc điệu. Ca dao không phải chỉ có
hai câu mà thường là thành bài. Nhờ vậy, ca dao có khả năng diễn đạt không
những có tính hiện thực sâu mà lại còn có tính lãng mạn cao. Nhiều bài tình
cảm được mở rộng, khiến cho ý tình như được chắp cánh bay lên - Nhiều bài
đạt được trình độ nghệ thuật mẫu mực, có giá trị như thơ ca cổ điển:
13


Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây,
Công cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng cao.
Muốn sang thời bắc Cầu Kiều,
Muốn con hay chữ, thời yêu lấy thầy.
Người xưa đã dùng tục ngữ, ca dao để truyền bá lối sống, đạo đức. Những lời
răn dạy ấy ân cần tha thiết yêu thương như tiếng nói của một người mẹ hiền.:
- Những lời răn dạy về cách ăn ở trong gia tộc.
- Những lời răn dạy về nói năng giao tiếp.
- Những lời răn dạy về nhân đức.
- Những lời răn dạy về việc học hành.
- Những lời răn dạy về đức hạnh người con gái.
- Những răn dạy về giữ gìn tình nghĩa vợ chồng.
- Những răn dạy về tu thân lập nghiệp.
- Những răn dạy về đoàn kết, tương thân tương ái.
- Thế thái nhân tình.
- Nêu gương yêu nước, chống áp bức bóc lột xâm lược.

- Và những điều cần phải tránh.
Những lời răn dạy ấy là những bài học quý giá, rất phong phú đa dạng,
những chuẩn mực về lối sống và nhân cách Việt Nam, đậm đà bản sắc Việt
Nam. Đó là một cuốn sách giáo khoa có giá trị vào loại bậc nhất (nếu không
nói là độc nhất vô nhị) về luân lý và đạo đức học, vì đấy là cái nền để rồi đến
khi hấp thu được tư tưởng đạo đức mới của thời đại mới, mới có thể trở thành
được những con người Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đại. Đó là một mẫu
người Việt Nam đẹp nhất, những con Rồng cháu Tiên xuất hiện dưới thời đại
Bác Hồ, sẽ là những người Việt Nam có tâm hồn đạo đức đẹp nhất từ xưa đến
nay. Cái đẹp của người Việt Nam mới là sự hợp thành bởi hai sắc thái đạo
đức Truyền thống và Hiện đại. Hai yếu tố ấy như là hai phần trong một cơ thể
Người - Thiếu đi một phần sẽ trở nên “bất thành nhân dạng”, không thể nào
trở thành được một Con người mới, của Thời đại mới.
14


Những lời răn dạy này gần gụi với mọi mặt cuộc sống của con người từ
gia đình tới ngoài xã hội, đặc biệt là quan hệ giữa người và người. Những lời
răn dạy này thường rất sâu đậm, do đã được kiểm nghiệm qua thời gian, thể
hiện một nhãn quan sáng suốt, nhìn xa trông rộng, nêu ra được chân lý để mọi
người vươn tới, thấy cái xấu phải tránh và tốt phải theo, để xây dựng được
một tương lai tốt đẹp. Từng lời răn dạy đều toát lên một tình cảm yêu thương
nồng nàn chân thành tha thiết, chí nghĩa chí tình, chất chứa, thấm đậm một
tâm hồn Việt Nam vô cùng cao xa và nhân hậu.
Nhân dân ta cũng đã từng coi tục ngữ ca dao như là những Luật tục,
những khuôn phép nề nếp, những thuần phong mỹ tục, ca ngợi cái tốt cái
thiện, phê phán cái xấu, cái ác, để hướng hành động cho cộng đồng. Những
tình cảm đạo đức này được mô tả chân thực vì được rút ra từ chính cuộc sống
của những người sáng tạo. Vì vậy nó trở thành chân lý vĩnh cửu, được nhân dân
yêu mến thuộc lòng, tâm niệm, phấn đấu vươn tới, cũng có khi còn dùng nói xen

vào cả trong khi đàm luận để khẳng định điều hay lẽ dở. Ca dao, tục ngữ đã gần
gụi thân thiết như máu thịt, như hơi thở, nếp nghĩ của người dân ta vậy.
Sự xuất hiện của tục ngữ ca dao đạo đức này do người dân đã dùng lặp đi
lặp lại qua thời gian mà thành ra một cách tự nhiên, nhưng cũng có khi là
những bài học rút ra đã phải trả với một giá đắt, bằng mồ hôi, công sức có khi
bằng cả một cuộc đời. Vì thế những bài học này rất sống động, chính xác và
có những ý nghĩa rất thấm thía.
Dòng sông tục ngữ ca dao Việt Nam bao la bát ngát hương hoa, đem rút ra
những điều về đạo đức, thời đó là những hạt châu báu nhiều hình nhiều vẻ; tất
cả những châu báu ấy chung quy lại đều tập trung tô đậm nổi bật một điều là
giá trị thiêng liêng của con người, vì con người:
Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người phải lấy chữ Nhân làm đầu.
Những tác giả của kho tàng văn hóa đạo đức này là vô danh, họ là những
người dân lao động đã khai phá mở mang tạo dựng nên cả một đất nước, tặng
lại cho con cháu ngày nay. Những người giữ vai trò chủ yếu trong việc sản
15


xuất để nuôi sống xã hội và cũng là những người giữ vai trò chủ yếu trong
đấu tranh giữ nước, trong suốt cả quá trình lịch sử.
Đọc tục ngữ ca dao cổ ta được đón nhận những sản phẩm tinh thần của
cha ông ta từ ngàn xưa để lại. Những sản phẩm tinh thần ấy toát ra từ những
tâm hồn và ý chí thuần khiết Việt Nam. Những tinh hoa văn hiến đạo đức này,
chắc chắn không những chỉ có giá trị dân tộc, mà còn có cả giá trị nhân loại.
Tuy vậy do hoàn cảnh lịch sử, tục ngữ ca dao cổ không tránh khỏi những
giới hạn về thế giới quan và nhân sinh quan. Đó là điều tất nhiên, nay ta phải
gạn đục khơi trong, ôn cổ tri tân, nối mạch ngầm kim cổ để xây dựng một nền
Đạo đức Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc lại văn minh hiện đại. Làm được
như vậy là ta đã coi trọng đạo đức, đạo đức truyền thống không bị lãng quên,

đạo đức không phải chỉ có giá trị trên những ngôn từ trừu tượng mà là thực sự
biến ra thành những sức mạnh thần kỳ. “Đạo đức, đó là cái để phá hủy xã hội
cũ của bọn bóc lột và để đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh
giai cấp vô sản, đang sáng tạo ra xã hội mới, xã hội cộng sản.”
V.I. Lênin.
1.2.1. Ca dao tục ngữ răn dạy về cách ăn ở trong gia tộc .
a. Nhớ tới cội nguồn :
Uống nước, nhớ nguồn.
Con người có tổ, có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Con chim có tổ, con người có tông.
Con chim tìm tổ, con người tìm tông.
Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,
Ăn gạo, nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai, nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Ăn cây nào, vào cây ấy.
Ăn cây nào, rào cây ấy.
16


b. Đạo làm con
Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu.
Nâng niu bú mớm đêm ngày,
Công cha, nghĩa mẹ, coi tày bể non.
Có nuôi con, mới biết lòng cha mẹ.
Lên non, mới biết non cao,

Nuôi con, mới biết công lao mẫu từ.
Con mẹ thương mẹ lắm thay,
Chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau.
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.
c. Cha mẹ với con cái
Con yêu nhỏ bé ngây thơ,
Tập đi, tập nói trầm trồ dễ nghe.
Ngầm ngập như mẹ gặp con,
Lon xon như con gặp mẹ.
Cá chuối, đắm đuối vì con.
Năm con năm nhớ, mười con mười thương.
Sẩy cha, ăn cơm với cá,
Sẩy mẹ, liếm lá ngoài chợ.
Cha mẹ sinh con, trời sinh tính,
Sinh con, há dễ sinh lòng.
d. Cách ăn ở trong anh em họ hàng gia tộc
Chú cũng như cha.
Dì cũng như mẹ.
17


Máu chảy, ruột mềm.
Tay đứt, ruột xót.
Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.
Chết cả đống, hơn sống một người.
Máu ai, thấm thịt người ấy.
Máu chảy đến đâu, ruồi bâu đến đấy.
Từ gót chí đầu, đau đâu khốn đấy.
Muối đổ lòng ai, nấy xót.
1.2.2. Răn dạy về nói năng giao tiếp.

Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Tiếng chào, cao hơn mâm cỗ.
Dao năng liếc thì sắc,
Đa ngôn, đa quá.
Rượu nhạt, uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.
Nói chín, thời nên làm mười,
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.
Nói lời, thì giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Một lời nói, được quan tiền tấm lụa,
Một lời nói, được dùi đục cẳng tay.
Một lời nói, được quan tiền tấm bánh,
Một lời nói, được đòn gánh phang nghiêng.
Roi song đánh đoạn thời thôi,
Một lời xiết cạnh, muôn đời chẳng quên.
18


Con ơi, mẹ bảo con này,
Học hành chăm chỉ, cho tày người ta
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười,
Dù no, dù đói, cho tươi,
Khoan ăn, bớt ngủ, là người lo toan.
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi,
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên.
Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền,
Vào thưa, ra gửi, mới nên con người.
1.2.3. Những lời răn dạy về nhân đức

Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu.
Người làm ra của,
Của không làm ra người.
Thức lâu, mới biết đêm dài,
Ở lâu, mới biết là người có nhân.
Thương người, như thể thương thân.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước, phải thương nhau cùng.
Bầu ơi, thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Hễ muốn ra con người tử tế,
Phải dễ dàng, chớ để ai hờn,
Làm ơn, ắt hẳn nên ơn,
Trời nào phụ kẻ có nhân bao giờ.
1.2.4. Những lời răn dạy về học tập
– Học là học biết giữ giàng Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
– Học là học để làm người Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
19


– Học trò học hiếu học trung Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
– Học là học để mà hành Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
– Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
– Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
– Học ăn học nói, học gói học mở.

1.2.5. Những lời răn dạy về giữ tình nghĩa vợ chồng.
Gia đình là hạt nhân của xã hội. Nếu trong xã hội mà có gia đình bền
vững thì nền tảng của xã hội cũng sẽ được củng cố và phát triển vững chắc
hơn. Đối với mỗi gia đình, mỗi thành viên đều có vai trò quan trọng nhưng bố
mẹ, ông bà, vợ chồng chính là trụ cột, là hạt nhân tạo nên hạnh phúc gia đình.
Từ thuở xa xưa, ông cha ta đã quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc gia
đình thông qua tình cảm của những người trong gia đình với nhau. Làm thế
nào để giữ được hạnh phúc của gia đình, bao giờ người ta cũng nghĩ ngay đến
tình cảm của vợ chồng đối với nhau. Bởi tình cảm vợ chồng, bố mẹ, ông bà
chính là những người giữ vai trò quyết định trong tình cảm gia đình.
Từ xa xưa, ông cha ta đã có rất nhiều bài ca dao và dân ca nói về hạnh
phúc gia đình. Bắt đầu bài viết này, tôi đưa một câu ca dao lên đầu để nói với
tất cả mọi người rằng:
Đêm khuya gió lặng, thanh trời.
Khuyên chàng bớt ngủ nghe lời em than.
Lời than của người vợ đối với chồng ở đây có rất nhiều nghĩa. Nhưng
chắc chắn nghe qua câu ca dao này, ai cũng biết đây là một người vợ rất yêu
chồng, sống vì chồng.Ta thường thấy trong gia đình, người mẹ, người vợ bao
giờ cũng là trung tâm của tình cảm. Người vợ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào,
bao giờ họ cũng rất yêu chồng.
Với người phụ nữ khi đã có chồng, họ thường cho đó là số kiếp mà trời đã
đã định, là số phận đã an bài nên không thể thay đổi, họ chỉ biết một mực
chung thủy với chồng:
20


Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.
Những câu ca sau đây, từ đời này qua đời khác, người ta truyền cho nhau,
chẳng bao giờ ai quên, chẳng thế hệ nào quên. Người ta luôn nhắc nhau hằng

ngày, bởi trong cuộc sống, vợ chồng thường cậy nhờ vào nhau, đặc biệt là
người vợ chân yếu tay mềm, luôn mong muốn được nhờ cậy chồng:
Chồng khôn vợ được đi hài
Vợ khôn chồng được nhiều bài cậy trông
Vợ chồng sống với nhau cũng có lúc có chuyện này chuyện kia, có khi va
chạm với nhau, nhưng cả hai đều cùng luôn giữ ý tứ và cảm thông cho nhau.
Đốn cây ai nỡ đứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.
Hạnh phúc gia đình có được đâu phải là do cuộc sống giàu có về vật chất đầy
đủ, điều quan trọng chính là tình cảm của mỗi người, họ cùng biết cảm thông
với hoàn cảnh gia đình và cùng chia sẻ, yêu thương với nhau thật sự.
Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng
Anh cậy em coi sóc trăm đường
Để anh mua bán trẩy trương thông hành.
Còn chút mẹ già nuôi lấy cho anh
Để anh buôn bán thông hành đường xa
Liệu mà thờ kính mẹ già
Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười
Dù no dù đói cho tươi
Khoan ăn bớt ngủ, liệu bài lo toan
21


Cho anh đành dạ bán buôn…
Hạnh phúc gia đình đôi khi chỉ là những quan niệm rất đơn giản mà sâu sắc
và ý nghĩa vô cùng:
Đèn người thắp sáng tứ phương
Đèn tôi tỏa sáng đầu giường nhà tôi
Hoặc:

Ta rằng ta chẳng có ghen
Chồng ta ta giữ, ta nghiến, ta nghiền, ta chơi
Hạnh phúc còn là những điều rất bình dị, đơn sơ:
Làm trai cho đáng nên trai
Ăn cơm với vợ, lại nài vét niêu
Con vợ nó cũng biết điều
Thắt lưng con cón cạy niêu với chồng
Hạnh phúc họ chỉ có được khi hai người thực sự hiểu nhau và yêu nhau thắm
thiết. Đây là tình cảm của người vợ đối với người chồng:
Chồng em vừa xấu vừa đen
Vừa kém nhan sắc, vừa hèn chân đi
Chồng em rỗ sứt, rỗ sì
Chân đi chữ bát mắt thì ngưỡng thiên
Bao giờ vào đám tháng giêng
Bắt chồng em đến khêng chiêng cho làng.
Bài ca dao này chứng tỏ người vợ rất yêu chồng. Mặc dù tự nhận thấy
chồng mình hèn kém và xấu xí đủ thứ, nhưng nếu đến tháng Giêng mà chồng
đến khêng chiêng cho làng thì chồng nàng lại trở thành một người đàn ông rất
đáng giá và sẽ được nhiều người quý trọng. Thực tế, biết có việc khêng
22


chiêng hay không nhưng người vợ cứ hy vọng như vậy. Niềm hy vọng ngây
thơ đó đã gắn chặt hơn tình cảm vợ chồng và tình cảm gia đình.
Còn người chồng nghĩ về vợ, cũng tương tự như vậy. Bài ca dao sau đây viết
theo lối ngoa dụ cho ta thấy rất rõ tấm lòng của người chồng rất yêu vợ.
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo: “Râu rồng trời cho”
Đêm nằm thì ngáy o o…
Chồng yêu chồng bảo: “Ngáy cho vui nhà”

Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo: “Về nhà đỡ cơm”
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo: “Hoa thơm rắc đầu…”
Trong cuộc sống, người vợ nào mà chẳng mong muốn chồng mình đỗ đạt.
Và người chồng cũng mong mình đỗ đạt để “Đỗ bảng vàng cho vang mặt vợ.”
- Nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương (1870 - 1907) đã từng viết như thế!
Nếu xét về khía cạnh bảo toàn, giữ gìn sự ấm êm của mỗi gia đình thì những
người vợ, người mẹ trong mỗi gia đình trên khắp đất nước Việt Nam đều rất
đáng yêu và đáng được kính trọng. Bởi họ có một tâm hồn rất trong sáng, tình
cảm thủy chung và rất mực yêu chồng con tha thiết.
Hãy nghe người vợ khuyên chồng chăm lo đèn sách:
Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ
Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu
Nếu như câu ca dao trên là lời khuyên rất chân tình của người vợ thì sau đây
người vợ lại nói những câu giễu nhại rất thâm thúy, sâu cay, nếu chồng lười
nhác hoặc lơ là công việc.
Chồng người năng văn, năng vũ
23


Chồng mình chỉ chủ miếng ăn
Bốc ít thì nó cằn nhằn
Bốc thêm tí nữa nó nhăn răng ra cười.
Đã từ rất lâu, câu ca dao :
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon”
được lưu truyền trong dân gian để nói về hạnh phúc gia đình và tình cảm
thắm thiết của vợ chồng. Râu tôm và ruột bầu đều là những thứ bỏ đi, nhưng
nếu đem hai thứ đó nấu với nhau và có thêm gia vị của tình yêu thì sẽ trở nên

ngon, đâu cần phải ăn cao lương, mỹ vị. Vợ chồng cốt sống với nhau chân
thành, yêu thương và chung thủy nhau hết mực sẽ có hạnh phúc đó.
Người phụ nữ Việt Nam khi có chồng rồi bao giò cũng nghĩ đến gia đình,
nghĩ đến đạo vợ chồng, chung thủy trước sau như một.
Có chồng bớt áo thay vai
Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm
Hoặc:
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm, xông hương mặc người
Có cặp vợ chồng nào mà thương yêu nhau như cặp vợ chồng còng này:
Chồng còng lấy vợ cũng còng
Nằm phản thì trật, nằm nong thì vừa.
Câu ca dao trên cho thấy, con người Việt Nam dù đàn ông hay đàn bà, dù chồng
hay vợ ai cũng đều tìm mọi cách để giữ gìn và nâng niu hạnh phúc gia đình.Có
nhiều câu ca dao khác nữa cũng nói về sự nhường nhịn của mỗi người trong gia
đình để gìn giữ tình cảm vợ chồng và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
24


Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa chẳng rơi hạt nào.

1.3. Kết luận chương 1
Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là chu trình
sáng tạo khoa học và tương ứng với chu trình này đối với việc xây dựng một
kiến thức cụ thể là tiến trình khoa học giải quyết vấn đề
Dạy học theo định hướng giải quyết các vấn đề học tập là điều kiện tốt
để phát huy tính tích cực nhận thức và năng lực nhận thức sáng tạo của HS.
Để phát huy tốt tích cực, sáng tạo của HS thì khi tổ chức HĐ giải quyết vấn
đề, GV cần biết rõ: Các biểu hiện, mức độ, nguyên nhân và các biện pháp

tăng cường tính tích cực nhận thức và cần hiểu rõ: Khái niệm năng lực, năng
lực sáng tạo và các biện pháp phát triển năng lực nhận thức sáng tạo của HS.
Để cụ thể hóa tiến trình dạy học giải quyết vấn đề và để phát huy đầy đủ
vai trò tích cực của HS trong HĐ cá nhân, thảo luận tập thể cũng như vai trò
của GV trong việc tổ chức, kiểm tra, định hướng các HĐ thì với mỗi nhiệm
vụ nhận thức cần phải được thực hiện theo các pha nhận thức:
- Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức, phát biểu vấn đề.
- Pha thứ 2: HS hành động độc lập, tích cực, trao đổi, tìm tòi giải quyết vấn đề.
- Pha thứ 3: Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới..
Trên cơ sở gần như đồng nhất giữa vai trò, tác dụng của môn học giáo dục
công dân và ca dao, tục ngữ đối với việc hình thành nhân cách, đạo đức học sinh.
Chương tiếp theo, tác giả sẽ sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề,
tích hợp ca dao, tục ngữ vào một số bài học môn giáo dục công dân.

25


×