Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

VIRUS DỊCH tả HEO (CSFV) và cơ CHẾ xâm NHẬP của VIRUS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.48 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
----------

VIRUS DỊCH TẢ HEO (CSFV) VÀ
CƠ CHẾ XÂM NHẬP CỦA VIRUS
GVHD: Trần Thị Bích Liên

NHÓM THỰC HIỆN:
Phùng Thị Bích Liễu

13112139

DH13TY

Phan Nhất Linh

14112902

DH14TY

Nguyễn Mạnh Tiến

15112900

DH15TY

-TP.HỒ CHÍ MINH – 03/2016-


MỤC LỤC




Lịch sử, phân bố:

I.

Bệnh Dịch tả heo được phát hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1810, do bệnh được
nhập từ Châu Âu. Bệnh có ở hầu khắp các nước trên thế giới, chỉ trừ một số nước:
Úc, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Newzealand, Thuỵ Sĩ. Ở Việt Nam bệnh đã có
từ lâu, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Tính đến năm 1970 bệnh đã xảy ra
trên 20 tỉnh thành ở phía Bắc. Đến nay bệnh đã được khống chế, nhưng vẫn còn
xảy ra lẻ tẻ và rải rác ở nhiều tỉnh thành.
Bệnh ở các thể quá cấp tính, cấp tính, mạn tính và có thể chết bất thình lình
không có dấu hiệu lâm sàng, hoặc có thể bệnh kéo dài 1-2 tuần thì con vật chết.
II.

Virus dịch tả heo:
1. Hình thái và cấu trúc:
- Virus gây bệnh dịch tả heo thuộc loài Pestivirus, họ Flaviviridae, virus có họ
hàng gần với virus gây bệnh tiêu chảy ở bò (BVD) và virus gây bệnh Border.
Mức độ gây bệnh của virus rất khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất độc lực của
virus. Virus dịch tả heo là ARN virus một sợi có vỏ bọc ngoài là lipoprotein.

-

Hình cầu, capsid đối xứng khối,đường kính khoảng 40-50nm.Một serotype

-

nhưng có độc lực thay đổi.

o Nhóm cường độc: bệnh cấp tính
o Nhóm có độc lực thấp: bệnh mãn tính
2. Sức đề kháng:
Virus dịch tả heo có sức đề kháng yếu. Với nhiệt độ: Trong dịch nuôi cấy tế
bào, đun 600C bị diệt sau 10 phút, máu nhiễm virus đã khử fibrin, virus bất

-

hoạt sau 30 phút ở 680C, đun 1000C virus chết ngay.
Virus rất mẫn cảm với tia cực tím và có thể tồn tại bền vững ở độ pH từ 5-10,
trên hoặc dưới mức này virus sẽ bị phá hủy.


-

Virus có vỏ ngoài chứa lipid nên tất cả các dung môi hòa tan mỡ như ete,

-

cloroform đều làm bất hoạt virus.
Trong chuồng nuôi, trong phân heo bệnh virus tồn tại được hai ngày, trong thịt
heo bệnh và các sản phẩm của nó được đông lạnh, virus có thể tồn tại lâu (thịt
xông khói (168 ngày), thịt đông lạnh (27 ngày), tủy xương (73 ngày)), đây là

-

nguồn gieo rắc mầm bệnh nguy hiểm.
Các chất sát trùng thông thường có thể diệt virus nhanh. Người ta thường dùng

-


xút 2%, nước vôi 10% để tiêu độc chuồng trại bị ô nhiễm virus.
3. Môi trường nuôi cấy và miễn dịch:
a. Môi trường nuôi cấy:
Có thể nuôi cấy virus trong tổ chức sống của heo như tủy xương, thận, dịch

-

hoàn,...
Đặc biệt môi trường nuôi tế bào thận heo thường được sử dụng. Khi nuôi cấy
virus nhân lên ở nguyên sinh chất nhưng không gây bệnh tích tế bào, virus lan
rộng từ tế bào nhiễm sang tế bào lành bên cạnh nhờ cầu nối nguyên sinh chất

-

và tồn tại lâu bên trong tế bào.
b. Miễn dịch:
Heo nái tiêm phòng – kháng thể qua sữa đầu (36 - 48 giờ).
Thời gian bán hủy kháng thể mẹ truyền: 14 ngày.

-

Kháng thể thụ động bảo hộ 80% heo (21 ngày) và 50% (42 ngày).

-

Heo con nhiễm virus từ lúc bào thai (45 ngày đầu, cuối thai kỳ): heo con bệnh
sau khi sinh.

-


Dung nạp miễn dịch (immuno tolerant): không kháng thể, không tạo miễn dịch
sau khi tiêm vaccine.

-

Heo mang trùng.
4. Đường lây truyền:
Ở heo bệnh, virus có trong máu, chất bài tiết, lách, hạch lympho và các cơ
quan phủ tạng. Heo khỏi bệnh thường mang virus và thải qua nước dãi, nước

-

tiểu và phân trong 6 - 8 tháng.
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và hô hấp:
o Lây lan trực tiếp: do heo ốm tiếp xúc với heo khỏe.
o Lây lan gián tiếp: qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus dịch tả heo như
dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh hoặc qua các


phương tiện vận chuyển, giầy dép, quần áo của người chăn nuôi, côn trùng
làm lây lan dịch.
o Virus có thể qua thức ăn, nước uống xâm nhập vào đường tiêu hóa hoặc
qua niêm mạc mắt, mũi, đường sinh dục mà vào cơ thể, cũng có thể qua da

-

bị tổn thương.
5. Triệu chứng và bệnh tích:
a. Triệu chứng lâm sàng:

Thời gian nung bệnh 3 - 4 ngày, cũng có thể một tuần hoặc hơn. Tùy độc lực,
số lượng,... của mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể. Bệnh biểu hiện ở 3 thể:
o Thể quá cấp tính:
 Bệnh xảy ra nhanh chóng (1-2 ngày), heo đang khoẻ bỏ ăn, nôn mửa,
sốt 41-420C, heo chết đột ngột, không có triệu chứng lâm sàng đặc
trưng. Da ở chân, vùng bụng của heo đỏ ửng hoặc tím lại, heo giẫy giụa
o

và chết, tỷ lệ chết 100%.
Thể cấp tính:
 Heo ủ rũ, bỏ ăn, tìm nơi tối để nằm, sốt cao 41-42 0C, kéo dài 5-6 ngày.
Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, xuất huyết lấm tấm dưới da. Lúc đầu
con vật bị táo bón, sau tiêu chảy phân lỏng, thối khắm, nhiệt độ giảm.
Khi con vật gần chết, da vùng đầu - tai - mõm - chân tím tái.
 Heo có biểu hiện rối loạn trung khu hô hấp và vận động: heo thở gấp,
thở khó, đi lại xiêu vẹo, co giật hoặc bại liệt.
 Đối với heo nái mang thai, virus gây sẩy thai, thai gỗ, chết lưu hoặc thai

o

dị dạng, heo con chết yểu sau khi đẻ.
Thể mãn tính:
 Những heo mắc bệnh cấp tính kéo dài: bỏ ăn, lúc đầu sốt cao, sau nhiệt
độ lại trở lại bình thường. Những con vật này sau khi khỏi bệnh nhưng
vẫn còn mang trùng, do đó sẽ làm mầm bệnh lây lan (qua phân, chất
thải, dụng cụ và người chăn nuôi, tiếp xúc giữa heo khoẻ và heo mang
trùng, heo mẹ truyền sang heo con qua nhau thai trong thời gian mang
thai...). Heo mắc bệnh thể mạn tính thường kéo dài khoảng 3 tháng, sau
đó có thể sẽ bị chết do bị kiệt sức.
b. Bệnh tích:



-

Chỗ da mỏng như bẹn, chỏm tai, mõm, bụng có những nốt xuất huyết đỏ hoặc
tím tràn lan. Hạch lâm ba xuất huyết, vỏ thận xuất huyết lấm tấm, niêm mạc
bàng quang xuất huyết.
o

Thể quá cấp tính: Bệnh tích không đặc trưng, chỉ thấy niêm mạc viêm đỏ,

thận xuất huyết vùng vỏ, hạch lympho sưng.
o Thể cấp tính: Mổ khám có hiện tượng xuất huyết ở da, niêm mạc, hạch
Amidan, thận, bàng quang, lách có hiện tượng nhồi huyết hình răng cưa.
Xuất huyết và có nhiều nốt loét hình úc áo trên niêm mạc đường tiêu hoá,
van hồi manh tràng, trực tràng, hậu môn. Hạch lâm ba xuất huyết vân đá
o

hoa.
Thể mãn tính: Bệnh tích thường thấy ở ruột và phổi. Ruột viêm có mụn loét
có bờ, gặp nhiều ở vùng van hồi manh tràng, thành ruột già dày cứng lên,
niêm mạc sần sùi có màu vàng bẩn, phổi có khi dính vào lồng ngực bằng tổ

-

chức liên kết.
6. Chuẩn đoán:
Chuẩn đoán dựa trên triệu chứng và bệnh tích.
Chẩn đoán bằng các phương pháp khác:
o RT-PCR(reverse transcriptase polymerase chain reaction) có thể cho kết

quả sau 24 giờ.
o Xác định sự có mặt của kháng thể trong huyết thanh: Kết quả sau 24 giờ
o

(với phản ứng ELISA) và 5 ngày với phản ứng trung hòa huyết thanh.
Phản ứng kháng thể huỳnh quang (fluorescent antibody test) với mẫu cắt
lạnh (kết quả sau 24 giờ).
 Đây là một phương pháp chẩn đoán nhanh, độ chính xác cao, được dùng
để phát hiện kháng nguyên dịch tả heo ở tổ chức cắt lạnh của hạch

amidan, lách, thận...
o Phân lập virus: Cho kết quả sau 3-5 ngày.Đây là phương pháp chẩn đoán
phân biệt các chủng virus thuộc họ Pestisvirus. Phương pháp này là phương
pháp nhạy, nhưng chậm, mất nhiều thời gian hơn phương pháp miễn dịch
huỳnh quang (FAT).
7. Biện pháp phòng bệnh:
a. Vệ sinh phòng bệnh:


-

Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, hàng ngày cọ rửa
chuồng, máng ăn, máng uống. Sau khi xuất bán, phải tổng tẩy uế, phun khử

-

trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường và để trống chuồng từ 5-7 ngày.
b. Vaccin phòng bệnh:
Có 2 loại vaccin đang được sử dụng trên thế giới:
o Vaccin chết (vô hoạt): được sử dụng ở các nước đã được coi là an toàn về

o

bệnh.
Vaccin nhược độc: được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, có chất lượng tốt,
đáp ứng miễn dịch cao, thời gian miễn dịch kéo dài. Có 2 dạng là vaccin

-

đông khô (thường được sử dụng) và vaccin tươi.
Phòng bằng vacxin: 2 lần/năm từ tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10.
Lịch tiêm phòng bệnh dịch tả heo:
o Heo nái: trước khi phối giống 15 ngàytiêm lần 1.Sau khi đẻ 45 ngày tiêm

lần 2.
Heo con: 45 ngày tuổi tiêm lần 1, 75 ngày tuổi tiêm lần 2.
III. Cơ chế xâm nhập vào tế bào của virus:
- Đầu tiên virus bám vào màng tế bào ký chủ, sau đó virus phóng thích RNA vào
o

trong tế bào và tổng hợp RNA với protein của virus mới, sau đó chúng kết hợp
thành thành virus hoàn chỉnh, cuối cùng virus thoát ra khỏi tế bào.

5
4

3

1
2



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng “Vi Sinh Thú Y” _ Tô Minh Châu_Trần Thị Bích Liên
Bài giảng “Dịch tả heo”_Trần Thị Bích Liên
/> /> />


×