Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm hiểu thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền của công ty transimex saigon – chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.97 KB, 106 trang )

Thực tập tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21, xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới của kinh tế nước ta ngày càng được đẩy nhanh và mạnh thể hiện qua
các văn bản cấp cao như: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Cơ chế ưu đãi
thuế hội nhập của các nước Asean, Hiệp định thương mại WTO....
Trong xu thế hội nhập đó, hai yếu tố nổi bật và quan trọng nhất là
hợp tác chặt chẽ và cạnh tranh quyết liệt. Bị cuốn trong vòng xoáy đó, các
doanh nghiệp phải củng cố cũng như hoàn thiện bộ máy quản lý, bộ máy
kế toán, quy trình sản xuất... để có thể tạo cho mình một chỗ đứng vững
chắc trên thị trường .
Cũng như các công ty khác Công ty cổ phần Transimex Sài
Gòn – chi nhánh Hà Nội nơi em đang thực tập cũng đang hết sức cố gắng
đưa công ty mình phát triển hơn nữa. Là một công ty không trực tiếp tạo
ra sản phẩm nhưng trong lĩnh vực logistics một nghành nghề mới của
nước ta thì thông tin kế toán kịp thời chính xác cũng góp phần to lớn tạo
lên thành công của công ty. Một trong những thông tin quan trọng nhất
gắn liền với mọi công ty nói chung cũng như công ty Transimex nói riêng
đó chính là thông tin về vốn bằng tiền vì tiền là nhân tố chủ yếu cho mọi
hoạt động của công ty
Đó cũng là lý do em chọn đề tài “Đánh giá tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh và tìm hiểu thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền của
công ty Transimex Saigon – chi nhánh Hà Nội” làm chuyên đề thực tập

của mình.
Trong quá trình thực tập tuy được sự tận tình giúp đỡ và chỉ bảo
của thầy Vũ Lê Ninh cùng các anh chị cán bộ kế toán trong công ty
Transimex Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội nhưng do kiến thức còn hạn hẹp
sự hiểu biết chưa sâu nên còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được


Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

1


Thực tập tốt nghiệp
những lời nhận xét,đánh giá, chỉ bảo của các thầy cô để em có thể hoàn
thiện hơn nữa bài báo cáo của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

2


Thực tập tốt nghiệp
PHẦN I
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHUNG
CỦA CÔNG TY TRANSIMEX SAIGON – CHI NHÁNH HÀ NỘI
CHƯƠNG 1
SỰ RA ĐỜI, HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1. Giới thiệu khái quát về Transimex Saigon - chi nhánh Hà Nội.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
a. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Transimex Saigon – chi nhánh
Hà Nội.

Công ty cổ phần Transimex - Saigon tiền thân là một doanh nghiệp
Nhà nước thuộc Bộ Thương mại được thành lập từ tháng 6/1983 và cổ
phần hoá kể từ ngày 1/1/2000 theo Quyết định số 989/QĐ-TTg ngày
26/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động Giấy đăng ký kinh
doanh số 056651 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày
3/12/1999. Tên giao dịch là “TRANSIMEX - SAIGON”, tên viết tắt
TMS. Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 172 Hai Bà Trưng, Phường Đa
Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Trung tâm Kho bãi cảng với tổng diện
tích hơn 90.000m2 đặt tại Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ
Chí Minh.
Trước năm 1986, do chính sách Nhà nước độc quyền về Ngoại
thương nên Vietrans là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao
nhận kho vận ngoại thương, phục vụ tất cả các công ty xuất nhập khẩu
trong cả nước, nhưng hoạt động chủ yếu chỉ giới hạn ở các kho, cảng, cửa
khẩu.... Transimex Saigon được thành lập với mục đích phục vụ hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Tp. Hồ Chí Minh và các vùng lân
cận.
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đánh dấu bước chuyển đổi
về cơ cấu kinh tế nước ta, tình hình kinh tế có nhiều biến chuyển mới.
Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

3


Thực tập tốt nghiệp
Việc buôn bán trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam với các nước ngày càng
phát triển. Những mối quan hệ quốc tế được mở rộng, Transimex Saigon
cũng từng bước mở rộng phạm vi hoạt động và đã vươn lên thành một

công ty giao nhận quốc tế có quan hệ đại lý rộng khắp thế giới đồng thời
tiến hành cung cấp mọi dịch vụ giao nhận kho vận đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. Transimex Saigon đã tham
gia nhiều tổ chức, nhiều hội khác nhau và chính thức trở thành hội viên
của các Hiệp hội FIATA, VIFFAS, VCCI từ năm 1989 và gia nhập Hiệp
hội IATA từ năm 2000. Transimex Saigon đã được tập đoàn SGS cấp
chứng nhận ISO 9001:2000 từ tháng 7/2003.
Đến nay, trải qua hơn 20 năm cùng với những biến đổi to lớn về cơ
chế kinh tế, môi trường kinh tế – xã hội, Transimex Saigon cũng đã có
nhiều thay đổi về mô hình tổ chức hoạt động cũng như tên gọi để phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ. Công
ty hiện có 3 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố:
- Transimex Hanoi
- Transimex Hải Phòng.
- Transimex Đà Nẵng.
và các Văn phòng đại diện tại Quy Nhơn, Đồng Nai, Sân bay Tân
Sơn Nhất. Ngoài ra, Công ty còn liên doanh với NIPPON EXPRESS
thành lập Công ty TNHH NIPPON EPRESS VIET NAM. Công ty này
hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 155/GP-HCM do Uỷ ban Nhân dân
Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 26/7/2000.
b. Giới thiệu chung về chi nhánh Hà Nội
Sự ra đời của Transimex Saigon đã góp phần quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại nói riêng cũng như của nền
kinh tế nói chung, không những ở phạm vi Tp. Hồ Chí Minh mà đối với
cả đất nước.

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3


4


Thực tập tốt nghiệp
Để đáp ứng yêu cầu thị trường, tháng 6/1992 Transimex Saigon đã thành lập
Chi nhánh Hà Nội nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh
phía Bắc.
Là bộ phận hợp thành của Công ty, Chi nhánh Hà Nội đã không
ngừng lớn mạnh và phát triển và thu được những thành quả đáng kể góp
phần vào sự lớn mạnh của công ty.
Do nguồn vốn của Transimex Sài Gòn là vốn chủ sở hữu (do các
cổ đông đóng góp), chi nhánh Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc.

CHƯƠNG 2
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
2.1. Chức năng
- Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác ở trong và ngoài nước để
tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao,
hàng quá cảnh, hàng hội chợ triển lãm, hàng tư nhân, tài liệu, chứng từ
liên quan, chứng từ phát nhanh.
- Nhận uỷ thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho
bãi, lưu cước, các phương tiện vận tải ( Tàu biển, ô tô, máy bay, sà lan,
container…) bằng các hợp đồng trọn gói ( door to door ) và thực hiện các
dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá nói trên, như việc thu gom, chia
lẻ hàng hoá, làm thủ tục xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, mua bảo
hiểm hàng hoá và giao nhận hàng hoá đó cho người chuyên chở để tiếp
chuyển đến nơi qui định
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về các vấn đề giao nhận, vận tải,
kho hàng và các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước.


Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

5


Thực tập tốt nghiệp
- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu
trực tiếp hàng hoá trên cơ sở giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương
mại cấp cho Công ty.
- Tiến hành làm các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất
nhập
khẩu hàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ Việt nam và ngược lại bằng các
phương tiện chuyên chở của các phương tiện khác.
- Thực hiện kinh doanh vận tải công cộng phù hợp với qui định
hiện hành của nhà nước.
Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm công tác phục vụ
cho tàu biển của nước ngoài vào cảng Việt nam.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
trong các lĩnh vực giao nhận, vận chuyển, kho bãi, thuê tàu.
- Kinh doanh du lịch ( dịch vụ khách sạn, vận chuyển, hướng dẫn
khách du lịch ) kinh doanh cho thuê văn phòng, nhà ở.
2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh
của Công ty theo qui chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức
năng đã nêu của Công ty.
- Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn
vốn, bảo đảm trang trải về tài chính, sử dụng hợp lý, theo đúng chế độ, sử

dụng có hiệu quả các nguồn vốn, làm trọn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà
nước.
- Mua sắm, xây dựng, bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn
thiện, nâng cấp các phương tiện vật chất kỹ thuật của Công ty.
- Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực
hiện việc giao nhận, chuyên trở hàng hoá bằng các phương tiện tiên tiến,
hợp lý, an toàn trên các luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên trở,

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

6


Thực tập tốt nghiệp
chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, giao nhận hàng hoá và bảo đảm bảo quản
hàng hoá an toàn trong phạm vi trách nhiệm của Công ty.
- Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ giao nhận, kho vận, kiến
nghị cải tiến biểu cước, giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo
qui chế hiện hành, để các biện pháp thích hợp để bảo đảm quyền lợi giữa
các bên khi ký kết hợp đồng nhằm thu hút khách hàng đem công việc đến
để nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ
chính sách cán bộ và quyền lợi của người lao động theo quy chế tự chủ,
gắn việc trả công với hiệu quả lao động bằng hình thức lương khoán,
chăm lo đời sống, đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý,
nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên Công ty để
đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.
- - Tổ chức quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các đơn vị

trực thuộc Công ty theo cơ chế hiện hành.
2.3. Giới thiệu các dịch vụ kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội
Dịch vụ đại lý giao nhận và đại lý vận chuyển hàng hoá xuất nhập
khẩu bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ.
Dịch vụ kinh doanh kho bãi, xếp dỡ, lưu giữ hàng hoá xuất nhập
khẩu với các loại hình: Kho ngoại quan, kho thu gom đóng gói và phát
hàng lẻ CFS (Container Freight Station), điểm thông quan nội địa ICD
(Inland Clearance Depot).
Dịch vụ kinh doanh đóng gói, kẻ ký mã hiệu hàng hoá xuất nhập
khẩu và công cộng.
Dịch vụ giao nhận hàng hoá, làm thủ tục hải quan, đại lý tàu biển,
môi giới hàng hải cho tàu biển trong và ngoài nước.
Kinh doanh vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá công cộng bằng đường
bộ và đường thuỷ thông qua bến và sà lan.
Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

7


Thực tập tốt nghiệp
Dịch vụ uỷ thác hàng hoá xuất nhập khẩu.
Dịch vụ kinh doanh hàng hoá quá cảnh và chuyển tải hàng hoá qua
Campuchia, Lào và Trung Quốc.
Tổ chức triển lãm, hội chợ quốc tế
Với sự hỗ trợ của công ty cũng như mối quan hệ hợp tác gắn bó của
hãng tàu, hãng Forwarder quốc tế công với sự nỗ lực của bản thân, Chi nhánh
Hà Nội đã tạo được cơ sở vật chất về phương tiện vận chuyển, đóng gói và
đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm và uy tín, có khả năng cung cấp

những sản phẩm, dịch vụ giao nhận có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của
khách hàng tín nhiệm sử dụng.
Với khả năng và sự phấn đấu của mình, Chi nhánh Hà Nội luôn
quyết tâm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu
ngày càng nâng cao của khách hàng và sự phát triển của xã hội.

CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ
3.1.

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty Transimex saigon

chi nhánh Hà Nội.

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

8


Thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty

Giám Đốc chi nhánh

1.Phó giám đốc chi
nhánh
(Phụ trách hoạt động kinh
doanh).


Bộ phận
Logistics

Bộ phận
Forwarding

2. Phó giám đốc chi
nhánh
(Phụ trách về tài chính).

Bộ phận
Project

Bộ phận
Sale/
marketing

Bộ phận
hành chính,
kế toán

*Chức năng của từng phòng ban :
- Giám đốc chi nhánh: Chịu sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc thực
hiện và báo cáo các công tác như: chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc
về hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội, chịu trách nhiệm về công
tác tài chính kế toán của chi nhánh Hà Nội, chịu trách nhiệm về công tác
tài chính kế toán của chi nhánh Hà Nội, chỉ đạo mọi hoạt động kinh
doanh của chi nhánh Hà Nội, xem xét và quyết đinh các hợp đồng kinh tế
thuộc phạm vi cho phép của chi nhánh Hà Nội, thiết lập nhiệm vụ và

trách nhiệm của tất cả các bộ phận của chi nhánh Hà Nội
- Phó giám đốc chi nhánh: giúp giám đốc chi nhánh trong công tác
quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thay
mặt giám đốc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của chi
Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

9


Thực tập tốt nghiệp
nhánh khi giám đốc đi vắng, là đại diện lãnh đạo về chất lượng tại chi
nhánh. Chi nhánh có hai phó giám đốc chịu trách nhiệm ở các lĩnh vực
khác nhau: một phó giám đốc phụ trách hoạt động kinh doanh của công
ty, trực tiếp quản lý ba bộ phận forwarding, logistics và project và một
phó giám đốc phụ trách các vấn đề về tài chính, thị trường, khách hàng
của công ty, trực tiếp quản lý bộ phận hành chính kế toán và bộ phận
sales/marketing.
- Bộ phận forwarding với nhiệm vụ giao tiếp với khách hàng,
khai báo giấy tờ hải quan, chuẩn bị chứng từ liên quan đến thủ tục hàng
xuất đường biển và đường hàng không .
- Bộ phận logistics với nhiệm vụ trực tiếp làm công tác tại hiện
trường hàng xuất nhập khẩu đường biển và đường hàng không (nhận
hàng, kiểm tra, vận tải, lưu kho, khai báo hải quan, phân phối, quản
lý….)làm báo giá, hợp đồng góp phần chuyên môn hoá nhiệm vụ giao
nhận của chi nhánh .
- Bộ phận sale/marketing đầu năm 2009 ban lãnh đạo công ty
thông qua quyết định tách phòng sale marketing thành một bộ phận riêng
biệt hoạt động độc lập với phòng forwarding và phòng logistics, bộ phận

này chịu trách nhiệm trong việc nghiêm cứu thị trường tìm kiếm khách
hàng, đưa ra các chiếm lược để tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và
các khách hàng.
- Bộ phận project với nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các dự án của
công ty thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ: lắp đặt, di rời
máy móc thiết bị, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng dự án công trình
moving văn phòng
- Bộ phận hành chính/kế toán: cập nhật lưu trữ bảo quản công
văn, hồ sơ cán bộ, công nhân viên theo phần mềm lên lịch công tác
tuần .Theo dõi ngày cấp và lập bảng lương cán bộ công nhân viên, và chế
độ BHYT, BHXH, theo quy định. Theo dõi, sử dụng quản lý phần mềm
kế toán. Lập các chứng từ thu chi phát sinh hàng ngày theo nghiệp vụ
kinh tế phát sinh. Tổng hợp báo cáo theo dự toán thu chi, sắp xếp, lưu giữ
và bảo quản các chứng từ, sổ sách kế toán. Trực tiếp làm công tác thanh
toán đối nội và đối ngoại, theo dõi công nợ và các đại lý.

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

10


Thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG
4.1. Nguồn nhân lực.
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh dịch vụ
giao nhận vận tải nói riêng, con người đóng vai trò chủ đạo, chất lượng

dịch vụ được đánh giá bằng mức độ hài lòng của khách hàng, sự hài lòng
đó được mang lại từ sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo, nhanh chóng, chính
xác với mức giá phải chăng và nó hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ nhân
viên. Chính vì thế, nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn
nhân lực là yếu tố quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo chi nhánh.
Bảng 4.1: Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh.
STT Phòng ban

Số lượng

Trình độ
ĐH & trên ĐH



1

Logistics

6

6

0

2

Forwarding

6


6

0

3

Hành chính - Kế toán

4

4

0

4

Bộ phận Project

9

2

7

5

Bộ phận Sale – Marketing

2


2

0

Đánh giá chung:
Ngoài bộ phận project gồm 7 công nhân, 100% nhân viên ở các bộ
phận còn lại đều có trình độ đại học và trên đại học thuộc khối kinh tế,
thành thạo nghiệp vụ giao nhận, xuất nhập khẩu, kỹ năng giao tiếp và
tiếng anh chuyên ngành tốt, thành thạo tin học văn phòng và các phần
mềm ứng dụng liên quan đến nghiệp vụ. Với đội ngũ nhân viên trẻ tuổi
Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

11


Thực tập tốt nghiệp
(độ tuổi trung bình là 28 tuổi), năng động , nhiệt tình và đầy hoài bão
cộng với sự điều hành sáng suốt, linh hoạt ban lãnh đạo chi nhánh tạo nền
tảng vững chắc cho sự tồn tại và lớn mạnh của toàn bộ chi nhánh.
Cơ cấu nguồn nhân lực được phân bổ hợp lý, phân công công việc
phù hợp, khai thác tối đa chuyên môn và sở trường của từng các nhân để
đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
4.2 Đặc điểm về tiền lương.
4.2.1 Các hình thức trả lương.
a. Hình thức trả lương theo thời gian.
Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng trong trường hợp người
sử dụng lao động đã định mức chuẩn hoá trong một đơn vị thời gian

người lao động làm việc đạt hiệu quả như thế nào và đảm bảo chắc chắn
đạt được hiệu quả đó hoặc không có cơ sở khoa học nào để tính toán hình
thức lương khác.
Cách tính lương thời gian thuần:
Lương thời gian (Ltg) = Mức lương (ML) / Công chuẩn (C) * Số
ngày công làm việc (NC)
Cách tính lương thời gian theo hệ số điều chỉnh:
Lương thời gian theo hiệu quả cv (LtgH) = Mức lương (ML) / công
chuẩn (C) * Số ngày làm việc (NC) * Hệ số điều chỉnh (HSĐCi)
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Tiền lương được trả trên cơ sở số lượng sản phẩm và chất lượng
sản phẩm được tạo ra.
Lương sản phẩm thuần: LSPi = ĐGi * Qi
Lương sản phẩm theo hệ số điều chỉnh: LSPi = ĐGi * Qi * HSĐCi
Trong đó:
- LSPi: Lương sản phẩm i
Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

12


Thực tập tốt nghiệp
- Qi: Sản lượng sản phẩm i
- ĐGi: Đơn giá sản phẩm i
- HSĐCi: Hệ số điều chỉnh chất lượng SP i
Xác định sản lượng định mức (Qi) và Đơn giá lương sản phẩm
(ĐGi)
- Sản lượng định mức: Thông qua định mức lao động, xác định

thời gian hoàn thành một sản phẩm
Công thức tính sản lượng định mức:
Sản lượng định mức (Qi) = Ngày công chuẩn (C) * 8 / Thời gian
hoàn thành một SP
- Đơn giá lương sản phẩm:
Đơn giá lương SP (ĐGi) = Mức lương tháng (ML) / Sản lượng
định mức tháng (Qi)
Các phương pháp phân phối lương sản phẩm tập thể (theo hệ số):
- Phương pháp 1: Phân phối theo mực độ phức tạp công việc cá
nhân
- Phương pháp 2: Phân phối theo mực độ phức và ngày công làm
việc cá nhân
- Phương pháp 3: Phân phối theo mức độ phức tạp – ngày công &
hiệu quả lao động.
Những yêu cầu cần thiết để áp dụng hiệu quả phương pháp trả
lương theo sản phẩm:
Đối với Q:
- Phải hoàn thiện công tác nghiệm thu, thống kê sản lượng
- Phải hoàn thiện công tác kiểm tra chất lượng (KCS)
- Kiểm soát được hiệu suất hoạt động máy móc thiết bị
Đối với ĐG:
Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

13


Thực tập tốt nghiệp
- Có phương pháp xác định đơn giá công bằng, hợp lý

- Xác định định mức lao động chính xác trên cơ sở năng suất lao
động bình quân tiên tiến
- Kiểm soát được quỹ lương sản phẩm
Quy trình tính lương sản phẩm:
- Bước 1: Xác định quỹ lương sản phẩm danh nghĩa (cá nhân hoặc
tập thể)
- Bước 2: Xác định định mức lao động
- Bước 3: Tính đơn giá tiền lương (cá nhân hoặc tập thể)
- Bước 4: Tổng hợp số liệu sản lượng, chất lượng SP
- Bước 5: Tính toán hệ số điều chỉnh
- Bước 6: Tính lương sản phẩm/tổng quỹ lương sản phẩm tập thể
thực tế trong tháng
- Bước 7: Phân chia quỹ lương theo hệ số.
c. Lương khoán
Là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối
lượng công việc theo đúng chất lượng được giao.
Công thức: TL = MLK * H
Trong đó:
- MLK: Mức lương khoán
- H: Tỷ lệ % hoàn thành công việc
d. Lương/ Thưởng theo doanh thu
Là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ
thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách
lương/thưởng doanh số của công ty.
Điều kiện áp dụng:
- Áp dụng cho những bộ phận có liên quan trực tiếp đến doanh thu
Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3


14


Thực tập tốt nghiệp
- Áp dụng cho những lao động mang tính chất kinh doanh, dịch vụ
tổng hợp, NV bán hàng
- Để áp dụng tốt lương doanh số thì phải xác định được doanh số mục
tiêu.
Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:
- Lương/thưởng doanh số cá nhân
- Lương/thưởng doanh số nhóm
- Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị
trường,…
4.2.2. Đặc điểm kế toán tiền lương tại chi nhánh
Do chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên kế toán tiền lương
tại đơn vị không hạch toán mà sẽ do Tổng công ty hạch toán. Chi nhánh
chỉ có trách nhiệm làm Bảng chấm công, chi nhánh sử dụng hình thức trả
lương theo thời gian kết hợp với vị trí, chức vụ để áp dụng mức lương.
.

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

15


Thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 5

ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
5.1 Đặc điểm vật tư, trang thiết bị.
Về phương tiện vận tải, Transimex nói chung và chi nhánh Hà Nội
nói riêng đều chưa có đội tàu phục vụ cho nghiệp vụ chuyên chở hàng
hoá, đây là một đặc điểm bất lợi khiến chi nhánh chỉ có thể đảm nhận vai
trò người giao nhận, thiếu tính cạnh tranh với các doanh nghiệp logistics
có khả năng đảm nhận cả trách nhiệm chuyên chở hàng hoá. Chi nhánh
đã có sự đầu tư cần thiết về phương tiện vận tải với đội xe tải đáp ứng
được 70% nhu cầu chuyên chở hàng hoá trong nước đối với các hợp đồng
của chi nhánh, tuy nhiên, chi nhánh vẫn còn phải thuê ngoài các thiết bị
chuyên dụng như xe nâng, cần cẩu, …cũng như văn phòng, kho bãi khiến
giá cả dịch vụ thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù vậy, với quy mô và khối
lượng giao nhận của chi nhánh hiện nay, việc thuê ngoài thay cho đầu tư
mua sắm những trang thiết bị có chi phí lớn là hoàn toàn hợp lý. Trong
tương lai, khi quy mô chi nhánh được mở rộng, chi nhánh cần chú trọng
vào đầu tư cơ sở vật chất hơn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty tính đến ngày 31/12/2013 được
thể hiện qua bảng sau:
Loại TSCĐ
TSCĐ hữu hình
1. Nhà cửa, vật kiến trúc

Nguyên giá
393.774.512.407
176.301.015.596

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3


16

Giá trị hao mòn

Giá trị còn lại

luỹ kế
167.719.403.646 226.055.108.761
46.735.504.948 129.565.510.648


Thực tập tốt nghiệp
2. Máy móc, thiết bị
3. Phương tiện vận tải, dẫn truyền
4. Thiết bị, dụng cụ quản lý
5. TSCĐ hữu hình khác
TSCĐ vô hình
1. Quyền sử dụng đất
2. Bản quyền, bằng sáng chế
3. Phần mềm máy tính
Tổng cộng

133.333.333
186.379.578.335
30.394.977.883
565.607.260
48.691.848.000
46.994.240.000
32.500.000
1.665.108.000

440.922.775.110

106.666.665
26.666.668
105.379.823.743 80.999.754.592
14.931.801.030 15.463.176.853
565.607.260
_
1.543.585.307 47.148.262.693
922.612.504 46.071.627.496
32.500.000
_
588.472.803
1.076.635.197
169.262.988.953 273.203.371.454

Phương pháp khấu hao mà công ty đang áp dụng: khấu hao theo
đường thẳng.
Nhìn chung các tài sản của cụng ty đã được bố trí một cách tương
đối hợp lý, phù hợp với ngành nghề, nhiệm vụ hoạt động của công ty.

5.2 Hệ thống thông tin của công ty.
Ứng dụng công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ logistics phát hiện ra các điểm yếu trong toàn bộ quá trình
lưu chuyển của hàng hoá, loại bỏ được thời gian chết, thời gian lưu kho ở
các điểm chuyển tải. Tuy nhiên, chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc ứng
dụng phần mềm quản lý nguồn nhân lực ERP và ứng dụng công nghệ
thông tin vào các hoạt động khai báo hải quan, tìm kiếm và giao tiếp với
khách hàng, quản lý và lưu trữ chứng từ.


Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

17


Thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 6
ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Sơ đồ 6.1: Quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.:
Hành động

Người thực hiện

Tập hợp chứng từ
khách hàng giao

Bước1:kiểm
tra chứng từ

Bước 2:Hoàn chỉnh
bộ hồ sơ chứng từ

Bước 3: giao công
tác thực hiện tại
hiện trường

Nơi thực tập


Nhân viên
chứng từ

Vp
hải quan

Nhân viên phòng
forwading

Vp chi nhánh

Nhân viên phòng
forwading

Vp chi nhánh

Nhân viên phòng
logistics

Tại hiện
trường

*Quy trình gồm 3 bước :
Bước 1 : Kiểm tra chứng từ :
Đối với hàng xuất/ nhập khẩu ra/ vào Việt Nam, các chứng từ giao
nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm:
+ Tờ khai hải quan (theo mẫu hiện hành): 1 bộ (3 tờ)

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh

Lớp
: QKT51-ĐH3

18


Thực tập tốt nghiệp
+ Hợp đồng mua bán (hoặc giấy tờ có giá trị như hợp đồng): 1 bản
chính và 1 bản copy.
+ B/L, Invoice, P/L (Packing list – phiếu đóng gói ): 1 bản chính
và 2 bản copy.
+ Giấy uỷ quyền/ giấy giới thiệu: 2 bản chính.
+ Giấy phép xuất nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh: 1 bản sao y.
+ Giấy phép chuyên ngành (an toàn lao động, bộ y tế....) : 1 bản
chính.
+ C/O, C/A (bảng phân tích thành phẩm ): 1 bản sao y.
+ Các chứng từ cần thiết khác ( nếu cần).
Bước 2 : Hoàn chỉnh hồ sơ cần thiết .
Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu không phù hợp thì phải tập hợp lại
chứng từ khách hàng giao, để sửa lại. Nếu phù hợp, thì thực hiện bước
tiếp theo đó là hoàn chỉnh bộ hồ sơ cần thiết để thực hiện tiếp bước 3 là
giao công tác hiện trường.
Bước 3 : Giao công tác hiện trường :
Đối với hàng xuất nhập khẩu:
- Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ
dẫn của người gửi hàng. Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn
thành mẫu và bao gồm những nội dung sau: tên và địa chỉ của người gửi
hàng, nơi hàng đến và tuyến đường vận chuyển, số kiện, trọng lượng,đặc
điểm và số lượng hàng hoá, giá trị hàng, phương pháp thanh toán cước

phí, ký mã hiệu hàng hoá, liệt kê các chứng từ gửi kèm .
- Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã
nhận hàng của người nhận (FCR – forwarders certificate of receipt). FCR
gồm tên, địa chỉ của người uỷ thác, tên địa chỉ của người nhận hàng, ký
Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

19


Thực tập tốt nghiệp
mã hiệu và số hiệu hàng hoá, số lượng kiện và cách đóng gói, tên hàng,
trọng lượng cả bì và thể tích, nơi và ngày phát giấy chứng nhận.
- Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao
nhận (FCT – forwarders certificate of transport) nếu người giao nhận có
trách nhiệm giao hàng tại đích.
- Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu
(FWR – forwarders warehouse receipt ) nếu hàng được lưu kho của người
giao nhận trước khi gửi cho hãng hàng không .
Nhập hàng nhập khẩu :
Theo sự uỷ thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập
khẩu,người đại lý hay người giao nhận hàng không sẽ tiến hành nhận
hàng nhập khẩu bằng chứng từ được gửi từ nước xuất khẩu chứng từ do
người nhập khẩu cung cấp.
- Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu tại kho
hay trạm giao nhận hàng hoá của sân bay thì sau khi nhận được thông báo
hàng đã đến của hãng vận chuyển cấp vận đơn thì: Người giao nhận trực
tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hàng. Sau khi thu hồi bản
vận đơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhận khẩu làm các thủ tục

để nhận hàng tại sân bay.
- Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lô hàng
nguyên bằng vận đơn chủ sau đó chia sẻ cho các lô hàng và giao cho các
chủ hàng lẻ và thu hồi lại vận đơn giao hàng.
- Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến đích, thì ngoài
việc thu hồi các bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng .
- Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh
toán mọi khoản cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng
không thông quan cho hàng hoá.

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

20


Thực tập tốt nghiệp
- Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng
với giấy hải quan và thông báo thuế.
- Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán chi phí mà người giao
nhận đã phải nộp cùng phí giao nhận cho người giao nhận.
Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu của Transimex Saigon –
chi nhánh Hà Nội được tiêu chuẩn hoá theo quy trình quản lý chất lượng
ISO 2001 : 2000. Mỗi bước trong quy trình do một bộ phận, phòng ban
chuyên trách đảm nhiệm được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả, quy trình
được thực hiện liên tục, chất lượng được phối hợp giữa phòng ban công
ty và phòng ban hải quan mang lại hiệu quả tốt nhất. Giao nhận hàng hoá
xuất nhập khẩu là một trong những dịch vụ chủ chốt mang lại doanh thu
không nhỏ hàng năm cho công ty. Công ty luôn và đang cố gắng hoàn

chỉnh quy trình giao nhận tốt hơn nữa, ngày càng mở rộng phạm vi giao
nhận và phát triển các dịch vụ logistics mà công ty đang cung cấp.
CHƯƠNG 7
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TRANSIMEX SAIGON
7.1 Mục đích
Trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh là
mục tiêu mọi hoạt động của đơn vị. Đây là điều kiện tồn tại và phát triển
đơn vị. Vì lý do này và cũng xuất phát từ nguyên tắc chung của phân tích
hoạt động kinh tế là bắt đầu từ khái quát đi đến chi tiết và sau đó tổng hợp
lại nên cần phải đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ
nhất định có thể là một hay nhiều năm
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh giúp cho đơn vị tìm ra
nguyên nhân tác động đến kết quả kinh doanh (tác động trực tiếp và tác
động gián tiếp) so sánh với kế hoạch để thấy tình hình thực hiện các chỉ
tiêu kinh tế của Đơn vị, từ đó thấy được những chỉ tiêu nào chưa thực
hiện được, những chỉ tiêu nào thực hiện tốt, tình hình thực hiện nghĩa vụ
đối với Nhà nước, đối với người lao động, những bất cập mà đơn vị gặp
phải… Từ đó đơn vị thấy được xu thế phát triển của đơn vị, đồng thời có
được các thông tin cần thiết để ra những quyết định điều chỉnh kịp thời
Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

21


Thực tập tốt nghiệp
những bất hợp lý nhằm đạt được mục tiêu hoạt động trong quá trình điều
hành quá trình kinh doanh.

7.2 Nội dung

Nhận xét: Nhìn vào bảng 1 cho ta thấy: nhìn chung các chỉ tiêu đều
giảm, duy chỉ có chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng, đồng nghĩa với thuế
thu nhập doanh nghiệp tăng theo.
- Doanh thu đạt 196,1728,81% so với năm 2012 (giữa niên độ), ,
giảm 8.283.941.368tăng 91.481.073 đồng tương ứng giảm 3,8328,81%.
Nguyên nhân là do: sản lượng giao nhận giảm tăng và nguồn thu nhập
khác giảmtài chính tăng đáng kể ( chủ yếu là thu từ thanh lý, nhượng bán
tài sảncổ tức, lợi nhuận được chia)
- Chi phí 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 giảm
95,14cuối năm tăng 127,53% hay là giảm 9.141.083.347tăng
76.790.687.891 đồng tương ứng giảm 4,86tăng 27,53%. Việc giảm tăng
chi phí là chủ yếu do giá vốn cho thuê văn phòng và dịch vụ quản lý, và
do sản lượng giao nhận tăng nên chi phí bán hàng tăng theo. chứng tỏ
doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác cắt giảm chi phí nhằm hạ thấp giá
thành. Nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí tài
chính mà cụ thể là chi phí lãi vay
- Lợi nhuận trước thuế năm 2013 (giữa niên độ) so với năm 2012
(giữa niên độ) tăng 3,038,20% tương ứng 857.141.97914.690.385.902
đồng. Đây là điều đáng mừng đối với doanh nghiệp, nguyên nhân là do
tốc độ tăng doanh thu nhiều hơn tốc độ tăng chi phí. khi vừa cắt giảm chi
phí mà lợi nhuận vẫn tăng.
- Tổng quỹ lương của doanh nghiệp giảm đi trong 6 tháng so với
đầu năm 2013, giảm 3.177.339.45014.123.091.858 đồng hay là giảm
9,8224,98%. Giảm quỹ lương do doanh nghiệp có cắt giảm một số nhân

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3


22


Thực tập tốt nghiệp
viên ( cụ thể là 25 nhân viên). Mức lương bình quân của doanh nghiệp
được cho là phù hợp, đảm bảo cho đời sống nhân viên.
- Về việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, do lợi nhuận
trước thuế tăng nên kéo theo thuế TNDN cũng tăng theo (cụ thể
15,847,62% - đây là chỉ tiêu tăng nhiều nhất trong bảng). Do cắt giảm
nhân viên nên thuế TNCN giảm đi, cụ thể giảm 52,1658,52% tương ứng
227.696.066148.586.039 đồng.
Kết luận:
Tóm lại, qua bảng phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản
xuất kinh doanh chủ yếu của công ty, ta thấy hầu hết tất cả các chỉ tiêu
phản ánh hoạt động của công ty đều tăng. Tuy tốc chi phí của doanh
nghiệp tăng song tốc độ tăng chi phí vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu
nên vẫn đảm bảo lợi nhuận tăng. Điều này phản ánh xu hướng hoạt động
ổn định của công ty trong giai đoạn thị trường và ngành giao nhận vẫn
còn nhiều vấn đề khó gỡ như hiện nay. Tuy nhiên , để giữ được sự ổn
định vào năm 2014, công ty cần có các biện pháp như:
- Tạo dựng mối quan hệ tốt, giữ vững uy tín với bạn hàng truyền
thống qua việc giao hàng, thanh toán,…
- Mở rộng tìm kiếm thị trường, khách hàng tiềm năng và tạo
thương hiệu trong mắt khách hàng mới
- Tăng cường công quản lý sao cho bộ máy hoạt động của công ty
được linh hoạt, thích ứng nhanh với sự biến động của nền kinh tế
- Quản lý chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm nhất

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh

Lớp
: QKT51-ĐH3

23


Thực tập tốt nghiệp

PHẦN II
TÌM HIỂU VỀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRANSIMEX
SAIGON – CHI NHÁNH HÀ NỘI
CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT, LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH
1.1 Những vấn đề chung về tài chính.
1.1.1 Khái niệm tài chính.

Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Lớp
: QKT51-ĐH3

24


Thực tập tốt nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế biểu
hiện dưới hình thái tiền tệ giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh
nó, những mối quan hệ này nảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia
các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
1.1.2 Chức năng của tài chính.
a. Chức năng phân phối.

Chức năng phân phối là một khả năng khách quan vốn có của phạm
trù tài chính nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Con người nhận
thức và vận dụng khả năng này để tiến hành phân phối nguồn tài chính
của doanh nghiệp để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp,
nhằm thỏa mãn những nhu cầu của doanh nghiệp. Đối tượng phân phối
của tài chính doanh nghiệp là các nguồn tài chính của doanh nghiệp, đó
chính là những giá trị của cải mới sáng tạo ra trong kỳ., những giá trị của
cải doanh nghiệp tích lũy từ trước… Chủ thể phân phối của tài chính
doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp và nhà nước. Quá trình phân phối diễn
ra trước, trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ
thể là phân phối về nguồn huy động vốn cho doanh nghiệp, phân phối số
vốn huy động được để đầu tư vào các loại tài sản và phân phối thu nhập
sau quá trình kinh doanh. Quá trình phân phối của tài chính doanh nghiệp
diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình tồn tại của doanh
nghiệp.
Tuy vậy, việc phân phối phải dựa trên các tiêu chuẩn và định mức
được tính toán một cách khoa học trên nền tàng là hệ thống các mối quan
hệ kinh tế của doanh nghiệp với môi trường xung quanh. Phân phối hợp
lý là mục đích mà chủ thể mong muốn. Để phân phối chủ thể phải dựa
trên cơ sở quá trình phân tích, tính toán khoa học. Việc phân tích không
chi tiết, việc tính toán không chính xác có thể gây ra sự mất cân đối các
mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh là cho quá
trình sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả cao, thậm chí dẫn đến phá
sản. Các tiêu chuẩn và định mức phân phối ở mỗi quá trình sản xuất kinh
doanh mặc dù được tính toán đầy đủ chính xác thì nó cũng không thể là
bất di bất dịch mà thường xuyên được điều chỉnh, uốn nắn cho phù hợp
với điều kiện và tình hình thực tế thường xuyên thay đổi. Việc điều chỉnh
uốn nắn đó được thực hiện thông qua chức năng thứ hai của tài chính
doanh nghiệp.
Sinh viên : Nguyễn Lê Trúc Quỳnh

Lớp
: QKT51-ĐH3

25


×