Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.37 KB, 13 trang )

Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai
đoạn hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50
Nguyễn Thị Nhàn ; Nghd. : PGS.TS. Phạm Hữu
Nghị
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và không thể thay thế được trong sản xuất nông
nghiệp, đảm bảo nguồn thu nhập và tạo ra sản phẩm hàng hoá thiết yếu cho toàn xã hội. Việc sử dụng nguồn tài
nguyên này một cách hợp lý, có hiệu quả đảm bảo sự phát triển bền vững là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà
nước ta.
Trong lịch sử cũng như hiện nay, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển, bảo vệ quỹ đất nông
nghiệp để người nông dân có đất canh tác. Song với nhu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước, việc
thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế hay các mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng... đã dần dần làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
Quá trình thu hồi đất đã bộc lộ nhiều vấn đề vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt
hại, hỗ trợ khi thu hồi đất ... Hậu quả của việc thu hồi đất đã để lại không ít khó khăn cho nông dân trong lúc
1

các chính sách giải quyết vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Thực tiễn cho thấy: tình trạng người nông dân không
còn đất để sản xuất do việc bị thu hồi đất nông nghiệp đang là một vấn đề rất bức xúc hiện nay. Tình trạng
đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước bị thu hồi dẫn đến việc người nông dân không có đất để sản xuất
kéo theo không ít hậu quả kinh tế - xã hội khác là một vấn đề thời sự rất cấp thiết, đòi hỏi cần phải có hướng
khắc phục và giải quyết kịp thời. Trong khi đó, khung pháp lý quy định về vấn đề thu hồi đất nói chung, đất
nông nghiệp nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết.
Những điều trình bày trên đây chính là lý do của việc chọn đề tài: "Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp
trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sĩ của học viên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian gần đây, với tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế lớn đã dẫn đến hàng
loạt các dự án cần đến mặt bằng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, tình hình thu hồi đất nông nghiệp dẫn
đến việc người nông dân mất đất sản xuất kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực đã tạo nên sự bức xúc trong xã hội.
Nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất xảy ra, nhiều vụ khiếu kiện cũng do nguyên nhân thu hồi đất gây ra. Do đó,
hiện nay vấn đề thu hồi đất và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp đang được các nhà khoa học, nhà quản lý


quan tâm. Trên các tạp chí và các báo viết, báo điện tử đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập vấn đề này như các
bài viết: “Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” của ThS. Lê Ngọc
Thạnh -Tạp chí Tài nguyên và Môi trường kỳ 1- tháng 6/2009, trang 40- 42; “Một số giải pháp tái định cư cho
các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp” của Phan Văn Thọ- Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi
trường - Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 2- tháng 5/2009; ‘Giải bài toán lợi ích kinh tế giữa ba chủ thể:

2


Nhà nước, người có đất bị thu hồi và chủ đầu tư khi thu hồi đất” của Th.S Đặng Đức Long- Tạp chí Tài
nguyên và Môi trường, kỳ 1- tháng 5/2009, trang 7-8 ; “Tái định cư cho các hộ nông dân bị thu hồi đất ở Sơn
La” của Lò Hùng Thuận - Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 2- tháng 5/2009, trang 35-37 ; “39% nông
dân ở Đồng bằng sông Cửu Long không có đất sản xuất” của Hà Dịu, Báo điện tử VietNamnet.vn ngày
09/10/2008 ; “Bức xúc thu hồi đất không chỉ do giá đền bù” của Lan Hương, Báo điện tử Dân trí ngày
03/10/2008, “Về việc thu hồi đất nông nghiệp tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai” của Quốc Hoàn, Báo
An ninh Thủ đô số 2556 ngày 22/6/2009, trang 8. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách toàn diện và cụ thể về pháp luật thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, từ việc nghiên
cứu thực trạng pháp luật thu hồi đất nông nghiệp, kết hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông
nghiệp, đặc biệt từ số liệu cụ thể của huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, tác giả đã nghiên cứu một cách
nghiêm túc để từ đó phân tích và đưa ra những nhận định, đánh giá của mình về thực trạng thu hồi đất nông
nghiệp cũng như việc áp dụng các quy định pháp luật về vấn đề thu hồi đất nông nghiệp trong thực tiễn, từ đó
đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc thu hồi đất
nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn
thi hành pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Qua đó đề xuất một số kiến nghị
hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp và giải pháp khắc phục khó khăn khi thu hồi đất nông nghiệp.
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài được đặt ra như sau:

3


- Khẳng định được tầm quan trọng của đất nông nghiệp trong đời sống xã hội, từ đó nhận thấy được yêu
cầu điều chỉnh pháp luật một cách rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ các quan hệ phát sinh trong quá trình thu hồi
đất nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng pháp luật về thu hồi đất hiện nay để thấy những bất cập cần phải khắc phục.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thu hồi đất, từ đó tìm ra những bất cập trong việc áp dụng pháp luật thu hồi
đất và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thu hồi đất và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng
pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp.
Để có hướng nghiên cứu tập trung và cụ thể, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu quy định của pháp luật
đất đai về thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại một số địa phương, đặc biệt là thực tiễn thu hồi đất
nông nghiệp tại địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội- nơi tác giả luận văn đang công tác và sinh sống.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật đất đai.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp chứng minh, phương pháp diễn
giải, phương pháp thống kê...để làm sáng tỏ những vấn đề của đề tài.
5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

4


Các kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu
về luật học. Một số giải pháp của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật
về việc thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP,
THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT

THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm và vai trò của đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là một trong các yếu tố
quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh và quốc phòng; có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đất đai được dùng hầu hết vào các ngành sản xuất, các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm lớn nhất của sản xuất nông nghiệp là gắn chặt với các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu,
nguồn nước...Trong các điều kiện đó, đất đai là cơ sở đầu tiên không thể thiếu được và là tư liệu sản xuất chủ
5

yếu. Hoạt động lao động của con người bao giờ cũng gắn chặt với đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đối
tượng lao động là vật hoặc những vật mà hoạt động của con người tác động vào. Còn tư liệu lao động là những
phương tiện vật chất mà nhờ đó, con người tác động vào đối tượng lao động. Đất đai tham gia vào quá trình sản
xuất nông nghiệp vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Vì vậy, đất đai trở thành một loại tư liệu
sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, đất đai được coi là nguồn gốc của mọi của cải.
Luật Đất đai năm 1993 đưa ra định nghĩa về đất nông nghiệp tại Điều 42 như sau: Đất nông nghiệp là đất
được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
Trong luận văn, tác giả đã phân tích rõ: diện tích đất nông nghiệp nước ta có hạn trong khi dân số đông, để
đảm bảo tất cả mọi người nông dân đều có đất để sản xuất và đảm bảo đất nông nghiệp được sử dụng có hiệu
quả, đất nông nghiệp được Nhà nước giao theo hạn mức và quy định rõ các chủ thể sử dụng.
1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp có đặc điểm là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể
thay thế được của ngành nông- lâm nghiệp. Nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất.
Đất nông nghiệp có vị trí cố định và không thể di chuyển được.
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá to lớn đó, đất nông nghiệp là nguồn đất chính cung
cấp đất phục vụ phát triển các khu đô thị và công nghiệp. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất cũng thay đổi
theo hướng đất phi nông nghiệp tăng lên, đất nông nghiệp giảm dần. Một trong những nguyên nhân đất nông nghiệp
giảm mạnh chính là do chính sách và việc áp dụng các chính sách thu hồi đất hiện nay.


6


1.2. Khái niệm thu hồi đất
Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thể hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà
nước là người đại diện chủ sở hữu, làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai. Thu hồi đất thể hiện dưới hình thức
pháp lý này là một quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biện pháp này thể hiện quyền
lực nhà nước trong tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Thu hồi đất cũng là nội dung quan
trọng của quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy, để thực thi nội dung này, quyền lực nhà nước được thể hiện
nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của xã hội đồng thời lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước về đất
đai.
Thu hồi đất, xét về mặt hình thức, là văn bản hành chính; xét về nội dung, là việc sử dụng quyền lực nhà
nước để thu lại quyền sử dụng đất đã được giao cho cá nhân, tổ chức để nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước và
xã hội.
Việc thu hồi đất để phát triển mở rộng đô thị, phát triển nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một
việc làm rất cần thiết. Nhưng vấn đề đặt ra chính là việc thu hồi đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng người nông
dân không còn đất để sản xuất, gây ra nhiều hậu quả xã hội phức tạp. Phát triển mở rộng đô thị là rất cần thiết,
song vấn đề an ninh lương thực không thể không tính đến. Hơn thế nữa, giải toả hết đất nông nghiệp, liệu đời
sống nông dân có khá giả khi cầm trong tay mấy chục triệu đồng tiền bồi thường để rồi không biết làm gì có thu
nhập, ổn định đời sống? Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần bảo đảm hài hoà giữa tài nguyên đất dành cho sản xuất nông
nghiệp và đất chuyển đổi cho các mục đích phi nông nghiệp. Do đó, việc thể chế các chính sách về thu hồi đất,
nhất là thu hồi đất nông nghiệp thành những quy định của pháp luật cần phải thận trọng, quan tâm đảm bảo đến

7

đời sống của người nông dân, cũng là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sự bình ổn về kinh tế xã hội của
đất nước.
1.3. Khái quát về pháp luật thu hồi đất nông nghiệp từ năm 1992 đến nay
Với vai trò quan trọng của đất nông nghiệp trong đời sống kinh tế - xã hội, việc thu hồi đất nông nghiệp

đòi hỏi phải có hành lang pháp lý từ khái quát đến cụ thể để điều chỉnh. Trước đây, vấn đề thu hồi đất nói
chung, thu hồi đất nông nghiệp nói riêng chưa được quan tâm cũng như chưa gây bức xúc nhiều, do đó, các văn
bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này rất ít được quan tâm. Hiến pháp năm 1992 khi nói về đất đai mới chỉ đề
cập việc “ Nhà nước giao đất cho tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài” (Điều 18) mà chưa đề cập vấn
đề Nhà nước thu hồi đất. Có thể nói, theo Hiến pháp năm 1992, cơ sở thu hồi đất- hạn chế một loại quyền hiến
định của công dân- là chưa rõ ràng, chưa vững chắc và chưa được xác định đúng “tầm” của một quyền hiến
định. Điều này dẫn đến những hạn chế nhất định trong công tác giải thích, hướng dẫn pháp luật.
Với tư cách là một đạo luật quản lý nhà nước về đất đai, Luật đất đai năm 2003 chỉ có 8 điều tại Mục 4 quy
định về Thu hồi đất ( từ Điều 38 đến Điều 45), trong đó quy định về phạm vi, điều kiện áp dụng, nguyên tắc bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế. Để thực hiện được Luật này phải cần các Nghị định hướng dẫn của Chính
phủ như Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất. Rõ ràng, tổng hợp các quy định này chưa thể xem là thể thức về thu hồi đất hoàn chỉnh, có hệ thống;
nếu có, đó chỉ là những cách làm để giải quyết việc thu hồi đất cho hiện tại và cách tính giá bồi thường cho các
thiệt hại xảy ra. Điều này cho thấy, khi cơ sở hiến định chưa vững chắc, việc giải thích và quy định chi tiết thi

8


hành sẽ phát sinh nhiều vấn đề nan giải, gây ra những hạn chế nhất định trong việc áp dụng, thực thi các
nguyên tắc hiến định.
Sau khi có Luật Đất đai năm 1993, Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ đã ban hành
quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định 90 khẳng định tổ chức và cá nhân sử dụng đất hợp pháp mà bị Nhà
nước thu hồi đất thì được Nhà nước đền bù thiệt hại về đất và tài sản hiện có trên đất. Tuy nhiên, trên thực tế,
việc đền bù khi thu hồi đất chưa được thực hiện đồng bộ, có sự áp dụng khác nhau ở các tỉnh, thành phố.
Từ khi có Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước
thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, các nguyên tắc của
Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1993 (được sửa đổi bổ sung năm 1998) mới được chi tiết hoá trong
việc thi hành. Tuy nhiên, vấn đề xác định giá trị bất động sản để đền bù và giá của quyền sử dụng đất vẫn còn

chưa thống nhất trên thực tế.
Với sự ra đời của Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 197/2004/NĐ-CP, các vấn đề về thị trường bất động sản,
giá trị của quyền sử dụng đất mới được nhìn nhận tương đối ổn định, cũng như việc bắt đầu phân định rõ việc
thu hồi đất cho mục đích công (lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia; ngoài ra có thêm lợi ích công
cộng và mục đích phát triển kinh tế). Tuy nhiên, do chưa có thể thức về thu hồi đất rõ ràng, rành mạch nên cách
thức, thủ tục tiến hành thu hồi đất vẫn còn chưa thống nhất tại các tỉnh, thành phố. Ngày 25/5/2007, Chính phủ
ban hành Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai. Đây là văn bản pháp luật giải quyết được rất nhiều vấn đề cụ thể đang vướng
9

mắc trong triển khai thi hành Luật Đất đai, rất cần thiết cho việc thúc đẩy cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cũng như bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.
Hiện nay, tất cả các vấn đề thực tế xung quanh việc giải phóng mặt bằng, bồi thường thu hồi đất vẫn còn
bất cập, khiếu nại tăng cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản để giải thích tình trạng này chính là cơ sở
hiến định về thu hồi đất và bồi thường thiệt hại đối với đất chưa rõ ràng; thể thức về thu hồi đất chưa được hiến
định hoá thống nhất và quy định có hệ thống. Rõ ràng là quyền hiến định của người sử dụng đất hợp pháp vẫn
chưa được trao trọn vẹn đến tay người dân. Nên chăng cần xem xét lại cách quy định Điều 23 của Hiến pháp
năm 1992 trên nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân được quy định tại điều 17 của Hiến pháp 1992. Hoặc
nếu không, thì cần giải thích nội hàm của Điều 23 Hiến pháp 1992 đối với tài sản của cá nhân, tổ chức theo
hướng mở rộng quyền tài sản bao gồm cả đất đai hay “hiến định hoá” quyền của người sử dụng đất hợp pháp.
Mặt khác, khi xem quyền sử dụng đất hợp pháp là quyền hiến định thì việc thu hồi quyền này vì mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia trong quy hoạch xây dựng cũng nên được xem là vấn đề hiến định với thể thức
được khẳng định rõ ràng, mục đích thu hồi minh bạch được nêu trong Hiến pháp.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Trong chương này, tác giả chủ yếu trình bày và phân tích thực trạng pháp luật quy định về mục đích, thẩm
quyền, trình tự thu hồi đất nông nghiệp, các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và mức giá áp dụng bồi
thường khi thu hồi đất nông nghiệp.
10



2.1. Quy định về mục đích thu hồi đất
Trong quá trình quản lý kinh tế- xã hội, Nhà nước được quyền thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Đất đai năm 2003, nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng
vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và
các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ. Có 9 loại dự án kinh tế thuộc diện nhà nước thu hồi đất và
nhà nước phải tổ chức bồi thường, tái định cư cho người đang sử dụng đất. Ngoài 9 dự án trên, đối với các dự
án kinh tế khác, các nhà đầu tư buộc phải thương lượng thoả thuận với người đang sử dụng đất để thuê, chuyển
nhượng. Nhà nước chỉ hỗ trợ nhằm giúp các bên thực hiện các thủ tục chứ không ra quyết định thu hồi đất. Điều
đó có nghĩa là nhà đầu tư có thể chủ động lựa chọn hình thức phù hợp để có quyền sử dụng đất mà không nhất
thiết cứ chờ đợi từ Nhà nước. Hơn nữa, trong quan hệ sử dụng đất có thể hình thành các quan hệ dân sự về đất đai
thay vì thực hiện bằng các quyết định hành chính. Mặt khác, có thể thấy rằng các nhà đầu tư có thể đi bằng con
đường nhanh nhất và ngắn nhất để có quyền sử dụng đất như mong muốn. Đó chính là lý do Nhà nước cho phép
nhà đầu tư tự tìm kiếm mặt bằng trong kinh doanh mà không phải thực hiện quy trình thu hồi đất.
Bên cạnh mục đích thu hồi đất để phát triển kinh tế, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Đất dùng cho mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng bao gồm: đất cho các đơn vị đóng quân, làm căn cứ quân sự, công trình phòng thủ quốc
gia, trận địa và các công trình đặc biệt cho quốc phòng, an ninh; công trình khoa học công nghệ phục vụ quốc
phòng, kho tàng, trường bắn, trường học, bệnh viện an dưỡng, nhà công cụ, trại giam...
2.2. Quy định về thẩm quyền thu hồi đất
11

Nhà nước quyết định thu hồi đất và giao đất cho tổ chức phát triển quỹ đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thành lập để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp
quản lý quỹ đất. Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư để thực hiện
dự án đối với các trường hợp đã có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Như vậy, nhìn từ thẩm quyền thu hồi đất cho thấy quan hệ pháp luật về thu hồi đất giữa Nhà nước và người
sử dụng đất là một quan hệ mang tính chất hành chính. Nó được thể hiện ở việc cơ quan đại diện cho Nhà nước

thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thu hồi đất chính là Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh- là những cơ quan có thẩm quyền chung. Cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban các cấp thực hiện
hoạt động này là cơ quan Tài nguyên- môi trường, đến nay có thêm Ban giải phóng mặt bằng. Như vậy, các cơ
quan có thẩm quyền thu hồi đất ở đây chính là các cơ quan hành chính. Với vai trò là cơ quan hành chính thực
hiện các công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý đất đai nói trên đều mang
quyền lực nhà nước khi thiết lập quan hệ pháp luật về thu hồi đất với người sử dụng đất. Hơn nữa, Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai tiến hành thu hồi đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi có quyết định
thu hồi đất. Quyết định thu hồi đất là một quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, quan hệ
pháp luật về thu hồi đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất là quan hệ mang tính hành chính.
2.3. Quy định về trình tự thu hồi đất nông nghiệp
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của pháp luật và căn cứ
vào nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về

12


xây dựng, từ đó xác định và công bố chủ trương thu hồi đất hoặc ra văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư (đối với
trường hợp thu hồi đất theo dự án).
Chủ trương thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành bằng văn
bản. Căn cứ vào văn bản của Ủy ban nhân dân về công bố chủ trương thu hồi đất, cơ quan Tài nguyên và Môi
trường chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện (đối với nơi
chưa có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) việc chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi.
Tiếp sau việc chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư) lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ trên cơ sở số
liệu, tài liệu hiện có do cơ quan Tài nguyên và Môi trường cung cấp và nộp một (01) bộ tại Sở Tài chính hoặc
Phòng Tài chính (gọi chung là cơ quan Tài chính) để thẩm định.
Sau khi phương án tổng thể được xét duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có
trách nhiệm thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất; dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư; biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; thời gian di chuyển và bàn giao đất bị thu
hồi được nêu trong phương án tổng thể.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư và đại diện
của những hộ có đất bị thu hồi) có trách nhiệm lập và trình phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư trong thời hạn không quá sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đo đạc, kiểm đếm, xác định nguồn
gốc đất đai.
Khi đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định mà
người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khi đã
13

quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất và sau khi đại diện của tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận
động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước,
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và giao cho người có đất bị thu hồi.
Như vậy, thời gian kể từ khi xác định và công bố chủ trương thu hồi đất đến khi phương án bồi thường, hỗ trợ,
bố trí tái định cư được phê duyệt và thời điểm người bị thu hồi đất được nhận kinh phí bồi thường là không giống
nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khu vực có đất bị thu hồi đã được đo đạc và lưu trữ bản đồ địa chính hay chưa để
đảm bảo tính chính xác và tiến độ kiểm kê; sự thống nhất giữa tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư và người bị thu hồi đất về diện tích, chất lượng và giá trị của tài sản trên đất, tổng giá trị được bồi thường. Vì thế,
đến khi người có đất bị thu hồi nhận kinh phí đền bù thì “giá tại thời điểm thu hồi đất” theo quy định pháp luật sẽ
không có ý nghĩa khi thời điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thời điểm nhận tiền trên thực tế là
quá xa, gây bức xúc và khiếu nại, mất ổn định trong cộng đồng dân cư.
2.4. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp
2.4.1. Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, đất đai đã đóng vai trò quan trọng đáng kể,
là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và là tư liệu sản xuất đặc biệt không những trong lĩnh vực nông nghiệp,
mà điều đó còn thể hiện ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng, kể cả quản lý xã hội. Điều này càng có ý
nghĩa hơn với một quốc gia có dân số trên 80 triệu người như nước ta hiện nay. Chính vì thế, một khi quyền lợi
của người sử dụng đất chưa được đáp ứng nguyện vọng khi bị thu hồi đất, thì việc khiếu nại, thậm chí khiếu nại

14



kéo dài là điều không thể tránh khỏi, mặc dù Nhà nước đã nhiều lần bổ sung, thay đổi các quy định có liên quan
đến việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
Về nguyên tắc, người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử
dụng, nếu không có đất bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
Đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp mà không còn đất trực tiếp sản xuất thì ngoài việc bồi thường
bằng tiền, người bị thu hồi còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, bố
trí việc làm mới.
Khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, chủ sử dụng đất được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo
chuyển đổi nghề và tạo việc làm.
2.4.2. Quy định về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Tái định cư cho người bị Nhà nước thu hồi đất là vấn đề quan trọng, không chỉ bảo đảm quyền lợi cho
người dân bị thu hồi đất mà còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải phóng mặt bằng, bố
trí lại dân cư sau khi thu hồi đất, ổn định chính trị xã hội, đặc biệt đối với nông dân. Trong thời gian qua, chính
sách tái định cư đã được các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo thực hiện đầu tư xây dựng các khu tái định cư,
áp dụng nhiều phương thức trong việc thực hiện tạo lập quỹ nhà đất để phục vụ tái định cư và thực hiện các
biện pháp để hỗ trợ sản xuất và đời sống sau khi tái định cư.
2.5. Quy định về mức giá áp dụng để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Giá đất để tính bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là căn cứ để giải quyết lợi ích kinh tế giữa Nhà nước,
người bị thu hồi đất và nhà đầu tư, nên đây là vấn đề phức tạp nhất trong thực tiễn áp dụng và cũng là nguyên
15

nhân dẫn đến việc khiếu kiện nhiều nhất, chiếm đến 70% trong các trường hợp khiếu kiện liên quan đến bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư. Các quy định về giá đất được Nghị định 197/2004/NĐ-CP đề cập, cụ thể như sau:
Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ được
chuyển mục đích sử dụng.
Theo Nghị định này, pháp luật không thừa nhận việc bồi thường theo giá đất hình thành trên thị trường mà
áp dụng giá đất do Nhà nước xác định theo Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 17/8/1994 quy định về khung giá các
loại đất chậm được sửa đổi, bổ sung nên luôn thấp hơn nhiều lần giá đất hình thành thực tế trên thị trường. Do

vậy, giá đất này không được người dân chấp nhận khi xây dựng phương án bồi thường thiệt hại và trên thực tế
ít có địa phương áp dụng. Để giải quyết căn bản sự bất cập giữa giá đất do Nhà nước xác định với giá đất hình
thành thực tế trên thị trường, làm cơ sở để đảm bảo tính khả thi của việc bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu
hồi đất, tại điều 56, Luật Đất đai năm 2003 quy định: việc định giá đất của Nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc
sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi có chênh
lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp.
Giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định được công bố công khai vào ngày
01 tháng 01 hàng năm được sử dụng làm căn cứ để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo Điều 56- Luật Đất đai năm 2003, việc định giá đất do cơ quan nhà nước thực hiện, chính vì vậy nên
nhiều khi không khách quan, giá đất thấp hơn nhiều so với giá thị trường, gây thiệt thòi cho người dân bị thu
hồi đất.
16


Chương 3
THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT
VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. Khái quát tình hình thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian gần đây
Theo báo cáo kết quả tổng kiểm kê đất năm 2000 của Tổng cục Địa chính, diện tích đất nông nghiệp nước
ta là 9.345.000 ha, chiếm 28,38% tổng diện tích tự nhiên và 40,86% diện tích đã sử dụng vào các mục đích, phân
bố ở các vùng như sau: trung du và miền núi Bắc Bộ là 1.424.000ha (15,24%), đồng bằng Bắc Bộ 739.000 (7,9%),
Bắc Trung Bộ 725.000ha (7,76%), Duyên hải Nam Trung Bộ 807.000 ha( 8,64%), Tây Nguyên 1.234.000 ha
(13,2%), Đông Nam Bộ 1.446.000 ha (15,48%), đồng bằng sông Cửu Long 2.970.000 ha (32%).
Hiện nay, do yêu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá, Nhà nước cần lấy đi một phần đất nông nghiệp để xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế chung
của đất nước. Đó là một yêu cầu khách quan và còn có xu hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, việc lấy
đất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị mới đã làm xuất hiện việc nhiều hộ nông dân
không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Hậu quả là quỹ đất nông nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng.
3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp tại một số địa phương và tại huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội

3.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

17

Ngày 25/2/2004, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1060/QĐ-UB thu hồi
1.009.086m2 đất tại phường Định Công và Đại Kim, quận Hoàng Mai do Ủy ban nhân dân các phường đang
quản lý, các hộ dân sử dụng để sản xuất nông nghiệp và làm một phần nhà ở tạm giao cho Công ty kinh doanh
và phát triển nhà Hà Nội để điều tra và lập phương án giải phóng mặt bằng chuẩn bị đầu tư xây dựng khu đô thị
mới Đại Kim - Định Công mở rộng phía Bắc và Tây Bắc. Theo Quyết định 18/QĐ-UB ngày 29/9/2008 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hà Nội, các hộ dân được bồi thường bằng cách được mua nhà chung cư với giá từ 810 triệu đồng/m2. Khó khăn lớn của người dân là lấy đâu ra những số tiền lớn như vậy để mua nhà và nếu mua
được nhà thì biết lấy gì để sinh sống?
3.2.2. Những dự án đã thu hồi đất nhưng không được triển khai thực hiện
Vấn đề cần phải đề cập là các dự án “treo”, đã thu hồi đất nhưng ruộng bị bỏ hoang hoá không xây dựng, trong
khi nông dân không biết làm gì là một thực trạng hiện nay gây ra nhiều bức xúc cho người nông dân. Tình trạng
những dự án quá 12 tháng chưa được đưa vào sử dụng hoặc sử dụng đất chậm tiến độ đang là một vấn đề phổ biến ở
nhiều địa phương trên cả nước. Nhất là các dự án sân golf hiện nay đã thu hồi đất nhưng vẫn chỉ là dự án “treo”, bỏ
hoang hoá đất nông nghiệp nhiều năm nay trong khi nhân dân không có đất làm ruộng khiến nhân dân rất bất bình.
Theo kết quả rà soát của các liên ngành thành phố Hà Nội cho thấy, số dự án chậm triển khai (dự án
“treo”) trên địa bàn còn tới 306 dự án. Trong đó, phần lớn (286 dự án) thuộc diện chưa hoàn thành công tác giải
phóng mặt bằng.
3.2.3. Thực tiễn áp dụng quy định về mức giá bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

18


Giá đất để đền bù, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất cũng đang là một trong những vấn đề khiến người dân
bất hợp tác trong quá trình thực hiện việc nhận tiền bồi thường để giao đất bị thu hồi.
Mặc dù, giá áp dụng được hướng dẫn khá rõ ràng nhưng trên thực tế vẫn xảy ra những vấn đề khiếu nại về
việc bồi thường diện tích đất do trên thực tế, người nông dân sử dụng diện tích lớn hơn so với diện tích đất
được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chỉ được bồi thường hỗ trợ đối với diện tích đất theo

như giấy chứng nhận và phần đất không có trong giấy chứng nhận nếu có trồng cây cối hoa màu thì chỉ được
bồi thường đối với số cây cối hoa màu trên đất. Đây cũng là một trong những vấn đề gây bức xúc, khiếu nại của
người dân khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp bị thu hồi. Đơn cử như việc thu hồi đất
nông nghiệp thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở Ngô Thì Nhậm tại phường La Khê, quận Hà Đông đến nay
còn một số hộ chưa nhận tiền đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng do họ bức xúc vì giá đất đền bù không hợp lý.
Kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện Đông Anh từ năm 1990 đến năm 2007 cho thấy diện tích đất nông
nghiệp luôn luôn có biến động giảm mạnh so với các loại đất khác mà nguyên nhân phần lớn do áp dụng chính
sách thu hồi đất. Nhiều vụ việc khiếu nại do giá đất bồi thường quá thấp so với giá thị trường. Ví dụ như xã
Vĩnh Ngọc có tới 13 hộ không nhận tiền bồi thường vì giá quá thấp, không thể đảm bảo cho người nông dân có
thể có cuộc sống ổn định sau khi đất nông nghiệp của họ bị thu hồi.
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp
3.3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp
Đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Tổ chức, cá nhân được
quyền sử dụng đất hợp pháp khi có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đề cập đến quyền
của người sử dụng đất hợp pháp, Điều 18 của Hiến pháp mới chỉ quy định “Nhà nước giao đất cho tổ chức và
19

cá nhân sử dụng ổn định lâu dài” mà chưa đề cập đến vấn đề Nhà nước thu hồi đất. Khi xem quyền sử dụng đất
hợp pháp là quyền hiến định thì việc thu hồi quyền này vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia trong
quy hoạch xây dựng cũng nên được xem là vấn đề hiến định với thể thức được khẳng định rõ ràng, mục đích
thu hồi minh bạch được nêu trong Hiến pháp. Để có cơ sở pháp lý vững chắc làm nền tảng cho các văn bản quy
phạm pháp luật về thu hồi đất nói chung, thu hồi đất nông nghiệp nói riêng, cần có một điều luật để ghi nhận
quyền hiến định về thu hồi đất và phải được bảo đảm chính trong Hiến pháp, phù hợp với Điều 17, 18 của Hiến
pháp năm 1992.
Trong giai đoạn hiện nay, một nguyên nhân cơ bản dẫn đến đất nông nghiệp ngày càng bị giảm sút, nhất là
diện tích đất trồng lúa nước ngày càng thu hẹp do có quá nhiều các dự án phát triển kinh tế dẫn đến việc Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ các dự án. Để bảo đảm cho người sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước có
chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối có
đất để sản xuất; đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao
động ở nông thôn phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.3.2. Hoàn thiện các quy định về giá đất để bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp
Từ trước đến nay, việc định giá đất đều do cơ quan Nhà nước thực hiện, nhiều khi không khách quan, giá
đất thấp hơn nhiều so với giá thị trường, gây thiệt thòi cho người dân bị thu hồi đất. Do đó, để sửa đổi quy định
như vậy, cần phải để Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc định giá đất, hoặc thuê tổ chức tư vấn giá đất
cụ thể trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Nếu thực hiện được việc để các tổ chức tư vấn giá đất hoạt
động độc lập với cơ quan Nhà nước sẽ giúp cho việc định giá đất khách quan hơn.
20


3.3.3. Hoàn thiện các quy định về tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp
Cần phải bổ sung, hoàn thiện các quy định có tính pháp lý để quy định chính sách, cơ chế về nguồn tài
chính phục vụ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó, việc bố trí quỹ đất cũng cần được nghiên cứu
ban hành. Dự án xây dựng khu tái định cư là một bộ phận không thể thiếu của các dự án thu hồi đất và đầu tư
phát triển hạ tầng có liên quan. Đồng thời, có chính sách khuyến khích các chủ dự án được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất phải tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất. Lý do
là hiện nay một số địa phương khi giao đất cho dự án tái định cư vẫn quyết định thu tiền sử dụng đất. Đồng
thời, Nhà nước quy định các tiêu chí xây dựng khu tái định cư mẫu, từ đó tuỳ thuộc vào quy mô khu tái định cư
để thiết kế và xây dựng khu tái định cư.
Bên cạnh đó, cần phải có quy định tất cả các dự án tái định cư phải do chính quyền địa phương thực hiện,
không nên giao cho chủ đầu tư lập và thực hiện dự án tái định cư; tách dự án tái định cư thành tiểu dự án hoặc
dự án độc lập, do khi kết thúc dự án, chủ đầu tư rút đi hoặc không còn trách nhiệm với những người tái định cư,
nên khi có khiếu nại hoặc các phát sinh hậu tái định cư thì không có cơ quan giải quyết.
3.3.4. Học tập kinh nghiệm bảo vệ quỹ đất nông nghiệp từ các nước trên thế giới
Luật Quản lý đất đai của Trung Quốc đã rất coi trọng bảo hộ đất nông nghiệp: “ Chính sách cơ bản của
nước ta là hết sức quý trọng, lợi dụng hợp lý đất đai và gìn giữ thiết thực đất canh tác” và hạn chế nghiêm ngặt
việc đất nông nghiệp chuyển đổi thành đất xây dựng, khống chế tổng lượng đất xây dựng, đặc biệt gìn giữ đất
canh tác.

21


Hoa Kỳ: việc sử dụng hợp lý đất nông nghiệp chính là hình thành lên những mô hình trang trại và các
doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng đất liên kết với nhau trong sản xuất để phát huy hiệu quả cao trong sử dụng
đất nông nghiệp.
Thái Lan: bên cạnh chính sách giá cả nông sản, Chính phủ Thái Lan còn thực hiện chính sách tín dụng
thông qua ba tổ chức là ngân hàng Thái Lan; các ngân hàng Thương mại; ngân hàng nông nghiệp và các
HTX nông nghiệp nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất quy mô lớn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, điện khí hoá nông thôn, cơ giới hoá nông nghiệp, đưa kỹ thuật tiến tiến áp dụng vào sản xuất. Nông
nghiệp Thái Lan hiện nay đã đạt đến trình độ cơ giới hoá cao so với các nước trong khu vực.
3.3.5. Một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn sau khi thu hồi đất nông nghiệp
3.3.5.1. Giải pháp khắc phục các dự án “treo”
Đối với các dự án vướng quy hoạch hoặc chậm do khiếu kiện về chính sách bồi thường, thành phố hoặc tỉnh sẽ
phải xem xét cho điều chỉnh quy hoạch và chỉ đạo các quận, huyện trong tỉnh thành cùng phối hợp thực hiện. Tại Hà
Nội, Sở Tài nguyên - môi trường đã có giải pháp đối với các dự án chậm do khách quan và được phép tiếp tục triển
khai là Sở sẽ đề nghị UBND thành phố gia hạn tiến độ từ 6 tháng đến 1 năm. Sau thời gian gia hạn, nếu dự án vẫn
“treo” thì sẽ dứt điểm phải thu hồi. Các dự án “treo” như vậy đã gây lãng phí đất đai, trong khi đất nông nghiệp
không đủ cho nông dân sản xuất, nông dân thất nghiệp còn đồng ruộng lại bỏ hoang hoá là một bức tranh thực tế
đang gây bức xúc hiện nay. Do đó, cần phải kiên quyết thu hồi và xử lý thoả đáng đối với các dự án như vậy
3.3.5.2. Giải pháp hỗ trợ sản xuất, đào tạo việc làm cho người nông dân có đất bị thu hồi

22


Đối với những nơi đã thu hồi đất nông nghiệp, cần phải có cơ chế tạo việc làm cho người nông dân bị thu
hồi đất. Nhưng để thực hiện được việc đào tạo nghề, phổ cập giáo dục thì địa phương lại cần phải lập quỹ hỗ
trợ, hoặc ban hành những quy chế nhằm ưu tiên đấu thầu cho những đơn vị kinh doanh đã tạo công việc cho
người bị thu hồi đất nông nghiệp, sử dụng lao động tại chỗ và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Bên
cạnh đó, cần phải miễn học phí cho các đối tượng khó khăn trong vùng thu hồi đất nông nghiệp. Có lẽ đây cũng
là một trong những giải pháp nhằm khắc phục những hậu quả xã hội do việc thu hồi đất nông nghiệp tràn lan
như hiện nay.

3.3.5.3. Giải pháp để bảo vệ và sử dụng hợp lý diện tích đất nông nghiệp còn lại sau thu hồi đất
Bên cạnh việc quy hoạch đồng bộ các khu vực canh tác đất nông nghiệp, bố trí các trung tâm dịch vụ và phân
bố các điểm dân cư hợp lý cần phải cải thiện điều kiện tự nhiên, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu
hạ tầng nhằm tạo điều kiện sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, nâng cao đời sống nông dân và từng bước thay đổi
bộ mặt nông thôn.
Đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại cần hỗ trợ cho nhân dân khuyến khích việc khai hoang các quỹ
đất chưa sử dụng để bổ sung vào quỹ đất đã bị thu hồi để thực hiện dự án phát triển đô thị và công nghiệp. Vì
vậy, việc cải tạo diện tích đất nông nghiệp còn lại khi thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan
trọng và cần thiết hơn bao giờ hết đối với mỗi quốc gia.
KẾT LUẬN

23

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, đất đai đã đóng vai trò quan trọng đáng kể,
là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá và là tư liệu sản xuất đặc biệt nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với một đất nước có dân số đông và đa số đều làm nông nghiệp. Quá trình
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội đã tạo điều kiện thu hút
vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát triển doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng và quy mô, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động và
tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, thời gian qua vấn đề thu hồi đất nông nghiệp, cụ thể là đất trồng lúa nước ở nhiều địa phương là
nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện ngày càng tăng cao, số hộ nông dân không còn đất để sản xuất, thất nghiệp dẫn
đến nhiều hậu quả xã hội tiêu cực và sự bức xúc của nhân dân đối với các dự án “treo” trong khi người nông
dân không có đất để sản xuất đang đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời.
Từ việc phân tích thực trạng pháp luật thu hồi đất nông nghiệp với các nội dung về mục đích thu hồi đất,
thẩm quyền thu hồi đất, trình tự thu hồi đất và nhất là các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và mức
giá áp dụng để bồi thường thu hồi đất, tác giả đã nêu ra những bất cập trong pháp luật về thu hồi đất hiện hành.
Đồng thời với việc phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật thu hồi đất cho thấy những con số đáng báo động về việc
đất nông nghiệp đang ngày càng giảm dần, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thu hồi
đất, đảm bảo cho người nông dân có đất để sản xuất, ổn định cuộc sống của người nông dân, cũng là bảo vệ nguồn

tài nguyên quý giá của đất nước ta.
Thiết nghĩ, pháp luật đất đai phải tạo ra một khung pháp lý đảm bảo hài hoà mối quan hệ giữa Nhà nước,
nhà đầu tư và người đang sử dụng đất bị thu hồi. Nhất là khi xem quyền sử dụng đất hợp pháp là quyền hiến
24


định thì việc thu hồi quyền này vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia trong quy hoạch xây dựng
cũng nên được xem là vấn đề hiến định với thể thức được khẳng định rõ ràng và được nêu trong Hiến pháp.
Cần có một điều luật để ghi nhận quyền hiến định về sử dụng và thu hồi đất được bảo đảm chính trong Hiến
pháp.
Tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất, trong đó có các giải pháp nhằm
khắc phục các dự án “treo”, giải pháp về hỗ trợ sản xuất, đào tạo việc làm cho người nông dân sau khi thu hồi
đất… Song với mong muốn lớn nhất của tác giả trong hoàn cảnh đất nông nghiệp suy giảm nghiêm trọng hiện
nay là Nhà nước cần có các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất thu hồi đất nông nghiệp, có thể thu hồi các
diện tích đất khác để phục vụ các dự án phát triển kinh tế hay các dự án phục vụ lợi ích xã hội khác, giảm hẳn
việc thu hồi đất nông nghiệp, nhất là những diện tích đất trồng lúa của nông dân. Mặc dù đã cố gắng đầu tư
nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn, nhưng chắc chắn luận văn này không
thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả luận văn mong nhận được ý kiến của các thầy cô, các nhà
nghiên cứu, các chuyên gia và bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài nghiên cứu, đồng thời định hướng cho
những nghiên cứu tiếp theo.

25



×