Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu tác dụng giảm đau, chống viêm của cây gối hạc ( leea rubra blume họ gối hạc leeaceae) trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐẬU THỊ GIANG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM
CỦA CÂY GỐI HẠC (Leea rubra Blume
HỌ GỐI HẠC LEEACEAE)
TRÊN THỰC NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐẬU THỊ GIANG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM
CỦA CÂY GỐI HẠC (Leea rubra Blume
HỌ GỐI HẠC LEEACEAE)
TRÊN THỰC NGHIỆM


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC LÝ VÀ DƢỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60720405
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thùy Dƣơng.

2. TS. Phƣơng Thiện Thƣơng.

HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS. Nguyễn Thùy Dương, bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà
Nội, là người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Phương Thiện Thương và NCS.
Nguyễn Thị Phương, khoa Hóa phân tích – Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu đã
chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ
thuật viên, các em sinh viên đang nghiên cứu khoa học tại bộ môn Dược lực,
trường Đại học Dược Hà Nội đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi
thực hiện và hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè
đã đồng hành, động viên, chia sẻ với tôi trong gần hai năm học tập và nghiên
cứu dưới mái trường Dược thân yêu!
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2016


Đậu Thị Giang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ...................................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về viêm ......................................................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 2
1.1.2. Nguyên nhân ....................................................................................................... 2
1.1.3. Vai trò của COX và LOX trong đáp ứng viêm ................................................... 2
1.1.4. Các chất trung gian hoá học trong viêm ............................................................. 5
1.1.5. Một số thuốc chống viêm.................................................................................... 7
1.2. Tổng quan về đau ....................................................................................................... 8
1.2.1. Định nghĩa........................................................................................................... 8
1.2.2. Đƣờng dẫn truyền cảm giác đau ......................................................................... 9
1.2.3. Thuốc giảm đau .................................................................................................. 9
1.2.4. Dƣợc liệu có tác dụng giảm đau, chống viêm. ................................................. 10
1.3. Tổng quan về gốc tự do, chất chống oxy hóa ........................................................... 12
1.3.1. Nguồn gốc của gốc tự do .................................................................................. 12
1.3.2. Stress oxi hóa, tác hại của stress oxi hóa .......................................................... 12
1.3.3. Hệ thống bảo vệ chống gốc tự do, chống oxy hóa trong cơ thể ....................... 15
1.4. Tổng quan về dƣợc liệu nghiên cứu ......................................................................... 15
1.4.1. Tên khoa học ..................................................................................................... 15
1.4.2. Đặc điểm thực vật ............................................................................................. 15
1.4.3. Phân bố ............................................................................................................. 16
1.4.4. Thành phần hóa học .......................................................................................... 16
1.4.5. Công dụng ......................................................................................................... 16
1.4.6. Tác dụng dƣợc lý .............................................................................................. 16
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU/NGUYÊN VẬT LIỆU,
THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 18

2.1. Nguyên vật liệu ........................................................................................................ 18
2.1.1. Động vật nghiên cứu ......................................................................................... 18
2.1.2. Dƣợc liệu nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.1.3. Chuẩn bị mẫu nghiên cứu ................................................................................. 19
2.1.4. Thuốc thử, hóa chất .......................................................................................... 19
2.1.5. Máy móc, thiết bị, dụng cụ ............................................................................... 19
2.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................. 20
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 21
2.3.1. Phƣơng pháp đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm ................................... 21


2.3.2. Phƣơng pháp xác định cơ chế chống viêm in vitro........................................... 27
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................ 32
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 33
3.1. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm của GHL và GHR trên ............. 33
3.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau trung ƣơng của GHL và GHR bằng
phƣơng pháp mâm nóng ............................................................................................. 33
3.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi của GHL và GHR bằng phƣơng
pháp gây đau quặn bằng acid acetic............................................................................ 34
3.1.3. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm cấp của GHL và GHR trên mô hình gây
phù bàn chân chuột bằng carrageenan ........................................................................ 35
3.1.4. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm mạn của GHL và GHR trên mô hình
gây u hạt. ..................................................................................................................... 39
3.2. Kết quả xác định cơ chế in vitro của GHL và GHR................................................. 41
3.2.1. Kết quả đánh giá tác dụng ức chế COX in vitro của GHL và GHR ................. 41
3.2.2. Kết quả đánh giá tác dụng ức chế LOX in vitro của GHL và GHR. ................ 42
3.2.3. Kết quả đánh giá tác dụng dọn gốc tự do DPPH in vitro của GHL và GHR.... 43
3.2.4. Kết quả đánh giá tác dụng dọn gốc tự do superoxid anion (O2-•) in vitro của
GHL và GHR ............................................................................................................. 43
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ....................................................................................................... 45

4.1. Bàn luận về tác dụng giảm đau, chống viêm của GHL và GHR. ............................. 45
4.1.1. Về tác dụng giảm đau của GHL và GHR trên mô hình giảm đau bằng mâm
nóng. ........................................................................................................................... 45
4.1.2. Về tác dụng giảm đau của GHL và GHR trên mô hình gây đau quặn bằng acid
acetic ........................................................................................................................... 46
4.1.3. Về tác dụng chống viêm cấp của GHL và GHR trên mô hình gây phù bằng
carrageenan ................................................................................................................. 47
4.1.4. Về tác dụng chống viêm mạn của GHL và GHR trên mô hình gây u hạt ........ 48
4.2. Bàn luận về cơ chế chống viêm in vitro của GHL và GHR ..................................... 49
4.2.1. Về tác dụng ức chế COX in vitro của GHL và GHR ....................................... 50
4.2.2. Về tác dụng ức chế LOX in vitro của GHL và GHR ........................................ 51
4.2.3. Về tác dụng quét gốc tự do in vitro của GHL và GHR .................................... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................


Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Kí hiệu

:

Ý nghĩa

AA

:

Acid arachidonic

ADN


:

Acid desoxyribonucleic

AMP

:

Adenosin monophosphat

ATP

:

Adenosin triphosphat

COX (1,2) :

Enzym cyclooxygenase (1, 2)

DMSO

:

Dimethyl sulfoxid

DPPH

:


1,1-dimethyl-2-picryhydrazyl

GHL

:

Cao dịch chiết cồn lá gối hạc

GHR

:

Cao dịch chiết cồn rễ gối hạc

IASP

:

Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau

IL

:

Interleukin

INF

:


Interferon

iNOS

:

NO sythase cảm ứng

LCT

:

Leucotrien

LOX

:

Lypoxygenase

MeOH

:

Methanol

NADPH

:


Nicotinamid adenin dinucleotid phosphat

NF-kB

:

Yếu tố sao chép nhân

NOS

:

NO synthase

NSAID

:

Thuốc chống viêm không steroid

PARP

:

Poly( ADP-ribose)polymerase

PG

:


Prostaglandin

PGI

:

Protacyclin

PGHS-1,2

:

Prostaglandin endoperoxid synthase-1,2

PLA2

:

Phospholipase A2

POX

:

Peroxidase

RNS

:


Gốc nitơ hoạt động

ROS

:

Gốc oxi hoạt động

TNF

:

Yếu tố hoại tử u

Tx

:

Thromboxan


Danh mục các bảng, biểu đồ

Tên bảng

STT

Trang


1

Bảng 3.1

Ảnh hƣởng của GHL và GHR đến thời gian phản
ứng đau của chuột nhắt trắng

33

2

Bảng 3.2

Ảnh hƣởng của GHL và GHR đến số cơn đau quặn
trên chuột nhắt trắng

34

3

Bảng 3.3

Ảnh hƣởng của GHL và GHR đến mức độ phù của
chân chuột (%) theo thời gian

36

4

Bảng 3.4


So sánh sự khác biệt về mặt thống kê giƣã các liều
khác nhau của GHL và GHR trên mô hình gây phù
bằng carraggenan

38

5

Bảng 3.5

Ảnh hƣởng của GHL và GHR đến khối lƣợng u hạt
trên chuột cống trắng

39

6

Bảng 3.6

So sánh sự khác biệt về mặt thống kê giƣã các liều
khác nhau của GHL và GHR trên mô hình gây u hạt

41

7

Bảng 3.7

Khả năng ức chế COX in vitro của GHL và GHR


42

8

Bảng 3.8

Khả năng ức chế LOX in vitro của GHL và GHR

42

9

Bảng 3.9

Khả năng dọn gốc DPPH in vitro của GHL và GHR

43

10

Bảng 3.10

Khả năng dọn gốc O2.- in vitro của GHL và GHR

43


Danh mục các hình vẽ, đồ thị.


Tên hình, tên sơ đồ

STT

Trang

1

Hình 1.1

Con đƣờng chuyển hóa acid arachidonic thông qua
COX

4

2

Hình 1.2

Con đƣờng chuyển hóa acid arachidonic thông qua
5-LOX

5

3

Hình 1.3

Cơ chế chống viêm của glucocorticoid


8

4

Hình 2.1

Ảnh chụp cây gối hạc (Leea rubra Blume,
Leaceae)

18

5

Sơ đồ 2.1

Thiết kế các nội dung nghiên cứu

21

6

Hình 2.2

Quy trình thí nghiệm giảm đau theo phƣơng pháp
mâm nóng

22

7


Hình 2.3

Quy trình thí nghiệm giảm đau ngoại vi bằng
phƣơng pháp gây đau quặn bằng acid acetic

24

8

Hình 2.4

Quy trình thí nghiệm tác dụng chống viêm cấp trên
mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan

25

9

Hình 2.5

Quy trình thí nghiệm tác dụng chống viêm mạn
trên mô hình gây u hạt

27

10

Hình 3.1

Ảnh hƣởng của GHL và GHR đến mức độ phù của

chân chuột (%) theo thời gian

37

11

Hình 3.2

Ảnh hƣởng của GHL và GHR đến khối lƣợng u hạt
trên chuột cống trắng

40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nƣớc ta có khí hậu quanh năm nóng ẩm với hệ thực vật vô cùng phong phú
và đa dạng. Đây là nguồn nguyên liệu thiên nhiên quý giá cung cấp nguyên liệu cho
ngành hƣơng liệu, mỹ phẩm và hóa dƣợc. Ngày nay những hợp chất tự nhiên có
hoạt tính sinh học đƣợc phân lập từ cây cỏ đã đƣợc ứng dụng trong nhiều ngành
công nghiệp cũng nhƣ nông nghiệp, chúng đƣợc dùng để sản xuất thuốc phòng,
chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho ngành công ngiệp thực
phẩm. Những cây thuốc dân gian cùng với vốn sử dụng phong phú của đồng bào
các dân tộc vẫn là kho tàng quý giá để khám phá, tìm kiếm nhiều loại thuốc mới có
hiệu lực cao cho công tác phòng và chữa bệnh [5], [6], [7], [9].
Cây gối hạc có tên khoa học là Leea rubra Blume họ Gối hạc Leeaceae đã
đƣợc y học cổ truyền sử dụng trị nhiều chứng bệnh. Đông y cho rằng: rễ gối hạc có
vị đắng ngọt, tính mát sử dụng tiêu sƣng, thông huyết. Nó thƣờng đƣợc sử dụng
chữa sƣng tấy, đơn bắp chuối hay phong thấp sƣng đầu gối và chữa đau bụng, rong
kinh [5], [7]. Tuy nhiên các công trình khoa học nghiên cứu về cây gối hạc còn rất
ít. Có một số công trình nghiên cứu gần đây về tác dụng chống gốc tự do và chống

oxy của một số loài thuộc chi Leea mang lại kết quả khá khả quan [30], [57], [61],
[66]. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng
giảm đau, chống viêm của cây gối hạc (Leea rubra Blume họ Gối hạc Leeaceae)
trên thực nghiệm”. Bộ phận dùng để điều trị viêm đau khớp trong y học cổ truyền
của gối hạc đƣợc ghi trong các tài liệu là rễ cây. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã tiến
hành đánh giá tác dụng dƣợc lý liên quan đến tính vị của loài này trên cả bộ phận
thƣờng dùng là rễ và bộ phận dễ thu hái của gối hạc là lá.
Mục tiêu đề tài:
1.

Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm của cao dịch chiết cồn rễ và lá
cây gối hạc.

2.

Xác định cơ chế in vitro sơ bộ của cao dịch chiết cồn rễ và lá cây gối hạc.

1


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về viêm
1.1.1. Khái niệm
Viêm là hiện tƣợng sƣng, nóng, đỏ, đau của đã đƣợc đề cập tới trong y học
cổ đại và những khái niệm ban đầu về viêm cũng đƣợc hình thành từ rất sớm song
lại rất khác nhau [77]. Viêm là phản ứng bảo vệ của cơ thể chống lại yếu tố gây
bệnh, là một quá trình bệnh lý phức tạp bao gồm nhiều hiện tƣợng: tổn thƣơng tổ
chức, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tuần hoàn, bạch cầu đến ổ viêm và thực bào, tế
bào tăng sinh [10].
1.1.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên ngoài thƣờng gặp nhất và phức tạp nhất bao gồm:
Vi sinh vật: vi khuẩn và các độc tố của chúng, virus, ký sinh trùng và côn
trùng. Đây là nguyên nhân gây viêm thƣờng gặp nhất.
-

Tác nhân cơ học: chấn thƣơng.

-

Vật lý: nhiệt độ (nóng, lạnh), điện, bức xạ ion hóa.

-

Hóa học: các acid, các kiềm, các muối kim loại nặng [10].

Nguyên nhân bên trong
-

Hoại tử tổ chức: tắc mạch, xuất huyết, rối loạn thần kinh dinh dƣỡng.

Lắng đọng các phức hợp miễn dịch (có hoạt hóa bổ thể) (phức hợp kháng
nguyên- kháng thể) [10].
1.1.3. Vai trò của COX và LOX trong đáp ứng viêm
Cyclooxygenase (COX) còn đƣợc gọi là prostaglandin H/G synthase. Đây là
enzym chịu trách nhiệm cho quá trình sản xuất các prostanoid. Các phospholipid ở
màng tế bào bị thủy phân bởi phospholipase A2 cho sản phẩm là acid arachidonic
(AA). Acid arachidonic xúc tác bởi COX cho các prostanoid (Hình 1.1). Prostanoid
là thuật ngữ chung dùng để chỉ các phân tử bao gồm: prostaglandin (PG), các
prostacyclin (PGI) và thromboxan (Tx). Hai đồng phân của COX đã đƣợc xác định

2


là COX-1 và COX-2. COX-1 sản xuất các PG duy trì hoạt động sinh lý bình thƣờng
của tế bào, do đó còn gọi là enzym sinh lý. COX-2 đƣợc gọi là enzym cảm ứng, một
enzym liên quan với phản ứng viêm. COX-2 đƣợc kích hoạt bởi một số cytokin và
các trung gian gây viêm hiện diện trong các tế bào viêm. COX-2 chịu trách nhiệm
cho sự tổng hợp các prostanoid, mà các prostanoid này liên quan đến các bệnh lý
gắn liền với viêm [63]. Các prostanoid thƣờng có dạng “số 2” (ví dụ PGE2) và đƣợc
hình thành từ acid arachidonic (AA), “số 2” này ngầm chỉ số liên kết đôi trong cấu
trúc phân tử. Các cyclooxygenase (COX) xúc tác cho phản ứng bis-oxy hóa, trong
đó hai phân tử O2 đƣợc đƣa vào khung carbon của AA để tạo thành PGG2.
Peroxidase (POX) xúc tác cho phản ứng khử nhóm 15- hydroperoxyl của PGG2 để
cho sản phẩm là PGH2 và nƣớc. Phản ứng của POX đóng vai trò quan trọng trong
cơ chế enzym, các peroxidase khác nhƣ glutathione peroxidase cũng đóng vai trò
quan trọng trong phản ứng khử PGG2 thành PGH2 trong cơ thể. PGH2 không đƣợc
tích tụ trong tế bào mà đƣợc biến đổi nhanh chóng thành những chất khác gây đáp
ứng sinh học: PGD2, PGE2, PGF2α, PGI2 and TxA2. Ngoại trừ PGF2α đƣợc tạo ra sau
phản ứng khử hai electron của PGH2, còn các chất khác đƣợc tạo ra dƣới xúc tác
của các enzym không oxy hóa để sắp xếp lại cấu trúc phân tử. Các prostanoid cuối
cùng gắn đặc hiệu với một hoặc một số receptor liên kết với protein G, một số
prostanoid khác lại thể hiện tác dụng qua receptor ở nhân [75]. Thông thƣờng mỗi
loại tế bào thƣờng có một hoặc hai sản phẩm prostanoid chủ yếu. Ví dụ, ở tiểu cầu
chủ yếu có thromboxan. Một số PG có tác dụng gây viêm và gây đau, đặc biệt là
PGE2 đƣợc giải phóng do kích thích cơ học, hóa học, nhiệt, vi khuẩn có tác dụng
làm giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch gây viêm và đau. PGF1 gây đau xuất
hiện chậm nhƣng kéo dài. PGI1 gây đau xuất hiện nhanh nhƣng nhanh hết. PG còn
làm tăng tính nhạy cảm của các receptor với các chất gây đau nhƣ bradykinin [4].

3



Hình 1.1. Con đƣờng chuyển hóa acid arachidonic thông qua COX [44].
Enzym lypoxygenase (LOX) xúc tác cho quá trình chuyển hóa acid
arachidonic thành các leucotrien, là một nhóm các chất trung gian gây viêm.
Leucotrien hoạt động nhƣ một chất hóa ứng động tế bào, lôi kéo các tế bào của hệ
thống miễn dịch đến ổ viêm [56]. Các enzym LOX phổ biến nhất là 5, 12 và 15LOX [42]. Khi acid arachidonic đƣợc chuyển hóa bởi 12-LOX và 15-LOX cho các
lipoxin là những chất có tác dụng chống viêm bằng cách: tổng hợp các chalon (là
phân tử tín hiệu dừng quá trình viêm), ức chế các receptor của leucotrien, giảm hoạt
hóa tế bào bạch cầu đơn nhân [13]. Ở ngƣời, 5-LOX đƣợc có mặt trong các tế bào
có nguồn gốc dòng tủy và đặc biệt là bạch cầu [56]. 5-LOX xúc tác sự chuyển đổi
của AA thành acid 5S-hydroperoxyeicosatetraenoic (5- HpETE) (hình 1.2) và tiếp
tục chuyển hóa 5- HpETE thành LTA4. LTA4 có thể chuyển hóa thành LTB4 và sau
đó thành các cysteinyl leucotrien dƣới xúc tác của LTA4 hydrolase và LTC4
synthase tƣơng ứng [64]

4


Hình 1.2. Con đƣờng chuyển hóa acid arachidonic thông qua 5-LOX [44].
Các sản phẩm đƣợc chuyển hóa bởi 5-LOX gây hóa ứng động bạch cầu, kích
hoạt bạch cầu hạt, tế bào T, tăng tổng hợp IgG, gây co thắt phế quản, co thắt tế bào
cơ trơn và có liên quan đến quá trình viêm nhiều bệnh lý nhƣ ung thƣ, đái tháo
đƣờng, béo phì [44], [49], [64].
1.1.4. Các chất trung gian hoá học trong viêm
Các chất chuyển hóa của acid arachidonic
Prostaglandin (PG)
Trong viêm cấp, các mô và mạch máu sản xuất ra PGE2 và PGI2, các tế bào
mast giải phóng ra PGD2. Trong viêm mạn các bạch cầu đơn nhân và đại thực bào
giải phóng ra PGE2 và thromboxan A2. Các chất PGE2, PGI2, PGD2 là các chất giãn

mạch, đồng thời cũng hiệp đồng tác dụng với các chất giãn mạch khác nhƣ histamin
và bradykinin. Chúng không trực tiếp làm tăng tính thấm thành mạch mà gián tiếp
qua histamin và bradykinin.
Tuy nhiên, bên cạnh chức năng trung gian trong viêm, một số PG còn đóng
vai trò chống viêm đáng kể do làm giảm hoạt tính của các tế bào viêm. Ví dụ, PGE2
5


làm giảm giải phóng các enzym của lysosom và các chất chuyển hóa gây độc từ
bạch cầu trung tính, làm giảm giải phóng histamin từ tế bào mast [58].
Leucotrien
Leucotrien B4 đã đƣợc báo cáo có vai trò trong việc lôi kéo bạch cầu tới lớp
nội mạc của các mạch máu bị tổn thƣơng và nó cũng cũng hoạt động nhƣ một chất
hóa ứng động thực bào. LTC4 và LTD4 gây co thắt phế quản mạnh và đã đƣợc tìm
thấy trong các trƣờng hợp dị ứng. LTC4, LTD4 và LTE4 là những chất gây phản ứng
chậm của phản ứng sốc phản vệ đƣợc tiết ra trong trƣờng hợp dị ứng nhƣ hen suyễn
hay sốc phản vệ [34].
Các acid amin hoạt mạch
Histamin
Histamin đƣợc hình thành và dự trữ sẵn trong các hạt và đƣợc giải phóng do
sự vỡ hạt của các dƣỡng bào khi đáp ứng với các kích thích nhƣ: tổn thƣơng vật lý,
phản ứng miễn dịch làm gắn các kháng thể với dƣỡng bào. Histamin gây giãn các
tiểu động mạch và tăng tính thấm thành mạch với các tiểu tĩnh mạch [10].
Serotonin
Serotonin có tác dụng tƣơng tự nhƣ histamin.
Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF)
PAF hoạt động trên các receptor đặc hiệu cảu nó và có khả năng gây ra nhiều
hiện tƣợng trong viêm. PAF hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính, kích thích sự
xuyên mạch của bạch cầu, giải phóng các men của tiêu thể, gây hoạt hóa và kết dính
tiểu cầu [10].

Các cytokin
TNF, IL-1, IL-6 tham gia phát triển phản ứng viêm tại chỗ hoặc hệ thống.
Tại chỗ, chúng làm hoạt hóa nội mô. Chúng còn gây sốt, làm tăng lƣợng bạch cầu
đa nhân trung tính, tăng nguyên bào sợi và kích thích tổng hợp collagen. Còn IL-8
là một tác nhân gây hóa ứng động và hoạt hóa mạnh đối với bạch cầu đa nhân trung
tính. Nó là chất cảm ứng mạnh của các cytokin khác, chủ yếu là TNF và IL-1 [10].

6


Các protein huyết tương
Hệ thống bổ thể
Hệ thống bổ thể có các thành phần C3a và C5a làm tăng tính thấm thành
mạch. C5a hoạt hóa con đƣờng chuyển hóa LOX của AA ở các bạch cầu đa nhân
trung tính và bạch cầu đơn nhân, gây giải phóng các chất trung gian hóa học của
quá trình viêm, C5a còn là tác nhân gây hóa ứng động mạnh bạch cầu [10].
Bradykinin
Bradikinin gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch.
Hệ thống đông máu và tiểu tơ huyết
Hệ thống đông máu là một loạt những protein huyết tƣơng có thể bị hoạt hóa
bởi yếu tố Hageman. Bƣớc cuối cùng là sự chuyển fibrinogen thành fibrin. Trong
quá trình biến đổi này, các fibrinopeptid đƣợc hình thành, nó gây tăng tính thấm
mao mạch và nó có hoạt tính hóa ứng động đối với bạch cầu [10].
Oxyd nitơ
NO do đại thực bào sản xuất, có tác dụng làm giãn mạch, tăng tính thấm
thành mạch, tăng sản xuất các PG gây viêm. Tuy nhiên nếu đại thực bào bị hoạt hóa
sản xuất quá nhiều NO sẽ gây giãn mạch quá mức, gây sốc nhiễm khuẩn [58].
1.1.5. Một số thuốc chống viêm
1.1.5.1. Thuốc chống chống viêm không steroid (NSAID)
* Cơ chế:

Các thuốc chống viêm không steroid đều ức chế enzym cyclooxygenase
(COX), ngăn cản tổng hợp prostaglandin là chất trung gian hóa học gây viêm, do đó
làm giảm quá trình viêm [1].
Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với hệ enzym thủy phân protein ngăn
cản quá trình biến đổi protein làm bền vững màng lysosom và đối kháng tác dụng
của các chất trung gian hóa học nhƣ bradykinin, seretonin, histamin, ức chế hóa ứng
động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm [1].
* Một số thuốc trong nhóm: aspirin, indomethacin, piroxicam, ibuprofen,
diclfenac,…[4].

7


1.1.5.2. Thuốc chống viêm steroid (glucocorticoid)
* Cơ chế:
Glycocorticoid ức chế tổng hợp phospholipase A2 thông qua kích thích tổng
hợp lipocortin, làm giảm tổng hợp cả leucotrien và prostaglandin (hình 1.3). Ngoài
ra nó còn ức chế dòng bạch cầu đơn nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô để khởi
phát phản ứng viêm [1].

Hình 1.3. Cơ chế chống viêm của glucocorticoid.
* Một số thuốc trong nhóm: hydocortison, prednisolon, methylprednisolon,
dexamethason …
1.2. Tổng quan về đau
1.2.1. Định nghĩa
Theo hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau (International Association for the
Study of Pain - IASP) đau là một cảm nhận thuộc về giác quan và xúc cảm do tổn
thƣơng đang tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ
nặng, nhẹ của tổn thƣơng ấy. Cảm giác đau có thể bắt nguồn từ bất cứ một điểm nào
trên đƣờng dẫn truyền đau.

Theo Geissner và Wurtele, đau theo sinh lý học thần kinh là một khái niệm trừu
tƣợng phụ thuộc những yếu tố nhƣ: cơ địa, cảm xúc và sự chịu đựng khác nhau của
từng ngƣời bệnh [36].

8


Đau là một trải nghiệm khó chịu về cảm giác cũng nhƣ cảm xúc do tổn
thƣơng có thực ở mô hoặc đƣợc cho là có tổn thƣơng nhƣ thế gây ra [3].
1.2.2. Đường dẫn truyền cảm giác đau
* Tín hiệu đau từ ngoại biên đƣợc truyền về tủy sống nhờ hai sợi thần kinh là sợi
Aδ (truyền cảm giác đau cấp: đau nhói, đau tại chỗ) và sợi C (truyền cảm giác đau
mạn: đau âm ỉ, đau lan tỏa, đau do bỏng) [3].
* Dẫn truyền cảm giác từ tủy lên não (nơron thứ hai):
Cảm giác đau đƣợc dẫn truyền theo nhiều hƣớng: bó gai – thị nằm ở cột trắng
trƣớc – bên; bó gai – lƣới tận cùng các vùng khác nhau của hành não, cầu não, não
giữa ở cả hai bên. Từ cấu tạo lƣới nằm ở các vùng này, nhiều nơron đi tới các nhân
của đồi thị và một số vùng ở nền não, có những sợi đi lên hoạt hóa ở vỏ não. Tại các
synap với nơron thứ hai ở sau cùng tủy, các sợi C tiết ra chất truyền đạt là chất P.
Chất P là chất trung gian hóa học chủ yếu trong đƣờng dẫn truyền cảm giác đau [3].
* Trung tâm nhận thức cảm giác đau:
Đƣờng dẫn truyền cảm giác đau tận cùng ở cấu trúc lƣới của thân não, trung
tâm dƣới vỏ nhƣ nhân lá trong của đồi thị và vùng S-I, S-II, vùng đỉnh, vùng trán
của vỏ não. Cấu trúc lƣới và trung tâm dƣới vỏ có chức năng nhận thức đau vừa, tạo
ra các đáp ứng về tâm lý khi đau. Vỏ não có cấu trúc phân tích cảm giác đau tinh vi,
phân biệt vị trí, đánh giá mức độ đau [3].
1.2.3. Thuốc giảm đau
1.2.3.1. Thuốc giảm đau trung ương
* Cơ chế :
Các opioid gắn vào các receptor opioid (𝜇, k, δ) làm kích thích các receptor

này. Tất cả các receptor của opioid đều cặp đôi với protein Gi. Khi kích thích các
receptor của opioid, gây ức chế adenylcyclase, ức chế mở kênh Ca 2+ và hoạt hóa
kênh K+ (tăng ƣu cực). Vì vậy, ức chế giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh
(chất P, acid glutamic) và ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh. Các tác động
cụ thể [2]:

9


 Receptor muy (𝜇): khi kích thích gây tác dụng giảm đau, ức chế hô
hấp, co đồng tử, giảm co bóp cơ trơn dạ dày, ruột và gây sảng khoái.
 Receptor kappa (k): khi kích thích gây tác dụng giảm đau, suy hô hấp,
co đồng tử và an thần.
 Receptor delta (δ): chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ trên ngƣời, nhƣng
trên động vật khi kích thích cũng gây tác dụng giảm đau.
* Nhóm thuốc này gồm :
+ Thuốc chủ vận trên receptor opioid:
 Các opioid tự nhiên: morphin, codein,…
 Các opioid tổng hợp: pethidin, methadon,…
+ Thuốc chủ vận – đối kháng hỗn hợp và chủ vận từng phần trên receptor
opioid: pentazocin, nalorphin, nalbuphil, butorphanol,…
+ Thuốc đối kháng đơn thuần trên receptor opioid: naloxon, naltrexon [2].
1.2.3.2. Thuốc giảm đau ngoại vi
Các thuốc nhóm này chỉ có tác dụng với các chứng đau nhẹ, đau khu trú, tác
dụng tốt với các chứng đau do viêm (đau khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, đau
răng).
* Cơ chế:
Thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin F2, làm giảm tính cảm thụ của ngọn
dây thần kinh cảm thụ với các chất gây đau của phản ứng viêm nhƣ bradykinin,
seretonin….[1].

* Các thuốc trong nhóm: paracetamol, ibuprofel, indomethacin, diclofenac,…
1.2.4. Dược liệu có tác dụng giảm đau, chống viêm.
Độc hoạt, họ Hoa tán
+ Tên khoa học: Angelica laxiflora, Apiaceae
+ Bộ phận dùng: thân rễ, rễ.
+ Công dụng: các trƣờng hợp phong hàn, các khớp xƣơng và lƣng gối đau nhức,
đau đầu, đau răng [6].
Dây đau xương, họ Tiết dê
+ Tên khoa học: Tinospora sinensis, Menispermaceae
10


+ Bộ phận dùng: thân, lá.
+ Công dụng: chữa tê thấp, phong thấp, đau xƣơng, đau ngƣời [6], [7].
Địa liền, họ Gừng
+ Tên khoa học: Kaempferia galanga, Zingiberaceae
+ Bộ phận dùng: củ.
+ Công dụng: chữa ngực bụng đau lạnh, đau răng, kích thích tiêu hóa. Ngâm rƣợu
dùng xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau nhức [9].
Cốt toái bổ, họ Dương xỉ
+ Tên khoa học: Drynaria fortunei J. Sm, Polypodiaceae.
+ Bộ phận dùng: thân rễ phơi khô.
+ Công dụng: có khả năng bổ thận, trị đau xƣơng, hành huyết phá huyết ứ. Dùng
chữa đạp xƣơng, đau xƣơng, bong gân, sai khớp, tai ù, đau răng, thận hƣ [7].
Xạ can, họ La dơn
+ Tên khoa học: Elamcanda sinensis (L) DC, Iridaceae.
+ Bộ phận dùng: rễ, thân rễ.
+ Công dụng: chữa viêm cổ họng, sƣng amidan bƣng mủ, đau cổ [7]
Sài đất, họ Cúc
+ Tên khoa học: Wedelia calendulacea (L.) Less, Asteraceae.

+ Bộ phận dùng: toàn cây tƣơi.
+ Công dụng: trị viêm tấy ngoài da, xƣơng khớp, răng, vú, lở loét, mụn nhọt, chốc
đầu, đau mắt [6].
Ké đầu ngựa, họ Cúc
+ Tên khoa học: Xanthium strumarium L, Asteraceae.
+ Bộ phận dùng: quả, bộ phận trên mặt đất.
+ Công dụng: có tác dụng làm ra mồ hôi, tán phong, dùng trong các chứng phong
hàn, đau nhức, phong thấp, tê dại, mờ mắt, chân tay co đặt [7].

11


1.3. Tổng quan về gốc tự do, chất chống oxy hóa
1.3.1. Nguồn gốc của gốc tự do
Gốc tự do có thể đƣợc định nghĩa là bất kỳ tiểu phân hóa học nào có khả
năng tồn tại độc lập có chứa một electron chƣa ghép cặp trong obitan nguyên tử.
Electron độc thân này quy định đặc tính chung của gốc tự do. Gốc tự do không ổn
định và có khả năng phản ứng cao. Nó có thể cho một electron hoặc nhận một
electron từ phân tử khác, do đó nó có thể xem nhƣ một chất oxy hóa hoặc một chất
khử [27]. Hai nhóm chất oxi hóa sinh học chính là nhóm oxi hoạt động (ROS) và
nhóm nitơ hoạt động (RNS).
Một số nguồn ngoại sinh gốc tự do là: khói thuốc lá, ô nhiễm môi trƣờng, sự
bức xạ, một số loại thuốc, thuốc trừ sâu, dung môi công nghiệp, ozon [15]. Một số
nguồn nội sinh của gốc tự do là: hoạt động của ti thể, hoạt động xanthin oxidase,
hoạt động của peroxisom, quá trình viêm, quá trình thực bào, con đƣờng
arachidonat, tập thể dục quá sức, thiếu máu cục bộ / chấn thƣơng tái tƣới máu [15].
1.3.2. Stress oxi hóa, tác hại của stress oxi hóa
Stress oxi hóa là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mất cân bằng nghiêm
trọng giữa sự phát sinh gốc tự do và chất chống oxi hóa bảo vệ trong cơ thể, có thể
gây hại trên một phạm vi rộng cho các loại phân tử bao gồm cả lipid, protein và

acid nucleic. Stress oxy hóa ngắn hạn có thể xảy ra trong các mô bị thƣơng do chấn
thƣơng, nhiễm trùng, tổn thƣơng do nhiệt, nhiễm độc tố và tập thể dục quá mức.
Những mô bị thƣơng này tăng sản xuất các enzym sinh gốc (ví dụ: xanthin oxidase,
lipoxygenase, cyclooxygenase) làm kích hoạt các đại thực bào, giải phóng ion sắt,
ion đồng hoặc làm gián đoạn chuỗi vận chuyển điện tử của phản ứng phosphoryl
hóa và làm sản xuất dƣ thừa ROS. Việc khởi phát và tiến triển của bệnh ung thƣ,
cũng nhƣ các tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị cũng có liên quan đến sự mất cân
bằng giữa ROS và hệ thống bảo vệ chống oxy hóa. ROS cũng có liên quan trong sự
cảm ứng và các biến chứng của bệnh đái tháo đƣờng, bệnh về mắt ở ngƣời già, và
các bệnh thoái hóa thần kinh nhƣ bệnh Parkinson [59].

12


ROS và RNS gây oxy hóa lipid, protein và acid nucleic với những hậu quả
khác nhau, từ thay đổi quy trình truyền tín hiệu của tế bào tới gây hủy hại các phân
tử sinh học và làm chết tế bào. Quá trình oxy hóa một electron của acid béo không
bão hòa có thể kích hoạt một chuỗi phản ứng peroxid hóa lipid trên màng sinh học,
gây thay đổi nghiêm trọng của tính thấm của màng [74]. Oxy hóa các acid béo
không bão hòa này cũng tạo các andehyd gây độc tế bào khác nhƣ malondialdehyd
và 4-hydroxynonenal [29].
Phản ứng của peroxynitrit với acid béo không bão hòa có thể tạo ra lipid
nitrat là chất đóng vai trò nhƣ nguồn cung cấp nội sinh của gốc NO. và có thể đóng
vai trò nhƣ là phân tử tín hiệu [17]. Sự oxy hóa của ROS, RNS có thể làm thay đổi
cấu trúc protein. Các nhóm thiol (-SH) của cystein là mục tiêu đặc biệt nhạy cảm
của chất oxy hóa để phản ứng tạo thành acid sulfenic, disulfid, các dẫn xuất đƣợc Sglutathiol hóa, acid sulfinic và sulfonic [68]. Liên kết thiol của cystein cũng có thể
bị nitrosyl hóa khi phản ứng với nhóm NO. tạo nhóm S-nitrosyl có thể làm đảo
ngƣợc những vai trò chức năng quan trọng của một số lƣợng lớn protein trong tế
bào [52]. Tyrosin dƣ thừa có thể bị nitrat bởi peroxynitrit khi gắn một nhóm NO2.
vào vòng phenolic của tyrosin [26]. Một sự sửa đổi oxy hóa protein nữa là gắn một

nhóm cacbonyl của ceton hoặc aldehyd vào chuỗi acid amin, phần lớn tại vị trí của
prolin, threonin, lysin và arginin, protein bị oxy hóa có thể bị suy thoái nhanh và
mất chức năng, dẫn đến có khả năng gây độc tế bào đáng kể [28] . Ví dụ, protein
của của ty lạp thể bị thay đổi (chủ yếu gây ra bởi peroxynitrit) có thể bị kết tủa và
gây hoại tử tế bào [35]. Sự thay đổi sinh lý của tình trạng oxy hóa khử tế bào đóng
vai trò rất quan trọng trong cân bằng nội môi tế bào stress oxy hóa có thể dẫn đến
những thay đổi bệnh lý của các tín hiệu tế bào, trong đó đáng chú ý là có thể dẫn
đến một dạng viêm trong tế bào [47], [40].
Trên ADN, oxy hóa có thể làm hỏng các base nitơ, đặc biệt là guanin, dẫn
đến sự hình thành của 8-oxoguanin với hậu quả gây đột biến và có khả năng gây
ung thƣ [74]. Chất oxy hóa cũng có thể bắt nguyên tử hydro từ nhóm phosphat trên
phân tử đƣờng của khung ADN dẫn đến phá vỡ sợi ADN [25]. Một hậu quả cần
đƣợc nhắc đến là gây kích hoạt enzym poly (ADP-ribose) polymerase (PARP).
13


PARP là một họ gồm 17 enzym (chủ yếu PARP-1và PARP-2), các enzym này nhận
biết đƣợc sự phá vỡ sợi ADN để bắt đầu một chƣơng trình sửa chữa ADN [24]. Các
enzym PARP gần đây đƣợc biết đến nhƣ là bộ điều biến quan trọng của các bệnh
viêm, do ảnh hƣởng đến sự trƣởng thành và sự biệt hóa của tế bào miễn dịch và quy
định mức độ biểu hiện của nhiều chất trung gian gây viêm [16].
Ảnh hƣởng của stress oxi hóa đã đƣợc công nhận trong nhiều tiến trình bệnh
lý bao gồm cả xơ vữa động mạch, tình trạng viêm, ung thƣ và quá trình lão hóa.
Hiện nay stress oxy hóa đƣợc cho là tạo một đóng góp một phần đáng kể trong tất
cả các bệnh viêm nhiễm (viêm khớp, viêm mạch, viêm cầu thận, lupus ban đỏ, hội
chứng hô hấp ở ngƣời lớn), bệnh thiếu máu cục bộ (bệnh tim, đột quỵ, thiếu máu
cục bộ đƣờng ruột), bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, hội chứng suy giảm miễn dịch, bệnh
khí thũng, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, tiền sản giật, rối loạn thần kinh (bệnh
Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh teo cơ), nghiện rƣợu, các bệnh liên quan đến hút
thuốc và nhiều bệnh liên quan khác [73].

Việc sản xuất quá mức và không kiểm soát của ROS (kết quả của stress oxi
hóa), đặc biệt ROS có nguồn gốc ti thể kích thích trực tiếp lên điều chỉnh của các
cytokin viêm liên quan với các tình trạng bệnh lý khác nhau trong các bệnh liên
quan đến viêm ở ngƣời [46]. Viêm xảy ra nhƣ là kết quả của stress oxy hóa. Đáp
ứng với tình trạng giải phóng quá nhiều gốc tự do (thƣờng có nguồn gốc từ ti thể) sẽ
dẫn đến một loạt của các bệnh lý của viêm, khởi động một chu trình đáp ứng tế bào
phức tạp bắt đầu và kích hoạt một vài phân tử tín hiệu [54]. Một trong những phân
tử trung gian truyền tín hiệu quan trọng là yếu tố sao chép nhân (NF-κB), yếu tố này
điều chỉnh quá trình sản xuất các chất trung gian gây viêm hạ nguồn nhƣ: NO
synthase cảm ứng (iNOS), interleukin-1β (IL-1β), yếu tố hoại tử khối u α (TNF-α)
và cyclooxygenase-2 (COX-2). NF-κB đóng vai trò quan trọng trong phản ứng
viêm và chết tế bào, miễn dịch và đáp ứng stress cũng nhƣ điều hòa biểu hiện của
các gen khác nhau [54]. Sản sinh ROS quá mức có khả năng oxi hóa gây thay đổi
và tổn thƣơng các phân tử sinh học nhƣ: lipid, carbohydrat, protein và ADN thông
qua các cơ chế khác nhau, kết quả là có thể làm mất chức năng của các phân tử sinh
học này vĩnh viễn.
14


1.3.3. Hệ thống bảo vệ chống gốc tự do, chống oxy hóa trong cơ thể
Chất chống oxy hóa là một phân tử ổn định có khả năng cho hoặc nhận của
gốc tự do một electron để trung hòa gốc tự do này, do đó làm giảm khả năng gây
nguy hại của nó. Những chất chống oxy hóa làm chậm hoặc ngăn chặn sự phá hủy
tế bào chủ yếu là thông qua khả năng dọn gốc tự do của chúng [14]. Những chất
chống oxy hóa trọng lƣợng phân tử thấp có thể tƣơng tác một cách an toàn với các
gốc tự do và chấm dứt chuỗi phản ứng trƣớc khi các phân tử quan trọng bị phá hủy.
Các chất chống oxy hóa này đƣợc sản xuất trong quá trình trao đổi chất bình thƣờng
của cơ thể, ví dụ nhƣ: glutathion, ubiquinol, và acid uric [69]. Một số chất chống
oxy hóa khác cũng có trong chế độ ăn. Mặc dù có một số hệ thống enzym trong cơ
thể có khả năng sàng lọc các gốc tự do, những vi chất dinh dƣỡng (vitamin) cơ bản

chống oxy hóa là vitamin E (α-tocopherol), vitamin C (acid ascorbic) và B-caroten.
Tuy nhiên cơ thể không thể tự sản xuất đƣợc các vitamin này mà phải đƣợc cung
cấp trong chế độ ăn uống [45].
Nhiều chất chống oxy hóa “nhặt rác” đã đƣợc biết đến, một số là thân nƣớc
và một số khác thân dầu. Vitamin C, acid uric, bilirubin, albumin, và thiol là chất
chống oxi hóa thân nƣớc. Trong khi vitamin E, lycopen và ubiquinol là chất chống
oxy hóa thân dầu. Vitamin E đƣợc xem là chất chống oxi hóa thân dầu mạnh nhất
[30].
1.4. Tổng quan về dƣợc liệu nghiên cứu
1.4.1. Tên khoa học
Cây gối hạc còn có tên gọi khác là đơn gối hạc, kim kê, bí đại, phỉ tử, mạy
chia, cây mũm [7].
Tên khoa học Leea rubra Blume, họ Gối hạc (Leeaceae) [7].
1.4.2. Đặc điểm thực vật
Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi dày, thƣờng cao khoảng 1-2 m, có khi lớn
hơn. Thân có rãnh dọc và phình lên ở các mấu giống con chim hạc nên mới có tên
gọi gối hạc. Rễ có vỏ ngoài màu hồng, lõi có màu trắng, hồng hay vàng. Lá kép
lông chim 3 lần, các lá phía trên kép lông chim hai lần, mọc so le; các lá chét khía
15


răng cƣa thô, to dài khoảng 5-11 cm, rộng 25-60mm, gần nhƣ không có cuống. Hoa
nhỏ, màu hồng, mọc thành ngù ở ngọn cành. Quả có đƣờng kính từ 6-7 mm, chín có
màu đen. Hạt có từ 4-6, dài 4mm. Mùa hoa quả vào tháng 5-10 hàng năm [11], [7].
1.4.3. Phân bố
Cây gối hạc xuất hiện rộng khắp trong những cánh rừng từ Tây Bắc đến Tây
Nguyên, cây mọc dọc đƣờng đi trong khu vực núi đá Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình,
Lạng Sơn, Quảng Ninh qua các tỉnh miền Trung đến tận Kiên Giang (đảo Phú
Quốc), tiêu biểu nhất là vùng núi Thái Nguyên, Di Linh (Lâm Đồng), An
Giang…Tại các nƣớc nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, mọc hoang ở chỗ râm mát

trên các đồi núi ven rừng, chân núi và cũng trồng bằng cách giâm cành [11].
1.4.4. Thành phần hóa học
Cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu công bố về thành phần hóa học
của cây gối hạc. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng và cộng sự, trong lá cây
gối hạc có chứa hợp chất phenolic [8].
1.4.5. Công dụng
Theo Đông y, rễ gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sƣng,
thông huyết. Do có tác dụng này nên thƣờng đƣợc dùng chữa sƣng tấy, đơn bắp
chuối hay phong thấp sƣng đầu gối và chữa đau bụng kinh, rong kinh. Hạt đƣợc
dùng trị giun đũa, giun kim và sán xơ mít. Liều thông thƣờng 15-20 g rễ, dùng riêng
tán bột hay sắc uống hoặc ngâm rƣợu uống. Phụ nữ sau khi sinh đẻ thƣờng lấy rễ
gối hạc sắc uống cho mau khỏe ngƣời, ăn uống ngon miệng, đỡ đau ngƣời [6], [7].
1.4.6. Tác dụng dược lý
Hiện chƣa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của cây Leea rubra nhƣng đã có
một số nghiên cứu về các loài thuộc chi Leea nhƣ:
Dịch chiết methanol của lá cây Leea asiatica có chứa hàm lƣợng cao
flavonoid, phenol và dịch chiết nƣớc của lá cây Leea indica đều thể hiện tác dụng
chống oxy hóa in vitro tiềm năng [57], [61], [67]. Trong một nghiên cứu khác của
Sen S. và cộng sự cho thấy phân đoạn ethyl acetat dịch chiết methol của lá cây Leea
asiatica thể hiện tác dụng bảo vệ thận bị gây độc bởi cisplatin tốt nhất do cơ chế ức
16


chế quá trình peroxyd hóa lipid [66]. Dịch chiết methanol của lá cây Leea
macrophylla ức chế kích thích sản xuất các chất trung gian gây viêm nhƣ:
prostaglandin E2, yếu tố hoại tử khối u α, interleukin-6 và interleukin-1β in vitro ở
đại thực bào phúc mạc chuột. Dịch chiết này còn thế hiện tác dụng chống viêm cấp
trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan và chống viêm mạn trên mô
hình gây u bằng hạt bông ở chuột khi thử ở mức liều 100 và 200 mg/kg [30]. Ngoài
ra, dịch chiết này cũng thể hiện tác dụng giảm đau ngoại vi khi gây đau quặn bằng

acid acetic khi thử ở các mức liều trên [30]. Dịch chiết nƣớc của lá loài Leea
guineensis có tác dụng chống viêm, flavonoid và phenolic chiết từ lá loài này có tác
dụng chống oxy hóa [21], [22].

17


×