Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng giảm đau, chống viêm của bài thuốc GT1 trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 93 trang )

Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế

trờng đại học y H Nội
[\

Trơng thị huyền







Nghiên cứu tính an ton v tác dụng giảm đau
chống viêm của bi thuốc GT1 trên thực nghiệm



luận văn thạc sĩ y học



















Hà Nội - 2011

1
Bộ giáo dục và đào tạo Bộ y tế

trờng đại học y H Nội
[\







Trơng thị huyền




NGHIÊN CứU TíNH AN TON V TáC DụNG
GIảM ĐAU, CHốNG VIÊM CủA BI THUốC GT1
TRêN THựC NGHIệM





Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số : 60. 72. 60

luận văn thạc sỹ y học


Ngời hớng dẫn khoa học:
1. pgs.
TS. nguyễn trọng thông
2. PGS TS Đỗ Thị Phơng



Hà Nội - 2011

2


C¸c ch÷ viÕt t¾t

ALT : Alanin aminotransferase
AST : Aspartat amino transferase
AU
CVKS
COX
:
:
:

Acid uric
Chống viêm không steroid
Cyclooxygenase
INF : Interferon
IL : Interleukin
PG

: Prostaglandin
TNF : Interferon
VKDT : Viêm khớp dạng thấp
YHCT : Y học cổ truyền
YHHĐ : Y học hiện đại




















3
môc lôc

ĐẶT VẤN ĐỀ 0
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM VÀ ĐAU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 10
1.1.1. Viêm 10
1.1.2. Đau 13
1.1.3. Các thuốc giảm đau, chống viêm 15
1.2. TỔNG QUAN VIÊM VÀ ĐAU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 18
1.2.1. Sơ lược quan niệm viêm và đau theo y học cổ truyền 18
1.2.2. Chứng thống phong theo quan niệm của y học cổ truyền 19
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨ
U CÁC THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
CÓ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƯỚC 21
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 21
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 22
1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU 25

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
2.1.1. Thuốc và các hoá chất và các máy móc dùng trong nghiên cứu 31
2.1.2. Động vật thực nghiệm 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.2.1 Nghiên cứu độc tính cấp 33
2.2.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn trên thỏ theo đường uống .33
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng giảm đau 34
2.2.4. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp 35

2.2.5. Phương pháp gây viêm m
ạn (gây u hạt) 37
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 38
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 38

4

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP CỦA GT1 39
3.2. NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA CAO GT1 39
3.2.1 Tình trạng chung và sự thay đổi thể trọng của thỏ 39
3.2.2. Đánh giá chức năng tạo máu 40
3.2.3. Đánh giá chức năng gan 44
3.2.4. Đánh giá chức năng thận 47
3.2.5. Thay đổi về mô bệnh học 48
3.3. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU
62
3.3.1. Tác dụng giảm đau trung ương theo phương pháp “mâm nóng”.62
3.3.2. Tác dụng giảm đau theo phương pháp gây quặn đau bằng acid
acetic 62
3.4. TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM 64
3.4.1. Tác dụng chống viêm cấp 64
3.4.2. Tác dụng chống viêm mạn tính 67

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 69
4.1. TÍNH AN TOÀN CỦA BÀI THUỐC GT1 69
4.1.1. Độc tính cấp 69
4.1.2. Độc tính bán trường diễn 69
4.2. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM CỦA BÀI THUỐC GT1. 75
4.2.1. Tác dụng giảm đau 75

4.2.2. Tác dụng chống viêm 78
4.3. CƠ CHẾ GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM CỦA BÀI THUỐC GT1 82
KẾT LUẬN 90
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XU
ẤT 92

5
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của GT1 đến thể trọng thỏ 32
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của GT1 đến số lượng hồng cầu trong máu thỏ 33
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của GT1 đến hàm lượng huyết sắc tố trong máu thỏ 34
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của GT1 đến hematocrit trong máu thỏ 34
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của GT1 đến thể tích trung bình hồng cầu trong máu thỏ
35
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của GT1 đến số lượng bạch cầu trong máu thỏ 35
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của GT1 đến công thức bạch cầu trong máu thỏ 36
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của GT1 đến số lượng tiểu cầu trong máu thỏ 36
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của GT1 đến hoạt độ AST trong máu thỏ 37
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của GT1 đến hoạt độ ALT trong máu thỏ 38
Bảng 3.11. Ả
nh hưởng của GT1 đến nồng độ bilirubin toàn phần trong máu thỏ 38
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của GT1 đến nồng độ albumin trong máu thỏ 39
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của GT1 đến nồng độ cholesterol trong máu thỏ 39
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của GT1 đến nồng độ creatinin trong máu thỏ 40
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của cao GT1 lên thời gian phản ứng với kích thích nhiệt 55
Bảng 3.16. Số cơn quặn đau của chuột sau khi tiêm acid acetic 56
B¶ng 3.17. Độ tăng thể tích chân chuột sau khi gây viêm 57
Bảng 3.18. Mức độ ức chế phản ứng phù chân chuột cống trắng của cao GT158
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của cao GT1 đến thể tích dịch rỉ viêm trong ổ bụng chuột

cống trắng 59
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của cao GT1 đến số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm
trong ổ bụng chuột cống trắng 59
Bảng 3.21.
Ảnh hưởng của cao GT1 đến hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm
trong ổ bụng chuột cống trắng 60
Bảng 3.22. Trọng lượng trung bình u hạt thực nghiệm 61

6
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Vị trí tác dụng của CVKS và corticoid trong tổng hợp PG 9
Hình 1.2: Vai trò sinh lý của COX-1 và COX-2 9


7
DANH MỤC ẢNH

Ảnh 3.1: Hình thái vi thể gan thỏ lô chứng (thỏ số 61) (HE x 400) 42
Ảnh 3.2: Hình thái vi thể gan thỏ lô chứng (thỏ số 66) (HE x 400) 42
Ảnh 3.3: Hình thái vi thể gan thỏ lô trị 1 (thỏ số 13) 43
Ảnh 3.4: Hình thái vi thể gan thỏ lô trị 1 (thỏ số 11) 43
Ảnh 3.5: Hình thái vi thể gan thỏ lô trị 2 (thỏ số 1) 44
Ảnh 3.6: Hình thái vi thể gan thỏ lô trị 2 (thỏ số 2) 44
Ảnh 3.7: Hình thái vi thể thận thỏ lô chứng (thỏ số 61) (HE x 400) 45
Ảnh 3.8: Hình thái vi thể thận thỏ lô chứng (thỏ số 66) (HE x 400) 46
Ảnh 3.9: Hình thái vi thể thận thỏ lô trị 1 (thỏ số 13) 46
Ảnh 3.10: Hình thái vi thể th
ận thỏ lô trị 1 (thỏ số 12) 47
Ảnh 3.11: Hình thái vi thể thận thỏ lô trị 2 (thỏ số 1) 47

Ảnh 3.12: Hình thái vi thể thận thỏ lô trị 2 (thỏ số 2) 48
Ảnh 3.13: Hình ảnh vi thể gan thỏ lô chứng (thỏ số 62) 49
Ảnh 3.14: Hình ảnh vi thể gan thỏ lô chứng (thỏ số 69) 50
Ảnh 3.15: Hình ảnh vi thể gan thỏ lô trị 1 (thỏ số 14) 50
Ảnh 3.16: Hình ảnh vi thể gan thỏ lô trị 1 (thỏ số 15) 51
Ảnh 3.17: Hình ảnh vi thể gan thỏ lô trị 2 (thỏ số 5) 51
Ảnh 3.18: Hình ảnh vi thể gan thỏ lô trị 2 (thỏ số 4) 52
Ảnh 3.19: Hình ảnh vi thể thận thỏ lô chứng (thỏ số 62) 53
Ảnh 3.20: Hình ảnh vi thể thận thỏ lô chứng (thỏ số 68) 53
Ảnh 3.21: Hình ảnh vi thể thận thỏ lô trị 1 (thỏ số 14) 54
Ảnh 3.22: Hình ảnh vi thể thận thỏ lô trị 2 (thỏ số 5) 54






8
ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm và đau là hai triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh như viêm
khớp, gút… Viêm vừa là một phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh,
vừa là phản ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tổn thương, hoại tử, rối loạn
chức năng cơ quan… có thể ở mức độ rất nặng nề nguy hiểm.
Theo tổ chức y tế
thế giới (WHO): Đau là một cảm giác khó chịu và một kinh nghiệm xúc cảm gây
ra bởi tổn thương tế bào thực thể hoặc tiềm tàng. Đau là một cơ chế tự bảo vệ cơ
thể, cảm giác đau xuất hiện tại một vị trí nào đó khi bị tổn thương, nó tạo nên một
đáp ứng nhằm tránh tác nhân gây đau [7], [8], [9], [10].
Sự xuất hi

ện kháng sinh giúp cho thầy thuốc xử trí hiệu quả các bệnh có
viêm do nhiễm khuẩn. Còn các nguyên nhân gây viêm khác thì chủ yếu vẫn là
điều trị triệu chứng viêm là chính. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng các
thuốc chống viêm, giảm đau steroid và không steroid: Diclofenac,
Voltarene, nhưng đặc biệt bị hạn chế do gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Cũng đã có tác giả [46], [55], [56] đề cập đến việc dùng vitamin E v
ới tác
dụng chống oxy hoá như một liệu pháp bổ sung vào phác đồ điều trị viêm nói
chung và viêm khớp nói riêng.
Nước ta có nguồn dược liệu rất phong phú và một nền y học cổ truyền
lâu đời. Ngày nay, kết hợp học cổ truyền và y học hiện đại là phương châm
của nền y học nước ta. Nhiều bài thuốc, vị thuốc có tác dụng tốt trên lâm sàng
nhưng chưa được nghiên cứu sâu về thành phầ
n hóa học, tác dụng dược lý,
độc tính, khả năng dung nạp và cơ chế tác dụng.
Cha ông ta từ ngày xưa đã biết dùng các cây thuốc nam để chữa bệnh với
phương châm “phù chính khu tà”, tức là dùng các vị thuốc và bài thuốc có tác
dụng nâng cao sức đề kháng của con người, điều hoà rối loạn chức năng của
tạng phủ giúp cơ thể đẩy lùi tác nhân gây bệnh [33], [34]. Liệu pháp dùng
thuốc hiện nay vẫ
n có một vị trí quan trọng. Nhiều loại thuốc cũ đã được cải

9
tiến, nhiều loại thuốc mới được ra đời. Dựa vào các thành tựu của y học hiện
đại, các nhà khoa học Việt nam từng bước nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cơ
chế tác dụng, dược động học, khả năng dung nạp thuốc để đạt tính an toàn,
hiệu quả các vị thuốc và bài thuốc trong kho tàng quý báu của y học cổ truyền
như vai trò chống viêm, giảm đau của các vị thuố
c y học cổ truyền.
Thực hiện phương châm kết hợp Y học hiện đại (YHHĐ) với Y học cổ

truyền (YHCT), khai thác thác thế mạnh của YHCT. Trên cơ sở bài thuốc cổ
truyền tam diệu thang, chúng tôi đã xây dựng thành bài thuốc GT1 và ứng
dụng điều trị bệnh gút có hiệu quả, làm giảm nhiều các triệu chứng đau và
viêm. Để khẳng định tác dụng của các vị thuố
c và có cơ sở khoa học cho việc
triển khai nghiên cứu trên lâm sàng; đề tài: “Nghiên cứu tính an toàn và tác
dụng giảm đau, chống viêm của bài thuốc GT1 trên thực nghiệm” được
tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc GT1
trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng giảm đau chống viêm trên thực nghiệm của
bài thuốc GT1.

10
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ VIÊM VÀ ĐAU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Viêm
1.1.1.1 Khái niệm
Viêm là phản ứng của cơ thể tại mô liên kết- một mô có mặt ở mọi cơ
quan - biểu hiện bằng sự thực bào tại chỗ, có tác dụng loại trừ tác nhân gây
viêm và sửa chữa tổn thương; đồng thời kèm theo những biểu hiện bệnh lý.
Khi động vật tiến hóa đến giai đoạn xu
ất hiện hệ tuần hoàn thì viêm bao giờ
cũng kèm theo thay đổi mạch máu, với sự tham gia của thần kinh, nhằm đưa
các tế bào thực bào (có mặt trong lòng mạch) tới vị trí diễn ra phản ứng viêm
(ở ngoài lòng mạch) [8].
Viêm vừa là một phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh, vừa là
phản ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tổn thương, hoại tử, rối loạ

n chức năng
cơ quan…có thể ở mức độ rất nặng nề nguy hiểm [8].
1.1.1.2. Nguyên nhân gây viêm
Mọi nguyên nhân dẫn đến tổn thương và làm chết một lượng tối thiểu tế
bào tại chỗ đều có thể gây viêm tại chỗ đó. Có thể xếp thành 2 nhóm lớn [8].
* Nguyên nhân bên ngoài:
- Cơ học: từ sây sát nhẹ tới chấn thương nặng
- Vật lý: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp làm thoái hoá protid tế bào gây
t
ổn thương enzym; tia xạ vì tạo ra các gốc oxy tự do gây phá huỷ một số
enzym oxy hoá, còn gây tổn thương ADN.
- Hoá học: các chất hoá học gây huỷ hoại tế bào hoặc phong bế các hệ
enzym chủ yếu.
- Sinh học: là nguyên nhân phổ biến nhất gồm virut, vi khuẩn, nấm

11
* Nguyên nhân bên trong:
Có thể gặp như thiếu oxy tại chỗ, hoại tử mô, xuất huyết

Ngoài ra, viêm có thể bị gây ra do phản ứng kết hợp kháng nguyên -
kháng thể như viêm cầu thận, viêm trong hiện tượng Arthus.
1.1.1.3. Phân loại viêm
Có nhiều cách phân loại, mỗi cách đưa lại một lợi ích riêng [8]:
- Theo nguyên nhân: viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn
- Theo vị trí: viêm nông, viêm sâu.
- Theo dịch rỉ viêm: viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ
- Theo diễn biến: viêm cấp và viêm mạn. Cấp khi thời gian diễn biến
ngắn (vài phút - vài ngày) và có đặc điểm tiết dịch chứa nhiều protein huy
ết
tương và xuất ngoại nhiều bạch cầu đa nhân trung tính; mạn khi diễn biến vài

ngày - tháng hoặc năm và biểu hiện về mô học là sự xâm nhập của lympho
bào và đại thực bào, sự tổn thương và sửa chữa (với sự tăng sinh của mạch
máu và mô xơ).
1.1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
Viêm là hiện tượng bệnh lý bao gồm một loạt những thay đổi tại chỗ và
toàn thân, bắt
đầu ngay khi tác nhân gây viêm xâm nhập vào cơ thể. Đặc
trưng của phản ứng viêm là sự thay đổi tính thấm thành mạch, hoạt hóa một
số tế bào và những thay đổi về chuyển hóa, về sinh tổng hợp và giáng hóa
trong nhiều mô, cơ quan khác nhau. Trong phản ứng viêm, các tế bào như
bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base,
tế bào nội mô sản xuất ra các chất trung gian hoá học nh
ư prostaglandin,
histamin, serotonin, leucotrien Các chất trung gian hoá học vừa giải phóng
lại hoạt hoá một số tế bào khác giải phóng các polypeptid gọi là các cytokin
như interleukin (1,2,3), TNF. Các chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong
quá trình viêm, từ đó gây ra hàng loạt các biến đổi và rối loạn [7], [8].

12
Tăng tính thấm thành mạch là biểu hiện quan trọng trong phản ứng
viêm. Các nguyên nhân gây viêm gây tổn thương tế bào làm cho các lysosom
giải phóng enzym thuỷ phân gây tăng tính thấm thành mạch. Tác nhân gây
viêm cũng kích thích tế bào mastocyte làm giải phóng histamin, serotonin
gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch. Đồng thời các cytokin tích luỹ
trong ổ viêm tác động rất mạnh lên mạch máu gây giãn mạch, tăng tính thấm
thành mạch. Ngoài ra các tác nhân gây viêm còn hoạt hóa bổ thể, tạo
prostaglandin, kích thích tế bào mastocyte giải phóng histamin và serotonin
gây tăng tính thấm thành mạch [8].
Rối loạn tuần hoàn xuất hiện ngay sau phản xạ co mạch. Tác động của
các chất trung gian hoá học, các sản phẩm của yếu tố gây viêm (độc tố, hoá

chất), các sản phẩm hoạt động thực bào của bạch đầu gây rối loạn tuần hoàn
tại ổ viêm, biểu hiện bằng xung huyết, ứ trệ tuần hoàn.
Bạch cầu thoát mạch và hình thành dịch rỉ viêm. Ngay sau giai đoạn
xung huyế
t động mạch, bạch cầu đã bắt đầu thoát mạch và làm nhiệm vụ thực
bào. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xuyên mạch của bạch cầu, trong
đó các phân tứ bám dính đóng vai trò quan trọng. Nhờ chúng mà bạch cầu di
chuyển bằng chân giả, bám vào thành mạch, chui qua kẽ và tiến tới ổ viêm.
Do tăng tính thấm thành mạch protein, fibrinogen thoát mạch hình thành dịch
rỉ viêm. Thành phần dịch rỉ viêm dần dần được b
ổ sung các chất từ máu, các
sản phẩm chuyển hoá hoặc các sản phẩm giải phóng từ tế bào [7], [8] .
Rối loạn chuyển hóa trong quá trình viêm. Trong ổ viêm chuyển hóa ưa
khí chỉ xảy ra trong giai đoạn xung huyết động mạch, sau đó là xung huyết
tĩnh mạch làm tăng chuyển hoá kỵ khí gây nhiễm acid (nồng độ H
+
tăng), ứ
đọng các sản phẩm chuyển hoá dở dang của protid, acid nhân, lipid gây tăng
áp lực thẩm thấu gây đau. Các phản ứng tại ổ viêm gây tăng mạnh sử dụng O
2

dẫn đến tạo ra các gốc tự do từ O
2
chúng có vai trò quan trọng trong việc diệt

13
khuẩn nhưng đồng thời cũng là những chất tham gia vào gây viêm và tổn
thương mô [7], [8].
Tăng sinh tế bào và tái tạo mô là giai đoạn cuối cùng của quá trình
viêm. Viêm được kết thúc bằng một quá trình phát triển tế bào và tái tạo mô.

Hình ảnh đặc trưng là các mạch máu mới được hình thành, các sợi của mô
liên kết được sản xuất, tạo cơ sở để mô sẹo hình thành thay thế cho nhu mô cũ
bị tổn thương và hàn gắn
ổ viêm [7], [8].
Do các rối loạn trên mà triệu chứng đặc trưng của viêm là sưng, nóng,
đỏ, đau.
Sưng là do quá trình xuất tiết tạo dịch rỉ viêm và các sản phẩm của rối
loạn chuyển hóa trong quá trình viêm. Mức độ sưng phụ thuộc vào mức độ
viêm và mức độ hủy hoại tế bào.
Nóng, đỏ là do giãn mạch, rối loạn vận mạch, thoát mạch các phần tử
hữu hình, lưu lượng tuầ
n hoàn tăng, chuyển hoá tại chỗ tăng.
Đau là do viêm làm tổn thương tế bảo phá hủy mô gây đau, đồng thời
các sản phẩm chuyển hóa của quá trình viêm kích thích vào ngọn dây thần
kinh gây cảm giác đau.
Như vậy, viêm là một quá trình bệnh lý không chỉ gây rối loạn tại chỗ
mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới toàn thân.
1.1.2. Đau
1.1.2.1. Khái niệm
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đau là một cảm giác khó chịu và mộ
t
kinh nghiệm xúc cảm gây ra bởi tổn thương tế bào thực thể hoặc tiềm tàng. Đau là
một cơ chế tự bảo vệ cơ thể, cảm giác đau xuất hiện tại một vị trí nào đó khi bị tổn
thương, nó tạo nên một đáp ứng nhằm tránh tác nhân gây đau [9].
Cảm giác đau là một cảm giác đặc biệt, khác với các cảm giác khác. Cảm
giác này thông báo cho não biết kích thích có hại cho cơ
thể và cần có các cơ chế

14
sinh lý và tâm lý để loại trừ kích thích đó. Cảm giác đau là một cảm giác phức tạp.

“Đau là một trải nghiệm khó chịu về cảm giác cũng như về cảm xúc do tổn
thương có thực ở mô hoặc được cho là có tổn thương như thế gây ra” [10].
1.1.2.2. Receptor đau
* Vị trí: receptor đau ở da, mô là những đầu tự do của dây thần kinh.
Chúng được phân bố rộng trên lớp nông c
ủa da và các mô bên trong như
màng xương, thành động mạch, mặt khớp, màng não, là thành bao quanh các
tạng, đường dẫn mật. Nói chung, các mô nằm sâu ít có receptor đau, nhưng
nếu các mô này bị tổn thương rộng hoặc mạn tính thì vẫn gây cảm giác đau
nhờ hoạt động cộng kích thích [10].
* Các loại receptor: các kích thích lên receptor đau là các kích thích cơ
học, nhiệt, hóa học. Hầu hết các receptor đau tiếp nhận mọi loại kích thích,
tuy nhiên cũng có receptor nhạy cảm hơn v
ới một kích thích nhất định.
Nói chung receptor đau với nhiệt độ hóa học và nhiệt nhận cảm giác
đau cấp còn mọi loại receptor đau đều nhận cảm giác đau mạn tính.
Các receptor đau không có khả năng thích nghi nên cảm giác đau luôn
tồn tại để thông báo cho cơ thể biết là có tác nhân có hại và vị trí của tác nhân
này. Thậm chí, nếu nguyên nhân gây đau kéo dài thì các receptor đau còn
tăng tính hưng phấn (giảm ngưỡng kích thích) và truyền cảm giác đau m
ạnh
hơn [10].
1.1.2.3. Dẫn truyền cảm giác đau
Cảm giác đau cấp được truyền vào sừng sau tủy sống theo các sợi có
myelin với tốc độ 6-30 mét/giây; cảm giác đau mạn tính truyền theo sợi
không có myelin với tốc độ 0,5-2 mét/giây. Nếu chỉ ức chế sợi có myelin thì
mất cảm giác đau cấp. Nếu ức chế sợi không myelin bằng thuốc tê tại chỗ thì
mất cảm giác đau ch
ậm. Trong tủy, các nơron này đi lên hoặc đi xuống từ 1
đến 3 đốt tủy và tận cùng ở chất xám sừng sau. Nơron thứ hai bắt chéo sang


15
cột trắng trước bên đối diện và lên não theo nhiều đường: bó tủy sống - đồi thị,
bó tủy sống - cấu tạo lưới tận cùng ở hành não, cầu não, não giữa ở cả hai bên.
Từ cấu tạo lưới nằm ở các vùng này, có nhiều nơron đi tới các nhân của đồi thị
và một số vùng ở nền não, có những sợi đi lên hoạt hóa vỏ não. Nơron thứ ba từ
đồi thị lên nhiều vùng ở nền não và vùng cảm giác đau ở vỏ não [10].
1.1.2.4. Trung tâm nhận thức cảm giác đau
Đường dẫn truyền cảm giác đau tận cùng ở cấu trúc lưới của thân não,
trung tâm dưới vỏ như nhân lá trong của đồi thị và vùng S-I, S-II, vùng đỉnh,
vùng trán của não. Kích thích vào những vùng này cảm giác đau.
Cấu trúc lưới và trung tâm dưới vỏ vừa có chức năng nhận thức đau
vừa tạo ra các đáp
ứng về tâm lý khi đau.
Vỏ não có chức năng phân tích cảm giác đau tinh vi, phân biệt vị trí,
đánh giá mức độ đau [10].
1.1.2.5. Đặc điểm của cảm giác đau
Receptor tiếp nhận cảm giác đau không có tính thích nghi.
Cảm giác đau hay đi kèm với cảm giác xúc giác và khi đi kèm với cảm
giác xúc giác thì việc cảm giác đau sẽ chính xác hơn.
Cảm giác đau cấp thường xác định vị trí chính xác hơn so với cảm giác
đ
au chậm (đau tạng).
Có nhiều tác nhân gây đau nhưng dù tác nhân nào thì cũng gây đau do
tổn thương mô, do thiếu oxy mô hoặc do co cơ.
1.1.3. Các thuốc giảm đau, chống viêm
Dựa trên cơ sở những hiểu biết về viêm, người ta xác định các thuốc
chống viêm phải làm giảm hoặc đối lập với các chất trung gian hoá học trong
phản ứng viêm.


16
1.1.3.1. Cơ chế tác dụng của các thuốc chống viêm
















Hình 1.1: Vị trí tác dụng của CVKS và corticoid trong tổng hợp PG [11]













Hình 1.2: Vai trò sinh lý của COX-1 và COX-2 [11]

17
1.1.3.2. Các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm
* Nhóm thuốc chống viêm không steroid (CVKS):
Có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ nhiệt [13].
- Dẫn xuất acid salicylic: Acid salicylic, Acid acetylsalicylic (Aspirin),
Methyl salicylat
- Dẫn xuất pyrazolon: Phenylbutazon (hiện nay dùng hạn chế);
Phenazon (Antipyrin), Aminophenazon (Pyramidon), Metamizol (Analgin),
hiện nay không dùng nữa vì có nhiều độc tính với máu, với thận.
- Dẫn xuất indol: Indometacin, Sulindac, Etodolac
- Dẫn xuất enolic acid: Oxicam (Piroxicam, Meloxicam và Tenoxicam)
- Dẫn xuất acid propionic: Ibuprofen, Naproxen
- Nhóm dẫn xuất của acid phenylacetic: Diclofenac (Voltaren).
- Nhóm dẫn xuất acid heteroarylacetic: Tolmetin, Ketorolac
* Nhóm thuốc chống viêm steroid
:
Đó là các glucocorticoid có nguồn gốc từ vỏ thượng thận hoặc tổng
hợp. Năm 1948, Hench là người đầu tiên sử dụng cortison để điều trị viêm
khớp dạng thấp.
Các thuốc thuộc nhóm này đều có tác dụng chống viêm, chống dị ứng
và ức chế miễn dịch. Về mặt chống viêm, glucocorticoid có tác dụng trên
nhiều giai đoạn của quá trình viêm và không phụ thuộc vào nguyên nhân gây
viêm [6].
* Các nhóm thuốc chố
ng viêm khác.
Thuốc ức chế miễn dịch không steroid. Đây là những thuốc có tác dụng
làm giảm các phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Nhóm này thường được dùng

để điều trị các bệnh có cơ chế miễn dịch và các bệnh tự miễn như luput ban
đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống tiến triển, hội chứng thận hư, bệnh ung thư.
Ngoài ra thuốc ức chế
miễn dịch cũng có tác dụng chống viêm do ngăn ngừa

18
các phản ứng kháng nguyên - kháng thể, ức chế khả năng thực bào và quá
trình tổng hợp acid nhân. Tuy nhiên thuốc ức chế miễn dịch không steroid rất
ít khi được sử dụng để chống viêm đơn thuần, vì tác dụng của chúng trên hệ
thống miễn dịch và các tổ chức khác trong cơ thể rất mạnh [31] .
Thuốc chống sốt rét (nhóm 4-aminoquinolein). Đây là nhóm thuốc có
tác dụng chủ yếu trên ký sinh trùng sốt rét. Tuy vậy, thuốc cũ
ng có tác dụng
chống viêm do làm bền vững màng lysosom, ngăn cản quá trình giải phóng
các enzym phân giải, ức chế quá trình viêm. Do đó, thuốc được dùng để điều
trị luput ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp [6] .
1.2. TỔNG QUAN VIÊM VÀ ĐAU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1. Sơ lược quan niệm viêm và đau theo y học cổ truyền
Viêm không phải một bệnh cụ thể mà là một quá trình bệnh lý chung.
Viêm không có tên trong y văn của YHCT; nhưng viêm có biểu hiện sư
ng
nóng đỏ nếu thuộc nhiệt, sưng không nóng đỏ thuộc về hàn, có thể do nguyên
nhân nội nhân hoặc ngoại nhân.
Đau thường đi kèm với viêm. Theo y học cổ truyền đau nghĩa là
"thống'', trong y học cổ truyền là do “bất thông” của khí huyết trong kinh
mạch; muốn chữa được chứng đau (chỉ thống) thì phải làm cho khí và huyết
lưu thông, còn muốn huyết thông (hành huyết) thì phải hành khí (khí hành thì
huyết hành, khí không hành thì huyết tắc, huyết t
ắc thì gây đau), thống tức bất
thông, thông tức bất thống. Chính vì vậy, khi chữa thống, y học cổ truyền

thường dùng kèm thuốc hành khí và hành huyết, còn châm cứu, bấm huyệt,
khí công chủ yếu làm thông kinh hoạt lạc, điều hòa âm dương, khí huyết [34].
Đau và viêm là triệu chứng gặp trong nhiều bệnh như bệnh lý viêm
khớp trong đó bao gồm bệnh gút. Y học cổ truyền xếp bệnh lý về khớp thuộc
chứng tý và gút là chứng thống phong. Bài thuốc GT1 được nghiên cứu trong
đề tài này xuất phát từ kinh nghiệm điều trị hiệu quả bệnh lý gút và cũng được

19
định hướng nghiên cứu tiếp để có thể ứng dụng trong điều trị bệnh lý gút -
chứng thống phong của y học cổ truyền. Vì vậy, trong phần tổng quan theo y
học cổ truyền chúng tôi nói kỹ thêm về viêm và đau trong bệnh lý gút.
1.2.2. Chứng thống phong theo quan niệm của y học cổ truyền
* Bệnh danh: y học cổ truyền gọi bệnh gút là "thống phong" nghĩa là
chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏ
i, cho nên bệnh thống phong có thể quy
thuộc phạm trù chứng tý trong đông y.
Ngoài ra có nhiều bệnh danh khác để gọi "lịch tiết phong", "bạch hổ
phong", "bạch hổ lịch tiết", “thống tý”.
* Nguyên nhân:
Đông y cho rằng nguyên nhân gây ra chứng tý chủ yếu là bên trong
(nội nhân), ngũ tạng hư tổn, công năng suy giảm, chính khí hư, quá trình
chuyển hoá rối loạn, đàm ẩm sinh ra lâu ngày bị ngưng lại, khi cơ thể suy yếu
thì tà khí (ngoại nhân) (nguyên nhân chủ y
ếu) nhân đó xâm lấn vào phối hợp
cùng gây bệnh.
* Biện chứng luận trị:
Thống phong do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, nội nhân và ngoại nhân
tương kết với nhau làm tắc nghẽn kinh mạch, cản trở khí huyết vận hành, bắt
đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, lúc này chứng tý bắt đầu xuất hiện, đau là do
khí huyết không thông (bất thông tắc thống) tuỳ theo mức độ của ba khí:

phong, hàn, thấp mà xuất hiện đau khác nhau.
Hải Thượng Lãn Ông có viết "phong thắng là chứng bệnh tý, đau chạy
lung tung, hàn thắng là chứng thống tý đau nhức khó chịu, thấp thắng là
chứng trước tý đau một chỗ, không thay đổi".
Lâu ngày vào cân cốt gây tổn thương tạng phủ, chức năng khí huyết bị
rối loạn làm dịch ứ trệ, huyết ứ ngưng trệ thành ứ.
Đàm ứ kế
t hình thành u cục dưới da, lâu ngày gây tổn thương can, thận, tỳ.

20
Như vậy, thống phong là bệnh có đặc điểm "bản hư, tiêu thực", "bản" là
ba tạng can, thận, tỳ suy giảm, "tiêu" là đàm trọc, huyết ứ [15], [16], [23].
Vì vậy theo nguyên tắc điều trị của y học cổ truyền là "Trị bệnh tất cầu
kỳ bản, cấp tắc kỳ trị tiêu, hoãn tắc kỳ trị bản" (chữa bệnh cần trị că
n nguyên
bệnh, lúc cấp chữa triệu chứng, khi mạn tính phải chữa nguyên nhân).
Trong thống phong, bản bệnh thì hư, tiêu thì thực, vì vậy khi chữa phải
dùng phép bổ làm cho công năng tạng phủ kiện toàn, đó là bổ can, bổ tỳ, bổ thận.
Tiêu thực thì dùng tả pháp để loại tác nhân gây bệnh.
Trên cơ sở của biện chứng luận trị, trên lâm sàng thường gặp các thể:
- Thể phong thấp nhiệt (đợt cấp)
+ Triệu chứng: Đột ngột khớp bàn ngón chân sưng, nóng đỏ, đau,
không dám sờ đụng vào, đau đầu, sốt, khát nước, miệng khô, sợ lạnh, tiểu tiện
vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vang, mạch phù sác.
+ Phương pháp chữa: Khu phong thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết, chỉ
thống.
Bài thuốc cổ phương:
Bài 1: Tam diệu thang gia vị: Thương truật 15g, Hoàng bá 12g, Ý dĩ
nhân 30g, Ngưu tất 12g, Mộc qua 12g, Thanh đại 6g, Hoạt thạ
ch 15g, Tri mẫu

9g, Kê huyết đằng 30g, Đương quy 15g, Xích thược 15g, Tỳ giải 12g.
Bài 2: Bạch hổ gia quế chi thang gia giảm: Thạch cao sống 40g (sắc
trước), Tri mẫu 12g, Quế chi 06g, Bạch thược 12g, Xích thược 12g, Kim
ngân cuộng 20g, Phòng kỷ 10g, Mộc thông 10g, Hải đồng bì (Vỏ cây vông
nem) 10g, Cam thảo 8g.
- Thể đàm thấp uất trệ (mạn tính)

21
Gút (thống phong) mạn tính có thể tiếp theo gút cấp tính, nhưng phần
lớn là bắt đầu từ từ tăng dần không qua các đợt cấp.
+ Triệu chứng: nhiều khớp sưng to, đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp
không nóng đỏ nhưng đau nhiều, biến dạng kèm theo da tím sạm đen, chườm
nóng dễ chịu, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, xuất hiện u, cục quanh khớp, dưới
da, vành tai sờ
mềm, không đau, mạch trầm huyền hoặc khẩn là biểu hiện của
hàn thấp ứ trệ.
+ Phương pháp chữa: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống
Bài thuốc nghiệm phương: Chế ô đầu 4g, Tế tân 4g (hai vị này sắc
trước), Toàn đương quy 12g, Xích thược 12g, Uy linh tiên 10g, Thổ phục linh
16g, Tỳ giải 12g, Ý dĩ nhân 20g, Mộc thông 10g, Quế chi 6g.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC THUỐC Y HỌC CỔ
TRUYỀN CÓ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, CHỐ
NG VIÊM TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TRONG NƯỚC
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ở Nhật Bản và Trung Quốc có nhiều nghiên cứu về các bài thuốc cổ
phương có tác dụng giảm đau, chống viêm.
- Ở Nhật Bản [48], [52]:
+ Dịch chiết phục linh (có chứa saponin) có tác dụng chống viêm trên
mô hình bệnh lý viêm khớp.

+ Bài thuốc: Cam thảo, Ngưu tất, Gừng, Phục linh, Nhân sâm có tác
dụng chống viêm trên bệnh nhân viêm khớp.
- Ở Trung Quốc:
Năm 1993, Trần Kỳ Sinh và cộng sự ở Trung Quốc [63] đã công bố
dịch chiết cây xú linh thái (Abies rephrolepis “trautv”, Maxim) có tác dụng
chống viêm cấp tính. Qua thực nghiệm gây viêm cấp bằng histamin và tiêm
tĩnh mạch chất xanh evans đã kết luận: tác dụng chống viêm của thuốc là do
giảm tính thấm thành mạch.

22
Cùng năm đó, Trần Kỳ Sinh và cộng sự [63] cũng công bố dịch chiết
cây tần cửu 1:1 (Justicia gendarussa L) có tác dụng ức chế phản ứng viêm
cấp trên chuột cống trắng, khi gây viêm bằng dextrant. Kết quả thực nghiệm
còn cho thấy tác dụng chống viêm của cây tần cửu tương đương với kháng
sinh amoxycillin.
Trường Đại học Trung y Hồ Nam nghiên cứu đánh giá tác dụng của
nước sắc Th
ương nhĩ tử, Hy thiêm thấy có tác dụng điều trị thấp khớp, giảm
sưng đau thiên về thấp tà [37].
Sở Y tế Bắc Kinh nghiên cứu đánh giá bài thuốc gồm các vị thuốc Hy
thiêm thảo, Đan sâm, Xuyên sơn giáp trên bệnh nhân viêm khớp, thuốc có tác
dụng tốt [44].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 1976, tác giả Băng Tuyết đã nghiên cứu bài thuốc Solamin (Cà
gai, Thổ phục linh, Cỏ x
ước). Qua nghiên cứu tác giả thấy thuốc có tác dụng
chống viêm rõ với giai đoạn cấp tính cũng như mãn tính. Trên thực nghiệm
bài thuốc gây teo tuyến ức chuột cống trắng. Tác giả kết luận, thuốc có tác
dụng chống viêm kiểu steroid [40].
Năm 1978, Đào Văn Phan và Nguyễn Gia Chấn qua nghiên cứu đã xác

định tomatin là một alcaloid-glycosid được chiết xuất từ cây cà chua ở Việt
Nam có tác dụng chống viêm [29].
Năm 1981, Viện dượ
c liệu trung ương nghiên cứu tác dụng của bài
thuốc chữa thấp khớp gồm (Hà thủ ô, Thổ phục linh, Thiên niên kiện, Hương
phụ, Quế chi, Cỏ xước, Ngải cứu, Cà gai, Lá lốt, Vòi voi, Bạc thau) bằng thực
nghiệm. Kết quả cho thấy [39]:
+ Bài thuốc có tác dụng chống viêm cấp tính
+ Bài thuốc có tác dụng trên quá trình viêm mãn tính.

23
+ Bài thuốc làm teo tuyến ức chuột cống non, biểu hiện tác dụng của
thuốc chống viêm có cấu trúc steroid.
Năm 1981, Tống Trần Luân và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá tác
dụng điều trị bằng bài thấp khớp II (Cây xấu hổ, Thổ phục linh, Hy thiêm,
Dây đau xương, Ké đầu ngựa, Kê huyết đằng, Dây gắm, Tục đoạn, Tầm sọng)
trên 44 trường hợp VKDT. Kết quả
tốt là 75%. Thuốc có tác dụng tiêu viêm,
tác dụng tốt ở giai đoạn I và II và tốt với thể phong hàn thấp tý [26].
Năm 1992, Hoàng Bảo Châu và cộng sự nghiên cứu tác dụng chống
viêm, giảm đau của bài “Độc hoạt II” gồm: Độc hoạt, Tang ký sinh, Hy
thiêm, Thổ phục linh, Hà thủ ô, Kê huyết đằng, Cốt toái, Can khương, Kim
ngân. Tác giả cho thấy thuốc có khả năng chống viêm giảm đau với các bệnh
khớp do viêm
[15].
Năm 1996, Đỗ Trung Đàm đã nghiên cứu tác dụng của bài thuốc chữa
thấp khớp SASP - 5221 (Hy thiêm, Ngưu tất, Thổ phục, Lá lốt) trên thực
nghiệm và chứng minh thuốc có tác dụng chống rỉ dịch mạnh, chống tăng
sinh khá, tác dụng hạ sốt vừa phải, làm giảm lượng serotonin và tăng hàm
lượng dopamin- một chất có tác dụng điều hoà viêm [21].

Năm 1996, Nguyễn Thị Bay, Trườ
ng đại học Y dược thành phố Hồ Chí
Minh đã nghiên cứu dược lý thực nghiệm và lâm sàng của thuốc PT5 trên các
bệnh nhân thấp khớp, tác giả thấy thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm
trên các loại bệnh khớp như VKDT, bệnh thấp ngoài khớp và đau thấp ngoài
cơ [2].
Năm 1997, Phạm Văn Trịnh, Nguyễn Thị Hằng nghiên cứu bài: Độc
hoạt Tang ký sinh điều trị viêm kh
ớp dạng thấp, có tác dụng tốt. Tỷ lệ tốt và
khá là 76,7%. Thuốc có tác dụng giảm đau rõ, giảm sợi huyết, giảm máu lắng
[38].

24
Năm 1998, Phan Văn Các và cộng sự [18] đã công bố cao lỏng 1:1 cây
Sảng pác (Misodesmi SP), có tác dụng ức chế phản ứng phù viêm cấp trên
thực nghiệm khi được gây viêm bằng Dextrant. Tỷ lệ ức chế phản ứng viêm
phụ thuộc vào liều lượng thuốc thử.
Hòe hoa tán là một bài thuốc cổ phương đã được dùng để điều trị cấp
tính. Năm 1998, Lương Trần Khuê và Đào Văn Phan [24] qua thự
c nghiệm đã
xác định Hòe hoa tán có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương và ngoại
biên, đồng thời với liều 4g/kg hòe hoa tán có tác dụng chống viêm cấp, tương
đương với Aspirin liều 0,05g/kg.
Năm 1999, Đàm Trung Bảo, Nguyễn Quang Thường đã nghiên cứu xác
định hoạt tính chống oxy hoá trên mô hình gây viêm cho chuột cống trắng
bằng Dextrant 6% của Bồ công anh thấy có sự giảm độ sưng phù chân chuột
và lượng MDA trong huyết thanh xuống gần như
bình thường so với lô đối
chứng [1].
Năm 1999, Nguyễn Quang Vinh, Đỗ Trung Đàm, Nguyễn Thị Dung đã

nghiên cứu tác dụng giảm đau của Cao thấp khớp II trên mô hình gây đau
thực nghiệm bằng acid acetic [42].
Năm 2000, Nguyễn Tiến Phượng đã nghiên cứu tác dụng chống viêm,
giảm đau của cốt khí củ trên thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cốt
khí củ có tác dụng giả
m đau, an thần rõ rệt; tác dụng chống viêm cấp của cốt
khí củ được thể hiện qua việc làm giảm lượng dịch rỉ viêm và bạch cầu đa
nhân trong dịch rỉ viêm, làm giảm trọng lượng u hạt [27].
Năm 2003, Trần Thanh Tùng đã nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm
đau và độc tính cấp của Cốt toái bổ trên động vật thực nghiệm cho thấy Cốt
toái bổ có tác dụng giảm
đau, chống viêm cấp và mạn tính [36].
Năm 2003, Bùi Thùy Dương đã nghiên cứu một số tác dụng dược lý và
độc tính cấp của hoa Kim ngân. Kết quả nghiên cứu cho thấy Flavonoid là

×