Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá tính sẵn có và giá của một số thuốc thiết yếu ở tỉnh quảng bình năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRƢƠNG TỶ MUỘI

ĐÁNH GIÁ TÍNH SẴN CÓ VÀ GIÁ CỦA
MỘT SỐ THUỐC THIẾT YẾU Ở TỈNH
QUẢNG BÌNH NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRƢƠNG TỶ MUỘI

ĐÁNH GIÁ TÍNH SẴN CÓ VÀ GIÁ
CỦA MỘT SỐ THUỐC THIẾT YẾU Ở
TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: 60720412



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI 2016


Lời cám ơn
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Trước tiên với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, tôi xin gửi lời cám ơn
chân thành nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, người thầy đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết để hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin cám ơn các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý Dược, Trường Đại Học
Dược Hà Nội, đã truyền đạt cho tôi phương pháp nghiên cứu khoa học và nhiều
kiến thức chuyên ngành quý báu.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến người quản lý và nhân viên các cơ sở bán
lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
thu thập số liệu.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, phòng Sau
Đại Học Trường Đại Học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn Th.s. Nguyễn Phước Bích Ngọc, DS. Đinh
Xuân Đại đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn bên
cạnh cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2016
Học viên
Trương Tỷ Muội



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Thuốc thiết yếu, hoạt động của chƣơng trình TTY trên thế giới và ở Việt
Nam ....................................................................................................................... 3
1.1.1 Thuốc thiết yếu ............................................................................................. 3
1.1.2. Hoạt động của chƣơng trình thuốc thiết yếu trên thế giới và ở Việt Nam .. 4
1.2. Tình hình tiếp cận thuốc thiết yếu trên thế giới và ở Việt Nam .................... 7
1.2.1. Tình hình tiếp cận thuốc thiết yếu trên thế giới .......................................... 7
1.2.2. Tình hình tiếp cận thuốc thiết yếu ở Việt Nam ......................................... 11
1.3. Vài nét sơ lƣợc về tỉnh và công tác dƣợc tại tỉnh Quảng Bình .................... 15
1.3.1. Vài nét sơ lƣợc về tỉnh Quảng Bình .......................................................... 15
1.3.2. Vài nét sơ lƣợc về công tác dƣợc ở tỉnh Quảng Bình. .............................. 16
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 18
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 18
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 18
2.3.2. Cách thức chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ............................................. 18
2.3.3. Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 22
2.4. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 28
2.5. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ........................................................................... 29
2.6. Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................................... 30
2.6.1. Phần trăm tính sẵn có của thuốc................................................................ 30
2.6.2. Tỷ số giá trung vị (Medium Price Ratio) .................................................. 30
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 31



3.1. Khảo sát tính sẵn có của một số thuốc thiết yếu tại tỉnh Quảng Bình ......... 31
3.1.1. Tính sẵn có của từng thuốc trong các cơ sở khảo sát................................ 31
3.1.2. So sánh tính sẵn có trung bình của các thuốc giữa khu vực công lập và khu
vực tƣ nhân .......................................................................................................... 36
3.1.3. So sánh tính sẵn có trung bình của các thuốc giữa các địa bàn khảo sát .. 37
3.1.4. So sánh tính sẵn có trung bình của các thuốc giữa các loại hình bán lẻ ... 38
3.1.5. Tính sẵn có của các thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý ........................... 39
3.1.6. So sánh tính sẵn có trung bình của 5 nhóm thuốc..................................... 44
3.2. Khảo sát giá của một số thuốc thiết yếu tại tỉnh Quảng Bình ...................... 45
3.2.1. Tỷ số giá trung vị của từng thuốc ở khu vực công lập và khu vực tƣ nhân46
3.2.2. Trung vị MPRs của các thuốc đƣợc tìm thấy ở hai khu vực khảo sát ...... 48
3.2.3. So sánh giá bán lẻ ở khu vực công lập với khu vực tƣ nhân .................... 50
3.2.4. So sánh giá bán lẻ giữa các địa bàn khảo sát ............................................ 51
3.2.5. So sánh giá bán lẻ giữa các loại hình bán lẻ ............................................. 51
3.2.6. So sánh giá thuốc cao nhất và giá thuốc thấp nhất qua MPR của các thuốc
tìm thấy cả mức giá cao nhất và thấp nhất .......................................................... 53
3.2.7. So sánh giá bán lẻ của 4 nhóm thuốc tại khu vực tƣ nhân ........................ 55
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 56
4.1. Về tính sẵn có của các thuốc khảo sát .......................................................... 56
4.2. Về giá của các thuốc khảo sát ...................................................................... 65
4.3. Một số hạn chế của đề tài ............................................................................. 67
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................................. 70


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện


BYT

Bộ Y tế

CS

Cơ sở

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

H QN

Huyện Quảng Ninh

H QT

Huyện Quảng Trạch

HAI

Health Action International

Y tế hành động quốc tế


IDPIG

International Drug Price

Hƣớng dẫn Chỉ số giá thuốc

Indicator Guide

quốc tế

KCB

Khám chữa bệnh

KV

Khu vực

MPR

Median Price Ratio

Tỷ số giá trung vị

MSH

Management Sciences for

Khoa học quản lý về sức khỏe


Health
TP ĐH

Thành phố Đồng Hới

TTY

Thuốc thiết yếu

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lƣợng các cơ sở tại mỗi khu vực khảo sát ..................................... 20
Bảng 2.2. Các biến số, chỉ số nghiên cứu của đề tài ........................................... 22
Bảng 3.1. Phần trăm tính sẵn có của từng thuốc ................................................. 32
Bảng 3.2. Tính sẵn có trung bình và độ lệch chuẩn của các thuốc khảo sát ở khu
vực công lập và khu vực tƣ nhân ........................................................................ 36
Bảng 3.3. Tính sẵn có trung bình của các thuốc ở từng địa bàn khảo sát ........... 37
Bảng 3.4. Tính sẵn có trung bình của các thuốc ở các loại hình bán lẻ .............. 38
Bảng 3.6. Tỷ số giá trung vị cho các thuốc đƣợc tìm thấy ở khu vực công lập . 46
Bảng 3.7. Tỷ số giá trung vị cho các thuốc đƣợc tìm thấy ở khu vực tƣ nhân ... 47
Bảng 3.8. Trung vị MPRs cho tất cả các thuốc đƣợc tìm thấy ở khu vực công lập
............................................................................................................................. 49
Bảng 3.9. Trung vị MPRs cho tất cả các thuốc đƣợc tìm thấy ở khu vực tƣ nhân49
Bảng 3.10. Trung vị MPRs của các thuốc đƣợc tìm thấy đồng thời ở cả hai khu

vực công lập và tƣ nhân ...................................................................................... 50
Bảng 3.11. Trung vị MPRs của các thuốc đƣợc tìm thấy đồng thời ở cả 3 địa bàn
khảo sát ................................................................................................................ 51
Bảng 3.12. Trung vị MPRs của các thuốc đƣợc tìm thấy đồng thời ở cả bốn loại
hình bán lẻ ........................................................................................................... 52
Bảng 3.13. Trung vị MPRs của các thuốc đƣợc tìm thấy đồng thời ở cả nhà thuốc
và quầy thuốc ...................................................................................................... 52
Bảng 3.14. Tỷ lệ giữa MPR của thuốc giá cao nhất với thuốc giá thấp nhất ..... 54
Bảng 3.15. Trung vị MPR của 4 nhóm tác dụng dƣợc lý (kháng sinh, đƣờng tiêu
hóa, tim mạch, hạ sốt giảm đau chống viêm không steroid) ở khu vực tƣ nhân 55


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tính sẵn có của một số thuốc nhóm kháng sinh ở khu vực công lập
và khu vực tƣ nhân (nhóm thuốc giá thấp nhất) ................................................. 40
Biểu đồ 3.2. Tính sẵn có của một số thuốc nhóm hạ sốt giảm đau chống viêm
không steroid ở khu vực công lập và khu vực tƣ nhân (nhóm thuốc giá thấp nhất)
............................................................................................................................. 41
Biểu đồ 3.3. Tính sẵn có của một số thuốc nhóm tim mạch ở khu vực công lập và
khu vực tƣ nhân (nhóm thuốc giá thấp nhất) ...................................................... 42
Biểu đồ 3.4. Tính sẵn có của một số thuốc tác dụng trên đƣờng hô hấp ở khu vực
công lập và khu vực tƣ nhân (nhóm thuốc giá thấp nhất) ................................... 43
Biểu đồ 3.5. Tính sẵn có của một số thuốc đƣờng tiêu hóa ở khu vực công lập và
khu vực tƣ nhân (nhóm thuốc giá thấp nhất) ...................................................... 44
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ giá trung vị của các thuốc có cả giá cao nhất và giá thấp nhất
đƣợc tìm thấy....................................................................................................... 53


ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc có vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế và khó
khăn khi lựa chọn thuốc bởi nhiều lý do. Số chế phẩm xuất hiện ngày càng
nhiều kèm theo thông tin về thuốc đa dạng nhƣng đôi khi thiếu khách quan,
khoa học. Sức ép bệnh tật làm tăng nhu cầu về thuốc nhƣng có nhu cầu hợp lý
và không hợp lý. Bên cạnh đó, nguồn tài chính dành cho y tế vẫn còn hạn hẹp.
Từ những khó khăn trong lựa chọn thuốc chữa bệnh, Tổ chức Y tế thế giới đã
đề xuất khái niệm thuốc thiết yếu và danh mục thuốc thiết yếu. Danh mục thuốc
thiết yếu là một trong các nội dung chính của chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm
đảm bảo thắng lợi một trong các mục tiêu về chăm sóc sức khỏe nói chung.
Danh mục thuốc thiết yếu của WHO chỉ có tính chất là danh mục mẫu.
Việt Nam là một trong số các nƣớc áp dụng và xây dựng danh mục thuốc thiết
yếu với xu hƣớng lựa chọn các thuốc có hiệu lực và độ an toàn cao, phù hợp với
hoàn cảnh trong nƣớc. Đảm bảo tiếp cận thuốc thiết yếu là một trong các mục
tiêu cơ bản của hệ thống y tế nói chung và công tác dƣợc nói riêng tại mọi quốc
gia. Đây cũng là tiêu chí cơ bản đánh giá hoạt động của hệ thống y tế. Khả năng
tiếp cận thuốc đƣợc đánh giá theo tính sẵn có của thuốc và khả năng tiếp cận về
mặt tài chính đo lƣờng bằng khả năng chi trả đƣợc cho thuốc. Tháng 5 năm
2003, Tổ chức Y tế thế giới hợp tác với Y tế hành động quốc tế (HAI) phát triển
một phƣơng pháp tiêu chuẩn để khảo sát giá thuốc, tính sẵn có, khả năng chi trả
và cấu thành giá. Kể từ đó việc tiếp cận thuốc thiết yếu đã đƣợc nghiên cứu rộng
rãi trên thế giới bằng cách sử dụng phƣơng pháp của WHO/HAI.
Ở Việt Nam, số nghiên cứu tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu chƣa nhiều
và cũng chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện tại tỉnh Quảng Bình theo
1


phƣơng pháp của WHO/HAI. Xuất phát từ các thực tế trên, đề tài “Đánh giá
tính sẵn có và giá của một số thuốc thiết yếu ở tỉnh Quảng Bình năm 2015”
đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp của WHO/HAI với 2 mục tiêu:

1.

Đánh giá tính sẵn có của một số thuốc thiết yếu ở tỉnh Quảng Bình

năm 2015.
2.

Đánh giá giá của một số thuốc thiết yếu ở tỉnh Quảng Bình năm

2015.
Từ đó đƣa ra một số ý kiến đề xuất nhằm tăng khả năng tiếp cận thuốc
thiết yếu của ngƣời dân ở địa bàn nghiên cứu.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Thuốc thiết yếu, hoạt động của chƣơng trình TTY trên thế giới và
ở Việt Nam
1.1.1 Thuốc thiết yếu
Thuốc thiết yếu (TTY) là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
đại đa số nhân dân, đƣợc quy định tại danh mục thuốc thiết yếu (DMTTY) do
Bộ trƣởng Bộ Y tế ban hành [7].
Ƣu điểm của DMTTY [1]
+ Tất cả các thuốc và vaccin có trong danh mục đã đƣợc xác nhận là an
toàn và có hiệu lực. Loại trừ đƣợc hạn chế về sử dụng thuốc do không biết hết
mọi tác dụng và tác dụng không mong muốn của thuốc. Đảm bảo việc sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn hơn.
+ Xác định đƣợc nhu cầu thuốc một cách hợp lý.

+ Là cơ sở pháp lý để tập trung đầu tƣ cho sản xuất, cung ứng TTY nên
đảm bảo đƣợc việc cung ứng đủ, thƣờng xuyên và có chất lƣợng các loại TTY
cần cho nhu cầu điều trị.
+ Tận dụng khai thác đƣợc nguồn lực hiện có, có điều kiện tài chính để hỗ
trợ cho nghiên cứu, phát triển sản xuất các loại thuốc mới phù hợp với nhu cầu
thực tế ở các nƣớc đang phát triển.
+ Đa số các thuốc trong DMTTY đã hết thời hạn bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp nên nó đƣợc sản xuất với giá không cao, do đó giá bán cũng thỏa
đáng. Các thuốc này dùng dƣới dạng tên gốc tạo điều kiện để thầy thuốc, nhân
dân dễ nhận biết, dễ sử dụng, giá cả hợp lý.

3


+ Thầy thuốc và nhân dân dễ lựa chọn thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh
của mình.
+ Thuận tiện cho việc cung cấp thông tin cũng nhƣ việc đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý ngành và quản lý nhà
nƣớc.
1.1.2. Hoạt động của chƣơng trình thuốc thiết yếu trên thế giới và ở
Việt Nam
1.1.2.1. Hoạt động của chƣơng trình thuốc thiết yếu trên thế giới
Từ năm 1977, quan niệm về TTY đã đƣợc Tổ chức Y tế thế giới
(TCYTTG) đề xuất, tổ chức này khuyến nghị các nƣớc xây dựng một đƣờng lối
chính sách về thuốc bao gồm các khâu nghiên cứu, sản xuất, phân phối sao cho
phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, luôn luôn có sẵn thuốc chất lƣợng đảm
bảo, dƣới dạng dễ dùng và giá rẻ.
Để phù hợp với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và mô hình bệnh tật,
DMTTY thƣờng xuyên đƣợc cập nhật những thuốc mới, loại bỏ những thuốc

không còn thích hợp. Cho đến nay DMTTY mẫu của WHO đã qua 18 lần thay
đổi [47]. Gần đây nhất là tháng 4/2015, tại trụ sở Geneva của WHO, các chuyên
gia đã họp để sửa đổi và cập nhật DMTTY của WHO cho cả ngƣời lớn và trẻ em
[46].
Năm 1978, tại Hội nghị Alma Ata, dựa vào sự phân tích sâu sắc môi
trƣờng sống và mô hình bệnh tật của nhân dân thế giới, chủ yếu là ở các nƣớc
nghèo, ngƣời ta kêu gọi các nƣớc thành viên thực hiện 8 nội dung của CSSKBĐ
để đem lại “sức khoẻ cho mọi ngƣời đến năm 2000”. Trong 8 nội dung đó có nội
dung đảm bảo cung cấp TTY, bao gồm cả vaccin phòng bệnh [34].

4


Ở thập niên 80, hơn 100 nƣớc có DMTTY, với sự trợ giúp của các cơ
quan chính phủ cũng nhƣ các tổ chức phi chính phủ, nhiều nƣớc khác cũng ban
hành chính sách thuốc quốc gia và những điều này đã dẫn tới một sự thay đổi
căn bản trong việc cung cấp TTY. Tính đến đầu năm 1995, chƣơng trình TTY
đã đƣợc thực hiện ở 113 nƣớc trên thế giới và thu đƣợc những thành tích to lớn.
Đến năm 2009, theo TCYTTG, 156 nƣớc đã thông qua danh sách TTY Quốc gia
[45].
Văn phòng khu vực Đông Nam Á của WHO đã nhận xét rằng: hầu hết các
nƣớc trong khu vực đều có DMTTY, trong đó danh mục đã đƣợc sử dụng cho
CSSKBĐ tại tuyến y tế cơ sở. Tại Thái Lan đã áp dụng chƣơng trình TTY trong
CSSKBĐ, gọi là “Quỹ thuốc dựa vào cộng đồng” do cộng đồng đóng góp.
Chính phủ nƣớc này đã giúp cho mỗi làng một nguồn vốn ban đầu từ 500-700
baths, sau đó nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp để duy trì và phát triển lâu
dài quỹ thuốc [12].
Hiện nay, hầu nhƣ các quốc gia đều có DMTTY. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều nƣớc thiếu sự cập nhật chính sách thuốc quốc gia. WHO đã xuất bản sách
hƣớng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật để phát triển các chính sách này [30]. Nhìn chung,

theo khuyến cáo của WHO, gần hết các nƣớc đều xây dựng cho mình đƣờng lối
quốc gia về thuốc và phát triển chƣơng trình TTY để đảm bảo nhu cầu thuốc cho
chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
1.1.2.2. Hoạt động của chƣơng trình thuốc thiết yếu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, DMTTY đƣợc ban hành lần đầu tiên vào năm 1987; từ đó
đến nay danh mục này đã qua nhiều lần đƣợc sửa đổi bổ sung và cập nhật. Sau
lần sửa đổi gần đây nhất, DMTTY lần thứ VI đƣợc ban hành vào tháng 12 năm
2013 [5]. Nguyên tắc lựa chọn TTY bao gồm:
+ Đảm bảo có hiệu quả, hợp lý, an toàn.
5


+ Phải sẵn có với số đầy đủ, dạng bào chế phù hợp với điều kiện bảo
quản, cung ứng, sử dụng.
+ Phù hợp với mô hình bệnh tật, phƣơng tiện kỹ thuật, trình độ cán bộ
chuyên môn của tuyến sử dụng.
+ Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh đƣợc sự kết hợp đó
có hiệu quả hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng cũng nhƣ độ an
toàn. Nếu có 2 hay nhiều thuốc tƣơng tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá
đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lƣợng, giá cả và khả năng cung ứng.
+ Giá cả hợp lý.
Danh mục thuốc dùng cho y tế tuyến cơ sở do Bộ Y tế ban hành mang
tính chất hƣớng dẫn. Từng tỉnh, từng huyện sẽ căn cứ vào đó và vào mô hình
bệnh tật của địa phƣơng mà xây dựng danh mục một cách thích hợp.
DMTTY của Việt Nam đã đƣợc cập nhật, tuy nhiên khoảng thời gian cập
nhật những năm về sau ngày càng kéo dài hơn. Theo báo cáo của Viện Chiến
lƣợc và Chính sách Y tế, mặc dù sau mỗi lần sửa đổi DMTTY đƣợc mở rộng, bổ
sung thêm những mặt hàng thuốc mới phù hợp với mô hình bệnh tật và điều
kiện trang thiết bị chuyên môn kỹ thuật song theo đánh giá của các cơ sở y tế,
DMTTY chƣa thật sự đáp ứng nhu cầu chuyên môn và hạn chế về ứng dụng

thực tiễn. Hiện nay đối với các cơ sở khám chữa bệnh, Danh mục thuốc chủ yếu
dùng trong bệnh viện đƣợc bảo hiểm y tế thanh toán mới là quan tâm chính.
Để đảm bảo việc lựa chọn và cung ứng TTY với giá cả hợp lý, chất lƣợng
phù hợp nhà nƣớc ta đã xây dựng Chính sách quốc gia về TTY với 10 nội dung
là: (1) Lựa chọn thuốc thiết thiết yếu và ban hành DMTTY; (2) Danh pháp TTY;
(3) Sản xuất TTY; (4) Cung ứng TTY; (5) Kê đơn, hƣớng dẫn sử dụng an toàn,
hợp lý TTY; (6) Chất lƣợng TTY; (7) Thông tin về TTY; (8) Đào tạo nhân viên

6


y tế; (9) Hợp tác trong nƣớc và hợp tác quốc tế; (10) Các điều khoản đảm bảo
cho việc thi hành chính sách [2].
1.2. Tình hình tiếp cận thuốc thiết yếu trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình tiếp cận thuốc thiết yếu trên thế giới
Theo WHO, để thực hiện CSSKBĐ, chỉ cần bỏ ra khoảng 1USD TTY là
có thể đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh thông thƣờng của một ngƣời dân
trong cộng đồng. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của tổ chức này, đến năm 2004
1/3 dân số thế giới vẫn thiếu sự tiếp cận TTY. Con số này tăng cao đến 50% ở
những nơi nghèo nhất của châu Phi và châu Á [35]. Sự phân bố tiêu dùng thuốc
lại hết sức chênh lệch giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển. Khoảng cách
đó đã không đƣợc rút ngắn lại mà càng ngày càng xa. Nhiều nghiên cứu về tình
hình tiếp cận TTY trên thế giới đã đƣợc thực hiện, kết quả thể hiện tính sẵn có
TTY vẫn còn thấp.
Một nghiên cứu quốc tế trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm
2011 cho thấy chỉ có trung bình 51,8% số cơ sở y tế công lập và 68,5% cơ sở tƣ
nhân sẵn có TTY [28].
Cameron đã khảo sát tính sẵn có của 15 thuốc trong các khu vực công lập
và tƣ nhân ở 36 nƣớc thu nhập thấp và trung bình [15]. Kết quả cho thấy, thuốc
generic là chƣa sẵn có ở cả hai khu vực công và tƣ nhân (tính sẵn có trung bình

lần lƣợt là 38% và 64% ở khu vực công lập và tƣ nhân). Tuy nhiên, một sự
chênh lệch lớn đã đƣợc quan sát trong cả 2 khu vực giữa các nƣớc. Một số
nghiên cứu bao gồm các đánh giá về tính sẵn có của thuốc điều trị bệnh cấp tính
so với thuốc điều trị bệnh mạn tính [16], thuốc tim mạch ở nƣớc đang phát triển
[29], thuốc chống động kinh ở Zambia [18], ở Lào [24] và các loại thuốc chống
đái tháo đƣờng ở Philippines [19]. Các kết luận tƣơng tự đã đƣợc rút ra từ những
nghiên cứu này, tính sẵn có của nhiều thuốc bao gồm thuốc generic là cực kì
7


thấp, đặc biệt ở khu vực công cộng. Ngƣợc lại, một số nghiên cứu cho thấy tính
sẵn có của thuốc là khá tốt. Tính sẵn có trung bình trên 75% đối với thuốc
generic đƣợc báo cáo trong một cuộc khảo sát về TTY trong khu vực tƣ nhân ở
Sri Lanka [26] và trong khu vực công ở Brazil [17]. Nghiên cứu tại Burkina
Faso [25], tính sẵn có của thuốc gần 80%.
Ở cả 2 khu vực công và tƣ, tính sẵn có của biệt dƣợc gốc và thuốc generic
tại mƣời khu vực khảo sát ở Trung Quốc đều thấp (dƣới 25%). Giá bán lẻ cho
thuốc gốc ở cả khu vực công và tƣ nhân đều rất cao so với giá tham chiếu quốc
tế (MPR >10) [36].
Nghiên cứu về tính sẵn có và giá TTY ở Ấn Độ năm 2013 cho thấy rằng
giá thu mua các loại thuốc đƣợc khảo sát khá hợp lý. Tuy nhiên vẫn có sự khác
nhau về giá mua sắm thuốc ở các khu vực công lập. Tính sẵn có của TTY rất
thấp ở khu vực công nhƣng tốt hơn ở khu vực bán lẻ tƣ nhân, tuy vậy khả năng
chi trả vẫn còn là một thách thức lớn đối với đa số ngƣời dân [37]. Cũng ở quốc
gia này, khảo sát tình hình tiếp cận thuốc kháng sinh ở New Delhi cho thấy tất
cả kháng sinh thuộc DMTTY (trừ thuốc tiêm) đều sẵn có tại các cơ sở khảo sát.
Tuy nhiên tính sẵn có cao và giá thấp của các loại thuốc kháng sinh thế hệ mới
không thuộc DMTTY kết hợp với việc mua mà không cần đơn bác sĩ đã dẫn đến
việc kháng thuốc mạnh. Vì vậy các cơ quan ở khu vực công cộng Delhi rất lo
ngại và khuyến khích thực hiện theo các khái niệm thuốc thiết yếu đối với kháng

sinh [14]. Một khảo sát năm 2009 tại năm vùng ở Ấn Độ về 2 thuốc trị hen
suyễn là khí dung beclomethasone (50 mg/liều) và salbutamol (0,1 mg/liều) đều
không sẵn có cho phần lớn dân số đặc biệt là ở khu vực công cộng, nơi dân số có
thu nhập thấp cần điều trị [20]. Tính sẵn có của 5 loại thuốc cho trẻ em gồm:
vitamin A dung dịch, cotrimoxazole, oresol, paracetamol, và kẽm sunfat đã đƣợc
khảo sát ở các cơ sở công lập Ấn Độ năm 2011. Kết quả cho thấy tính sẵn có
8


của các TTY cho trẻ em tại các cơ sở y tế công cộng là không thỏa đáng, đặc
biệt tính sẵn có của kẽm sunfat rất thấp (36%) [23].
Tháng 10 năm 2004, ở Malaysia một cuộc khảo sát về giá và tính sẵn có
của 47 thuốc đã đƣợc thực hiện ở 20 cơ sở công lập và 32 cơ sở tƣ nhân. Tính
sẵn có trung bình của nhóm thuốc giá thấp nhất ở khu vực tƣ nhân còn thấp
(43,8%) và ở khu vực công lập là cực kỳ thấp (25%). Tỷ số giá trung vị MPR
của các thuốc đƣợc tìm thấy ở khu vực tƣ nhân rất cao so với giá tham khảo
quốc tế (trung vị MPRs là 6,57) [50].
Tại Thái Lan, tháng 11 năm 2006 một cuộc khảo sát về giá và tính sẵn có
của 43 thuốc đã đƣợc thực hiện ở 20 cơ sở công lập và 21 cơ sở tƣ nhân. Trong
khi tính sẵn có trung bình của các thuốc nhóm giá thấp nhất khá tốt ở khu vực
công lập (75%) thì ở khu vực tƣ nhân tính sẵn có trung bình của các thuốc nhóm
giá thấp nhất là cực kỳ thấp (28,6%). Tỷ số giá trung vị MPR của các thuốc
đƣợc tìm thấy ở khu vực công lập và khu vực tƣ nhân là hơi cao so với giá tham
khảo quốc tế (trung vị MPRs ở khu vực công lập và khu vực tƣ nhân lần lƣợt là
2,55 và 3,31 [50].
Một nghiên cứu về giá và tính sẵn có của 50 thuốc (trong đó có 43 thuốc
thiết yếu) đã đƣợc tiến hành ở Indonesia vào tháng 6 năm 2010 tại 80 cơ sở
công lập và 64 cơ sở tƣ nhân. Kết quả cho thấy tính sẵn có của nhóm thuốc giá
thấp nhất ở khu vực công lập và tƣ nhân đều chỉ đạt ở mức trung bình, lần lƣợt
là 62,4% và 55,9% ở khu vực công lập và khu vực tƣ nhân. Tỷ số giá trung vị

MPR ở cả hai khu vực công lập và tƣ nhân đối với thuốc nhóm giá thấp nhất là
ở mức chấp nhận đƣợc, MPR ở khu vực công lập và tƣ nhân lần lƣợt là 1,75 và
2,00. Sự khác biệt về tỷ số giá trung vị MPR của các thuốc đƣợc tìm thấy ở khu
vực tƣ nhân cao hơn khu vực công lập 4,98% [50].

9


Năm 2013, WHO/HAI cũng tiến hành một cuộc khảo sát về tính sẵn có và
giá của 47 thuốc thiết yếu ở Lào. Cũng tƣơng tự nhƣ Indonesia, tính sẵn có của
các thuốc nhóm giá thấp nhất ở cả hai khu vực công lập và tƣ nhân chỉ dừng ở
mức trung bình (lần lƣợt là 51,4% và 62,8% ở khu vực tƣ nhân và khu vực công
lập). Tỷ số giá trung vị MPR là hơi cao so với giá tham khảo quốc tế (trung vị
MPR ở khu vực công lập và khu vực tƣ nhân lần lƣợt là 2.74 và 3,08). Sự khác
biệt về giá bán lẻ của các thuốc nhóm giá thấp nhất ở khu vực tƣ nhân cao hơn
khu vực công lập 19,01% [50].
Bên cạnh các nghiên cứu đơn quốc gia, cũng có nhiều nghiên cứu tiến
hành trên nhiều nƣớc khác nhau. Khảo sát tính tính sẵn có của 32 thuốc đƣợc
tiến hành ở Bangladesh, Brasil, Malawi, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Trong tất
cả các quốc gia này, tính sẵn có đều bé hơn 7,5% ngoại trừ ở Brazil và Sri Lanka
tính sẵn có lần lƣợt là 30% và 28% [26]. Theo đánh giá của WHO, ở khu vực
Đông Địa Trung Hải tính sẵn có của các loại thuốc tại các cơ sở y tế công vẫn
cần phải cải thiện, giá mua sắm thuốc còn quá cao trong một số quốc gia [31].
Một nghiên cứu của WHO tại 14 nƣớc cho thấy ở khu vực công sự sẵn có TTY
còn thấp. Đối với thuốc generic, trong khu vực công sự sẵn có chỉ là 37,7% và
46,0% lần lƣợt tại các nƣớc thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Về giá TTY,
tại Congo, Philippines và Moldova giá thuốc ở khu vực công cao hơn 400% so
với giá tham chiếu quốc tế. Trong khu vực tƣ nhân, giá generics dao động từ hơn
32% so với giá tham chiếu quốc tế ở Iran và 2700% ở El Salvador [43], [44].
Nghiên cứu tính sẵn có của 30 loại thuốc điều trị 15 bệnh cấp tính và 15 bệnh

mãn tính đã đƣợc thực hiện tại 40 quốc gia đang phát triển. Kết quả là tính sẵn
có của cả 30 thuốc khảo sát đều khác nhau giữa các quốc gia đặc biệt là ở các
khu vực công cộng. Thuốc generic cho bệnh mãn tính ít hơn đáng kể so với bệnh
cấp tính ở cả khu vực công và tƣ nhân [16]. Một nghiên cứu khác về khả năng
10


tiếp cận các thuốc tim mạch gồm: atenolol, captopril, hydrochlorothiazide,
losartan và nifedipine đƣợc tiến hành trên 36 quốc gia. Tính sẵn có của các
thuốc khảo sát còn thấp. Mặt khác giá thu mua là rất khác nhau ở một số quốc
gia. Giá bán lẻ nhìn chung cao hơn đáng kể so với giá tham khảo quốc tế tuy
nhiên một số quốc gia việc kiểm soát giá đƣợc thực hiện tốt [29].
1.2.2. Tình hình tiếp cận thuốc thiết yếu ở Việt Nam
Để đảm bảo tiếp cận thuốc, đặc biệt là TTY cho ngƣời dân, Nhà nƣớc ta
đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ cho ngƣời dân nghèo, vùng khó khăn.
Tuy nhiên, hiện chƣa có cơ chế đặc thù cho vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn trong phát triển mạng lƣới cung ứng thuốc, dẫn đến ngƣời dân sống ở các
vùng này chịu nhiều thiệt thòi, chƣa đƣợc hƣởng công bằng trong tiếp cận với
thuốc. Khả năng tiếp cận thuốc đƣợc đánh giá theo tính sẵn có của thuốc và khả
năng tiếp cận về mặt tài chính. Sau đây là một số thực trạng về tính sẵn có TTY
và giá thuốc tại Việt Nam đƣợc báo cáo trong những năm gần đây:
*Về tính sẵn có
Kết quả thực hiện
Năm 2011, theo Viện Chiến lƣợc và Chính sách y tế, tỷ lệ có thuốc theo
danh mục 30 TTY đƣợc khảo sát hầu nhƣ không khác nhau giữa 3 nhóm cơ sở
khảo sát (các cơ sở y tế công lập, nhà thuốc BV và nhà thuốc tƣ nhân) dao động
quanh giá trị 55-56 [11].
Nhiệm vụ bảo đảm cung ứng đủ TTY đƣợc thực hiện tốt. Mức chi tiền
thuốc bình quân đầu ngƣời đã tăng từ 22 USD năm 2010 lên 31,2 USD năm
2013. Giá trị thuốc sản xuất trong nƣớc năm 2012 chiếm tỷ trọng 46,2 tổng giá

trị thuốc sử dụng tại Việt Nam, đáp ứng hai phần ba hoạt chất trong DMTTY
của Việt Nam lần thứ V [3].
Hạn chế
11


Kết quả triển khai Luật Dƣợc và các văn bản pháp lý liên quan còn có
những hạn chế nhất định do tồn tại những khó khăn, vƣớng mắc. Tỷ lệ có TTY
và thuốc theo tên gốc của Việt Nam thấp hơn so với mặt bằng chung quốc tế
[11]. Tiếp cận thuốc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo vẫn còn khó khăn [3]
Nhiều TTY vẫn chƣa có trong danh mục thuốc đƣợc BHYT thanh toán,
trong đó có các loại thuốc của CTMTQG nhƣ thuốc điều trị HIV và thuốc điều
trị lao. Ngoài ra, một số trạm y tế xã có tình trạng cấp thuốc chậm, thiếu và cơ
cấu thuốc không đáp ứng nhu cầu điều trị [4].
Năm 2005, Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự nghiên cứu về tính sẵn có của
35 TTY đã đƣa ra một số kết luận: ở khu vực công, tính sẵn có trung bình của
nhóm biệt dƣợc phát minh và nhóm thuốc có giá thấp nhất lần lƣợt là 19,6 và
37,1. Hầu hết ở các cở sở khảo sát đều cho thấy tính sẵn có của nhóm thuốc có
giá thấp nhất đều cao hơn tính sẵn có của nhóm biệt dƣợc phát minh ngoại trừ
với atenolol, nifedipine và salbutamol dạng xịt [13].
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thoa và cộng sự về TTY tại tuyến xã
cho thấy TTY vẫn chƣa sẵn có tại quầy thuốc trạm y tế xã ở tất cả các địa bàn
khảo sát. Mặt khác, có sự khác biệt về tỷ lệ TTY giữa các vùng, trong đó vùng
Đồng bằng Bắc Bộ ( ĐBBB) có tỷ lệ TTY cao nhất (57), các vùng còn lại tỷ lệ
TTY đều thấp hơn vùng ĐBBB [8]. Cụ thể hơn trên địa bàn một tỉnh nhƣ Đồng
Tháp, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Thúy và cộng sự cho thấy tỷ lệ sẵn
có TTY dao động khá rõ giữa tuyến tỉnh, tuyến huyện so với tuyến xã. Tỷ lệ
thuốc generic xuất hiện tƣơng đối cao tại bệnh viện tỉnh (66,7) và bệnh viện
huyện (61,1) nhƣng chỉ sẵn có với mức thấp ở trạm y tế xã (23,3) [9].
* Về giá thuốc

Kết quả thực hiện

12


Triển khai quy chế đấu thầu mới quan tâm nhiều hơn đến chính sách
thuốc generic, thí điểm quản lý giá thuốc theo thặng số bán buôn toàn chặng với
12 loại hoạt chất tại 9 cơ sở từ 01/04/2013. Chỉ số tăng giá thuốc trong năm
2012 là 5,27%, thấp hơn chỉ số tăng giá tiêu dùng (6,8%). Giá 10 mặt hàng trúng
thầu năm 2013 giảm 5,6% -34,64% so với năm 2012 [3]. Trong năm 2014, thị
trƣờng thuốc cơ bản bình ổn, chỉ số giá thuốc vẫn tăng chậm hơn chỉ số giá tiêu
dùng chung, mức giá thuốc ở Việt Nam thấp hơn thuốc ở Thái Lan và Trung
Quốc. Việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá thuốc và
đấu thầu thuốc đã bƣớc đầu phát huy tác dụng [4].
Theo nghiên cứu ở Đồng Tháp, tỷ số giá trung vị TTY của thuốc generic
ở mức chấp nhận đƣợc ở cả khu vực KCB công lập (MPR < 1,5) và khu vực bán
lẻ tƣ nhân ( MPR < 2,5) [9].
Tại Thanh Hóa (2011), giá của 9 trong 17 hoạt chất nghiên cứu ở mức có
thể chấp nhận đƣợc; đặc biệt 5 hoạt chất amoxicillin, ceftriaxone, ciproloxacin,
omeprazole và atorvastatin có giá thấp hơn giá tham khảo quốc tế. So với các
nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Indonesia, Phillippine, Malaysia giá của các
sản phẩm thuốc tại Thanh Hóa thấp hơn. Tuy nhiên, 7 sản phẩm có giá cao hơn
giá tham khảo quốc tế khoảng 3 lần, trong đó sản phẩm của Glibenclamide có độ
chênh lệch về giá so với giá tham khảo quốc tế cao nhất (21,9 lần) [6].
Hạn chế
Cục Quản lý Dƣợc phối hợp với Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành
và thiết lập hệ thống kiểm soát giá thuốc. Dù vậy, Cục Quản lý Dƣợc còn thiếu
bằng chứng đầy đủ để thiết lập hệ thống giá thuốc. Cơ chế hiện tại vẫn chƣa đạt
đƣợc các mục tiêu mong muốn vì giá thuốc ở Việt Nam vẫn cao hơn giá thuốc
thế giới. Hiện tại, Cục Quản lý dƣợc thu thập giá CIF của tất cả các thuốc nhập

khẩu và yêu cầu các nhà sản xuất công bố giá bán buôn trƣớc khi cấp số đăng
13


ký. Tuy nhiên, không có giới hạn trần đối với giá bán buôn. Giá bán lẻ đƣợc thị
trƣờng qui định, tuy nhiên thị trƣờng có xu hƣớng bán thuốc biệt dƣợc hơn là
thuốc gốc giá rẻ [34]. Với các chính sách hiện nay, các nhà cung cấp dễ dàng
điều chỉnh tăng giá và chính phủ không thể kiểm soát.
Mặt khác, quy định đấu thầu mua thuốc vẫn còn bất cập do chƣa cân bằng
giữa yếu tố giá cả và chất lƣợng. Chƣa xây dựng đƣợc mô hình đấu thầu thuốc
tập trung quốc gia. Chênh lệch giá thuốc biệt dƣợc so với giá quốc tế vẫn còn
cao, giá trúng thầu cùng một loại thuốc ở các bệnh viện rất khác nhau [3].
Việc quản lý giá thuốc tại các đơn vị bán lẻ thuốc không thuộc cơ sở y tế
còn gặp khó khăn do chƣa có cơ chế hữu hiệu đánh giá tính hợp lý của giá
thuốc. Dù kiểm soát đƣợc giá thuốc tại cơ sở y tế thông qua đấu thầu thuốc,
nhƣng chƣa có biện pháp khuyến khích bác sĩ quan tâm đến chi phí hiệu quả khi
chỉ định thuốc. Chƣa đạt đƣợc sự đồng thuận về tổ chức và phân công trách
nhiệm đơn vị đầu mối trong quản lý nhà nƣớc giá thuốc [3].
Theo một nghiên cứu ở nƣớc ta năm 2005, giá của nhóm biệt dƣợc phát
minh ở các hoạt chất: acid acetylsalicylic, atenolol, ciprofloxacin, diclophenac,
loratadine, nifedipine và piroxicam cao gấp 10 lần so với gia tham khảo quốc tế
[13].
Khảo sát về tính sẵn có và giá TTY đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp tiêu
chuẩn đƣợc hƣớng dẫn và phát triển bởi Tổ chức Y tế thế giới hợp tác với Y tế
hành động quốc tế (HAI). Phƣơng pháp này đƣợc mô tả cụ thể trong cuốn “Đo
lƣờng giá thuốc, tính sẵn có, khả năng chi trả và thành phần giá” của WHO/HAI
[32].
Tính sẵn có và giá TTY đƣợc nghiên cứu tại các cơ sở bán lẻ thuốc ở khu
vực công lập (nhà thuốc BV đa khoa tỉnh, nhà thuốc BV huyện, tủ thuốc trạm y
tế) và khu vực tƣ nhân (nhà thuốc tƣ nhân, quầy thuốc, đại lý thuốc). Trong khu

14


vực công lập, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện huyện và trạm y tế xã lần lƣợt
đƣợc xếp vào các mức độ 1, 2 và 3.
+ Mức độ 1: Chăm sóc cơ bản (primary care), là điểm liên lạc đầu tiên với
cơ sở y tế để đƣợc chăm sóc sức khỏe. Ví dụ: trạm y tế xã.
+ Mức độ 2: Chăm sóc cấp hai (secondary care), dịch vụ y tế cấp cứu
chuyên ngành, đƣợc giới thiệu đầu tiên cho bệnh nhân ngoại trú và nội trú chăm
sóc sức khỏe. Ví dụ: bệnh viện huyện.
+ Mức độ 3: Chăm sóc cấp ba (tertiary care), dịch vụ y tế và các dịch vụ
liên quan có độ phức tạp cao. Ví dụ: bệnh viện khu vực [32].
Một số thuốc nằm trong danh sách các thuốc khảo sát chỉ có hoặc chỉ
đƣợc hy vọng là có ở các cơ sở khảo sát mức độ 2 hoặc 3. Vì vậy việc phân chia
thành 3 mức độ này có ý nghĩa nhƣ sau: khi xác định tính sẵn có thì các cơ sở
khảo sát cấp độ thấp hơn sẽ không đƣợc tính vào. Các cơ sở khảo sát thuộc khu
vực tƣ nhân không phân loại thành các mức độ nhƣ trên.
Tiêu chí đo lường
Tính sẵn có TTY: Quan sát trực tiếp sự có mặt của từng thuốc trong danh
sách khảo sát để xác định tính sẵn có của từng thuốc đó tại mỗi cơ sở khảo sát.
Một thuốc đƣợc xác định là sẵn có tại cơ sở khảo sát khi đảm bảo quan sát thấy
cơ sở khảo sát có thuốc đúng cả 3 điều kiện: đúng hoạt chất, đúng hàm lƣợng và
đúng dạng bào chế nhƣ đã xác định trong phiếu thu thập số liệu.
Giá thuốc: giá bán lẻ (giá bán cho bệnh nhân) của tất cả các biệt dƣợc
cùng hoạt chất tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất của mỗi thuốc có mặt.
1.3. Vài nét sơ lƣợc về tỉnh và dƣợc tại tỉnh Quảng Bình
1.3.1. Vài nét sơ lƣợc về tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của Việt Nam,
thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với diện tích tự nhiên 8.065 km2. Tỉnh đƣợc chia
15



thành 7 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 6
huyện [48].
Tổng dân số năm 2014 khoảng 867,4 nghìn ngƣời, mật độ dân số 108
ngƣời/km2 [42]. Dân cƣ phân bố không đều, 84,80 sống ở vùng nông thôn và
15,20 sống ở thành thị [48].
Theo báo cáo của Sở Y tế Quảng Bình, mô hình bệnh tật ở Quảng Bình
trong những năm 2013-2014 chủ yếu là một số bệnh nhiễm khuẩn nhƣ viêm phế
quản và viêm tiểu phế quản cấp, viêm kết mạc; tăng huyết áp; viêm loét dạ dày
tá tràng; viêm dạng thấp và thoái hóa cột sống; tiêu chảy ở trẻ em; hen phế quản
[10].
1.3.2. Vài nét sơ lƣợc về dƣợc ở tỉnh Quảng Bình.
Trong những năm qua, Sở Y tế tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện 2 mục
tiêu cơ bản của Chính sách thuốc quốc gia ở tất cả các cơ sở y tế trong toàn tỉnh
bằng việc ban hành kế hoạch, phƣơng hƣớng hoạt động trong lĩnh vực dƣợc
nhằm đảm bảo nhu cầu thuốc, nâng cao năng lực sản xuất thuốc đạt GMP.
Hiện nay, Quảng Bình có 6 công ty kinh doanh dƣợc phẩm, trong đó
Công ty Cổ phần DP Quảng Bình vừa sản xuất vừa phân phối. Công ty Cổ phần
thƣơng mại DP Nhật Lệ và Cty TNHH DP Hải Long, Công ty TNHH TM DP
Ngọc Hà, Công ty TNHH đông dƣợc Văn Hƣơng chỉ phân phối đơn thuần. Các
Công ty này đã góp phần tích cực trong việc đảm bảo thuốc có chất lƣợng tốt
phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Trên toàn tỉnh có
khoảng 62 nhà thuốc, 155 quầy thuốc, 147 đại lý thuốc và tất cả nhà thuốc, quầy
thuốc đều đạt GPP.
Chính sách TTY đƣợc coi là một trong những chiến lƣợc quan trọng đem
lại sức khoẻ cho mọi ngƣời. Mục tiêu của chính sách này là tăng cƣờng khả
16



năng tiếp cận thuốc cho ngƣời dân, nhất là ngƣời dân ở vùng khó khăn. Tuy
nhiên, quản lý giá thuốc còn nhiều bất cập và mạng lƣới phân phối ở Quảng
Bình chƣa đồng đều giữa các vùng miền, chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị
trấn, đồng bằng, ở các cụm dân cƣ, chợ [10].
Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu tình
hình tiếp cận TTY thông qua tính sẵn có và giá TTY ở tỉnh Quảng Bình.

17


×