Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cẩn thận ung thư hậu môn dễ lầm tưởng bệnh trĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.64 KB, 6 trang )

Cẩn thận ung thư hậu môn dễ lầm tưởng bệnh trĩ
Ung thư hậu môn rất ít gặp nhưng lại là một trong các loại ung thư "hung
hăng" nhất, đặc biệt ung thư hậu môn rất dễ bị lầm tưởng với bệnh trĩ. Bởi
vậy, nếu bạn không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì quá trình chữa trị sẽ
vô cùng nan giải.
1. Thế nào gọi là ung thư hậu môn?
Ung thư hậu môn là loại ung thư ít gặp, chỉ chiếm 1,6% trên các ung thư đường
tiêu hóa. Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn gấp 4 lần nam giới. Ung thư hậu môn gia
tăng trong 20 năm qua ở nam thanh niên trẻ, tỉ lệ 20-30 ca bệnh trên 1 triệu người.
Lý do: Có sự gia tăng người nhiễm HPV, nhiễm HIV, quan hệ đồng tính qua ngã
hậu môn.
Nằm ở vị trí kín đáo, ung thư hậu môn là loại ung thư phát triển tại trực tràng (hậu
môn), bắt đầu từ khối u được tạo ra bởi sự phát triển bất thường, không thể kiểm
soát của các tế bào ở hậu môn. Bởi vậy, đừng nhầm lẫn ung thư hậu môn với bệnh
trĩ!

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


2. Nguyên nhân và các yếu tố dẫn đến ung thư hậu môn
Mặc dù cho đến nay, nguyên nhân gây nên ung thư hậu môn vẫn chưa được xác
định chính xác nhưng các nhà nghiên cứu chuyên về sức khỏe tin rằng những yếu
tố như uống rượu, hút thuốc, bị bệnh trĩ lâu không điều trị, sa trực tràng, u nhú đầu
hậu môn, viêm hậu môn... có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư hậu môn.
Ung thư hậu môn cũng có liên quan chặt chẽ với bệnh u nhú HPV - một bệnh
nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn, bao gồm:


Tuổi tác: Hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn xảy ra ở những người 50
tuổi trở lên.





Quan hệ tình dục với nhiều người: Đàn ông và phụ nữ có nhiều bạn tình
trong cuộc đời của mình có nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn, đặc biệt là
những người hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn.



Dùng thuốc hay bị bệnh ức chế hệ thống miễn dịch: Những người dùng
thuốc nhằm ức chế hệ thống miễn dịch (các thuốc ức chế miễn dịch), bao gồm
cả những người đã được cấy ghép nội tạng, có thể có nguy cơ gia tăng ung thư
hậu môn. Bị HIV - virus gây ra bệnh AIDS - cũng có thể làm giảm hệ thống
miễn dịch và làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn.

3. Triệu chứng của ung thư hậu môn
Bất cứ bệnh ung thư nào được phát hiện sớm cũng dễ dàng điều trị thành công hơn.
Tất nhiên không phải những triệu chứng này sẽ hiện diện, giúp bạn dễ dàng phát
hiện bệnh tật nhưng bạn cần lưu ý những dấu hiệu sớm dưới đây:


Ngứa hậu môn liên tục.



Dễ nhạy cảm hoặc đau nhức dưới hậu môn.



Đi tiêu bất thường.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Chảy máu hậu môn.



Ra dịch không kiểm soát.



Xuất hiện vùng rắn hoặc nổi cục gần hậu môn.

Mặc dù chưa có nghiên cứu đưa ra nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư hậu
môn nhưng một số yếu tố đã được xác định có thể gây bệnh như suy yếu hệ miễn
dịch, hút thuốc, kích thích hậu môn thường xuyên. Ung thư hậu môn thường xảy
ra ở những người từ 60 tuổi trở lên. Ngoài ra, đàn ông dưới 35 tuổi và phụ nữ trên
60 tuổi rất dễ mắc bệnh ung thư ruột kết.

Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào gây khó chịu, đặc biệt là nếu bạn có
những dấu hiệu nguy cơ ung thư hậu môn như trên thì cần đi khám sớm và trao đổi
với bác sĩ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


4. Làm thế nào để phát hiện ung thư hậu môn sớm?

Một số phương pháp của y học cổ truyền có thể phát hiện sớm ung thư hậu môn:


Kiểm tra hậu môn bằng tay: Bác sĩ sẽ kiểm tra khoang hậu môn bằng tay để
tìm xem có những bất thường hoặc cục u trong hậu môn không.



Sử dụng dụng cụ soi hậu môn: Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ chèn vào hậu
môn để tiến hành nội soi. Xét nghiệm này thường được bác sĩ sử dụng sau khi
kiểm tra hậu môn bằng tay và thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường.



Chụp PET, CT, MRI, X-quang, siêu âm và sinh thiết: Cũng là những phương
pháp sử dụng để phát hiện ung thư hậu môn. Tuy nhiên những xét nghiệm này
cũng gây tranh cãi vì có thể khiến ung thư hậu môn lây lan nhanh hơn.

Một số bệnh khác cần phân biệt ở vùng hậu môn trực tràng là: Trĩ, mạch lương,
áp-xe cạnh hậu môn, viêm loét hậu môn, pô-líp…

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


5. Điều trị ung thư hậu môn
Kế hoạch điều trị ung thư hậu môn tùy thuộc: Tuổi người bệnh, giai đoạn tiến triển
(vị trí và kích thước khối u? có di căn hạch?…), có nhiễm HIV? Nhiễm HPV lâu
dài?



Ở giai đoạn sớm: Điều trị chủ yếu là xạ trị kết hợp với hóa trị. Kết quả đến
70-80% người bệnh sống thêm 5 năm. Hậu môn được bảo toàn hoạt động.



Nếu bạn được chẩn đoán muộn: Khối u đã to, xâm lấn xung quanh, có di căn
hạch, cần làm phẫu thuật cắt rộng hậu môn-trực tràng, nạo lấy hạch. Xạ trị và
hóa trị bổ túc sau mổ. Kết quả chỉ có 30-40% sống thêm 5 năm. Người bệnh
phải điêu qua lỗ hậu môn ở hông bụng (hậu môn nhân tạo).

6. Một số biện pháp dự phòng ung thư hậu môn


Nên sống lành mạnh, không hút thuốc lá, nghiện ma túy, hạn chế bia rượu.



Khi có dấu chứng đi tiêu ra máu, phải đi khám bệnh ngay ở một bệnh viện có
chuyên khoa Ngoại tiêu hóa hoặc Ung bướu. Không được thờ, chủ quan cho là
bệnh trĩ và tự điều trị.



Tích cực phòng chống HIV, tiêm phòng HPV khi có mụn rộp ở hậu môn tái đi
tái lại.



Không quan hệ tình dục qua ngã hậu môn hoặc quan hệ bừa bãi với người
đồng tính qua ngã hậu môn.




Nên thường xuyên theo dõi nếu có tiền xử viêm loét hậu môn, mạc lươn kéo
dài.



Chủ động phòng ngừa bệnh đối với các trường hợp có tiền sử bị bệnh về tiêu
hóa mãn tính. Chủ yếu nên tập trung vào việc ăn uống lành mạnh, lựa chọn
thực phẩm kỹ càng, phù hợp với cơ địa của từng người, tránh việc sử dụng
thực phẩm tốt, bổ nhưng quá nóng với cơ địa, dễ gây nên các chứng về tiêu

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


hóa, trĩ,… gây ảnh hưởng không tốt cho vùng hậu môn và các bộ phận khác
của cơ thể.


Khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm. Trong các trường
hợp phát hiện sớm và có điều kiện chi trả thì các phương pháp điều trị phòng
ngừa tích cực, bóc tách tế bào hiện đại là lựa chọn số 1, cho hiệu quả điều trị
gần như tuyệt đối. Tuy nhiên đối với phương pháp này không phải ai cũng có
khả năng chi trả. Do vậy, bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe thường
xuyên, chúng ta có thể lựa chọn phương pháp cải thiện cơ địa, nâng cao sức
đề kháng bằng thảo dược.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×