Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE JUSS., 1789)TRONG HỆ THỰC VẬT VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.57 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

Nguyễn Thị Ngọc Thơ

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI
HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE JUSS., 1789)TRONG
HỆ THỰC VẬT VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

Nguyễn Thị Ngọc Thơ

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI
HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE JUSS., 1789)TRONG
HỆ THỰC VẬT VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN HỢP



Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của
thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan đang công tác và Ban quản lí Vườn Quốc gia
Cát Tiên:
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc và lòng kính mến nhất đến thầy hướng dẫn,
PGS.TS Trần Hợp đã tận tình hướng dẫn tôi về chuyên môn và phương pháp nghiên
cứu khoa học, từ lúc tôi mới bắt đầu thực hiện cho đến khi hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Đặng Văn Sơn công tác tại phòng Tài
nguyên Sinh vật, Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình
giúp đỡ, động viên về tinh thần, hỗ trợ về tài liệu tham khảo, cung cấp những kinh
nghiệm bổ ích cho các chuyến đi thực địa.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Đỗ Văn Hài, công tác tại phòng Thực vật,
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Hà Nội đã cung cấp những tài liệu nghiên
cứu mới nhất về họ Ô rô.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc, Hạt
kiểm Lâm, các anh, chị trong phòng kỹ thuật, đã hỗ trợ nơi ở và những tư liệu về
Vườn quốc Gia Cát Tiên; các anh ở Trạm kiểm Lâm Núi Tượng, Đồi Đất đỏ, Bàu
Sấu, Bù Sa đã giúp đỡ tận tình trong quá trình đi thực địa, bạn Vũ Thị Huyền Trang,
học viên lớp Sinh Thái học khóa 19 của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh; anh K’Hoài, công tác tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, đã đồng hành cùng tôi
trong hầu hết các chuyến đi thực địa.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Ngà, phòng thí nghiệm Thực vật,
ThS. Quách Văn Toàn Em giảng viên khoa Sinh trường Đại Học Sư Phạm Thành
Phố Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi phân tích
và hoàn thành các tiêu bản thực vật.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Sau Đại Học, Khoa Sinh trường Đại học

Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm GDTX và KTTH-Hướng nghiệp Đức
Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành luận văn này.


Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ
về vật chất và tinh thần trong quá trình tôi thực hiện luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 11 năm 2011

Nguyễn Thị Ngọc Thơ


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ..............................................III
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2
5. Đóng góp mới của đề tài .....................................................................................2
6. Bố cục của đề tài..................................................................................................2
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
1.1 Điều kiện tự nhiên vườn Quốc gia Cát Tiên .....................................................3
1.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................3
1.1.2 Địa hình ......................................................................................................4
1.1.3 Đất đai .........................................................................................................4
1.1.4 Khí hậu........................................................................................................4
1.1.5 Thuỷ văn .....................................................................................................6
1.1.6 Hệ thực vật ..................................................................................................6
1.1.7 Hệ động vật .................................................................................................7
1.2 Sơ lược những nghiên cứu về họ Ô rô (Acanthaceae) trên thế giới và Việt

Nam .........................................................................................................................8
1.2.1 Thế giới .......................................................................................................8
1.2.2 Việt Nam ...................................................................................................11
CHƯƠNG II – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................14
2.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................14
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................14
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ..................................................14
2.2.2 Phương pháp ghi nhật kí ...........................................................................15
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ...................................15


2.2.4 Phương pháp tham khảo tài liệu ...............................................................16
2.2.5 Định danh theo phương pháp hình thái so sánh .......................................16
2.2.6 Phương pháp chấm điểm phân bố các loài ...............................................17
2.2.7 Dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài ..............................17
2.3

Thời gian thực địa ......................................................................................17

Chương III – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................20
3.1 Đặc điểm chung của họ Ô rô ( Acanthaceae Juss.) .........................................20
3.1.1 Hình thái: ..................................................................................................20
3.1.2 Sinh học và sinh thái: ................................................................................20
3.1.3 Phân bố: ....................................................................................................20
3.1.4 Công dụng của các loài: ............................................................................22
3.2 Thành phần loài thuộc họ Ô rô ở Vườn quốc gia Cát Tiên .............................22
3.3. Thảo luận ......................................................................................................145
Chương IV – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................148
4.1 Kết luận .........................................................................................................148
4.2 Kiến nghị .......................................................................................................149

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................150
PHỤ LỤC ................................................................................................................ i
Phụ lục 1. Một số chỉ tiêu khí hậu ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên .............................. i
Phụ lục 2. Phiếu mô tả ............................................................................................ ii
Phụ lục 3. Một số dạng nhị của các loài thuộc họ Ô rô ......................................... iii
Phụ lục 4. Một số dạng đầu nhụy của các loài thuộc họ Ô rô ............................... iv
Phụ lục 5. Một số tiêu bản chuẩn dùng trong so sánh xác định tên khoa học .........v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính Vườn Quốc gia Cát Tiên
Bảng 1.1. Bảng thống kê động vật Vườn Quốc gia Cát Tiên
Hình 2.1. Sơ đồ đường đi chính của các tuyến khảo sát
Hình 3.1. Một số dạng hoa đồ của các loài họ Ô rô
Hình 3.2. Hình thái loài Acanthus leucostachyus Wall. ex Nees
Hình 3.3. Acanthus leucostachyus Wall. ex Nees
Hình 3.4. Sinh thái và phân bố của loài Acanthus leucostachyus Wall. ex Nees
Hình 3.5. Hình thái loài Asystasia chelonoides Nees
Hình 3.6. Sinh thái và phân bố của loài Asystasia chelonoides Nees
Hình 3.7. Asystasia chelonoides Nees
Hình 3.8. Hình thái loài Andrographis laxiflora (Bl.) Lindau
Hình 3.9. Andrographis laxiflora (Bl.) Lindau
Hình 3.10. Sinh thái và phân bố của loài Andrographis laxiflora (Bl.) Lindau
Hình 3.11. Hình thái loài Clinacanthus burmannii Nees var. robinsonii R. Ben.
Hình 3.12. Sinh thái và phân bố của loài Clinacanthus burmannii Nees var.
robinsonii R. Ben.
Hình 3.13. Clinacanthus burmannii Nees var. robinsonii R. Ben.
Hình 3.14. Hình thái loài Cryptophragmium pierrei R. Ben.
Hình 3.15. Cryptophragmium pierrei R. Ben.
Hình 3.16. Sinh thái và phân bố của loài Cryptophragmium pierrei R. Ben.

Hình 3.17. Hình thái loài Cyclacanthus coccineus S. Moore
Hình 3.18. Cyclacanthus coccineus S. Moore
Hình 3.19. Sinh thái và phân bố của loài Cyclacanthus coccineus S. Moore
Hình 3.20. Hình thái loài Eranthemum tetragonum Wall.
Hình 3.21. Eranthemum tetragonum Wall.
Hình 3.22. Sinh thái và phân bố của loài Eranthemum tetragonum Wall.
Hình 3.23. Hình thái loài Hemigraphis hirsuta T. Anders.


Hình 3.24. Sinh thái và phân bố của loài Hemigraphis hirsuta T. Anders.
Hình 3.25. Hemigraphis hirsuta T. Anders.
Hình 3.26. Hình thái loài Hygrophila incana Nees in DC.
Hình 3.27. Sinh thái và phân bố của loài Hygrophila incana Nees in DC.
Hình 3.28. Hygrophila incana Nees in DC.
Hình 3.29. Hình thái loài Hygrophila phlomoides Nees in Wall.
Hình 3.30. Hygrophila phlomoides Nees in Wall.
Hình 3.31. Sinh thái và phân bố của loài Hygrophila phlomoides Nees in Wall.
Hình 3.32. Hình thái loài Hygrophila stricta Lindau var. corymbosa Ridley
Hình 3.33. Sinh thái và phân bố của loài Hygrophila stricta Lindau var. corymbosa
Ridley
Hình 3.34. Hygrophila stricta Lindau var. corymbosa Ridley
Hình 3.35. Hình thái loài Justicia oreophila C.B. Clarke
Hình 3.36. Justicia oreophila C.B. Clarke
Hình 3.37. Sinh thái và phân bố của loài Justicia oreophila C.B. Clarke
Hình 3.38. Hình thái loài Lepidagathis hyalina Nees
Hình 3.39. Sinh thái và phân bố của loài Lepidagathis hyalina Nees
Hình 3.40. Lepidagathis hyalina Nees
Hình 3.41. Hình thái loài Lepidagathis incurva Buch.-Ham. ex D. Don
Hình 3.42. Lepidagathis incurva Buch.-Ham. ex D. Don
Hình 3.43. Sinh thái và phân bố của loài Lepidagathis incurva Buch.-Ham. ex D.

Don
Hình 3.44. Hình thái loài Nelsonia campestris R. Br.
Hình 3.45. Sinh thái và phân bố của loài Nelsonia campestris R. Br.
Hình 3.46. Nelsonia campestris R. Br.
Hình 3.47. Hình thái loài Peristrophe bivalvis (L.) Merr. - NT14
Hình 3.48. Peristrophe bivalvis (L.) Merr. - NT14
Hình 3.49. Sinh thái và phân bố của loài Peristrophe bivalvis (L.) Merr. - NT14
Hình 3.50. Hình thái loài Peristrophe bivalvis (L.) Merr. - NT05


Hình 3.51. Sinh thái và phân bố của loài Peristrophe bivalvis (L.) Merr. -NT05
Hình 3.52. Peristrophe bivalvis (L.) Merr. - NT05
Hình 3.53. Hình thái loài Phlogacanthus cornutus R. Ben.
Hình 3.54. Sinh thái và phân bố của loài Phlogacanthus cornutus R. Ben.
Hình 3.55. Phlogacanthus cornutus R. Ben.
Hình 3.56. Hình thái loài Phlogacanthus turgidus (Fua ex Hook.) Lindau
Hình 3.57. Phlogacanthus turgidus (Fua ex Hook.) Lindau
Hình 3.58. Sinh thái và Phân bố của loài Phlogacanthus turgidus (Fua ex Hook.)
Lindau
Hình 3.59. Hình thái loài Polytrema annamense R. Ben.
Hình 3.60. Polytrema annamense R. Ben.
Hình 3.61. Sinh thái và phân bố của loài Polytrema annamense R. Ben.
Hình 3.62. Hình thái loài Pseuderanthemum crenulatum (Lindl.) R. Ben.
Hình 3.63. Pseuderanthemum crenulatum (Lindl.) R. Ben.
Hình 3.64. Sinh thái và phân bố của loài Pseuderanthemum crenulatum (Lindl.) R.
Ben.
Hình 3.65. Hình thái loài Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.
Hình 3.66. Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.
Hình 3.67. Sinh thái và phân bố của loài Pseuderanthemum palatiferum (Nees)
Radlk.

Hình 3.68. Hình thái loài Ruellia macrosiphon Kurz
Hình 3.69. Ruellia macrosiphon Kurz
Hình 3.70. Sinh thái và phân bố của loài Ruellia macrosiphon Kurz
Hình 3.71. Hình thái loài Ruellia patula Jacq.
Hình 3.72. Ruellia patula Jacq.
Hình 3.73. Sinh thái và phân bố của loài Ruellia patula Jacq.
Hình 3.74. Hình thái loài Rungia sp. – NT32
Hình 3.75. Sinh thái và phân bố của loài Rungia sp. – NT32
Hình 3.76. Rungia sp. – NT32


Hình 3.77. Hình thái loài Rungia sp. – NT36
Hình 3.78. Sinh thái và phân bố của loài Rungia sp. – NT36
Hình 3.79. Rungia sp. – NT36
Hình 3.80. Hình thái loài Staurogyne balansae R. Ben
Hình 3.81. Sinh thái và phân bố của loài Staurogyne balansae R. Ben
Hình 3.82. Staurogyne balansae R. Ben.
Hình 3.83. Hình thái loài Staurogyne glauca (Nees) Kuntze
Hình 3.84. Staurogyne glauca (Nees) Kuntze
Hình 3.85. Sinh thái và phân bố của loài Staurogyne glauca (Nees) Kuntze
Hình 3.86. Hình thái loài Staurogyne lanceolata (Bl.) Kuntze
Hình 3.87. Staurogyne lanceolata (Bl.) Kuntze
Hình 3.88. Sinh thái và phân bố của loài Staurogyne lanceolata (Bl.) O. Ktze
Hình 3.89. Hình thái loài Staurogyne malaccensis C. B. Clarke
Hình 3.90. Sinh thái và phân bố của loài Staurogyne malaccensis C. B. Clarke
Hình 3.91. Staurogyne malaccensis C. B. Clarke
Hình 3.92. Hình thái loài Staurogyne cf. brachystachys R. Ben.
Hình 3.93. Sinh thái và phân bố của loài Staurogyne cf. brachystachys R. Ben.
Hình 3.94. Staurogyne cf. brachystachys R. Ben.
Hình 3.95. Hình thái loài Strobilanthes squalens S. Moore

Hình 3.96. Strobilanthes squalens S. Moore
Hình 3.97. Sinh thái và phân bố của loài Strobilanthes squalens S. Moore
Hình 3.98. Hình thái loài Thunbergia fragrans Roxb. var. heterophylla C.B. Clarke
Hình 3.99. Thunbergia fragrans Roxb. var. heterophylla C.B. Clarke
Hình 3.100. Sinh thái và phân bố của loài Thunbergia fragrans Roxb. var.
heterophylla C.B. Clarke
Hình 3.101. Hình thái loài Thunbergia laurifolia Lindl.
Hình 3.102. Thunbergia laurifolia Lindl.
Hình 3.103. Sinh thái và phân bố của loài Thunbergia laurifolia Lindl.
Phụ lục 1. Một số chỉ tiêu khí hậu Vườn Quốc gia Cát Tiên


Phụ lục 2. Phiếu mô tả
Phụ lục Hình 3.104. Một số dạng nhị của các loài thuộc họ Ô rô
Phụ lục Hình 3.105. Một số dạng đầu nhụy của các loài thuộc họ Ô rô
Phụ lục Hình.3.106. Tiêu bản khô loài Acanthus leucostachyus; Cyclacanthus
coccineus; Hygrophila phlomoides
Phụ lục Hình 3.107. Tiêu bản khô loài Eranthemum tetragonum; Hygrophila
hirsuta; Lepidagathis hyalina; Lepidagathis incurva
Phụ lục Hình 3.108. Tiêu bản khô loài Lepidagathis incurva; Nelsonia campestris;
Peristrophe tinctoria (P. bivalvis)
Phụ lục Hình 3.109. Tiêu bản khô loài Phlogacanthus cornutus; Phlogacanthus
turgidus; Pseuderanthemum crenulatum; Pseuderanthemum palatiferum
Phụ lục Hình 3.110. Tiêu bản khô loài Staurogyne lanceolata; Staurogyne glauca;
Thunbergia laurifolia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú, tiềm ẩn những giá trị khoa học,

thực tiễn đối với con người. Cuộc sống con người luôn gắn liền với tự nhiên, con
người có thể tạo ra nhiều nguyên liệu, đồ dùng vật dụng, chăn nuôi, trồng trọt để
cung cấp cho những nhu cầu của mình nhưng cũng không thể thay thế hoàn toàn vai
trò của thiên nhiên. Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên là việc làm cần
thiết không những cho sự tồn tại của thế hệ này mà còn cho thế hệ mai sau.
Vì vậy, công tác bảo tồn đã được coi trọng, các Vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển…đã được thiết lập để giảm sự khai thác quá mức
của con người. Trong công tác bảo tồn ở các Vườn Quốc gia (VQG), khu bảo tồn
thiên nhiên,…con người chỉ quan tâm chủ yếu đến những taxon cho gỗ đối với thực
vật, quý hiếm đối với động vật mà chưa thật sự quan tâm nhiều đến những loài cây
là cây thân thảo, cây bụi, một taxon dù nhỏ hay lớn cũng đóng vai trò nhất định
trong tự nhiên và tiềm năng sử dụng sau này. Hiện nay vấn đề lâm sản ngoài gỗ
(lâm sản phụ) đang được thế giới quan tâm và đánh giá cao, nên cần được nghiên
cứu nhiều hơn nữa.
Họ Ô rô là một họ gồm những loài có dạng cây cỏ, cây bụi, gỗ nhỏ, dây leo,
ít được chú ý khi nghiên cứu về thảm thực vật của các khu bảo tồn, nhưng có nhiều
loài cây có giá trị sử dụng: làm cảnh, làm thuốc chữa bệnh đã được ghi chép trong
các tài liệu nghiên cứu trước đây, còn tiềm ẩn nhiều khả năng trong y học chưa
được khám phá hết. Vườn Quốc gia Cát Tiên có nhiều điều kiện thuận lợi cho các
loài trong họ này phát triển, theo điều tra của Phân viện Điều tra qui hoạch rừng
Nam Bộ trong chương trình “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát
Tiên giai đoạn 2010 – 2020” thực hiện năm 2010, thì họ Acanthaceae ở Cát Tiên có
6 loài. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đầy đủ, các nghiên cứu khác cũng chỉ là
thống kê số loài, chưa nghiên cứu đầy đủ về phân bố, sinh thái, nên việc điều tra
nghiên cứu về họ thực vật này vẫn cần tiếp tục. Do đó chúng tôi chọn đề tài:


“Nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái họ Ô rô (Acanthaceae Juss., 1789)
trong hệ thực vật Vườn Quốc gia Cát Tiên”.
2. Mục tiêu của đề tài

- Xác định thành phần loài, định danh các Taxon điều tra được.
- Nghiên cứu, ghi chép các đặc điểm sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của
họ Ô rô (Acanthaceae) ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tất cả các Taxon (chi, loài, thứ) trong họ Ô rô (Acanthaceae).
4. Phạm vi nghiên cứu
- Vườn Quốc gia Cát Tiên.
5. Đóng góp mới của đề tài
- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về họ Ô rô ở VQG Cát Tiên.
- Mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố 30 loài 3 thứ thuộc
21 chi của họ Ô rô ở VQG Cát Tiên.
- Ghi nhận thêm 28 loài và 3 thứ của họ Ô rô có ở Cát Tiên, nhưng trước đó
chưa được thống kê trong danh lục thực vật của Vườn, chỉ 2 loài đã được thống kê
là: Cyclacanthus coccineus và Pseuderanthemum palatiferum. Nâng tổng số loài
trong danh lục thực vật của vườn từ 1615 loài lên 1643 loài và 3 thứ.
- Bổ sung một taxon mới cho hệ thực vật Việt Nam là Hygrophila stricta
Lindau var. corymbosa Ridley.
- Ghi chép vùng phân bố mới cho 14 loài ở Đồng Nai và 5 loài ở Lâm Đồng.
6. Bố cục của đề tài
- Mở đầu
- Chương I – Tổng quan tài liệu
- Chương II – Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương III – Kết quả và thảo luận
- Chương IV – Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục


Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Điều kiện tự nhiên vườn Quốc gia Cát Tiên

Vườn Quốc gia Cát Tiên được thành lập ngày 13-01-1992, theo Quyết định
số 08/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Bao gồm
rừng Nam Cát Tiên và phần diện tích chuẩn bị mở rộng về phía tỉnh Lâm Đồng và
tỉnh Bình Phước. Ngày 16-02-1998, VQG Cát Tiên được Thủ tướng Chính phủ giao
cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý theo quyết định số 381998/QĐ-TTg. Đến tháng 12-1998, VQG Cát Tiên chính thức được mở rộng với
diện tích 73.878 ha; gồm 38.100 ha thuộc tỉnh Đồng Nai, 30.635 ha thuộc tỉnh Lâm
Đồng và 5.143 ha thuộc tỉnh Bình Phước, đến nay diện tích này có một số thay đổi
do nhiều nguyên nhân khác nhau.
1.1.1 Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trãi dài trên 5 huyện của 3 tỉnh vùng Đông
Nam Bộ và Nam Tây nguyên, gồm: huyện Tân Phú và huyện Định Quán (tỉnh Đồng
Nai); huyện Cát Tiên và huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng); huyện Bù Đăng (tỉnh
Bình Phước).
Toạ độ địa lý:
- Từ 11020’50” đến 11050’20” vĩ độ Bắc
- Từ 107009’05” đến 107035’20” kinh độ Đông
Phạm vi ranh giới:
Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước)
giới hạn bởi sông Đồng Nai.
Phía Nam giáp Công ty lâm nghiệp La Ngà huyện Định Quán (tỉnh Đồng
Nai) giới hạn bởi đường tỉnh lộ 323.
Phía Đông giáp huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) và huyện Tân Phú (tỉnh
Đồng Nai) giới hạn bởi sông Đồng Nai.


Phía Tây giáp Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh cửu (tỉnh Đồng Nai)
nay là Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai và Nông lâm trường Nghĩa
Trung (tỉnh Bình Phước).
Tổng diện tích tự nhiên hiện nay là 71.350 ha.
1.1.2 Địa hình

Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm cuối cùng của dãy Trường Sơn, chuyển tiếp
với vùng đồng bằng Nam Bộ, bao gồm địa hình vùng núi và địa hình vùng đồi, độ
cao trung bình so với mặt nước biển từ 115 – 626 m. Địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam từ Tây sang Đông. Phía Bắc và Tây VQG, chủ yếu là vùng núi thấp,
cao nhất là ở khu vực Lộc Bắc (626m); Phía Nam và Đông Nam chủ yếu là kiểu địa
hình đồi, thấp nhất là khu vực Núi Tượng cao 115m, đặc biệt khu vực phía Đông
Nam Vườn địa hình thấp (<150m) và tương đối bằng phẳng với 2 dạng địa hình:
vùng địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và địa hình bậc thềm xen kẽ với hồ, đầm.
1.1.3 Đất đai
Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc nền địa chất ở thời kỳ trước Kỷ Đệ Tứ, toàn
miền được phủ một lớp trầm tích biển đặc trưng bởi đá phiến thạch sét. Sau Kỷ Đệ
Tứ lại được phủ một lớp phù sa cổ do sông Cửu Long bồi đắp và sau đó do hoạt
động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những vùng thấp của khu vực bị phủ
lấp bởi lớp đá bọt núi lửa. Cùng với sự phun trào phủ lấp, quá trình phong hóa bào
mòn, rửa trôi, bồi tụ đã tạo nên một bề mặt địa hình như hiện nay.
Nền địa chất với 3 cấu tạo chính là: Trầm tích, Bazal và Sa phiến thạch đã
phát triển hình thành 4 loại đất chính của VQG Cát Tiên như: Đất feralit phát triển
trên đá Bazal, đất feralit phát triển trên Sa phiến thạch, đất feralit phát triển trên
phiến sét, đất feralit phát triển trên phù sa cổ.
1.1.4 Khí hậu
Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, trong đó tháng 2-3 là tháng khô nhất.


Hình 1.1. Bản đồ hành chính Vườn Quốc gia Cát Tiên
( Nguồn: Phòng kĩ thuật VQG Cát Tiên )


Do địa hình khác nhau nên có sự khác nhau rõ rệt về khí hậu giữa 2 vùng

Bắc Cát Tiên và Nam Cát Tiên. Nhiệt độ trung bình năm 21,70C ở Bắc Cát Tiên,
26,50C ở Nam Cát Tiên. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.675 mm ở Bắc Cát
Tiên và 2.175 mm ở Nam Cát Tiên.
1.1.5 Thuỷ văn
Điều kiện thủy văn ở VQG Cát Tiên phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dòng
chảy của sông Đồng Nai và các hệ thống suối, các bàu nước.
Hệ thống sông Đồng Nai có chiều dài 635km, diện tích lưu vực sông 40.800
km2, đứng thứ 3 sau sông Mê Kông và sông Hồng, chảy qua địa phận các tỉnh Lâm
Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh và
một phần địa phận các tỉnh Đắc Nông, Bình Thuận. Phía Bắc của lưu vực sông
Đồng Nai giáp với lưu vực sông Xrê-pốc, phía Tây Nam và Nam giáp với đồng
bằng sông Cửu Long.
Sông Đồng Nai chảy qua VQG Cát Tiên dài khoảng 90 km, rộng trung bình
100 m, làm thành ranh giới tự nhiên bao bọc 1/3 chu vi vủa Vườn về phía Bắc, phía
Tây và phía Đông. Các suối lớn nhỏ trong Vườn đều chảy ra sông Đồng Nai. Lưu
lượng nước bình quân khoảng 405m3/giây. Mực nước vào thời điểm cao nhất
8,03m; mực nước trung bình 5m. Vào thời điểm khô kiệt mực nước đạt 2 – 3 m.
Suối ĐắKLua là suối lớn nhất bắt nguồn từ vùng núi có cao độ khoảng 350
m, nằm ở ranh giới phía Nam của tỉnh Bình Phước. Suối có nước quanh năm, chảy
theo hướng Đông Nam và đổ ra sông Đồng Nai, giúp điều hòa nước trong các bàu
của Vườn. Quanh các đầm, bàu và suối lớn thường xuyên ẩm ướt và ngập nước vào
mùa mưa đã hình thành nên các sinh cảnh với nhiều cây bụi, cây cỏ, song mây, tre,
lồ ô và dây leo phát triển mạnh hình thành nhiều thảm thực vật vùng ngập nước
phong phú và đa dạng.
1.1.6 Hệ thực vật
Hệ thực vật rừng của VQG Cát Tiên mang đặc tính của hệ sinh thái nhiệt đới
ẩm gió mùa, sự phân biệt rõ rệt hai mùa mưa và mùa khô cùng một số điều kiện tự


nhiên khác đã tạo nên sự phong phú về kiểu thảm thực vật và đa dạng về thành phần

loài. Có 5 kiểu rừng chính: Rừng lá rộng thường xanh, rừng thường xanh nửa rụng
lá, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, rừng tre nứa thuần loại, thảm thực vật đất ngập nước.
Trong đó vùng đất ngập nước ở Bàu Sấu đã được công nhận là điểm Ramsar của thế
giới vào ngày 4-8-2005.
Tuỳ thuộc vào các yếu tố sinh thái phát sinh và quy luật diễn thế của các kiểu
rừng đã hình thành nên các quần xã thực vật rừng khác nhau. Thảm thực vật rừng
của VQG Cát Tiên có đến 30 quần xã thực vật khác nhau và 6 sinh cảnh rừng.
Tài nguyên thực vật rừng phong phú và đa dạng với 1.615 loài thực vật,
thuộc 710 chi, 162 họ, 94 bộ, 10 lớp thuộc 06 ngành thực vật khác nhau và thuộc
nhiều khu hệ thực vật khác nhau: khu hệ thực vật Malaisia - Indonesia; khu hệ thực
vật Ấn Độ - Miến Điện; khu hệ thực vật Himalaya - Vân Nam - Quý Châu Trung
Quốc; khu hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa.
Vườn còn là nơi bảo tồn nguồn gen của 80 loài thực vật rừng quý hiếm và 25
loài thực vật được ghi nhận lần đầu tiên tại Đồng Nai, 23 loài thực vật đặc hữu, 25
loài, 13 họ thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007; 46 loài, 21 họ thực
vật có tên trong Sách Đỏ IUCN năm 2008 [17].
Nhiều loài thực vật hàng trăm tuổi, kích thước to, hình dáng khác lạ như:
cây Gõ đỏ có đường kính trên 2m, cây Bằng lăng 6 ngọn, cây Tung cổ thụ trên 500
tuổi có bạnh vè, rất to và dài, đường kính thân vài chục người ôm.
1.1.7 Hệ động vật
Điều kiện tự nhiên thuận lợi với sinh cảnh rừng có độ che phủ cao đã hình
thành hệ động vật đa dạng phong phú về thành phần loài không kém gì thực vật,
nhiều loài quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen trên toàn thế giới. Hệ động vật ở
Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông
Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên.
- Khu Ramsar bàu Sấu là nơi bảo tồn loài cá sấu Xiêm (Crocodylus
siamensis), khu Cát Lộc bảo tồn loài Tê giác một sừng quý hiếm của Việt Nam và


thế giới (Rhinoceros sondaicus annamiticus). Vườn cũng là nơi bảo tồn loài Bò tót

(Bos gaurus), và nhiều động vật khác. Vườn còn có Trung tâm Cứu hộ động vật
hoang dã nguy cấp với chức năng tiếp nhận các loài động vật hoang dã bị săn bắt
hoặc nuôi nhốt trái phép để làm nhiệm vụ cứu hộ và thả lại rừng khi chúng đã đủ
điều kiện sống trở lại môi trường tự nhiên.
Bảng1.1. Thống kê hệ động vật Vườn Quốc gia Cát Tiên
Số Bộ

Số Họ

Số Loài

Thú

12

38

113

Chim

18

64

351

Bò sát

4


17

109

Lưỡng cư

2

6

41

Côn trùng

10

68

756



9

29

159

Tổng số


55

222

1.529

Nhóm

Nguồn: Phân viện điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ [17]
Hiện nay, Vườn Quốc gia Cát Tiên đang cứu hộ 05 cá thể Gấu chó ( Ursus
malayyanus), 13 cá thể Gấu ngựa (Ursus thibetanus), 1 cá thể báo Hoa mai, 3 cá thể
Cá sấu được cho là khác gen với cá sấu Xiêm đang bảo tồn ở Bàu Sấu, 08 cá thể
Vượn đen má vàng, 02 cá thể Vượn đen má trắng.
1.2 Sơ lược những nghiên cứu về họ Ô rô (Acanthaceae) trên thế giới và Việt
Nam
1.2.1 Thế giới
Thế kỉ 18, Linnaeus (1753) đã mô tả, đặt tên cho 6 chi và 30 loài, xếp vào
phân lớp “2 nhị, 1 vòi nhụy” (Diandria monogynia) và “4 nhị với 2 dài 2 ngắn”
(Dydianamia) cùng với nhiều chi, loài của nhiều họ khác như họ Hoa môi
(Lamiaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Nhài (Oleaceae)…, sau này được
A. L. de Jussieu (1789) xếp vào họ Acanthaceae [7].


A. L. de Jussieu (1789) là nhà thực vật học đầu tiên đã hệ thống hóa lại các
chi thành các họ riêng biệt, đặt tên cho nhiều họ thực vật, trong đó có họ
Acanthaceae và đặt tên cho họ này là Acanthi. Năm 1810, R. Brown đã chỉnh tên
Acanthi thành Acanthaceae nhưng vẫn để tên tác giả là Jussieu, tên họ Ô rô
Acanthaceae Juss., 1789 được sử dụng cho đến ngày nay [7].
Về vị trí của họ Ô rô (Acanthaceae) trong hệ thống sinh, có nhiều quan điểm

khác nhau: Bentham & Hooker (1873) xếp họ Acanthaceae trong bộ Personales
thuộc phân lớp “Cánh tràng hợp” (Gymopetalae), Melchior (1964) xếp họ
Acanthaceae vào bộ Hoa ống (Tubiforae) thuộc phân lớp Tràng hợp (Sympetalae),
R. F. Thorne xếp Acanthaceae vào bộ Đinh (Bignoniales)…, nhiều tác giả xếp họ
Acanthaceae trong bộ Hoa Mõm chó (Scrophulariales) nhưng thuộc các phân lớp
khác nhau, trong đó A. Takhtajan (1969) [22] xếp họ Acanthaceae vào phân lớp
Cúc (Asteridae), năm 1987 Takhtajan đã chỉnh lại họ Acanthaceae thuộc phân lớp
Hoa môi (Lamiidae), cách sắp xếp này được nhiều nhà phân loại đồng tình và sử
dụng. Ở Việt Nam các nhà thực vật học cũng sử dụng cách sắp xếp này [7]. Gần
đây A. Takhtajan (2009) [23] có sự thay đổi trong hệ thống phân loại, ông xếp họ
Acanthaceae vào bộ Lamiales thuộc phân lớp Lamiidae.
Về các quan điểm phân chia họ Acanthaceae có thể thấy rõ hai quan điểm
chính: quan điểm chia họ Acanthaceae thành các tông (tribus), sau đó chia tiếp
thành các tông phụ (subtribus), theo quan điểm này có E. Nees (1832) chia họ Ô rô
thành 3 tông với 7 tông phụ; sau đó, E. Nees (1847) trong A.P. de Candolle lại chia
họ Acanthaceae thành 11 tông phụ; G. Bentham & J. D. Hooker (1876) trên cơ sở
nghiên cứu 120 chi đã phân chia họ Acanthaceae thành 5 tông với 11 tông phụ. Cả 2
tác giả đều dựa vào đặc điểm noãn (hạt) đính trên giá có móc cong. Quan điểm tiếp
theo là chia họ Acanthaceae thành các họ phụ (subfamily), rồi chia thành các tông
và tông phụ. Theo quan điểm này có G. Lindau (1895) chia họ Acanthaceae thành 4
họ phụ căn cứ vào đặc điểm hạt đính trên giá noãn có móc cong, chỉ riêng họ phụ
Acanthoideae có đến 15 tông; R. W. Scotland & K. Vollesen (2000) dựa vào hình
thái, hạt phấn và sinh học phân tử đã chia họ Acanthaceae thành 3 họ phụ


Nelsonioideae, Thunbergioideae và Acanthoideae, riêng họ phụ Acanthoideae dược
chia thành 2 tông: Acantheae và Ruellieae với 4 tông phụ Ruelliinae,
Andrographiinae, Jussticiinae, Barleriinae [7]. A. Takhtajan (1969) [22] cho rằng
họ Acanthaceae gồm 2 họ Mendonciaceae và Thunbergiaceae; A. Takhtajan (1987)
tách chi Thunbergia để thành lập họ riêng là Thunbergiaceae; đến năm 1996, chính

ông lại nhập Thunbergia vào họ Acanthaceae và chia họ Acanthaceae thành 3 họ
phụ là Nelsonioideae, Thunbergioideae và Acanthoideae. Năm 2009, Takhtajan đưa
ra hệ thống mới vẫn chia họ Acanthaceae thành 3 họ phụ là Nelsonioideae,
Thunbergioideae và Acanthoideae nhưng cách chia họ phụ thành các tông phụ khác
với Scotland & K. Vollesen (2000) đồng thời thành lập 1 tông mới Whitfieldieae
gồm các chi Whitfieldia, Clamydacanthus, Lankesteria.
Về số lượng chi, loài và phân bố họ Acanthaceae, A. Takhtajan (2009) trong
“Thực vật có hoa” (Flowering Plants) cho rằng trên thế giới có khoảng 220 đến 240
chi với 3500 đến 4000 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là Nam và
Đông Nam Á, châu Phi và trung tâm châu Mỹ (Braxin), một vài chi phân bố rộng
đến vùng ôn đới ấm áp; ngược lại, một vài loài của chi Acanthus cũng hiện diện ở
Tây Á và Địa Trung Hải. Chang Fu Hsieh và Tseng Chieng Huang (1998) [24]
trong “Thực vật chí Đài Loan” (Flora of Taiwan) cho rằng họ này trên thế giới có
khoảng 346 chi với trên 4300 loài, riêng ở Đài Loan đã mô tả 15 chi 32 loài có hình
vẽ và ảnh minh họa. O. P. Sharma [25] trong “Phân loại thực vật” (Plant taxonomy)
cho rằng họ Acanthaceae trên thế giới có hơn 250 chi với 2500 loài, một số chi có
nhiều loài được thống kê như: Justicia (300 loài), Strobilanthes (250), Barleria
(230), Thunbergia (200), Aphelandra (200), Dicliptera (150), Blepharis (100),
Staurogyne (80), Mendoncia (60), Crossandra (60) và Acanthus (50). Theo Hu
Chiachi trong “Thực vật chí nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (Flora
Reipublicae Popularis Sinicae) trên thế giới họ Ô rô có 250 chi với khoảng 3450
loài, đã mô tả chi tiết 68 chi, 311 loài, với nhiều hình vẽ minh họa các loài ở Trung
Quốc.


1.2.2 Việt Nam
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), họ Ô rô là một trong những họ
có số lượng loài nhiều và đa dạng nhất của hệ thực vật Việt Nam [19], chỉ xếp sau
các họ: Orchidaceae, Euphorbiaceae, Fabaceae, Poaceae, Rubiaceae, Asteraceae,
Cyperaceae.

Những nghiên cứu đầu tiên về họ Ô rô ở Việt Nam đều của các tác giả như:
Loureiro (1790) trong “Flora Cochinchinensis”, R. Benoist (1935) trong “Flore
générale de L’Indochine”. Sau này, trong nước có: Lê Khả Kế và nhiều tác giả khác
(1970) trong “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam”, Phạm Hoàng Hộ (1972) trong “Cây
cỏ Miền Nam Việt Nam”…. Số liệu thống kê, mô tả các taxon họ Acanthaceae có
sự khác nhau giữa các tác giả, theo thời gian cùng với sự phát triển của ngành phân
loại thực vật trên thế giới cũng được các nhà nghiên cứu của Việt Nam phát triển
ngày càng hoàn chỉnh. R. Benoist (1935)[26] đã thống kê họ Acanthaceae ở Đông
Dương có 36 chi với khoảng 223 loài và 40 thứ; trong đó, ở Việt nam có 35 chi với
166 loài và 25 thứ; phần lớn mọc hoang, một số trồng làm cảnh hoặc dùng làm
thuốc. Tài liệu này mô tả loài khá chi tiết, có hình vẽ minh họa nhiều loài và khóa
tra cho các taxon. Đây là tài liệu được nhiều tác giả Việt Nam sử dụng nghiên cứu
và định loài. Trong “Bảng phân tích các giống cây Việt Nam” do Nguyễn Đình
Ngỗi dịch (1958) [15] thì họ Acanthaceae ở Việt Nam có 36 chi thuộc 6 nhóm:
Thunbergieae, Nelsonieae, Rueliieae, Barlerieae, Acantheae, Justicieae và có đưa ra
khóa phân loại cho 36 chi.
Lê Khả Kế và nhiều tác giả khác (1969) [11] cho rằng Trên thế giới, họ Ô rô
có khoảng 250 giống (chi) và 2600 loài, phân bố vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới;
riêng ở Việt Nam, các tác giả đã mô tả và đã đưa ra bảng phân loại 19 giống thường
thấy, đồng thời có hình vẽ, mô tả hình thái, sinh học, sinh thái, công dụng 28 loài.
Phạm Hoàng Hộ (2000) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã xây dựng khóa định loại cho
35 chi, mô tả 205 loài và 8 thứ. Đây là tài liệu quan trọng, dùng định danh các loài
thuộc họ Ô rô nói riêng và nhiều họ thực vật khác. Theo Nguyễn Tiến Bân (1997)
[1] họ này trên thế giới có 250 chi và 2600 loài, ở Việt Nam có khoảng 57 chi và


khoảng 195 loài. Trần Kim Liên (2005) [21] đã ghi nhận ở Việt Nam họ
Acanthaceae có 47 chi với 212 loài, nhưng không có mô tả.
Các taxon trong họ Ô rô ở Việt Nam tuy đã được nhiều tài liệu đề cập đến,
nhưng về danh pháp còn nhiều điểm cần nghiên cứu kĩ hơn. Gần đây, theo Đỗ Văn

Hài và Dương Đức Huyến (2009) [8] thì một số loài thuộc chi Justicia trong “Cây
cỏ Việt Nam” được chuyển sang chi Rungia: Justicia eberhardtii và Justicia
monetaria thành Rungia eberhardtii và Rungia monetaria. Loài Rungia parviflora
là tên đồng nghĩa của loài Rungia pectinata; Justicia balansae là tên đồng nghĩa của
loài Rungia khasiana; đặc biệt thứ pectinata var. angustifolia trong “Cây cỏ Việt
Nam” (Phạm Hoàng Hộ, 2000) công bố chưa được thừa nhận, không có trong các
tài liệu và trong Index Kew. Các tác giả cũng đã hệ thống lại khóa phân loại của các
loài thuộc chi Rungia có ở Việt Nam.
Đỗ Văn Hài (2009) [7] dựa theo quan điểm của Scotland & K. Vollesen
(2000), đã đưa ra số taxon họ Ô rô (Acanthaceae) ở Việt Nam là 40 chi với khoảng
200 loài được xếp vào 3 phân họ: Nelsonioideae (có 3 chi là Elytraria, Nelsonia,
Staurogyne), Thunbergioideae (có 1 chi là Thunbergia ) và Acanthoideae; riêng
Acanthoideae phân thành 2 tông: Acantheae (có 3 chi là Acanthus, Blerpharis,
Crossandra) còn tông Ruellieae chia thành 4 phân tông: Ruelliinae (có 10 chi là
Sanchezia, Hygrophila, Echinacanthus, Hemigraphis, Pararuellia, Ruellia,
Eranthemum, Phaulopsis, Dyschoriste, Strobilanthes), Justiciinae (có 15 chi là
Asystasia,

Pseuderanthemum,

Codonacanthus,

Clinacanthus,

Hypoestes,

Graptophyllum, Dicliptera, Rungia, Rhinacanthus, Justicia, Isoglossa, Ecbolium,
Ptyssiglottis,

Cyclacanthus,


Peristrophe),

Andrographiinae

(có

4

chi



Andrographis, Phlogacanthus, Cystacanthus, Gymnostachyum), Baleriinae (có 4
chi là Barleria, Chroesthes, Lepidagathis, Neuracanthus). Tác giả đã đưa ra khóa
phân loại cho các phân tông và các chi, mô tả đặc điểm của 40 chi, có hình vẽ, hình
chụp minh họa cho mỗi chi. Chi Echinacanthus được tác giả bổ sung mới cho hệ
thực vật Việt Nam, nhiều chi được nêu trong các tài liệu thực vật trước đây, theo tác
giả đã trở thành chi đồng danh: Cryptophragmium Nees là đồng danh của


Gymnostachyum Nees; Polytrema T. Anders. là đồng danh của Ptyssisglottis T.
Anders.; Phaylopsis Willd. là đồng danh của Phaulopsis Willd.
Về công dụng của các loài thuộc họ Ô rô cũng được một số tác giả nghiên
cứu: Võ Văn Chi và Trần Hợp (1991) trong “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” đã mô tả
và nêu công dụng của 66 loài trong 35 chi của họ Ô rô có ở Việt Nam, kể cả loài du
nhập, có thể dùng làm thuốc; Võ Văn Chi (2003, 2004) trong “Tự điển thực vật
thông dụng” đã đề cập đến 69 loài có thể làm thuốc của họ Ô rô; Phạm Hoàng Hộ
(2006) trong “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” đã nêu công dụng của 33 loài thuộc họ
Ô rô có giá trị làm thuốc….

Trong công tác bảo tồn, họ Acanthaceae có 2 loài có giá trị bảo tồn, được
đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) đó là Chroesthes lanceolata (T. Anders.) B.
Hansen., 1993 với cấp độ CR (rất nguy cấp) và Psiloesthes elongata Benoist với
cấp độ EN (nguy cấp).
Đối với hệ thực vật Vườn Quốc gia Cát Tiên, Danh lục thực vật [16] ghi họ
Ô rô (Acanthaceae) có 6 loài là: Staurogyne vicina R. Ben., Thunbergia fragrans
Roxb., Thunbergia grandiflora (Rottl.) Roxb., Dipteracanthus repens (L.) Hassk.,
Pseuderanthemum palatiferum Radlk., Cyclacanthus coccineus S. Moore.
Riêng trong luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Phi Ngà [14] có thống kê 1 loài
nữa phân bố ở ven suối ĐắkLua là Lepidagathis mendax R. Ben., loài này sống ở
môi trường đất ít ngập, thời gian ngập ngắn hoặc có thể có ở đất ngập định kỳ, thời
gian ngập ngắn.
Nhìn chung, chưa có nghiên cứu nào dành riêng cho họ Ô rô ở VQG Cát
Tiên. Các loài thuộc họ này chỉ được thống kê tên trong những nghiên cứu khi lập
danh lục thực vật của Vườn, hay trong một số đề tài khoa học khác không phải về
họ Ô rô, nên không nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và
phân bố của các loài trong họ Ô rô. Mặt khác những nghiên cứu về họ Ô rô được
ghi lại trong các tài liệu trước đây cũng đã quá lâu, vì vậy việc điều tra lại cũng rất
cần thiết, không chỉ bổ sung cho danh lục thực vật của Vườn mà còn có thể làm tư
liệu sau này cho các nhà biên soạn thực vật chí Việt Nam về họ Ô rô.


CHƯƠNG II – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Thu mẫu, định danh các taxon họ Ô rô thu được ở VQG Cát tiên.
- Mô tả các đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh học và phân bố của các taxon
thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) điều tra được ở Cát Tiên.
- Nêu những giá trị sử dụng của những loài có ích trong họ Ô rô
(Acanthaceae) ở Cát Tiên theo những tài liệu đã có.
2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
2.2.1.1 Xác định tuyến thực địa
- Việc thu mẫu thực hiện theo tuyến, các tuyến thu mẫu xác định dựa vào
đặc điểm phân bố chủ yếu của họ Acanthaceae và theo một số địa hình và hướng đi
khác nhau: họ Acanthaceae chủ yếu phân bố nơi có nhiều ánh sáng (thảm cỏ, ven
rừng, dọc lối đi) hay dưới tán rừng thưa, ẩm. Vì vậy các tuyến thực địa theo các
sinh cảnh ven đường đi, lối đi có sẵn trong rừng, các sinh cảnh ven suối, đất trống,
đất ngập nước…và các kiểu rừng chính ở Cát Tiên.
- Mỗi tuyến khảo sát thường lấy các đường mòn đã có của tuyến du lịch
hay đường tuần tra của kiểm lâm làm các tuyến chính, vài trăm mét sẽ đi cắt vào 2
bên khoảng 20m, hoặc sẽ đi cắt vào những sinh cảnh thông thoáng 2 bên tuyến
chính. Mỗi tuyến sẽ khảo sát một hay nhiều lần tùy thuộc vào mùa hoa của các loài,
sao cho có thể thu được cả hoa và quả để thuận lợi cho việc định tên khoa học. Tuy
nhiên trong quá trình đi thực tế do khó có thể khảo sát hết tất cả các địa điểm, nên
chỉ khảo sát kĩ theo những sinh cảnh khác nhau.
- Dùng máy GPS xác định tọa độ của các loài tìm thấy và đánh dấu vị trí
để đi bổ sung theo mùa hoa, quả .
- Sơ đồ các đường đi chính của các tuyến khảo sát được thể hiện trên bản
đồ Thảm thực vật VQG Cát Tiên ở hình 2.1


×