Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.54 KB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới TS. Mai Thị Nhung - người đã
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành
luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,
Viện Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi
hoàn thành khoá học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, song do thời gian thực hiện không nhiều,
năng lực bản thân có hạn nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính
mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy, cô giáo cùng
bạn bè đồng nghiệp để được học hỏi, rút kinh nghiệm cho các công trình sau.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008
Dương Thị Hồng Liên

Vietluanvanonline.com

Page 1


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................ 2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................7
4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn................................................................................... 8
7. Cấu trúc luận văn............................................................................................ 8
NỘI DUNG
Chƣơng 1. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời
kỳ Đổi mới............................................................................................9
1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật........................................................................... 9
1.2. Những yếu tố tạo nên cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng........................10
1.2.1. Tố chất thông minh sắc sảo và cá tính sáng tạo của nhà văn................10
1.2.2. Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế xã hội mới............................ 13
1.3. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời

kỳ

Đổi mới............................................................................................................ 15
1.3.1. Cái nhìn hiện thực sắc sảo hướng thẳng vào những vấn đề nhức
nhối trong cuộc sống.............................................................................. 15
1.3.2. Cái nhìn con người tinh tường nghiêng về những giá trị văn hoá
truyền thống............................................................................................ 28
Chƣơng 2. Giọng điệu nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời
kỳ Đổi mới.............................................................................................46
2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật....................................................................... 46
2.2. Các sắc thái giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của
Ma Văn Kháng................................................................................................... 48
2.2.1. Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng.................................................... 50

Vietluanvanonline.com


Page 2


2.2.2. Giọng điệu triết lý, triết luận.............................................................................59
2.2.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm........................................................................67
2.2.4. Giọng điệu thương cảm, xót xa.........................................................................74
Chƣơng 3. Ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết
thời kỳ Đổi mới...................................................................................80
3.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật.........................................................................80
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Ma Văn Kháng...........................................82
3.2.1. Ngôn ngữ dung dị đời thường tươi rói sự sống................................................83
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm giản dị mà trong sáng.......................................98
KẾT LUẬN............................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................110


MỞ ĐẦU

4

1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công đầu tiên mở

đường cho sự nghiệp đổi mới văn học. Vào những năm đầu 80 của thế kỷ XX,
nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng đã "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật", từ
đó tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Ông cũng là
một trong số các nhà văn Việt Nam hiện đại sáng tác thành công ở cả hai thể loại
truyện ngắn và tiểu thuyết. Qua từng tiểu thuyết, truyện ngắn, Ma Văn Kháng

không ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới. Thời gian và kinh nghiệm
nghệ thuật đã tôi luyện ngòi bút Ma Văn Kháng khiến ông luôn gặt hái được
những thành tựu đáng kể.
1.2.

Toàn bộ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhìn chung được sáng tác

theo hai mảng đề tài lớn với hai cảm hứng chủ đạo: Đề tài về dân tộc miền núi với
cảm hứng sử thi và đề tài về thành thị với cảm hứng thế sự đời tư. Trong đó có
những tác phẩm được giải thưởng trong nước, quốc tế và được dịch ra tiếng nước
ngoài như: Truyện ngắn Xa phủ đoạt giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi
truyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ 1967 - 1968, tập truyện ngắn Trăng soi sân
nhỏ giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải cây bút vàng cho truyện
SanChaChải trong cuộc thi truyện ngắn và ký 1996 - 1998 do Bộ Công an và Hội
Nhà văn Việt Nam tổ chức. Ngoài Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng Hội
Nhà văn năm 1984, Ma Văn Kháng còn vinh dự nhận được giải thưởng văn học
Đông Nam Á (1998) và giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật (2001). Với
những thành tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự khẳng định vị thế của mình
trong nền văn học Việt Nam đương đại.
1.3.

Lâu nay, đã có khá nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về Ma

Văn Kháng và các tác phẩm của ông. Nhưng hầu hết là những đánh giá, nhận định
chung về từng tác phẩm cụ thể, về hình tượng nghệ thuật, thậm chí là khen chê
một tác phẩm hoặc một khía cạnh nào đó của tác phẩm ngay khi nó ra mới ra đời.
Với các công trình nghiên cứu công phu như các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ
tuy đã hướng vào những khía cạnh chuyên biệt như: kiểu nhân vật, đặc trưng
cuả thể loại,



cảm hứng nghệ thuật hoặc những dấu hiệu đổi mới văn học qua sáng tác của ông và
một số nhà văn tiêu biểu cùng thời, nhưng việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, khám
phá nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng từ góc độ cái nhìn, giọng điệu và ngôn
ngữ nghệ thuật để thấy sâu sắc hơn quan niệm của nhà văn về hiện thực cuộc sống và
con người trong một giai đoạn phát triển đầy phức tạp của xã hội thì vẫn còn bỏ ngỏ.
Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề Nghệ thuật tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới làm đề tài nghiên cứu của mình. Việc
nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề này sẽ giúp chúng ta thấy rõ vị thế của các
yếu tố nghệ thuật (cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ) trong việc thể hiện tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn. Từ đó khẳng định đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng về
phương diện sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới, đồng thời đề tài cũng
góp phần làm tư liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên và những người yêu
thích văn học Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn có đóng góp đáng kể vào công
cuộc đổi mới văn xuôi giai đoạn sau 1975. Một trong những đóng góp ấy là sự đổi
mới về cái nhìn, giọng điệu và ngô n ngữ nghệ thuật. Ông "đã cố gắng đổi mới tư
duy nghệ thuật tiểu thuyết, tìm hướng đi mới trong lao động sáng tạo nghệ thuật".
Ngay từ khi truyện ngắn Phố cụt ra đời (1959) và đặc biệt là những tác phẩm xuất
hiện trong giai đoạn đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Ma Văn Kháng đã được
đông đảo dư luận, độc giả và các nhà phê bình quan tâm. Nhiều công trình nghiên
cứu, phê bình của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu như: Giáo sư Phong
Lê, Lã Nguyên, Tô Hoài, Trần Đăng Xuyền, Nguyễn Bích Thu đã được đăng tải
trên nhiều sách báo và tạp chí… Để phục vụ cho những vấn đề mà đề tài nghiên
cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu ý kiến của những người đi trước về cái nhìn, giọng
điệu và ngôn ngữ nghệ thuật.
2.1. Về cái nhìn nghệ thuật
Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới đã thật sự gây được sự chú ý,
quan tâm đặc biệt của đông đảo độc giả cũng như giới nghiên cứu, phê bình văn học



và đã trở thành hiện tượng văn học một thời. Các tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Mùa lá
rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Côi cút giữa cảnh đời... đã tạo ra
cuộc tranh luận sôi nổi làm cho đời sống văn học đương đại trở nên phong phú và
đa dạng hơn.
Tác giả Trần Đăng Xuyền, trong bài viết Một cách nhìn cuộc sống hôm nay
đăng trên báo Văn nghệ số 15 - 19 - 1983 đã đưa ra nhận định xác đáng về tiểu
thuyết Mưa mùa hạ: "Giá trị của Mưa mùa hạ không chỉ là chỗ mạnh dạn lên án cái
tiêu cực mà chủ yếu là xây dựng được cách nhìn, thái độ đúng đắn trước những cái
xấu, trước những bước cản đi lên Chủ nghĩa xã hội".
Sau Mưa mùa hạ, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn xuất hiện. Trong cuộc
hội thảo về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn do Câu lạc bộ Báo Người Hà Nội và
Nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp tổ chức, các nhà văn, nhà lý luận phê bình đã có
nhiều ý kiến đánh giá về những thành công cũng như những hạn chế của tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khẳng định: "Mùa lá rụng trong vườn biểu hiện
cho xu thế văn học đang vươn tới những vấn đề cốt yếu"; Ho àng Kim Quý lại nhấn
mạnh: "Tác giả Mùa lá rụng trong vườn đã nhìn thẳng vào cuộc sống của những gia
đình với mỗi người".
Nói về cái nhìn của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy
giá thú, trong bài viết: "Đọc Đám cưới không có giấy giá thú" của Lê Ngọc Y, tác
giả đã nhận thấy "Bằng cách nhìn tinh tế vào hiện thực đời sống tác giả đã mô tả
những người giáo viên sống và làm việc gặp quá nhiều khó khăn. Những vui buồn
của thời thế đã phản ánh vào những trang tiểu thuyết trở nên sống động". Từ đó, tác
giả nhấn mạnh Ma Văn Kháng "đã có cái nhìn hiện thực, tỉnh táo nên không bị thói
xấu, cái bất bình thường vốn nảy sinh trong xã hội đang vận động lấn át, hoặc chỉ
thấy một chiều này u ám

mà không thấy chiều khác đầy nắng rực rỡ".


Cùng với ý kiến đó, tác giả Lê Thanh Hùng cũng đưa ra nhận xét: "Có lẽ Ma
Văn Kháng muốn bộc lộ một cái nhìn tiến bộ và khá mới mẻ, một nhận định khá
chính xác về hiện thực đời sống đương thời - cái xấu, cái ác

vẫn tồn tại, hoành hành


và sinh sôi trong đời sống, còn cái thiện, cái tốt mặc dù có nhưng có lẽ chưa đủ mạnh
để có thể chiến thắng" [12,77].
Đến với tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời (1998) - tác phẩm mà nhà văn tâm
đắc nhất, đã có không ít ý kiến xung quanh tác phẩm. Giáo sư Phong Lê trong cuốn
Vẫn chuyện Văn và Người - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin năm 1989 cho rằng:
"Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều
cuốn sách khác. Nó thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân
hậu tốt lành. Có thể nói, đó là hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa. Cái hiệu quả thanh lọc
này vốn dành cho nghệ thuật và dường như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ
thuật cao hơn cuộc đời mới có thể làm nổi"…
Nhận xét về cái nhìn trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới, nhìn
chung các tác giả đã thấy rõ cái nhìn tiến bộ, mới mẻ của nhà văn. Tuy nhiên, đây
chỉ là những nhận xét lẻ tẻ trên các công trình của các nhà nghiên cứu. Chúng tôi
thấy vấn đề này cần phải nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn.
2.2. Về giọng điệu nghệ thuật
Trong quá trình sưu tầm tài liệu tham khảo chúng tôi nhận thấy, có những
công trình nghiên cứu, những ý kiến đánh giá liên quan đến khía cạnh này như
trong bài viết Mùa lá rụng trong vườn và những vấn đề của đời sống gia đình hôm
nay (Báo phụ nữ Việt Nam số 17 - 1986) tác giả Trần Bảo Hưng nhận xét: "Về mặt
bút pháp, qua tác phẩm này, Ma Văn Kháng bộc lộ thêm một số sở trường mới; khả
năng biện giải, triết lý, phân tích một cách khúc chiết thông minh"
Nghiên cứu về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú (1989), tác giả Mai
Thục cho rằng: Đám cưới không có giấy giá thú có tính luận đề về mối quan hệ giữa

những giá trị văn hóa với đời sống của con người; Vũ Dương Quý với bài viết Phải
chăng đời là một vại dưa muối hỏng?...đặc biệt là cuộc hội thảo về tiểu thuyết Đám
cưới không có giấy giá thú do báo Văn nghệ tổ chức ngày 11- 1- 1990 với sự tham
gia đông đảo của các nhà văn, nhà lý luận phê bình nổi tiếng đã đánh giá khái quát
và bổ ích, lý thú về giá trị đích thực cũng như những hạn chế của tác phẩm trên mọi
phương diện.


Khi bàn về Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời trong Vẫn chuyện Văn và
Người, Giáo sư Phong Lê tiếp tục nhận xét: "Truyện ngắn Ma Văn Kháng quả là
một hiện tượng nổi bật trong văn học những năm 90, tuy vẫn chỉ một giọng điệu
nhưng không gây nhàm tẻ. Biết thế trước rồi mà vẫn ham đọc. Một giọng điệu vẫn
là nằm trong trong mạnh ngầm tuôn chảy từ một nguồn chung của nền truyện ngắn
hiện đại. Rõ ràng Ma Văn Kháng vẫn chưa tách ra được thật rõ một lối riêng, nhưng
vẫn không bị nhoè mờ trong diện mạo chung đó… Côi cút giữa cảnh đời đối với
tôi, đó là một cuốn sách đọc không thôi cảm động và đầy ấn tượng. Trên hai trăm
trang sách, đọc một thôi, không có gì khúc mắc, tất cả đều dễ hiểu, tưởng như
không có nghệ thuật… Cuốn sách của Ma Văn Kháng ai đọc cũng hiểu, đọc một lần
là hiểu, và xem ra cũng chỉ một tầng nghĩa thôi. Ấy vậy mà, tôi lại nghĩ, đó mới là
hoặc vẫn là nghệ thuật đích thực".
Về các luận văn, luận án tiến sĩ chúng tôi thấy luận văn cuả Phạm Mai Anh (1997)
- Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng; Lê Thanh Ngọc (2004) - Nghệ thuật trần thuật
trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975; Đỗ Phương Thảo (2006) - Nghệ thuật tự
sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng…
Đây là những công trình đã nghiên cứu và có những nhận xét, đánh giá khá sâu
sắc, khách quan một số khía cạnh về phương diện nghệ thuật trong các tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng và là những gợi ý vô cùng quan trọng cho quá trình nghiên cứu
của chúng tôi.
2.3. Về ngôn ngữ nghệ thuật
Với sự đóng góp của mình về thể loại tiểu thuyết, Ma Văn Kháng được coi là

một trong những người có thành tựu đáng kể trong quá trình đổi mới tư duy tiểu
thuyết, tìm hướng đi mới trong sự sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là sự sáng tạo về
ngôn ngữ. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy có một vài công trình nghiên
cứu về vấn đề này. Trong bài viết Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời
của Ma Văn Kháng, tác giả Vũ Thị Oanh đã cho rằng: "Côi cút giữa cảnh đời cuốn sách viết theo đề nghị cho lứa tuổi sắp vào đời, không đề cương, không hợp
đồng, được xuất bản bởi sự hợp tác của Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản


Văn học là một cuốn sách như thế… Đặc biệt, viết cho lứa tuổi sắp vào đời nhưng
tác giả không hề né tránh cái xấu, cái ác; những yếu tố tồn tại khách quan làm rõ
thêm bức tranh cuộc sống với những cuộc đấu tranh thể hiện ở nhiều bình diện, sắc
thái khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác... Tất cả được thể hiện
bằng ngòi bút mềm mại, uyển chuyển, ngôn ngữ hóm hỉnh, phong phú sắc màu: kết
cấu có hậu kiểu truyện cổ dân gian của tác giả Ma Văn Kháng".
Khi bàn về tác phẩm Ngược dòng nước lũ theo tác giả Hồ Anh Thái, "Ngược
dòng nước lũ chứa đựng những điển tích được gài cắm cẩn thận, khi được huy động
đã chuyển tải được những gửi gắm của tác giả từ trong chiều sâu suy tư ra bên
ngo ài, trong một khoảng không gian mở rộng nhiều chiều kích. Nếu không có công
dụng tài hoa ấy, cuốn sách ấy chắc khó đọc với những tranh giành đấu đá đầy công
thức". Nghiên cứu tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn tác giả Trần Cương đã đưa ra
nhận định: "Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã có bề dày, kết quả
của một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ và ở tác giả đã có định hình rõ nét phong
cách nghệ thuật của mình".
Gần đây còn có những công trình nghiên cứu ít nhiều đề cập đến ngôn ngữ
nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng như luận văn Thạc sĩ của Lê Thanh
Hùng (2006) - Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu Đổi mới (Giai đoạn sáng tác
1980 - 1989); Lê Minh Chung (2007) - Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới;
Đỗ Thị Thanh Quỳnh (2006) - Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết cuả
Ma Văn Kháng; và luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thi Huệ (2000) - Những dấu hiệu
đổi mới trong văn xuôi của Việt Nam từ 1980 đến 1986 - Qua bốn tác giả: Nguyễn

Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn...
Từ việc tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu sáng tác của Ma Văn
Kháng ở từng khía cạnh cụ thể có liên quan đến những vấn đề mà luận văn nghiên
cứu, chúng tôi nhận thấy: Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi
mới ít nhiều đã được tìm hiểu, đề cập đến. Tuy nhiên, những công trình đó mới chỉ
dừng lại ở những ý kiến, nhận định có tính khái quát, tổng hợp. Mặc dù vậy, trong


mức độ nhất định, các tài liệu kể trên sẽ là những gợi ý, định hướng, là nguồn tư
liệu quý báu và cần thiết cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian có hạn, luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề nghệ
thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng mà chỉ tập trung vào 3 vấn đề đặc sắc: Cái nhìn
nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ
Đổi mới của Ma Văn Kháng.
Trong quá trình nghiên cứu những vấn đề đặt ra, chúng tôi tập trung vào một
số tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn như Mùa lá rụng trong vườn, Côi cút giữa cảnh
đời, Đám cưới không giấy giá thú, Chó Bi- đời lưu lạc và Ngược dòng nước lũ. Tuy
nhiên, để thấy rõ sự chuyển hướng trong nghệ thuật của nhà văn, chúng tôi có đề
cập đến sáng tác của nhà văn trước đổi mới và có so sánh với

những nhà văn khác.

4. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Khá ng thời kỳ Đổi mới"
nhằm hướng tới mục đích cụ thể như sau:
4.1.

Cảm thụ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới một cách


sâu sắc hơn, đồng thời chỉ ra được những nét đặc sắc riêng trong thế giới nghệ
thuật của

nhà văn, từ đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật Ma Văn

Kháng.
4.2.

Nâng cao khả năng cắt nghĩa, lý giải, truyền thụ cho giáo viên trong

quá trình giảng dạy tác phẩm của Ma Văn Kháng ở trường THP T.
4.3.

Chỉ ra yếu tố chi phối thế giới nghệ thuật của Ma Văn Kháng, qua

đó khẳng định mối quan hệ thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố nổi trội: cái nhìn,
giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật Ma Văn Kháng. Khẳng định sự đóng góp to
lớn của Ma Văn Kháng trên thi đàn văn học Việt Nam thời

kỳ Đổi mới.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên
cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê, khảo sát


- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh

- Phương pháp khái quát, tổng hợp
6. Đóng góp của luận văn
- Góp thêm tiếng nói mới về phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Ma Văn Kháng thời kỳ đương đại, cũng như có cái nhìn toàn vẹn về quá trình vận
động tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
- Khẳng định những thành tựu và đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng trong
nền văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới.
- Ở một mức độ nào đó, luận văn sẽ làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, giảng dạy văn học ở trường PTTH và Đại học cũng như người yêu thích
văn học Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai 3 chương:
Chương 1. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ
Đổi mới
Chương 2. Giọng điệu nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ
Đổi mới
Chương 3. Ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ
Đổi mới


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG
TRONG TIỂU THUYẾT THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật
Chúng ta đã biết, cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người,
qua cái nhìn người ta "có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện ra đặc điểm của nó mà
vẫn ở ngo ài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mỹ của sự vật". Do đó, cái nhìn được
vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật và là một vấn đề dặc biệt quan trọng, đối với

một nhà văn có tư tưởng và sự sáng tạo không thể không có cái nhìn nghệ thuật.
Khrápchencô trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của
văn học đã nhận xét: "Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại
bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng nghệ sĩ
thực thụ" [106]. Bởi qua cái nhìn mỗi nhà văn mới tìm ra chất liệu để sáng tác và
sáng tạo nghệ thuật. Những nhà văn có tài là những nhà văn nhìn thấy cái mà người
khác không thấy hoặc khó thấy.
Nhận thấy tầm quan trọng của cái nhìn nghệ thuật, nhà văn Pháp M.Proust có
nói: "Đối với nhà văn cũng như đối với hoạ sĩ, phong cách không phải là vấn đề kỹ
thuật mà là vấn đề cái nhìn". Như vậy là, các nhà nghiên cứu lý luận và sáng tác
nghệ thuật đều khẳng định vai trò đặc biệt của cái nhìn trong sáng tạo nghệ thuật dù
ở bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào. Khi nghiên cứu về cái nhìn, Giáo sư Trần Đình Sử
cho biết "Cái nhìn được thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, do đó nó có thể
phát hiện ra cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi... Đó là một cái nhìn bao quát của người
nghệ sĩ" [59,130]. Vậy cái nhìn đó được hình thành từ đâu? và nó được thể hiện
trong sáng tác của nhà văn như thế nào? Cái nhìn nghệ thuật được hình thành từ
trong quá trình tập trung năng lực tinh thần đặc biệt của nhà văn trước thực tiễn của
cuộc sống. Khi nhà văn có cái nhìn sâu sắc, bao quát thì nó sẽ mở ra khả năng nhìn
thấy rõ tính cách, quan hệ của con người và còn thấu hiểu được các mối liên hệ giữa
những hiện tượng phức tạp của hiện thực. Sự nhận thức, vốn sống

của nhà văn về


thế giới được thể hiện chủ yếu trong cái nhìn nghệ thuật. Trong sáng tác của nhà
văn, cái nhìn nghệ thuật được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua các chi tiết,
sự kiện và chi phối thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Cũng trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học,
Khrápchencô đã phát biểu rằng: "Một nhà văn tài năng có thể tích luỹ những kiến
thức lớn có liên quan tới phạm vi này hay phạm vi nọ của cuộc sống, có thể là một

con người hiểu biết trong lĩnh vực này hay một lĩnh vực khác, song nếu thiếu một
nhãn quan rộng rãi về cuộc sống thì anh ta sẽ đâm ra bất lực trong việc khám phá ra
cái chủ yếu trong hiện thực" [15]. Qua đó có thể thấy, cái nhìn nghệ thuật có ý
nghĩa quan trọng như thế nào trong việc phản ánh và khám phá hiện thực. Như vậy,
trong nghệ thuật, chân lý cuộc sống không thể tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật
của người nghệ sỹ. Thực tế sáng tác, mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng, độc đáo
biểu hiện trong thế giới nghệ thuật của mình. Chính cái nhìn ấy đã góp phần tạo nên
phong cách nghệ thuật cuả nhà văn.
1.2. Những yếu tố tạo nên cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng
1.2.1. Tố chất thông minh sắc sảo và cá tính sáng tạo của nhà văn
Ma Văn Kháng sinh ngày 01 tháng 12 năm 1936, tên thật là Đinh Trọng Đoàn,
người dân tộc Kinh, quê gốc ở Phường Kim Liên, Quận Đố ng Đa, Thành phố Hà
Nội, nay ở Quận Ba Đình - Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội
viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình hiếu học, Ma Văn Kháng
được bố mẹ rất quan tâm đến chuyện học hành. Vốn có tố chất thông minh cùng với
năng khiếu và sự ham tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật ông đã thành công trên con
đường sự nghiệp. Ông được đánh giá là một trong những "cây bút văn xuôi lực lưỡng"
của văn học Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỷ

XX.

Là một chàng trai Hà thành chính hiệu nhưng Ma Văn Kháng có một thời gian
khá dài sống ở miền núi Tây Bắc. Ma Văn Kháng đã từng tham gia quân đội từ tuổi
thiếu nhi và được cử đi học ở Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Năm 1960, ông
vào học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Ma Văn
Kháng lên dạy học ở Lào Cai và đã lần lượt trải qua nhiều cương vị công tác. Ông


đã từng làm giáo viên dạy Văn, hiệu trưởng trường cấp 2, cấp 3 phổ thông Lào Cai,
về sau ông được Tỉnh uỷ Lào Cai điều về làm thư ký cho Bí thư Tỉnh uỷ, rồi làm

phóng viên, Phó tổng biên tập báo Đảng bộ Tỉnh. Suốt 20 năm gắn bó với mảnh đất
Tây Bắc, Ma Văn Kháng am hiểu lối sống, phong tục tập quán của đồng bào các
dân tộc thiểu số. Cái tên Ma Văn Kháng phần nào đã nói lên tình yêu thương mà
ông dành cho mảnh đất giàu tình nghĩa ấy. Từ trong tâm khảm, nhà văn đã coi Tây
Bắc là quê hương thứ hai của mình.
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, từ năm 1976 đến nay, Ma Văn
Kháng về sống và công tác tại Hà Nội. Ông từng làm Tổng biên tập, Phó Giám đốc
Nhà xuất bản Lao động. Đến tháng 3 năm 1995, ông là Uỷ viên Ban chấp hành
Đảng - Đoàn Hội Nhà văn Việt Nam khoá IV, trưởng ban sáng tác của Hội và là
Tổ ng biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài. Ở cương vị công tác nào, ông cũng là
người dễ mến, sống chan hoà với mọi người.
Trải qua gần năm mươi năm cầm bút, Ma Văn Kháng đã chứng tỏ khả năng tung
hoành ngòi bút của mình trên nhiều lĩnh vực và đề tài khác nhau. Đức tính kiên trì, tố
chất thông minh của nhà văn đã giúp ông trong việc tìm tòi nghệ thuật biểu hiện và
mạnh dạn phanh phui trực diện những vấn đề phức tạp, gai góc của đời sống hiện tại.
Sau nhiều năm miệt mài tâm huyết với sáng tạo nghệ thuật cho đến nay, Ma
Văn Kháng đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại gần 20 truyện ngắn, 10
tiểu thuyết và 8 tập truyện viết cho thiếu nhi. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ và bề
thế, cùng với chất lượng nghệ thuật trong từng trang viết của mình, Ma Văn Kháng
đã khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
Ở những sáng tác thời kỳ đầu người ta có thể thấy ngay chỗ mạnh và cũng là
đặc điểm trong các sáng tác của Ma Văn Kháng là tính chất tập trung đề tài và nội
dung phản ánh cuộc sống của con người miền núi. Đây chính là "đặc khu" mà Ma
Văn Kháng đã dồn tâm, dồn sức trong suốt cuộc đời trai trẻ của mình. Có thể nói
cùng với nhà văn Tô Hoài - người đặt nền móng xây dựng nền văn học viết về đề tài
miền núi, Ma Văn Kháng đã góp sức mình khẳng định tầm cao mới trong những sáng
tác viết về đề tài miền núi của nền văn học hiện đại Việt Nam.


Ma Văn Kháng đã từng tâm sự "Có sự tương hợp giữa thành nhân và đắc đạo

văn chương". Chặng đường dài mấy chục năm qua của Ma Văn Kháng đã chứng
minh cho sự tương hợp ấy. "Tự rèn luyện mình để viết văn. Viết văn để tự rèn luyện
mình" chu kỳ chuyển đổi đó không ngừng vận hành trong cuộc sống hàng ngày của
Ma Văn Kháng. Từ một Đinh Trọng Đoàn ngơ ngác giờ đây đã trở thành nhà văn
Ma Văn Kháng được bạn đọc mến mộ. Hàng ngàn trang sách của ông quện đặc tình
yêu con người, tình yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống.
Trải qua nhiều môi trường công tác, giữ nhiều chức vụ khác nhau, Ma Văn
Kháng đã phát huy mọi khả năng của mình để quan sát cuộc sống ở nhiều góc cạnh.
Làm việc không mệt mỏi sau mỗi chuyến đi, Ma Văn Kháng lại chắt lọc lại từng
mẩu nhỏ của cuộc đời để tái hiện vào trong tác phẩm của mình. Bởi vậy, nhiều
người đọc tác phẩm của Ma Văn Kháng cứ ngỡ rằng tác giả viết cho mình - Ma Văn
Kháng là "nhà văn của mình".
Đến với văn học bắt đầu bằng thể loại truyện ngắn, được người đọc yêu mến
qua những tập truyện ngắn đặc sắc, nhưng Ma Văn Kháng chưa hài lòng với phạm
vi phản ánh của thể loại này. Ông nhận ra rằng: "Chỉ có tiểu thuyết viết theo quy
luật sáng tạo nghệ thuật mới cho phép tôi chuyển hoá khối lượng vốn sống khá dày
dặn sau nhiều năm tích luỹ, cho phép tôi phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, cho
phép tôi gửi gắm vào đó những suy nghĩ, những tình cảm, những kinh nghiệm của
cá nhân tôi" [30]. Như vậy, có thể thấy Ma Văn Kháng đã biến tất cả những cái mà
mình đã thu lượm được, thành năng lượng tâm hồn và trào chảy ra đầu ngọn bút để
tạo dựng cho mình một cái nhìn riêng đầy phong cách của một cây bút hiện thực,
cảm thương, từng trải, tinh tế, gan ruột mà đằm thắm.
Nằm trong dòng chảy của văn học thời kỳ Đổi mới, các sáng tác của Ma Văn
Kháng cũng có những thay đổi đáng kể với những bước đột phá về tư duy nghệ
thuật. Nếu như những trang viết của Ma Văn Kháng trước thập kỷ 80 thể hiện cái
nhìn mang tính sử thi, thì ở giai đoạn sau nhà văn đã chuyển sang cái nhìn thế sự
đời tư. Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông giờ đây không còn đơn tuyến mà
đa tuyến, nhiều chiều, cái xấu xen lẫn cái tốt, ma quỷ chen lẫn với thánh thần.

Ông



quan tâm, phản ánh đến số phận con người trong nhiều quan hệ, nhiều hoàn cảnh
khác nhau và cố gắng nắm bắt mọi khía cạnh của cuộc sống để lột tả nó một cách
đầy đủ nhất trong tính đa dạng, toàn vẹn của nó…
Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các nhà văn, kể cả những nhà văn luôn
gắn mình với đô thị. Thách thức đó còn lớn hơn đối với một nhà văn có thời gian
lâu dài sống xa nơi phố phường, đô hội như Ma Văn Kháng. Nhưng bằng tài năng,
bằng sức sáng tạo và cả tấm lòng của mình, Ma Văn Kháng đã thổi vào văn học
Việt Nam thời kỳ Đổi mới một luồng sinh khí mới với cái nhìn tinh tế, sắc sảo,
hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hôm nay.
1.2.2. Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế xã hội mới
Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi năm 1975 đã đưa đất nước và
nhân dân ta bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa
xã hội. Khi tiếng súng đã thật sự chấm dứt, thì hậu quả nặng nề của ba mươi năm
chiến tranh chống Pháp và Mỹ vẫn để lại những ảnh hưởng của nó, vì thế thời kỳ
hậu chiến vốn đã khó khăn lại càng khó khăn. Công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội
chủ nghĩa đã bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết cả trong nhận thức lẫn và thực
tiễn, bên cạnh đấy là tình trạng suy thoái về kinh tế, tệ nạn xã hội phát triển… Để
đưa đất nước thoát ra khỏi cơn khủng hoảng và tình trạng bế tắc đó, Đảng ta đã lựa
chọn con đường đổi mới, có thể nói đây là con đường phát triển tất yếu, có ý nghĩa
sống còn của đất nước. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta
đã kêu gọi "Đổi mới tư duy" trên tất cả mọi phương diện và "Nhìn thẳng vào sự
thật". Sự đổi mới ấy đã đem đến cho văn học một không khí mới - không khí dân
chủ hoá, nói như PGS Nguyễn Văn Long "Dân chủ ho á đã thấm sâu và được thể
hiện ở nhiều cấp độ bình diện của đời sống văn học" [42]. Các nhà văn được viết
những gì họ nhìn thấy, cảm thấy kể cả những mặt trái của đấu tranh, mặt trái của
cuộc sống. Có thể nói, dân chủ hoá đã tạo điều kiện cho văn học đề cập đến hiện
thực trong và sau chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắc hơn ở nhiều khía cạnh.
Các nhà văn đã nhấn mạnh tư tưởng tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật vì "Sự

thật luôn luôn là linh hồn của nghệ thuật chân chính" [43].


Thực tế công cuộc đổi mới của văn học diễn ra không hoàn toàn đơn giản một
chiều mà hết sức phức tạp, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau nhưng cũng chính điều này lại làm cho đời sống văn học sau Đại hội Đảng VI
trở nên náo động hơn. Xét cho cùng, yếu tố quan trọng nhất để quá trình đổi mới
văn học thành công là cái tâm trong sáng và trách nhiệm của người cầm bút. Nói
như Hà Xuân Trường: "Đổi mới văn học, điều quan trọng nhất, quyết định là cái
nhìn và cái tâm của lòng trong sáng nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ và chức trách
cao cả của văn học đối với con người, đối với cuộc đời, với nhân dân mình. Không
có những cái đó thì không có đổi mới" [dẫn theo72,27].
Xuất phát từ một cảm hứng mới, tiểu thuyết thời kỳ này cũng có những thay
đổi cơ bản về phương diện nghệ thuật. Từ chỗ lấy sự kiện làm đối tượng hàng đầu
để miêu tả hiện thực xã hội, tiểu thuyết đã hướng vào tâm hồn, tính cách số phận
con người để soi chiếu trở lại lịch sử và xã hội. Cái nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết
có những bước chuyển biến rõ rệt, tiểu thuyết đã trở thành thể loại đóng vai trò chủ
đạo trong đời sống văn học. Đây chính là thể loại thích hợp, uyển chuyển và giàu
khả năng nhất trong việc bám sát hiện thực cuộc sống và khám phá số phận, tính
cánh con người. "Con mắt" tiểu thuyết trở thành công cụ soi chiếu cả bề rộng những
vấn đề xã hội và bề sâu với từng số phận con người.
Nếu điểm những gương mặt tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới,
Ma Văn Kháng phải là một trong những người được ghi công hàng đầu. Cùng với
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn... Ông đã dũng
cảm tiên phong mở đường cho sự đổi mới của văn học Việt Nam. Đúng như đánh
giá của PGS - TS Lã Nguyên "Trước làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời
sống tinh thần của dân tộc, trong những điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nước,
sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn…đã đốt lên nhiệt
tình tìm kiếm chân lý. Hứa hẹn khả năng đổi mới văn học Việt Nam khi nó dám
sòng phẳng với quá khứ, bất chấp mọi thế lực ngăn cản" [49,158]. Sự đổi mới trong

tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói riêng và trong sáng tác của ông nói chung đều
bắt đầu bằng cái nhìn nghệ thuật.


1.3. Cái nhì n nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ
Đổi mới
1.3.1. Cái nhìn hiện thực sắc sảo hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc
sống
Khi chuyển hướng ngòi bút sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã nhanh chóng
tiếp cận một hiện thực phong phú, ngổn ngang, bộn bề, phải trái trắng đen lẫn lộn,
xen cài trong đó biết bao biến động.
Quả thực, nhiều chục năm nay, khi nói đến hiện thực trong văn học bên cạnh
những mặt tích cực, phấn chấn hào hùng luôn được các nhà văn miêu tả một cách hào
phóng, thì những mảng tối, những bóng đen nhiều khi còn quá gượng nhẹ, hoặc né
tránh. Trong khi cái xấu, cái ác không biết từ lúc nào từ bóng tối đã lấn dần ra ánh
sáng và biết bao con người lao động lương thiện đã lâm vào đau khổ, thậm chí tuyệt
vọ ng. Cũng như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn… Ma Văn
Kháng đã "vục" vào cái sự thật tối tăm, oan khổ trong hầu hết các sáng tác của mình.
Đất nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, nay trở về cuộc sống
đúng với quy luật bình thường của nó, nhưng thực tế đó không hề diễn ra bình yên.
Vốn đã quen với đời sống trong chiến tranh, nơi chỉ có mục tiêu duy nhất là đấu
tranh giành độc lập tự do, giờ đây trước cuộc sống mới con người trở nên bỡ ngỡ,
khó bề hoà nhập ngay được với cơ chế mới, hoàn cảnh sống mới. Đời sống của nền
kinh tế thị trường lúc này là một thứ thuốc thử về năng lực và phẩm hạnh con
người. Con người phải đứng trước những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống mà
cuộc đấu tranh với chính bản thân là cuộc đấu tranh nhiều cam go nhất. Thử thách
này không chỉ diễn ra với đại bộ phận người dân mà còn diễn ra ngay trong bộ máy
chính quyền, quản lý Nhà nước. Trước thực tế không ít những kẻ được Đảng và
Nhà nước giao trách nhiệm quản lý, giúp đỡ nhân dân đã thừa cơ hội "đục nước béo
cò", đục khoét của Nhà nước, chèn ép, hành hạ những người dân lương thiện, Ma

Văn Kháng đã nhanh chóng đưa hiện tượng đó lên từng trang sách của mình. Với
cái nhìn sắc sảo và mới mẻ nhà văn đã nhìn hiện thực cuộc sống ở tầm vĩ mô để
phát hiện nguyên nhân của sự thật đau lòng đấy chính là sự bất cập trong việc

lựa


chọn cán bộ chủ chốt ở từng cơ quan, công sở, trường học. Ma Văn Kháng đã đưa
ra ánh sáng sự ấu trĩ của xã hội ta một thời, đó là lý lịch hoá trong việc lựa chọn cán
bộ lãnh đạo. Hơn thế, nhà văn còn nhìn thấu để leo lên được vị trí, để có được chức
quyền, không ít người đã dùng thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn trắng trợn, bỉ ổi nhất.
Trước những thói hư tật xấu đang hoành hành ngang nhiên tồn tại và ngày
càng nảy nở, sinh sôi trong đời sống xã hội, làm tha hoá biến chất biết bao con
người, đặc biệt là những hiện tượng tiêu cực của Cán bộ, Đảng viên trong một số cơ
quan Nhà nước có thể trở nên nguy hiểm như "những tổ mối tiềm tàng trong lòng
những con đê mà khô ng trừ được tận gốc". Ma Văn Kháng cảm thấy lo âu, trăn trở
và muốn cất lên lời kêu cứu khẩn thiết cần phải chấn chỉnh lại cơ chế cũ của một
nhà văn có cái tài, cái tâm trong sáng, có trách nhiệm với cuộc đời trên những
trang văn của mình.
Trong Mưa mùa hạ bằng mọi thủ đoạn hèn hạ và bất nhân, Hưng leo lên được
quyền trưởng phò ng. Có quyền Hưng hiện nguyên hình là một kể tha hoá. To àn bộ
động cơ sống của con người này toát lên mục đích thực dụng vị kỷ. Trước mặt đồng
nghiệp ở cơ quan, Hưng đã trơ trẽn tuyên bố rằng: "Con người ta, anh quái nào
chẳng vụ lợi… và nói chung ai cũng chính vì mình mà thôi" [25]. Biết Trọng là một
kỹ sư giỏi, giầu nhiệt huyết, đầy hứa hẹn trong công tác chuyên môn, nghiên cứu
khoa học và biết chắc một điều những thành công của Trọng là một điều vô cùng
bất lợi đối với mình. Hưng đã lợi dụng quyền trưởng phòng để trù dập, để cản bước
tiến của Trọng. Kết cục Trọng phải ở lại cơ quan chờ án kỷ luật. Hành vi thấp hèn
của Hưng đã đẩy một con người tự tin, yêu đời đầy lý tưởng sống, một tâm hồn
trong sáng nhiệt thành, một ý chí vươn lên mạnh mẽ rơi vào bi kịch xót xa khiến

anh có lúc thầm chua chát "Nam đã chết còn anh đang chết

mòn…".

Ông Lại, vốn là đồ tể ở cái ba toa cuối phố, vì "có công" "chạy ra đón bộ đội
vào giải phóng thị xã" [21,102] thế là đương nhiên ông trở thành một người đã tham
gia cách mạng. Đó là xuất thân và cũng là "thành tích" của Bí thư Thị uỷ của một
thị xã miền cao trong Đám cưới không có giấy giá thú. Chỉ là một gã đồ tể, đi theo
cách mạng có hai năm, tức hơn bảy trăm ngày cũng đã đủ vố n liếng để trở

thành


một Bí thư Thị uỷ - kẻ có quyền hành tuyệt đối bao trùm lãnh địa, thực hiện quyền
lực vào tất cả ngõ ngách của đời sống. Chính vì thế, ông càng tỏ uy quyền bao nhiêu
thì lại càng thể hiện sự ấu trĩ, vô văn hoá bấy nhiêu. Hãy nghe ông phát biểu trong
buổi khai giảng năm học đầu tiên của một trường Trung học: "Hôm nay, thị xã ta
khai giảng trường cấp 3, rồi đây chúng ta sẽ mở trường cấp 4, cấp 5, cấp 6. Cũng
giống như Tỉnh ta có giống lợn lai kinh tế nhiều nạc, tăng trọng nhanh " [21,101102]. Công việc mở mang dân trí, khai sáng văn minh lại được Bí thư Thị uỷ ví như
việc phát triển những giống lợn, khiến cho học sinh và những người thầy đứng ra
gánh vác cái trọng trách to lớn ấy phải tủi hổ. Chưa hết, cực điểm của màn bi hài là
ông đã hùng hồn tuyên bố trước toàn thể giáo viên và học sinh "Trí thức không
bằng cục cứt chó khô đâu các người hãy nhớ lấy" [21,103] và tầng lớp trí thức tiểu
tư sản chỉ là "cái sinh thực khí tức là cái của thằng đàn ông. Nghĩa là xung trận thì
nó được kích thích thì nó cương cứng lên. Rồi sau đó lại ỉu xìu như thằng đã chết
trôi" [21,103]. Làm sao có thể tưởng tưởng được những lời mạt sát vừa vô học, vừa
bỉ ổi đó lại được phát ngôn từ một người đại diện cho Đảng. Đó quả thật là một thảm
kịch cho một nền văn hoá mới.
Dưới cái nhìn sắc sảo và mới mẻ của Ma Văn Kháng, chân dung của ông
"quan Lại" được hiện lên một cách sống động, chân thực và sắc nét. Chân dung đó

một lần nữa lại đươc tái hiện một cách rõ ràng hơn qua cuộc đối thoại giữa ông với
thầy giáo dạy giỏi văn Đặng Trần Tự tại trường trung học số 5:
"- Anh có được người ta dạy chủ nghĩa Mác không? Có hiểu linh hồn chủ
nghĩa Mác là gì không?
- Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa nhân đạo hoàn thiện, là chủ nghĩa tự
nhiên hoàn bị. Lịch sử là một dòng chảy tự nhiên, ở ngo ài ý chí cá nhân. Là dòng
chảy vô thức xã hội.
- Ngu! linh hồn chủ nghĩa Mác là chuyên chính!
- Người xưa nói: Ngựa vì buộc nó bằng giàm, ách nên nó mới lồng lên hung
hăng. Trị người như trị ngựa, làm trái nhân tính sẽ gây rối loạn.
- Im đi! vừa phong kiến mà sặc mùi tư bản là anh! Cút! " [21,107-108].


Có thể nói đây rõ ràng là một cuộc quyết đấu giữa quyền lực và tri thức, nhưng
đây là một cuộc chiến không cân sức khi tri thức và nhân cách chỉ là số ít mà quyền
lực vừa đông, vừa mạnh lại có cả cái gan làm liều, do tự thị và vô học, để rồi đi đến
một kết cục đau thương, khi cái đẹp, cái tốt, cái cao cả bị chà đạp.
Cái nhìn sắc sảo của Ma Văn Kháng còn nhận thấy hậu quả khôn lường của sự
ấu trĩ và bất cập ấy. Nhà văn nhìn rõ khi cái dốt, cái ác nắm quyền lực thì hậu quả
của nó thật khôn lường. Thầy giáo Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) còn khốn
đốn vì Bí thư Dương và Hiệu trưởng Cẩm. Từ một bí thư Đoàn xã trình độ văn hoá
lớp 7, nhờ sức vóc, đạt giải chạy 1000 mét ở Huyện, Cẩm được đề bạt làm cán bộ
Đoàn, và được mời vào dạy thể dục ở một trường cấp II. Do có một vài năm thâm
niên trong nghề, Cẩm được cử đi học Đại học theo ý đồ vạch sẵn.
Lợi dụng kẽ hở trong quản lý cùng với năng lực "chạy", Cẩm nghiễm nhiên trở
thành một hiệu trưởng trường cấp III. "Cẩm là loại trí thức giả danh dốt nát và bần
tiện". Hiệu trưởng Cẩm của cái trường cấp III bất hạnh ấy, "chính là sản phẩm của
một thời lấy lý lịch ba đời nghèo khổ, lấy tấn phân xanh phân chuồng làm thước đo
giá trị của mỗi con người". Với lối đề bạt như vậy, lại thêm cái thói tham lam vô độ,
bần tiện, liều lĩnh và luôn thèm khát địa vị, Cẩm đã làm điêu đứng, tổn thương biết

bao nhiêu người chân chính như ông Thống, như Tự…
Cũng như Cẩm, Dương đã đạt lên tới đỉnh cao của danh vọng, tuy nhiên con
đường tiến thân của Dương nhanh gọn hơn. Trình độ văn hoá mới chỉ là lớp nhì
năm thứ nhất nhưng Dương tốt nghiệp lớp lý luận cấp cao nên ông ta được Bộ Giáo
dục đưa sang làm giáo viên dạy chính trị - Bí thư chi bộ nhà trường. Là giáo viên
dạy chính trị nhưng ông Bí thư chi bộ của nhà trường này đã trở nên bất hủ với lời
giải thích: Mác xít là tên gộp của hai vị lãnh tụ cộng sản C.Mác và Xíttalin ghép lại.
Ông còn đồng hoá với chức vụ và càng thâm niên đảm nhiệm chức vụ ông càng xa
cách con người bình thường tự nhiên, càng bộc lộ rõ trình độ văn hoá cấp I của
mình. Ông cho rằng: "Văn chương tự cổ vô bằng cứ. Văn chương là tư tưởng. Mà tư
tưởng thì nó như con lươn rúc bùn, như anh chàng Tôn Ngộ Không bảy mươi hai
phép biến hoá thần thông, sai đấy, đúng cũng đấy, lập lờ phản trắc cũng là ở đấy…"


[21,176]. Dương còn một thói xấu nữa là nhân danh cán bộ Đảng, tự cho mình có
quyền bóc thư người khác để xem trộm. Thật là một hiện tượng kỳ quặc, một sự
thiếu văn hoá lạ lùng. Đặc điểm của người ít học, kém trí tuệ được ông "phát huy"
một cách triệt để. Ông hay quan trọng hoá và lên mặt cường điệu về vai trò của mình…
Tiếc thay công tác Đảng, các động lực vĩ đại của cộng sản, cái linh hồn sống động
của sự phát triển, thông qua ông Dương đã biến thành một chuỗi công việc đối phó vặt
vãnh, ngờ nghệch. Có những khi ông Dương được miêu tả là một ông lão cổ hủ, dốt
nát, lúc lại hiện nguyên hình là một gã cảnh sát chỉ nhằm phạt vi cảnh người bộ hành,
lại có lúc hành tung của một tên mật thám quỷ quyệt.
Đó là những kẻ "bất tri" nhưng lầm tưởng là "tri" và tự giao cho mình cái
quyền dạy cách làm người cho giáo viên và học sinh. Ấy thế mới nảy sinh ra những
nghịch lý, cái xấu ngồi trên cái tốt, cái vô văn hoá dẫm đạp lên cái có văn hoá, cái
ngu dốt ngự trị tài năng. Sự đảo ngược các giá trị đó đã làm cho những người tâm
huyết như Ma Văn Kháng dằn vặt đến đau đớn. Viết về nhà trường đấy nhưng thực
ra Ma Văn Kháng muốn đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn hơn. Câu chuyện
tiêu cực ở trường Trung học số 5 này, mang dấu ấn và là sản phẩm của một giai

đoạn xã hội mang nặng tính chất giáo điều, máy móc áp đặt, lối làm việc chạy theo
thành tích giả dối trong công việc, trong quan hệ đối xử giữa con người với con
người. Những kẻ nắm quyền lực đã tỏ ra không xứng đáng với trách nhiệm của
mình và là những kẻ tồi tệ, không thể chấp nhận được.
Hướng thẳng cái nhìn sắc sảo, tinh vi của mình vào những vấn đề nhức nhối
trong cuộc sống, Ma Văn Kháng còn chỉ ra cái ác, c ái xấu không chỉ tồn tại ở một
cá nhân mà là một liên minh những kẻ cầm quyền tha hoá, lợi dụng chức quyền
hãm hại người dân lương thiện. Trong Chó Bi - đời lưu lạc, liên minh đó bao gồm;
Viễn cụt, mụ Lên, Xuân Chương và gã y sỹ nửa mùa… Viễn là chủ tịch phường,
Lên là chủ nhiệm cửa hàng kinh doanh tổng hợp, Xuân Chương được phân công
chuyên trách tư tưởng của cả phường. Cả ba đều thuộc diện ưu đãi của chính sách.
Viễn khai là thương binh què chân, Xuân Chương khai là thương binh loại nhẹ, lý
lịch ghi có thời đi thanh niên xung phong tuyến lửa, còn mụ Lên khai là vợ liệt sĩ.


Nhưng thực chất Viễn chính là một tên lưu manh đảo ngũ, đã tự chặt ngón tay để
khỏi phải ra chiến trường. Vốn là một anh lính bị kỷ luật trong chiến tranh do giết
bạn, rồi do ăn cắp lý lịch của bạn mà Viễn được thăng tiến… Còn mụ Lên "tính khí
hoa nguyệt đến mức gây rối loạn chức sắc địa phương" phải tha hương lên thành
phố. Xuân Chương thì là một tướng khỉ, không nghề nghiệp, bỏ quê ở miền Trung
đi làm phu hồ ở công trường xây dựng nhà ở của phường. Được ví là "gã trai đàng
điếm" nên chẳng bao lâu hắn đã nhanh chóng quen hơi bén tiếng với mụ đàn bà
"hừng hực bản năng giống cái" để trở thành "cô cháu" rồi ở cùng một nhà. Cả ba
người, nắm ba mặt quan trọng nhất của đời sống: chính quyền, kinh tế, văn hoá…
và cả ba đều cùng một duộc, kết bè kết đảng với nhau để đục khoét, vơ vét, của cải
của người dân lương thiện về tay mình, về nhà mình. Những kẻ lãnh đạo như thế,
bộ mặt của phường và đời sống nhân dân được chăm lo như thế nào là điều ai cũng
có thể tưởng tượng ra.
Tr ước một cái nhìn sâu sắc, đa diện, Ma Văn Kháng nhận thấy nạn nhân của
liên minh ma quỷ này không ai khác là gia đình ông Thuần, một gia đình vốn rất

hạnh phúc, vui vẻ, đầm ấm. Vợ ông Thuần là giáo viên ở một trường Trung học, là
người đôn hậu, hiền lành hết lòng vì chồng vì con. Họ có hai cậu con trai thông
minh, học giỏi, ngoan ngoãn. Một gia đình tuyệt vời như thế lại trở thành cái gai
trong mắt những kẻ độc ác, bất nhân như Viễn, Lên, Xuân Chương... Hơn nữa ông
Thuần lại có một "trọng tội" là thủ trưởng cũ của ông Chủ tịch phường, người đã kỷ
luật và nắm rõ sự tích ngón tay cụt của lão, điều mà xưa nay ông Chủ tịch Phường
không muốn ai biết. Vì lẽ đó, lão ta đã báo cáo ngầm lên trên để vu oan ông, khiến
cho gia đình ông Thuần - một trí thức tiếng tăm và được trọng vọng bỗng chốc đã
tan nát, lâm vào cảnh khốn đốn: Chồng con bị tù tội; vợ bị xúc phạm kỳ thị của
hàng xóm và sự bức hiếp của những kẻ cầm quyền đến nỗi đau ốm suy sụp.
Đa dạng trong cái nhìn, nếp cảm, lối nghĩ, Ma Văn Kháng đã nhìn rõ chân
dung của những nhà cầm quyền một thời. Họ không hề có ý thức vì dân, phục vụ
dân. Trái lại, họ lợi dụng chức quyền để bóc lột và chèn ép người dân. Mục đích
duy nhất của những nhà cầm quyền trong Côi cút giữa cảnh đời là làm sao vơ vét


được càng nhiều tiền của cho bản thân mình càng tốt cho dù phải dùng thủ đoạn gì
chăng nữa. Ông Luông - Chủ tịch phường Ngọc Sinh, vốn sống trong một ngôi nhà
"kín cổng cao tường, qua ba lớp cửa sắt mới vào được tới sân. Mảnh chai tua tủa sắc
rợn trên vòng tường vi, trên nữa là giây thép gai đan lưới mắt cao. Ông có một
chùm chìa khoá hai mươi mốt chiếc… vào đến buồng ngủ phải qua bẩy lần cửa
kho á nổi khoá chìm" [23,35] là những người như thế. Ma Văn Kháng đã để cậu bé
Duy, mười năm tuổi nhìn lại cái thời thơ ấu của mình mà ghê sợ nhận ra rằng: "Thì
ra con người ta là vậy, nó, chính nó nhiều khi lại là thủ phạm gây bao nỗi oan khổ
đau đớn cho đồng loại. Con người mang tiếng là con người mà sao nó lại có thể
nhẫn tâm, đểu cáng thế" [23,134]. Không chỉ ông Luông mà tên Hứng cũng không
từ thủ một đoạn nào để cướp đoạt tài sản của ba bà cháu đang sống trong cảnh đau
buồn, tuyệt vọng. Khi một bà lão già nua gần 70 tuổi do hoàn cảnh đưa đẩy phải
chăm lo nuôi dạy hai đứa trẻ côi cút. Cuộc sống của ba bà cháu đã phải trải qua
những ngày nguy khốn, tuyệt vọ ng, phải đem bán cả đồ đạc, ăn bữa rau bữa cháo,

bữa đói bữa no… Quả thật, nếu ai đã từng đọc và chứng kiến tình cảnh đau thương
này không khỏi không xót xa, đau đớn. Thế mà hắn hàng ngày sống và chứng kiến
tình cảnh đó lại không sẻ chia, giúp đỡ mà ngược lại còn lợi dụng chức quyền, lợi
dụng gia cảnh của ba bà cháu để chèn ép, để vơ vét cho mình. Chúng đã liên minh lại
với nhau để thực hiện dã tâm chiếm đoạt ngôi nhà của ba bà cháu, chỉ để lại cho một
bà già và hai đứa trẻ côi cút một căn buồng vẻn vẹn 6m vuông. Càng không ai có thể
ngờ, một người giàu có như Chủ tịch phường Luông, đã từng công tác trong ngành
ngoại giao 30 năm, lại có thói quen "ăn bẩn" khi ăn chặn, ăn quỵt của trẻ con từng
đồng từng hào mà mẹ chúng gửi về. Ông ta đã trắng trợn cướp đi từng miếng cơm
manh áo của con trẻ, thậm chí cả sinh mệnh chúng. Không những tham lam, độc ác,
ăn bẩn một cách vô độ, ông Chủ tịch phường Ngọc Sinh còn là một kẻ cửa quyền độc
ác và ngu dốt. Ông ta cho rằng mình là người nắm "công tắc điện", cho ai sáng người
ấy được sáng. Ngu dốt đến mức cho rằng Tây du ký là cuốn sách viết về chuyện Đặng
Tiểu Bình đi Mỹ, cấm mọi người đọc, rồi ông ta căn cứ vào hai cái họ: họ Lã (nhà
Duy) và họ Đổng (mẹ Duy) để ngang nhiên buộc tội dân lành, ông còn cố tình

cho


rằng cái món tiền hàng tháng được bí mật gửi cho bà cháu Duy là tiền của bọn gián
điệp nó trá hình cấp cho cụ (mà sau này xác minh được đó là tiền mẹ Duy gửi). Và
tất nhiên là ông ta giữ luôn số tiền hàng tháng đó vào trong túi mình, biến thành tài
sản của mình…
Đặc biệt là Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Phô trong Ngược dòng nước lũ - vốn
là một học sinh nổi tiếng dốt nát và bỉ tiện, quá kém cỏi nên bị thầy Khiêm (lúc ấy
là hiệu trưởng) đuổi học, đi làm công nhân bốc vác ở nhà ga xe lửa, rồi "nhảy tót lên
ghế cục trưởng". Cũng leo lên bằng cơ chế lý lịch hoá, Tổng cục trưởng Phô không
cần học hành, không mất xương máu, chỉ cần có một lai lịch nghèo khó, một vẻ
ranh mãnh trên đường đời, đã khiến cho con đường thăng tiến của Phô trở nên dễ
dàng. Nhưng càng đứng ở vị trí cao thì sự kém cỏi về năng lực càng được bộc lộ.

Từ diện mạo "lạnh lẽo cô hồn, vừa nham hiểm" [26,158]. Khi có quyền lực tối cao
hắn "ỷ vào quyền hành... hay trả thù cá nhân". Để giữ được cái địa vị tối cao, Phô
luôn tìm cách loại bỏ những đồng nghiệp không tuân phục cách quản lý của mình.
Đặc biệt là khi phát hiện ra Khiêm là thầy giáo cũ - người biết quá rõ lai lịch mình
lại xuất sắc và cao đẹp trong nhân cách đạo đức, vì lẽ đó hắn luôn tìm mọi cách để
loại bỏ Khiêm. Phô thực hiện triệt để chủ trương "tôi không cần người có tài, tôi chỉ
cần đoàn kết" [26,159], không cần người có tài và biết làm việc, mà chỉ cần những kẻ
biết tuân phục nên hắn đã đạo diễn hết màn kịch này đến màn kịch khác hòng dồn đẩy
những con người như Khiêm đến tận cùng bi kịch đau xót.
Trong Ngược dòng nước lũ không chỉ có Phô mà Ma Văn Kháng còn nhìn thấu
đến tâm can sự đen tối của những kẻ hám danh, hám lợi đến cạn tình ráo máng như
Đức, Hiển, Quanh lé... Khi biết Khiêm bị Phô đánh bật ra khỏi vị trí công tác của
mình, Quanh xum xoe nịnh nọt Phô để hòng được cân nhắc lên ghế chủ nhiệm thay
Khiêm. Kẻ a dua này theo lệch chủ phản bội lại Khiêm không từ thủ đoạn nào. Cái
đám đông bất tài vô nghĩa lý ấy, được Phô dựng lên bằng quyền lực, động cơ cá
nhân của mình để giữ bằng được cái chỗ ngồi của mình, Phô đã dựng quanh mình
một liên minh ma quỷ, những kẻ dốt nát, vô đạo đức, nhằm chống lại Khiêm và
củng cố địa vị của mình.


×