Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 89 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA VĂN – XÃ HỘI
----------

PHẠM TRUNG TÌNH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
MỘT MÌNH MỘT NGỰA CỦA MA VĂN KHÁNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thái Nguyên, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA VĂN – XÃ HỘI
----------

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
MỘT MÌNH MỘT NGỰA CỦA MA VĂN KHÁNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

: Phạm Trung Tình

Lớp: Cử nhân Văn học K9B

Khóa: 2011 - 2015



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

: TS. Nguyễn Diệu Linh

Thái Nguyên, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Một
mình một ngựa của Ma Văn Kháng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực
và chƣa đƣợc công bố trong công trình khác. Nội dung khóa luận có tham
khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trong các tác phẩm, tạp
chí và các trang web đều đƣợc liệt kê theo danh mục tài liệu tham khảo. Nếu
sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả

Phạm Trung Tình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 7
5. Đóng góp mới của đề tài................................................................................... 7
6. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................. 9

1.1. Ma Văn Kháng- từ nhà giáo đến nhà văn ....................................................... 9
1.1.1. Vài nét về cuộc đời.................................................................................. 9
1.1.2. Ma Văn Kháng: “Tôi viết như văng hòn đá ra khỏi tay” ........................ 10
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng ......... 14
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ở đề tài miền núi ........................... 15
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ở đề tài thành thị ........................... 18
1.3. Một mình một ngựa - cuốn tiểu thuyết mang dấu ấn tự truyện .................... 21
1.3.1. Khuynh hƣớng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại ............ 21
1.3.2. Một mình một ngựa - “đoạn đời mà bây giờ tôi mới viết” .................... 23
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 26
CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MỘT MÌNH
MỘT NGỰA ......................................................................................................... 27
2.1. Những cán bộ quả cảm, hết lòng vì cách mạng ............................................ 27
2.1.1. Dũng cảm trƣớc mọi thử thách .............................................................. 27
2.1.2. Sống nhiệt tình, hết lòng vì sự nghiệp chung ......................................... 33
2.2. Những cán bộ có trình độ hạn chế, tha hóa .................................................. 39
2.2.1. Sự hạn chế trong trình độ, nhận thức ..................................................... 39
2.2.2. Những cán bộ tha hóa, biến chất............................................................ 44
2.3. Những ngƣời phụ nữ sống có đam mê ......................................................... 47
2.3.1. Đảm đang và giàu lòng yêu thƣơng ...................................................... 47
2.3.2. Có khát vọng tình yêu và giàu bản năng tính dục................................... 51
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 55
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ........... 56


3.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình .................................................................. 56
3.1.1. Bút pháp tƣợng trƣng ............................................................................ 56
3.1.2. Bút pháp tả thực .................................................................................... 59
3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động ..................................... 64
3.2.1. Những hành động kiêu hùng.................................................................. 65

3.2.2. Những hành động đời thƣờng ................................................................ 68
3.3. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ ....................................................... 71
3.3.1. Ngôn ngữ độc thoại ............................................................................... 71
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại................................................................................ 75
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 77
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 81


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong lớp đại biểu tinh anh của nền văn học Việt Nam hiện đại sau
1975, Ma Văn Kháng là ngƣời đến muộn (so với Nguyễn Khải, Nguyễn Đình
Thi, Nguyễn Minh Châu,...). Song với sức sáng tạo phi thƣờng, lao động
nghiêm túc, nhãn quan tinh tế để chắt chiu hƣơng vị của đời Ma Văn Kháng
đã sớm tạo nên thương hiệu riêng, phong cách riêng cho mình bằng thể loại
truyện ngắn và định vị bản thân trong nền tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại.
Đúng nhƣ GS. Phong Lê nhận xét: “Có thể nói đến một thương hiệu Ma Văn
Kháng từ tiểu thuyết Mưa mùa hạ trở về sau, làm nên một dấu ấn riêng, khu
biệt với nhiều người. Một chất liệu hiện thực kiểu Ma Văn Kháng. Một cách
khai thác kiểu Ma Văn Kháng. Một giọng điệu riêng và ngôn ngữ riêng của
Ma Văn Kháng” [15]. Và trên dƣới 50 năm độc thiện kỳ thân, truân chuyên
chìm nổi, Ma Văn Kháng đã trình làng một khối lƣợng tác phẩm khá đồ sộ
với trên 200 truyện ngắn, 16 tiểu thuyết và mang về những thành công đáng
khâm phục: Giải B Hội nhà văn Việt Nam năm 1986; giải thƣởng Văn học
ASEAN năm 1998; giải thƣởng Nhà nƣớc về Văn học - Nghệ thuật đợt I năm
2001. Mới đây là giải thƣởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2009 cho tiểu
thuyết Một mình một ngựa và đặc biệt là giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn
học - Nghệ thuật năm 2012 khi ở tuổi xƣa nay hiếm.
1.2. Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất của thể loại

tự sự. Nó là “hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách
hình tượng” [21, 277], là trung tâm cho những đổi mới, cách tân về nghệ
thuật của nhà văn, là yếu tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng đƣợc nhà văn dụng
công xây dựng. Một tác phẩm đƣợc đánh giá là thành công bởi những ám ảnh
cuối cùng để lại trong lòng độc giả chính là thế giới nhân vật. Và theo nhiều
nhà nghiên cứu đánh giá: một trong những phƣơng diện làm nên thành công
cho những tác phẩm của Ma Văn Kháng chính là ở thế giới nhân vật phong
phú và đa dạng. Vì lẽ đó, việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Một

1


mình một ngựa của Ma Văn Kháng là một thao tác có ý nghĩa rất thực tiễn để
từ đó khẳng định thêm thành công trong xây dựng nhân vật của nhà văn.
1.3. Nghiên cứu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Một mình một ngựa
là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay hầu nhƣ chƣa có một công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và sâu sắc về thế
giới nhân vật trong tác phẩm này. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi
mạnh dạn đi tìm hiểu đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Một mình
một ngựa của Ma Văn Kháng”. Thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn
làm rõ những trăn trở về cuộc sống và con ngƣời, đặc biệt là lớp cán bộ chính
trị vùng cao trong những năm đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời góp
một tiếng nói trong việc chỉ ra những thành công về nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong tác phẩm Một mình một ngựa nói riêng và trong tiểu thuyết của nhà
văn Ma Văn Kháng nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu
Ma Văn Kháng là một trong những cây bút có nhiều đổi mới, cách tân
mạnh mẽ cả về nội dung và nghệ thuật, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi
của nền văn học Việt Nam đƣơng đại trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Tác
phẩm của ông là “một nhát cắt ngang sắc gọn làm nổi rõ hình hài đời sống

trong những hình thái phong phú, phức tạp của nó” [11, 5].
Từ những tác phẩm đầu tiên: Đồng bạc trắng hoa xòe, Mưa mùa hạ,…
Ma Văn Kháng đã tạo đƣợc sự chú ý của đông đảo độc giả cũng nhƣ giới
nghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nƣớc, làm cho đời sống văn học
thêm sôi động. Hàng loạt các bài nghiên cứu, tiểu luận - phê bình, phỏng vấn
giới thiệu về tác phẩm của Ma Văn Kháng đã đƣợc đăng trên nhiều phƣơng
tiện truyền thông đại chúng. Nhƣng trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng
tôi chỉ tập trung, chú ý đến đến những bài, nghiên cứu viết xoay quanh hai
vấn đề cơ bản sau:
2.1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
Ngay từ khi mới ra đời, tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe (1979) đã
tạo ra đƣợc các luồng tranh luận sôi nổi. Đánh giá cách xây dựng nhân vật
2


trong tác phẩm của Ma Văn Kháng GS. Trần Đăng Suyền có những nhận xét
nhƣ sau: Bên cạnh “những nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng khá công
phu” thì còn vấp phải một vài hạn chế nhất định nhƣ“nhiều nhân vật trong
Đồng bạc trắng hoa xòe có hiện tượng hành động át tâm lý. Cái mà ai đó gọi
là khám phá con người, là phép biện chứng tâm hồn, anh chưa làm được bao
nhiêu” [29, 13].
Đến những tác phẩm sau này, Ma Văn Kháng đã tạo đƣợc những bƣớc
nhảy rất đáng ghi nhận. Đó là sự cố gắng nhằm khắc phục những thiếu sót,
hạn chế mà ông chƣa làm đƣợc trong giai đoạn trƣớc. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Thị Huệ đã nhanh chóng có những bài viết để ghi nhận những thành
công của Ma Văn Kháng trong việc cách tân thế giới nhân vật. Theo bà: Nhân
vật của Ma Văn Kháng đã “phong phú đa dạng hơn, phức tạp hơn, không chỉ
có công nông binh mà còn có tầng lớp thị dân, đặc biệt là nhân vật trí thức đã
như một ám ảnh khôn nguôi một trăn trở day dứt một ma lực có sức hút lớn
đối với ngòi bút của Ma Văn Kháng” [23, 13].

Chúng tôi đặc biệt quan tâm, chú ý tới bài viết: Khi nhà văn đào bới bản
thể ở chiều sâu tâm hồn của PGS.TS. La Khắc Hòa đƣợc đăng trên trang Phê
bình văn học số tháng 10.2010. Ông đã đƣa ra những đánh giá mang tính tổng
quan về cách xây dựng nhân vật nói chung trong văn xuôi Ma Văn Kháng, và
đặc biệt nhấn mạnh:“Nhân vật của Ma Văn Kháng dù phức tạp đến đâu, có
những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc, ta có thể nhận diện
được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao thượng hay đê tiện, độc ác
hay nhân từ, ích kỷ hay hảo tâm” [45].
Ngoài ra không thể không điểm đến những công trình nghiên cứu có tính
hệ thống, bài bản về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Trong
đó, phải kể đến luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Mai (2008), Những
chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới. Ở luận văn này,
nhà nghiên cứu đã chỉ ra những chuyển biến về nội dung và hình thức nghệ
thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới với những dấu hiệu và
nguyên nhân dẫn tới sự chuyển biến ấy. Đặc biệt là trong phần nội dung nhà
3


nghiên cứu đã làm sáng tỏ những chuyển biến trong thế giới nhân vật của Ma
Văn Kháng, từ hình tƣợng thế giới nhân vật trữ tình sử thi đến hình tƣợng thế
giới nhân vật đa dạng trong xã hội thành thị.
Tiếp đó là luận án Tiến sĩ của Dƣơng Thị Thanh Hƣơng (2014), Phong
cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Luận án này là công trình khoa học đầu tiên
nghiên cứu chuyên sâu và đánh tổng quát về phong cách nghệ thuật của Ma
Văn Kháng từ tác phẩm đầu tay cho đến những tác phẩm gần đây nhất. Qua
việc nghiên cứu phong cách tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhà nghiên cứu đã
làm rõ những vấn đề trong quan niệm nghệ thuật, kiểu nhân vật, bút pháp xây
dựng nhân vật đến ngôn ngữ, giọng điệu trong các sáng tác của ông.
Trong số những công trình bàn về thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Ma Văn Kháng, đáng chú ý là luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Nga

(2007), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Đây là một công
trình nghiên cứu có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về thế giới nhân vật trong
truyện ngắn của Ma Văn Kháng. Nguyễn Thị Phi Nga chỉ ra đƣợc cái thế giới
nhân vật của Ma Văn Kháng ở nhiều góc độ, trong nhiều mối quan hệ: con
ngƣời trƣớc những giá trị tinh thần, vật chất; con ngƣời trƣớc thời thế và hoàn
cảnh; con ngƣời với cội nguồn, gốc rễ; con ngƣời của bản năng, của cõi đời
trần tục và con ngƣời của thế giới tâm linh. Từ đó nhà nghiên cứu đã cho
ngƣời đọc thấy đƣợc quan niệm mới mẻ về con ngƣời và cái nhìn mang tính
nhân sinh sâu sắc của nhà văn.
Tóm lại, tất cả những nhận xét, đánh giá sâu sắc và khách quan về thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng dƣới những góc nhìn khác nhau, đều
nhằm khẳng định những đóng góp và thành công của ông trong tiến trình phát
triển của Văn học Việt Nam giai đoạn đƣơng đại. Trên tinh thần kế thừa những
thành tựu của những ngƣời đi trƣớc để lại, các công trình khoa học của các học
giả, các nhà nghiên cứu trên đây sẽ là những gợi ý vô cùng quan trọng trong
quá trình chúng tôi kiến giải đề tài.
2.2. Tác phẩm Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng

4


Thành công nối tiếp thành công khi vào tháng 10.2009 Ma Văn Kháng
bất ngờ giành đƣợc giải nhất của Hội nhà văn Hà Nội cho tiểu thuyết thứ 14
Một mình một ngựa khi ở cái tuổi đã ngoại thất tuần. Trƣớc sự kiện này,
nhiều báo chí đã nhanh chóng giới thiệu tác phẩm một cách rộng rãi đến đông
đảo học giả, song mới chỉ dừng lại ở tầm khái quát. Phải đến nhà nghiên cứu
Đỗ Hải Ninh với bài viết: Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Một
mình một ngựa của Ma Văn Kháng là bài viết đầu tiên có tính chất nghiên
cứu chuyên sâu về tiểu thuyết đƣợc đăng trên tapchisonghuong.com, số
250.2009.

Đỗ Hải Ninh đã nhận xét rằng: Cuốn tiểu thuyết “không có nhiều đột
phá, cách tân trong nghệ thuật tự sự nhưng Một mình một ngựa với cách kể
chuyện hóm hỉnh, tạo được những điểm nhấn ấn tượng. Đi từ cái cá thể đến
tính phổ quát, với ý thức tạo dựng thế giới hình ảnh, Ma Văn Kháng đã đem
lại cho câu chuyện kể về đời những màu sắc của tiểu thuyết trong sự kết hợp
hài hòa với tự truyện” [43]. Và Đỗ Hải Ninh cũng không ngần ngại khi chỉ ra
mặt hạn chế còn vấp phải trong tác phẩm:“Tuy nhiên, tác phẩm sẽ thành công
hơn nếu khai tác thác hết chiều sâu của nhân vật, chẳng hạn nhân vật
Yên…đôi chỗ còn sa đà vào dẫn giải dài dòng khiến cho tác phẩm nghiêng về
tính luận đề, lộ ý tưởng” [43].
Tiếp đó là bài viết: Một mình một ngựa đối mặt với sự tha hóa của học
giả Nguyễn Long Khánh đƣợc đăng trên chungta.com số tháng 12.2010.
Nguyễn Long Khánh đã thấy đƣợc cái nhìn khách quan của Ma Văn Kháng
trong tác phẩm, nhà văn tỏ ra nhƣ một viên công tố trong phiên tòa phán xử:
“Ngòi bút Ma Văn Kháng thể hiện cái nhìn nghiêm khắc, thấu lý đạt tình như
viên công tố trong phiên tòa: anh mổ xẻ, phân tích đúng sai, cân đo giữa công
và tội bằng lý lẽ của cái đầu lạnh duy ý chí và trái tim nhân văn đậm tình
người của mình” [42].
Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận đƣợc hai đề tài Khóa luận tốt nghiệp
đại học: Châu Thị Lu (2010), Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Một mình
một ngựa của Ma Văn Kháng và Nguyễn Thị Thúy Hà (2010), Ám ảnh về nỗi
5


cô đơn trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Ở đề tài
của Châu Thị Lu, chị đã phân tích các đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong tiểu
thuyết Một mình một ngựa ở các phƣơng diện từ ngữ, câu văn, các biện pháp
tu từ nổi trội. Còn ở đề tài của Nguyễn Thị Thúy Hà, chị đã chỉ ra một cách có
hệ thống về nỗi cô đơn trong tác phẩm qua hai phƣơng diện chính: nhân vật
và ngôn ngữ, giọng điệu.

Tựu chung lại, Một mình một ngựa là tiểu thuyết còn khá mới, các bài
viết liên quan đều mới chỉ mới dừng lại ở việc sơ lƣợc, giới thiệu về tác
phẩm. Một vài bài mang tính chất nghiên cứu song cũng chỉ mới đi vào một
khía cạnh của tác phẩm chứ chƣa có một công trình nào tập trung, bao quát
nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tác phẩm này của Ma Văn Kháng. Bởi
vậy lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Một mình một
ngựa của Ma Văn Kháng” chúng tôi nhằm đƣa ra cái nhìn thấu đáo và toàn
diện hơn về hệ thống nhân vật trong tác phẩm.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Ma Văn
Kháng, bởi nó chi phối đến cách lựa chọn và xây dựng nhân vật trong tác
phẩm của ông.
- Khám phá hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Một mình một ngựa
nhằm thấy đƣợc chiều kích tƣ tƣởng, giá trị nhân văn, tƣ tƣởng của Ma Văn
Kháng.
- Tìm hiểu những thủ pháp nghệ thuật đƣợc Ma Văn Kháng sử dụng
trong việc việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn
Kháng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Một mình một ngựa (2010) của Ma Văn Kháng, 376 trang,
in lần thứ 3 do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành.
6


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi có sử dụng những phƣơng
pháp nghiên cứu sau:

4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phƣơng pháp đƣợc chúng
tôi sử dụng một cách triệt để trong việc phân tích ngoại hình, hoàn cảnh, tính
cách, tâm lý nhân vật. Từ đó chỉ ra những đặc điểm nổi bật của nhân vật trong
tiểu thuyết Một mình một ngựa.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu: đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng
để khu biệt những đặc điểm của các nhân vật trong tiểu thuyết Một mình một
ngựa và những cách tân đổi mới của Ma Văn Kháng trong xây dựng nhân vật
so với những tiểu thuyết thuộc giai đoạn đầu. Cũng trong phƣơng pháp này
chúng tôi còn đối chiếu cách xây dựng nhân vật của ông so với các nhà văn
cũng thời để thấy đƣợc các phong cách riêng của nhà văn.
4.3. Phương pháp thống kê, phân loại: chúng tôi sử dụng phƣơng pháp
này trong việc phân loại các loại hình nhân vật và các tài liệu liên quan.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác
nhƣ: phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống, phƣơng pháp nghiên cứu loại hình,
phƣơng pháp nghiên cứu đa ngành.
5. Đóng góp mới của đề tài
- Khám phá hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
tiểu thuyết Một mình một ngựa.
- Khẳng định thêm những thành tựu và đóng góp to lớn của Ma Văn
Kháng trong nền văn xuôi Việt Nam đƣơng đại.
- Góp thêm một tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích những sáng
tác của Ma Văn Kháng nói chung và tiểu thuyết Một mình một ngựa nói riêng.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung của
đề tài đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Những vấn đề chung
Chƣơng 2. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Một mình một ngựa
7



Chƣơng 3. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật

8


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Ma Văn Kháng- từ nhà giáo đến nhà văn
1.1.1. Vài nét về cuộc đời
Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, ông sinh ngày 01
tháng 12 năm 1936 tại một làng quê nghèo của phƣờng Kim Liên, quận Đống
Đa, ngoại thành Hà Nội (nay là phƣờng Phƣơng Liên, quận Ba Đình, Hà Nội).
Ông sinh ra trong một gia đình hiếu học, cùng với tƣ chất thông minh, ham
tìm tòi học hỏi nên ngay từ thuở thiếu niên, Ma Văn Kháng đã tham gia quân
đội và đƣợc cử đi học ở khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta giành
thắng lợi vang dội, hòa bình lập lại trên miền Bắc, theo tiếng gọi của Đảng,
của Tổ Quốc, ngƣời thanh niên Đinh Trọng Đoàn tạm biệt quê hƣơng và gia
đình xung phong lên vùng Tây Bắc rồi đƣợc cử về dạy học ở trƣờng trung học
cơ sở Lào Cai. Đây là một bƣớc ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động
của Ma Văn Kháng mà nhƣ ông tâm sự:“Tôi ra đi theo biến cố của mốc lịch
sử hào hùng năm 1954, mở đầu thời kỳ hòa bình lập lại, thế hệ thanh niên
miền Bắc theo tiếng gọi của những Đan cô, Paven Cooxaghin mang sứ mệnh
cao đẹp đi đến những vùng khó khăn nhất của đất nước. Sống nhiệt thành, lửa
dân tộc bùng lên, đi như viên đạn thẳng đầu” [24, 19].
Năm 1960, Ma Văn Kháng “xuống núi” chuyên tu tại trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục trở về dạy học ở Lào Cai và
lần lƣợt kinh qua nhiều cƣơng vị công tác nhƣ: Hiệu trƣởng trƣờng trung học
cơ sở, trung học phổ thông Lào Cai. Một thời gian sau ông đƣợc điều về làm
thƣ ký cho Bí thƣ tỉnh ủy Trƣờng Minh, rồi làm phóng viên, Phó Tổng biên

tập báo Đảng bộ tỉnh.
Lào Cai - miền xứ lạnh tình nồng, là nơi dừng chân của nhiều bộ tộc
trong các cuộc thiên di bi tráng từ nhiều thiên niên kỷ trƣớc đây. Hai mƣơi
năm gắn bó với con ngƣời và thiên nhiên miền sơn cƣớc đã giúp Ma Văn
9


Kháng am hiểu lối sống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu
số. Bút danh họ Ma đã phần nào nói lên lòng biết ơn, sự gắn bó, tình yêu
thƣơng của nhà văn đối với miền biên giới xa xôi nhƣng ấm áp tình ngƣời
này. Tình yêu, sự gắn bó ấy đã khơi nguồn cảm hứng đƣa Ma Văn Kháng từ
nghề giáo đến với nghề báo, nghề văn.
Tháng 4/1976, Ma Văn Kháng rời Lào Cai về Hà Nội công tác với tƣ
cách là một nhà văn chuyên nghiệp. Ông lần lƣợt nắm giữ những cƣơng vị
quan trọng nhƣ: Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ
tháng 03/1995 Ma Văn Kháng là Ủy viên ban chấp hành, Ủy viên Đảng đoàn
Hội nhà văn khóa V, Tổng Biên tập Tạp chí Văn học nƣớc ngoài và Trƣởng
ban sáng tác của Hội. Trải qua nhiều bƣớc thăng trầm cùng lịch sử, dù ở bất
kỳ cƣơng vị công tác nào Ma Văn Kháng cũng đều hoàn thành xuất sắc các
nhiệm vụ đƣợc giao và luôn gần gũi, hòa đồng với mọi ngƣời, điều đó làm
ông luôn hiện lên thật đẹp trong suy nghĩ của bạn đọc cũng nhƣ đồng nghiệp.
Trong cuộc hành trình vạn dặm của cuộc đời, Ma Văn Kháng đã luôn cần
cù, bền bỉ, chắt chiu những “tài liệu sống” để làm giàu vốn hiểu biết và làm nên
những tác phẩm sống với đời của mình. Đồng bạc trắng hoa xòe, Đám cưới
không có giấy giá thú, Vùng biên ải,…là những trang văn mang đƣợc hơi thở
đậm đà của cuộc sống, đặc biệt là qua thế giới nhân vật, Ma Văn Kháng đã dựng
lên đƣợc nhiều hạng ngƣời, mang những phẩm chất và tính cách khác nhau.
1.1.2. Ma Văn Kháng: “Tôi viết như văng hòn đá ra khỏi tay”
Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Ma Văn Kháng luôn quan
niệm: “Công việc văn chương không đơn giản chỉ là tài năng mà còn là sự

vật lộn, trăn trở, nghiền ngẫm, từng trải, luôn canh cánh trong lòng như mắc
nợ với đời. Văn chương phải tự nhiên như đời sống, phải tác động đến đời
sống tâm tư tình cảm của mỗi cá nhân con người, cái viết ra phải làm cho con
người hoặc sung sướng đến phát điên hoặc đau đớn quặn thắt đến từng khúc
ruột, hoặc ngẩn ngơ như một kẻ mắc bệnh trầm cảm” [23, 25]. Thế mới đủ
thấy công sức, tâm huyết của nhà văn thật không nhỏ trên hành trình sáng tạo
nghệ thuật. Đúng nhƣ nhà văn Nga vĩ đại Mác-xim Gooc-ki đã nói: Nghề viết
10


văn là một nghề cực nhọc nhất trên thế gian này, và những ai dấn thân vào
nghề cầm bút vì cho rằng đó là nghề nhàn nhã nắng không đến đầu, mƣa
không đến mặt thì thật là một nhầm lẫn to lớn. Nghề viết văn chính xác là một
nghề nặng nhọc nhất thế gian, chỉ sau nghề phu mỏ.
Không giống nhƣ nhiều nhà văn cùng thời, Ma Văn Kháng chạm tay đến
thành công bằng con đƣờng sáng tác văn chƣơng khá muộn. Thế nhƣng, nếu
lần theo những trang hồi ký của Ma Văn Kháng, có thể thấy tác giả biểu lộ
tình yêu đối với văn chƣơng từ rất sớm (từ thời trung học). Tác phẩm đầu tay
mang tên Phố cụt (1961) ra đời chƣa để lại nhiều dấu ấn trong lòng ngƣời
đọc. Chỉ khi Xa Phủ (1969) ra đời và giành đƣợc giải Nhì (không có giải
Nhất) trong cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ đƣợc coi là đánh
dấu bƣớc khởi đầu cho sự nghiệp văn chƣơng của Ma Văn Kháng. Kể từ đó
đến nay, ông lần lƣợt cho ra đời hàng loạt tập truyện ngắn viết về đề tài miền
biên ải, ca ngợi những con ngƣời thuần hậu, chất phác, giàu lòng nhân ái, yêu
tự do chính nghĩa, góp phần không nhỏ trong công cuộc giải phóng quê
hƣơng: Mùa mận hậu (1972), Người con trai họ Hạng (1972), Cái móng
ngựa (1974), Vệ sĩ của quan Châu (1988),...
Tiểu thuyết Gió rừng (1976) là “đứa con tinh thần đầu lòng” của Ma
Văn Kháng, nhƣng chỉ đến Đồng bạc trắng hoa xòe (1979) đƣợc viết “với
nỗi đam mê tưởng đến điên rồ của cả thể xác lẫn tinh thần” ông mới cho rằng

mình thực sự đứng trong làng văn, đã phần nào trả đƣợc món nợ cho nơi nặng
tình, nặng nghĩa và che chở, đùm bọc cho ông suốt một thời gian dài. Đồng
bạc trắng hoa xòe là bức tranh bi tráng, lung linh màu sắc của thiên nhiên và
con ngƣời miền sơn cƣớc trong công cuộc đấu tranh giải phóng quê hƣơng
dƣới sự lãnh đạo của các cán bộ cách mạng. Vùng biên ải (1983) là sự tiếp
nối chặng đƣờng đấu tranh để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của các đồng bào
dân tộc miền núi nhƣng chuyển sang một giai đoạn mới với nhiều khó khăn
và phức tạp hơn. Trăng non (1984) miêu tả công cuộc xây dựng kinh tế mới
trên mảnh đất nghèo nàn, lạc hậu của đồng bào miền núi tuy chiến tranh đã lùi
xa. Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001) viết về bản lĩnh kiên cƣờng của thầy giáo
11


Khiêm, ngƣời đã bỏ bao công sức, tâm huyết, quyết tâm cải tạo và xây dựng
“lâu đài văn hóa” ở một nơi còn nghèo nàn, xa xôi, hẻo lánh...
Trong số những cuốn tiểu thuyết trên thì Đồng bạc trắng hoa xòe,
Vùng biên ải và Gặp ở La Pan Tẩn đƣợc coi là bộ ba tiểu thuyết (Chữ của
PGS. Nguyễn Ngọc Thiện) rất có giá trị tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh
trong sáng tác về đề tài miền núi của Ma Văn Kháng.
Sau khi đất nƣớc đƣợc hoàn toàn giải phóng, Ma Văn Kháng chuyển
hẳn về Hà Nội công tác. Ông đã hòa nhập rất nhanh với cuộc sống nơi đô thị.
Nhà văn vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp văn chƣơng của mình và gặt hái
đƣợc rất nhiều thành công với những tác phẩm mang đậm hơi thở của cuộc
sống thành thị thời kỳ đổi mới. Tiểu thuyết Mưa mùa hạ (1982) xuất hiện đã
đánh dấu bƣớc chuyển biến đầu tiên trong sáng tác của Ma Văn Kháng ở đề
tài thành thị. Tác phẩm ngay lập tức đã gây đƣợc sự ngỡ ngàng, xôn xao trong
dƣ luận về cả đề tài lẫn những vấn đề đƣợc đề cập trong tác phẩm. Trong tác
phẩm này, Ma Văn Kháng đã để cho hai nhân vật chính của ông một ngƣời
chết vì bạo bệnh, một ngƣời thì hy sinh thân mình che chắn cho con đê. Họ
đều là những ngƣời tốt và mang trong mình những khát vọng của tuổi trẻ thế

nhƣng lại có một kết cục thật buồn, bi thảm. Bởi vậy, tiểu thuyết Mưa mùa
hạ ra đời đã mang trong mình những dấu hiệu của sự bất thƣờng và gây đƣợc
chú ý bởi những nguyên nhân: Thứ nhất, Ma Văn Kháng là một nhà văn
chuyên sáng tác những đề tài thuộc về cuộc sống và con ngƣời miền biên ải
nay bỗng nhiên chuyển sang đề tài thành thị với bút pháp rất tự nhiên, cuốn
hút; Thứ hai, những con ngƣời tốt, lƣơng thiện trong tác phẩm lại có cái kết
cục buồn và bi thảm. Điều này đã phá vỡ những quan niệm truyền thống trƣớc
kia, khi cho rằng: ở hiền thì sẽ gặp lành và những ngƣời tốt sẽ có một kết cục
rất hậu.
Những tiểu thuyết kế tiếp Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới
không có giấy giá thú (1989), Ngược dòng nước lũ (1999)...đã khẳng định
thời kỳ chín muồi của tài năng và đỉnh cao của bút lực sung mãn trong sáng
tác của Ma Văn Kháng. Những tác phẩm này vẫn tiếp tục mạch cảm xúc về
12


đề tài thành thị song những con ngƣời tha hóa với số phận bi kịch đã đƣợc
Văn Kháng nâng lên ở mức độ cao hơn bằng bút pháp tinh tế, sáng tạo và
càng khẳng định ngòi bút thẳng thắn vạch trần vấn đề đạo đức tha hóa trong
xã hội buổi giao thời.
Gần đây, Ma Văn Kháng tiếp tục khuấy động đời sống văn học đƣơng
đại bằng việc cho ra đời hàng loạt những tập truyện ngắn: Trăng soi sân nhỏ
(1994), Cuộc đấu của gà chọi (2005), Mùa thu đảo chiều (2012)... và các
tiểu thuyết: Trốn nợ (2008), Một mình một ngựa (2009), Bến bờ (2011),
Bóng đêm (2011), Chuyện của Lý (2014)... Đây là những tác phẩm có giá trị,
mang tính thời sự và có ý nghĩa lớn đối với ngƣời đọc, cuộc sống hôm nay.
Văn học là nhân học và sứ mệnh của văn học là phải làm cho con ngƣời
trở nên ngƣời hơn. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, nhà văn sẽ không cầm bút chỉ vì
mục đích kiếm kế sinh nhai mà còn bằng cái lòng yêu nghề, đồng thời phải tự
thấy có trách nhiệm với cuộc sống và con ngƣời. Đặc biệt, bằng ngòi bút của

mình, nhà văn còn phải làm cho văn chƣơng trở nên gần gũi, giản dị, thân
thuộc nhƣ cuộc sống vốn có của nó. Ma Văn Kháng là một nhà văn cầm bút
nhƣ thế. Khi đã ở cái tuổi 75, với 3 cái stent trong ngực, sống chung với thuốc
và những cơn đau trong căn nhà nhỏ trên phố Nguyễn Chí Thanh, song ông
vẫn sung sức, dẻo dai và cho ra đời những tác phẩm thật tự nhiên và thân thiết
trƣớc bạn đọc mà nhƣ Ma Văn Kháng chia sẻ: Tôi viết như văng hòn đá ra
khỏi tay. Đó là cách viết rất tự nhiên và rất bản năng, đƣa văn chƣơng trở về
thật gần gũi, thật giản dị, thật dễ tiếp cận. Theo chúng tôi, có nhiều lý do để lý
giải lời chia sẻ về cách viết văn rất tự nhiên này của nhà văn, song về cơ bản
có thể hiểu:
Thứ nhất, Ma Văn Kháng là nhà văn có một vốn sống dầy dặn của sự
từng trải, thực tế tuổi đời từ những năm xê dịch đã bồi đắp cho ông vốn tƣ
liệu sống vô cùng quý báu, một kho chữ thật rủng rỉnh để tiêu dùng (Chữ của
GS. Phong Lê) cho suốt cuộc đời cầm bút.
Thứ hai, bản lĩnh và tài năng của nhà văn đã giúp ông hòa nhập với thời
cuộc, nắm bắt đƣợc mạch nguồn của sự chuyển động vô cùng mạnh mẽ, đa
13


dạng đang diễn ra từng ngày và quan trọng hơn là từ sự đa dạng, phức tạp đó
lại đƣa nó về gần gũi và thân thiết trƣớc bạn đọc.
Ma Văn Kháng - lão nhà văn có sức viết dồi dào, sung mãn và dẻo dai
của làng văn tự sự Việt Nam. Sự nghiệp văn chƣơng của ông kinh qua hai giai
đoạn và gắn liền với hai mảng đề tài chính: đề tài miền núi với cảm hứng sử
thi và đề tài thành thị với cảm hứng thế sự đời tƣ. Và ở đề tài nào Ma Văn
Kháng cũng gây đƣợc những điểm nhấn ấn tƣợng bằng những tác phẩm đánh
rất trúng và đúng những vấn đề bóng nỏng của thời đại. Bởi vậy, dễ hiểu tại
sao Ma Văn Kháng luôn là một hiện tƣợng văn học độc đáo đƣợc dƣ luận bạn
đọc quan tâm, một đối tƣợng thu hút đƣợc nhiều ý kiến đánh giá, tranh luận
của giới phê bình văn học.

1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng
Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đƣợc xem là “toàn bộ cái nhìn và
sự miêu tả về con người bằng các biện pháp nghệ thuật” [54]. Ở các nhà văn,
sự hình thành quan niệm nghệ thuật có một vai trò đặc biệt quan trọng trong
cá tính sáng tạo, thế giới quan, tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn và nhất là chi
phối cách xây dựng thế giới nhân vật của nhà văn.
GS. Trần Đình Sử khi bàn về quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cho
rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm
hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con
người được thể hiện trong tác phẩm của mình” [56].
Nhƣng mọi cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ đến cách cắt nghĩa lý giải
về con ngƣời của nhà văn đều bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, văn hóa, xã
hội của thời đại mà nhà văn sinh sống. Không chỉ vậy, quan niệm nghệ thuật
về con ngƣời còn mang những dấu ấn sáng tạo riêng trong tƣ duy nghệ thuật,
lý tƣởng thẩm mỹ, và cá tính sáng tạo nên mỗi nhà văn lại có một quan niệm
về con ngƣời khác nhau.
Với mỗi nhà văn mà quá trình sáng tác trải dài qua các giai đoạn thì
quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cũng có nhiều biến đổi. Qúa trình này
diễn ra từ từ, thấm dần, ngấm dần trong tƣ tƣởng và suy nghĩ của mỗi nhà văn
14


và đƣợc thể hiện trên trang viết. Ma Văn Kháng cũng không nằm ngoài
trƣờng hợp này. Quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng đƣợc chia thành hai
giai đoạn, nó ứng với những biến đổi trong đề tài và cảm hứng sáng tác của
ông, từ đề tài miền núi với cảm hứng sử thi sang đề tài thành thị với cảm hứng
thế sự và đời tƣ. Bởi vậy quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết
Ma Văn Kháng có sự thống nhất trong đề tài và cảm hứng sáng tác của nhà
văn.
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người ở đề tài miền núi

Ma Văn Kháng không phải là ngƣời đầu tiên khai thác đề tài về con
ngƣời và cuộc sống miền núi. Trƣớc Ma Văn Kháng đã có Tô Hoài, Thế Lữ,
Lan Khai,…với những truyện ngắn rất xuất sắc về mảng đề tài này. Song bản
chất của văn chƣơng là: khơi những nguồn chƣa ai khơi và sáng tạo những gì
chƣa có. Thế nên, một nhà văn có ý thức, trách nhiệm với ngòi bút của mình
nhƣ Ma Văn Kháng sẽ không thể chấp nhận hành trình sáng tạo văn chƣơng
lại dẫm trên dấu chân của những ngƣời đi trƣớc. Và Ma Văn Kháng nhận
thấy: nếu các nhà văn tiên phong, họ viết về đề tài miền núi bằng thể loại
truyện ngắn, thì ông sẽ là một trong những nhà văn tiên phong đến với đề tài
này bằng thể loại tiểu thuyết, một thể tài có tầm vóc để khái quát một hiện
thực rộng lớn và có ý nghĩa lịch sử nhƣ vùng đất Lào Cai. Chọn đƣợc mảnh
đất đắc địa để đặt bút, với sự quan sát tinh tế Ma Văn Kháng đã đƣa ra những
quan niệm riêng để xây dựng nên những hình tƣợng nhân vật độc đáo, trong
đó có quan niệm con người với số phận bị kịch, con người bản năng, con
người tha hóa tiêu cực và con người lương thiện.
Ở con ngƣời với số phận bi kịch, Ma Văn Kháng đã đặt con ngƣời
trong mối quan hệ với hoàn cảnh, chính trị xã hội vùng Tây Bắc trong những
năm chiến tranh và xây dựng xã hội mới. Trong hoàn cảnh chiến tranh, nhiều
thế hệ ngƣời miền núi yêu nƣớc nhƣng vẫn không tìm ra đƣợc con đƣờng đi
đúng đắn. Họ hoài nghi tất cả và rơi vào cô đơn, đau đớn, bế tắc. Bi kịch này
thƣờng rơi vào những ngƣời thuộc vào thế hệ cũ, nhƣ hố pẩu Giàng Lầu, cha
của Pao trong Đồng bạc trắng hoa xòe.
15


Bi kịch hôn nhân và tình yêu là kiểu bi kịch thƣờng gặp trong các tiểu
thuyết viết về đề tài miền núi của Ma Văn Kháng. Nhà văn đã tô đậm số phận
của những ngƣời phụ nữ, làm nổi bật lên nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần
của họ: Seo Mùa trong Đám cưới không có giấy giá thú; Pàng trong Đồng
bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải,…

Số phận của những con ngƣời miền núi nói chung là khốn khổ. Thế
giới của họ từ sơ khai đến hiện tại là nơi ngự trị của những hoang sơ rừng rú.
Họ không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn gắn với trình độ văn hóa và giới
hạn văn minh thấp kém, kiềm chế sự phát triển. Ma Văn Kháng đã cắt nghĩa
và lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng bi kịch trên, chủ yếu là do sự thống
trị của thế lực phong kiến với nhiều luật lệ hà khắc, nhiều hủ tục lạc hậu, là
sản phẩm đặc thù do trình độ sinh ra, cản trở bƣớc đi tự giải phóng mình của
họ và khiến họ chìm đắm trong những bi kịch.
Thứ hai là quan niệm về con ngƣời bản năng. Con ngƣời bản năng là con
ngƣời đƣợc tự nhiên hóa, sống thiên về vô thức và ít nhiều có tính chất dị
thƣờng, là sản phẩm của lối sống hoang dã và mê muội: Châu Quán Lồ trong
Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải; Giàng A Lử trong Vùng biên ải…
Ma Văn Kháng đã từng viết: “Con người là sự tổng hòa lý trí với bản
năng”. Tức là Ma Văn Kháng thừa nhận mặt bản năng bên trong mỗi con
ngƣời. Nó là sự thống nhất giữa phần “con” và phần “người”. Khám phá đời
sống con ngƣời bản năng, Ma Văn Kháng đặc biệt chú trọng tới bản năng tính
dục trong họ. Tính dục trở thành một bản năng luôn trỗi dậy trong đời sống và
xuất hiện trong nhiều tác phẩm của nhà văn. Khi viết về những con ngƣời bản
năng, Ma Văn Kháng muốn thức tỉnh họ, đƣa họ về với cuộc sống theo đúng
nghĩa của khuôn mẫu đạo đức xã hội.
Trong hầu hết các tiểu thuyết viết về đề tài miền núi của Ma Văn Kháng,
nhân vật của ông đều có sự phân tuyến đối lập rất rõ rệt: thiện, ác hoặc tốt, xấu.
Và ở miền núi, nhân cách con ngƣời phát triển, giao lƣu về cơ bản là trong một
những hoàn cảnh đầy hỗn tạp và những con ngƣời nơi đây thì luôn phải gồng
mình để chống đỡ với những thế lực đen tối. Những thế lực đen tối đó chính là
16


các thổ ty, trùm phỉ với bản chất tha hóa, tiêu cực đã luôn tìm cách chiếm lĩnh và
phủ đầu lên những con ngƣời ở cái vùng đất tội nghiệp này. Đó là thổ ty Hoàng

Văn Chao, La Văn Đờ, Nông Vĩnh Yêng trong Đồng bạc trắng hoa xòe.
Khi viết về những con ngƣời tha hóa ở đề tài miền núi, Ma Văn Kháng
còn đặc biệt đi sâu phản ánh sự xuống cấp về mặt đạo đức của bộ phận trí
thức trong xã hội lúc bấy giờ. Nhiều ngƣời trí thức ngang nhiên thực hiện
những hành động thấp hèn, vi phạm đạo đức xã hội mà không hề do dự, day
dứt. Quốc Thanh trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, là đặc phái viên huyện ủy Xin
Ma Chải song lại là một kẻ ti tiện trong cả lối sống, sinh hoạt và ăn ở. Những
ám ảnh về sự tha hóa của một bộ phận quan chức, trí thức vẫn còn day dứt
ngƣời đọc cho đến ngày hôm nay và sẽ đƣợc Ma Văn Kháng tiếp tục giải
quyết ở đề tài thành thị với cảm hứng thế sự đời tƣ.
Cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt, bên cạnh những con ngƣời tha hóa,
tiêu cực, với sắc màu đen tối, bi kịch thì còn có những con ngƣời lƣơng thiện
với tình cảm xúc động, cao đẹp nhƣ một dòng suối mát lạnh, nhƣ một “mùa
thu đảo chiều” xua tan đi những oi bức ngột ngạt của mùa hè nắng cháy và
khơi dậy niềm tin, ƣớc mơ của vào một xã hội mới với những con ngƣời tốt
đẹp hơn. Đó cùng là mục đích cao cả mà văn học luôn hƣớng tới.
Viết về những con ngƣời lƣơng thiện với giọng điệu ca ngợi, Ma Văn
Kháng đã làm ánh lên những con ngƣời miền núi lƣơng thiện với những phẩm
chất đôn hậu, chất phác và một lòng một dạ đi theo cách mạng, tạo thành một
sức mạnh to lớn để đánh đuổi Quốc dân đảng, diệt trừ bọn thổ phỉ. Đó là Pao
trong Đồng bạc trắng hoa xòe, Thiêm trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn…
Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, bên cạnh những nhân vật đê tiện,
bỉ ổi, thú tính mang những lối sống bản năng, tầm thƣờng, vô thức thì nhà văn
còn khám phá ra tình ngƣời ở nhiều nhân vật. Họ là điểm sáng, là điểm tựa
tinh thần, là ngôi sao dẫn đƣờng chỉ lối để đồng bào thoát khỏi những u mê
tăm tối của hoàn cảnh. Họ tồn tại giữa cuộc đời đầy cạm bẫy bon chen mà
không bị ô uế, vấy bẩn. Họ là minh chứng cho sự tồn tại vững bền của cái
đẹp, cái thiện.
17



1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người ở đề tài thành thị
Từ sau năm 1986, văn xuôi Việt Nam vận động và phát triển với một
tinh thần hoàn toàn mới. Dƣới ánh sáng của nghị quyết Đảng cộng sản Việt
Nam, công cuộc đổi mới và kiện toàn công tác văn học – nghệ thuật đã diễn
ra với một tinh thần dân chủ. Cùng với sự chuyển biến chung của văn học
nƣớc nhà, Ma Văn Kháng cũng có những thay đổi lớn trong sự nghiệp cầm
bút của mình. Bên cạnh sự chuyển biến trong đề tài, cảm hứng sáng tác thì
Ma Văn Kháng đã có những cái nhìn hoàn toàn mới mẻ trong quan niệm nghệ
thuật về con ngƣời: Con người với số phận bi kịch, con người tha hóa, con
người vị tha.
Ở những trang tiểu thuyết viết về đề tài thành thị, Ma Văn Kháng đặc
biệt quan tâm tới số phận bi kịch của lớp ngƣời tri thức trong thời kỳ mới.
Nhà văn coi nó nhƣ một ám ảnh khôn nguôi, trăn trở day dứt, nhƣ một ma lực
thu hút nhà văn phải quan tâm, đi vào tìm hiểu, khám phá. Nhân vật trí thức
trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng giai đoạn này đƣợc chia làm hai tuyến rõ rệt.
Nhà nghiên cứu Trần Thị Phi Nga gọi họ là những nhân vật trí thức chân
chính và nhân vật đội lốt trí thức.
Nhìn chung, trong tất cả các tác phẩm, ngòi bút của Ma Văn Kháng
thƣờng nghiêng về phía các nhân vật trí thức chân chính: Tự trong Đám cưới
không có giấy giá thú; Khiêm trong Ngược dòng nước lũ... Họ đều cố gắng
sống chân thành với những ngƣời xung quanh, đề cao chuẩn mực đạo đức
truyền thống, nhƣng lại không có đƣợc phút giây thanh thản. Họ sống hƣớng
nội và vì thế mà họ trở thành những con ngƣời cô đơn ngay trong chính ngôi
nhà của mình và bi kịch đến với họ. Tự mang một bi kịch của “một cuốn sách
hay để nhầm chỗ, một bữa tiệc dang dở, một đám cưới không thành”. Còn với
Khiêm, trƣớc sự phản bội của vợ, sự trở mặt của đồng nghiệp, anh phải trở về
quê tìm đến sự yên tĩnh, hạnh phúc… Tất cả họ đều phải chịu những nỗi đau
cả về thể xác lẫn tinh thần.
Bên cạnh những nhân vật trí thức chân chính nhƣ đã tìm hiểu ở trên,

tiểu thuyết Ma Văn Kháng còn có những chân dung nhân vật đội lốt trí thức.
18


Loại nhân vật này rất đa dạng về nghề nghiệp và chức danh. Đó là những con
ngƣời bất tài, vô dụng, độc ác nhƣ ông Chánh, Hƣng, Tiến…trong Mưa mùa
hạ; những con ngƣời dốt nát, cậy quyền, mƣu mô nhƣ Lại, Cẩm,
Dƣơng,…trong Đám cưới không có giấy giá thú; những con ngƣời dung tục,
thô bỉ nhƣ Phô, Khoái, Liều Phù,…trong Ngược dòng nước lũ… Dƣờng nhƣ
Ma Văn Kháng quan niệm, đã là cái xấu thì không thể chạm đến cái đẹp. Bấy
nhiêu con ngƣời ấy đã xấu là xấu từ trong ra ngoài, từ trong lịch sử bản thân
đến hành vì biểu hiện. Chỉ cần qua một nét ngoại hình, lời nói, hành động là
có thể nhận ra bản chất thật trong họ. Hơn thế, khi miêu tả, khám phá những
con ngƣời này, Ma Văn Kháng thƣờng đặt họ trong mối tƣơng quan với
những nhân vật trí thức chân chính. Đặt cái xấu bên cạnh cái đẹp để cho
chúng tự soi chiếu cho nhau.
Đời sống xã hội những năm 80 có nhiều biến đổi, vì thế con ngƣời cũng
phải thay đổi để phù hợp với cuộc sống mƣu sinh. Nhƣng đáng buồn thay là
có không ít những con ngƣời đã không giữ đƣợc mình, không còn làm chủ
đƣợc nhân cách và phẩm giá của mình, họ bất chấp dƣ luận, sống thoát ly đạo
đức truyền thống, nên bị sa ngã, tha hóa theo vòng xoáy của nền kinh tế thị
trƣờng. Con ngƣời tha hóa đã từng xuất hiện trong những trang tiểu thuyết
xuất sắc viết về đề tài miền núi của Ma Văn Kháng, và đến đề tài thành thị nó
tiếp tục đƣợc ông đào sâu, giải quyết tiếp.
Vô số những con ngƣời có bản tính lƣơng thiện đã bị bào mòn bởi hoàn
cảnh. Sự hấp dẫn của cuộc sống vật chất, cái cảm giác thoải mái tức thời nó
đem lại đã khiến cho con ngƣời thay đổi ghê gớm: Loan trong Mưa mùa hạ;
Xuyến trong Đám cưới không có giấy giá thú…
Những ngƣời phụ nữ sa ngã trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng
hầu hết đều ngoại tình và phản bội chồng, hay phản bội ngƣời yêu. Nghĩa là sự

sa ngã của họ không chỉ vì ham muốn vật chất đơn thuần mà còn nghiêng về
tình dục, cảm xúc bản năng của con ngƣời. Nhiều ngƣời đã sẵn sàng bỏ chồng,
bỏ con để đi theo tiếng gọi của tình yêu. Trong con ngƣời họ chỉ có khát vọng
sống cho chính mình, cho chính những khát vọng của bản thân mà thôi.
19


Mỗi ngƣời một dáng vẻ, mỗi ngƣời sa ngã vì một lí do riêng: Loan sa
ngã bởi sức hấp dẫn của cuộc sống vật chất; Xuyến, sa ngã bởi hoàn cảnh
cuộc sống quá khó khăn... Họ đã từng là những con ngƣời với những tính
cách nổi bật nhƣ khôn ngoan, sắc sảo, cực kỳ nhạy cảm với đời sống nhƣng
sức đề kháng của họ lại quá yếu ớt để có thể kháng cự trƣớc những ảnh hƣởng
tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng.
Trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, ngƣời đọc không khỏi băn
khoăn khi tiếp cận với những con ngƣời tha hóa, bởi đó là hiện thân của sự sa
sút, băng hoại đạo đức, phẩm giá con ngƣời. Dẫu thực tại đã xảy ra bao điều
chua xót, nhƣng Ma Văn Kháng đã không bi quan, không mất niềm tin ở con
ngƣời và ông đã lấy lại đƣợc trạng thái cân bằng bởi sự xuất hiện của những
con ngƣời có tấm lòng nhân ái. Trƣớc lối sống thực dụng, nhiều ngƣời bị phụ
thuộc bởi vật chất, quyền lực thì chính những con ngƣời này vẫn mang trong
mình một tấm lòng vị tha, nhân hậu, lối sống trọng tình, trọng nghĩa và giàu
đức hy sinh. Cuộc sống hôm nay là những giằng co thầm lặng về nhiều giá trị,
là sự định hình trong thử thách những khuôn phép con ngƣời, những con ngƣời
ấy đã giữ gìn mình, ít bị ảnh hƣởng bởi hoàn cảnh xô bồ, ồn ã bên ngoài: Đối
lập với Lý trong Mùa lá rụng trong vườn chỉ biết khao khát cái tầm thƣờng,
tham lam quá quắt, Phƣợng hiện lên đằm thắm dịu dàng, giàu lòng yêu
thƣơng, biết hy sinh, nhƣờng nhịn và chia sẻ.
Cuộc sống chất đầy những lừa lọc, dối trá đè nặng lên vai mỗi con
ngƣời. Với sự hiện diện của những con ngƣời có tấm lòng nhân ái tác giả
muốn khẳng định rằng trên cuộc đời vẫn còn nhiều lắm những tấm lòng yêu

thƣơng mà không một thế lực nào có thể dập tắt đƣợc. Dù xã hội thế nào thì
trong lòng mỗi con ngƣời chúng ta luôn tồn tại một phần tốt đẹp. Tác giả đã
xây dựng những ngƣời này bằng một tình cảm yêu thƣơng sâu lắng với con
ngƣời, với cuộc đời nên đã để lại trong lòng ngƣời đọc nhiều cảm xúc tốt đẹp
bởi họ là những con ngƣời góp phần nâng đỡ tâm hồn cũng nhƣ nhân cách
của mỗi con ngƣời. Hƣớng con ngƣời về với cái thiện, cái đức độ, với những

20


×