Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài tập học kì dân sự đề 7 đại học luật Hà Nội (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.01 KB, 10 trang )

Đưa ra một tình huống sáp nhập pháp nhân trên thực tế, qua đó phân tích các
khía cạnh pháp lý của tình huống này.
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I.
PHÁP NHÂN VÀ SÁP NHẬP PHÁP NHÂN
1. Pháp nhân
Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và
chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh của mình tham gia vào các quan
hệ pháp luật.
Điều 84 Bộ Luật Dân Sự mô tả các dấu hiệu của một tổ chức có tư cách pháp
nhân là:
- Được thành lập một cách hợp pháp
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó
- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một các độc lập.
Một pháp nhân có những nhiệm vụ, mục đích cũng như hình thức sở hữu
khác nhau. Cho nên có thể phân loại pháp nhân theo những đặc tính của chúng.
Theo đó, pháp nhân được phân loại thành:
- Các pháp nhân là cơ quan nhà nước đơn vị vũ trang nhân dân.
- Các pháp nhân là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp
- Các pháp nhân là các tổ chức kinh tế
- Các pháp nhân là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các quỹ xã hội,
quỹ từ thiện.

2. Sáp nhập pháp nhân
Sáp nhập pháp nhân là một hình thức cải tổ pháp nhân. Cải tổ pháp nhân là
một hình thức chấm dứt pháp nhân thông qua việc tổ chức lại pháp nhân đó.
Cũng như hợp nhất pháp nhân, việc sáp nhập pháp nhân được tiến hành khi có
đủ hai điều kiện: có ít nhất hai pháp nhân, các pháp nhân được sáp nhập là pháp




nhân cùng loại. Việc sáp nhập pháp nhân được tiến hành do chính bản thân pháp
nhân đó quyết định (trên cơ sở quy định tại điều lệ pháp nhân, hoặc theo thỏa thuận
giữa các pháp nhân) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Hay nói cách khác, một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân
khác cùng loại theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận của các pháp nhân hoặc
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sáp nhập pháp nhân được
thực hiện theo công thức A + B = A hoặc A + B = B
Kết quả của việc sáp nhập pháp nhân là: sau khi sáp nhập, pháp nhân được
sáp nhập chấm dứt. Quyền, nghĩa vụ của các pháp nhân này được chuyển giao cho
pháp nhân sáp nhập. Như vậy, khác với hợp nhất pháp nhân, việc sáp nhập pháp
nhân không làm xuất hiện một pháp nhân mới. Pháp nhân sáp nhập vẫn tồn tại
nhưng có thêm quyền và nghĩa vụ của các pháp nhân đã chấm dứt. Trong trường
hợp này, Pháp nhân được sáp nhập A+ Pháp nhân sáp nhập B = Pháp nhân B
(nhưng có sự thay đổi về quyền, nghĩa vụ).
Thực chất, sáp nhập pháp nhân chấm dứt hoạt động của pháp nhân nhưng
quyền và nghĩa vụ của nó được chuyển cho pháp nhân mới. Sáp nhập pháp nhân
cũng giống như các hình thức cải tổ pháp nhân khác là việc sáp xếp lại tổ chức
II.

pháp nhân, thực chất là chuyển cơ cấu tổ chức cho pháp nhân mới
TÌNH HUỐNG SÁT NHẬP PHÁP NHÂN TRÊN THỰC TẾ
Vào năm 1991, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thường Tín
(Sacombank) được thành lập. Ngân hàng được cấp giấy phép hoạt động (Giấy phép
hoạt động số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cấp;Giấy phép số 05/GP-UB về việc thành lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương Tín của Ủy Ban Nhân dân thành phố cấp ngày 03/01/1992; Giấy phép
đăng ký kinh doanh số 0301103908 cấp ngày 13/01/1992 (đăng ký lần đầu) và
Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi lần thứ 36 ngày 07/11/2014 do Sở Kế hoạch và

Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp) và tiếp tục phát triển lớn mạnh cho đến ngay
nay.


Năm 1993, Ngân Hàng thương mại cổ phần Phương Nam ( Southern Bank)
được thành lập. Southern Bank cũng được cấp giấy phép hoạt động bao gồm Giấy
phép thành lập và hoạt động số 0030/NH-GP của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
cấp ngày 17 tháng 3 năm 1993; Giấy phép số 393/GP-UB của UBND Thành phố
Hồ Chí Minh cấp ngày 15 tháng 4 năm 1993; Giấy phép đăng ký kinh doanh số
0301167027 thay đổi lần thứ 27 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí
Minh ngày 22tháng 5 năm 2015.
Trong giai đoạn tái cơ cấu ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ban hành Quyết định số 1844 ngày 14/9/2015 về việc Ngân hàng TMCP Phương
Nam (Southern Bank) chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín (Sacombank).
Vào ngày 01/10/2015, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
và Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) ký kết biên bản bàn giao chính
thức sáp nhập toàn hệ thống Southern Bank vào Sacombank dưới sự chứng kiến
của Lãnh đạo Ngân Hàng Nhà Nước và Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM
(HOSE).
I.
CÁC KHÍA CẠNH PHÁP LÍ CỦA TÌNH HUỐNG NÀY
1. Các pháp nhân sáp nhập và bị sáp nhập trong tình huống
Theo dự thảo hợp đồng sáp nhập tổ chức tính dụng giữa ngân hàng Thương
mại cổ phần Thường Tín ( Sacombank) và ngân hàng Thương mại cổ phần Phương
Nam (Southern bank) thì tư cách pháp nhân của bên sáp nhập – ngân hàng
Sacombank và bên bị sáp nhập – Southern Bank là:
Bên Nhận Sáp Nhập là một ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập
hợp lệ và hoạt động hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các văn kiện nội bộ ngân
hàng của mình, có đầy đủ quyền hạn và thẩm quyền để sở hữu tài sản và bất động

sản của mình, và được phép thực hiện các hoạt động kinhdoanh mà hiện tại Bên
Nhận Sáp Nhập đang thực hiện theo các văn kiện ngân hàng của mình.


Bên Bị Sáp Nhập là một ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập hợp lệ
và hoạt động hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các văn kiện ngân hàng của
mình; có đầy đủ quyền hạn và thẩm quyền để sở hữu tài sản và bất động sản của
mình (kể cả cổ phần và vốn góp trong các Công ty con và Công ty liên kết của Bên
Bị Sáp Nhập), và được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh mà hiện tại Bên
Bị Sáp Nhập đang thực hiện theo các văn kiện ngân hàng của mình.
Mỗi Công ty con hoặc Công ty liên kết của Bên Bị Sáp Nhập là một công ty
được thành lập hợp lệ và hoạt động hợp pháp theo pháp luật Việt Nam hoặc luật áp
dụng khác và các văn kiện công ty của mình, có đầy đủ quyền hạn và thẩm quyền
để sở hữu tài sản và bất động sản của mình, và được phép thực hiện các hoạt động
kinh doanh mà hiện tại công ty đó đang thực hiện theo các văn kiện công ty của
mình.
điều 6: Các hình thức sáp nhập
a) Ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dụng hợp tác sáp nhập vào một
ngân hàng.
2. Điều kiện để sáp nhập pháp nhân:
Bộ luật dân sự không quy định cụ thể về điều kiện để cải tổ pháp nhân sáp
nhập pháp nhân nói riêng, tuy nhiên qua những quy định chung, đồng thời dựa vào
một số văn bản pháp luật khác liên quan để xác định những điều kiện này. Tình
huống thực tế đưa ra là sáp nhập ngân hàng, bởi vậy, căn cứ vào điều 9 thông tư
04/2010/TT-NHNN “Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng”
ta có những điều kiện để sáp nhập như sau:
1. Đảm bảo có căn cứ hợp pháp
Điều kiện này được hiểu là, hoạt động cải tổ pháp nhân chỉ được thực hiện
trên cơ sở những căn cứ đã được pháp luật quy định, và những căn cứ đó phải đảm
bảo tính hợp pháp. Việc xác định tính hợp pháp của các căn cứ cải tổ pháp nhân có

thể xem xét những yếu tố như: cách thức hình thành; nội dung; mục đích...


Cụ thể, theo khoản 1 điều 9, thông tư 04/2010/TT – NHNN quy định: để có
thể sáp nhập, các pháp nhân phải “Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế
bị cấm theo quy định tại Luật Cạnh tranh”
Luật cạnh tranh quy định: Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các
doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan,
trừ trường hợp được hưởng miễn trừ hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực
hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của
pháp luật. Có nghĩa là những doanh nghiệp khi tập trung lại nắm phần lớn thị
trường thì sẽ không được sáp nhập. Điều này để hạn chế tình trạng độc quyền, ép
giá với các mặt hàng được kinh doanh.
Ngân Hàng Southern Bank và Ngân Hàng Sacombank không phải là những
ngân hàng có đủ sức mạnh và tiềm lực để “độc chiếm” thị trường này. Bên cạnh đó
còn có những ngân hàng lớn khác như Agribank, VIB, Eximbank… Chính vì vậy,
việc sáp nhập hai ngân hàng này không rơi vào trường hợp bị cấm tập trung kinh tế.
Thứ hai, các pháp nhân phải “Có Đề án sáp nhập bao gồm tối thiểu các nội
dung quy định tại Điều 12 Thông tư này. Đề án sáp nhập có nội dung không
được trái với Hợp đồng sáp nhập;
Nội dung của đề án sáp nhập được quy định tại điều 12 chủ yếu chứa những
nội dung như: thông tin cơ bản của hai tổ chức tính dụng, quyền và nghĩa vụ. lộ
trình sáp nhập, phương án kinh doanh, phương thức chuyển đổi…. Những nội dung
này phải được nêu rõ ràng trong đề án và phải được ngân hàng nhà nước thông qua.
Hơn thế nữa, Đề Án và Hợp đồng sáp nhập phải có nội dung tương tự nhau để
Ngân hàng nhà nước có cơ sở quản lí. Mọi thay đổi trong hợp đồng không có nội
dung giống như Đề án sẽ không được chấp nhận.
Trong cuộc họp cổ đông bất thường diễn ra ngày 25 /3/2015, Ngân hàng
Sacombank đã trình cổ đông bản Đền án sáp nhập hai ngân hàng trước khi trình lên
ngân hàng nhà nước. Kết quả kiểm phiếu cho thấy, gần 94% cổ đông tham dự đại

hội đồng ý với đề án sát nhập. Cục thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước khẳng


định, Sacombank tiến hành đại hội cổ đông theo đúng quy định pháp luật và đảm
bảo các thủ tục pháp lý cần thiết.
Thứ ba, Tổ chức tín dụng nhận sáp nhập sau khi sáp nhập đảm bảo mức vốn điều
lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành.
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong
một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Vốn pháp định là mức vốn
tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành,
nghề. Như vậy, để đảm bảo hoạt động của ngân hàng sau khi sáp nhập, ngân hàng
sáp nhập phải có vốn do cổ đông góp hoặc cam kêt đóng góp trong điều lệ không
thấp hơn số vốn tối thiểu được pháp luật quy định.
Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Văn bản
hợp nhất số 07/VBHN-NHNN - Nghị định ban hành Danh mục mức vốn pháp định
đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, mức
vốn pháp định của các ngân hàng thương mại là 3000 tỉ đồng. Trước khi sáp nhập,
vốn điều lệ của Sacombank là 12.425 tỷ đồng, sau khi sáp nhập, số vốn này tăng
lên mức 18.853 tỷ đồng.
Có thể thấy rằng, số vốn điều lệ của Sacombank cao hơn rất nhiều so với vốn
pháp định, chính vì vậy, Sacombank thỏa mãn điều kiện này khi thực hiện sáp nhập
pháp nhân.
2. Đảm bảo quyền vào lợi ích hợp pháp của bên thứ ba và người lao
động
Đảm bảo quyền và lợi ích của bên thứ ba và người lao động là nguyên tắc
chung của pháp luật dân sự cũng chính là điều kiện đặt ra đối với hoạt động sáp
nhập pháp nhân. Việc quyết định sáp nhập pháp nhân là thuộc quyền tự quyết
trong hoạt động của pháp nhân, tuy nhiên mọi quyết định phải đảm bảo quyền lợi
cho bên thứ ba, mà đặc biệt là người lao động.
Theo như hợp đồng, sau khi Sáp nhập,

3. Tính cùng loại của những pháp nhân sáp nhập
Đây được coi là điều kiện riêng của nhóm hình thức sáp nhập pháp nhân.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 95 “Một pháp nhân có thể được sáp nhập ... vào


một pháp nhân khác cùng loại...”. Quy định này của pháp luật cho thấy, pháp luật
dân sự chỉ cho phép những pháp nhân cùng loại được sáp nhập và hợp nhất với
nhau, và đương nhiên, những pháp nhân không cùng loại sẽ không được tiến hành
sáp nhập.
3. Căn cứ sáp nhập pháp nhân: Sáp nhập hai ngân hàng theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Khoản 1 điều 95 quy định:
“Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây được gọi là pháp nhân sáp
nhập) vào một pháp nhân khác cùng loại (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập) theo
quy định của điều lệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Có ba phương thực để sáp nhập pháp nhân là theo điều lệ của pháp nhân quy
định. Nếu điều lệ có quy định về việc sáp nhập thì đây là trường hợp bắt buộc để
phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân. Thứ hai là do thỏa thuận giũa các
pháp nhân. Trong cuộc sống, nhất là trong thời đại nền kinh tế ngày càng phát triển
như ngày ngay, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đến nhu cầu sáp nhập các
pháp nhân để trở nên vững mạnh hơn ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, khi
đạt được thoản thuận, các pháp nhân hoàn toàn có thể hợp nhất. Trường hợp thứ 3
là do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây chính là trường hợp sáp
nhập hai ngân hàng đã nêu ở tình huống.
Việc cải tổ các pháp nhân trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thường xảy ra đối với những pháp nhân là các doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn từ nguồn ngân sách nhà nước như: các quỹ tín dụng; các ngân
hàng thương mại; các công ty 100% vốn nhà nước... Trong trường hợp cải tổ pháp
nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc cần được sự chấp

thuận của cơ quan nhà nước thì thương vụ chỉ được tiến hành khi có được quyết
định, sự chấp thuận đó. Kể từ khi quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
được ban hành và có hiệu lực, các bên trong quan hệ cải tổ sẽ tiến hành những hoạt


động thực tế như chuyền giao quyền, nghĩa vụ, xử lý tài sản, xử lý nợ, sắp xếp
người lao động, cơ cấu tổ chức của pháp nhân mới.
Pháp nhân sáp nhập và pháp nhân bị sáp nhập là cùng loại. Thật vậy, cả hai
đều là ngân hàng thương mại cổ phần nên có thể kết luận cả hai đều cùng loại pháp
nhân là tổ chức kinh tế.
Như tình huống đã nêu: Theo Quyết định số 1844 ngày 14/9/2015 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) chính
thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Như vậy,
cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sáp nhập pháp nhân ở đây là Ngân Hàng
Nhà Nước. Việc Southern Bank sáp nhập vào Sacombank là phù hợp với định
hướng chung của Chính phủ và ngân hàng nhà nước trong chương trình tái cấu trúc
hệ thống ngân hàng nhằm mang đến cho thị trường những định chế tài chính lớn
mạnh, an toàn và chuyên nghiệp hơn.
1. Hậu quả pháp lí của sáp nhập pháp nhân trong trường hợp này.
Sau khi sáp nhập, ngân hàng Sourthern Bank chấm dứt tư cách pháp nhân,
quyền và nghĩa vụ chuyển cho Sacombank.
Khoản 2 điều 95 quy định:
“Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ
dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập”
Chấm dứt pháp nhân là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức với tư cách là chủ
thể độc lập trong các quan hệ pháp luật mà trước đó tổ chức đó tham gia với tư
cách pháp nhân. Sáp nhập cũng là một hình thức chấm dứt pháp nhân.
Trong tình huống này, xét về mặt tư cách pháp nhân, kể từ ngày sáp nhập, bên
bị sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại và bên sáp nhập sẽ tiếp tục tồn tại và hoạt động như
một ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam có liên

quan vớitên gọi là Ngân Hàng thương mại cổ phần Thường Tín, tên giao dịch là
Sacombank.
Cụ thể, đối với bên bị sáp nhập – Southern Bank, kể thừ ngày sáp nhập, ngân
hàng này chính thức “biến mất” trên hệ thống các ngân hàng trong nước. Sẽ không


tồn tại bất cứ một giao dịch dân sự nào có một bên là Southern Bank hay liên quan
đến Southern Bank.
Đối với bên nhận sáp nhập – Sacombank vẫn mặc dù có sáp nhập thêm
Southern Bank nhưng vẫn hoạt động dưới tên, thương hiệu củng mình, không có
bất cứ sự thay đổi nào về mặt pháp lí. Như vậy, khác với hợp nhất pháp nhân,
Sacombank vẫn tồn tại trên hệ thống ngân hàng, hoạt động theo điều lệ và theo phát
luật Việt Nam.
Xét về mặt quyền và nghĩa vụ, bên sáp nhập sẽ tiếp nhận và kế thừa mọi tài
sản và hưởng mọi quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị sáp nhập có hiệu lực ngay
trước và vào ngày sáp nhập và tiếp nhận các khoản nợ, trách nhiệm và nghĩa vụ
hợp pháp của bên bị sáp nhập (kể cả nghĩa vụ theo các Hợp Đồng Lao Động của
bên bị sáp nhập) có hiệu lực ngay trước và vào ngày sáp nhập.
Sau sáp nhập, Sacombank thuộc Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng
tài sản đạt 297.184 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt gần 24.506 tỷ đồng, trong đó vốn
điều lệ là 18.853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động lên đến 563 điểm giao dịch trên
toàn quốc và 2 nước Lào, Campuchia; tổng số cán bộ nhân viên là 15.510 người.
2. Thủ tục sáp nhập pháp nhân là tổ chức tín dụng
Điều 10. Trình tự, thủ tục sáp nhập
1. Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập phối hợp xây dựng Đề án sáp nhập,
Hợp đồng sáp nhập và Điều lệ tổ chức tín dụng nhận sáp nhập (trường hợp sau khi
sáp nhập, Điều lệ của tổ chức tín dụng nhận sáp nhập cần phải sửa đổi, bổ sung).
Nội dung Điều lệ tổ chức tín dụng nhận sáp nhập sau khi sáp nhập, Đề án sáp nhập,
và Hợp đồng sáp nhập phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín
dụng tham gia sáp nhập thông qua. Đề án sáp nhập phải được Chủ tịch Hội đồng

quản trị của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập cùng ký tên, đóng dấu và chịu trách
nhiệm đối với nội dung Đề án sáp nhập.
2. Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập có văn bản thông báo cho cơ quan quản
lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường hợp sáp nhập bị
cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh.


3. Chấp thuận nguyên tắc sáp nhập:
4. Chấp thuận sáp nhập:
5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày quyết định chấp thuận sáp nhập
có hiệu lực, tổ chức tín dụng bị sáp nhập phải hoàn tất các thủ tục rút Giấy phép
thành lập và hoạt động, đăng bố cáo theo quy định của pháp luật có liên quan; tổ
chức tín dụng nhận sáp nhập phải hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh và
đăng bố cáo sáp nhập theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
I.

Như vậy, việc sáp nhập pháp nhân theo quy định điều 95 tạo điều kiện để
KẾT LUẬN
/> /> />%20thao%20Hop%20dong%20sap%20nhap%2024.06.2015.pdf
/>THÔNG TƯ 04/2010/TT-NHNN Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại
tổ chức tín dụng
/> /> />%E1%BB%91n-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%8Bnh-c%E1%BB%A7a-t
%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-t%C3%ADn-d%E1%BB%A5ng.aspx



×