BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HUYỀN
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VIÊM CỦA CÁ GIÒ (RACHYCENTRON CANADUM) SAU
KHI TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH VI KHUẨN BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ
BỆNH HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khánh Hòa - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HUYỀN
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VIÊM CỦA CÁ GIÒ (RACHYCENTRON CANADUM)
SAU KHI TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH VI KHUẨN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
MÔ BỆNH HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 60 62 03 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHAN THỊ VÂN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TS. LỤC MINH DIỆP
HOÀNG HÀ GIANG
Khánh Hòa - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin thích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Quảng Ninh, 25 tháng 11 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Phương Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô trường Đại
học Nha Trang, Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trung tâm
Nghiên cứu Quan trắc và Cảnh báo môi trường dịch bệnh Thủy sản khu vực miền Bắc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thị Vân, Ths. Võ Anh Tú,
Ths.Cung Thị Lý đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ tôi bố trí thí nghiệm, thu
mẫu và xử lý mẫu trong suốt quá trình tôi thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bài khóa
luận.
Cuối cùng, lời cảm ơn chân thành nhất xin được gửi tới gia đình và tập thể lớp
và các anh chị đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên, đóng góp cho sự thành công
của luận văn.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy
nhiên thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất
định. Tôi rất mong được sự quan tâm, góp ý của của Hội đồng khoa học, quí thầy cô và
các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ninh, 25 tháng 11 năm 2014
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Phương Huyền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1 Sơ lược tình hình nuôi cá giò trên thế giới.............................................................. 3
1.2. Tình hình nuôi cá giò ở Việt Nam ......................................................................... 4
1.3. Tình hình bệnh Vibriosis trên cá giò ...................................................................... 5
1.3.1. Tình hình bệnh Vibriosis ở cá giò trên thế giới .............................................. 5
1.3.2. Tình hình bệnh Vibriosis ở cá giò tại Việt Nam ............................................. 6
1.4. Sử dụng vắc xin trong nuôi trồng thủy sản ............................................................ 7
1.4.1. Tình hình sử dụng vắc xin trong NTTS trên thế giới ..................................... 7
1.4.2. Tình hình và triển vọng sử dụng vắc xin trong NTTS ở Việt Nam ................ 9
1.5. Biến đổi mô tế bào tại vùng tiêm vắc xin ............................................................ 11
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 14
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................ 14
2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 14
2.3.1. Các nội dung thực hiện ................................................................................. 14
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................... 15
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu mô học ................................................................. 16
2.3.4. Phương pháp xác định các loại tế bào .......................................................... 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 20
3.1. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 20
3.1.1. Đặc điểm mô học cơ cá giò khỏe .................................................................. 20
3.1.2. Mô cơ cá giò 7 ngày sau khi tiêm các loại vắc xin và nhũ dầu .................. 21
3.1.3. Mô cơ cá giò 14 ngày sau khi tiêm các loại vắc xin và nhũ dầu .................. 30
3.1.4. Mô cơ cá giò 21 ngày sau khi tiêm các loại vắc xin và nhũ dầu .................. 40
iv
3.2. Thảo luận .............................................................................................................. 46
3.2.1. Quá trình viêm .............................................................................................. 46
3.2.2. Bước đầu đánh giá hiệu quả của các loại vắc xin nhũ dầu ........................... 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 50
1. Kết luận ................................................................................................................... 50
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 51
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cá giò (Rachycentron canadum)..............................................................14
Hình 2.2 Sơ đồ khối nội dung thực hiện đề tài .......................................................15
Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm.............................................................................15
Hình 2.4 Các bước thực hiện của phương pháp mô bệnh học ................................16
Hình 2.5 Tế bào hồng cầu .......................................................................................18
Hình 2.6 Tế bào bạch cầu ........................................................................................19
Hình 2.7 Tế bào đại thực bào ..................................................................................19
Hình 2.8 Tế bào Lympho ........................................................................................19
Hình 3.1 Mô cơ cá giò bình thường ........................................................................20
Hình 3.2 Mô cơ cá giò 7 ngày sau khi tiêm nhũ dầu, x100 ....................................21
Hình 3.3 Mô cơ cá giò 7 ngày sau khi tiêm vắc xin V1, V6, V4-1, V4-2, x100 .........22
Hình 3.4 Mô cơ cá giò sau 7 ngày tiêm nhũ dầu, x400...........................................23
Hình 3.5 Biến đổi mô cơ sau 7 ngày tiêm vắc xin V1, x400 ...................................23
Hình 3.6 Biến đổi mô cơ sau 7 ngày tiêm vắc xin V6, x400 ...................................24
Hình 3.7 Biến đổi mô cơ sau 7 ngày tiêm vắc xin V4-1, x400 .................................24
Hình 3.8 Biến đổi mô cơ sau 7 ngày tiêm vắc xin V4-2, x400 .................................25
Hình 3.9 Lớp tế bào sau 7 ngày tiêm nhũ dầu, x1000 ............................................25
Hình 3.10 Lớp tế bào sau 7 ngày tiêm vắc xin V1, x1000 ......................................26
Hình 3.11 Lớp tế bào sau 7 ngày tiêm vắc xin V6, x1000 ......................................27
Hình 3.12 Lớp tế bào sau 7 ngày tiêm vắc xin V4-1, x1000 ....................................28
Hình 3.13 Lớp tế bào tại ổ viêm sau 7 ngày tiêm vắc xin V4-2, x1000 ...................30
Hình 3.14 Mô cơ cá giò sau 14 ngày tiêm nhũ dầu, x100.......................................30
Hình 3.15 Mô cơ cá giò 14 ngày sau khi tiêm vắc xin V1, V6, V4-1, V4-2 ...............31
Hình 3.16 Mô cơ cá giò 14 ngày sau khi tiêm nhũ dầu (đối chứng) .......................32
Hình 3.17 Biến đổi mô cơ 14 ngày sau khi tiêm vắc xin V1, x400 .........................32
Hình 3.18 Biến đổi mô cơ 14 ngày sau khi tiêm vắc xin V6, x400 .........................33
Hình 3.19 Biến đổi mô cơ 14 ngày sau khi tiêm vắc xin V4-1, x400.......................33
Hình 3.20 Biến đổi mô cơ 14 ngày sau khi tiêm vắc xin V4-2, x400.......................33
Hình 3.21 Lớp tế bào trong mô cơ sau 14 ngày tiêm nhũ dầu, x1000 ....................34
Hình 3.22 Lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V1, x1000 ...............35
vi
Hình 3.23 Các lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V6, x1000 .........36
Hình 3.24 Ba lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V4-1, x1000 ........37
Hình 3.25 Lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V4-1, x1000.............38
Hình 3.26 Các lớp tế bào trong ổ viêm sau 14 ngày tiêm vắc xin V4-2, x1000 .......39
Hình 3.27 Mô cơ cá giò 21 ngày sau khi tiêm nhũ dầu, x100 ................................40
Hình 3.28 Mô cơ cá giò 21 ngày sau khi tiêm vắc xin V1, V6, V4-1, V4-2, x100 .....40
Hình 3.29 Mô cơ cá giò 21 ngày sau khi tiêm nhũ dầu, x400 ................................41
Hình 3.30 Mô cơ cá giò 21 ngày sau khi tiêm vắc xin V1, x400 ............................41
Hình 3.31 Mô cơ cá giò 21 ngày sau khi tiêm vắc xin V6, x400 ............................42
Hình 3.32 Mô cơ cá giò 21 ngày sau khi tiêm vắc xin V4-1, x400 ..........................42
Hình 3.33 Mô cơ cá giò 21 ngày sau khi tiêm vắc xin V4-2, x400 ..........................42
Hình 3.34 Mô cơ cá giò 21 ngày sau khi tiêm nhũ dầu, x1000 ..............................43
Hình 3.35 Lớp tế bào sau 21 ngày tiêm vắc xin V1, x1000 ....................................43
Hình 3.36 Lớp tế bào sau 21 ngày tiêm vắc xin V6, x1000 ....................................44
Hình 3.37 Lớp tế bào sau 21 ngày tiêm vắc xin V4-1, x1000 ..................................45
Hình 3.38 Lớp tế bào sau 21 ngày tiêm vắc xin V4-2, x1000 ..................................46
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKD
Bệnh vi khuẩn ở thận (Bacteria Kiney Disease)
BSA
Anbumin huyết thanh bò (Bovine Serum Anbumin)
CFA
Chất bổ trợ hoàn chỉnh (Complete Freund’s Adjuvant)
E
Tế bào hồng cầu (Erythrocyte)
ERM
Bệnh xuất huyết đường tiêu hóa (Enteric Redmouth)
FAO
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (Food and Agriculture
Organization)
H&E
Hematocylin và Eosin
L
Lympho bào
M
Đại thực bào (Macrophage)
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
O
Giọt dầu (Drop oil)
SRBC
Hồng cầu cừu (Sheep Red Blood Cells)
WBC
Tế bào bạch cầu (White blood cell)
1
MỞ ĐẦU
Cá giò (Rachycentron canadum) là loài cá dữ, ăn thịt động vật và có tốc độ
sinh trưởng rất nhanh. Trong tự nhiên, cá giò sống ở vùng nước mặn, nước lợ ven
biển, rặng san hô cho đến vùng biển khơi thuộc các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt
đới và vùng nước ấm của biển ôn đới (Shaffer, 1989). Do có tốc độ sinh trưởng
nhanh (có thể đạt 6-8 kg sau 1 năm nuôi), chất lượng thịt cá ngon và có tiềm năng
về sản lượng lớn, giá trị cao trên thị trường nên cá giò hiện đang được nuôi phổ biến
ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Su và ctv, 2000). Tại Việt Nam,
cá giò được nuôi lồng trên biển ở các tỉnh thành như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ
An, Khánh Hòa và Vũng Tàu (Svennevig và Nguyễn Quang Huy, 2005). Dịch bệnh
là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới sự sụt giảm năng suất của các loài
nuôi thủy sản, trong đó có cá giò. Đối với cá giò, nếu như vi rút là tác nhân gây tỷ lệ
chết cao ở giai đoạn cá giống thì vi khuẩn Vibrio (gây bệnh Vibriosis) lại là tác
nhân gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá thương phẩm (Lopez và ctv, 2002). Cá giò bị
bệnh Vibriosis thường có tỷ lệ chết trên 80% (Liu và ctv, 2004) trong đó cá dưới 4
tháng tuổi, <500 gam được cho là nhạy cảm nhất với bệnh này với tỷ lệ chết cao lên
đến 100% (Lin và ctv, 2005).
Khi cá bị bệnh do vi khuẩn, trong đó có bệnh Vibriosis trên cá giò, người
nuôi dùng kháng sinh để trị bệnh. Tuy nhiên điều này dẫn đến ô nhiễm môi trường
và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, liệu pháp phòng bệnh
bằng vắc xin trong nuôi trồng thủy sản đang là hướng đi mới của các nhà khoa học
trong và ngoài nước. Hiện nay, các loại vắc xin thương mại cho cá trên thế giới
thường ở dạng tiêm, mặc dầu các loại vắc xin khác như ngâm, phun và trộn vào
thức ăn cũng đang được nghiên cứu. Sau khi tiêm vắc xin ở cơ lưng xảy ra biến đổi
mô học tại vùng tiêm, sự biến đổi này được gọi là phản ứng viêm. Vùng xảy ra phản
ứng viêm được gọi là vùng viêm và trong vùng này có sự hiện diện của các ổ viêm
khác nhau. Đối với loại vắc xin tiêm thì việc nghiên cứu sự biến đổi mô cũng như
sự có mặt của các tế bào miễn dịch tại vùng tiêm vắc xin trên cá là hết sức cần thiết
để có thể đánh giá được hiệu quả của vắc xin. Chính vì vậy luận văn tốt nghiệp với
tiêu đề: “Nghiên cứu cơ chế viêm của cá giò (Rachycentron canadum) sau khi
2
tiêm vắc xin phòng bệnh vi khuẩn bằng phương pháp mô bệnh học” được thực
hiện và là một phần của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước nói trên.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sự biến đổi mô học tại vùng tiêm vắc xin.
Bước đầu nghiên cứu khả năng gây đáp ứng miễn dịch của các loại vắc xin
khác nhau.
Nội dung nghiên cứu
So sánh sự biến đổi mô cơ cá giò tại vị trí tiêm ở 7, 14, 21 ngày sau khi tiêm
các loại vắc xin.
Xác định sự xuất hiện các loại tế bào miễn dịch theo thời gian sau khi tiêm
các loại vắc xin.
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược tình hình nuôi cá giò trên thế giới
Cá giò (Rachycentron canadum) là loài sống ven biển, các loài cá di cư phân
bố rộng trong vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới (Shaffer và Nakamura
1989). Cá giò là một đối tượng nuôi mới đầy tiềm năng, đã được nhiều nước trên
thế giới từ Bắc Mỹ tới Châu Á tiến hành nghiên cứu và đưa vào sản xuất. Ở khu vực
Bắc Mỹ đã cho sinh sản nhân tạo thành công bằng cách tiêm hoocmon sinh dục cho
cá bố mẹ thu ngoài tự nhiên và tiến hành nuôi thương phẩm cá giò (Arnold, 2002;
Lê Xân và Nguyễn Quang Huy, 2005).
Do tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị thị trường cao và thành công lớn trong
việc sản xuất cá giò giống nên cá giò ngày càng được nuôi phổ biến ở khu vực
Đông Nam Á. Cá giò nuôi lồng có thể đạt được 6kg trong vòng một năm (Chou và
ctv, 2001; Nguyễn Quang Huy, 2002; Chou và ctv, 2004; Wang và ctv, 2005). Cá
giò là thực phẩm rất được ưa chuộng của người dân châu Á, đặc biệt là Đài Loan và
Nhật Bản. Cá giò được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng rất cao (giàu vitamin E,
protein, axit béo và DHA) và thường được dùng làm nguyên liệu cho các nhà hàng
(Miao và ctv, 2009).
Sản lượng cá giò nuôi gia tăng nhanh chóng từ năm 2002, đạt khoảng 30.000
tấn trong năm 2007. Ba nước sản xuất chính cá giò trong năm 2007 là Trung Quốc
(26.000 tấn), Đài Loan (4000 tấn) và Việt Nam (1.500 tấn) (Như Văn Cẩn và ctv,
2010).
Ngoài ra cá giò cũng được báo cáo đang sản xuất giống và nuôi tại các nước:
Hoa Kỳ, Puerto Rico, Bahamas, Martinique, Belize, Brazil và Panama (Bennetti và
ctv, 2008). Vào tháng 3 năm 2010 Ấn Độ đã tiến hành sinh sản nhân tạo 2,1 triệu
trứng cá giò với tỷ lệ thụ tinh 90% (1,9 triệu trứng được thụ tinh) và tỷ lệ nở 80%
thu được 1.5 triệu ấu trùng cá giò (Gopakumar, G; Rao, G.S; Nazar, A.K.A;
Kalidas, C; Tamilmani, G; Sakthivel, M; Maharshi, V.A. and Rao, K.S, 2011).
Năm 2011 công ty sản xuất cá giò Antillana của Colombia đã sản xuất được
140 tấn cá giò nuôi lồng, Mỹ là thị trường chính của loại cá này. Cá giò được coi là
hướng đi chủ chốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp thủy sản tại Châu Mỹ La
4
Tinh, nhằm cạnh tranh với các nước Châu Á và áp đảo trên thị trường thế giới trong
những năm qua. Theo thống kê của FAO, Đài Loan là nước sản xuất cá giò lớn nhất
thế giới với sản lượng hàng năm khoảng 4000 tấn.
1.2. Tình hình nuôi cá giò ở Việt Nam
Nuôi cá biển đang là hướng phát triển mới của nghề nuôi trồng thủy sản tại
Việt Nam với mục tiêu đến năm 2015 đạt sản lượng là 1 triệu tấn cá biển (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006). Cá giò là một trong những loài cá biển nuôi
phổ biến ở nước ta và đã được xác định là đối tượng nuôi chủ lực của nghề nuôi
biển do nhu cầu của thị trường cao và đặc biệt là đã chủ động được việc sản xuất
giống nhân tạo. Việt Nam sản xuất giống cá giò thành công vào năm 1999 (Nguyễn
Quang Huy, 2002, 2003). Cá giò được nuôi tại Việt Nam bằng quy mô trang trại hộ
gia đình (khoảng 1.000 tấn, chủ yếu là cho tiêu thụ trong nước) cũng như trang trại
hợp tác xã (khoảng 1.600 tấn / năm, chủ yếu là để xuất khẩu) (Nguyễn Quang Huy,
2008; Như Văn Cẩn và ctv, 2010).
Hiện nay cá giò đang được nuôi ở nhiều tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải
Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hoà, Vũng Tàu, Kiên
Giang. Ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, sản lượng cá giò thu được chủ yếu
được xuất khẩu sang Đài Loan và Nhật Bản, là nơi đầu mối đầu tư kinh doanh của
các nhà sản xuất chính (Svennevig và Nguyễn Quang Huy, 2005). Đặc biệt, hiện
nay đã có 3 công ty 100% vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ để nuôi cá giò
phục vụ xuất khẩu.
Việt Nam được xem là nước đứng “hàng thứ 3” trên thế giới về sản xuất
giống và nuôi cá giò (Niels Svennevig, 2001). Công nghệ nuôi chủ yếu là nuôi theo
lồng, bè với hai kiểu lồng cơ bản là lồng kiểu Nauy và lồng chi phí thấp, chịu được
sóng gió. Hình thức nuôi bè chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh, Hải Phòng (Niels
Sevenning, 2005).Việt Nam đã được ước tính về sản lượng cá giò trong năm 2009
là 2.600 tấn (Như Văn Cẩn và ctv 2010).
Các yếu tố chính hạn chế phát triển cá giò tại Việt Nam là: thiếu chất lượng
giống, mặc dù sản xuất giống sản xuất tại Việt Nam đang gia tăng với một tốc độ
nhah, ví dụ như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 sản xuất 400.000 giống
trong năm 2007 và 900.000 vào năm 2008 (Như Văn Cẩn và ctv, 2010); Ngành
5
công nghiệp nuôi cá giò vẫn dựa trên nhập khẩu giống từ Đài Loan và Trung Quốc
(Hải Nam) (Nguyễn Quang Huy, 2008); Hạn chế khác bao gồm dịch bệnh và thiếu
thức ăn. Cá giò thường được cho ăn thức ăn giá trị thấp (cá tạp), mặc dù một lượng
nhỏ khẩu phần ăn được bổ sung thức ăn viên. Các quy mô nuôi cá giò lớn hơn sử
dụng ăn viên (Như Văn Cẩn và ctv, 2010).
1.3. Tình hình bệnh Vibriosis trên cá giò
1.3.1. Tình hình bệnh Vibriosis ở cá giò trên thế giới
Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản là dịch
bệnh. Tác nhân gây bệnh có thể được phân chia thành ba nhóm chính: vi rút, vi khuẩn
và ký sinh trùng. Cá giò nhạy cảm với cả ba nhóm tác nhân gây bệnh trên. Có nhiều
báo cáo về bệnh do vi khuẩn trên cá giò như: bệnh Mycobacteriosis (do tác nhân gây
bệnh thuộc giống Mycobacterium gây ra), bệnh Vibriosis (do tác nhân gây bệnh thuộc
giống Vibrio gây ra) và bệnh Streptococcosis (do tác nhân gây bệnh thuộc giống
Streptococcus gây ra) (Liao và ctv, 2004; Lowery và Smith, 2006). Các bệnh vi rút
Lymphocystis và bệnh ký sinh Myxosporidosis cũng có thể ảnh hưởng đến cá giò
(Kaiser và Holt, 2005).
Vibriosis là một trong những bệnh do vi khuẩn nghiêm trọng nhất đối với cá
biển nuôi trên toàn thế giới trong đó có cá giò (Egidius, 1987; Hjeltnes và Roberts,
1993; Lee, 1995; Ishimaru & ctv, 1996; Austin, 1999; Lee & ctv, 2002; Alcaide,
2003). Cá giò bị bệnh Vibriosis thường có dấu hiệu bệnh lý như chướng bụng, hỏng
mắt, da bị loét và có màu tối sẫm. Cá giò nuôi nhiễm bệnh thường có tỷ lệ chết cao
trên 80% (Reed và Francis-Floyd, 2002; Liu và ctv, 2004). Cá dưới 4 tháng tuổi,
<500 gam dường như nhạy cảm nhất với tỷ lệ chết cao nhất do các tác nhân gây
bệnh thuộc giống Vibrio gây ra (Lin và ctv, 2006).
Vibrio anguillarum là một tác nhân chính gây bệnh Vibriosis trên cá giò. Bệnh
thường bùng phát thành dịch vào cuối mùa hè ở vùng biển gần bờ khi nhiệt độ tăng.
Vibriosis ảnh hưởng đến gần 50 loài cá biển và cá nước ngọt (Woo và Bruno, 1999).
Cá giò bị nhiễm V.anguillarum thường có những biểu hiện như: xuất huyết ở mắt,
vây, ở bề mặt bụng và nội tạng (Toranzo và ctv, 2003).
Năm 2001, lần đầu tiên cá giò nuôi tại Đài Loan bị bệnh Vibriosis. Bệnh này
có thể xảy ra trên cá giò ở các kích cỡ khác nhau. V.alginolyticus đã thấy xuất hiện
6
trên cá giò ở kích thước 100-120gam và 8-12gam nuôi tại Đài Loan. V.
alginolyticus được báo cáo là một tác nhân gây bệnh chủ yếu cho cá giò nuôi ở Đài
Loan (Liu và ctv, 2004). Cá giò nhiễm V. alginolyticus thường có biểu hiện: bơi lờ
đờ, da tối và một số cá mắt bị hỏng.
Tác nhân gây bệnh Vibriosis là V.alginolyticus và V.parahaemolyticus xuất
hiện trên cá giò nuôi tại Đài Loan gây chết nghiêm trọng với tỷ lệ sống dưới 20%
(Lin, Chen, Yang và ctv, 2005). Vào tháng 8 nẳm 2001 tại Đài Loan xác định được
V.harveyi (V.carchariae) là tác nhân gây ra viêm dạ dày và ruột ở cá giò nuôi.
V.harveyi được phân lập từ đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng trên cá giò (Lee,
Lin, Liu, 2003).
Vibrio vulnificus cũng đã được xác định là một tác nhân gây bệnh cho cá giò
nuôi. Khi cá bị nhiễm V. vulnificus thường biểu hiện dấu hiệu bệnh lý xuất huyết
bên ngoài mang, đầu, bụng và các gốc vây, đặc biệt là các vây ngực cùng với xuất
huyết trong gan và ruột. Triệu chứng đôi khi có thể là viêm loét vây lưng và cơ
bụng (Li và ctv, 2006).
1.3.2. Tình hình bệnh Vibriosis ở cá giò tại Việt Nam
Cá giò là đối tượng đang được nuôi phổ biến ở vùng ven biển, đặc biệt ở Hải
Phòng, Quảng Ninh và Khánh Hòa. Do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nên
dịch bệnh thường xuyên xảy ra, làm giảm năng suất cá nuôi.
Ở nước ta mùa vụ dịch bệnh của cá giò khá rõ ràng, xuất hiện vào các tháng
11 và 12 trong năm. Tỷ lệ chết cao 50% - 60%, nhất là vào thời điểm cuối năm gắn
với thời tiết lạnh và thường chết vào gần sáng. Cá chết ở kích cỡ nhỏ hơn 0.6kg
chiếm tới 65% (30.90% với cá kích cỡ nhỏ hơn 0,4kg và 35,95% với cá kích cỡ từ
0,4 đến 0,6kg). Tỷ lệ chết giảm dần theo kích cỡ cá từ nhỏ đến lớn, điều này có thể
cho thấy cá nhỏ nhạy cảm với tác nhân gây bệnh hơn. Đối với bệnh Vibriosis đã
phân lập được một số loài thuộc giống Vibrio sau: Vibrio alginolyticus, V.vulnificus,
V.cholene, V.parahaemolyticus, V.anguillarum. Nhóm vi khuẩn Vibrio spp luôn tồn
tại trong nước biển, khi điều kiện môi trường thay đổi xấu làm cá yếu, vi khuẩn sẽ
xâm nhập và gây thành bệnh (Phan Thị Vân và ctv, 2006).
Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2008), bệnh Vibriosis đã được phát hiện trên cá giò
nuôi tại trang trại ở Khánh Hòa. Cá bệnh xuất hiện các vết thương tổn trên bề mặt
7
cở thể, tróc vẩy và xuất huyết dưới da, nặng hơn có các vết loét sâu trên bề mặt cơ
thể. Cá bệnh bơi lờ đờ trên mặt nước, kém ăn hoặc bỏ ăn, chết lác đác và mọi kích
thước cá đều có thể nhiễm bệnh. Bệnh Vibriosis có tỷ lệ gặp cao ở cá nuôi lồng
(100%), cá nuôi ao gặp thấp hơn (58,3%). Một số loài vi khuẩn Vibrio đã phân lập
được từ nội tạng cá bệnh, trong đó Vibrio anguillarum đã gây bệnh trong điều kiện
nhân tạo (60-80%) với liều tiêm 0,3ml huyền dịch có mật độ vi khuẩn 4.106 - 4.107
tb/ml sau 3 ngày tiêm.
1.4. Sử dụng vắc xin trong nuôi trồng thủy sản
1.4.1. Tình hình sử dụng vắc xin trong NTTS trên thế giới
Vắc xin là một chế phẩm có tính kháng nguyên từ toàn bộ hoặc một phần
chiết xuất từ sinh vật gây bệnh, được sử dụng để tăng cường phản ứng miễn dịch
đặc trưng của vật chủ mẫn cảm. Vắc xin phòng bệnh trong NTTS được bắt đầu
nghiên cứu và phát triển từ năm 1973, đến cuối những năm 1987 thì được đưa vào
sử dụng (Newman và ctv, 1993). Tính đến tháng 7 năm 2005, đã có 35 loại vắc xin
phòng bệnh vi khuẩn và 2 loại vắc xin phòng bệnh vi rút được đăng ký bản quyền
và sử dụng cho 6 đối tượng nuôi phổ biến trên 41 quốc gia trên thế giới bao gồm cá
hồi, cá chẽm châu Âu, cá chẽm châu Á, cá rô phi và cá Bơn đuôi vàng. Tại Na Uy,
việc sử dụng vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn rất có hiệu quả. Những nghiên cứu
trước đây cho thấy phòng bệnh cho cá bằng vắc xin ở quy mô thương mại đã được
thực hiện rất hiệu quả trong nghề nuôi cá hồi nhằm phòng ngừa các bệnh do vi
khuẩn: bệnh do Vibrio (Vibriosis), bệnh do Vibrio mùa lạnh (cold water Vibriosis),
bệnh xuất huyết đường tiêu hóa (enteric redmouth-ERM), bệnh lở loét
(furunculosis) (Ellis, 1997; Gudding và ctv, 1997).
Hiện nay, có nhiều phương pháp sử dụng vắc xin trong NTTS khác nhau
như: tiêm, cho ăn, ngâm, tắm, phun…Tuy nhiên, phương pháp tiêm được áp dụng
khá phổ biến nhất là trong nghề nuôi cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar). Tiêm vắc
xin có thể tiêm xoang bụng hoặc tiêm cơ. Nhiều tác giả thông báo rằng việc tiêm
kháng nguyên vào cơ tạo nên lượng kháng thể lớn hơn so với tiêm vào xoang bụng
(Rijkers và ctv, 1980). Cá giống được tiêm vắc xin vào xoang bụng nhiều tháng
trước khi đưa cá ra nuôi lồng ở biển. Đây là phương pháp có hiệu quả nhất để kích
thích sản xuất kháng thể toàn thân cũng như tạo được hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
8
Phương pháp này cũng cho phép việc sử dụng chất bổ trợ nhằm gia tăng đáp ứng
miễn dịch. Ví dụ như: Tiêm SRBC (sheep red blood cell) vào cơ cá chép tạo nên
lượng kháng thể cao hơn so với tiêm vào tĩnh mạch (Rijkers & ctv, 1980). Ngoài ra
còn phải kể đến các nhân tố khác tác động tới hiệu quả sử dụng vắc xin ở cá như
tuổi cá, mùa vụ, nhiệt độ....(Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
Chất bổ trợ là chất làm tăng đáp ứng miễn dịch, bao gồm nhiều chất khác
nhau, cơ chế tác dụng của chúng rất đa dạng và nhiều trường hợp vẫn chưa được
làm rõ. Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể, đặc biệt với kháng nguyên phụ thuộc
tuyến ức, có thể được tăng cường khi kết hợp kháng nguyên với chất bổ trợ như
trường hợp vắc xin phòng bệnh Aeromonas (Paterson và ctv, 1981) hoặc BKD
(Klonz và ctv, 1983). Trong các trường hợp này có lẽ có vai trò tăng cường đáp ứng
miễn dịch của kháng nguyên hoặc có tác dụng kích hoạt đáp ứng miễn dịch không
đặc hiệu hoặc cả hai vai trò này. Do hiệu quả bảo vệ khi sử dụng chất bổ trợ mang
lại trong các loại vắc xin hiện hành mà mọi thử nghiệm đánh giá hiệu quả vắc xin
hiện hành đều sử dụng kết hợp với chất bổ trợ. Tuy nhiên, một số chất bổ trợ mang
lại hiệu quả bảo vệ cao trong thử nghiệm vẫn chưa được sử dụng trong các sản
phẩm thương mại do các chất này gây nên phản ứng viêm cục bộ tại vị trí dẫn
truyền kháng nguyên và gây ra các tác dụng phụ khác. Nhìn chung kháng nguyên
hòa tan cần phải được sử dụng phối hợp với chất bổ trợ mới có thể tạo nên đáp ứng
miễn dịch dịch thể (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
Theo FAO, 2006 nghề nuôi cá hồi mới phát triển từ đầu năm 1980 nhưng
đến năm 2003 sản lượng cá hồi trên thế giới đạt khoảng 700.000 tấn. Tuy nhiên
bệnh do vi khuẩn là một trở ngại chính cho ngành công nghiệp này. Lượng sử dụng
thuốc kháng sinh trong nghề nuôi cá hồi tăng dần từ 0,3kg/1tấn cá đến 0,9kg/1tấn cá
năm 1987, sau đó lượng kháng sinh sử dụng giảm dần từ khi xuất hiện các loại vắc
xin có hiệu quả trong phòng bệnh vi khuẩn gây ra trên đối tượng này. Từ những
năm 90 của thế kỷ trước và cho đến nay thì hầu như không còn sử dụng kháng sinh
trong nuôi cá hồi thương phẩm (Phạm Văn Thư, 2006).
Việc sử dụng vắc xin không chỉ thay thế thuốc kháng sinh trong nghề nuôi cá
hồi mà chúng còn giảm chi phí sản xuất cá hồi trên thế giới. Theo số liệu thống kê
của FAO, 2006 chi phí sản xuất ra 1 kg cá hồi từ năm 1987 là gần 7 euro thì đến
9
năm 2003 đã giảm xuống dưới 2 euro/kg. Có nhiều nguyên nhân giúp cho chi phí
sản xuất cá hồi giảm trên 30% từ năm 1987 đến 2003 như cải thiện công nghệ nuôi,
hoàn thiện thức ăn công nghiệp và đặc biệt là tăng tỷ lệ sống của cá nhờ vào việc sử
dụng các loại vắc xin phòng bệnh vi khuẩn trên đối tượng này. Theo kết quả thống
kê của FAO, 2006 thì cho đến năm 2005 có đến 95% tổng số cá được tiêm vắc xin
trước khi đưa vào nuôi thương phẩm và tỷ lệ sống của cá nuôi thương phẩm đạt trên
90%. Chính vì vậy, sử dụng vắc xin đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển NTTS
bởi vì:
- Trong nuôi trồng thủy sản, phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cần được
áp dụng triệt để vì việc trị bệnh cho đối tượng thủy sản khó khăn hơn rất nhiều so
với động vật trên cạn.
- Tăng lợi nhuận nhờ tăng tỷ lệ sống và giảm hệ số thức ăn nhờ nâng cao được sức
khỏe cá.
- Giảm thiểu lượng thuốc, hóa chất, đặc biệt là kháng sinh sử dụng trong quá trình
nuôi do đó giảm giá thành sản phẩm.
- Thân thiện với môi trường.
- Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho cá thu hoạch, đảm bảo an
toàn cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Cải thiện được thương hiệu của sản phẩm thủy sản trên thị trường thế giới và góp
phần tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản do các doanh nghiệp xuất và nhập khẩu
yên tâm vì chất lượng sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản ở các nước trên thế giới
được đảm bảo.
- Góp phần quan trọng trong sự phát triển nuôi lồng bè một cách bền vững (Phạm
Văn Thư, 2006).
1.4.2. Tình hình và triển vọng sử dụng vắc xin trong NTTS ở Việt Nam
Ngày 03/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 332/QĐ-TTg phê
duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020
sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 4,5 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu từ
nuôi trồng thủy sản đạt 5 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu
người. Để đạt được mục tiêu như trên thì việc phát triển cần có quy họach cụ thể,
trong đó quản lý dịch bệnh cho các đối tượng nuôi thủy sản được đặt lên hàng đầu.
10
Nhiều giải pháp để quản lý dịch bệnh đã và đang được áp dụng như cải tạo ao kỹ,
chọn giống tốt sạch bệnh, quản lý tốt môi trường, quan tâm đến dinh dưỡng, quản lý
việc sử dụng thuốc và hóa chất nhưng hiệu quả vẫn chưa cao (Bùi Thị Bích Hằng,
2010). Trong số các bệnh của thuỷ sản thì nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây
ra với những ổ dịch có qui mô lớn. Thông thường, người ta sử dụng thuốc kháng
sinh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. Do việc sử dụng không đúng cách và quá
nhiều các loại thuốc kháng sinh nên đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc
(antibiotic resistence) và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong cơ thể động vật
thuỷ sản. Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc là việc sử
dụng các loại kháng sinh với hàm lượng nhỏ trong thức ăn của thuỷ sản như một
chất kích thích sinh trưởng. Vì vậy, việc sản xuất và sử dụng vắc xin trong nuôi
trồng thủy sản ở Việt Nam để quản lý dịch bệnh có ý nghĩa rất lớn (Trần Đăng
Ninh, 2006).
Hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vắc xin
vào nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Đề tài sản xuất vắc xin Bộ Thủy Sản năm
2006: ”Nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh nhiễm khuẩn cho cá tra, basa, cá
giò, cá Hồng Mỹ nuôi công nghiệp”. Từ đầu năm 2006, PHARMAQ- công ty dược
phẩm thủy sản hàng đầu thế giới của Na Uy đã chọn cá tra Việt Nam là đối tượng
đầu tiên để nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh gan thận mủ (do vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri gây ra) cho cá tra. Từ cuối năm 2009, bước đầu thử nghiệm
tiêm vắc xin phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra nuôi do Đại học Cần Thơ tiến hành
ở 3 điểm thí nghiệm thuộc các tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Bến Tre đã đạt kết quả
rất hứa hẹn, cho phép hy vọng ứng dụng thực tiễn rộng rãi trong thời gian không xa,
giúp ngăn ngừa dịch bệnh, giảm tổn thất cho người nuôi, loại trừ việc sử dụng các
loại kháng sinh trong nuôi cá và ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường,
bảo đảm sự phát triển bền vững ngành sản xuất loài thủy sản chiến lược này của
Việt Nam (Thương mại thủy sản – Số 127/ tháng 7/ 2010).
Với những kết quả đạt được như trên, hy vọng trong tương lai việc ứng dụng
vắc xin phòng bệnh cho cá nuôi sẽ được triển khai rộng rãi và đây là một công cụ
quản lý sức khỏe hữu hiệu cho các đối tượng nuôi thủy sản.
11
Vắc xin bất hoạt có sử dụng chất bổ trợ
Là vắc xin được sản xuất trực tiếp từ chủng vi khuẩn gây bệnh, sau khi nuôi
cấy tăng sinh và diệt vi khuẩn bằng nhiệt hoặc hóa chất (formalin, glutaraldehyde).
Loại vắc xin này rẻ, công nghệ sản xuất đơn giản và có thể sản xuất với quy mô lớn,
phù hợp với điều kiện Việt Nam (Phạm Văn Thư, 2006).
Chất bỗ trợ là những hợp chất hóa học được them vào trong vắc xin nhằm
làm tăng khả năng kích thích miễn dịch và tăng hiệu lực của vắc xin. Bao gồm: chất
bổ trợ vô cơ, hữu cơ (nhũ dầu) và sinh vật (xác vi khuẩn, nội độc tố của vi khuẩn).
Tác dụng của chất bỗ trợ:
-
Kích thích miễn dịch do bản thân chất bổ trợ gây phản ứng viêm nhẹ, kéo theo
hay tăng sinh các đại thực bào và các tế bào có thẩm quyền miễn dịch khác.
-
Hấp thụ kháng nguyên, khoanh vùng kháng nguyên, làm chậm quá trình giải
phóng kháng nguyên tại vị trí tiêm, do đó kháng nguyên tồn tại lâu trong cơ thể, kéo
dài sự trình diện kháng nguyên.
-
Kích thích sự hoạt động của tế bào tình diện kháng nguyên cho cơ quan
Lympho để quá trình phân tích trình diện kháng nguyên đạt hiệu quả.
-
Chất bổ trợ sinh vật có tác dụng kích thích tế bào miễn dịch (Phạm Văn Tý,
2001).
1.5. Biến đổi mô tế bào tại vùng tiêm vắc xin
Khi tiêm vắc xin, tại vùng tiêm sẽ xảy ra biến đổi mô tế bào rõ rệt. Đặc trưng
của biến đổi mô này chính là phản ứng viêm. Viêm là hiện tượng xảy ra ở tổ chức tế
bào, là phản ứng phòng vệ của sinh vật trước sự tấn công hay kích thích từ bên
ngoài lên cơ thể thông qua phản xạ của hệ thống thần kinh. Đây là một quá trình
bệnh lý cơ bản, bao gồm một số quá trình nhỏ sau:
Biến đổi về chất của tổ chức tế bào tại vùng tiêm vắc xin
Khi tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể sẽ xảy ra đáp ứng miễn dịch, biến đổi mô
tế bào và phản ứng viêm bắt đầu. Biến đổi về chất của tế bào ưu tiên chính giữa ổ
viêm, còn xung quanh biến đổi về chất không rõ ràng. Nguyên nhân làm biến đổi chất
của mô tế bào do trao đổi chất bị rối loạn, thiếu dinh dưỡng cung cấp đến do kích
thích cơ học và hóa học của tác nhân lạ xâm nhập khi tiêm vắc xin. Mặt khác hệ
12
thống tuần hoàn bị rối loạn, làm tế bào bị hoại tử. Kết quả của quá trình này là tạo ra
các chất phân giải như protein và các axit hữu cơ (Trịnh Bỉnh Dy và ctv, 2006).
Tăng cường sự thẩm thấu của các tế bào máu và dịch thể
Khi cơ thể sinh vật có phản ứng viêm, dịch thể và các tế bào máu thẩm thấu
qua thành mạch máu, đi vào tổ chức tế bào đang bị viêm. Tại ổ viêm, đầu tiên mạch
máu có sự thay đổi, do kích thích, động mạch nhỏ co lại, thời gian co rất ngắn sau
đó giãn ra, các mao quản trong vùng viêm cũng giãn ra, lúc này một lượng máu lớn
hơn bình thường được đưa đến mạch máu gần ổ viêm. Tính thẩm thấu qua vách
mạch máu cũng tăng lên, đặc biệt khi ổ viêm nặng. Nhiều thành phần máu được
thẩm thấu gồm: globulin miễn dịch, hồng cầu thẩm thấu qua thành mạch máu một
cách bị động, các loại bạch cầu thẩm thấu một cách chủ động. Tại tổ chức tế bào bị
viêm, bạch cầu tiêu diệt tác nhân và các loại tế bào chết bằng cách bao vây và tiết
men để tiêu hóa, đây là hiện tượng thực bào. Các thể Globulin miễn dịch có nhiệm
vụ kết hợp với các kháng nguyên trung hòa độc tố. Như vậy, kết quả của quá trình
thẩm thấu qua thành mạch máu là tiêu diệt tác nhân, trung hòa độc tố và làm sạch
vết thương (Trịnh Bỉnh Dy và ctv, 2006).
Tăng sinh tế bào
Cùng với hiện tượng tăng quá trình thẩm thấu của các thành phần máu qua vách
mạch máu, tới ổ viêm, các tế bào xung quanh ổ viêm có hiện tượng tăng sinh tế bào,
với mục đích phục hồi lại các tế bào đã chết của tổ chức, bao vây cô lập tác nhân.
Bất kỳ một chứng viêm nào của cơ thể sinh vật cũng xảy ra 3 quá trình nêu
trên và có quan hệ mật thiết với nhau. Đây cũng là một trong nhiều bản năng tự vệ
của cơ thể trước sự xâm nhập của tác nhân lạ.
Đến nay, trên thế giới đã có một số nghiên cứu về biến đổi mô học của cá
sau khi tiêm vắc xin nhằm nâng cao hiệu quả của vắc xin trong phòng bệnh. Đặc
trưng của biến đổi mô học sau khi tiêm vắc xin chính là phản ứng viêm của cơ thể
khi có tác nhân lạ xâm nhập vào. Cơ chế hình thành phản ứng viêm ở cá, nhìn
chung tương tự như ở động vật có vú. Ngoại trừ điểm khác biệt là cá không có
histamine, chức năng xúc tác của histamine được thay thế bởi 5-hydroxytryptamin
(serotonin) (Nilsson và Holmgren, 1992). Đáp ứng tế bào trong phản ứng viêm trải
qua 2 giai đoạn, thoạt đầu là sự gia tăng số lượng bạch cầu trung tính từ máu chuyển
13
đến, tiếp sau là sự xuất hiện của đại thực bào và Lympho bào tại ổ viêm. Bạch cầu
trung tính tập trung khoảng 1 giờ sau khi tiêm tác nhân gây viêm và số lượng sẽ đạt
cực đại sau 48 giờ (Afonso và ctv, 1998). Phản ứng viêm được kích ứng và kiểm
soát bởi một số yếu tố, bao gồm các amin gây giãn mạch, các bổ thể, eicosanoid và
cytokine được giải phóng trong đáp ứng đối với tổn thương mô hoặc sản phẩm của
các tác nhân gây bệnh. Các amin gây giãn mạch (5-hydroxytryptamin) là các nhân
tố tiền phát, phản ứng nhanh. Sau đó các yếu tố mới được tổng hợp như eicosanoid
và cytokine sẽ thu hút và hoạt hóa các bạch cầu. Sau khi tới ổ viêm, bạch cầu sẽ giải
phóng các yếu tố nhằm điều hòa phản ứng viêm (Secombes, 1996; Đỗ Thị Hòa và
ctv, 2004).
Theo Phạm Văn Tý (2001), tế bào Đại thực bào có tác dụng bắt giữ, tiêu
kháng nguyên lạ thành mảnh peptid để tiến hành trình diện kháng nguyên. Việc xuất
hiện của Đại thực bào nhiều sẽ làm cho việc trình diện kháng nguyên có hiệu quả.
Vài trò của tế bào Lympho là thực hiện đáp ứng miễn dịch . Việc tăng tế bào
Lympho sẽ tăng khả năng sinh kháng thể.
14
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện từ tháng 2 năm 2014 tới tháng 8 năm 2014
- Địa điểm:
+ Tiến hành bố trí thí nghiệm và thu mẫu tại Cam Ranh - Khánh Hòa.
+ Tiến hành phân tích và xử lý mẫu tại: Phòng Bệnh cá - Trung tâm Nghiên cứu
Quan trắc cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 (Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh).
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Rachycentridae
Giống: Rachycentron (Kaup, 1826)
Loài: Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766).
Hình 2.1. Cá Giò (Rachycentron canadum) (dpi.qld.gov.au)
Tên tiếng Việt: Cá Giò, cá Bớp, cá Bóp.
Tên tiếng Anh: Cobia, Black Kingfish, lemonfish.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Các nội dung thực hiện
15
Vắc xin thử nghiệm phòng bệnh Vibriosis
Tiêm 0,1ml vắc xin vào cơ lưng cá giò
(15-25gam)
Thu mẫu mô ở 7, 14, 21 ngày sau khi tiêm
Xử lý mẫu mô
Đọc kết quả
Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 2.2. Sơ đồ các nội dung thực hiện của đề tài
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Cá giò 15-25gam
Tiêm 0,1ml vắc xin vào cơ lưng.
V1
V6
V4-1
V4-2
ĐC
Thu mẫu mô ở ngày thứ 7, 14, 21 sau khi tiêm
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
- Cá giò với khối lượng 15 – 25g, tiêm 0,1ml vắc xin vào cơ lưng. Mỗi vắc
xin tiêm cho 5 con.
- V1, V6, V4-1, V4-2: 4 loại vắc xin vô hoạt từ 3 loài vi khuẩn (V.harveyi,
V.parahaemolyticus, V.alginolyticus) có sử dụng chất bổ trợ (nhũ dầu) phối trộn cùng
một loại kháng nguyên và nhũ dầu nhưng tỷ lệ phối trộn khác nhau. Trong đó:
16
+ V1, V6: Phối trộn tỷ lệ kháng nguyên khác nhau (V1:V6: 5:1) nhưng cùng tỷ
lệ nhũ dầu (1:1)
+ V4-1, V4-2: Phối trộn cùng một tỷ lệ kháng nguyên (1:1) nhưng tỷ lệ nhũ
dầu khác nhau (1:2)
- Đối chứng (ĐC): Tiêm nhũ dầu
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu mô học
Áp dụng theo phương pháp mô bệnh học của D.V Lightner (1996)
Thu mẫu
Cố định và bảo quản mẫu
Xử lý mẫu
Đúc parafin
Cắt lát mẫu
Nhuộm Hematoxyline và Eosin
Đọc tiêu bản trên kính hiển vi
quang học ở các độ phóng đại
x100, x400 và x1000
Hình 2.4. Các bước thực hiện của phương pháp mô bệnh học
Cố định và bảo quản mẫu
Dùng dụng cụ giải phẫu cắt lấy một miếng nhỏ mô (khoảng 0,5cm3) từ cơ để cố
định
trong
dung
Acidsodiumphosphate
dịch:
100ml
fomalin
monohydrate
10%,
900ml
(NaH2PO4.H2O;
nước
6,5g
cất,
0,4g
Anhydrous
disodiumphosphate (Na2HPO4), tỷ lệ về thể tích giữa mẫu và dung dịch cố định là
1/10. Mẫu này được giữ trong dung dịch cố định từ 24 đến 48 giờ tùy thuộc vào khối
mẫu lớn hay nhỏ mà thời gian cố định khác nhau. Sau thời gian cố định, mẫu được
bảo quản trong cồn etanol 70%. Thời gian để bảo quản trong cồn etanol không giới