Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Nghiên cứu hoạt tính chống ung thư của cây đơn buốt (bidens pilosa.l)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.67 KB, 61 trang )

Mục lục
Danh sách bảng biểu

ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Bản
g
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10


1.11
1.12
1.13

Tên Bảng
Công dụng của một số loài thuộc chi Song nha (Bidens L.)
Các hợp chất auron và auron glycosid phân lập từ chi Bidens
Các hợp chất chalcon và chalcon glycosid phân lập từ chi Bidens
Các hợp chất flavon và flavon glycosid phân lập từ chi Bidens
Các hợp chất flavanon và flavanon glycosid phân lập từ chi Bidens
Các hợp chất flavonol và flavonol glycosid phân lập từ chi Bidens
Các hợp chất acetylenic phân lập từ chi Bidens
Các hợp chất nhóm phenylpropanoid phân lập từ chi Bidens
Các hợp chất nhóm terpenoid phân lập từ chi bidens
Các hợp chất khác phân lập từ chi Bidens
Xử lý dịch chiết n-hexan lần 1
Chưng cất dịch chiết Ethanol
Chưng cất dịch chiết n-hexane lần 2

Hình ảnh
ST
T
1
2
3
4
5
6

7

8
9

Hình
vẽ
H ình
1
Hình 2
Hình
3
Hình 4
Hình5
Hình 6
Hình 7

Hình
8
Hình
9

Tên hình vẽ
Công thức phân tử của Auron và auron glycosid
Công thức phân tử Chalcon và chalcon glycosid
Công thức phân tử flavon và flavon glycosid
Công thức phân tử flavanon và flavavon glycosid
Công thức phân tử flavonol và flavonol glycosid
Công thức phân tử phenylpropanoid

Sơ đồ chiết bằng n-hexane
Sơ đồ chiết bằng ethanol

Phổ MS của dịch chiết n-hexane

1


Lời mở đầu
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
2


Ung thư là căn bệnh gây tử vong hàng đầu hiện nay ở Việt Nam. Theo số liệu thống
kê mới nhất của Hiệp hội Ung thư VN, mỗi năm cả nước có thêm khoảng 150.000 ca
mắc bệnh mới và 75.000 ca tử vong do ung thư. Nếu cộng thêm với số bệnh nhân đã
mắc tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 240.000 – 250.000 bệnh nhân
bị ung thư đang điều trị. Trong đó thường gặp nhất là ung thư phổi, ung thư gan,
ung thư dạ dày ở nam giới, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư phổi ở nữ
giới. Phần lớn bệnh nhân được phát hiện đã ở giai đoạn muộn, tỷ lệ chữa khỏi bệnh
thấp, chi phí điều trị bệnh cao và kéo dài. Các thuốc ung thư thế hệ mới thường có
giá thành cao nên ít bệnh nhân có điều kiện tiếp cận trong khi các thuốc hoá trị liệu
cổ điển mặc dù có giá thành hạ nhưng nhiều tác dụng phụ.
Việc nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính chữa bệnh từ lâu đã
được quan tâm nghiên cứu.
Tổng quan tình hình nghiên cứu hoạt tính chống ung thư của cây đơn buốt
Trên thế giới:
Thành phần hóa học loài Bidens pilosa L. được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu nhiều. Có khoảng 149 hợp chất được phân lập từ loài Bidens pilosa
L. Các chất này thuộc các nhóm như flavonoid, acetylenic, phenylpropanoid,
terpenoid và nhóm chất khác. Trong đó nhóm flavonoid đã phân lập được 57
hợp chất thuộc các nhóm chalcon, auron, flavon, flavonol, flavanol; nhóm
acetylenic đã phân lập được 34 hợp chất; nhóm terpenoid đã phân lập được 25

hợp chất; nhóm phenylpropanoid đã phân lập được 19 hợp chất và 14 chất
thuộc nhóm chất khác.
Về mặt độc tính: Frida và CS đã xác định độc tính cấp (LD 50) của cặn dịch chiết
cồn và dịch chiết nước của lá loài Bidens pilosa L. theo đường tiêm phúc mạc
tương ứng là 6,15g/kg và 12,3 g/kg [1]. Còn theo Ezeonwumelu và CS [2], cặn
dịch chiết nước loài B.pilosa liều 10g/kg không gây ra độc tính cấp. Đồng thời
với liều 800mg/kg dùng liên tục trong 28 ngày không gây ra độc tính bán cấp.
Về tác dụng sinh học: Theo kinh nghiệm dân gian của một số nước trên thế giới,
loài B.pilosa được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có cả
những bệnh nan y mãn tính như tiểu đường, ung thư, viêm gan virus[3],[4],[5].
Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu thành phần hóa học và
thử nghiệm tác dụng sinh học. Đến nay nhiều tác dụng sinh học của loài B.pilosa
được phát hiện như tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa miễn dịch,
chống oxi hóa, kháng kí sinh trùng sốt rét, ức chế tế bào ung thư và khối u, ức
chế tiểu đường [6],[7]. Đặc biệt, những năm gần đây các nhà khoa học tập trung

3


nghiên cứu tác dụng của loài này trong điều trị bệnh tiểu đường typ I, typ II [8]
và tác dụng ức chế tế bào ung thư[9].
Ở Việt Nam:
Thành phần hóa học cây đơn buốt (Bidens pilosa L.) chỉ thấy có công bố của Đỗ
Đình Rãng [10] và Luận văn cao học [11].
Như vậy những nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây
đơn buốt ở Việt Nam mới chỉ là bước đầu, còn rất hạn chế. Tuy nhiên, kết quả
cho thấy cây đơn buốt rất có tiềm năng, cần nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn để
làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu này trong điều trị bệnh.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu xác định được khả năng chống ung thư của hợp chất thiên nhiên có

trong cây đơn buốt.

-

Mục tiêu đề tài:
Lựa chọn dung môi để chiết hợp chất có hoạt tính chống ung thư trong cây
đơn buốt
Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết
Bố cục đề tài:

Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Thực nghiệm
Chương 3: Kết quả và thảo luận

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về hợp chất thiên nhiên
1.1.1 Khái niệm hợp chất thiên nhiên
Hợp chất thiên nhiên (hay hợp chất tự nhiên) là các chất hóa học có nguồn gốc từ
thiên nhiên hoặc được con người con người tách ra từ các loại động vật, thực vật
trong tự nhiên có hoạt tính sinh học hoặc có tác dụng dược học dùng làm thuốc.
Ngành hóa học chuyên nghiên cứu để chiết tách và chuyển hóa các hợp chất tự
nhiên gọi là ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên (hay hóa học các hợp chất tự
nhiên).
1.1.2 Nguyên liệu
Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái
phong phú và đa dạng, đặc biệt là có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Theo
thống kê có hơn 5000 loại cây thuốc trong đó có nhiều cây đặc hữu. Với sự đa dạng

về khí hậu và thổ nhưỡng – đất đai, ngay từ cuối những năm của thập kỉ 60 -80 ở
Việt Nam đã hình thành những vùng trồng và sản xuất cây dược liệu có tính chuyên
canh như: Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Thông Nông (Cao Bằng), Hang Kia- Pà Cò (Hòa
Bình), Son Bá Mười (Thanh Hóa), Mường Lống (Nghệ An) và Đà Lạt (Lâm Đồng)
trồng cây thuốc bắc nhập nội ( Bạch Chỉ, Bạch Truật, Đương Quy, Huyền Sâm, Đỗ
Trọng, Hoàng Bá..); Cây thuốc nhập nội làm nguyên liệu cho công nghiệp dược và
cây thuốc bản địa có tính ôn đới ( Thảo Qủa, Tục Đoạn, Táo mèo…). Bên cạnh khả
năng trồng lớn, các vùng núi cao kể trên còn sản xuất ra các loại hạt giống tốt để
đưa về vùng xuôi phát triển trồng (Bạch Chỉ, Đương Quy…). Một số tỉnh thuộc vùng
núi thấp như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái, Thanh Hóa… có ưu thế
trồng một số cây đặc sản có giá trị xuất khẩu cao như: Hồi, Quế…
Ở các tỉnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và khu 4 cũ là nơi sản xuất đại trà
một số cây thuốc bắc nhập nội nhưng hạt giống lấy từ vùng núi cao như: Bạch Chỉ,
Đương Quy, Địa Hoàng, Ngưu Tất…Vùng này còn là nơi trồng chủ yếu của các loài
cây như Hòe, Bạc Hà và nhiều loại cây thuốc nam truyền thống khác. Tại một số
tỉnh miền trung, tây nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long đã từng là nơi trồng sản
xuất nhiều loài cây thuốc có tinh dầu như: Bạc Hà, Sả, Hương nhu trắng…
Trong điều kiện cho phép nên dùng nguyên liệu tươi.Nguyên liệu thu hái xong nên
ổn định bằng cách nhúng vào cồn hay nước đun sôi trong vài phút, sau đó để ráo
5


nước hay làm khô tự nhiên trong không khí.Hết sức tránh dùng nhiệt độ cao để làm
khô nguyên liệu.
Phải sơ bộ xử lý nguyên liệu ban đầu như : vứt bỏ nguyên liệu có sâu bệnh,…
Phải xác định đúng tên khoa học của cây. Do đó thường khi thông báo khoa học
phải ghi địa chỉ người xác định, cơ quan…để người đọc có thể liên hệ tham khảo khi
cần thiết.
1.1.3 Phân loại các hợp chất thiên nhiên
Dựa vào tính thiết yếu đối với động vật

Các hợp chất thiên nhiên được chia thành 2 nhóm:
- Chất trao đổi sơ cấp: là những hợp chất thiên nhiên cần thiết cho sự sống gồm
cacbonhidrat, protein, axit nuclei, các lipit và các dẫn xuất của chúng. Chúng
thường là các polymer sinh học có trọng lượng phân tử (MW) cao, là các polymer
sinh học. Các hợp chất này được sản sinh từ các cơ thể sống, không phụ thuộc vào
loài. Qúa trình trong đó các chất trao đổi sơ cấp được tạo thành được gọi là quá
trình trao đổi sơ cấp.
- Chất trao đổi thứ cấp: là những hợp chất thiên nhiên thường có trọng lượng phân
tử (MW) nhỏ. Đa số chúng được tổng hợp mới, nhưng cũng không ít chất sinh học
là sản phẩm phân rã hoặc ở dạng dẫn xuất từ các chất sơ cấp hay từ những đơn vị
tạo thành chất sơ cấp. Đó là nhóm chất phenol, isoprenoid, các dẫn xuất chứa nitơ
(như alkaloid), các peptid, kháng sinh, vitamin…Là những chất thể hiện hoạt tính
sinh học giúp chuyển hóa vận động hoạt động sống, giúp lập quan hệ sinh thái của
cơ thể sống với môi trường xung quanh.
- Trong các hợp chất thiên nhiên thường có các nhóm chức cơ bản:
+ Hợp chất hidrocacbon chưa no
+ Ancol – phenol – ete
+ Andehit – xeton
+ Axit hữu cơ và dẫn xuất
+ Amin
+ Dị vòng
+ Hợp chất tạp chức…

6


Dựa vào bộ khung cacbon, các nhóm chức và theo tính phổ biến của hợp chất.
Các hợp chất thiên nhiên thường được phân loại thành:
+ Chất béo – lipit
+ Hidratcacbon – gluxit (monosacarit, oligosacarit, polisacarit)

+ Axit amin – protit
+ Tecpennoid (monotecpen, sesquitecpen, ditecpen,tritecpen…)
+ Steroit
+ Coumarin
+ Flavanoid
+ Ankaloit
+ Tanin
+ Chất kháng sinh
+ Vitamin…
1.1.4 Tính phân cực của các hợp chất thiên nhiên
Trong thực vật các hợp chất hữu cơ tồn tại ở dạng hòa tan trong nước, trong dầu
béo hoặc tinh dầu.
- Các hợp chất tan trong nước (dịch tế bào) là các hydratcacbon có phân tử lượng
thấp (monosacarit, một số oligosacarit như pectin, gồm: các glycozit,muối của
aminoaxit, các hợp chất phenol hòa tan dưới dạng glycozit).
+ Nói chung các chất tan trong nước là các chất phân cực.
+ Các hợp chất có nguyên tử H liên kết trực tiếp với nguyên tố âm điện như O, N, F,
Cl…là những nhóm phân cực, càng nhiều nhóm phân cực trong phân tử thì tính
phân cực càng lớn.
- Các hợp chất tan trong dầu béo hoặc tinh dầu: các hidrocacbon, monotecpen,
sesquitecpen, sterol, carotenoit…
+ Các chất tan trong dầu béo và tinh dầu là các chất ít phân cực. Tuy nhiên tính
phân cực của chúng cũng khác nhau tùy thuộc vào khối lượng nguyên tử và nhóm
chức có trong phân tử hợp chất.
+ Thông thường các hợp chất có mạch cacbon dài kém phân cực
7


1.1.5 Ứng dụng của các hợp chất thiên nhiên
Hợp chất thiên nhiên trong sinh vật và nhất là trong cây cỏ rất phong phú và có

nhiều loại. Do đó chúng có ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác
nhau như trong hương phẩm, trong thực phẩm dùng như chất gia mùi cho kẹo
bánh, thuốc lá, nước giai khát...; trong dược phẩm để sản xuất thuốc chữa bệnh và
thuốc sát trùng. Ngoài ra hợp chất thiên nhiên còn là nguyên liệu để tách hoặc
chuyển hóa hoặc tổng hợp nhiều chất thơm quan trọng được ứng dụng rộng rãi
trong công nghiệp.

 Ứng dụng trong mỹ phẩm.

-

-

Hiện nay thiên nhiên hóa các loại mỹ phẩm đang là xu hướng mới của ngành
công nghiệp hóa mỹ phẩm. Các hợp chất hóa học dần được thay thế bằng nguyên
liệu thiên nhiên thuần khiết như: tinh dầu thao mộc, trái cây, dưa leo, tảo biển, lô
hội, men bia, men ủ từ bột mì, mật ong…
Công dụng của một số dưỡng chất thiên nhiên thường gặp trong thành
phần của mỹ phẩm:
Nha đam: Giúp chữa lành vết thương, giảm ngứa và sát trùng, tạo độ ẩm cho da,
kháng nhiệt tốt.
Mật ong: Có tính sát khuẩn nhẹ và tăng khả năng giữ ẩm cho da.
Sữa: Có tác dụng giữ ẩm tốt và chống mất nước.
Tinh dầu ô-liu: Có khả năng tái tạo, giữ ẩm và làm mềm da.
Tinh dầu oải hương: Phục hồi da, lấy di các tế bào chết.
Các chiết xuất từ chanh, bưởi, cà chua: Thúc đẩy việc sản sinh các tế bào, làm cho
da săn chắc, mềm mại hơn.
Men ủ bia và bột mì: Chống lão hóa, có khả năng cải thiện các vết sẹo.
Rong biển: Giúp cân bằng và làm sáng da.
 Ứng dụng trong dược phẩm

Hợp chất thiên nhiên có ứng dụng trong dược phẩm là những hợp chất thiên
nhiên có hoạt tính sinh học.
Đặc biệt là các hợp chất thứ cấp được chiết xuất từ thực vật có hoạt tính và rất
có giá trị đối với cuộc sống như:
Enzymes : tác dụng bảo vệ chức năng tế bào và làm tăng năng lượng cho tế bào.
Amino acid: tăng cường sữa chữa và đổi mới tế bào.
Polyssaccharides: tăng cường hệ thống miễn dịch, bao gồm cả việc chống lại virus,
vi khuẩn và sự phát triển tế bào u bướu.
Dietary Fibers: tạo điều kiện di chuyển phân dễ dàng trong ruột và tác dụng như
Probiotics.
Vitamin: Phân giải các gốc tự do, duy trì thị lực và điều tiết chức năng tế bào.
Minerals: Đảm bảo cân bằng kiềm toan trong cơ thể. Cung cấp các AO để trung hòa
các chất FR.
Acid béo chuỗi ngắn: Cung cấp năng lượng cho tế bào biểu bì đại tràng, giúp chuyển
hóa lipit dễ dàng.
8


-

Phytosterols: Giảm Cholesterrol, cung cấp AO, tăng hiệu quả của Phytoestrogen.
Glycosides: kích thích đáp ứng miễn dịch.
Scopoletin: Chống huyết áp cao, chống vi khuẩn và chống viêm.
Alcaloides: Xúc tác tế bào và giảm đau.
Flavonoids: Tăng cường các AO, dự phòng oxy hóa LDL, chống dị ứng, chống các
mầm bệnh.
Hợp chất Terpennoids: Tăng đổi mới tế bào, chống nấm, chống vi khuẩn và virus.
1.1.6 Phương pháp phân lập và nhận biết các hợp chất thiên nhiên
1.1.6.1 .Phương pháp chiết tách
Phương pháp chiết thông thường:


- Chiết Soxhlet.: Chiết Soxhlet lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà hóa học

-

người Đức Franz Ritter Von Soxhlet (1879). Nó được thiết kế chủ yếu để khai
thác lipit nhưng bây giờ nó không bị giới hạn bởi duy nhất điều này. Chiết
Soxhlet đã được sử dụng rộng rãi để chiết xuất các hợp chất thiên nhiên có
giá trị từ các nguồn tự nhiên khác nhau. Nó được sử dụng như một mô hình
cho việc so sánh để lựa chọn thay thế các kỹ thuật khai thác mới. Nói chung,
một lượng nhỏ mẫu khô được đặt trong một cái ống lót. Các ống lót này sau
đó được đặt trong bình chưng cất trong đó có các dung môi được đặc biệt
quan tâm. Sau khi đạt đến mức độ tràn, các ống lót được hút bởi xi-phông.
Xi-phông tháo liệu, và các ống lót quay trở lại bình cất. Giải pháp này mang
số lượng lớn chất hòa tan chiết xuất vào chất lỏng. Chất tan được duy trì
trong bình cất và dung môi đi qua liên tục thiết bị. Qúa trình này chạy liên
tục cho đến khi quá trình chiết hoàn tất.
Ngâm: đã được sử dụng để điều chế các thuốc bổ tự chế trong một thời gian
dài. Nó đã trở thành một phương pháp phổ biến và không tốn kém để có
được các loại tinh dầu và các hợp chất hoạt tính sinh học. Đây là quá trình
khai thác ở quy mô nhỏ, bao gồm các bước:

Thứ nhất: nghiền vật liệu thực vật thành hạt nhỏ để làm tăng diện tích bề mặt khi
khuấy trộn với dung môi.
Thứ hai: trong quá trình ngâm dung môi thích hợp được thêm vào bình kín.
Thứ ba: chất lỏng bị biến dạng và cặn rắn của quá trình chiết được ép để thu hồi
lượng lớn chất hòa tan trong đó. Chất lỏng biến dạng thu được và chất lỏng ép
được trộn lẫn với nhau thành một hỗn hợp và tách tạp chất bằng phương pháp lọc.

9



- Hydrodistilation: Hydrodistilation là một phương pháp truyền thống để khai
thác các hợp chất hoạt tính sinh học và các loại tinh dầu từ thực vật. Có ba
loại hydrodistilation: chưng cất nước, nước và chưng cất hơi nước, chưng
cất hơi nước trực tiếp (Vankar, 2004). Trong hydrodistilation: đầu tiên, các
nguyên liệu thực vật được lèn chặt trong ngăn tĩnh; thứ hai, cho đủ số lượng
nước và sau đó đun sôi. Ngoài ra, hơi nước được bơm trực tiếp vào mẫu
thực. Nước nóng và hơi nước là các yếu tố chính ảnh hưởng đến các hợp
chất hoạt tính sinh học tự do ở mô thực vật. Hydrodistilation bao gồm ba
quá trình hóa lý chính: Hydrodiffusion, thủy phân và phân hủy bởi nhiệt.
Chiết ở nhiệt độ cao một số thành phần dễ bay hơi có thể bị mất. Do đó, cần
phải giới hạn nhiệt cho quá trình chiết tách các hợp chất không ổn định.
Phương pháp chiết đặc biệt:

-

Chiết với sự hỗ trợ của siêu âm (UAE).
Chiết với sự hỗ trợ của vi sóng (MAE).
Chiết bằng chất lỏng quá tới hạn (SFE).
Chiết dưới áp suất cao( PLE).
Chiết với sự hỗ trợ của Enzym (EAE).

1.1.6.2 Phân lập các hợp chất tự nhiên
Phân lập là tách riêng một chất dưới dạng tinh khiết ra khỏi hỗn hợp. Thành phần
của một dược liệu thường rất phức tạp, trong nhiều trường hợp, chỉ một hoặc vài
chất trong hỗn hợp toàn phần của dược liệu được sử dụng làm thuốc, ví dụ:
strychnin trong hạt Mã Tiền, vincristin và vinblastin trong dừa cạn, paclitaxen
trong Taxus, quinine và quinidin từ Canh kina…Để tách riêng các hoạt chất hoặc
trong nghiên cứu muốn tách riêng các chất để xác định cấu trúc, làm chất chuẩn,

nghiên cứu dược lý…người ta cần tiến hành phân lập từng chất dưới dạng tinh
khiết.
Có nhiều phương pháp được sử dụng để phân lập các chất từ một hỗn hợp. Có các
phương pháp kinh điển như các phương pháp kết tinh phân đoạn, chưng cất phân
đoạn hay các kỹ thuật sắc ký hiện đại…
Kết tinh phân đoạn: Phương pháp dựa vào độ hòa tan khác nhau của các chất khi
hòa tan hỗn hợp vào một một hỗn hợp dung môi. Trong quá trình để yên dung môi
bốc hơi từ từ, thành phần khó tan nhất sẽ tủa hoặc kết tinh trước. Lọc lấy phần tinh
thể thô và kết tinh lại sẽ thu được chất tinh khiết. Phần dung dịch còn lại có thể bây
hơi dung môi và kết tinh để tách các chất khác. Có thể kết hợp việc bay hơi dung
môi với giảm nhiệt độ để quá trình kết tinh hiệu quả. Dung môi dùng để hòa
tan/kết tinh phân đoạn thường là một dung môi nhưng cũng có thể là một hỗn hợp
2 hay 3 dung môi trong trường hợp các chất khó kết tinh. Đối với một số nhóm chất
10


đặc biệt, để phân lập người ta tạo ra các dẫn chất ít tan, ví dụ như tạo muối picrat
alkaloid, tạo osazon các đường để các chất dễ kết tinh hơn.
Tách phân đoạn: Đối với một vài nhóm chất, người ta có thể tách riêng từng phân
đoạn khỏi hỗn hợp dựa vào lý hóa tính khác nhau của các chất thành phần như độ
hòa tan trong các dung môi, tính acid hay base và độ mạnh của tính acid hay base.
Ví dụ, một hỗn hợp muối alkaloid trong nước, khi kiềm hóa từ từ thì alkaloid có
tính kiềm yếu nhất sẽ được giải phóng ra dạng tự do trước, nếu kiềm hóa tiếp thì
lần lượt các alkaloid có tính kiềm mạnh hơn sẽ tiếp tục được giả phóng. Nếu ta
dùng dung môi hữu cơ để chiết sau từng giai đoạn thì sẽ thu được các alkaloid khác
nhau. Cũng như vậy đối với một hỗn hợp acid hữu cơ dưới dạng muối sẽ được giải
phóng từng phân đoạn khi thêm từ từ acid vô cơ rồi chiết bằng dung môi hữu cơ
Thăng hoa: Một số chất hay nhóm chất có thể thăng hoa được như các coumarin
và anthranoid ở dạng tự do (aglycon); cafein, ephedrine, camphor, borneol…có thể
được tách ra khỏi hỗn hợp hay tinh chế bằng cách cho thăng hoa. Qúa trình thăng

hoa có thể được thực hiện ở áp suất thường hay áp suất giảm. Khi thăng hoa dưới
áp suất giảm, nhiệt độ thăng hoa của các chất giảm làm giảm bớt tác động phân
hủy của nhiệt độ lên các chất. Với áp dụng dưới áp suất giảm có thể theo áp suất và
nhiệt độ người ta có thể thăng hoa cả những chất khó hay không thực hiện được
bằng cách thăng hoa ở áp suất thường. Với phương pháp này người ta có thể phân
lập, tinh chế một số alkaloid, flavonoid…
Chưng cất phân đoạn: Chưng cất phân đoạn là một trong những phương pháp kinh
điển dùng để tách các chất bay hơi ra khỏi hỗn hợp dựa vào sự khác biệt nhiệt độ
sôi của các chất trong hỗn hợp. Qúa trình chưng cất có thể thực hiện ở áp suất khí
quyển hay áp suất giảm. Phương pháp chưng cất phân đoạn được thực hiện với
những bình cất có lắp cột phân đoạn và thường được nối với máy hút chân không
để làm giảm nhiệt độ chưng cất, giảm ảnh hưởng tới các chất nhạy cảm với nhiệt
độ. Nhiệt độ và áp suất được theo dõi trong quá trình chưng cất. Phương pháp này
thường áp dụng để tách các chất thành phần của tinh dầu.
Các phương pháp sắc ký:
+ Sắc kí cột:
Sắc ký cột là phương pháp sắ ký mà pha tĩnh được nhồi trong một cột hình trụ hở
hai đầu hoặc được tráng trong long một mao quản có đường kính trong rất hẹp.
Theo nghĩa rộng, sắc ký cột bao gồm cả sắc ký cột cổ điển dùng trong điều chế các
chất và sắc ký cột hiện đại thường dùng trong phân tích như HPLC, GC… ở đây chỉ
trình bày các kỹ thuật sắc ký cột cổ điển. Với kích thước cột lớn, sắc ký cột cổ điển
chủ yếu dùng trong việc chiết tách và phân lập các chất.
11


Trong sắc ký cột cổ điển, người ta thường dùng các cột thủy tinh đường kính 1 – 5
cm dài 30- 100 cm để nhồi pha tĩnh. Chất nhồi cột có kích thước từ 15 – 300 . Kích
thước hạt càng lớn, dung môi qua cột càng dễ dàng nhưng hiệu năng tách kém. Với
vật liệu nhồi cột là Silica gel dùng cho sắc ký cột, người ta phân ra làm ba loại là
loại mịn (15 -40 µm) và loại thô (63 – 200 µm). Lượng mẫu nạp lên cột thay đổi tùy

theo tính chất phức tạp của mẫu và khả năng tách của hệ thống. Tỉ lệ mẫu/pha tĩnh
thường là 1/30 – 1/100 hay hơn. Trong một vài kỹ thuật, tỉ lệ này có thể tăng tới
1/10.
Cột sẽ được triển khai bằng dung môi thích hợp. Dung môi có các chất được tách
ra đi khỏi cột và được hứng thành từng phân đoạn, bằng tay hay bằng bộ phận
hứng phân đoạn. Các phân đoạn được kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng và những
phân đoạn giống nhau được gộp chung, loại dung môi để thu được chất tinh khiết.
Trong trường hợp sắc ký cột khô hay cột ngược, các băng chất được tách ra không
được rửa giải ra khỏi cột mà được cắt thành các “ khoang “ và giải hấp bằng dung
môi để thu các chất.
Trong sắc ký cột cổ điển, áp lực đẩy dòng dung môi qua cột là áp suất thủy tĩnh.
Với cột dài và chất nhồi cột mịn, tốc độ dòng dung môi giảm có thể ảnh hưởng đến
kết quả sắc ký do hiện tượng khuyếch tán. Thời gian triển khai cũng rất dài, có khi
là nhiều ngày hay hơn. Để khắc phục phần nào nhược điểm này, một số kỹ thuật sắc
ký cột cải tiến đã được sử dụng giúp giảm thời gian phân tách. Tuy nhiên, hiệu lực
tách của cột cũng có thể giảm. Khi ấy người ta thường thu các phân đoạn đơn giản
để tiếp tục phân tách trên các cột sắc ký khác. Hai kỹ thuật hay sử dụng là sắc ký
cột nhanh (flash chromatography, FC) và sắc ký cột chân không (vacuum liquid
chromatography, VLC). Cả hai đều sử dụng cột ngắn đường kính lớn để tăng tốc độ
dòng và tăng lượng mẫu. FC sử dụng áp suất dương thấp trên đầu cột còn VLC sử
dụng áp suất âm ở cuối cột.
Trang bị cho sắc ký cột cổ điển rất đơn giản, không tốn kém nên hiện nay vẫn là
phương tiện chủ yếu để tách các chất có trong thành phần hóa học của dược liệu.
Hiện nay, sắc ký cột cổ điển và các kỹ thuật cải tiến của nó vẫn đóng vai trò chính
trong việc chiết tách và phân lập các chất tinh khiết từ dược liệu
+ Sắc ký lỏng áp suất trung bình.
Để cải thiện khả năng phân tách các chất của sắc ký cột trong phân lập các chất
người ta sử dụng sắc ký cột áp suất trung bình ( MPLC ).
MPLC được phát triển vào những năm 1980 sử dụng các cột chịu áp lực có kích
thước tương tự như sắc ký cột cổ điển nhưng nhồi pha tĩnh loại hạt mịn (15 – 40

µm). Cột được nhồi dưới áp suất nên có mật độ pha tĩnh cao hơn làm cho khả năng
12


tách tốt hơn. Để có tốc độ dòng tối ưu, một áp suất không quá 40 bar, thường là 5 –
20 bar, tạo bởi một bơm nén được dùng để nén dòng dung môi chảy qua cột với tốc
độ dòng có thể từ 3 ml/phút tới 60 – 200 ml/phút tùy theo kích thước cột. Lượng
mẫu thử cho MPLC có thể thay đổi từ vài chục mg tới 100g. Mẫu thử có thể được
đưa trực tiếp lên đầu cột, sau đó nối với hệ thống bơm đẩy dung môi để triển khai
hay bơm vào hệ thống qua hệ thống van bơm mẫu.
Pha tĩnh dùng trong MPLC là các pha tĩnh dùng trong sắc ký cột cổ điển (thường
là silica gel) hay các loại pha đảo (RP) với kích thước tiểu phân thích hợp. Cột nạp
các pha tĩnh RP có thể sử dụng lại nhiều lần. Việc thăm dò và lựa chọn hệ thống
dung môi thích hợp cho MPLC có thể được tiến hành trên sắc ký lớp mỏng. Một hệ
dung môi thích hợp cho MPLC là hệ dung môi có RF các chất cần tách vào khoảng
0,3 trên sắc ký lớp lỏng. Với pha tĩnh RP có thể sử dụng HPLC phân tích để thăm dò
hệ dung môi.
Trên thực tế, một máy MPLC hiện đại thường có một hệ thống dung môi gồm bơm
có thể thay đổi tốc độ dòng và các phụ kiện (chặn xung, gradient…); một hệ thống
bơm mẫu với vòng lặp và van chuyển; cột MPLC, một detector UV, một máy tính để
điều khiển thiết bị và ghi nhận kết quả; và một bộ chưng phân đoạn.
So với sắc ký cột cổ điển, hiệu năng tách của MPLC cao hơn. Hiệu năng tách của
MPLC là trung gian giữa sắc ký cột cổ điển và sắc ký lỏng cao áp điều chế. So với
HPLC, MPLC có thể sử dụng các cột lớn hơn nên có thể tách lượng mẫu nhiều hơn.
Do các cột sắc ký là tự nhồi và chất nhồi cột là loại thông thường, dung môi không
đòi hỏi chất lượng đặc biệt, thiết bị không quá phức tạp nên MPLC dễ dàng áp dụng
và kinh tế hơn so với HPLC
+ Sắc ký phân bố ngược dòng.
Trong sắc ký cột cổ điển và MPLC, pha tĩnh sử dụng thường là các chất phụ pha
thuận tương đối rẻ tiền và thường chỉ sử dụng một lần. Các pha tĩnh này thích hợp

với các chất từ kém phân cực tới phân cực trung bình. Trong những trường hợp
phân tích các hỗn hợp phức tạp, các chất phân cực mạnh như glycoside có mạch
dài, các polyphenol, các alcol, acid phân tử nhỏ…pha tĩnh hấp phụ thường không
cho kết quả tốt. Khi ấy, người ta sử dụng cơ chế phân bố để tách các chất. Các pha
tĩnh phân bố sử dụng trong HPLC (thường là pha đảo) rất thích hợp trong những
trường hợp này. Tuy nhiên, các pha tĩnh này thường đắt tiền, chỉ sử dụng trong sắc
ký điều chế khi thật cần thiết. Để cải thiện khả năng phân tách các chất phân cực,
người ta phát triển phương pháp sắc ký phân bố ngược dòng (Countercurent
chromatography, CCC).

13


Sắc ký phân bố ngược dòng là phương pháp sắc ký trong đó cả pha tĩnh và pha
động ở trạng thái lỏng. Do không sử dụng giá mang rắn nên sắc ký phân bố ngược
dòng loại trừ được những khó khăn thường gặp trong các phương pháp sắc ký trên
pha tĩnh rắn như mất mẫu hay phân hủy mẫu. Sắc ký phân bố ngược dòng là
phương pháp có khả năng tách các chất phân cực hiệu quả, hệ dung môi dùng cho
cả pha tĩnh và pha động linh hoạt, rẻ tiền và có thể tiến hành trên phân tích lượng
mẫu khá lớn trong thời gian tương đối ngắn.
Khác với HPLC hay các kỹ thuật sắc ký cột trên pha tĩnh lỏng mà trong đó pha
tĩnh thường được giữ trên một giá mang rắn, pha tĩnh trong sắc ký phân bố ngược
dòng là một chất lỏng theo dung nghĩa. Hai chất lỏng hay hỗn hợp chất lỏng không
đồng tan này ‘dịch chuyển’ ngược chiều và tiếp xúc liên tục với nhau. Trong quá
trình dịch chuyển, các chất trong hỗn hợp mẫu cần phân tích sẽ được hòa tan một
cách cạnh tranh vào pha tĩnh và pha động. Mức độ hòa tan của hai chất giữa hai
pha phụ thuộc vào hệ phân bố của nó trong hai pha. Các chất có hệ số phân bố khác
nhau sẽ phân bố vào pha động và pha tĩnh với những tỉ lệ khác nhau và trong quá
trình dịch chuyển của pha động sẽ dần dần tách ra khỏi nhau.
Trong quá trình pha động dịch chuyển, sự phân bố các chất giữa hai pha diễn ra,

các chất trong hỗn hợp mẫu ( được đưa vào ở một đầu của pha tĩnh ) sẽ dịch
chuyển dần về cuối pha tĩnh và tách ra khỏi nhau. Các chất có hệ số phân bố trong
pha động sẽ tách ra trước trong pha động và đi ra khỏi hệ thống trước tiên. Chất có
hệ số k càng lớn sẽ ra càng sớm. Các chất có hệ số phân bố trong pha tĩnh lớn hơn
cũng được tách ra khỏi nhau và dịch chuyển trong pha tĩnh về cuối cột. Đến một
thời điểm nào đó, khi các chất tan nhiều trong pha động đã được tách ra khỏi hệ
thống, người ta ngừng không đưa pha động vào nữa mà dùng pha tĩnh để đẩy chất
lỏng trong hệ thống ra. Các chất đã tách ra trong pha tĩnh sẽ được hứng thành
từng phân đoaạn riêng biệt. Các chất tách trong hệ càng tốt khi ‘số đĩa lý thuyết’
của hệ càng lớn, tức là khi sự tiếp xúc giữa hai dung môi và chiều dài của cột (pha
tĩnh) càng lớn.
Hệ dung môi sử dụng trong sắc ký phân bố ngược dòng thường là hỗn hợp của
hai hay nhiều (thường không quá bốn) dung môi có khả năng hòa tan hạn chế vào
nhau. Khi tỉ lệ các dung môi này vượt quá giới hạn hòa tan, chúng sẽ tách thành hai
pha với tỉ lệ của các dung môi trong mỗi pha hoàn toàn khác nhau. Hai pha này sẽ
được sử dụng làm pha động và pha tĩnh trong sắc ký phân bố ngược dòng. Ví dụ,
với hỗn hợp hai dung môi là n-butanol và nước ở 30 0C, khi tỉ lệ hai dung môi vượt
quá khả năng hòa tan vào nhau sẽ tách thành hai lớp chất lỏng riêng biệt là n –
butanol ( với lượng n – butanol ~ 21% kl/kl).

14


Để một hỗn hợp chất lỏng có thể “đứng yên” làm pha tĩnh, người ta cần có những
thiết bị đặc biệt. Thiết bị tách đơn giản nhất được sử dụng tách các hỗn chất là
thiết bị Phân bố ngược dòng (Countercurrent distribution – CCD) được L.C. Craig
thiết kế vào những năm 1940. Thiết bị gồm nhiều bộ phận là những ống bằng thủy
tinh có thiết kế đặc biệt để chứa pha tĩnh và pha động, khi vận hành có thể chuyển
pha động từ ống này sang ống khác. Mỗi ống chiết được xem như một đĩa lý thuyết.
Nhược điểm của thiết bị này là số đĩa không nhiều nên khả năng tách tương đối

hạn chế và thiết bị tương đối công kềnh. Ngày nay, có một số thiết bị sắc ký phân bố
ngược dòng với số đĩa lý thuyết lớn hơn, gọn và dễ sử dụng hơn đang được sử dụng
trong các phòng thí nghiệm.
Sắc ký ngược dòng giọt nhỏ (Droplet countercurrent chromatography – DCCC)
được Yoichiro Ito và cộng sự giới thiệu vào những năm 1970. DCCC sử dụng những
ống nhỏ có đường kính trong 2 – 4 mm và chiều dài 40 cm. Các ống này (khoảng
300 ống) được xếp đứng song song với nhau và nối với nhau qua hệ thống Teflon
với đầu ống này nói vào cuối ống kia. Pha động được dịch chuyển qua pha tĩnh dưới
dạng những hạt nhỏ nổi lên hay chìm xuống trong pha tĩnh (tùy thuộc vào pha
động nặng hơn hay nhẹ hơn pha tĩnh). Nhược điểm của DCCC là tốc độ chậm và
hiệu quả tách chưa cao do sự tiếp xúc kém giữa hai pha.
Sắc ký phân bố ly tâm (Centrifugal partition chromatography – CPC) hay còn gọi
là sắc ký ngược dòng giọt nhỏ ly tâm (Centrifugal droplet coutercurrent
chromatography – CDCCC) cũng tương tự như DCCC nhưng dòng pha động có thể
được bơm vào với tốc độ cao hơn (có thể tới 100 lần so với DCCC) nhờ tác động của
lực ly tâm. Thiết bị gồm các ống polymer chịu dung môi (như teflon) nối với nhau
giống như DCCC nhưng được sắp xếp theo hướng từ tâm ra ngoài của trục quay.
Khi vận hành, các ống được quay quanh trục và lực ly tâm sẽ giữ chop ha tĩnh trong
ống. Pha tĩnh được bơm vào hệ thống theo hướng từ tâm ra ngoài với pha động
nặng hơn hay ngược lại với pha tĩnh nhẹ hơn. Do khả năng tiếp xúc của CPC cũng
nhanh hơn so với DCCC.
Hệ thống sắc ký phân bố ngược dòng tốc độ cao (High speed countercurrent
chromatography – HSCCC) là hệ thống được Y. Ito phát triển vào những năm 1980
và được sử dụng nhiều hiện nay trong các thiết bị sắc ký phân bố ngược dòng do
hiệu quả phân bố cao và tốc độ phân tách nhanh. Cũng giống như DCCC, HSCCC sử
dụng lực ly tâm để giữ một chất lỏng trong hệ thống làm pha tĩnh và chất lỏng còn
lại được bơm vào hệ thống làm pha động. Thiết bị HSCCC bao gồm một ống nhựa
Teflon với một đầu của ống được dùng làm đầu vào còn đầu kia là đầu ra của hệ
thống. Đầu vào và đầu ra của hệ thống có thể đảo ngược tùy theo pha động là nặng
hay nhẹ hơn so với pha tĩnh. Ống này được cuộn xoắn lại theo kiểu lò xo hay xoắn

ốc, vừa có thể quay quanh trục của nó đồng thời được sắp xếp để có thể quay quanh
15


một trục chung theo kiểu chuyển động của hành tinh quanh mặt trời. Tùy theo kiểu
thiết kế mà thiết bị có số lượng cuộn và cách sắp đặt các cuộn có khác nhau. Trong
đó, loại thiết bị có cách sắp xếp các cuộn xoắn theo ‘kiểu J’ phổ biến và được sử dụng
nhiều nhất. Trong phân lập các chất trong dược liệu, để việc phân lập hiệu quả hơn,
đặc biệt là với các hỗn hợp phức tạp và có cấu trúc gần giống nhau. Ví dụ, như
phân tách cao chiết thành các phân đoạn đơn giản hơn bằng các phương pháp sắc
ký cột cải tiến (FC, VLC) sau đó tách bằng sắc ký cột cổ điển với các loại pha tĩnh
khác nhau, sắc ký rây phân tử, MPLC và HPLC điều chế. Việc áp dụng các phương
pháp nên đi dần từ đơn giản đến phức tạp, từ các phương tiện, pha tĩnh rẻ tiền tới
các loại có gia thành cao..

1.2 Tổng quan về cây đơn buốt
1.2.1 VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CHI SONG NHA (BIDENS L.)
Chi Song nha (Bidens L.) thuộc họ Cúc (Asteraceae), bộ Cúc (Asterales), lớp
Ngọc Lan hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida/Dicotylido) của
ngành Ngọc Lan hay còn gọi là ngành thực vật Hạt kín (Magnoliophyta/
Angiospermae) [3].Chi Song nha (Bidens L.) do nhà thực vật người Thụy Điển,
Cark Linnaeus, xác định định từ năm 1753. Chi Song nha bao gồm các loài là cây
dạng thảo, sống một năm hay nhiều năm [3], [136]. Sau đây là tóm tắt đặc điểm
hình thái chi Song nha (Bidens L.).Cây thân cỏ mọc hàng năm hoặc lâu năm; thân
mọc đứng. Lá mọc đối, hiếm gặp lá mọc vòng, đơn nguyên, phân thùy hay kép lông
chim. Cụm hoa đầu, đơn độc, hoặc tập hợp thành dạng ngù, chùy, mỗi cụm
hoa có cuống riêng. Trong cụm hoa đầu có hai loại: ở viền 1 hàng hoa trung tính
hoặc hoa cái, ở giữa nhiều hoa lưỡng tính, tràng hoa thường màu vàng. Tổng bao
dạng chuông gồm 2-3 hàng lá bắc, hợp ở gốc; hàng ngoài cùng đôi khi dạng
lá, hàng trong chất thảo, có màng và gân. Đế hoa phẳng có vảy hẹp. Tràng hoa ở

viền có dạng lưỡi nhỏ, phiến lưỡi nguyên hoặc có thùy, phía dưới ống tràng ngắn;
những hoa ở giữa tràng hình ống, đỉnh 5 thùy màu vàng. Bao phấn nguyên,
đỉnh nhọn, gốc mũi mác. Núm nhụy gần nhọn, có lông. Quả bế, hình bầu dục hoặc
bầu dục thuôn, lưng bị ép hoặc có 3-4 cạnh, màu nâu sẫm; đỉnh quả 2-4 răng cứng,
trên có răng ngược, không có mào lông.Theo một số tài liệu đã công bố [3], [12],
[136], chi Song nha (BidensL.) trên thế giới đã biết tới khoảng 230 loài, phân bố
khắp các châu lục, riêng phân bố ở châu Mỹ có tới gần 200 loài [3]. Ở Việt Nam có
16


5 loài sẽ đề cập ở phần tiếp sau. Ở Việt Nam, người nghiên cứu đầu tiên về thực
vật chi Song nha cũng như loài Đơn kim là F. Gagnepain trong bộ “Flore génerale
de l’Indochine”, Tập 2, xuất bản vào năm 1929, ông mới chỉ đề cập ở Việt Nam với 2
loài là Bidens pilosa L., và Bidens bipinnata L. [136]. Sau đó, mãi tới năm
2000, trong bộ “Cây cỏ Việt Nam” quyển 3, Phạm Hoàng Hộ đã mô tả chi Song nha
(Bidens L.) ở nước ta có tất cả 5 loài [12]. Bên cạnh 2 loài đã được F.
Gagnepain đề cập [136], Phạm Hoàng Hộ đã bổ sung thêm 3 loài nữa là
Bidens biternata (Lour.) Merr. & Sherff., Bidens leucorhiza DC. và
Bidenstripartite L., [12]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phân loại toàn diện nhất về chi
Song nha (Bidens L.) và loài Đơn kim (Bidens pilosa L.) ở Việt Nam là Lê Kim Biên
[3]. Trong bộ “Thực vật chí Việt Nam” tập 7, xuất bản năm 2007 [3], tác giả đã xây
dựng và mô tả chi tiết khóa phân loại 5 loài trùng với công bố của Phạm Hoàng Hộ
năm 2000 kể trên [12] và điều quan trọng hơn, Lê Kim Biên còn chỉ ra ở Việt Nam
có 1 “thứ” (variate) nữa của loài Đơn kim (Bidens pilosa L.) là Đơn buốt tỏa tia
Bidens pilosa var. radiata. Sch-Bip.

1.2.2 CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI SONG NHA
(BIDENS L.)
Các loài thuộc chi Song nha (Bidens L.) được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới, đặc
biệt là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhân dân nhiều nước trên thế giới đã

biết sử dụng một số loài trong chi này để điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng
các loài thuộc chi Bidens vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm dân gian tùy theo
nhân dân từng địa phương. Cho đến nay, theo các tài liệu đã tổng hợp được thì
mới chỉ thấy có một chế phẩm được bào chế từ loài Bidens pilosa L., và 2 loài khác,
có tên thương mại là ClearGuard™ được thử nghiệm lâm sàng để điều trị viêm mũi
dị ứng [44]. Dưới đây là công dụng của một số loài thuộc chi Song nha đã được ghi
trong các tài liệu:
Bảng 1.1. Công dụng của một số loài thuộc chi Song nha (Bidens L.)
STT

Tên cây

Công dụng

Bộ phận dùng

TLTK

1

Bidens bipinnata L.

Chữa các
bệnh cao

Nước

[130],

sắc cả


[80]

huyết áp, tiểu
cây
đường,
viêm họng,
17


viêm khớp,
tiêu chảy cấp,
kiết lỵ,
sốt rét, viêm
thận cấp
2

Bidens cernua L.

Chữa rối loạn Cả cây
thần

[104]

kinh, viêm da
thần
kinh, bệnh
ngoài da, lao
hạch, tăng tiết
bã nhờn,

chấn thương
3

Bidens tripartita L.

Chữa cảm sốt,
viêm da,

Cả cây

[125]

Cả cây

[91]

bệnh về bàng
quang và
thận, kích
thích miễn
dịch, Gout
4

Bidens alba L.

Cầm máu,
chữa chấn
thương, sưng
tấy, vàng
da, cao huyết

áp, tiểu
đường

5

Bidens campylotheca
Schulz Bip.

Chữa viêm
họng, viêm dạ
18

Cả cây
[28],


6

subsp.campylotheca

dày, thiếu máu

Bidens parviflora

Chữa các bệnh Cả cây
cảm sốt,

Willd

[99]

[81]

bệnh viêm
nhiễm, thấp
khớp,
7

Bidens ordorata
Cav

Chữa viêm
đường hô

Cả cây,

[32]



hấp, viêm
thận, cao
huyết áp
8

Bidens pilosa L

Cầm máu,
giải độc,
giảm đau do
thoát vị,

chữa đau
đầu, đau dạ
dày, đời hơi,
vàng da,
miệng lở loét,
sốt rét,
viêm gan,
viêm thận,
ung nhọt,
ung thư, tiêu
chảy, nhiễm
trùng,
huyết áp cao,
tiểu
đường.
19

Cả cây,

[23],

lá, hoa,

[24],
[26],
[27],
[106]


Qua bảng 1.1 cho thấy, các loài thuộc chi Song nha (Bidens L.) nói chung và

loài Bidens pilosa L. nói riêng được người dân sử dụng để điều trị nhiều chứng
bệnh khác nhau như cảm sốt, viêm da, cầm máu, giải độc, vàng da, lở loét, ung
nhọt, nhiễm trùng, tiểu đường, cao huyết áp…Xuất phát từ việc sử dụng các loài
thuộc chi Bidens theo kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học ngày nay đi sâu
vào nghiên cứu chiết xuất, phânlập các hợp chất để làm sáng tỏ thành phần hóa
học, đồng thời tiến hành thử độc tính và một số tác dụng sinh học từ các dịch
chiết cũng như các chất tinh khiết để làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng theo
hướng điều trị của y học hiện đại
1.2.3. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHI SONG NHA (BIDENS L.)
Chi Song nha (Bidens L.) là một chi lớn trong họ Cúc, nhưng nghiên cứu về các
loài thuộc chi này còn rất hạn chế. Các nghiên cứu về thành phần hóa học chi Song
nha chủ yếu là của các tác giả nước ngoài. Căn cứ vào các tài liệu đã thu thập
được, các hợp chất đã phân lập từ các loài thuộc chi Bidens có thể xếp thành 4
nhóm chất chính là flavonoid, acetylenic, phenylpropanoid, terpenoid và các chất
khác.
1.2.3.1. Nhóm flavonoid
1.2.3.2. Auron và auron glycosid

Hình 1.Công thức phân tử của Auron và auron glycosid

Bảng 1.2. Các hợp chất auron và auron glycosid phân lập từ chi Bidens
STT Tên chất

Loài

TLTK

1

B. pilosa


[27], [106]

B. parviflora

[81]

2-[(3,4-dihydroxy-phenyl)methylen]-6-hydroxy-3(2H)benzofuranon
20


2

3

auron, (Z)-6,7,3',4'-tetrahydroxy

B. pilosa

[27], [106]

B. bipinnata

[130]

auron, (Z)-6-O-β-Dglucopyranosyl- B. pilosa
6,7,3',4'-tetrahydroxy

[27], [106]


4

auron, (Z)-7-O-β-Dglucopyranosyl- B. pilosa
6,7,3',4'-tetrahydroxy

[27], [106]

5

auron, (Z)-6-O-( 6-O-acetyl-βDglucopyranosyl)-6,7,3',4'tetrahydroxy

B. pilosa

[27], [106]

6

auron, (Z)-6-O-(3,6-di-O-acetylDglucopyranosyl)-6,7,3',4'tetrahydroxy

B. pilosa

[27], [106]

7

auron, (Z)-6-O-(4'',6''-diacetyl-βD-glucopyranosyl)-6,7,3',4'tetrahydroxy

B. pilosa

[27], [106]


auron, (Z)-6-O-(2'',4'',6''-triacetylβ-D-glucopyranosyl)-6,7,3',4'tetrahydroxy

B. pilosa

auron, (Z)-6-O-(3'',4'',6''-triacetylβ-D-glucopyranosyl)-6,7,3',4'tetrahydroxy

B. pilosa

auron, (Z)-6-O-(6-O-p-coumaroylβ-D-glucopyranosyl)-6,7,3',4'tetrahydroxy

B. pilosa

8

9

10

[134]

[123]
[27], [106]
[123]
[27], [106]
[123]

1.2.3.3. Chalcon và chalcon glycosid

21


[27], [106]


Hình 2. Chalcon và chalcon glycosid

Bảng 1.3. Các hợp chất chalcon và chalcon glycosid phân lập từ chi Bidens
STT

Tên chất

Loài

TLTK

11

1-[2-(β-D-gluco-pyranosyloxy)4-hydroxyphenyl]-2-hydroxy-3(3-hydroxyphenyl)- 2-propen-1on

B. pilosa

[27], [106]

12

Butein

B. pilosa

[27], [106]


B.parviflora

[81]

B. pilosa

[27], [106]

B. bipinnata

[134]

13

Okanin

14

okanin 3′ -O-β-D-glucosid

B. pilosa

[27], [106]

15

okanin 4′ -O-β-Dglucopyranosid

B. pilosa


[27], [106]

okanin 4′ -O-β-D-(6′′Oacetylglucosid)

B. pilosa

[134]

B. leucantha

[110]

okanin 4′ -O-β-D-(4′′,6′′diacetyl)-glucopyranosid

B. pilosa

[27], [106]

okanin 4′ -O-β-D-(2′′,4′′,6 ′′triacetyl)-glucosid

B. pilosa

[27], [123]

B. bipinnata

[130]

okanin 4′ -O-β-D-(3′′,4′′,6 ′′triacetyl)-glucosid


B. pilosa

[27], [123]

B. leucantha

[110]

okanin 4′ -O-β-D-(6′′-transpcoumaroyl) glucosid

B. pilosa

[27], [106]

B. bipinnata

[130]

okanin 4′ -O-β-D-(4′′-acetyl-6′′trans-p-coumaroyl)-glucosid

B. pilosa

[27], [106]

B. leucantha

[110]

16


17

18

19

20

21

B. bipinnata

[123]

22


22

okanin 4′ -O-β-D-(2′′,4′′B. pilosa
diacetyl-6′′-trans-p-coumaroyl)glucosid

[27], [106]

23

okanin 4′ -O-β-D-(3′′,4′′B. pilosa
diacetyl-6′′-trans-p-coumaroyl)glucopyranosid


[27], [106]

24

okanin 4′ -O-[βDglucopyranosyl-(1→6)-βDglucopyranosid]

B. pilosa

[56]

25

okanin 3′,4′ -di-O-β-D-glucosid

B. pilosa

[56]

26

okanin 4-methyl ether-3′ -O-βDglucopyranosid

B. pilosa

[55]

B. bipinnata

[110]


27

okanin 4-methyl ether-3′,4′ -diO-β-(4′′,6′′,4 ′′′,6 ′′′-tetracetyl)glucopyranosid

B. pilosa

[122]

28

chalcon, 2′,4′,6′-trimethoxy-4OD-glucopyranosyl-dihydro

B. pilosa

[134]

29

Okanin 3,4-dimethoxy-4′
-glucosid

B.torta

[84]

30

Okanin 3,4,4′ -trimethoxy-4′
-glucosid


B.torta

[84]

31

Okanin 3,4,3′, 4′-tramethoxy-4′
-glucosid

B.torta

[84]

32

Okanin 4-methoxy-4′-glucosid

B.torta

[84]

B.campylotheca

[99]

B.torta

[84]

B.tripartita


[42]

B.campylotheca

[99]

33

Okanin-4-methoxy-4′-glucosid
Monoacetat

34

2′hydroxy-4,4′ -dimethoxy
Chalcon

35

Okanin-4-methoxy-4′-O-(6′′-

23


Oacetyl-glucopyranosid)
36

Okanin-4-methoxy-4′Oprimuerosid

B.campylotheca


[99]

37

4′ -O-β-D-[(2-acetyl-6′′cinnamoyl)glucopyranosyl]4,2′,3′ -tetrahydroxychalcon

B. andicola

[111]

38

4′ -O-β-D-((6′′-p-coumaroyl)glucopyranosyl)-4,2′,3′
-tetrahydroxychalcon

B. leucantha

[110]

39

okanin 4′ -O-β-D-(3′′,6′′diacetyl)-glucopyranosid

B. leucantha

[110]

40


3,4,2′ -trihydrochalcon-4′ -O-(6′
′-O-acetyl)-β-D-glucopyranosid

B. bipinnata

[80]

41

4-methoxyl-3,2′,3′trihydroxychalcone 4′-O-β-Dglucosid

B. parviflora

[81]

42

2′-hydroxy-3,4,4′,6′tetramethoxychalcon

B. parviflora

[81]

1.2.3.4 Flavon và flavon glycosid

Hình 3. Công thức phân tử flavon và flavon glycosid
Bảng 1.4. Các hợp chất flavon và flavon glycosid phân lập từ chi Bidens
STT

Tên chất


Loài

TLTK

43

4′,5,7trihydroxyflavon

B. pilosa

[122],
[53]

(apigenin)
44

apigenin 7-O-β-

B. pilosa
24

[53]


Dglucopyranosid
45

46


Luteolin

luteolin 7-O-βDglucopyranosid

B. pilosa

[122]

B. tripartita

[125]

B. bipinnata

[130]

B. pilosa

[123]

B. tripartita

[125]

B. parviflora

[81]

47


5-O-methylhoslundin

B. pilosa

[105]

48

acacetin 7-O-(α-Dapiofuranosyl)(1→6)β-Dglucopyranosid

B. parviflora

[81]

49

acacetin 7-O-βDglucopyranosid

B. parviflora

[81]

50

luteolin 7-O-βDneohesperidosid

B. parviflora

[81]


51

3,6,8-tricloro-5,7,3′,4′tetrahydroflavon

B. bipinnata

[130]

52

8,3′,4′
B. bipinnata
-trihydroxyflavon-7-Oβ-D-glucopyranosid

[130]

53

5,8,4′trihydroxyflavon‐

B. bipinnata

[130]

B. bipinnata

[130]

7-O-β-Dglucopyranosid
54


7,3′,4′trihydroxyflavon

1.2.3.5 Flavanon và flavavon glycosid

25


×