Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.26 KB, 10 trang )

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
1. Một số vấn đề cần nắm
a) Khái niệm: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực
tư tưởng, đạo đức, lối sống,… của con người.
b) Một số ví dụ về đề bài:
 Tri thức là sức mạnh.
 Thời gian là vàng.
 Bàn về lòng dũng cảm.
 Bàn về vai trò của ước mơ với tuổi trẻ.
c) Phân biệt nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý với nghị luận về một hiện tượng
đời sống

Khái
niệm

Tính
chất

Ví dụ

Cách
xác
định

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng
đời sống
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời
sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện
tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng
khen, đáng chê hoặc có vấn đề đáng suy
nghĩ.


Vấn đề có tính thời sự, thường chỉ được
quan tâm trong một quãng thời gian
nhất định xung quanh hiện tại.
Vấn đề thường rất cụ thể.

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư
tưởng, đạo đức, lối sống,… của con người.

Vấn đề có tính muôn thuở, là những vấn
đề chung về con người, cuộc sống, cách
sống mà con người sẽ luôn quan tâm, trăn
trở.
Vấn đề thường trừu tượng, khái quát.
Việc học đối phó của học sinh ngày nay
Bàn về lòng yêu nước
Bệnh lề mề của người Việt
Bàn về vai trò của lòng trung thực
Căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện đại
Bàn về ý nghĩa của lòng nhân ái
Tấm gương hy sinh cứu bạn của em Bình luận câu “Uống nước nhớ nguồn”
Nguyễn Văn Nam (2013)
Vai trò của đam mê đối với tuổi trẻ
Suy nghĩ về hình ảnh ông Tâm sửa xe Tiền bạc và nhân cách
miễn phí ở Sài Gòn
Bàn về tình mẫu tử
Về việc chặt hàng loạt cây xanh ở Sài
Gòn và Hà Nội
Thử đặt câu hỏi: Liệu rất nhiều năm Thử đặt câu hỏi: Liệu nhiều năm trước

trước hoặc rất nhiều năm sau, người ta hoặc nhiều năm sau, người ta có còn bàn
có bàn về vấn đề này không?
về vấn đề này không?
Nếu KHÔNG: đó là đề văn về sự việc, Nếu CÓ: đó là đề văn về một vấn đề tư
hiện tượng đời sống.
tưởng, đạo lý
1


2. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
Bài làm minh họa
Đề bài: Bàn về lòng tốt của con
Dàn ý chung
Ghi chú
người
Tham khảo: duongvenha.com
Trước hết: Xác định vấn đề cần Vấn đề nghị luận của bài này Đây là bước rất quan
nghị luận
đơn giản, được nêu rõ ràng trọng. Xác định vấn đề
Cách xác định vấn đề:
trong đề:
sai, cả bài làm vô nghĩa!
Đọc thật kỹ đề, gạch chân dưới
Lòng tốt của con người
các từ ngữ quan trọng
MỞ BÀI
- Cách 1: MB trực tiếp
- Cách 1: MB trực tiếp
Mở bài không phải là để
[Nêu vấn đề] Thiếu lòng tốt, xã dẫn dắt vòng vo. Nên đi

 Nêu vấn đề
hội sẽ trở nên khô cằn, tàn thẳng vào vấn đề, muốn
 Chuyển ý
nhẫn, cuộc sống sẽ tàn lụi. nói gì thì nói ngay chứ
[Chuyển ý] Vậy, lòng tốt là gì mà không viết các câu văn
quan trọng đến thế? Chúng ta sáo rỗng chỉ để đủ độ
hãy cùng bàn luận.
dài.
- Cách 2: MB gián tiếp
- Cách 2: MB gián tiếp
 Lời mở đầu
[Lời mở đầu - kiểu qui nạp] Ở Mở bài cần thật lôi cuốn
nước Anh có một ngày dành cho để khiến người đọc
 Nêu vấn đề
sự tử tế (Kindness Day). Ngày muốn đọc tiếp. Trong
 Chuyển ý
này diễn ra vào 12/6, với sự thời đại bùng nổ thông
Lưu ý: Có 4 cách viết lời mở đầu: tham gia của hơn 1.000 trường tin, phải viết những mở
(1) Diễn dịch (đi từ khái học. Trong ngày này, mọi người bài giàu thông tin hoặc
quát tới cụ thể, dẫn dắt cùng nhau lan truyền điều tích đặt được những câu hỏi
cực bằng các hành động tốt đánh động người đọc,
từ xa tới gần)
(2) Qui nạp (đi từ cụ thể tới dành cho bạn bè, giáo viên và có chiều sâu thì người ta
cộng đồng. [Nêu vấn đề] Rõ mới quyết định tiếp tục
khái quát)
(3) Tương đồng (đi từ một ràng, lòng tốt đã trở thành một ở lại với bài viết của
vấn đề gần gũi, tương biểu hiện tốt đẹp của cuộc sống mình.
con người mà chúng ta luôn
đồng)
(4) Tương phản (đi từ một muốn lan truyền, nhân rộng. Chuyển ý thường có

[Chuyển ý] Vậy lòng tốt là gì? Và dạng:
vấn đề trái ngược)
tại sao người ta lại đề cao nó
Vậy + một câu hỏi?
đến như vậy?

2


THÂN BÀI
Thân bài - Ý 1: Giải thích
- Nêu định nghĩa
- Lấy ví dụ, biểu hiện cụ thể
để người đọc hình dung cái
mà mình đang bàn là cái gì.
- Có thể so sánh với một
khái niệm gần gũi, dễ
nhầm lẫn để người đọc
thật sự nắm được vấn đề.
- Chuyển ý

Thân bài - Ý 2: Chứng minh

Thân bài - Ý 1: Giải thích
[Định nghĩa] Theo các nhà tâm
lý học, sự tốt bụng là phẩm chất
của một người có mong muốn
giúp đỡ người khác – họ muốn
mang lại lợi ích cho người khác
ngay cả khi lợi ích của mình

không rõ ràng. [Ví dụ, biểu hiện]
Lòng tốt có thể biểu hiện từ
những việc rất nhỏ như giúp
một bà cụ qua đường cho tới
những hành động cao cả như
cưu mang trẻ mồ côi. [So sánh]
Lòng tốt rất khác với sự chân
thành. Trong khi chân thành chủ
yếu hướng tới người truyền
thông điệp (nhằm diễn đạt đúng
suy nghĩ, cảm nhận của họ), lòng
tốt chủ yếu hướng tới cảm nhận
và lợi ích của người được hưởng
kết quả của lòng tốt. Nói cách
khác, cảm nhận, suy nghĩ của
người cho đi lòng tốt không phải
mục đích trực tiếp của hành
động tốt đẹp. [Chuyển ý] Vậy,
lòng tốt cần thiết như thế nào?
Thân bài - Ý 2: Chứng minh

Muốn có định nghĩa
chính xác, phải chịu khó
tra cứu: từ điển, sách vở
chuyên ngành.

Bằng lý lẽ và dẫn chứng, hãy làm
cho người đọc tin rằng vấn đề tư
tưởng đạo lý ta đang bàn là đúng
đắn, nên theo hoặc không đúng

đắn, cần xem xét lại.
Về cơ bản, phần này có các ý như
sau:
3


- Phần ý kiến đồng thuận,
ủng hộ vấn đề (advantage)
+ Lý lẽ: nêu ra những lý do, quan
điểm, lẽ phải, cơ sở có thể khiến
người đọc tin rằng tư tưởng, đạo
lý ta đang bàn là đúng, nên theo.
Phần lý lẽ có thể trình bày theo
các ý:
(1) Làm như vậy thì được gì? (cho
mình, cho người, cho xã hội và
cộng đồng?);
(2) Nếu không làm như vậy thì sẽ
dẫn tới hậu quả gì? (cho mình,
cho người, cho xã hội và cộng
đồng?)
Hoặc phần lý lẽ có thể trình bày
lần lượt các lợi ích của vấn đề
theo trình tự, mở đầu bằng các
cụm từ:
Thứ nhất,…
Thứ hai,…
Thứ ba,…

Hoặc:

Trước hết,…
Ngoài ra,…
Hơn thế nữa,…
Cuối cùng,…

+ Dẫn chứng: tìm các ví dụ cụ thể
để chứng minh rằng nếu làm
theo tư tưởng, đạo lý này, ta sẽ
nhận được những điều tốt đẹp.
Dẫn chứng lấy từ đâu?
(1) từ quan sát của bản thân ở
đời sống xung quanh;
(2) từ sách vở, truyện, phim;
(3) từ các nghiên cứu, số liệu

[1-Advantage] Từ xưa đến nay
người ta đã luôn đề cao lòng tốt
bởi các ý nghĩa xã hội của nó
như: chia sẻ khó khăn giữa con
người với nhau, giảm bớt
khoảng cách giàu nghèo, hay lan
tỏa niềm tin vào sự tốt đẹp tới
những người kém may mắn…
Khi mỗi cá nhân thực hiện một
hành động tử tế, lòng tốt mang
lại cho bản thân họ nhiều lợi ích
rõ ràng.
[Lý lẽ 1] Thứ nhất, khi giúp đỡ
người khác, chúng ta cảm thấy
vui vẻ hơn. [Dẫn chứng 1] Theo

nghiên cứu, những người chia
sẻ phần thu nhập của mình cho
người khác sẽ hạnh phúc hơn
những người chỉ tiêu pha cho
riêng mình. Các nhà khoa học
phát hiện ra rằng điều này đúng
trong cả hai trường hợp: điều
tra ngoài đời thực và kiểm tra
trong phòng thí nghiệm. Ví dụ,
trong nghiên cứu, những người
được yêu cầu mua một món quà
cho người khác đã cảm thấy
hạnh phúc hơn những người
được yêu cầu mua một món quà
cho riêng mình.
Cảm giác hài lòng khi chúng ta
làm điều gì đó tốt cho người
khác là bằng chứng của hiệu ứng
“warm glow”. Nghiên cứu chỉ ra:
các hành động cho đi khiến
phần cảm nhận sự hạnh phúc
trong não sáng lên, đặc biệt là
khi những hành động này hoàn
toàn tự nguyện. Nhà tâm lý học
Sonja Lyubomirsky ở đại học

Nên chọn từ 2-3 dẫn
chứng thì mới đủ sức
thuyết phục. Và nên
chọn nhiều loại dẫn

chứng khác nhau. VD: 1
dẫn chứng lấy từ sách
truyện, 1 dẫn chứng lấy
từ nghiên cứu, 1 dẫn
chứng là quan sát ngoài
đời thực.
4


thống kê tin cậy;
Stanford đã yêu cầu các sinh
(4) từ các câu nói nổi tiếng, danh viên thực hiện 5 hành động tốt
ngôn, tục ngữ,…
một cách ngẫu nhiên vào mỗi
tuần, bất kể là mua một cái
Tuy nhiên, lý lẽ và dẫn chứng bánh hamburger cho người vô
không phải bao giờ cũng tách gia cư hay giúp em làm bài tập
bạch như trên. Nêu lý lẽ đến đâu, về nhà. Các sinh viên này báo
cung cấp dẫn chứng đến đó là cáo rằng họ đạt được mức độ
một cách làm hiệu quả.
hạnh phúc cao hơn. Những sinh
viên thực hiện 5 việc tốt một
ngày đạt kết quả tốt nhất sau 6
tuần nghiên cứu.

giải
cho
điều này,
Lyubomirsky cho rằng hành
động tốt khiến người thực hiện

có cảm giác rằng họ đang làm
một việc quan trọng: “Có rất
nhiều hệ quả xã hội tích cực từ
sự tốt bụng – người khác đánh
giá cao bạn, người ta biết ơn
bạn và có thể sẽ trả ơn…”. Theo
một nghiên cứu khác, món quà
lớn nhất đối với một người làm
việc tốt chính là sự tán thưởng
của người khác.
[Lý lẽ 2] Ngoài ra, về lâu dài,
lòng tốt còn mang lại nhiều lợi
ích khác cho các cá nhân sở hữu
nó.
[Dẫn chứng 2] Điều này đã
được các nhà nghiên cứu từ đại
học British Columbia và
California chứng minh thông
qua một thí nghiệm kéo dài 1
tháng, với hai nhóm trẻ từ 9-11
tuổi. Những đứa trẻ thuộc nhóm
đầu tiên được yêu cầu thực hiện
3 hành động tốt mỗi tuần, với
bất cứ ai chúng muốn. Trong khi
đó, nhóm còn lại được cho phép

Lý lẽ và dẫn chứng
không phải bao giờ cũng
tách bạch. Nêu lý lẽ đến
đâu, cung cấp dẫn

chứng đến đó là một
cách làm hiệu quả. Khi
đó, lý lẽ và dẫn chứng sẽ
hòa vào nhau, liên tục
hô ứng nhau để củng cố
luận điểm, làm cho bài
viết chắc chắn, có sức
mạnh.

5


tới 3 địa điểm chúng yêu thích
nhất. Kết quả là, cả hai nhóm trẻ
đều cảm thấy hạnh phúc và thỏa
mãn. Tuy nhiên, khác với nhóm
thứ hai, những đứa trẻ thuộc
nhóm làm việc tốt không chỉ
hạnh phúc mà còn có thêm hơn
một người bạn mới, và đặc biệt:
chúng rất được các bạn yêu
thích. Hơn thế nữa, những đứa
trẻ này còn thể hiện sự tích cực,
ít bắt nạt bạn bè và có xu hướng
học giỏi hơn hẳn nhóm còn lại.
- Phần ý kiến chưa đồng
thuận ở vấn đề, bổ sung
thêm
cho
vấn

đề
(disadvantage
 còn gọi là phản đề

[2-Disadvantage] Tuy vậy, về
bản chất, lòng tốt không phải lúc
nào cũng là thứ tuyệt vời như
người ta vẫn nói.

+ Lý lẽ: chỉ ra vấn đề tư tưởng,
đạo lý này còn có chỗ nào chưa
đúng hoặc nên thận trọng, không
nên nhất nhất làm theo.

[Lý lẽ 1 + dẫn chứng 1] Theo các
nhà nghiên cứu ở đại học
California, Berkeley: lòng tốt, và
những phẩm chất khác có liên
quan, ví dụ như sự đồng cảm,
lòng thương người… thực ra là
một dạng của sự tự tôn và tự
bảo vệ. Nói cách khác, việc cho
đi lòng tốt thực ra là bản năng
của con người để tránh một số
điều không tốt lắm, ví dụ như: bị
cô lập, bị chỉ trích…

+ Dẫn chứng: tìm các ví dụ cụ thể
để chỉ rõ mặt trái của vấn đề này.
Tuy nhiên, lý lẽ và dẫn chứng

không phải bao giờ cũng tách
bạch như trên. Nêu lý lẽ đến đâu,
cung cấp dẫn chứng đến đó là
một cách làm hiệu quả.

Lưu ý: Không cần viết
quá kỹ và dài như bài
bên. Cần chắt lọc ý
tưởng vì không phải bao
giờ điều kiện cũng cho
phép viết dài.

Cụ thể, những người càng cho đi
nhiều thì lại càng nhận lại nhiều.
Những người hào phóng nhất
trong số chúng ta thực ra là
những người có ảnh hưởng khá
lớn, thậm chí là khá nổi tiếng, ví
dụ như Bill Gates, Mark
6


Zuckerberg… Trong khi đó,
những kẻ khó chịu, ích kỷ…
thường bị xa lánh và ghét bỏ. Từ
nghiên cứu này, có thể tạm
nhận định rằng có thể người cho
đi lòng tốt nhiều khi (vô thức
hoặc không) đã không hoàn
toàn vô tư như chúng ta vẫn

nghĩ.
[Lý lẽ 2 + dẫn chứng 2] Ngoài ra,
theo nghiên cứu của các giáo sư
đại học Northwestern, lòng tốt
còn ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực
tới khả năng quản lý của một
người lãnh đạo. “Nhiều người
được xã hội xem như các vị
thánh, họ có đức hy sinh cao cả.
Tuy nhiên, khi những người này
sẵn lòng trao tặng tài sản của họ
cho người khác, họ không được
xem như những nhà lãnh đạo
cứng rắn”- Robert Livington,
phó giáo sư dạy về quản trị và tổ
chức cho biết.
[Lý lẽ 3 + dẫn chứng 3] Bên
cạnh các nghiên cứu chính
thống trên của các nhà khoa
học, trên mạng xã hội Quora,
các thành viên cũng đưa ra
nhiều ý kiến cá nhân về những
điểm bất lợi khi quá tử tế với
mọi người. Trong đó, những
nhược điểm được nhắc đến
nhiều nhất bao gồm: (1) Khi bạn
quá tốt, mọi người sẽ xem bạn
như một kẻ yếu đuối và sẽ lợi
dụng bạn; (2) Bạn thường quên
mất rằng mình cũng phải tử tế

7


Thân bài – Ý 3: Kết luận
- Chốt lại quan điểm của
bản thân:
Cuối cùng, bạn chọn nghiêng về
hướng nào? Đồng thuận hay
phản đối?
 Phải có chính kiến,
không được ba phải, lấp
lửng, mơ hồ, vừa theo
bên này vừa theo bên
kia.
- Nêu bài học, giải pháp:
Hãy chỉ ra một cách thật cụ thể:
làm sao để áp dụng, vận dụng
những điều ta vừa bàn vào cuộc
sống để cuộc sống tốt đẹp hơn?

với bản thân. (3) Bạn sẽ thu hút
một số kiểu người như những
kẻ thích sai khiến, thích lợi dụng,
hoặc quá yếu đuối về mặt cảm
xúc…; (4) Một số người sẽ mất
niềm tin ở bạn, vì thực ra, người
tốt trên đời này thực ra không
nhiều như thế. (5) Bạn có thể sẽ
kỳ vọng sai. Khi tử tế với người
khác, bạn bắt đầu có kỳ vọng sai

về chuyện người khác cũng phải
tử tế lại với mình. Trên thực tế,
kỳ vọng này là phi logic.
Thân bài – Ý 3: Kết luận
Phần kết luận vẫn nằm
[Chốt lại quan điểm] Tuy vậy, trong thân bài.
đầu năm mới, những người viết
bài vẫn chọn viết về lòng tốt. Vì
cũng giống như nhiều thứ khác
trên đời, lòng tốt có hai mặt
xấu-tốt. Tuy nhiên, những hạn
chế của lòng tốt như: làm phát
sinh sự nghi kỵ, hoặc dễ khiến
người có lòng tốt bị lợi dụng…
sẽ dần mất đi khi xã hội phát
triển hơn.
[Bài học, giải pháp] Trước mắt,
ta hãy tập từng thói quen nhỏ
để thể hiện lòng tốt thành thực
với mọi người. Sau đó, nếu có
thể, hãy tham gia những phong
trào giúp lan truyền lòng tốt và
sự tử tế. Chẳng hạn: Có một
người vô danh, 28 tuổi, đã bước
vào phòng khám và hiến thận
của mình. Sau hành động tốt
của người này, đã có hơn 10
người khác ở nước Mỹ cũng
hiến thận để cứu sống những
người khác. Phong trào “Pay it

forward” được chứng minh là có
8


hiệu quả và truyền cảm hứng để
con người làm việc tốt ở khắp
mọi nơi. Câu chuyện trên là một
ví dụ về hiệu ứng lòng tốt lây
lan. Rằng khi ta làm một việc
tốt, người khác có thể được
truyền cảm hứng và cũng có thể
sẽ trở nên tử tế hơn với những
người xung quanh.
KẾT BÀI
Kết bài có thể là:
- Một thông điệp ngắn gọn
được nêu dưới dạng một
vài câu văn. Lưu ý: tránh
sáo rỗng.
- Một câu nói nổi tiếng về
vấn đề để tạo dư âm,
khiến người đọc suy nghĩ.
VD: “Khi mình tốt thì hay bị cho
là có mưu đồ xấu. Hãy vẫn cứ tốt
nhé! Những gì ta xây dựng hàng
năm ròng có thể sụp đổ chỉ trong
một đêm. Nhưng vẫn cứ xây
nhé!” (Mẹ Teresa).
- Một câu chuyện thật ngắn
để tạo dư âm, khiến người

đọc suy ngẫm
- Một câu hỏi:
VD: Giờ, bạn đã thấy mình đủ
niềm tin để trao đi lòng tốt hay
chưa?

[Kết bài dưới dạng nêu thông
điệp] Sự tử tế và tinh thần hợp
tác chính là một phẩm chất cần
thiết trong suốt thời gian tiến
hóa và phát triển của con người
– thứ mà chúng ta không nên
ngừng lan tỏa.

3. Một số lưu ý khi làm bài:
+ Suy nghĩ thật cẩn thận về vấn đề. Phải có chính kiến, không được “ăn theo nói leo” các bài
văn mẫu trên mạng.

9


+ Phải bỏ công, chịu khó tìm dẫn chứng hay, chọn lọc, đặc biệt là các ý kiến đáng tin cậy của
chuyên gia, các số liệu nghiên cứu. Thường thì bước này phải làm sớm, ngay sau khi phân tích
đề xong. Vì chính số liệu, dẫn chứng sẽ giúp ta tìm ra các ý hay.
+ Tự tin viết theo quan điểm của mình, bố cục bài viết linh hoạt, không cần quá gò mình vào
công thức.
+ Trong 2 ý advantage - disadvantage dứt khoát người viết phải có chính kiến, thiên về lợi hoặc
hại. Nếu mình nghiêng về phía cái lợi thì mình phải viết đoạn đó dài hơn. Không nên ba phải,
lấp lửng ở giữa.
+ Viết câu, đặt vấn đề, tất cả mọi thứ phải CHÂN THẬT và SẮC SẢO. Không sáo rỗng. Viết sao

cho thật sự kích thích suy nghĩ người đọc. Và nên có những câu văn thật hay, thật quan trọng,
cô đọng ý chính của bài.
+ Nên tự hỏi: Bài mình viết, liệu có ai muốn đọc? Làm sao để họ MUỐN đọc, THÈM đọc????
+ Nên nói nhiều ý mới, có thể phải cãi lại quan điểm chính thống hay là ngược với những điều
tất cả mọi người đều nói nhưng một khi đã có NIỀM TIN, phải không ngại viết ra. Trên đời,
đâu đó, sẽ luôn có ít nhất MỘT người đồng cảm, ủng hộ quan điểm của mình.
+ Nên tìm tòi, đọc nhiều, đọc hàng ngày những bài viết sắc sảo, những cuốn sách có khả năng
kích thích tư duy, mang đến cái nhìn mới mẻ để chúng ta thoát khỏi mọi định kiến. Không nên
đọc tin tức vô bổ trên mạng quá nhiều, sẽ làm hỏng cách hành văn và cách tư duy của mình.
Một số bài viết/sách/trang web nên đọc:
 Chuỗi bài viết trong thử thách Ba mươi tuần của các bạn trẻ trên duongvenha.com (vào
trang này, kéo xuống dưới sẽ thấy list bài viết.
 “Joseph Brodsky – Ngợi ca nỗi buồn chán”, “Costica Bradatan – Ngợi ca sự thất bại”,
hieutn1979.wordpress.com (để có cái nhìn khác với những điều mọi người đều kêu gọi)
 Sách “Tôi là một con lừa”, “Sự an ủi của triết học”, “Đường về nhà”, “Bức xúc không làm
ta vô can”, “Phải trái đúng sai”, “Ngược chiều vun vút”, “Gỗ mun”, “Du hành cùng
Herodotus”, “Tạo ra thông điệp kết dính”,…
 Bộ sách Cẩm nang tư duy của NXB Tổng hợp TP.HCM, trước mắt đọc 2 cuốn: Cẩm nang
tư duy đặt câu hỏi bản chất, Cẩm nang tư duy phản biện – các khái niệm và công cụ.
 Mục Góc nhìn trên báo VnExpress: />4. Một số đề văn để suy nghĩ
10



×