Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Nghiên cứu giải phẫu lá, phân bón và kỹ thuật thu hái cho giống chè PH8, PH10 để sản xuất nguyên liệu chế biến chè xanh, chè Ô long tại Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN XUÂN HOÀNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU LÁ, PHÂN BÓN VÀ KỸ THUẬT
THU HÁI CHO GIỐNG CHÈ PH8, PH10 ĐỂ SẢN XUẤT
NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN CHÈ XANH, CHÈ Ô LONG
TẠI PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LÊ TẤT KHƢƠNG
2. TS. ĐẶNG VĂN THƢ

Hà Nội - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hƣớng dẫn trực tiếp là:
PGS.TS. Lê Tất Khƣơng và TS. Đặng Văn Thƣ đã hết sức chỉ bảo, hƣớng dẫn để
tác giả có thể hoàn thành đƣợc bản luận án này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu và


Phát triển Chè -Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Xin
cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban Đào tạo sau đại học - Viện Khoa học nông
nghiệp Việt Nam. Công ty cổ phần chè Vạn Tài – Thái Nguyên, Công ty TNHH
Kolia – Cao Bằng, các đơn vị khác đã tạo điều kiện, giúp đỡ về địa điểm triển khai
các thí nghiệm và mô hình cho tác giả.
Công trình đƣợc hoàn thành có sự động viên của gia đình, bạn bè đồng
nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận án

NCS Trần Xuân Hoàng


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả trong luận án này là hoàn toàn
trung thực và chƣa từng công bố tại bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận án


Trần Xuân Hoàng


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ..................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................. 3
4. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 3
5. Giới hạn của đề tài .................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................ 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .......................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu.................................................................. 5
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu cấu tạo giải phẫu lá chè ......................... 5
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc xác định phân bón chè .............................................. 6
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc xác định biện pháp kỹ thuật hái chè ......................... 8
1.1.4. Yêu cầu nguyên liệu chế biến chè xanh............................................................. 9

1.1.5. Yêu cầu nguyên liệu chế biến chè Ô long ....................................................... 10
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè ............................................ 10
1.2. Tình hình nghiên cứu về giải phẫu lá, phân bón, kỹ thuật thu hái chè trên
thế giới ............................................................................................................ 12
1.2.1. Nghiên cứu về giải phẫu lá ............................................................................. 12


iv

1.2.2. Nghiên cứu về phân bón chè ........................................................................... 14
1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật thu hái chè ................................................................. 23
1.3. Tình hình nghiên cứu về giải phẫu lá, phân bón, kỹ thuật thu hái chè ở
Việt Nam ........................................................................................................ 26
1.3.1. Nghiên cứu về giải phẫu lá chè ....................................................................... 26
1.3.2. Nghiên cứu về phân bón chè ........................................................................... 27
1.3.3. Nghiên cứu về kỹ thuật thu hái chè ................................................................. 32
1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu ....................................................... 36
CHƢƠNG 2 .............................................................................................................. 38
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 38
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 38
2.1.1. Các giống chè .................................................................................................. 38
2.1.2. Vật liệu khác .................................................................................................... 39
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 39
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 39
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 39
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 40
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm chủ yếu về giải phẫu lá chè và thành phần
sinh hóa búp chè của giống chè PH8, PH10 và Kim Tuyên .......................... 40
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng,
năng suất, chất lượng nguyên liệu để chế biến chè xanh của giống chè

PH8, chè Ô long của giống chè PH10 ........................................................... 40
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng, năng suất, chất
lượng nguyên liệu để chế biến chè xanh của giống chè PH8, chè Ô long
của giống chè PH10 ....................................................................................... 40
2.3.4. Áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài xây dựng một số mô hình trong
sản xuất. ......................................................................................................... 40
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 41
2.4.1. Các thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................... 41


v

2.4.2. Xây dựng mô hình ........................................................................................... 45
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 45
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 50
CHƢƠNG 3 .............................................................................................................. 51
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 51
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm chủ yếu về giải phẫu lá chè và thành
phần sinh hóa của búp chè.............................................................................. 51
3.1.1. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu hình thái lá của một số giống chè ...................... 51
3.1.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm chủ yếu về giải phẫu lá ........................ 52
3.1.3. Kết quả nghiên cứu thành phần sinh hóa búp của một số giống chè ............. 59
3.1.4. Mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu nghiên cứu với sản phẩm chè .................... 64
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của một số công thức phân bón đến sinh
trƣởng, năng suất, chất lƣợng nguyên liệu để chế biến chè xanh của giống
PH8, chế biến chè Ô long của giống PH10 .................................................... 69
3.2.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng ...... 69
3.2.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất. ........................................................................................... 73
3.2.3. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mật độ sâu hại chính ............... 75

3.2.4. Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến chất lƣợng nguyên liệu búp
chè .................................................................................................................. 79
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của kỹ thuật hái đến sinh trƣởng, năng suất,
chất lƣợng nguyên liệu để chế biến chè xanh của giống PH8, chế biến chè
Ô long của giống PH10. ................................................................................. 94
3.3.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến một số chỉ tiêu sinh trưởng ......................... 95
3.3.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè đến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất. ....................................................................................................... 98
3.3.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè đến mật độ sâu hại chính .......................... 101
3.3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè đến chất lượng nguyên liệu chè ................ 104
3.4. Kết quả áp dụng kỹ thuật mới để xây dựng một số mô hình trong sản xuất ... 115


vi

3.4.1. Kết quả áp dụng mô hình đến một số chỉ tiêu sinh trưởng ........................... 116
3.4.2. Kết quả áp dụng mô hình đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất ............................................................................................................... 117
3.4.3. Kết quả áp dụng mô hình đến tình hình sâu hại chè ..................................... 118
3.4.4. Kết quả áp dụng mô hình đến chất lượng nguyên liệu búp chè .................... 119
3.4.5. Kết quả áp dụng mô hình đến thành phần sinh hóa chè ............................... 121
3.4.6. Kết quả mô hình đến đánh giá thử nếm cảm quan........................................ 122
3.4.7. Hiệu quả kinh tế các mô hình........................................................................ 123
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 127
1. Kết luận ............................................................................................................... 127
2. Đề nghị ................................................................................................................ 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ............................................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 131
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 141



vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CHT

Chất hòa tan

CS

Cộng sự

CT1

Công thức 1

CT2

Công thức 2

CT3

Công thức 3

ĐC


Đối chứng

KHKT

Khoa học kỹ thuật

N.suất

Năng suất

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
TT

Tên bảng


Trang

3.1

Đặc điểm hình thái lá của các giống chè nghiên cứu ...................................................
51

3.2

Một số đặc điểm chủ yếu về giải phẫu lá của một số giống chè ..................................
53

3.3

Hàm lƣợng một số hợp chất chủ yếu trong búp của một số giống

61

chè (búp 1 tôm 2 lá) ......................................................................................................
3.4

Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh

70

trƣởng của giống PH8 ...................................................................................................
3.5

Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh


72

trƣởng của giống PH10 .................................................................................................
3.6

Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến một số yếu tố cấu

73

thành năng suất và năng suất của giống PH8 ...............................................................
3.7

Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến một số yếu tố cấu

74

thành năng suất và năng suất của giống PH10 .............................................................
3.8

Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến mật độ sâu hại chính

76

của giống chè PH8 ........................................................................................................
3.9

Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến mật độ sâu hại chính

77


của giống PH10 ............................................................................................................
3.10 Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến thành phần cơ giới

80

búp chè 1 tôm 2 - 3 lá và phẩm cấp nguyên liệu giống PH8 ........................................
3.11 Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến thành phần cơ giới

82

búp chè 1 tôm 3 lá và phẩm cấp nguyên liệu giống PH10 ...........................................
3.12 Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh

84

hóa của giống PH8 ........................................................................................................
3.13 Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh

85

hóa của giống PH10 ......................................................................................................
3.14 Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến hợp chất thơm thành

89

phần của chè xanh, chè Ô long .....................................................................................
3.15 Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến chất lƣợng chè xanh

91



ix

chế biến từ nguyên liệu giống chè PH8 ........................................................................
3.16 Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến chất lƣợng chè Ô long

92

chế biến từ nguyên liệu giống chè PH10 ......................................................................
3.17 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của

95

giống PH8 .....................................................................................................................
3.18 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của

96

giống PH10 ...................................................................................................................
3.19 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến một số yếu tố cấu thành năng

98

suất và năng suất của giống PH8 ..................................................................................
3.20 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến một số yếu tố cấu thành năng

100

suất và năng suất của giống PH10 ................................................................................

3.21 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến mật độ sâu hại chính của

101

giống PH8 .....................................................................................................................
3.22 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến mật độ sâu hại chính của

103

giống PH10 ...................................................................................................................
3.23 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến thành phần cơ giới búp chè và

104

phẩm cấp nguyên liệu của giống PH8 ..........................................................................
3.24 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến thành phần cơ giới búp chè

105

và phẩm cấp nguyên liệu của giống PH10 ...................................................................
3.25 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến một số chỉ tiêu sinh hóa của

107

giống PH8 .....................................................................................................................
3.26 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến một số chỉ tiêu sinh hóa của

108

giống PH10 ...................................................................................................................

3.27 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái đến hợp chất thơm thành phần của chè

111

xanh, chè Ô long ...........................................................................................................
3.28 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến chất lƣợng chè xanh chế biến

112

từ nguyên liệu giống chè PH8 ......................................................................................
3.29 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến chất lƣợng chè Ô long chế

113

biến từ nguyên liệu giống PH10 ...................................................................................


x

3.30 Một số chỉ tiêu sinh trƣởng ở các mô hình ...................................................................
117
3.31 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè trên các mô hình .............................
118
3.32 Tình hình sâu hại chè PH8, PH10 trên các mô hình .....................................................
119
3.33 Thành phần cơ giới và phẩm cấp nguyên liệu búp của giống PH8,

120

PH10 trên các mô hình .................................................................................................

3.34 Thành phần sinh hóa chè giống PH8, PH10 trên các mô hình .....................................
121
3.35 Thử nếm cảm quan chất lƣợng chè trên các mô hình ...................................................
123
3.36 Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trong sản xuất nguyên liệu

124

chế biến chè xanh, chè Ô long ......................................................................................
3.37 Hiệu quả kinh tế mô hình chế biến sản phẩm chè xanh, chè Ô long

125

tại các điểm xây dựng mô hình .....................................................................................


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

3.1

Hình ảnh giải phẫu lá 1 của giống PH10 ......................................................................
54


3.2

Hình ảnh giải phẫu lá 2 của giống PH10 ......................................................................
55

3.3

Hình ảnh giải phẫu lá 3 của giống PH10 ......................................................................
55

3.4

Hình ảnh giải phẫu lá 1 của giống PH8 ........................................................................
56

3.5

Hình ảnh giải phẫu lá 2 của giống PH8 ........................................................................
56

3.6

Hình ảnh giải phẫu lá 3 của giống PH8 ........................................................................
57

3.7

Hình ảnh giải phẫu lá 1 của giống Kim Tuyên .............................................................
57


3.8

Hình ảnh giải phẫu lá 2 của giống Kim Tuyên .............................................................
58

3.9

Hình ảnh giải phẫu lá 3 của giống Kim Tuyên .............................................................
58

3.10 Mật độ lông tuyết của các giống chè ở các thời vụ khác nhau .....................................
60
3.11 Mối quan hệ giữa độ dày phiến lá và chất lƣợng chè xanh, chè Ô

65

long giống Kim Tuyên ..................................................................................................
3.12 Mối quan hệ giữa độ dày phiến lá và chất lƣợng chè xanh, chè Ô

65

long giống PH10 ...........................................................................................................
3.13 Mối quan hệ giữa độ dày phiến lá và chất lƣợng chè xanh, chè Ô

66

long giống PH8 .............................................................................................................
3.14 Mối quan hệ giữa hàm lƣợng đƣờng khử và chất lƣợng chè xanh,

67


chè Ô long giống Kim Tuyên .......................................................................................
3.15 Mối quan hệ giữa hàm lƣợng đƣờng khử và chất lƣợng chè xanh,

67

chè Ô long giống PH10.................................................................................................
3.16 Mối quan hệ giữa hàm lƣợng đƣờng khử và chất lƣợng chè xanh,

67

chè Ô long giống PH8...................................................................................................
3.17 Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến một số sâu hại chính

76

của giống chè PH8 ........................................................................................................
3.18 Ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến một số sâu hại chính

78

của giống PH10 .............................................................................................................
3.19 Kết quả phân tích GC-MS giống chè PH8 ở CT2 ........................................................
88


xii

3.20 Kết quả phân tích GC-MS giống chè PH10 ở CT2 ......................................................
88

3.21 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến mật độ sâu hại chính của giống

102

PH8 ...............................................................................................................................
3.22 Ảnh hƣởng của kỹ thuật hái chè đến mật độ sâu hại chính giống

103

PH10 .............................................................................................................................
3.23 Kết quả phân tích GC-MS giống chè PH8 ở CT1 ........................................................
109
3.24 Kết quả phân tích GC-MS giống chè PH10 ở CT2 ......................................................
110


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè (Camellia sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp có sản phẩm thu
hoạch chính là búp và lá non làm nguyên liệu chế biến ra các loại chè thành phẩm,
trong đó có chè xanh, chè Ô long [83]. Chất lƣợng chè nói chung và chè xanh, chè
Ô long nói riêng phụ thuộc vào cấu trúc tế bào lá, thành phần sinh hóa của giống,
phụ thuộc vào điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác, trong đó chủ yếu là kỹ thuật
bón phân và kỹ thuật hái búp chè [27].
Cấu trúc tế bào lá chè không những có ảnh hƣởng đến quá trình quang hợp
của cây mà còn có liên quan đến quá trình biến đổi các thành phần sinh hóa trong
búp chè khi chế biến; nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lá, thành phần sinh hóa búp
chè của các giống là cơ sở để định hƣớng sản xuất sản phẩm cho giống, là cơ sở để

xác định các biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đặc biệt là kỹ thuật thu hái và chế biến.
Ngoài yếu tố của giống, điều kiện sinh thái thì các biện pháp kỹ thuật canh
tác nhƣ bón phân, thu hái có ảnh hƣởng trực tiếp tới sinh trƣởng của giống, chất
lƣợng chè nguyên liệu qua đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng chè thành phẩm. Trong đó,
dinh dƣỡng khoáng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cây trồng nói chung và
cây chè nói riêng. Phân bón có ảnh hƣởng đến sự hình thành và tích lũy các hợp
chất có trong nguyên liệu chè. Các sản phẩm chè khác nhau tồn tại những hợp chất
khác nhau quyết định đến chất lƣợng và tính đặc trƣng của từng loại sản phẩm. Vì
vậy, đề tài lựa chọn một số tổ hợp phân bón để sản xuất nguyên liệu chế biến chè
xanh, chè Ô long.
Quy cách hái khác nhau cho chất lƣợng nguyên liệu khác nhau. Mỗi loại sản
phẩm chè chỉ có chất lƣợng tốt khi chế biến từ nguyên liệu có chất lƣợng phù hợp.
Sản phẩm chè xanh, chè Ô long là những mặt hàng chè đòi hỏi nguyên liệu có
những đặc tính riêng biệt. Nguyên liệu chế biến chè xanh yêu cầu búp non, khối
lƣợng nhỏ, tỷ lệ cuộng thấp, hàm lƣợng tanin vừa phải (dƣới 30%). Nguyên liệu chế
biến chè Ô long yêu cầu lá phải dai, dày, có độ chín sinh lý cao hơn (tỷ lệ bánh tẻ


2

cao hơn), thành phần hóa học có hàm lƣợng tanin thấp, hàm lƣợng đƣờng, axit amin
và pectin cao, đặc biệt là có hàm lƣợng hợp chất thơm cao. Để đáp ứng yêu cầu chất
lƣợng nguyên liệu cho chế biến chè xanh, chè Ô long, kỹ thuật hái nguyên liệu có ý
nghĩa quan trọng. Vì vậy, đề tài sẽ lựa chọn kỹ thuật hái tạo nguyên liệu để chế biến
chè xanh, chè Ô long có chất lƣợng tốt nhất.
Giống chè PH8, PH10 là những giống chè đƣợc Viện Khoa học kỹ thuật
Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tuyển chọn và lai tạo, đã đƣợc Bộ Nông nghiệp
và PTNT công nhận giống cây trồng mới. Đây là những giống sinh trƣởng, phát
triển phù hợp với điều kiện các vùng chè của Việt Nam và đặc biệt nguyên liệu chế
biến chè xanh cho chất lƣợng tốt (giống PH8), chè Ô long cho chất khá (giống

PH10).
Để góp phần tạo ra sản phẩm chè xanh, chè Ô long ở Phú Thọ chất lƣợng tốt,
có giá trị hàng hóa cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nghiên cứu sinh thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu giải phẫu lá, phân bón và kỹ thuật thu hái cho giống chè PH8,
PH10 để sản xuất nguyên liệu chế biến chè xanh, chè Ô long tại Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định đƣợc đặc điểm giải phẫu lá, thành phần sinh hóa búp làm cơ sở cho
việc bón phân và kỹ thuật thu hái thích hợp cho chế biến chè xanh (đối với giống
PH8), chè Ô long (đối với giống PH10).
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc một số đặc điểm chủ yếu về hình thái giải phẫu lá chè và
thành phần sinh hóa giống chè PH8, PH10.
- Xác định đƣợc một số tổ hợp phân bón hữu cơ, vô cơ (NPK) và kỹ thuật
thu hái thích hợp để nâng cao chất lƣợng nguyên liệu chế biến chè xanh cho giống
chè PH8 và chè Ô long cho giống chè PH10;
- Xây dựng mô hình canh tác (phân bón, thu hái) để sản xuất nguyên liệu chế
biến chè xanh cho giống chè PH8 và chè Ô long cho giống chè PH10.


3

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm chủ yếu về giải phẫu lá chè và thành
phần sinh hóa búp chè PH8, PH10 làm cơ sở khoa học cho việc xác định giống chè
để sản xuất nguyên liệu chế biến chè xanh và chè Ô long tại Phú Thọ.
- Kết quả nghiên cứu một số tổ hợp phân bón, kỹ thuật thu hái cho 2 giống
chè PH8, PH10 làm cơ sở khoa học xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh
tăng năng suất, chất lƣợng nguyên liệu để chế biến chè xanh chất lƣợng cao và chè

Ô long tại Việt Nam.
- Góp phần làm tƣ liệu cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học về chè.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đƣa nhanh 2 giống chè PH8, PH10 vào thực
tiễn sản xuất chè tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam.
4. Đóng góp mới của đề tài
Kết quả đề tài thông qua nghiên cứu đặc điểm chủ yếu về giải phẫu lá (độ
dày phiến lá, độ dày biểu bì trên, độ dày mô dậu) và thành phần sinh hóa búp chè đã
góp phần xác định đƣợc giống chè PH8 sản xuất nguyên liệu chế biến chè xanh,
giống PH10 sản xuất nguyên liệu chế biến chè Ô long.
Kết quả đề tài góp phần hoàn thiện kỹ thuật phân bón, thu hái các giống chè
mới để sản xuất nguyên liệu chế biến chè xanh từ giống PH8, sản xuất nguyên liệu
chế biến chè Ô long từ giống PH10 trong điều kiện sản xuất chè ở vùng thấp, trong
đó phân bón cho 2 giống PH8, PH10: 30 tấn phân chuồng hoai mục + NPK (3:1:2)
(N= 40 kg/tấn sản phẩm) + 75 kg MgSO4/ha. Kỹ thuật thu hái giống chè PH8 sản
xuất nguyên liệu chế biến chè xanh hái búp 1 tôm 2 lá; giống PH10 sản xuất nguyên
liệu chế biến chè Ô long hái búp 1 tôm 3 lá khi cành chè có 6 lá. Với các biện pháp
kỹ thuật này đã nâng cao năng suất, chất lƣợng nguyên liệu chè, góp phần xóa đói
giảm nghèo, tạo thu nhập cho ngƣời sản xuất chè và hiệu quả sản xuất chè.
Kết quả đề tài đã công nhận đƣợc 01 tiến bộ kỹ thuật: TBKT 01 – 10 –
2015/BNNPTNT: Quy trình kỹ thuật bón phân, thu hái nguyên liệu sản xuất chè Ô


4

long từ giống PH10 (quyết định số 547/QĐ-TT-CCN, ngày 10 tháng 12 năm 2015)
vào sản xuất.
5. Giới hạn của đề tài
Kế thừa những kết quả nghiên cứu về giống, phân bón đã có, giới hạn nghiên
cứu của đề tài này là những chỉ tiêu chính về đặc điểm giải phẫu lá, thành phần sinh

hóa búp, một số tổ hợp phân bón và kỹ thuật thu hái có liên quan đến sản xuất chế
biến chè xanh đối với giống chè PH8 và chè Ô long đối với giống chè PH10.


5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu cấu tạo giải phẫu lá chè
Nghiên cứu đặc trƣng hình thái và cấu tạo giải phẫu là một nội dung rất cơ
bản và cần thiết khi nghiên cứu cây trồng. Sự liên quan giữa sinh trƣởng, phát triển,
sự tăng lên về thể tích, chiều cao, chiều rộng của cây qua các biểu hiện về hình thái:
màu sắc, độ lớn, góc phân cành, diện tích lá,...v.v đều có mối liên hệ với năng suất,
chất lƣợng cây trồng. Cùng với đặc điểm hình thái bên ngoài, những đặc điểm cấu
tạo bên trong cũng phản ánh sự tăng trƣởng và năng suất. Độ dày biểu bì, độ lớn các
tế bào thịt lá, độ lớn và cách sắp xếp bó mạch, số lƣợng khí khổng,...là các chỉ tiêu
giúp các nhà chọn giống có thể lựa chọn giống thích hợp [3].
Các nghiên cứu của Pêchinốp . N.X (1963) [32] đã chỉ ra rằng: các đặc điểm
sinh lý và giải phẫu không chỉ phục vụ cho công tác chọn giống mà còn có ý nghĩa
đối với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác. Để nâng cao năng suất hơn
nữa, cần hiểu biết sự phát triển của những đặc tính về giải phẫu, sinh lý, sinh hóa
của cây trồng trong các điều kiện trồng trọt nhằm sử dụng giống tốt nhất. Sự tăng
trƣởng về kích thƣớc các tế bào biểu bì, mô dậu, mô xốp, khí khổng,..v.v sẽ cho ta
về mặt giải phẫu, mối quan hệ giữa cấu trúc sắp xếp của cơ quan quang hợp với khả
năng cho năng suất. Do đó sẽ giúp các nhà khoa học có thể giải quyết vấn đề nâng
cao hiệu suất quang hợp của lá bằng các biện pháp tác động đến kích thƣớc tế bào.
Cấu trúc của phiến lá giữa các giống tồn tại sự sai khác nhau, vì vậy dựa vào
cấu trúc của phiến lá để áp dụng công nghệ chế biến thích hợp cho nguyên liệu của
từng loại chè. Giống lá to có một lớp mô dậu thích hợp chế biến chè đen, giống lá

trung bình, lá nhỏ có một lớp mô dậu thích hợp chế biến chè xanh, chè Ô long
(Thanh Trà), có hƣơng tốt, vị thơm [88].
Đối với cây chè, vấn đề tăng hiệu suất quang hợp cho cây thông qua chọn
giống càng có vai trò quan trọng và đặc biệt vì lá chè vừa là sản phẩm thu hoạch,


6

vừa là bộ máy quang hợp. Để khai thác hết tiềm năng sinh vật học vốn có của bộ lá
chè, cho đến nay ở Việt Nam cũng đã có các công trình nghiên cứu về giải phẫu lá
chè, tuy nhiên chƣa có công trình nghiên cứu sâu về đặc điểm hình thái giải phẫu lá
chè cho việc xác định giống chè để sản xuất nguyên liệu chế biến chè xanh, chè Ô
long, nhằm góp phần làm cơ sở cho chọn tạo giống chè. Đó là cơ sở khoa học cho
sự lựa chọn giải phẫu lá chè cho các giống chè mới đƣợc tiến hành nghiên cứu để
nâng cao hiệu quả sử dụng giống chè trong sản xuất.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc xác định phân bón chè
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8 –
13% sinh khối của cây, lại phải thu hái nhiều lần trong một năm [49]. Chè có khả
năng hấp thu dinh dƣỡng liên tục trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển.
Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp, cây chè tạm ngừng sinh trƣởng
song vẫn yêu cầu một lƣợng dinh dƣỡng nhất định, vì thế việc cung cấp dinh dƣỡng
cho cây chè vẫn phải tiến hành thƣờng xuyên trong năm [33].
Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dƣỡng rất rộng, nó có
thể sống ở nơi đất màu mỡ song cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt dinh
dƣỡng mà vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên, để có nƣơng chè cho năng suất
cao, chất lƣợng tốt, và có nhiệm kỳ kinh tế dài cần phải xây dựng chế độ phân bón
hợp lý cho chè [33]. Các yếu tố khác nhau có vai trò cụ thể:
Phân đạm có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định năng suất chè, kích thích
cho mầm và búp phát triển tạo ra năng suất.
Phân lân: có hiệu lực nhất định đối với cây chè. Tác dụng của lân chủ yếu là

kích thích bộ rễ phát triển từ đó nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dƣỡng, kiến
tạo năng suất và nâng cao chất lƣợng chè thƣơng phẩm.
Phân kali: Nhu cầu kali của cây chè tƣơng đối cao, ở những nơi đất thiếu kali
nếu bón đầy đủ kali cho chè thì tác dụng của kali rất rõ rệt năng suất và chất lƣợng
chè [50].
Phân hữu cơ: Có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất dinh
dƣỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất nhƣ làm cho đất tơi xốp, có kết


7

cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nƣớc của đất, làm tăng sự hoạt động của
các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành phần dinh dƣỡng: N, P, K và các
nguyên tố vi lƣợng khác trong đất.
Phân vi lƣợng: Sử dụng một số nguyên tố vi lƣợng (Mn, Zn, Co, Mo,…)
bằng hình thức bón phân vào đất hay phun lên lá có tác dụng lớn đối với các quá
trình sinh lý, sinh hóa của cây trồng, do đó nó có thể làm tăng năng suất và phẩm
chất chè.
Thƣờng trong búp non của chè có 4,5% N, 1,5% P2O5 và 1,2 – 1,5% K2O
(Eden, 1958) mà hàng năm chúng ta hái đi từ 5 – 10 tấn búp tƣơi/ha và đốn đi một
lƣợng thân lá đáng kể trong đó có N, P, K và các chất khoáng khác, hơn nữa hàng
năm một lƣợng dinh dƣỡng nhất định trong đất bị rửa trôi, xói mòn. Do vậy, cần
phải bón bổ sung lƣợng dinh dƣỡng đã lấy đi từ cây chè và phần dinh dƣỡng bị rửa
trôi, để cây chè sinh trƣởng tốt. Trên cơ sở đó, cần xây dựng chế độ phân bón hợp
lý cho cây chè.
Đất trồng chè vùng Phú Hộ (Phú Thọ) thuộc nhóm đất xám feralit (Ferralic
acrisols – FAO), là vùng đất luôn thiếu hụt Mg do quá trình Feralit và môi trƣờng
chua. Đất ở đây đã đƣợc sử dụng để trồng chè qua nhiều năm (trên 20 năm). Đất có
độ dốc, xảy ra hiện tƣợng rửa trôi, làm cho hàm lƣợng Mg, hàm lƣợng chất hữu cơ
trong đất càng giảm vì vậy để nâng cao năng suất, chất lƣợng chè nguyên liệu cần

bón bổ sung Mg và đậu tƣơng ngâm cho đất trồng chè. Trong đậu tƣơng, hàm lƣợng
các hợp chất hữu cơ và axit amin chiếm chủ yếu (chất hữu cơ chiếm 34,40% khối
lƣợng, axit amin chiếm 36,2%), hàm lƣợng các chất khoáng chiếm khoảng 5% (gồm
các nguyên tố Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S)[30]. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành bón
bổ sung Mg kết hợp với đậu tƣơng ngâm tƣới vào đất trồng chè vùng thấp Phú Hộ
(Phú Thọ), trong đó bón Mg dƣới dạng MgSO4.
Dinh dƣỡng khoáng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cây trồng nói
chung và cây chè nói riêng. Kỹ thuật bón phân (loại phân, tỷ lệ, liều lƣợng, thời
gian bón,....) có ảnh hƣởng đến sự hình thành và tích lũy đa dạng các hợp chất có
trong lá chè. Các sản phẩm chè khác nhau tồn tại những hợp chất có tính chất quyết


8

định đến chất lƣợng đặc trƣng của từng loại sản phẩm chè. Vì vậy, với mục đích bổ
sung phân Mg và đậu tƣơng ngâm làm tăng phẩm chất chè nguyên liệu góp phần
nâng cao đƣợc chất lƣợng chè thành phẩm, từ đó sẽ tăng đƣợc hiệu quả kinh tế
trong sản xuất chè hiện nay tại vùng chè Phú Thọ. Đó là cơ sở khoa học cho sự lựa
chọn một số tổ hợp phân bón thích hợp cho các giống chè đƣợc tiến hành nghiên
cứu, để từ đó có thể nâng cao chất lƣợng nguyên liệu búp chè phù hợp cho chế biến
chè xanh, chè Ô long chất lƣợng cao.
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc xác định biện pháp kỹ thuật hái chè
Búp chè là sản phẩm cuối cùng của trồng trọt, đồng thời là nguyên liệu khởi
đầu cho quá trình chế biến, do vậy số lƣợng búp, năng suất búp là mối quan tâm của
ngƣời thu hái, còn chất lƣợng nguyên liệu, phẩm cấp búp và tiêu chuẩn búp lại liên
quan đến chất lƣợng chè thành phẩm. Hái đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, chất
lƣợng nguyên liệu và tạo cho cây chè sinh trƣởng khoẻ, bền vững [51].
Hái chè hợp lý sẽ thúc đẩy sinh trƣởng của cây chè tạo ra nhiều búp non. Số
lƣợng búp, khối lƣợng búp là những chỉ tiêu tƣơng quan chặt với năng suất, trong
đó số lƣợng búp là yếu tố biến động lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khối lƣợng

búp ngoài phụ thuộc vào giống, còn phụ thuộc vào kỹ thuật hái, nếu hái nhiều lá thì
khối lƣợng búp lớn, sản lƣợng tăng, song tỷ lệ xơ gỗ cao do đó ảnh hƣởng không tốt
đến chất lƣợng chè nguyên liệu thông qua các chỉ tiêu về ngoại hình, phẩm cấp
cũng nhƣ thành phần sinh hóa của búp chè. Hái non thì hàm lƣợng tanin, chất hòa
tan (CHT) cao nhƣng hàm lƣợng đƣờng thấp và ngƣợc lại.
Ngoài ra hái chè còn ảnh hƣởng trực tiếp đến sử dụng lao động và khả năng
cơ giới hóa. Hái chè non do số lứa hái nhiều nên số công hái cao và năng suất lao
động thấp. Ngƣợc lại hái chè già số công hái ít hơn và năng suất lao động cao; cùng
với kỹ thuật hái chè khác nhau, việc tạo đƣợc mặt tán bằng sẽ là cơ sở tốt cho kỹ
thuật hái chè bằng máy để giữ đƣợc sản lƣợng ổn định, lâu dài.
Để chế biến các loại chè khác nhau yêu cầu về chất lƣợng nguyên liệu búp
chè là khác nhau, mà chất lƣợng nguyên liệu lại phụ thuộc vào giống và một số biện
pháp kỹ thuật canh tác nhƣ kỹ thuật bón phân, kỹ thuật hái khác nhau,….. Chẳng


9

hạn nhƣ nguyên liệu để chế biến chè xanh cần hái non, chè Ô long không hái quá
non hoặc quá già khi búp chè đã đủ độ chín sinh lý; Nếu chất lƣợng nguyên liệu búp
chè tốt thì chế biến các loại chè sẽ có chất lƣợng cao, có khả năng cạnh tranh trên
thị trƣờng tiêu dùng và ngƣợc lại. Đó là cơ sở khoa học cho sự lựa chọn kỹ thuật hái
hợp lý của các giống chè đƣợc tiến hành nghiên cứu để từ đó có thể nâng cao chất
lƣợng nguyên liệu búp chè phù hợp cho chế biến chè xanh, chè Ô long chất lƣợng
cao.
1.1.4. Yêu cầu nguyên liệu chế biến chè xanh
Chè xanh là loại sản phẩm đƣợc chế biến từ nguyên liệu có quá trình đặc
trƣng là diệt men nguyên liệu. Trên thế giới, chè xanh đƣợc sản xuất nhiều ở các
nƣớc Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia, Việt Nam; Tuy vậy, lƣợng chè
xanh vẫn ít hơn chè đen, tiêu thụ hàng năm chỉ chiếm khoảng 20 – 30% tổng sản
lƣợng chè trên thế giới.

Chè xanh đƣợc chế biến từ nguyên liệu búp chè tôm 2 – 3 lá non. Nhiều kết
quả nghiên cứu ở Ấn Độ, Srilanka, Nhật Bản và Trung Quốc đối với chè xanh cho
rằng nguyên liệu thu hái vào thời kỳ đầu và cuối vụ, chế biến cho chất lƣợng cao
hơn.
Chất lƣợng chè xanh chịu ảnh hƣởng nhiều yếu tố khác nhau, nhƣ phân bón,
đất đai và chế độ bức xạ của mặt trời. Bón nhiều phân đạm có ảnh hƣởng không tốt
đối với chè đen, nhƣng có ảnh hƣởng tốt đối với chè xanh, vì khi bón phân đạm cho
cây chè làm nâng cao hàm lƣợng protit trong nguyên liệu và làm hạ thấp hàm lƣợng
tanin, sẽ giảm bớt độ chát của vị chè xanh. Những biến đổi hóa học trong nguyên
liệu khi chè bị giập nát, bốc nóng trong bảo quản chè tƣơi sẽ ảnh hƣởng xấu đến
chất lƣợng chè, cho nên sau khi thu hái nguyên liệu từ nƣơng chè cần phải đƣa ngay
về nhà máy để chế biến kịp thời, tránh xảy ra sự biến đổi hóa học không cần thiết
đối với chè xanh [27].
Tỷ lệ giữa hàm lƣợng tanin/axit amin là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hƣơng
vị của chè xanh, trong đó tỷ lệ tanin/axit amin của búp tƣơi từ 6 – 8 thích hợp chế


10

biến chè xanh đặc biệt, từ 9 – 13 thích hợp chế biến chè xanh cao cấp, từ 13 – 16
thích hợp chế biến chè xanh thƣờng [93].
Nhƣ vậy, nguyên liệu để chế biến chè xanh hái búp tôm 2 – 3 lá non, yêu cầu
hàm lƣợng tanin – catechin, caffeine không cao lắm, nhƣng đặc biệt hàm lƣợng axit
amin, đƣờng và tinh dầu thơm ở mức cao. Giống để sản xuất nguyên liệu chế biến
chè xanh phải có phiến lá dày kích thƣớc lá trung bình, màu xanh sáng hoặc xanh
vàng.
1.1.5. Yêu cầu nguyên liệu chế biến chè Ô long
Chè Ô long là loại chè đƣợc chế biến bằng lên men bán phần đặc trƣng. Chè
Ô long là sản phẩm độc đáo của Trung Quốc, Đài Loan đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa
chuộng, vì có hƣơng thơm tuyệt hảo, vị chát dịu mát; đòi hỏi kỹ thuật chế biến rất

công phu với những thiết bị chuyên dùng hiện đại. Giống chè để chế biến chè Ô
long phải có hƣơng thơm, lá dày, dai, hàm lƣợng tanin thấp, chất hòa tan cao, chè Ô
long đƣợc chế biến từ nguyên liệu búp chè tôm 3 lá trƣởng thành, trên cành chè phát
triển đƣợc 5 – 6 lá, có tôm gần đến mù xòe. Nếu nguyên liệu non quá sẽ ảnh hƣởng
đến độ thơm, ngƣợc lại nguyên liệu già quá cũng ảnh hƣởng vị của sản phẩm chè Ô
long. Vì vậy, kỹ thuật thu hái nguyên liệu có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng chè
Ô long [27].
Chè Ô long phải có hƣơng thơm ổn định [96][106], giống chè để sản xuất
nguyên liệu chế biến chè Ô long tốt nhất là thành phần hóa học của búp chè có hàm
lƣợng axit amin từ 2% trở lên, polyphenol dƣới 25%, catechin > 160 mg/gck, tỷ lệ
tanin/axit amin từ 9 – 13 và hàm lƣợng chất hòa tan 40% trở lên.
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè
1.1.6.1. Đặc điểm sinh trưởng của bộ rễ chè
Bộ rễ thực vật nói chung và cây chè nói riêng là cơ quan dinh dƣỡng của cây
dƣới đất, nó có nhiệm vụ làm giá đỡ cho cây, giữ chặt cây vào đất, hút nƣớc và các
chất dinh dƣỡng cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Trong nhiều trƣờng hợp
rễ còn làm chức năng dự trữ, tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác nhau cần thiết cho
sự sinh trƣởng và phát triển của cây [12].


11

Sự phát triển của bộ rễ và bộ lá có quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau.
Theo tài liệu ở Trung Quốc, về mùa đông khi cành lá ngừng sinh trƣởng thì bộ rễ
phát triển; mùa xuân khi búp chè sinh trƣởng mạnh, thì bộ rễ phát triển chậm lại và
tiếp tục nhƣ vậy khi bộ rễ phát triển chậm thì lá và búp sẽ sinh trƣởng nhanh và
ngƣợc lại. Tóm lại, quá trình phát triển bộ rễ có 4 – 5 đỉnh cao trong 1 năm, sinh
trƣởng lúc nhanh lúc chậm, xen kẽ với sự phát triển của bộ lá, lúc chậm lúc nhanh
[33]. Nghiên cứu về quy luật sinh trƣởng của rễ và thân, lá chè ở Ấn Độ cũng có kết
quả tƣơng tự nhƣ vậy [62].

Mặt khác sự phát triển của bộ rễ chè theo chiều sâu và chiều ngang phụ
thuộc vào giống, tuổi chè, chất đất, chế độ canh tác và bón phân,...Bên cạnh đó,
phƣơng thức trồng chè cũng ảnh hƣởng lớn đến sự phân bố hệ rễ chè; các biện pháp
canh tác nhƣ bón phân, tƣới nƣớc, tủ đất,...có khả năng điều tiết chế độ nƣớc, nhiệt,
dinh dƣỡng trong đất, nên cũng tác động đến độ sâu và chiều ngang hệ rễ [33].
1.1.6.2. Đặc điểm sinh trưởng thân, cành và búp chè
Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè, nếu cây chè có bộ khung
tán khỏe, các cành phân bố hợp lý là tiền đề cho năng suất cao. Vì vậy, trong thực tế
sản xuất cần nắm những đặc điểm sinh trƣởng của cành chè áp dụng các biện pháp
kỹ thuật đốn, hái hợp lý góp phần tạo cơ sở cho việc tăng sản lƣợng thu hoạch.
Búp chè là giai đoạn non của một cành chè. Búp chè đƣợc hình thành từ các
mầm sinh dƣỡng, gồm có tôm (phần lá non trên đỉnh chƣa xòe) và 2 hoặc 3 lá non.
Quá trình sinh trƣởng của búp chi phối của nhiều yếu tố bên ngoài lẫn bên trong,
khối lƣợng búp thay đổi tùy giống. Vƣờn chè bón nhiều phân, búp sẽ lớn hơn vƣờn
chè thiếu phân. Ngoài giống và phân bón, thì khối lƣợng búp chè còn phụ thuộc vào
một số yếu tố kỹ thuật canh tác khác nhƣ đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt
[16], [33].


12

1.2. Tình hình nghiên cứu về giải phẫu lá, phân bón, kỹ thuật thu hái chè trên
thế giới
1.2.1. Nghiên cứu về giải phẫu lá
Mikeladze dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc Bình (2002) [3] cho rằng: nghiên cứu
cấu tạo giải phẫu của lá cho thấy những giống chịu nóng (chè Phƣơng Nam) và một
số giống chè lá lớn của phƣơng Bắc đều có cấu tạo một lớp biểu bì, còn các giống lá
nhỏ phƣơng Bắc và giống lá nhỏ Nhật Bản có nhiều lớp biểu bì. Những giống chè
nhiều lớp biểu bì có tính chịu rét và chịu hạn cao.
Ở mặt dƣới của lá có một số lớn lông nhỏ (tuyết chè), cũng có ở phần của

búp chè, đặc biệt ở phía trên mầm. Những lông tuyết có quan hệ với chất lƣợng chè.
Cùng với sự phát triển và già đi của lá nó bị rụng đi và để lại những vết lõm sâu
xuống một chút. Ngay dƣới những lông tuyết có một vài tế bào nhỏ chứa dịch, nó
tiết ra dầu giữ cho cây đỡ bốc hơi. Ở các lá non những tế bào chứa dịch có màu
trắng sau đó sẫm dần và cuối cùng nó chuyển thành màu đen. Cũng có thể những
dịch này chính là tinh dầu tạo hƣơng vị đặc biệt cho một số giống chè [3].
Cấu tạo giải phẫu lá chè thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của lá. Ở những
lá non, biểu bì là một lớp, đối với lá già có thể có 2 – 3 lớp. Ở những lá non có ít
oxalat canxi, còn đối với lá già mô cơ phát triển mạnh, độ dày của lá lớn, số lƣợng
và kích thƣớc của những tế bào có chứa oxalat canxi tăng.
Theo nghiên cứu của Trang Vãn Phƣơng (1958) dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc
Bình (2002) [3], khi tiến hành giải phẫu lá chè thấy rằng: biểu bì lá chè của giống
chè nào nhỏ và xếp xít nhau thì có khả năng chống hạn và rét tốt. Tổ chức mô dậu
và mô xốp khác nhau tùy theo giống, nếu tầng dày, tế bào dài thì khả năng chống
hạn và chống rét tốt, đặc biệt tỷ lệ mô dậu/mô xốp càng lớn thì khả năng chống hạn
càng tốt.
Báo cáo sinh lý và sinh vật học cây chè – Trạm thí nghiệm chè Dƣ Hàng,
Triết Giang – Trung Quốc (1965) cho thấy rằng: diện tích lá chè to hay nhỏ thƣờng
đi đôi với cấu tạo giải phẫu lá và liên quan đến khả năng chống chịu. Diện tích lá là
một chỉ tiêu hình thái có ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình quang hợp và ảnh hƣởng


×