Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Luận án lập luận trong hội thoại của nhân vật (qua tư liệu văn xuôi việt nam, giai đoạn 1930 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 161 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHU THỊ THÙY PHƢƠNG

LẬP LUẬN TRONG HỘI THOẠI CỦA NHÂN VẬT
(QUA TƢ LIỆU VĂN XUÔI VIỆT NAM,
GIAI ĐOẠN 1930 - 1945)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Tình

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

NCS. Chu Thị Thùy Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
THUYẾT ..........................................................................................................................
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................
1.2. Cơ sở lí thuyết ............................................................................................................
1.3 Tiểu kết chương 1………………………………………………..
Chƣơng 2: MỘT SỐ KIỂU CẤU TRÚC LẬP LUẬN CỦA NHÂN VẬT
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM..................................................................................
(qua tư liệu văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 )
2.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................
2.2. Đặc điểm cấu trúc lập luận của nhân vật trong hội thoại (qua tư liệu văn xuôi
Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945) ......................................................................................
2.3. Tác tử và kết tử lập luận trong lập luận của nhân vật trong văn xuôi Việt Nam
thời kỳ 1930 -1945 ............................................................................................................
2.4. Lập luận của nhân vật trong văn xuôi giai đoạn 1930-1945 xét từ phương diện
quan hệ lập luận ................................................................................................................
2.5. Tiểu kết chương 2............................................................................................................
Chƣơng 3: LẬP LUẬN CỦA NHÂN VẬT TRONG HỘI THOẠI XÉT TỪ
PHƢƠNG DIỆN NGỮ CẢNH, VAI GIAO TIẾP VÀ CÁC LẼ THƢỜNG..............
(Qua tư liệu văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930-1945)
3.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................
3.2. Lập luận của nhân vật trong hội thoại xét từ phương diện ngữ ảnh ..........................
3.3. Lập luận của nhân vật trong văn xuôi giai đoạn 1930-1945 xét từ phương diện
vai giao tiếp .......................................................................................................................
3.4. Lập luận của nhân vật trong văn xuôi giai đoạn 1930-1945 xét từ phương diện
sử dụng các lẽ thường .......................................................................................................
3.5. Vai trò của các lẽ thường trong lập luận của nhân vật ..............................................
3.6. Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................
KẾT LUẬN ......................................................................................................................
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................


QUY ƢỚC VIẾT TẮT
1.

L: lập luận

2.

p1, p2, p3: luận cứ

3.

q1, q2, q3,…: luận cứ

4.

s1, s2, s3: luận cứ

5.

r1, r2, r3, r4: kết luận

6.

p,q,s, t,u : luận cứ

7.


r: kết luận

8.

P, Q, S, T, U: luận cứ

9.

R: kết luận

10.

->: chỉ dẫn hướng kết luận

11.

k: kết tử - kết tử đồng hướng

12.

k.n: kết tử nghịch hướng

13.

+ r: đồng hướng với kết luận

14.

- r: nghịch hướng với kết luận


15.

CDA: Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán

16.

PTDN: phân tích diễn ngôn

17.

S: vai trên

18.

H: vai dưới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lập luận là một thao tác của tư duy được biểu hiện qua hành động
ngôn ngữ. Nói cách khác, lập luận là hoạt động dùng ngôn ngữ tác động vào
nhận thức và hành vi của người tiếp nhận – một sự lựa chọn có tính đến
những can thiệp mạnh mẽ của tư duy để điều chỉnh tư duy.
1.2. Lập luận là hoạt động phổ biến trong tất cả các cuộc giao tiếp bằng
ngôn ngữ. Các văn bản dù được xây dựng theo phong cách nào cũng cần dùng
tới lập luận. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm: trao đổi giao tiếp
thông thường hàng ngày, hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường,
trong cơ quan hành chính,… Các hoạt động nêu trên đều cần dùng tới lập luận
và yêu cầu thực hiện lập luận sao cho hiệu quả.
1.3. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 có sự chuyển biến mạnh mẽ

đến mọi phương diện từ phản ánh đời sống đến việc sử dụng các thủ pháp văn
học. Nhà văn thông qua nhân vật thể hiện các quan điểm của mình đồng thời
phản ánh chân thực về con người xã hội trong giai đoạn đó. Từ nhận thức, tư duy
đến việc hiện thực trong sử dụng ngôn ngữ, nhà văn đã dựng lên cả một xã hội
đầy biến động mà ở đó có sự phân chia thành các giai cấp/ các nhóm người
mang những đặc điểm riêng biệt. Nói cách khác, trong tác phẩm văn học, tính
cách, cá tính nhân vật được thể hiện qua hội thoại. Thông qua các diễn ngôn hội
thoại, nhân vật thể hiện lối suy nghĩ, cách nói, cách lập luận. Hay ở bất cứ tác
phẩm nào nếu đã có nhân vật thì có lập luận. Đồng thời, việc xem xét nhân vật từ
phương diện lập luận sẽ góp phần làm nổi bật tính chất điển hình của nhân vật,
làm rõ phong cách nhà văn và góp phần hiện thực hóa hoạt động hành chức của
ngôn ngữ trong giao tiếp.
1.4. Hiện nay trong nhà trường, việc rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn
ngữ, kỹ năng lập luận được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc rèn
1


luyện đối với học sinh, sinh viên. Trong tình hình đó, việc xem xét và làm rõ
lập luận của từng nhóm đối tượng trên cơ sở các cứ liệu là tác phẩm văn học
Việt Nam sẽ góp phần làm rõ hơn lí thuyết lập luận để từ đó giúp cho học
sinh sinh viên rèn luyện kỹ năng tư duy và sử dụng ngôn ngữ .
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Lập luận trong hội
thoại của nhân vật (qua tư liệu văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930-1945)”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu lập luận của nhân vật trong hội thoại (qua tư liệu văn xuôi
Việt Nam, giai đoạn 1930-1945), luận án nhằm chỉ ra đặc điểm cấu trúc
hình thức, phạm vi sử dụng của lập luận của từng nhóm nhân vật trong hội
thoại dưới cách nhìn của ngữ dụng học và phân tích diễn ngôn phê phán.
Từ đó, luận án làm rõ đặc điểm nổi bật của từng nhóm nhân vật trong việc

sử dụng lập luận ở các cuộc hội thoại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi xác định các nhiệm vụ như sau:
1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu về lập luận trên thế giới, ở
Việt Nam để thấy được vị trí và vai trò của lập luận trong việc nghiên cứu
ngôn ngữ nói chung và ứng dụng trong nghiên cứu các tác phẩm văn học nói
riêng. Từ đó, tìm hiểu những vấn đề lí thuyết liên quan đến đối tượng đề tài
quan tâm như: lập luận trong ngữ dụng học; lập luận trong phân tích diễn
ngôn; lập luận trong hội thoại ở văn bản nghệ thuật.
2/ Khảo sát, thống kê, phân thoại các cuộc thoại chứa lập luận của các
nhóm nhân vật (quan lại, địa chủ, nông dân, trí thức) trong các văn bản nghệ
thuật (văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945).
3/ Phân tích, mô hình hóa cấu trúc lập luận của các nhóm nhân vật khảo
sát theo lí thuyết lập luận.

2


4/ Phân tích và chỉ ra các lẽ thường đặc trưng trong sử dụng; các đặc
điểm từ ngữ được sử dụng trong các lập luận của từng nhóm nhân vật. Từ
đó, luận án góp phần vào việc làm rõ vai trò của lập luận khi tham gia vào
quá trình điển hình hóa nhân vật trong tác phẩm và làm nổi bật phong cách
nhà văn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Lập luận được coi là một hoạt động ngôn từ, có mặt ở mọi nơi, mọi lúc
và mọi trường hợp, đa dạng, phong phú của cuộc sống ngôn ngữ. Đối tượng
nghiên cứu của luận án là lập luận trong hội thoại của nhân vật.
Phạm vi nghiên cứu: lập luận của nhân vật (quan lại, địa chủ, nông dân và
trí thức) trong hội thoại qua tư liệu văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Việc nghiên cứu lập luận trong hội thoại căn cứ vào tác phẩm văn học
tất nhiên không đảm bảo tuyệt đối tính khách quan, nguyên bản của dạng lời
nói trong giao tiếp đời thường. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định, các nhà văn
vẫn tôn trọng và phản ánh đúng thực tế giao tiếp. Do vậy, lập luận trong hội
thoại nhân vật qua tư liệu văn xuôi Việt Nam ở mỗi giai đoạn vẫn đảm bảo độ
tin cậy để tiến hành công việc nghiên cứu.
3.2. Tư liệu khảo sát
Tư liệu các tác phẩm khảo sát gồm:
1.Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (2006) (tập 1), NXB Văn học, Hà Nội.
2.Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (2006) (tập 2), NXB Văn học, Hà Nội.
3. Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (2011), (tập 1), NXB Văn học, Hà Nội.
4.Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (2011), (tập 2), NXB Văn học, Hà Nội.
5. Văn học Việt Nam hiện đại (2010), Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời
đại, Hà Nội.
6. Văn học Việt Nam hiện đại (2012), Ngô Tất Tố tuyển tập, NXB Văn
học, Hà Nội.
3


7. Ngô Tất Tố (2012), Lều chõng, NXB Văn học, Hà Nội.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận án là:
1/ Phương pháp phân tích diễn ngôn
Phương pháp phân tích diễn ngôn (theo đường hướng Phân tích diễn
ngôn phê phán) được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án. Trên cơ sở phân
tích các ngữ liệu đã khảo sát chúng tôi chỉ ra những nhân tố chi phối đến lập
luận của nhân vật trên hai phương diện hình thức và nội dung. Từ đó, có
những so sánh và kiến giải cho từng trường hợp cụ thể về lập luận trong từng
lớp nhân vật nói chung và lập luận của nhân vật thuộc các giai cấp nói riêng.
2/ Phương pháp miêu tả

Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng của luận án. Chúng tôi
miêu tả các kiểu cấu trúc của lập luận, lẽ thường và đặc điểm từ ngữ theo
quan điểm của diễn ngôn phê phán để làm cơ sở cho lập luận. Đồng thời, so
sánh giữa các nhóm đối tượng khảo sát với nhau để tìm ra những nét khu biệt.
Đây là cơ sở cho việc phân tích và chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ riêng của từng
nhóm nhân vật mà chúng tôi khảo sát.
3/ Phương pháp liên ngành
Đề tài chúng tôi khảo sát liên quan khá chặt chẽ đến văn học cũng như
một số lĩnh vực khoa học khác trong cuộc sống, vì vậy với phương pháp liên
ngành như: nghiên cứu văn học – cung cấp cho ngôn ngữ nguồn ngữ liệu phong
phú. Mặt khác vấn đề nghiên cứu của đề tài là giao điểm của rất nhiều ngành
khoa học khác như: lịch sử, địa lí, logic, tâm lí … Vì vậy, khi nghiên cứu,
chúng tôi không tách vấn đề của mình khỏi văn học, triết học, logic học và
tâm lí học.

4


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án cung cấp một số cứ liệu về đặc điểm của các phương tiện
ngôn ngữ trong giao tiếp nói chung, trong lập luận nói riêng. Kết quả nghiên
cứu của luận án có thể góp phần phát triển nghệ thuật hùng biện.
- Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng vào việc xây dựng, tăng
cường kĩ năng giao tiếp hay phục vụ cho việc nghiên cứu giảng dạy Ngữ dụng
học, Ngôn ngữ học, Phân tích diễn ngôn..
- Kết quả của luận án có thể được dùng để tham khảo cho giáo viên,
học sinh trong việc phân tích nhân vật văn học nói riêng, phong cách nhà văn
nói chung. Đồng thời, giúp cho việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, khả
năng tư duy và lập luận bằng ngôn ngữ của học sinh trong nhà trường.
6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lí luận
Nghiên cứu lập luận là một nội dung quan trọng của Ngữ dụng học.
Luận án góp phần làm rõ lí luận về lập luận của ngôn ngữ nói chung và lập
luận của nhân vật trong hội thoại qua các tác phẩm văn học nói riêng. Kết quả
của luận án đóng góp thêm ý kiến cho việc nghiên cứu ngôn ngữ ở phương
diện hành chức thông qua thao tác tạo lập lập luận và chuỗi lập luận.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án hướng đến các lập luận của nhân vật trong hoạt động giao tiếp
của ngôn ngữ trên văn bản. Đó cũng là phương diện thể hiện việc hành chức của
ngôn ngữ. Việc xem xét lập luận của các nhóm nhân vật (địa chủ, phong kiến,
nông dân và trí thức) sẽ góp phần làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của nhân
vật; làm sáng tỏ nhân vật và từ đó khẳng định tài năng của nhà văn. Đây sẽ là cơ
sở cho việc phân tích nhân vật văn học nói riêng và làm sáng tỏ phong cách nhà
văn nói chung trong việc dạy và học văn ở nhà trường.
Kết quả của luận án là minh chứng giúp cho việc rèn luyện kỹ năng sử
dụng ngôn ngữ, kỹ năng tư duy và khả năng lập luận của học sinh trong nhà
5


trường. Đồng thời, giúp cho việc mở rộng nội dung giảng dạy các tác phẩm
văn học một cách thiết thực, hiệu quả hơn.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Một số kiểu cấu trúc lập luận của nhân vật trong hội thoại
(qua tư liệu văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930- 1945)
Chương 3: Lập luận của nhân vật trong hội thoại xét từ phương diện
ngữ cảnh, vai giao tiếp và các lẽ thường (qua tư liệu văn xuôi Việt Nam giai
đoạn 1930- 1945)


6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu lập luận
1.1.1.1. Trên thế giới
Trong cuộc sống, con người luôn dùng đến lập luận (argumentation) để
chứng minh, giải thích, hay bác bỏ một ý kiến nào đó. Lập luận có tầm quan
trọng đặc biệt, đó chính là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề. Thuở ban đầu, lập
luận được coi là một lĩnh vực thuộc phạm vi của thuật hùng biện - một “nghệ
thuật nói năng”, được trình bày trong Tu từ học (Rhetoric) của Aristotle. Sau
đó, từ thế kỷ thứ V TCN, nó đã được chú ý nghiên cứu trong logic học. Ban
đầu là chuyện tranh cãi trong những vụ kiện cáo trước tòa. Có thể văn bản đầu
tiên đề cập tới lập luận (phương thức lập luận) là tài liệu về “phương pháp lí
lẽ” do Corax và học trò của ông ta là Tisias nói trước tòa. Cũng ở thế kỷ này,
một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về lập luận cũng đã xuất hiện
trong tác phẩm “thuật tranh biện” của Protago - một học giả ngụy biện nổi
tiếng của Hy Lạp.
Nửa sau thế kỷ XX, lí thuyết lập luận được quan tâm trở lại. Mở đầu là
những công trình của Perelman C., Olbrechts – Tyteca (1969), “Traité de
l‟argumentation – La Nouvelle Rhétorique” và của Toulmin S. (1958/2003),
“The use of argument”. Sau đó là “De la logique à I‟argumentation” (Từ
logic tới sự lập luận) của Grize. Trong mấy chục năm gần đây, lĩnh vực
nghiên cứu về lập luận đã có sự phát triển và chuyển biến mạnh mẽ.
Trước hết đó là những công trình của hai tác giả Pháp Ducrot O. (1973)
“Les Echelles argumentatives” (Sự lập luận – trong ngôn ngữ) và Anscomber
J.c “Logique, structure, énonciation. Lectures sur le langage” (Logic, cấu

trúc, sự phát ngôn: Những bài giảng về hoạt động ngôn ngữ, Minuit, 1989) đã
7


đưa ra những kiến giải mới, căn bản và độc đáo về lí thuyết lập luận trong
ngôn ngữ. Trong công trình, các tác giả đã chú ý tới: 1/ Hiện tượng đa thanh
khi phân biệt người nghe với người tiếp nhận, người nói với chủ ngôn, 2/
Những kết tử và tác tử trong lập luận. Hướng nghiên cứu này gặt hái được
nhiều kết quả thú vị, bất ngờ và hiện nay đang được nhiều người quan tâm.
Lập luận theo logic hình thức: Frans van Eemeren và Rob Grootendorts
– hai nhà ngôn ngữ học Hà Lan năm 1984 - lần đầu tiên đưa ra quan điểm ngữ
dụng - biện chứng. Hai công trình được nhìn nhận là dấu ấn trong giới nghiên
cứu ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu logic học quan tâm về lĩnh vực này là:
“Argumentation, Communication and fallacies: A pragma – dialectical
perspective” (Lập luận, thông tin và những suy luận sai lầm: một viễn cảnh
ngữ dụng – biện chứng) (1992). Sau đó, công trình được trình bày đầy đủ và
hệ thống sau 12 năm trong “A systematic theory of argumentation: The
pragma – dialectical approach” (Một lí thuyết hệ thống về lập luận: Cách tiếp
cận ngữ dụng - biện chứng) (2004).
Lí thuyết này là mô hình lý tưởng để xử lý các diễn ngôn lập luận như
một sự tranh luận mà ở đó cấu trúc và ý nghĩa của nó như lời giải đáp có lí
trực tiếp cho những quan điểm khác biệt.
Quan điểm lí thuyết này được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ dùng để
phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của lập luận trong thực tiễn ngôn từ.
Cách tiếp cận ngữ dụng - biện chứng được phát triển nhằm nghiên cứu chỉnh
thể của lập luận như một hoạt động diễn ngôn. Chính vì vậy, lí thuyết ngữ
dụng - biện chứng nhìn nhận sự lập luận như một phức hợp hành vi ngôn
ngữ, xuất hiện như một bộ phận của hoạt động ngôn ngữ tự nhiên và có
những mục đích thông tin đặc thù.
Lập luận theo logic phi hình thức: Các tác giả Robert J. Fogelin, Sinnott

và Armastrong W. trong công trình “Understanding arguments: An
introduction to informal logic” (Sự lập luận được hiểu như là logic phi hình
8


thức) nhận định: một trong những mục đích của lí thuyết lập luận là phải cho
phép nghiên cứu tốt nhất mọi cấu trúc trừu tượng. Từ đó, phát hiện những
nguyên lý cơ bản giúp phân biệt được những lập luận tốt và lập luận tồi. Mỗi
một lập luận được coi như một cách dùng ngôn ngữ - hoạt động ngôn từ,
trong đó có hoạt động luận cứ.
Trong quá trình lập luận, có rất nhiều sai lầm mà người dùng phạm
phải. Để khắc phục những sai lầm, một loạt các công trình đề cập tới những
sai lầm trong lập luận ra đời. Kahane H. trong công trình “Logic and
contemporary rhetoric” (Logic và tu từ học hiện đại) (1971) trình bày những
quan điểm về lập luận và những kiểu sai lầm trong lập luận. Công trình cung
cấp rất nhiều những ví dụ trong các lĩnh vực và hoàn cảnh mà tần suất lập
luận xuất hiện cao. Người ta coi đây là cuốn sách hấp dẫn và trở thành tài liệu
được tham khảo phổ biến trong nghiên cứu lập luận. Walton Douglas N. năm
1989 trong công trình: “Informal logic: A handbook for critical argument
(Logic phi hình thức: hợp tuyển về những lập luận phản biện) đã đưa ra 150
ví dụ mẫu và những yếu tố sai lầm khác trong quá trình lập luận. Công trình
này cũng thu hút được rất nhiều độc giả quan tâm.
Có thể nói: Lập luận theo logic phi hình thức là những lập luận theo tri
thức về ngôn từ, phong tục, tập quán nói riêng và tri thức nền về xã hội nói
chung. Kiểu lập luận này đã trở thành phổ biến trong giao tiếp, tranh luận
hàng ngày. Tầm quan trọng của nó bao trùm hầu hết các nguyên lý ngữ dụng
học về ngôn ngữ.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lập luận chưa được các nhà Việt ngữ học quan tâm thỏa
đáng, kể cả những người quan tâm đến dụng học. Tuy nhiên, gần đây lập luận

đang được xem là một trong những nội dung được các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ dành sự quan tâm nhất định. Về hướng nghiên cứu này, tác giả Đỗ Hữu
Châu đã khẳng định: “Lập luận là một lĩnh vực mới trong ngôn ngữ học thế
9


giới”[8, tr.200]. Theo đó, một số tác giả đã quan tâm theo hướng này và thể
hiện bằng một số công trình được công bố. Xét về tần suất xuất hiện các công
trình nghiên cứu có giá trị về lĩnh vực này cần phải kể tới hai tác giả: Nguyễn
Đức Dân và Đỗ Hữu Châu.
Trong hàng loạt các công trình, từ các bài báo: “Lí thuyết lập luận”
(1998); “Những vấn đề lập luận trong sách giáo khoa” (2013)…cho đến
những cuốn giáo trình như: “Ngữ dụng học – tập 1” (2000); “Bước đầu tìm
hiểu lí thuyết lập luận” (2001); “Nhập môn lôgíc hình thức” (2003)… , tác
giả Nguyễn Đức Dân đã trình bày một cách khá phổ quát về lí thuyết lập luận.
Cũng có chung đối tượng nghiên cứu, tác giả Đỗ Hữu Châu đưa ra hệ thống lí
thuyết tương đối hoàn chỉnh về lập luận trong hàng loạt các công trình như:
“Giáo trình Giản yếu về Ngữ dụng học” (1995); “ Đại cương Ngôn ngữ học –
tập 2”… Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy: hai tác giả Nguyễn Đức Dân và
Đỗ Hữu Châu khá đồng nhất với nhau khi cho rằng: “Lập luận là một hoạt
động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn
dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (một số) kết luận
hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó.”[7, tr.180]. Từ việc đưa ra cách
hiểu về lập luận, các tác giả lần lượt có những đánh giá, nhận định về các vấn
đề liên quan như: quan hệ lập luận, chỉ dẫn lập luận và lí lẽ trong lập luận.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong một lập luận gồm hai thành phần: luận cứ và
kết luận. Đồng thời khi xem xét quan hệ lập luận, tác giả nhận định: “Quan hệ
lập luận là quan hệ giữa luận cứ (một hoặc một số) với kết luận” [8, tr.155].
Tiêu chí để xác định một lập luận chính là sự có mặt của kết luận. Theo đó,
tác giả đưa ra các cấu trúc của lập luận. “Có những lập luận đơn, có nghĩa là

lập luận chỉ có kết luận, các thành phần còn lại đều là luận cứ. Tuy nhiên
thường gặp các lập luận phức hợp. Tạm cho rằng lập luận phức hợp có hai
dạng chính” [8, tr. 162]. Dạng lập luận có cấu trúc phức hợp thứ nhất: R là kết
luận chung; r1, r2, r3… là những kết luận bộ phận. Dạng lập luận có cấu trúc
10


phức hợp thứ hai: R là kết luận chung; (p1 ->r1, p2-> r2) … là những lập
luận bộ phận. Từ những nhận định, phân tích, đánh giá khái quát ban đầu về
lập luận, tác giả đi sâu vào những vấn đề cụ thể của lập luận như: Đặc tính
của quan hệ lập luận; Tác tử và kết tử lập luận; Lẽ thường của lập luận. Khi
xét về đặc tính của quan hệ lập luận, Đỗ Hữu Châu khẳng định: “giữa các
luận cứ có quan hệ định hướng lập luận, có nghĩa là p và q được đưa ra để
hướng tới một r nào đấy” [8, tr.177]. Theo đó, giữa p và q có thể xảy ra một
trong hai quan hệ: thứ nhất: p đồng hướng với q; thứ hai: p nghịch hướng với
q. Khi xác định các quan hệ lập luận trong một lập luận, tác giả cho rằng: phải
dựa vào các dấu hiệu hình thức – các chỉ dẫn lập luận. Theo đó, tác tử lập luận
và kết tử lập luận là hai loại lớn thuộc chỉ dẫn lập luận. Và các vai trò của các
tác tử và kết tử lập luận được lý giải thông qua các topos (lẽ thường). Các topos
được coi là “những chân lí thông thường có tính kinh nghiệm, không có tính tất
yếu, bắt buộc như các tiền đề logic.” [8, tập 2]. Có thể nói, trong “Đại cương
ngôn ngữ học – tập 2”, tác giả Đỗ Hữu Châu đã trình bày một cách khá hệ
thống, chặt chẽ những lí thuyết có tính cơ sở của lập luận. Đánh giá tổng quát
những công trình của hai tác giả trên, chúng tôi nhận thấy: đây là những công
trình có tính chất nền tảng cho bất cứ ai quan tâm nghiên cứu vấn đề lập luận.
Tiếp thu những thành tựu của các tác giả đi trước, những tác giả sau
này quan tâm đến vấn đề lập luận đã có những đường hướng tiếp cận riêng
nhằm làm rõ từng vấn đề trong lập luận. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có
một số đường hướng nghiên cứu về lập luận như:
Thứ nhất: Nghiên cứu lí thuyết về lập luận trên cơ sở đi sâu nghiên cứu

quan hệ lập luận và chỉ dẫn lập luận.
Quan hệ lập luận và chỉ dẫn lập luận là một trong những nội dung cốt
lõi của lập luận. Việc làm rõ những nội dung trên sẽ góp phần không nhỏ cho
việc khẳng định sự chặt chẽ, logic của lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ. Có
rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Bằng việc đi sâu tìm hiểu
11


một số (hoặc một nhóm) chỉ dẫn lập luận, các tác giả đưa ra những nhận định
cụ thể cho từng đối tượng mà mình quan tâm. Tác giả Nguyễn Minh Lộc
trong công trình: “Tìm hiểu kết tử nghịch hướng lập luận “nhưng” trong tiếng
Việt” (1994) bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm chung của kết tử theo lí thuyết
lập luận đồng thời chỉ ra một số điểm khác biệt của kết tử này như: 1/ các luận
cứ và kết luận không ứng với lí thuyết như: một luận cứ hướng tới –r, một
luận cứ hướng tới +r. Lập luận có kết luận hội cả hai chiều hướng kết luận của
hai luận cứ (Kết luận ± r). Có khi hai luận cứ hướng tới cùng một kết luận mà
luận cứ vẫn được nối kết qua “nhưng”; 2/ trong quan hệ lập luận, kết tử
“nhưng” sẽ có hai luận cứ và kết luận. Điều này làm thay đổi cách nhìn cho
rằng: loại câu khi có “nhưng” nối kết hai vế câu…[47]
Tác giả Kiều Tập khi nghiên cứu: “Các kết tử lập luận “nhưng”,
“tuy…nhưng…”, “thế mà/ vậy mà” và các topoi – cơ sở của lập luận” đã
khẳng định:“đặc điểm nối kết của một số kết tử “nhưng”, “tuy… nhưng…”,
“thế mà/vậy mà” Đó là những kết tử ba vị trí nghịch hướng trong kết luận”.
[61, tr.129]. Trên cơ sở xác định “nhưng”, “tuy… nhưng…”, “thế mà/ vậy
mà”, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu các topoi – lẽ thường của lập luận. Điều
này đã góp phần chỉ ra cấu trúc sâu của lập luận.
Bên cạnh những tác giả với các công trình trên có thể kể đến các tác giả
với các công trình như: Trần Thị Lan (1994) “Tìm hiểu kết tử đồng hướng lập
luận trong tiếng Việt”; Kiều Tuấn (2000) “Các kết tử lập luận “thật ra/ thực
ra”, “mà” và quan hệ lập luận”; Trần Thị Giang (2006) “Kết cấu ngữ nghĩa

của một số lập luận phức hợp”…
Thứ hai: Nghiên cứu lập luận từ phương diện phân tích diễn ngôn trên
văn bản và một số khía cạnh của xã hội.
Phân tích lập luận từ phương diện phân tích diễn ngôn là một hướng đi
khá mới mẻ trong nghiên cứu lập luận. Với hướng đi này, lập luận được nhìn
nhận ở phạm vi rộng – tức là xem xét lập luận gắn với chủ đề, ngữ cảnh,…
12


Từ đó làm nổi bật đặc điểm của lập luận nói riêng và thể hiện đặc điểm cá
nhân trong hội thoại rõ hơn. Tác giả Đỗ Hữu Châu đã dành hẳn một phần
trong “Đại cương ngôn ngữ học – tập 2” để nói đến vấn đề về sự xuất hiện
của lập luận trong diễn ngôn. Tác giả cho rằng: “lập luận có thể là nằm
trong một phát ngôn, một diễn ngôn mà có thể nằm trong lời đối đáp” và
theo đó “Những cuộc tranh luận, cãi cọ là những cuộc hội thoại trong đó
Sp1và Sp2 đưa ra những luận cứ dẫn tới những kết luận khác nhau nhằm
giành phần thắng cho mình”[8, tr.156]. Tiếp cận ở phạm vi sâu diễn ngôn,
các tác giả: Diệp Quang Ban, Nguyễn Chí Hòa đã dành những sự quan tâm
đặc biệt cho vấn đề. Tác giả Diệp Quang Ban trong công trình: “Giao tiếp,
diễn ngôn và cấu tạo văn bản” đã dành phần 2 (360 trang – trình bày từ
chương 2 đến chương 9) để viết về diễn ngôn. Ở đây diễn ngôn được xem
xét trên phạm vi rộng và trong các mối quan hệ với các nội dung khác. Có
thể thấy, trong công trình này, bên cạnh việc phân tích mối quan hệ giữa
giao tiếp – diễn ngôn và văn bản; tác giả đi sâu trình bày những vấn đề chính
của diễn ngôn. Phân tích diễn ngôn được coi là nội dung quan trọng nhất của
diễn ngôn và được tác giả trình bày tại chương 4. Trong đó, tác giả đi từ quá
trình hình thành của phân tích diễn ngôn cho đến ứng dụng đối với nghiên
cứu ngôn ngữ. Bắt đầu từ lúc khởi phát cho đến lúc định hình, phân tích diễn
ngôn trải qua một quá trình có nhiều biến động, theo Diệp Quang Ban thì
Phân tích diễn ngôn chỉ thực sự được thừa nhận rộng rãi vào năm 1983 với

công trình nghiên cứu của Brown và Searle. Trên cơ sở phân tích những
quan điểm của các nhà nghiên cứu về vấn đề, ông nhận định: “Tuy có người
chuộng, người không, trên thực tế, PTDN vẫn phát triển và ngày càng được
ứng dụng rộng rãi, như ứng dụng vào phê bình, vào kịch, vào văn học.” [3,
tr.161]. Khi nghiên cứu về phân tích diễn ngôn, tác giả Diệp Quang Ban
cũng bước đầu đi sâu vào phân tích diễn ngôn phê bình.

13


Cùng với ngôn ngữ học sinh thái, phân tích diễn ngôn phê bình là một
trong hai đường hướng đi sau và thể hiện “Sự phát triển mạnh thể hiện trong
việc gia tăng cường độ của mặt phân tích, chú ý đến các mặt của đời sống
xã hội thực tế.”[3, tr.166]. Với việc đưa ra và phân tích lược đồ cách tiếp cận
ba chiều đo của Fairclough: thứ nhất: một văn bản bằng ngôn ngữ (nói hoặc
viết); thứ hai: thực tế diễn ngôn; thứ ba: thực tế văn hóa xã hội.
Đặc biệt, tác giả Nguyễn Hòa đã thể hiện sự quan tâm về đối tượng
phân tích diễn ngôn trong công trình “Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí
luận và phương pháp”. Trong công trình này, Nguyễn Hòa trình bày một
cách hệ thống và khá rõ về đối tượng phân tích diễn ngôn. Tác giả dành nhiều
sự quan tâm cho các đường hướng của phân tích diễn ngôn. Đường hướng phân
tích diễn ngôn phê phán là một trong những đường hướng được tác giả trình bày
khá cụ thể và nhận định “Trong CDA, diễn ngôn được nhìn nhận như một tập
quán và một thực tiễn xã hội” [36, tr.128] và “CDA tiến hành phân tích ngôn
ngữ do ngôn ngữ (diễn ngôn) là phương tiện thể hiện, hợp thức hóa các vấn đề
xã hội.” [36, tr.133]. Theo đó, tác giả đưa ra 5 quan điểm của CDA (sẽ được
chúng tôi trình bày cụ thể tại Cơ sở lí thuyết)…
Như vậy: Việc nghiên cứu lí thuyết diễn ngôn nói chung, phân tích diễn
ngôn và phân tích diễn ngôn phê phán tuy mới được nhìn nhận đã dành được
sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Với việc đưa ra hệ thống lí thuyết

khá hoàn chỉnh về phân tích diễn ngôn và phân tích diễn ngôn phê phán từ
khái niệm, các quan điểm khi tiến hành phân tích diễn ngôn phê phán, mối
quan hệ quyền thế trong sử dụng ngôn ngữ… Đây được xem là những công
trình có tính chất xương sống giúp cho những ai quan tâm tiếp tục tìm hiểu ở
nhiều phương diện và nội dung khác nhau.
Trên cơ sở nền tảng lí thuyết về diễn ngôn, phân tích diễn ngôn và phân
tích diễn ngôn phê phán, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã mở rộng từ phạm vi
lí thuyết đến ứng dụng vào những đối tượng và vấn đề cụ thể. Việc làm rõ vấn
14


đề lập luận nhìn từ góc độ diễn ngôn cũng được ghi dấu bởi rất nhiều công
trình có giá trị. Có thể kể đến hàng loạt các công trình như: Hoàng Xuân Hoa
(1999) “So sánh đối chiếu cách diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt với việc
phát triển kỹ năng viết đoạn cho sinh viên đại học”; Lê Tô Thúy Quỳnh
(2000) “Ngôn ngữ và phương pháp biện luận trong tranh cãi pháp lý”;
Nguyễn Thị Hường (2005) “Thể hiện mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân và
quan hệ lập luận trong một số văn bản hành chính (cấp cơ sở)”; Trần Thị
Thùy Linh (2011) “Mô hình lập luận ưa dùng trong các diễn ngôn quảng
cáo”…
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu lập luận của nhân vật trong các văn bản nghệ thuật
Tiếp cận lập luận dựa trên các văn bản nghệ thuật là một vấn đề mà rất
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Với cách tiếp cận này các nhà nghiên cứu có
thể: góp phần làm rõ được lí thuyết lập luận vừa có thể làm giàu và sáng văn
học dân tộc; thể hiện nhân vật, tác giả văn học; làm sáng rõ con người thời
đại, vẻ đẹp thời đại. Có thể kể đến một số tác giả với một số công trình nghiên
cứu các văn bản nghệ thuật từ phương diện lập luận như: Lê Huy Bắc (2005)
“Khai thác kĩ năng lập luận trong “Đi bộ ngao du” (Ngữ văn 8)”; Lê Thị
Kim Cúc (2007) “Tìm hiểu cách lập luận của Nguyễn Khuyến trong bài thơ
“Bạn đến chơi nhà”; Trần Trọng Nghĩa (2011) “Một số phương thức lập luận

trong truyện cười hiện đại (dựa vào cứ liệu trên các báo điện tử tiếng Việt);
Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thu Hương (2013) “Lập luận qua đoạn
văn miêu tả nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao”; …
Đặc biệt, một số tác giả quan tâm nghiên cứu văn bản nghệ thuật từ góc độ
lập luận trên phương diện so sánh như: Trần Thị Giang (2005) “Phương thức
lập luận trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và Phương Tây”;…
Tiếp cận lập luận từ một số phương diện của đời sống xã hội như: tòa
án, văn hóa,… Với các công trình nghiên cứu có giá trị như: Lê Tô Thúy
Quỳnh (2000) “Ngôn ngữ và phương pháp biện luận trong tranh cãi pháp
15


lý”; Hồ Bạch Thảo (2006) “Bàn về lập luận của Keith Taylor về xung đột
vùng miền giữa các tộc Việt Nam”, Trần Thị Linh (2011) “Mô hình lập luận
ưa dùng trong các diễn ngôn quảng cáo”…
Tóm lại: Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy: việc tìm hiểu lập luận từ
phương diện lí thuyết đến phương diện ứng dụng thực tiễn dành được nhiều
thành tựu to lớn. Tuy nhiên việc khẳng định vị thế của mình trong hệ thống lí
thuyết ngôn ngữ, lập luận vẫn là một đối tượng mới mẻ, là mảnh đất màu mỡ
cho những ai quan tâm. Việc nghiên cứu, tìm hiểu lập luận trong hội thoại của
nhân vật (qua tư liệu văn xuôi Việt Nam, giai đoạn 1930-1945) là vấn đề còn
bỏ ngỏ và cần được sự quan tâm tìm hiểu.
1.2. Cơ sở lí thuyết
1.2.1. Một số vấn đề về lí thuyết hội thoại
1.2.1.1. Khái niệm hội thoại
Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ. Từ những năm 70
của thế kỷ XX, hội thoại đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu.
Trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học có những nhìn nhận về hội thoại
như sau: Joan Cutting trong công trình “Pragmatics and Discourse” cho
rằng: “Hội thoại là diễn ngôn giữa những người tham gia cùng tạo nên và

thỏa thuận trong quá trình giao tiếp; nó thường không qui thức và không
theo kế hoạch định trước”, (Conversation is discourse mutually constructed
and negotiated in time between speakera; it is usually informal and
unplanned) [80, tr.28]. E.A. Schegloff lại coi hội thoại là hình thức phổ
biến nhất và cũng là môi trường cơ bản nhất cho việc sử dụng ngôn ngữ và
diễn ngôn. [92, tr.283]
Tại Việt Nam, vấn đề hội thoại cũng rất được quan tâm: Nguyễn Thiện
Giáp trong “Dụng học Việt ngữ” cho rằng: “Hội thoại là hành động giao tiếp
phổ biến nhất, căn bản nhất của con người”. Tác giả nhấn mạnh tới tính chất

16


hai chiều, tương tác trong hội thoại: “Đó là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác
qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời” [28, tr.64].
Đỗ Hữu Châu nhận định về hội thoại như sau: “Hội thoại là hình thức
giao tiếp thường xuyên và phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở
của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.” [8, tr.201]
1.2.1.2. Vận động hội thoại
Mỗi cuộc hội thoại nào cũng được diễn ra với ba vận động chủ yếu: vận
động trao lời, vận động trao đáp và vận động tương tác. Ba vận động trao lời,
trao đáp và tượng tác là ba vận động đặc trưng của hội thoại trong đó vận
động trao lời và vận động trao đáp do từng đối tác thực hiện nhằm phối hợp
với nhau thành vận động tương tác. Tương tác là tác động chủ yếu trong hội
thoại cho nên ngữ dụng học hội thoại còn được gọi là ngữ dụng học tương tác.
1.2.1.3. Quy tắc hội thoại
Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định. Những quy tắc này
tuy không bắt buộc chặt chẽ như những quy tắc ngữ pháp nhưng bất cứ người
nào muốn trò chuyện bằng lời một cách thành thục cũng phải tôn trọng nó.
C.K. Orecchioni đã nêu tính chất các quy tắc hội thoại, đồng thời chia các quy

tắc hội thoại thành ba nhóm: 1/ Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời;
2/ Các quy tắc chi phối cấu trúc của cuộc thoại; 3/ Các quy tắc chi phối quan
hệ liên cá nhân trong hội thoại. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả Đỗ Hữu Châu
cho rằng nên có một nhóm quy tắc thứ tư, đó là nhóm quy tắc điều hành nội
dung cuộc thoại. Trong nhóm quy tắc này bao gồm hai nguyên tắc: nguyên
tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắc quan yếu.
1.2.1.4. Cấu trúc hội thoại
Có nhiều quan điểm trong việc xác định cấu trúc hội thoại, trong đó
quan điểm được xem là khá toàn diện và được chấp nhận rộng rãi là quan
điểm lí thuyết hội thoại của Thụy Sĩ - Pháp. Các nhà ngôn ngữ của Thụy Sĩ

17


và Pháp đã cho rằng: hội thoại là một tổ chức có tôn ty với các đơn vị cấu trúc
từ lớn nhất đến nhỏ nhất.
Cuộc thoại (conversation/ interaction): Đây được xem là đơn vị hội
thoại lớn nhất. C.K.Orcchioni đã đưa ra một định nghĩa khá mềm dẻo về hội
thoại như sau: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có
một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng trong một khung
thời gian – không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng nói về một vấn
đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng.” [8, tr.313].
Đoạn thoại (séquence): “Đoạn thoại là một phần của cuộc thoại bao
gồm các diễn ngôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa (thống nhất
về chủ đề) và về ngữ dụng (thống nhất về đích).”[8, tr.313]. Có thể chia cuộc
thoại thành ba phần là: đoạn thoại mở đầu, thân cuộc thoại và đoạn thoại kết
thúc. Trong đó, đoạn thoại mở đầu và đoạn thoại kết thúc có thể nhận biết và
định hình được rõ ràng. Phần thân cuộc thoại có thể bao gồm một đoạn thoại
hoặc nhiều đoạn thoại. Mỗi đoạn thoại có thể được tạo nên bởi một hay nhiều
cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Cặp thoại (cặp trao đáp) (exchange): “Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại
(do hai nhân vật góp phần xây dựng) nhỏ nhất tạo nên đoạn thoại và qua
đoạn thoại mà góp phần tổ chức nên cuộc thoại.”[8, tr. 320]
Tham thoại (intervention): Tham thoại là “phần đóng góp của từng
nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định” [8, tr.316]. Tham thoại là đơn
vị cơ sở tạo nên cuộc thoại. Trường hợp điển hình nhất là tham thoại do một
nhân vật hội thoại nói ra và được hồi đáp bằng tham thoại của một nhân vật
khác. Trong một cặp thoại, thường có các tham thoại sau: 1/ Tham thoại dẫn
nhập (tham thoại chủ hướng); 2/ Tham thoại hồi đáp – dẫn nhập trong lòng
cặp thoại; 3/ Tham thoại hồi đáp (thường là tham thoại kết thúc cặp thoại).
Chức năng của tham thoại dẫn nhập là chức năng ở lời quy định quyền lực và
trách nhiệm đối với nhân vật hội thoại. Các chức năng ở tham thoại dẫn nhập
18


là: yêu cầu thông tin, yêu cầu được tán đồng, ủng hộ, thỉnh cầu… Chức năng
của tham thoại hồi đáp là chức năng ở lời nhằm đáp lại chức năng ở tham
thoại dẫn nhập. Các chức năng ở tham thoại hồi đáp có thể chia thành hai
nhóm: chức năng hồi đáp tích cực và chức năng hồi đáp tiêu cực. Khi một
tham thoại hồi đáp cho tham thoại dẫn nhập thứ nhất thì nó tự khắc trở thành
một tham thoại đòi hỏi sự hồi đáp của người đối thoại.
Hành vi ngôn ngữ: là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại. Vai trò
của hành vi ngôn ngữ nằm trong mối quan hệ giữa các lời thoại tổ chức nên
tham thoại, cặp thoại… và tác động liên tục lên các nhân vật hội thoại trong
từng thời điểm tạo nên cuộc thoại. Hay nói cách khác, vai trò của hành vi
ngôn ngữ nằm trong mạng lưới hội thoại.
1.2.1.5. Nghĩa hàm ẩn và nghĩa tường minh
Trong giao tiếp, người nói nhận thấy có những thông tin mà người nghe
đã biết. Vì coi đó là những thông tin đã biết nên nói chung những thông tin như
thế không được nói ra. Do đó đây sẽ là một phần của cái được thông báo mà

không nói.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ
đem lại gọi là nghĩa tường minh, có tác giả gọi là hiển ngôn, còn được gọi là ý
nghĩa theo câu chữ của phát ngôn. Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được
gọi là nghĩa hàm ẩn.” [8, tr.359]. Cùng chung quan điểm với tác giả Đỗ Hữu
Châu, tác giả Nguyễn Thiện Giáp lại cho rằng: “cái ý nghĩa mà họ có thể rút ra
được từ nghĩa nguyên văn (nghĩa đen và cả nghĩa bóng) của các từ ngữ có mặt
trong câu và từ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ấy” [28, tr.115] được
gọi là nghĩa hiển ngôn.
Phân loại nghĩa hàm ẩn: Nghĩa hàm ẩn có thể được chia thành: tiền giả
định và hàm ngôn. Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra
nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. Hàm ngôn là tất cả những nội
dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó; từ ý nghĩa tường minh (ý
19


nghĩa theo câu chữ) cùng với tiền giả định. Tiền giả định và hàm ngôn phân
biệt với nhau bởi: Quan hệ ngữ cảnh; trong mối quan hệ hình thức với phát
ngôn tường minh; trong mối quan hệ với hành vi ngôn ngữ nói ở phát ngôn
tường minh; có thể hoặc không thể bỏ cùng một phát ngôn tường minh ở cùng
một người phát…
1.2.2. Một số vấn đề về lập luận trong hội thoại
1.2.2.1. Lập luận và một số khái niệm liên quan
a. Khái niệm
Với tư cách là đối tượng của ngôn ngữ học, các nhà ngôn ngữ học Việt
Nam đưa ra rất nhiều những quan niệm khác nhau về lập luận. Nguyễn Đức
Dân, khi bàn về lập luận đã cho rằng: “Lập luận là một hoạt động bằng lôgic
ngôn từ mà người nói thể hiện nhằm tác động đến quần chúng” [14, tr.21].
Theo đó, lập luận chính là một hình thức hoạt động của ngôn ngữ được con
người thực hiện để nêu ra những nhận xét, suy luận hay phán đoán nào đó

nhằm tạo ra những tác động nhất định đối với người tiếp nhận. Đó là kết quả
của một quá trình tư duy, gắn liền với hoạt động nhận thức của con người.
Kết quả ấy được biểu thị qua các hình thức của ngôn ngữ.
Tác giả Đỗ Hữu Châu khi xem xét lập luận cho rằng thuật ngữ “lập
luận” được hiểu theo hai nghĩa: “Thứ nhất, nó chỉ sự lập luận tức là hành vi
lập luận. Thứ hai, nó chỉ là sản phẩm của hành vi lập luận tức toàn bộ cấu
trúc của lập luận cả về nội dung và hình thức.” [7, tr.19]. Với quan niệm trên,
bản chất lập luận là một hoạt động của ngôn ngữ được biểu hiện qua cả
phương diện nội dung và cấu trúc hình thức. Bởi trong ngôn ngữ, lập luận
được xem là một chiến lược hội thoại mà con người thực hiện nhằm dẫn dắt
người tiếp nhận đi tới một nhận thức hoặc một kết luận nào đó mà người tạo
lập muốn đạt được. Các nhà Việt ngữ học: Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban,
Cù Đình Tú cũng từng khẳng định: “Lập luận là đưa ra một hoặc một số luận
cứ nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận nào đấy mà người
20


nói, người viết muốn diễn đạt tới”. [6, tr.79]. Hay nói một cách cụ thể hơn thì
lập luận là cách mà con người: “đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe
đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt
tới” [8, tr.155].
Như vậy, với tư cách là một bình diện của hành động ngôn ngữ, lập luận
là yếu tố giúp con người tạo thành phát ngôn cụ thể để hiện thực hóa nhận thức.
Vì thế, khi xem xét lập luận, các nhà ngôn ngữ học thường tập trung tìm hiểu:
cấu trúc hình thức của lập luận, mối quan hệ giữa lập luận với thực tế khách
quan, với dụng ý của người tạo lập luận và từ đó đánh giá biểu hiện của hành
động ngôn ngữ. Vì vậy, khi tìm hiểu về lập luận, chúng ta cần xem xét nó trên
các bình diện của hành động ngôn ngữ (như mục đích và hình thức) được con
người thực hiện khi giao tiếp. Từ đó, chúng ta sẽ hiểu đúng về cấu trúc, ý nghĩa
của hoạt động giao tiếp.

b. Phân biệt lập luận với suy diễn logic
Nếu như chứng minh, suy diễn dựa trên các quy tắc và thao tác logic,
trên những chân lý được đánh giá theo tiêu chuẩn đúng, sai thì lập luận lại dựa
trên sự chiêm nghiệm thực tế và nắm được ngữ nghĩa của phát ngôn luận cứ.
Ví dụ 1: Một phép suy diễn logic như sau:
Ai có vé thì được vào
Ở đây một số người không có vé
(Vậy) một số người không được vào.
Ở phép suy diễn logic trên, kết luận “Một số người không được vào” là
một kết luận có tính tất yếu. Tính đúng sai của kết luận có thể kiểm nghiệm
nhờ vào tính đúng sai của các tiền đề.
Các suy diễn logic chân thực không có tính chất tranh luận còn lập luận có
tính chất tranh luận. Suy diễn logic căn bản cũng là một kiểu lập luận nhưng là
lập luận thuộc nghĩa học còn lập luận trong giao tiếp là một quan hệ thuộc dụng
học. Trong suy diễn logic, lập luận được suy ra từ những tiền đề và không tính
21


×