Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

ky yeu mdec 2016 Hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp theo chuỗi giá trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.28 MB, 107 trang )

1


MỤC LỤC
Trang

3 - 16

17 - 23

24 - 42

43 - 61

62- 77

78 - 84

85 - 95

96 - 102

Báo cáo

Người thực hiện/trình bày

Nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản
xuất lúa gạo trong mô hình cánh đồng
mẫu lớn

Ông Dương Văn Chín


Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp
Định Thành (DTARC),
Tập đoàn Lộc Trời

Vai trò, vị trí của Bản đồ công nghệ
và Lộ trình đổi mới công nghệ trong
hoạt động nghiên cứu triển khai và
sản xuất kinh doanh - một số kết quả
ban đầu
Báo cáo kết quả: Xây dựng bản đồ
công nghệ trong ngành chọn tạo
giống lúa
Báo cáo hiện trạng, năng lực công
nghệ và nhu cầu đổi mới công nghệ
trong sản xuất và sau thu hoạch lúa
gạo tại Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên
tiến chọn tạo giống lúa thuần chống
chịu mặn - hạn thích nghi với điều
kiện canh tác lúa vùng nhiễm mặn
thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
Tập đoàn Việt - Úc ứng dụng, đổi
mới công nghệ để phát triển chuỗi giá
trị thủy sản: mô hình nuôi tôm siêu
thâm canh trong nhà màng
Thực trạng, nhu cầu và một số kết quả
nghiên cứu về xử lý môi trường trong
nuôi trồng thủy hải sản. khả năng liên
kết, hợp tác với doanh nghiệp để đầu tư,

ứng dụng, chuyển giao trong vùng
ĐBSCL
Đề xuất các cải tiến về công nghệ sản
xuất và liên kết tiêu thụ một số cây ăn
quả chính của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế
2

TS Tạ Việt Dũng,
Cục trưởng
Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ
GS.TSKH Trần Duy Quý
Chuyên gia
Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ
TS. Đào Thế Anh
Phó Viện trưởng, Viện cây lương thực
và cây thực phẩm

GS.TS Nguyễn Thị Lang
Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Ông Tony Đặng Quốc Tuấn
Phó Chủ tịch HĐQT
kiêm Phó TGĐ điều hành
Tập đoàn Thủy Sản Việt - Úc
TS. Lê Công Nhất Phương
Phó Viện trưởng
Viện Sinh học Nhiệt đới,
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Minh Châu

Viện trưởng
Viện cây ăn quả và cây Macca nữ hoàng


NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÚA GẠO
TRONG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN
Ông Dương Văn Chín, Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (DTARC),
Tập đoàn Lộc Trời
Tóm tắt
Tập đoàn Lộc Trời với tiền thân là Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An
Giang (AGPPS) đã mở thêm một ngành kinh doanh mới là ngành lương thực từ
năm 2010 với mục đích giúp người nông dân trồng lúa giải quyết khó khăn cơ
bản của họ là tiêu thụ nông sản hàng hóa do họ sản xuất ra. Hai ngành truyền
thống của Tập đoàn là giống và vật tư nông nghiệp (phân, thuốc) đã cung cấp
vật tư đầu vào để ngành lương thực tổ chức sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị
ở Đồng bằng sông Cửu long - vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước. Tập
đoàn đầu tư trọn gói cho nông dân và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do người nông
dân làm ra. Kết quả là nông dân gia tăng được vị thế, gia tăng thu nhập so với
sản xuất tự phát truyền thống. Tập đoàn luôn quan tâm đến sự liên kết với các
thành phần xã hội hữu quan và đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
tiên tiến, đổi mới công nghệ để sản xuất lúa gạo bền vững, truy xuất được
nguồn gốc, an toàn để góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam cho tiêu
dùng nội địa và xuất phẩu, đảm bảo cạnh tranh thắng lợi trong quá trình toàn
cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Đặt vấn đề
Lúa là cây trồng quan trọng nhất tại Việt Nam. Có hai vùng trồng lúa chủ
yếu là Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).
Lúa gạo ở ĐBSH và các tỉnh phía Bắc phần lớn được tiêu dùng nội địa. ĐBSCL
chiếm 52% diện tích gieo trồng nhưng đóng góp đến 56% tổng sản lượng lúa cả

nước. Mặt khác trên 90% lượng gạo xuất khẩu hàng năm cũng đến từ vùng này.
ĐBSCL là vựa lương thực quan trọng nhất của đất nước, đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên hạn chế cơ bản của vùng này là
3


diện tích đất manh mún, từng nông dân tự quyết định giống lúa sẽ trồng và kỹ
thuật áp dụng, dẫn đến chất lượng kém, không đồng nhất, giá bán thấp. Hầu như
không ai chịu trách nhiệm một cách chắc chắn rằng hạt lúa của nông dân làm ra
sẽ được tiêu thụ với giá cả hợp lý. Chủ trương thực hiện “cánh đồng mẫu lớn”
là một định hướng đúng đắn nhưng cho đến nay, sau hơn 5 năm triển khai, việc
áp dụng nó trên diện rộng vẫn chưa diễn ra theo như ước muốn ban đầu. Có một
số điển hình tiên tiến nhưng cần hoàn thiện thêm và mở rộng mô hình để đạt
được sự chuyển biến mang tính bước ngoặt trong quá trình tái cơ cấu nền nông
nghiệp Việt Nam.
2.

Sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị của Tập đoàn Lộc Trời

Từ năm 2010 trở về trước, một số mô hình liên kết trong trồng lúa mang
tính tự phát đã hình thành ở vùng ĐBSCL. Những cánh đồng mô hình có diện
tích từ 2 - 3 ha đến hàng trăm ha được hình thành với các tên gọi khác nhau như:
Cánh đồng “3 giảm 3 tăng”; “1 phải 5 giảm” , “cánh đồng 1 giống”, “cánh đồng
hiện đại”, “cánh đồng lúa chất lượng cao”; “cánh đồng lúa thâm canh theo
VIETGAP”, trong đó Tập đoàn Lộc Trời có mô hình với tên gọi là: “cánh đồng
liên kết 4 nhà”. Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức phát động phong trào sản
xuất theo cánh đồng mẫu lớn vào ngày 26/3/2011 tại TP Cần Thơ.
Tập đoàn Lộc Trời [trước đây là Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An
Giang (AGPPS)] tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, cung cấp dịch vụ trọn gói
và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân tham gia vùng nguyên liệu cánh đồng

mẫu lớn (CĐML) của công ty (Cty). Nông dân được ứng trước giống lúa cấp
xác nhận, phân bón, thuốc BVTV trong suốt vụ 120 ngày không tính lãi suất
ngân hàng; được cán bộ kỹ thuật của Cty là lực lượng Ba Cùng tập huấn trên
đồng ruộng; hỗ trợ tiền vận chuyển lúa từ ruộng về nhà máy, sấy lúa miễn phí
cho dân và Cty thu mua lúa theo giá thị trường. Nếu không ưng ý với giá niêm
yết hàng ngày của Cty, nông dân có thể gởi lại trong kho trong vòng 1 tháng
miễn phí. Số hộ nông dân và diện tích gieo trồng hàng năm trong vùng nguyên
liệu cánh đồng mẫu lớn của Tập đoàn liên tục gia tăng. Với diện tích 1.023 ha
trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 đã tăng đến 92.000 ha trong cả năm 2015.
4


3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả
3.1. Mối quan hệ trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
3.1.1. Mối quan hệ với chính quyền
Ba ngành kinh doanh chính của Tập đoàn Lộc Trời là: giống cây trồng,
vật tư nông nghiệp và lương thực. Ngành lương thực là ngành mới thành lập với
mục đích tiêu thụ lúa gạo cho bà con nông dân, một khó khăn mà người nông
dân luôn gặp phải hàng năm. Trong quá trình hình thành và phát triển của ngành
này, Tập đoàn Lộc Trời luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành
Trung ương, chính quyền các địa phương và Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ.
Năm nhà máy sấy và chế biến lúa gạo đã được xây dựng tại Châu Thành
(An Giang), Thoại Sơn (An Giang), Tân Hồng (Đồng Tháp), Vĩnh Hưng (Long
An) và Hồng Dân (Bạc Liêu). Mỗi nhà máy tọa lạc trên diện tích khoảng 15 ha
và có công suất giai đoạn 1 là 100.000 tấn lúa/năm. Một số nhà máy đang xây
dựng giai đoạn 2 với công suất 200.000 tấn/năm. Vùng trồng lúa nguyên liệu
trãi dài trên nhiều vùng đất của các tỉnh trong vùng.
3.1.2. Mối quan hệ với nhà khoa học
Các thành tựu khoa học tại các Viện, Trường trong nước cũng như quốc
tế đã được đội ngũ cán bộ khoa học của Tập đoàn thực nghiệm trên từng vùng

đất cũng như mùa vụ khác nhau để kiểm nghiệm lại kết quả từ các Viện,
Trường. Sau khi đánh giá kết quả chính xác, Tập đoàn quyết định mua bản
quyền khai thác các giống mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để phục vụ
rộng rãi cho bà con nông dân và kinh doanh.
3.1.3. Mối quan hệ với nông dân
Chiếc cầu nối quan trọng giữa Tập đoàn và nông dân là lực lượng Ba
Cùng (3C = Cùng ăn, cùng ở, cùng làm). 3C sống tại địa bàn và thường xuyên
làm việc với nông dân tại cơ sở nên hiểu rõ những vấn đề mà nông dân phải đối
mặt. Trung bình một 3C trong vùng nguyên liệu phụ trách khoảng 70 ha. 3C
đảm bảo hạt giống đến với bà con đúng tên giống mà nông dân yêu cầu, chất
lượng đảm bảo, tỷ lệ nảy mầm cao để bà con gieo sạ. Các vật tư phân thuốc
5


được cung cấp đầy đủ và kịp thời với chất lượng tốt như cam kết. Quy trình kỹ
thuật trồng lúa từ khi gieo sạ đến khi thu hoạch được 3C tập huấn kỹ cho bà con
nông dân để áp dụng. Thăm đồng để quyết định ngày thu hoạch tối ưu nhằm
đảm bảo đạt chất lượng hạt gạo cao. Thu thập thông tin giá lúa trên thị trường ở
nhiều địa điểm, tính bình quân để công bố công khai giá thu mua hàng ngày cho
bà con nông dân. Trong mỗi vụ, từng nông dân hợp tác đều được cấp một “Nhật
ký đồng ruộng” để ghi tất cả những hoạt động diễn ra, vật tư lao động đầu tư
cũng như sản phẩm thu hoạch và giá cả. Số liệu này được xử lý để đánh giá và
cải tiến quá trình sản xuất, tăng tính bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế. Gần
đây Tập đoàn Lộc Trời đã và đang tham gia mạng lưới quốc tế sản xuất lúa gạo
bền vững (SRP = Sustainable Rice Platform) hứa hẹn hạt gạo sản xuất ra sẽ có
tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Khi hợp tác với Tập đoàn Lộc Trời, địa
vị xã hội của nông dân được nâng lên, tự chính bản thân mình, nông dân được
quyền quyết định bán lúa với giá nào và vào lúc nào để có lợi nhất. Tập đoàn
cũng đã hợp tác với một số tỉnh vùng ĐBSCL nhằm hình thành các tổ liên kết
sản xuất và các hợp tác xã (HTX) kiểu mới để tổ chức lại sản xuất ở nông thôn.

3.1.4. Mối quan hệ với doanh nghiệp
Tập đoàn Lộc trời là một doanh nghiệp nông nghiệp. Sự liên kết với các
doanh nghiệp khác trong hoặc ngoài ngành đều được Tập đoàn quan tâm tính
đến. Trong quá trình sản xuất theo chuỗi giá trị trên cây lúa, bên cạnh nỗ lực tự
thân vận động Tập đoàn còn hợp tác với Tổng Công ty Lương thực miền Nam
(Vinafood II). Lực lượng 3C tổ chức các lớp tập huấn để chia sẻ kinh nghiệm
với nhân viên kỹ thuật của Vinafood II mà mình tích lũy được. Lộc Trời cung
cấp hạt giống cấp xác nhận, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón với chất lượng
cao cho vùng nguyên liệu của Vinafood II. Từng công ty thành viên của
Vinafood II tự tổ chức thu mua sản phẩm trên đồng ruộng khi đến thời điểm thu
hoạch. Một ngân hàng lớn trên thế giới là Standard Charter đã đầu tư vào Tập
đoàn Lộc Trời bằng hình thức mua cổ phiếu để hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu
lớn với ngân sách 70 triệu USD.
6


3.2. Vai trò của khoa học công nghệ trong nâng cao hiệu quả sản xuất
và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu
Hướng phấn đấu tiến lên của Tập đoàn Lộc Trời là hình thành một Tập
đoàn nông nghiệp tri thức, do đó vai trò của khoa học công nghệ là rất quan
trọng. Trong giai đoạn trước mắt, các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến đã và
đang được vận dụng vào sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị để nâng cao năng
suất, chất lượng cao và ổn định, đảm bảo sản phẩm truy xuất được nguồn gốc,
an toàn và có khối lượng hàng hóa lớn, xây dựng được thương hiệu uy tín để
cạnh tranh thắng lợi trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình toàn
cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.1. Giống lúa và lúa giống
Trước đây, giống lúa được dựa chủ yếu vào các Viện, Trường nhà nước
như các giống OM từ Viện lúa ĐBSCL. Tuy nhiên hiện nay Tập đoàn cũng đã
bắt đầu có được những giống lúa do chính mình lai tạo chọn lọc ra. Giống Lộc

Trời 1 (AGPPS 103) là giống cao sản chất lượng cao được Bộ Nông nghiệp và
PTNT công nhận chính thức vào ngày 15/1/2016. Vào tháng 10/2015, Hiệp Hội
xuất nhập khẩu lúa gạo quốc tế - The Rice Traders phối hợp với Viện Nghiên
cứu hàng hóa quốc tế - The International Commodity Institute (ICI) tổ chức một
cuộc đấu xảo gạo ngon trên thế giới lần thứ 7 tại Malaysia. Kết quả gạo của
giống Lộc Trời 1 nằm trong Top 3 gạo ngon nhất thế giới. Tiếp nối Lộc Trời 1,
ba giống đã được Bộ NN & PTNT công nhận tạm thời cho sản xuất thử là: Lộc
Trời 2 (AGPPS 110), Lộc Trời 3 (AGPPS 135) và Lộc Trời 4 (AGPPS 136).
Đặc biệt, Tập đoàn đã lai tạo chọn lọc ra được một giống lúa cao sản ngắn ngày
(92 - 97 ngày), trồng được ba vụ trong năm, hạt gạo trắng dài trên 8 mm, chất
lượng cơm rất ngon không thua kém gì các giống địa phương quang cảm thuộc
thượng nguồn Mekong như ở Thái Lan và Cambodia. Tên giống lúa đó là Lộc
Trời 18 (AGPPS 140).
Về hạt lúa giống, Tập đoàn cũng đã tự nhân hạt giống lúa thuần cấp
nguyên chủng và xác nhận phục vụ cho vùng nguyên liệu của công ty đồng thời
7


bán cho nông dân bên ngoài. Sản lượng lúa giống nguyên chủng và xác nhận
kinh doanh năm 2015 đạt 45.000 tấn. Trong vùng nguyên liệu cánh đồng mẫu
lớn của Tập đoàn, 100% nông dân sử dụng giống lúa cấp xác nhận.
3.2.2. Nuôi dưỡng và bảo vệ cây trồng theo hướng hữu cơ sinh học
Các vùng đất ở ĐBSCL được nghiên cứu và chọn lựa để xây dựng vùng
nguyên liệu nhằm sản xuất ra hạt gạo an toàn. Nguồn nước ngọt được đảm bảo,
đất không bị nhiễm độc bởi kim loại nặng nguy hại cho sức khỏe con người, cự
ly không quá xa các nhà máy chế biến. Bên cạnh phân hóa học, Tập đoàn cũng
đang quan tâm đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa theo hướng hữu
cơ sinh học. Phân Urea Gold là một chế phẩm của Tập đoàn Lộc Trời đã được
cấp bản quyền sở hữu trí tuệ. Urea chậm tan được bọc bởi nấm Mycorrhizae
giúp phân giải chất lân cố định trong đất thành dạng lân hữu dụng, cung cấp

được nhiều chất lân dễ tiêu cho cây trồng. Bên cạnh đó nấm Mycorrhizae còn
tạo ra một hệ nấm rễ bao chung quanh rễ lúa, giúp gia tăng diện tích tiếp xúc của
rễ với môi trường, tăng cường các hoạt động của rễ với việc hấp thụ nước và các
chất dinh dưỡng khác trong đất. Urea Black được bọc bởi khoáng hữu cơ
humalite giúp gia tăng độ hữu dụng, tiết kiệm phân bón sử dụng. Thu hoạch
bằng máy gặt đập liên hợp thế hệ mới, rơm được băm nhuyễn, phun nấm
Trichoderma chôn vùi làm phân bón tại ruộng rất tốt, giảm lượng phân hóa học
sử dụng, tiết kiệm chi phí, gia tăng thu nhập. Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm
Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành (DTARC) thuộc Tập đoàn cho thấy sau 5
vụ bón phân hữu cơ từ rơm rạ, lúa đã bắt đầu đáp ứng dẫn đến năng suất gia
tăng. Bón 6 - 8 tấn rơm rạ hoai mục/ha năng suất tăng so với đối chứng không
bón hoặc bón với mức thấp ở 2 - 4 tấn/ha. Than sinh học (biochar) sản xuất từ
rơm và trấu cũng được DTARC nghiên cứu. Bón 2 tấn biochar/ha giúp gia tăng
năng suất lúa có ý nghĩa thống kê so với đối chứng không bón.
Về bảo vệ thực vật, hóa chất vẫn là nền tảng bảo vệ cây trồng. Tập đoàn
nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng đúng, nhất là đúng lúc, đảm bảo thời gian
cách ly để hạt gạo được an toàn, không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong
nông sản. Các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cũng được nhấn mạnh sử
8


dụng như thuốc trừ sâu Virtako. Tập đoàn đã có 4 chế phẩm sinh học bảo vệ
thực vật đã được Bộ NN&PTNT công nhận phục vụ sản xuất đại trà trong đó có
chế phẩm hỗn hợp giữa nhiều loài nấm Trichoderma, giúp hạn chế bệnh lúa von,
đốm vằn, tuyến trùng rễ lúa.
3.2.3. Chuyển dịch hệ thống canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu
Có 7 giống lúa được sử dụng trong vùng nguyên liệu Tập đoàn Lộc Trời
trong đó có giống OM 5451, OM 6976 thích ứng tốt với đất nhiễm mặn nhẹ.
Ngoài ra, thực tiễn trên đồng ruộng nông dân đã chứng minh được rằng giống
Lộc Trời 1 sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng ven biển Nam bộ. Trong hoàn

cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn ngày càng sâu vào trong
nội đồng, canh tác nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu luôn được Tập đoàn
quan tâm. Tập đoàn đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống canh tác “lúa - tôm”
vùng ven biển Nam bộ và Tứ giác Long Xuyên. Giống lúa BN1 quang cảm nhẹ
được trồng trong mùa mưa luân canh với tôm nước lợ trong mùa nắng. Kết quả
nghiên cứu tại Tập đoàn cho thấy trồng giống BN 1 vụ Thu Đông càng muộn,
thời gian sinh trưởng càng rút ngắn và năng suất càng cao. Cấy BN1 trong tháng
11, thời gian sinh trưởng của giống cũng chỉ 3 tháng như lúa cao sản. Thời điểm
xuống giống BN1 rất linh hoạt biến thiên từ tháng 8 đến tháng 11 dương lịch.
3.2.4. Bảo vệ môi trường
Ruộng nông dân trong vùng nguyên liệu được khuyến khích trồng các loài
hoa trên bờ đê dẫn dụ thiên địch về sinh sống. Sau khi cây lúa được xác lập trên
đồng, thiên địch di chuyển xuống ruộng để tấn công côn trùng gây hại, giảm
thuốc trừ sâu sử dụng, giảm ô nhiễm môi trường. Tưới nước luân phiên xen kẽ
giữa ướt và khô cũng đã được khuyến cáo trong vùng nguyên liệu. Kỹ thuật này
áp dụng rất phù hợp và cho hiệu quả cao trong vụ Đông Xuân. Tuy nhiên vụ Hè
Thu và Thu Đông cũng vẫn áp dụng được. Trong mùa mưa, vẫn có những ngày
nắng, không nhất thiết lúc nào trên mặt ruộng cũng phải có nước. Chỉ có một ít
thời điểm cần có nước mặt (3 - 5 cm) như bón phân đợt đầu (7 - 10 ngày sau
sạ=NSS), bón phân đợt 2 (18 - 22 NSS), bón đón đòng (40 - 45 NSS) và lúc lúa
trỗ (60 - 75 NSS). Các thời điểm còn lại chỉ cần quan sát nước trong ống nhựa,
9


khi nào mực nước trong ống xuống cách mặt đất 15 cm thì mới bơm nước trở
lại. Mặt đất ruộng khô giúp giảm khí methane, giảm phát thải khí nhà kính, giảm
biến đổi khí hậu. Tập quán đốt đồng sau khi thu hoạch lúa vẫn còn phổ biến.
Tập đoàn đã từng bước giới thiệu vào vùng nguyên liệu các giải pháp thu gom
và sử dụng rơm rạ để chăn nuôi, làm nấm rơm. Trong mùa mưa, tốt nhất là thu
hoạch băm nhuyễn rơm và phun Trichoderma để làm phân bón, giảm đốt đồng,

giảm phát thải khí nhà kính.
Trong những năm qua Tập đoàn cũng đã hợp tác với Trung tâm Bảo vệ
Thực vật phía Nam và 22 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật để ứng dụng
công nghệ sinh thái, ruộng lúa bờ hoa, dẫn dụ thiên địch về đồng ruộng để tiêu
diệt côn trùng gây hại, giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong ruộng lúa. Bao bì
thuốc bảo vệ thực vật cũng đã được tổ chức thu gom và tập trung về tiêu hủy
đúng quy cách tại những nhà máy xử lý hiện đại như nhà máy Holchim.
3. Một số các đề xuất để tiếp tục nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh
trong ngành hàng lúa gạo
- “Nông dân nhỏ - cánh đồng lớn” là một chủ trương lớn của nhà nước
Việt Nam. Chủ trương này cần phải được tiếp tục theo đuổi và hoàn thiện để nền
nông nghiệp nước ta có điều kiện tiến lên hiện đại, sản xuất ra được khối lượng
sản phẩm hàng hóa lớn, an toàn, chất lượng cao và ổn định để cạnh tranh thắng
lợi trong quá trình toàn cầu hóa. Do đó nhà nước cần nghiên cứu kỹ những khó
khăn thách thức trong quá trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn để giải quyết, đưa
nền nông nghiệp tiến lên, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam chịu ảnh hưởng
nhiều bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
- Gần đây có một số công ty đã dần hình thành các cánh đồng mẫu lớn
tương đối tập trung, ít phân tán trong vùng nguyên liệu cho chính công ty mình
quản lý. Nên chăng Nhà nước cần có chủ trương hỗ trợ một phần để xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi ở những cánh đồng lớn này để người nông dân
sản xuất thuận lợi và đồng thời doanh nghiệp cũng kinh doanh được hiệu quả.
- Một nghịch lý mà doanh nghiệp đang gặp phải là cần đất để xây dựng
các nhà máy ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa để chế biến lúa gạo, nâng cao
10


giá trị sản phẩm. Tuy nhiên chủ trương của Nhà nước là giữ đất lúa không cho
chuyển mục đích sang đất xây dựng công nghiệp. Cần có chủ trương hài hòa để
giải quyết mâu thuẩn này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đất sạch đầu tư vào

nông nghiệp, nông thôn.
- Doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa có thương hiệu thì phải chịu thuế
VAT 5% , trong khi các nhà phân phối bán gạo lẻ thì không phải chịu thuế. Đây
là một hiện tượng bất bình đẳng. Nhà nước nên xem xét hoặc là bãi bỏ tất cả
thuế trong kinh doanh gạo nội địa, hoặc là đánh thuế VAT trên bất cứ tổ chức
hoặc cá nhân nào kinh doanh gạo nội địa để tạo sự công bằng trong kinh doanh.

11


12


13


14


15


16


17


18



19


VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA BẢN ĐỒ CÔNG NGHỆ VÀ LỘ TRÌNH ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI VÀ
SẢN XUẤT KINH DOANH – MỘT SỐ KẾT QUẢ BAN ĐẦU
TS Tạ Việt Dũng, Cục trưởng
Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

20


21


22


23


24


25


×