Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của rong câu chỉ ( gracilaria tenuistipitata (zang et xia) gracilariaceae) ở hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐINH THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC
DỤNG SINH HỌC CỦA RONG CÂU CHỈ
(Gracilaria tenuistipitata (Zhang et Xia)
- Gracilariaceae) Ở HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐINH THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC
DỤNG SINH HỌC CỦA RONG CÂU CHỈ
(Gracilaria tenuistipitata (Zhang et Xia)


- Gracilariaceae) Ở HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ:
60720406

Người hướng dẫn khoa học: Ts. BÙI HỒNG CƯỜNG
Ts. ĐÀM ĐỨC TIẾN

HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới hai người Thầy đáng kính TS. Bùi Hồng Cường và TS. Đàm Đức Tiến –
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu
cũng như động viên, hỗ trợ tôi về mọi mặt từ những bước đầu tiên cho đến khi hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Tất Thành, ThS. Trần Quốc Toàn
cùng các anh chị cán bộ Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm
khoa học Việt Nam. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng
cùng các anh chị cán bộ của Khoa Dược lý Sinh hóa - Viện Dược liệu. Đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong thời gian làm thực nghiệm nghiên cứu của đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các Thầy Cô giáo và các anh chị kỹ
thuật viên Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường đại học Dược Hà Nội đã luôn
hỗ trợ kịp thời và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại
bộ môn.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể
các Thầy Cô giáo Trường đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và các bạn yêu quý của tôi đã luôn
động viên, khích lệ và nhắc nhở, luôn sát cánh bên tôi, là động lực lớn giúp tôi vượt
qua mọi khó khăn.
Do thời gian làm thực nghiệm cũng như kiến thức của bản thân còn có hạn,
luận văn này còn có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2016.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Quyên


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................... 3
1.1. Gracilaria tenuistipitata trong hệ thống phân loại ............................................... 3
1.2. Đặc điểm thực vật.................................................................................................. 3
1.3. Phân bố và Sinh thái .............................................................................................. 3
1.4. Thành phần hóa học .............................................................................................. 5
1.5. Tác dụng sinh học.................................................................................................. 6
1.5.1. Độc tính .......................................................................................................... 6
1.5.2. Tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan ........................................................ 8
1.5.3. Tác dụng chống viêm................................................................................... 11
1.5.4. Một số tác dụng sinh học khác .................................................................... 11

1.6. Công dụng theo dân gian, y học cổ truyền của rong Câu ................................... 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 13
2.2. Phương tiện nghiên cứu, động vật thí nghiệm .................................................... 14
2.2.1. Hóa chất, dung môi ...................................................................................... 14
2.2.2. Máy và thiết bị ............................................................................................. 14
2.2.3. Động vật thí nghiệm .................................................................................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật ................................................................ 16
2.3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học ............................................................. 16
2.3.3. Nghiên cứu về tác dụng sinh học................................................................. 21
2.4. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết ......................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 25
3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật............................................................................. 25
3.1.1. Đặc điểm hình thái ngoài ............................................................................. 25
3.1.2. Đặc điểm giải phẫu ...................................................................................... 26
3.1.3. Đặc điểm sinh sản ........................................................................................ 27
3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học ..................................................................... 30


3.2.1. Định tính các nhóm chất trong rong Câu Chỉ bằng phản ứng hóa học....... 30
3.2.2. Định lượng một số nhóm chất có trong rong Câu Chỉ ................................ 31
3.2.3. Phân lập chất trong rong Câu Chỉ................................................................ 32
3.3. Nghiên cứu một số tác dụng sinh học ................................................................. 39
3.3.1. Thử tác dụng chống oxy hóa in vitro........................................................... 39
3.3.2. Thử tác dụng chống oxy hóa in vivo ........................................................... 40
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 44
4.1. Về thực vật........................................................................................................... 44
4.2. Về thành phần hóa học ........................................................................................ 45
4.2.1. Định tính....................................................................................................... 45

4.2.3. Định lượng ................................................................................................... 45
4.2.2. Phân lập chất ................................................................................................ 46
4.3. Về tác dụng sinh học ........................................................................................... 47
4.3.1. Tác dụng chống oxy hóa in vitro ................................................................. 47
4.3.2. Tác dụng chống oxy hóa in vivo .................................................................. 47
KẾT LUẬN................................................................................................................ 49
1. Về thực vật.............................................................................................................. 49
2. Về thành phần hóa học ........................................................................................... 49
3. Về tác dụng sinh học .............................................................................................. 49
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ALT

Alanin amino transferase

AST

Aspartat amino transferase

BHA

Butyled hydroxylanisol

CC50

Cytotoxic concentration


DMSO

Dimethyl sulfoxid

DPPH

1,1 – diphenyl – 2 picrylhydazyl

EC50

Nồng độ đạt hiệu quả 50%

EtOAc,

Ethyl acetat

IC50

Nồng độ ức chế 50%

Kgtt

Kilogram thể trọng

LSP

Lipipolysaccharid

MDA


Malonyl dialdehyd

MeOH

Methanol

RCCh

Rong Câu Chỉ

Rf

Retension factor

SD

Standard deviation (độ lệch chuẩn)

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TT

Thuốc thử

TLTK

Tài liệu tham khảo


UV

Ultra violet (tia cực tím)

δ

Độ dịch chuyển hóa học (Đơn vị tính học ppm)


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Gracilaria ở Việt

4

2

Bảng 1.2. Tác dụng dọn gốc oxy hóa của dịch chiết một số loài rong Câu

9

3


Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học

30

4

Bảng 3.2. Hàm lượng polysaccharid của rong Câu Chỉ

31

5

Bảng 3.3. Hàm lượng lipid của rong Câu Chỉ

32

6

Bảng 3.4. Thành phần các acid béo của rong Câu Chỉ

32

7

Bảng 3.5. Phổ 1H - và 13C - NMR của hợp chất RC1

35

8


Bảng 3.6. Phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất RC2

37

9

Bảng 3.7. Tỉ lệ dọn gốc DPPH của các cắn dịch chiết rong Câu Chỉ

39

10

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của cắn dịch chiết methanol RCCh lên hoạt độ

40

ALT trong huyết thanh chuột bị tổn thương gây bởi paracetamol
11

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của cắn dịch chiết methanol RCCh lên hoạt độ

41

AST trong huyết thanh chuột bị tổn thương gây bởi paracetamol
12

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của cắn dịch chiết methanol RCCh lên hàm lượng
MDA dịch đồng thể gan


43


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên Hình

Trang

1

Hình 2.1. Hình ảnh thu mẫu rong Câu Chỉ

13

2

Hình 2.2. Nguyên tác định lượng MDA trong dịch đồng thể gan

23

3

Hình 3.1. Toàn thân rong Câu Chỉ

25

4


Hình 3.2. Mặt cắt ngang thân (10x)

26

5

Hình 3.3. Mặt cắt ngang thân (40x)

26

6

Hình 3.4. Mặt cắt dọc qua túi tứ bào tử

27

7

Hình 3.5. Nhánh rong Câu mang tảo quả

27

8

Hình 3.6. Mặt cắt dọc qua tảo quả

27

9


Hình 3.7. Sinh sản dinh dưỡng ở rong Câu (40x)

28

10

Hình 3.8. Hình ảnh bào tử của rong Câu (40x)

28

11

Hình 3.9. Chu trình sống của rong Câu Chỉ

29

12

Hình 3.10. Cấu trúc hóa học của hợp chất RC1 (cholesterol)

36

14

Hình 3.11. Cấu trúc hóa học của hợp chất RC2

39

15


Hình 3.12. Đường chuẩn hàm lượng MDA trong dịch đồng thể gan

42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài hơn 3200km. Do
trải dài trên nhiều vĩ độ nên có sự đa dạng về các loại hình nền đáy và khu hệ (các
kiểu thủy vực như đầm, phá, cửa sông, vũng vịnh và các loại nền đáy khác nhau nên
nền đáy cát, sỏi, đá, san hô chết). Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự tồn tại, phát
triển và đa dạng của các loài rong biển.
Rong Câu Chỉ Gracialria tenuistipitata Zhang et Xia, họ rong Câu Gracilaria
(Gracilariales, Rhodophyta) có tổng trữ lượng lớn, được sử dụng làm nguyên liệu
chính chế biến agar - agar, ethanol ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới và mang
lại giá trị kinh tế cao. Trong lĩnh vực Y - dược, agar - agar được dùng làm môi
trường nuôi cấy vi khuẩn, chế thuốc nhuận tràng, làm vỏ bọc thuốc, phối liệu chế
thuốc viên, thuốc cao, làm khuôn răng và mắt giả, thuốc đông máu, chỉ khâu trong
phẫu thuật...[6]. Ngoài ra, rong Câu Chỉ còn được dùng làm nộm, nấu thạch giải
khát, làm bánh... tương đối phổ biến trong dân gian ở nước ta cũng như ở một số
nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil... [6], [17].
Ở Việt Nam, rong Câu Chỉ mọc khá phổ biển ở các bãi triều và được trồng với
diện tích lớn tại các hệ thống đầm, phá ở các tỉnh ven biển trải dài từ Bắc vào Nam.
Hải Phòng là một trong số địa phương có diện tích trồng và khai thác rong Câu Chỉ
lâu đời và lớn nhất trong cả nước. Nước ta nghiên cứu về rong Câu từ những năm
1945, tuy nhiên các nghiên cứu mới tập trung vào đánh giá đa dạng loài, nguồn lợi,
điều kiện nuôi trồng, hay tối ưu hóa quy trình chế biến agar mà chưa đi sâu vào
đánh giá tác dụng sinh học của rong Câu.
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy rong Câu chứa nhiều
hoạt chất có hoạt tính sinh học cao. Chan và cộng sự công bố, sản phẩm thủy phân
từ polysaccharid thu từ rong Câu là agaro – oligosaccharid có tác dụng chống oxy

hóa và bảo vệ gan trên cả mô hình in vitro và in vivo [26]. Rong Câu Chỉ thu tại
Trung Quốc có tác dụng làm hạ men gan trên mô hình chuột bị gây tổn thương gan
bằng CCl4 [59]. Với mục đích tìm nguồn nguyên liệu ứng dụng trong ngành dược,
chúng tôi tiến hành sàng lọc tác dụng chống oxy hóa in vitro, cho thấy rong Câu Chỉ
có tiềm năng có tác dụng chống oxy hóa. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:

1


« Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng
sinh học của rong Câu Chỉ (Gracilaria tenuistipitata (Zhang et Xia) –
Gracilariaceae) ở Hải Phòng »
Đề tài thực hiện với 3 mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật, giám định tên khoa học của loài
rong Câu Chỉ.
2. Định tính, định lượng một số nhóm chất chính trong rong Câu Chỉ. Phân lập,
xác định cấu trúc 1-2 chất từ rong Câu Chỉ.
3. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro, tác dụng chống oxy hóa và bảo
vệ gan của cắn dịch chiết rong Câu Chỉ.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Gracilaria tenuistipitata trong hệ thống phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật, theo A.L. Takhtajan (1987), vị trí phân
loại của Gracilaria tenuistipitata là:
Giới thực vật: Planta
Phân giới thực vật bậc thấp
Ngành tảo Đỏ: Rhodophyta

Bộ rong Câu: Gigartinales
Họ rong Câu: Gracilariaceae Nag. [34]
Chi rong Câu: Gracilaria Grve. [31]
Loài: Gracilaria tenuistipitata
1.2. Đặc điểm thực vật
Thân rong dạng trụ tròn, dạng phiến hoặc dạng bản dẹt chia nhánh theo kiểu
mọc chuyền, chạc hai hoặc thành chùm, bàn bám ở gốc.
Cấu tạo của thân rong gồm có: phần lõi là sợi trục chính được hình thành bởi
tế bào lớn, chung quanh có một hoặc hai hàng tế bào vây trụ, phần da gồm 2 - 4
hàng tế bào liên kết chặt chẽ với nhau, càng ra ngoài tế bào càng nhỏ dần. Túi bào
tử bốn cắt thành hình chữ thập hoặc bốn mặt hình chùy, hình thành trong phần da
của cả thân. Túi tinh tử ở dạng ổ vùi trong phần da hoặc tập trung thành đám trên bề
mặt. Túi bào tử quả dạng bán cầu hoặc hình nón, lồi trên bề mặt thân, chung quanh
có lớp vỏ phát triển thành vỏ bao dầy. Sợi liên kết giữa nhánh quả bao và vỏ bao có
hoặc không, có lỗ thoát bào tử ở đỉnh [5].
1.3. Phân bố và Sinh thái
Rong Câu (Gracilaria) do chữ gốc Latinh gracilis nghĩa là mảnh khảnh,
được Greville mô tả đầu tiên vào năm 1830, chi Gracilaria có 328 loài, nhưng mới
định loại được 186 loài [34]. Trung Quốc có 24 loài, Nhật Bản – 17 loài, Malaixia –
5 loài; Đài Loan: 7; Thái Lan: 12 loài; Phillipin: 17 loài; Indonesia: 4 loài [8]; miền
Bắc nước Nga: 4 loài [50]. Ở Việt Nam đã phát hiện được 12 loài, và 1 biến thể
được trình bày ở bảng 1.1.

3


Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Gracilaria ở Việt Nam [8]
TT

Tên khoa học


Tên Việt Nam

1

Gracilaria arcuata Zanardini

rong Câu Cong

2

Gracilaria blodgettii Harvey

rong Câu Gậy

3

Gracilaria cuneifolia (Okamura) Lee et Kurogi

rong Câu Nêm

4

Gracilaria firma Zhang et Xia

rong Câu Thắt

5

Gracilaria longirostric Chang et Wang


rong Câu Vòi Voi

6

Gracilaria mammillaris (Montagne) Howe

rong Câu Phiến Quăn

7

Gracilaria rubra Zhang et Xia

rong Câu Đỏ

8

Gracilaria spirunlosa (Okam.) Zhang et Xia

rong Câu Gai

9

Gracilaria salicornia (C. Agardh) Dawson

rong Câu Đốt

10

Gracilaria textorii (Suringar) Hariot


rong Câu Dẹp

11

Gracilaria yamamotoi Zhang et Xia

rong Câu Nan Quạt

12

Gracilaria tenuistipitata Zhang & Xia

rong Câu Chỉ

13

Gracilaria tenuistipitata var liui Zhang & Xia

rong Câu Chỉ Mảnh

Trong đó loài rong Câu Chỉ là loài có phân bố và trữ lượng lớn là rong Câu
Chỉ. Rong Câu Thắt phân bố chủ yếu ở miền Nam và cũng có trữ lượng lớn, còn các
loài khác chỉ có ý nghĩa về mặt đa dạng sinh học. Trong thời gian qua nhiều công
trình công bố liên quan tới nguồn lợi rong Câu như Nguyễn Hữu Dinh, 1969 [4];
Phạm Hoàng Hộ, 1969 [9]; Huỳnh Quang Năng và Nguyễn Hữu Đại, 1978 [11];
Nguyễn Văn Tiến và cộng sự, 1991, 1994, 1996 [12], [14], [13]; Nguyễn Hữu Đại
và Phạm Hữu Trí, 2001 [7], đã cho thấy ngoài nguồn lợi rong Câu khai thác tự
nhiên từ các bãi triều ven biển còn có một nguồn lợi lớn từ nuôi trồng tập ở một số
vùng trọng điểm như hệ thống đầm nhà Mạc (Quảng Ninh), Đình Vũ, Cát Hải,

Tràng Cát (Hải Phòng), Thụy Vân (Thái Bình), Hải Hậu (Nam Định), Hoằng Hóa

4


(Thanh Hóa), Xuân Hội, Kỳ Hải (Hà Tĩnh), sông Gianh (Quảng Bình), phá Tam
Giang (Thừa Thiên Huế) ở các tỉnh miền Bắc và Hội An (Quảng Nam), Sa Huỳnh
(Quảng Ngãi), Đề Gi, Cồn Chim (Bình Định), đầm Ô Long, sông Cầu (Phú Yên),
Ninh Hòa, Cam Gianh (Khánh Hòa), đầm Nại (Ninh Thuận), bến Súc (Bà Rịa Vũng Tàu), Hòn Chông (Kiên Giang) [8].
Rong Câu Chỉ này thường phân bố trên nền đáy là cát - bùn hoặc bùn, rất ít
khi trên đáy cát. Nếu phân bố trên đáy cát, thường bám vào vật bám là vỏ sinh vật
chết hoặc các loại vật liệu khác.
Theo niên giám thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm
2008. Tổng trữ lượng rong Câu Chỉ miền Bắc vào khoảng 4300 tấn khô/năm. Tỉnh
có trữ lượng lớn nhất là Ninh Bình (8400 tấn Khô/năm) và thấp nhất là Thanh Hóa
(730 tấn khô/năm) với diện tích nuôi trồng khoảng 4.180ha [8].
1.4. Thành phần hóa học
Trên thế giới:
Các tài liệu thu thập được cho thấy, thành phần hóa học của rong Câu Chỉ có:
chất xơ (polysaccharid, oligosaccharid..), phần tro (các nguyên tố kim loại), protein,
lipid, polyphenol (flavonoid), carotenoid (β - caroten, zeanxanthin, lutein), sắc tố
(chlorophyll a). Trong đó polysaccharid là thành phần chính [63], [22], [28], [24].
Gracialaria tenuisitpitata ở Thái Lan gồm: polysaccharid (54,89%), phần tro
(22,91%), độ ẩm (18,87 %), protein (6,11%), lipid (0,26%), chất xơ (4,96%) [28].
Theo công bố của Benjanma và cộng sự, thành phần hóa học của G.
tenuistipitata ở miền nam Thái Lan chứa: chất xơ (polysaccharid, oligosaccharid,
chitin, pectin...) khoảng 58,4%; protein 21,6%; lipid 2,8%; hàm lượng tro 17,0%;
hàm ẩm khoảng 3,6% [22].
Agar là một polysaccharid chính trong rong Câu .
Hàm lượng: Các loài chi Gracilaria đều có agar, hàm lượng agar phụ thuộc

vào loài, chu kỳ sống, mùa và điều kiện môi trường [50], [22]. Và do quy trình xử
lý, G. tenuistipitata khi chiết không qua xử lý kiềm hàm lượng agar khoảng 17, 1%;
còn khi có xử lý kiềm hàm lượng agar tăng lên khoảng 23,6 – 26,1% [64].
Cấu trúc: agar có thể phân tách thành 2 phân đoạn, agarose và agaropectin.

5


+ Agarose được cấu tạo bởi nhiều đơn vị agarobiose. Agarobiose là
disaccharid của β – D – galactose và 3 - 6 anhydro – α – L – galactose (cấu trúc
được xác định sau khi thủy phân trong môi trường acid. Nếu đem thủy phân bằng
enzyme cấu trúc có khác).
+ Agaropectin,có galactose, anhydrogalactose, L - galactose, nhiều gốc của
aicd uronic và este sulfuric [17].
Theo Hemmingson và cộng sự agar được cấu tạo từ các đơn vị: Dgalactopyranosyl, 6 – O – sulfo – L - galactopyranosyl, 3,6 -

anhydro – L -

galactopyranosyl [38].
Ở Việt Nam:
Rong Câu Chỉ: chứa polysacharid 50% (trong đó agar thô chiếm 22,3%); tro
23,9%; lipid 2% (các acid béo bão hòa, không bão hòa); protein 17% [8].
Hàm lượng agar thu ở các loài chi Gracilaria thu ở nước ta dao động khoảng
23,55 - 46,18% trọng lượng khô (trung bình 40,79%) nếu trồng tại hệ thống đầm
nuôi thủy hải sản. Ở ao, đầm tự nhiên hàm lượng Agar thấp hơn (28,49%) [18].
1.5. Tác dụng sinh học
Ở trong nước, chưa có công trình nghiên cứu đánh giá tác dụng sinh của rong
Câu Chỉ. Các công trình liên quan tới loài này hiện đã được các nhà khoa học trên
thế giới quan tâm nghiên cứu, đặc biệt ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan,
Brazil.

1.5.1. Độc tính
+ Trên tế bào
Cắn dịch chiết nước của G. tenuistipitata liều 800 µg /ml không ảnh hưởng
tới khả năng sống của dòng đại thực bào RAW 264.7 [59].
Cắn ịch chiết ethanol của G. tenuistipitata có tác dụng chống tăng sinh dòng
tế bào ung thư miệng (Ca9-22) thông qua cơ chế cảm ứng quá trình chết theo chu
trình (apoptosis) và điều tiết quá trình stress oxy hóa [65].
Cắn dịch chiết methanol của G. tenuistipitata có tác dụng gây độc tế bào trên
dòng tế bào ung thư miệng Ca9-22, có IC50 = 326 µg /ml (trong 24h) bằng con

6


đường cảm ứng quá trình chết theo chu trình (apoptosis), gây hại ADN, và stress
oxy hóa [66].
Hiện chưa có nghiên cứu về độc tính của loài rong Câu Chỉ trên động vật,
cũng như chưa có trường hợp báo cáo bị ngộ độc liên quan tới loài này, mặc dù loài
này trong dân gian được sử dụng như một loài thực phẩm hàng ngày. Chúng tôi có
tổng quan một số nghiên cứu độc tính trên động vật và một số trường hợp ngộ độc
liên quan tới một số loài khác thuộc chi Gracilaria nhằm khuyến cáo cho người dân
lưu ý, tránh nhầm lẫn khi thu hái về sử dụng.
+ Trên động vật
Cắn dịch chiết aceton của loài G. coronopifolia, dùng đường tiêm dưới phúc
mạc gây triệu chứng ỉa chảy ở liều thấp, và gây chết chuột ở liều cao sau khi tiêm
15 phút [37].
Trong thí nghiệm gây độc cấp tính, bột G. domingensis liều 2000 mg /kgtt
không gây chết chuột, cũng như không ảnh hưởng tới cân nặng, các cơ quan [49].
Cắn dịch chiết phân đoạn polysaccharid của G. cornea, với liều 9 mg/kgtt
chuột, dùng đường tiêm dưới màng bụng liên tục trong 14 ngày, không tìm thấy tổn
hại trên các cơ quan gan, thận, tim, lá lách, tuyến ức [21].

Cắn dịch chiết ethanol 50% G. corticata có LD50 = 1 g /20 g cân nặng chuột,
dùng đường tiêm dưới màng bụng [39].
+ Trên người
Năm 1991, ở Guam có báo cáo 13 trường hợp bị ngộ độc, có 3 trường hợp tử
vong, với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, giãn cơ, hạ huyết áp có liên quan tới
loài G. tsudai [37].
Năm 1993, ở Nhật Bản có 2 trường hợp ngộ độc, 1 trường hợp tử vong sau
đó liên quan tới các Protaglandin E2 trong loài G. verrucosa [43].
Năm 1994 ở Hawaii, 7/13 người tham gia chuyến cắm trại có ăn thức ăn chế
biến từ tảo. Cả 7 người này đều có dấu hiệu của bỏng rát họng và bệnh đường ruột
như buồn nôn, nôn và đau bụng. Nguyên nhân được xác định là do 2 chất độc
debromoaplysiatoxin, plysiatoxin có trong loài G. coronopifolia mà họ ăn phải [42].

7


1.5.2. Tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan
Có một số công trình nghiên cứu rong Câu Chỉ ở Trung Quốc cho thấy tác
dụng dọn gốc tự do và chống oxy hóa trên mô hình chuột bị gây tổn thương gan.
Cắn dịch chiết nước của G. tenuispititata có tác dụng dọn hơn 60% (63,37 ±
0,91%) gốc tự do DPPH ở tế bào chỉ với liều 4 mg /ml, tỉ lệ này cao hơn khi dùng
10 ppm BHA và 100 ppm acid ascorbic ( p < 0.0001). Cắn dịch chiết nước của G.
tenuispititata có tác dụng ngăn ngừa sự tổn thương ADN, tăng trưởng tế bào và
giúp phục hồi chu kỳ tế bào bị gây ra bởi H2 O2 [63].
Agaro - oligosaccharid, sản phẩm thủy phân trong môi trường acid từ
polysaccharid thu được từ rong Câu Chỉ có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan in
vitro và in vivo. Agaro - oligosacchrid có khả năng dọn gốc tự do đáng kể và cải
thiện khả năng sống của tế bào. Ở nghiên cứu in vivo, trên mô hình chuột bị gây tổn
thương gan bằng CCl4 chỉ ra rằng agaro - oligosaccharid nâng cao hoạt động của
superoxidedismutase (SOD), glutathion peroxidase (GSH-Px), giảm một cách đáng

kể hoạt động của malondialdehyd (MDA), glutamate oxaloacetate transaminase
(AST), glutamic pyruvic transaminase (ALT). Ở liều 400 mg /kgtt, MDA giảm 44%
và 21% ở gan và tim, SOD và GSH - Px tăng lên mức cao nhất trong gan và huyết
thanh, trong khi ALT giảm 22,16% trong huyết thanh [26].
Trên mô hình chuột bị gây tổn thương gan bằng CCl4 : cắn dịch chiết nước
của G. tenuistipitata liều 150 mg /kgtt, và liều 300 mg /kgtt làm giảm nồng độ AST,
ALT so với nhóm chứng. Phân tích mô bệnh học, lô chuột dùng cắn dịch chiết nước
G. tenuispititata gan không bị hoại tử, viêm hay thoái hóa mạch máu như nhóm
chứng [59].
Để có nhiều cơ sở cho nghiên cứu tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành
tổng quan về tác dụng chống oxy hóa các loài khác thuộc chi Gracilaria. Tác dụng
dọn gốc oxy hóa in vitro thử qua tác dụng dọn gốc tự do (DPPH, OH-, peroxy lipid)
và trên mô hình chuột bị gây tổn thương gan.
Cắn dịch chiết ethyl acetat của G. verrucosa có tác dụng giảm sản xuất
DPPH với EC50 = 172,7 ppm. Tuy nhiên cắn dịch chiết methanol không có tác dụng

8


chống oxy hóa [62]. Cắn dịch chiết nước có tác dụng dọn 44,2% gốc tự do DPPH
[40].
Cắn dịch chiết diethyl ether của G. foliifera tham gia phản ứng với hỗn hợp
chất oxy hóa (600 mM axit sulfuric, 28 mM natri phosphat và 4 mM amoni
molybdat) tương đương 1,3 mg acid galic/g cao [29].
0

0

Ở điều kiện chiết khác nhau (chiết với nước ở 22 C, nước ở 22 C có kèm
siêu âm, nước ở 22 0 C có ủ với enzyme tiêu hóa, nước ở 22 0 C có siêu âm và ủ

0
enzym, chiết với kiềm NaOH 0,1M ở 22 C kèm siêu âm, chiết với kiềm NaOH

0,1M ở 220 C có siêu âm và ủ enzyme) của G. birdiae đều cho hoạt tính chống oxy
hóa tương đương với khoảng 41,6 mg đến 75,9 mg acid ascorbic. Cắn dịch chiết
cho hiệu quả nhất là chiết với NaOH 0.1M có siêu âm và ủ men tiêu hóa [30].
Tác dụng dọn 50% gốc oxy hóa (IC50 ) của cao chiết một số loài rong Câu
được trình tại bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tác dụng dọn gốc oxy hóa của cắn dịch chiết một số loài rong Câu
Cao chiết
Hexan

Gốc oxy hóa

Loài

IC50

TLTK

DPPH

Gracilaria
manilaensis

1,5 mg /ml

[19]

G. birdiae


0,6 mg /ml
3,5 mg /ml

[35]

Peroxy lipid
DPPH
Hexan: ethyl
acetat

Peroxy lipid
DPPH

Ethyl acetat

DPPH

Methanol

Peroxy lipid
DPPH

0,8 mg /ml
2,4 mg /ml

G.domingensis

1,3 mg /ml


G. manilaensis

1,0 mg /ml

G. birdiae
Peroxy lipid

Butanol

G. birdiae

G.domingensis
G. birdiae

[60]

1,2 mg /ml
0,8 mg /ml
1,0 mg /ml
1,5 mg /ml
1,0 mg /ml

G.domingensis

1,4 mg /ml

G. birdiae

>2,0 mg /ml


9

[35]

[35]

[35]
[35]


0,8 mg /ml

Peroxy lipid
DPPH
Ethanol

G. cornea

0,9 mg /ml

G. birdiae
G.domingensis
G. birdiae

0,3 mg /ml
0,7 mg /ml
0,8 mg /ml

G. cornea
G. manilaensis


0,8 mg /ml
1,7 mg /ml

-

OH
80% Methanol

DPPH

1,7 mg /ml

[35]
[52]
[19]

G. changii

14,7 mg /ml

[53]

G. manilaensis

1,6 mg /ml

[19]

Aceton

Cloroform
Dicloromethan

[52]

0,5 mg /ml
DPPH

G. manilaensis

1,2 mg /ml
1,4 mg /ml

[19]

Qua bảng 1.3, tác dụng 50% gốc tự do (IC50 ) cho phép suy luận rằng, những
cắn dịch chiết sử dụng dung môi phân cực (nước, ethanol, methanol, aceton) cho tác
dụng dọn gốc tự do tốt hơn các cắn dịch chiết sử dụng dung môi không phân cực
(cloroform, dicloromethan, hexan). Và điều này cũng giải thích tại sao mẫu thử đem
đi nghiên cứu ở các công bố [25], [47], [59] tác dụng chống oxy hóa in vivo đều
được chiết với dung môi phân cực.
Trên mô hình chuột bị gây viêm gan bởi 1 ppm aflatoxin B1 , cắn dịch chiết
nước G. corticata (liều 250 mg /kgtt) có tác dụng đưa các chỉ số bilirubin toàn phần,
transaminase (GOT, GPT), LDH (lactate dehydroase), APT (alkalin phosphate) về
gần tới chỉ số bình thường [46].
Trên mô hình chuột Sprague – Dawley được cho ăn chế độ giàu chất béo. Lô
chuột được bổ sung 5% hoặc 10% bột đông khô G. changii có tác dụng làm giảm
peroxy lipid (LP), làm tăng superoxid dismutase, catalase, glutathione peroxidase,
giảm nồng độ ALT, AST trong huyết tương so với nhóm chứng [25].


10


Trên mô hình chuột bị gây viêm gan bởi Rifampicin 1g /kgtt. Cắn dịch chiết
aceton của G. crassia liều 100 và 200 mg /kgtt chuột, làm giảm nồng độ ALT, AST
và billirubin trong huyết thanh chuột và đạt ý nghĩa về mặt thống kê [47].
1.5.3. Tác dụng chống viêm
Trên mô hình in vitro: 800 mg /ml cắn dịch chiết nước của G. tenuistipitata
giảm NO và Protaglandin E2 sản xuất đến 6,3 ± 0,8 µM và 2,8 ± 0,5 ng /ml, tương
ứng, so với lipopolysaccharid kích thích sản xuất NO và Protaglandin E2 đến 14,2 ±
2,2 mM và 6,6 ± 0,9 ng /ml, tương ứng [59].
Trên mô hình Ex-vivo (trên dòng đại thực bào RAW 264.7): cắn dịch chiết
nước G. tenuistipitata làm giảm một cách đáng kể nồng độ NO và Protaglandin E2 ,
các chất tiền gây viêm của cytokin (TNF-α, IL-1β, IL-6) so với lipopolysaccharid
thông qua cơ chế bằng cách ức chế tín hiệu IKK / IκB / NF-κB, và tỉ lệ giảm có phụ
thuộc vào nồng độ. Ở nồng độ 800 µg /ml làm giảm sản xuất TNF-α, IL-1β, và IL-6
từ 3 đến 5 lần so với nhóm dùng với lipopolysaccharid [59].
Trên mô hình chuột bị tổn thương gan do CCl4 : nồng độ chất trung gian gây
viêm iNOS, COX-2 giảm so với nhóm chứng. Các chất tiền viêm của cytokin (NFα, IL-1β và IL-6) trong huyết thanh giảm từ 3,5 đến 4 lần so với nhóm chứng [59].
1.5.4. Một số tác dụng sinh học khác
Cắn dịch chiết nước của G. tenuistipitata (liều 100, 200, 400, 600, 800 và
1000 µg /ml) có tác dụng ức chế sự tổng hợp protein HCV phụ thuộc vào liều sau 3
ngày điều trị do ức chế sự tháo xoắn ARN HCV với EC50 = 300 ± 0,3 µg /ml. Tác
dụng chống virút HCV của cắn dịch chiết nước G. tenuistipitata có EC50 = 325 ± 0,7
µg /ml [27].
1.6. Công dụng theo dân gian, y học cổ truyền của rong Câu
Rong Câu Chỉ là một nguồn lợi từ biển, có nhiều chất dinh dưỡng nên được
dùng để ăn. Ngoài ra rong Câu là nguyên liệu sản xuất agar, dùng trong y học và
công nghệ sinh học [17].
Thạch (agar) có vị ngọt, mặn, tính lạnh, trơn nhầy có tác dụng bổ mát, nhuận

tràng [17]. Chữa táo bón, khi uống thạch vào trong cơ thể, thạch sẽ hút nước, phồng
lên, làm cho thể tích phân trong ruột lớn lên, gây một môi trường rất tốt cho trực

11


trùng ruột phát triển, trực trùng này đóng vai trò rất quan trọng trong sự co bóp của
ruột già. 1-10 g bột/ngày (phải dùng dạng bột mới có tác dụng), dùng nhiều ngày
[10].
Thạch được dùng làm thuốc thanh nhiệt ở thượng tiêu, trị bốc hỏa lên đầu,
uất nóng ở trong, và viêm tinh hoàn [17].
Rong câu được dùng trong dân gian như thực phẩm (làm nộm, nấu canh…) ở
nước ta và nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tài liệu y học cổ truyền sử dụng rong
Câu để chữa bệnh còn ít.

12


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rong Câu Chỉ, thu tại đầm nuôi nước lợ xã Tràng
Cát (Hải An – Hải Phòng) vào tháng 05/2015, đúng vào mùa vụ của rong Câu.
Dựa trên kết quả mô tả, đối chiếu với khóa phân loại, và được sự hỗ trợ của
chuyên gia thực vật TS. Đàm Đức Tiến: mẫu được giám định tên khoa học là
Gracilaria tenuistipitata Zhang et Xia (Phụ lục 2).
Tiêu bản thực vật số HP29051501 được lưu tại: Phòng Sinh thái và Tài
nguyên thực vật biển, Viện Tài Nguyên và Môi Trường Biển (Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam), (Phụ lục 1).
Hình ảnh thu mẫu rong Câu Chỉ được trình bày ở hình 2.1


Hình 2.1. Hình ảnh thu mẫu rong Câu Chỉ
Mẫu toàn cây rong Câu Chỉ sau khi thu hái, loại tạp chất, rửa sạch, để ráo,
0
0
cân khối lượng. Tiến hành sấy ở 110 C trong 15 phút, sau đó sấy ở 60 C tới khô, để

nguội. Hàm ẩm của rong Câu khô là 14 %.

13


2.2. Phương tiện nghiên cứu, động vật thí nghiệm
2.2.1. Hóa chất, dung môi
- Hóa chất nghiên cứu thực vật
+ Hóa chất dùng trong tẩy nhuộm vi phẫu: javen, acid acetic, xanh methylen, đỏ son
phèn và nước cất.
- Hóa chất nghiên cứu thành phần hóa học
+ Dung môi, hóa chất dùng để định tính (EtOH 80%, nước cất, Pb(CH3 COO)2 30%,
Pb(CH3 COO)2 10%, thuốc thử ninhydrin 3%, thuốc thử Fehling A và Fehling B,
thuốc thử Lugol, thuốc thử natri nitroprussiat 0,5%, Na2 SO4 khan, tinh thể Na2 CO3 ,
bột magie kim loại, (CH3 CO)2 O, dung dịch gelatin 1%, CHCl3 , HCl đặc, amoniac
đặc, dung dịch FeCl3 5%, dung dịch NaOH 5%) đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam
IV.
+ Dung môi hóa chất dùng để chiết xuất và phân lập (EtOH 96%, n-hexan, ethyl
acetat (EtOAc), đạt tiêu chuẩn công nghiệp. Ngoài ra, các dung môi như ethanol, nhexan, ethyl acetat, dùng trong sắc ký lớp mỏng và sắc ký lỏng hiệu năng cao đều
đạt tiêu chuẩn của hóa chất phân tích.
+ Silica gel sử dụng trong tách chiết là loại Merck cỡ hạt 63−200 μm. Bản mỏng
tráng sẵn của Merck loại số 60 F254 . Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước
sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch vanilin, dung dịch H2 SO4
10 % trong EtOH 96% hơ nóng để phát hiện vết chất.

- Hóa chất và nguyên liệu nghiên cứu tác dụng sinh học:
+ Acid thiobarbituric, DPPH của hãng Sigma-Aldrich.
+ Paracetamol (biệt dược Efferalgan 500 mg).
+ Silymarin (biệt dược Livosyl) dạng viên nang, hàm lượng 140 mg của UAB
“aconitum” (Litva).
+ Và các dung môi hóa chất khác đều đạt tiêu chuẩn thí nghiệm.
2.2.2. Máy và thiết bị
- Máy và thiết bị để nghiên cứu thực vật
Quan sát, phân tích đặc điểm hình thái ngoài, vi phẫu của rong Câu và chụp
ảnh trực tiếp dưới kính hiển vi Leica, tại phòng Sinh thái và Tài nguyên môi trường

14


biển, viện Tài nguyên và Môi trường biển.
- Máy và thiết bị để nghiên cứu thành phần hóa học và nhận dạng các chất
+ Cột sắc kí pha thuận, cột Sephadex – LH20
0

+ Bản mỏng tráng sẵn silica gel GF254 (Merck, Germany) được hoạt hóa ở 110 C
trong 1 giờ.
+ Các dung môi hóa chất đều đạt tiêu chuẩn thí nghiệm
+ Máy GC - MS – QP2010, Hãng sản xuất Shimaru, Nhật Bản
+ Đo phổ khối trên máy 5989B- MS tại phòng cấu trúc – Viện hóa học – Viện Hàm
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
1
+ Đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân H - NMR,

13


C – NMR, HMBC và HSQC trên

máy Bucker Avance 500 MHz tại Viện Hóa học – Viện Hàm lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.
- Máy móc và thiết bị để thử tác dụng sinh học
+ Máy ly tâm thường Universal PLC – 012E
+ Máy sắc kí khí khối phổ: GC/MS – Aligent 6890N
+ Máy ly tâm Mikro 22 R của hãng Hettich (Đức).
+ Máy đo quang UV - VIS: UV mini 1240 (Shimazu)
+ Máy định lượng sinh hóa Humalyser 2000 của Human (Đức).
+ Máy nghiền đồng thể Ultra Turrak T25 của IKA (Malayxia).
+ Máy định lượng ELISA Lx 800 (Mỹ)
+ Kít định lượng ALT, AST của hãng JAS (Mỹ)
+ Kít định lượng Protein toàn phần của Human (Đức)
2.2.3. Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng chủng Swiss albino, cả 2 giống, khoẻ mạnh, trọng lượng
23,0 ± 2,0, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm, do Học Viện Quân Y cung cấp.
Chuột được nuôi trong điều kiện đầy đủ thức ăn và nước uống tại Phòng
chăn nuôi, Khoa Dược lý - Sinh hóa, Viện Dược liệu từ trước khi nghiên cứu 5 ngày
và trong suốt thời gian nghiên cứu theo các tài liệu hướng dẫn thường quy.

15


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật
Mẫu được phân tích trong phòng thí nghiệm của Phòng Sinh thái và Tài
nguyên Thực vật Biển, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam). Việc định loại chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn về
hình thái ngoài (dưới kính Lúp) và cấu tạo trong. Để nghiên cứu cấu trúc trong căn

cứ vào các tiêu bản lát cắt dưới kính hiển vi Leica với độ phóng đại 10 và 40 lần.
Việc phân loại rong biển tuân theo nguyên tắc chung phân loại thực vật [1].
Tài liệu định loại căn cứ vào các tác giả như Taylor (1960) [55], Segawa
(1960) [45], Phạm Hoàng Hộ (1969) [9], Tseng (1983) [58], Nguyễn Hữu Dinh,
Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút và Nguyễn Văn Tiến (1993) [5].
Quan sát tại thực địa, thu mẫu, mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, làm và lưu
tiêu bản thực vật, đối chiếu khoá phân loại thực vật của chi Gracilaria, giám định
tên khoa học loài nghiên cứu với sự hỗ trợ của chuyên gia thực vật.
2.3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học
2.3.2.1. Định tính các nhóm chất trong rong Câu bằng phản ứng hoá học
Chiết xuất và định tính các nhóm chất hữu cơ trong Gracilaria tenuistipitata
bằng các phản ứng hóa học đặc trưng theo phương pháp ghi trong tài liệu [2], [3].
2.3.2.2. Định lượng polysaccharid của rong Câu Chỉ
- Nguyên tắc: polysaccharid trong rong Câu Chỉ chủ yếu là agar. Chúng tôi
dùng phương pháp định lượng agar để định lượng polysaccharid trong rong Câu. Do
vậy để tách được polysaccharid trong dược liệu dựa vào độ tan trong nước rồi thêm
cồn cao độ để tủa, thu tủa, sấy khô thu được polysaccharid thô [16].
- Tiến hành: Cân chính xác khoảng 30 g (m0 ) rong Câu khô, cắt nhỏ, cho vào
bình nón dung tích 1000 ml, thêm 250 ml hỗn hợp dung môi MeOH - CHCl3 - H2 O
(2:4:1) vào bình nón, ngâm ở 250 C trong 30 phút, lọc bỏ dịch, phần bã rong được
chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với 400 ml dung dịch HCl 0,1% ở 250 C trong 24
giờ, lọc thu được 380 ml dịch lọc. Cho từ từ 300 ml ethanol 960 vào dịch lọc, khấy
nhẹ, để lắng, sau 24 giờ ở nhiệt độ phòng đem lọc hút chân không, thu tủa, để bay

16


0

hơi dung môi 1 giờ ở nhiệt độ phòng, sấy ở 70 C đến khối lượng không đổi, thu

được polysaccharid dạng bột, cân khối lượng m (g) [16].
- Tính kết quả: phần trăm hàm lượng polysaccharid của rong Câu Chỉ được
tính theo công thức:
% HLpolysaccharid =
Trong đó:

m x 100
m0 x (100 – Ha)

x 100%

m0 :

khối lượng dược liệu rong Câu Chỉ khô

m:

khối lượng polysaccharid thô thu được

Ha:

hàm ẩm của rong Câu Chỉ khô

2.3.2.3. Định lượng lipid của rong Câu Chỉ
Định lượng lipid trong dược liệu có nhiều phương pháp như: Chiết bằng
dung môi hữu cơ (ether, cloroform), bốc hơi dung môi hữu cơ, cân cặn còn lại và
tính tỷ lệ, sử dụng cụ chiết như Shoxhlet, Zaisenco hay Kumagawa [2]; phương
pháp Folch (1956) [32], phương pháp Bligh & Dyer (1959) [23]. Phương pháp
Bligh & Dyer ưu điểm là thực hiện nhanh, tốn ít dung môi, cho kết quả tin cậy.
Nguyên liệu rong Câu Chỉ chứa hàm lượng nước lớn tới 84%, tỉ lệ lipid nhỏ hơn 2%

nên thích hợp cho việc áp dụng phương pháp Bligh & Dyer. Vì vậy chúng tôi định
lượng lipid của rong Câu Chỉ theo phương pháp của Bligh & Dyer và điều chỉnh
phù hợp với phòng thí nghiệm.
- Nguyên tắc: rong Câu tươi được chiết bởi hỗn hợp dung môi chloroform và
methanol. Cùng với lượng nước có trong rong, dịch lọc thu được sau loại bã rong sẽ
tách làm 2 pha. Pha chloroform chứa lipid, pha methanol và nước chứa chất không
phải lipid. Chiết thu dịch chiết chloroform, đem bốc hơi dung môi thu được cắn
lipid [23].
- Tiến hành: Cân chính xác khoảng 30 g (m0 ) rong Câu Chỉ tươi đã loại tạp,
rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, cho vào bình nón thể tích 500 ml, bổ sung 250 ml
dung môi (CH3 OH : CHCl3 = 2 : 1) tới ngập dược liệu. Đem siêu âm ở 300 C, tần số
máy siêu âm 30.000 Hz trong 90 phút, lọc, thu được dịch lọc 1. Bổ sung 200 ml
CHCl3 , tiếp tục đem siêu âm ở 300 C, lọc thu được dịch lọc 2. Gộp dịch lọc 1 và 2,
bổ sung 50 ml H2 O, cho vào bình chiết, chiết thu dịch chiết CHCl3 . Loại nước bằng

17


×