Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng in vitro của hành tây ( allium cepa l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ
TÁC DỤNG IN VITRO CỦA HÀNH TÂY
(ALLIUM CEPA L.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI- 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ
TÁC DỤNG IN VITRO CỦA HÀNH TÂY
(ALLIUM CEPA L.)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60 72 04 06
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thu Hằng

HÀ NỘI- 2016


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, phòng
sau đại học đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS. Nguyễn Thu Hằng (Bộ môn Dược liệu- Trường Đại học Dược Hà
Nội), người thầy đã tận tình chỉ bảo, dồn hết tâm huyết truyền đạt cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm khoa học vô cùng quý báu. Cô còn là người
nhiệt tình dìu dắt, động viên, giúp đỡ, khích lệ tôi trong suốt quãng thời gian
tôi học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ tại bộ môn.
Tôi cũng xin cảm ơn TS. Nguyễn Hoàng Tuấn, DS. Nguyễn Ngọc Cầu,
NCS. Nguyễn Thanh Tùng, những người đã luôn hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật
viên của bộ môn Dược liệu- Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn, các anh chị em chuyên ngành
Dược học cổ truyền, các em sinh viên khóa 65, 66, 67 làm đề tài tại bộ môn
Dược liệu- Trường Đại học Dược Hà Nội đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi
hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới gia đình,
những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình

học tập và đạt kết quả như ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Hiền


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 2
1.1.

Về thực vật ........................................................................................... 2

1.1.1.

Vị trí phân loại chi Allium L.......................................................... 2

1.1.2.

Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Allium L. ......................... 2

1.1.3.

Đặc điểm thực vật và phân bố loài Allium cepa L. ....................... 3

1.2.

Thành phần hóa học của loài Allium cepa L. .................................... 5


1.2.1.

Flavonoid ........................................................................................ 5

1.2.2.

Tinh dầu.......................................................................................... 8

1.2.3.

Các thành phần khác ..................................................................... 9

1.3.

Tác dụng sinh học của loài Allium cepa L. ........................................ 9

1.3.1.

Tác dụng hạ đường huyết .............................................................. 9

1.3.2.

Tác dụng hạ lipid máu ................................................................. 10

1.3.3.

Tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu............................................ 10

1.3.4.


Tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase (XO) và xanthin

dehydrogenase (XDH) ................................................................................ 11
1.3.5.

Tác dụng chống oxy hóa và dọn gốc tự do ................................. 12

1.3.6.

Tác dụng trên men gan ................................................................ 13

1.3.7.

Tác dụng chống viêm ................................................................... 13

1.3.8.

Tác dụng chống dị ứng ................................................................ 13


1.3.9.

Tác dụng trên sự sản sinh của nguyên bào sợi của người và

nguyên bào sợi sẹo lồi ................................................................................ 14
1.3.10. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm ........................................... 14
1.3.11. Tác dụng khác .............................................................................. 15
1.4. Công dụng ............................................................................................... 16
1.5. Độc tính ................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 17

2.1.

Nguyên vật liệu, thiết bị .................................................................... 17

2.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 19

2.2.1.

Nghiên cứu đặc điểm thực vật ..................................................... 19

2.2.2.

Nghiên cứu thành phần hóa học................................................. 19

2.2.3.

Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết hành tây đối với hoạt

tính enzym xanthin oxidase và đối với sự ngưng tập tiểu cầu in vitro .... 29
Phương pháp xử lý số liệu .......................................................... 31

2.3.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ............................................. 32
3.1.

Nghiên cứu đặc điểm thực vật .......................................................... 32


3.1.1.

Đặc điểm hình thái mẫu nghiên cứu .......................................... 32

3.1.2.

Xác định tên khoa học của mẫu nghiên cứu .............................. 35

3.2.

Nghiên cứu thành phần hóa học ...................................................... 42

3.2.1.

Nghiên cứu tinh dầu .................................................................... 42

3.2.2.

Định tính các nhóm hợp chất trong hành tây bằng phản

ứng hóa học ................................................................................................ 43
3.2.3.

Định tính các phân đoạn dịch chiết hành tây bằng sắc ký

lớp mỏng ..................................................................................................... 45


3.3.


Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết hành tây đối với hoạt tính

enzym xanthin oxidase và đối với sự ngưng tập tiểu cầu in vitro. ............ 51
3.3.1.

Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết hành tây đối với hoạt

tính enzym xanthin oxidase in vitro .......................................................... 51
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết hành tây đối với sự ngưng
tập tiểu cầu in vitro..................................................................................... 54
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU- CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADP

Adenosin diphosphat

Adenosin diphosphat


ASAT

Aspartat amino transferase

Aspartat amino transferase

ALAT

Alanin amino transferase

Alanin amino transferase
Ánh sáng thường

AST
DMSO
DPPH

Dimethyl sulfoxid

Dimethyl sulfoxid

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
Nồng độ tác dụng 50%

EC50

GC/MS

Effective concentration 50%


Gas Chromatography/

(nồng độ tác dụng trung bình)

Sắc ký khí- khối phổ

Mass Spectometry
GPCS

HDL

Gamma-L-glutamyl-trans-S-1- Gamma-L-glutamyl-trans-S-1propylen-L-cystein sulfoxid
propylen-L-cystein sulfoxid
High-density lipoprotein

Lipoprotein tỷ trọng cao
Nồng độ ức chế 50%

IC50

Inhibitory concentration 50%

(nồng độ ức chế trung bình)


LD50

Lethal dose 50

Liều gây chết 50%

(liều gây chết trung bình)
Ngưng tập tiểu cầu

NTTC
OECD

Organization for Economic
Co-operation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế

Đệm phosphat salin

PBS

Phosphat buffered salin

PPP

Platelet poor plasma

Huyết tương nghèo tiểu cầu

PRP

Platelet rich plasma

Huyết tương giàu tiểu cầu


STT

Số thứ tự

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TLTK

Tài liệu tham khảo

TX A2

Thromboxan A2

TT

Thromboxan A2
Thuốc thử

UV

Ultra violet spectroscopy

XO

Xanthin oxidase

Xanthin oxidase


XDH

Xanthin dehydrogenase

Xanthin dehydrogenase


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

TÊN BẢNG

TRANG

1

Bảng 1.1. Các hợp chất flavonoid trong hành tây (Allium
cepa L.)

5

2

Bảng 3.1. So sánh đặc điểm hình thái mẫu nghiên cứu với đặc
điểm mô tả trong các thực vật chí

26


3

Bảng 3.2. So sánh đặc điểm mẫu nghiên cứu với đặc điểm các
thứ của loài Allium cepa L.

30

4

Bảng 3.3. Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu thân
hành hành tây bằng phương pháp GC/MS

35

5

Bảng 3.4. Kết quả định tính các nhóm hợp chất trong hành
tây bằng phản ứng hóa học

45
48

6

Bảng 3.5. Kết quả định tính phân đoạn dịch chiết n- hexan
bằng SKLM với hệ dung môi n-hexan-Aceton-Acid acetic
(2:1:0,1)

50


7

Bảng 3.6. Kết quả định tính phân đoạn dịch chiết cloroform
bằng SKLM với hệ dung môi Toluen- Cloroform-MethanolAcid formic (2:5:1:0,5)

52

8

Bảng 3.7. Kết quả định tính phân đoạn dịch chiết ethyl acetat
bằng SKLM với hệ dung môi Toluen- Ethyl acetatMethanol-Acid formic (7:4:1:1)

9

Bảng 3.8. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết hành tây
đối với hoạt tính enzym xanthin oxidase in vitro

54

10

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết lớp vỏ
ngoài thân hành hành tây đối với sự ngưng tập tiểu cầu
in vitro

57

11

Bảng 3.10. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết lớp

trong thân hành hành tây đối với sự ngưng tập tiểu cầu
in vitro

57


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

TÊN HÌNH

TRANG

1

Hình 2.1. Ảnh chụp thân hành hành tây đã phơi sấy khô

17

2

Hình 3.1. Ảnh chụp cây hành tây

24

3

Hình 3.2. Ảnh chụp các đặc điểm hình thái cây hành tây


25

Hình 3.3. Ảnh chụp các đặc điểm bột lớp trong thân hành
4

hành tây dưới kính hiển vi

32

Hình 3.4. Ảnh chụp các đặc điểm bột lớp vỏ ngoài thân hành
5

hành tây dưới kính hiển vi

32

Hình 3.5. Sơ đồ định tính các nhóm hợp chất trong dịch chiết
6

cồn, dịch chiết nước và dịch chiết ether dầu hỏa của hành tây

37

Hình 3.6. Sơ đồ định tính các nhóm hợp chất khác trong hành
7

tây

37


Hình 3.7. Ảnh chụp sắc ký đồ phân đoạn dịch chiết n-hexan
8

với hệ dung môi n-hexan-Aceton-Acid acetic (2:1:0,1)

47

Hình 3.8. Ảnh chụp sắc ký đồ phân đoạn dịch chiết
9

cloroform với hệ dung môi Toluen- Cloroform-Methanol-

49

Acid formic (2:5:1:0,5)
Hình 3.9. Ảnh chụp sắc ký đồ phân đoạn dịch chiết ethyl
10

acetat với hệ dung môi Toluen- Ethyl acetat -Methanol-Acid
formic (7:4:1:1)

51


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hành tây là loại cây quen thuộc đối với nhân dân ta. Trên thế giới và ở
Việt Nam, hành tây chủ yếu được sử dụng làm thực phẩm. Ngoài ra, còn được
sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm để chữa ho, long đờm, làm ra mồ hôi, trị
chứng bí tiểu, thủy thũng [5], [10], cúm, xơ vữa động mạch, đề phòng huyết

khối, tiểu đường, viêm hạch, kí sinh trùng đường ruột; dùng ngoài trị áp xe, mụn
nhọt, trừ muỗi, vết thương, vết loét, mụn cóc [1], [11], [12]. Nhiều nghiên cứu
thực nghiệm được tiến hành đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết [10], [36],
[46]; hạ huyết áp [19], [46]; hạ lipid máu [10], [46]; chống ngưng tập tiểu cầu
[10], [60], [65]; ức chế enzym xanthin oxidase [31], [32], [77]; chống viêm [10],
[46]; chống dị ứng [10]; chống ung thư [46], [60]; chống oxy hóa [17], [26],
[45]; kháng khuẩn, kháng nấm [10], [69], [74], [75] của hành tây. Từ đó cho
thấy hành tây là dược liệu đáng chú ý với nhiều tác dụng sinh học quan trọng.
Ở Việt Nam, mặc dù hành tây được trồng rộng rãi song chưa được nghiên
cứu về mặt dược liệu. Để nâng cao giá trị làm thuốc của hành tây, đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng
in vitro của hành tây Allium cepa L.” được thực hiện với ba mục tiêu sau:
1.

Nghiên cứu đặc điểm thực vật của hành tây.

2.

Nghiên cứu thành phần hóa học của hành tây.

3.

Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết hành tây đối với hoạt tính

enzym xanthin oxidase và đối với sự ngưng tập tiểu cầu in vitro.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1.

Về thực vật

1.1.1. Vị trí phân loại chi Allium L.
Theo hệ thống phân loại Takhtajan (2009) [6], [46], [70], [81], chi Allium
L. có vị trí phân loại như sau:
Giới: Plantae
Ngành Ngọc Lan: Magnoliophyta
Lớp Hành: Liliopsida
Phân lớp Loa kèn: Liliidae
Bộ Náng: Amaryllidales
Họ Hành: Alliaceae
Chi: Allium L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Allium L.
Cây thảo nhiều năm, có mùi đặc biệt; thân hành, hình cầu, hình cầu dẹp,
hình trụ, có áo mỏng bao ở ngoài hoặc một số ít có thân rễ [4], [20]. Lá không
cuống, có màng mỏng bao bọc ở gốc [20], tập trung ở gốc [4], hình dải, phẳng,
dẹp hoặc hình trụ rỗng [4], [20]. Cụm hoa tán, hình đầu [4], [20], trên một cuống
hoa chung, thẳng đứng, đặc hoặc rỗng [4]. Lá bắc tổng bao dạng mo, mỏng [4],
[20], một - nhiều, tồn tại trước khi nở [20] (sớm rụng [4]) hoặc tồn tại [4]. Trên
cụm hoa toàn bộ là hoa hoặc có cả các thân hành nhỏ lẫn hoa [4]. Hoa nhỏ, màu
trắng, hồng, lục nhạt, tím nhạt, tím lam; đều [4], lưỡng tính [4], [20] (hiếm khi
đơn tính- khi cây đơn tính khác gốc [20]), cuống hoa trên tán dài ngắn khác
nhau [4]. Bao hoa 6 mảnh, rời nhau hoặc dính nhau ít [4] (tạo thành một ống ở
gốc [20]), xếp 2 vòng [4]. Nhị 6, xếp 2 vòng ở xung quanh bầu hoặc trên bao
hoa, chỉ nhị rời nhau hoặc dính nhau ở gốc, gốc chỉ nhị rộng ra ở 2 bên, có răng
hoặc không, bao phấn đính lưng, 2 ô, mở bằng khe dọc [4]. Bầu thượng, đính
noãn trung trụ [4], 3 ô, mỗi ô nhiều noãn [4], [20]; vòi nhụy dài, mảnh; đầu nhụy
2



dạng đầu hoặc 3 thùy [4]. Quả nang, mở ở khe lưng ô thành 3 mảnh [4]. Hạt
nhiều, màu đen, hình cầu hoặc hình thoi [20], có cạnh, dẹp hoặc có cánh, nội
nhũ nạc [4].
Trên thế giới chi Allium L. có khoảng 450 loài [4] (theo Thực vật chí
Trung Quốc [20] thì chi có 660 loài); phân bố ở Bắc bán cầu, chủ yếu ở châu Á
[4], [20], một số loài ở châu Phi, Trung và Nam Mỹ [20]. Trung Quốc có 138
loài, được trồng từ rất lâu đời, hầu hết có thể ăn được [20]. Việt Nam chi Allium
L. có 8 loài, một số loài được nhập và trồng làm rau ăn và gia vị [4].
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Allium cepa L.
Cây thảo nhiều năm, hơi có mùi thơm; thân hành (thường gọi là “củ hành
tây”), thân hành đơn độc hoặc thành chùm [20], gần như hình cầu hoặc hình cầu
hơi dẹp [4], [20], đường kính 4-5 cm, có áo mỏng màu nâu đỏ, màu vàng nhạt
bao ngoài [4] (vỏ áo ngoài mỏng màu đỏ tía, nâu đỏ, nâu đỏ nhạt, vàng nhạt
[20]). Lá hình trụ, rỗng [4], hình ống, lá ngắn hơn cán hoa, lá rộng 0,5-2cm [20],
dài 40-60 cm, phình to từ giữa trở xuống, nhọn dần về phía chóp lá [4]. Cụm hoa
tán, hình cầu [20] (hình đầu [4]), trên một cuống hoa chung [4], cán hoa phát
triển hoặc không, nếu phát triển dài tới 1m, phồng lên từ giữa trở xuống, hình
ống, được bao kín bởi lá ở gốc [20], thẳng đứng, rỗng [4]. Lá bắc tổng bao dạng
mo, mỏng, xẻ 2-3 mảnh, ngắn hơn cụm hoa, tồn tại [4], [20]. Trên cụm hoa toàn
bộ là hoa [4], [20], xếp xít nhau, có 30-40 hoa [4]; hoặc có thân hành nhỏ kèm
một ít hoa [20]. Hoa nhỏ, màu trắng phấn hoặc màu trắng [20], màu trắng hoặc
tim tím [4], đều [4], [20], lưỡng tính, cuống hoa dài tới 2,5 cm [4], cuống nhỏ
[20]. Bao hoa 6 mảnh [4], hình mũi giáo hoặc hình trứng mác, dài 4-5 mm, rộng
2 mm [4], [20], có gân giữa màu xanh lá [4], [20], hoặc gân màu hơi đỏ [20], rời
nhau hoặc dính nhau ít, xếp 2 vòng [4]. Nhị 6, xếp 2 vòng [4], chỉ nhị dài hơn
bao hoa [4], [20], chỉ nhị nhỏ, mảnh, đều [20], dính nhau ở gốc bằng 1/5 chiều
3



dài bao hoa và dính với bao hoa, gốc chỉ nhị vòng trong phình ra rất to, mỗi bên
có một răng, chỉ nhị vòng ngoài hình dùi [4], [20]; bao phấn đính lưng, 2 ô, mở
bằng khe dọc [4]. Bầu thượng, hình cầu, 3 cạnh, 3 ô, đính noãn trung trụ, mỗi ô
nhiều noãn, vòi nhụy dài 4 mm [4], mảnh [20]; đầu nhụy 3 thùy ngắn [4]. Quả
nang, gần như hình cầu, vách ngăn dạng màng mỏng, mở ở khe lưng ô thành 3
mảnh [4]. Hạt nhiều, dẹp, có cạnh; nội nhũ nạc [4]; 2n= 32 [20]. Mùa hoa và quả
tháng 5-6 [20].
Phân bố: Hành tây có nguồn gốc từ vùng Trung Á [11], [12], được trồng
như rau ở Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới [4], [20]. Ở Việt Nam, cây
được trồng ở một số địa phương, đặc biệt là miền Trung [4].
Cây được trồng trên ruộng đất màu, khô, bãi bồi ven sông, trong vườn.
Nhân giống chủ yếu bằng hạt [4].
 Các thứ của loài Allium cepa L. gồm:
-

Allium cepa var. aggregatum G.Don [81], thân hành chùm, cán hoa không

phát triển (cây nhân giống bằng thân hành) [20].
-

Allium cepa var. cepa L.: nhóm hành tây phổ biến nhất [81], cụm hoa tán

gồm toàn bộ là hoa (trên cụm hoa không có thân hành nhỏ), bao hoa trắng phấn,
gân màu xanh lá ở dọc cánh hoa [20].
-

Allium cepa var. proliferum (Moench) Regel [81], cụm hoa có thân hành

nhỏ, bao hoa trắng, gân hơi đỏ [20].

-

Allium cepa var. bulbiferum Regel [81]

-

Allium cepa var. multiplicans L.H.Bailey [81]

-

Allium cepa var. solaninum Alef [81]

-

Allium cepa var. viviparum (Metz) Mansf [81]

4


1.2.

Thành phần hóa học của loài Allium cepa L.
Theo các tài liệu thu thập được, các nhóm hợp chất được phát hiện trong

hành tây (Allium cepa L.) gồm flavonoid, tinh dầu và một số nhóm hợp chất
khác.
1.2.1. Flavonoid
Các hợp chất flavonoid trong hành tây được tóm tắt trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các hợp chất flavonoid trong hành tây (Allium cepa L.)




Tên chất

Công thức hóa học

Bộ phận

TLTK

hiệu
[21], [25], [29],

(1)

Quercetin

Thân hành

[32], [36], [44],
[48], [50], [55],
[61], [80]

Quercetin-4´-O-β-

(2)

[6], [10], [23],

monoglucosid


Thân hành

[29], [32], [44],
[72], [80]

Quercetin-3-O-β-

(3)

Thân hành

glucosid
(Isoquercetin)

5

[10], [71], [80]


(4)

Quercetin-3,4´-di-

Thân hành

[44], [45], [80]

O-β-glucosid


(5)

[10], [29], [32],

Quercetin-7-O-

Thân hành [10], [34], [80]

β-glucosid

(6)

(7)

Quercetin-7,4´-di-

Thân hành [10], [28], [34],

O-β-glucosid

[80]

Quercetin-3-

Thân hành

[10]

Catechin


Thân hành

[63]

Isorhamnetin

Thân hành

sophorosid-7-Oglucuronid

(8)

(9)

[10], [44], [29],
[54], [80]

6


(10)

Isorhamnetin-4´-O-

Thân hành [10], [29], [44],

β-glucosid

[80]


Isorhamnetin-3,4´-

(11)

(12)

Thân hành

di-O-β-glucosid

[80]

Kaempferol

Thân hành,
Vỏ ngoài

Kaempferol-4´-O-

(13)

Thân hành,

β-glucosid

Vỏ ngoài

Kaempferol-3,4´-

(14)


Thân hành,

di-O-β-glucosid

Vỏ ngoài

Kaempferol-3-O-

(15)

[10], [29], [44],

Thân hành,

sophorosid-7-O-

Vỏ ngoài

glucuronid

7

[10], [25], [29],
[34], [44], [79]

[10], [25], [29],
[44], [79]

[10], [25], [29],

[44], [79]

[10], [25], [29],
[44], [79]


(16)

(17)

Thân hành

Cyanidin-3-glucosid

[10], [33], [34],
[36], [37]

Cyanidin-3- (6-

Thân hành

[10], [34], [36]

malonyl-β-glucosid)

Nhận xét : Flavonoid trong hành tây chủ yếu thuộc nhóm flavonol.
1.2.2. Tinh dầu


Trong củ hành tây có 0,015% tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là


allyl disulfur, allyl propyl disulfur [5].


Trong hành tây trồng tại Hungari có 0,019- 0,031% tinh dầu. Phân tích bằng

GC/MS có 20 hợp chất chứa lưu huỳnh: 10 trisulfid, 6 disulfid, 3 tetrasulfid và 1
dẫn chất thiophen [10].


Bằng GC/MS đã xác định được các hợp chất sulfid trong hành tây: methyl

propyl sulfid, diallyl sulfid, dipropyl sulfid, allyl methyl sulfid, allyl propyl
sulfid, allyl propyl disulfid, allyl methyl disulfid, diallyl trisulfid, dimethyl
trisulfid, allyl propyl trisulfid, allyl methyl trisulfid [43].


Các hợp chất có sulfur là thành phần chính trong tinh dầu của hành: Các

acid alk(en)ylsulfinothiotic và các ester của chúng; các thiosulfinat và ceparen
có vai trò quan trọng đối với tác dụng chữa ho của hành [10].


Cystein sulfoxid toàn phần trong hành tây chiếm 0,25%, trong đó thành

phần chính là isoalliin [43].

8



 Các alk(en)yl cystein sulfoxid: (+)-S-methyl-L-cystein sulfoxid (Methiin),
(+)-S-propyl-L-cystein sulfoxid (propiin) và (+)-S-trans-1-propenyl-L-cystein
sulfoxid (isoalliin) [29], [58].
1.2.3. Các thành phần khác


Saponin: tập trung nhiều ở vỏ ngoài [10], [24], [53].



Carbohydrat [10], [35], [47].

- Các fructooligosaccharid gồm các trisaccharid, tetrasaccharid, pentasaccharid
[18].
- Polysaccharid có trọng lượng phân tử 65000, có cấu trúc gồm 4 loại
oligosaccharid:

decasaccharid

(glucose/xylose/galactose/fucose

nonasaccharid

(glucose/xylose/galactose/fucose

4 :3 :2 :1),

4 :3 :2 :1),

octasaccharid


(glucose/xylose/galactose 4 :3 :1), heptasaccharid (glucose/xylose 4 :3) [27].
 Các acid hữu cơ: acid ferulic [25], [79], acid myritic [79], acid gallic, acid
protocatechuic [25].


Các acid béo và dẫn chất: acid lauric, acid arachidonic, acid linolenic, acid

linoleic, ethyl linoleat, acid oleic, methyl oleat, ethyl oleat, acid palmitic, acid
palmitoleic, acid stearic, methyl hexadecanoat, ethyl hexadecanoat [15], [30].


Các hợp chất steroid và triterpen [10]: sterol (β-sitosterol) [1], [79].



Ngoài ra hành tây còn giàu đường; vitamin A, B, C; muối khoáng Na, K, P,

Ca, Fe, S, Si [10].
1.3.

Tác dụng sinh học của loài Allium cepa L.

1.3.1. Tác dụng hạ đường huyết


Các thành phần allyl propyl disulfid và diphenylamin trong hành tây có hoạt

tính hạ đường huyết. Cho thỏ và chuột nhắt trắng uống dịch ép, các dịch chiết
cồn, cloroform, ether dầu hỏa (0,25g/kg) hoặc dịch chiết nước có tác dụng dự

phòng sự tăng đường huyết gây bởi alloxan, glucose và epinephrin [10].

9




Các thành phần allyl propyl disulfid và crôm trong hành tây có tác dụng

giảm glucose máu và cải thiện mức độ insulin thấp [36], [46].


Thành phần S-methyl cystein sulfoxid trong hành tây có tác dụng hạ đường

huyết rõ rệt [52].


Cho bệnh nhân đái tháo đường uống dịch ép (50mg) đã làm giảm đường

huyết. Cho hành tây sống vào thức ăn hàng ngày của bệnh nhân đái tháo đường
không phụ thuộc insulin, đã làm giảm liều thuốc chống đái tháo đường cần thiết
để kiểm soát bệnh [10].
1.3.2. Tác dụng hạ lipid máu


Hợp chất allyl propyl disulfid và crôm có tác dụng làm giảm mỡ máu. Hành

tây có tác dụng giảm cholesterol, triglycerid và tăng HDL [46].
 Hợp chất S-methyl cystein sulfoxid trong hành tây có tác dụng hạ lipid máu
rõ rệt [51].

1.3.3. Tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu


Dịch chiết nước ức chế sự ngưng tập tiểu cầu gây bởi adenosin diphosphat,

collagen, epinephrin và acid arachidonic in vitro. Dịch chiết ethanol, butanol,
cloroform của hành tây ức chế sự ngưng tập tiểu cầu của người in vitro do làm
giảm sự tổng hợp thromboxan (do các chất ajoen- ức chế lipoxygenase, methyl
allyl trisulfid, dimethyl và diphenylthiosulfinat từ hành tây ức chế sự tổng hợp
thromboxan) [10]. Hợp chất thiosulfinat trong hành tây có tác dụng ức chế
ngưng tập tiểu cầu [59].


Hành tây sống có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu in vitro, tuy nhiên

hành đã đun sôi thì tác dụng giảm. Các hợp chất có tác dụng chống ngưng tập
tiểu cầu trong hành tây gồm: thiosulfinat, dialkyl polysulfid, prostaglandin A1,
sulphonyldisulfid. Dịch chiết hành tây ức chế cyclooxygenase, lipooxygenase
(sản phẩm chuyển hóa acid arachidonic). Tinh dầu hành tây, dimethyl và diallyl
trisulfid, sulphonyldisulfid ức chế tổng hợp thromboxan (13-18%) [65].
10




Dịch chiết methanol toàn phần lớp vỏ màu nâu của hành tây (0,5-1,0 mg/ml)

có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu người in vitro lần lượt là 40,0-49,3%
với tác nhân gây ngưng tập tiểu cầu là collagen; 30,0-33,3% với tác nhân gây
ngưng tập tiểu cầu ADP. Quercetin ức chế nucleotid phosphodiesterase vòng và

cyclooxygenase (đối kháng receptor thromboxan) [60].


Hợp chất sulfur của hành tây có tác dụng như tác nhân chống đông máu tự

nhiên [46].
1.3.4. Tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase (XO) và xanthin
dehydrogenase (XDH)
Enzym xanthin oxidase (XO) và xanthin dehydrogenase (XDH) xúc tác
phản ứng oxy hóa hypoxanthin thành xanthin và xanthin thành acid uric trong cơ
thể, ức chế XO sẽ làm hạ acid uric máu. Flavonoid trong hành (Quercetin [31])
có tác dụng ức chế XO in vitro và in vivo.
Theo Shivraj Hariram Nile và Se Won Park, tác dụng ức chế xanthin oxidase
in vitro của lớp vỏ ngoài thân hành hành tây đỏ có IC50=14,2 µg/ml; hành vàng
có IC50=15,5 µg/ml; hành trắng là IC50=17,0 µg/ml; so sánh với chất đối chứng
Allopurinol với IC50= 10,5 µg/ml [77].
Cả hành tây và Allopurinol ức chế enzym XO và XDH ở động vật có tăng
acid uric máu mạnh hơn so với ở động vật bình thường (Fatemeh Haidari và
cộng sự (2008) đã nghiên cứu tác dụng ức chế XO và XDH của hành tây in vivo)
[31], [32].
Theo Fatemeh Haidari và cộng sự (2008) nghiên cứu tác dụng ức chế XO và
XDH của hành tây in vivo (với p<0,05) [32], đối với động vật bình thường, hành
tây với liều 7g/kg có I% lần lượt là 11%; 6%, so với thuốc đối chứng
Allopurinol (5mg/kg) có I% lần lượt là 12%; 10%. Trong khi đó đối với động
vật tăng acid uric máu, chất ức chế Kali oxonat kết hợp Allopurinol (5mg/kg) có
I% lần lượt là 42%, 41%, khi sử dụng chất ức chế Kali oxonat kết hợp hành tây
11


(3,5g/kg) I% lần lượt là 31%; 25% và khi sử dụng chất ức chế Kali oxonat kết

hợp hành tây (7g/kg) I% lần lượt là 36%; 33%.
Theo Fatemeh Haidari và cộng sự nghiên cứu tác dụng ức chế XO và XDH
của hành tây in vivo (với p<0,01) [31], đối với động vật bình thường, hành tây
(5g/kg) có I% lần lượt là 27,2%, 32,4%; khi sử dụng quercetin (5mg/kg) I% lần
lượt là 7,2%; 17,1%; so với khi sử dụng thuốc đối chứng Allopurinol (5mg/kg)
I% lần lượt là 53,2%; 61,3%. Đối với động vật tăng acid uric máu, hành tây
(5g/kg) I% lần lượt là 39,75%; 49,7%; khi sử dụng quercetin (5mg/kg) I% lần
lượt là 34,5%; 41,9%; so với khi sử dụng thuốc đối chứng Allopurinol (5mg/kg)
I% lần lượt là 57,8%; 66,75%.
1.3.5. Tác dụng chống oxy hóa và dọn gốc tự do


Tinh dầu hành tây ức chế DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) với IC50 là

20,19 mg/ml. Tác dụng chống oxy hóa của tinh dầu hành tây là do các hợp chất
sulfur (diallyl polysulfid) [26], [41].


Các loại hành tây (đỏ, tím, trắng, xanh) có hàm lượng phenol toàn phần từ

4,6-74,1 mg/g tính theo acid gallic, tác dụng chống oxy hóa với I% là 13,6% 84,1%, tác dụng dọn gốc tự do hydroxyl với IC50 là 0,1-15,2 mg/ml; EC50 là 4,3660,8 mg/mg [25]. Hợp chất phenolic toàn phần trong hành xanh 30mg/100g
tươi, vàng 34,7/100g tươi; đỏ 44/100g tươi và tía 47,3mg/100g tươi. Theo
Benkeblia (2000), hàm lượng phenol toàn phần trong hành tây đỏ từ 1820mg/100g khối lượng tươi [17], [56], [78].


Tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết nước của hành tây được đánh giá so

sánh với chất đối chứng acid ascorbic với IC50 cho tác dụng dọn gốc tự do
DPPH, hydroxyl, superoxid lần lượt là 195,2±0,2 µg/ml; 374,7±0,4 µg/ml;
182,5±1,7 µg/ml; trong khi đó với acid ascorbic kết quả IC50 lần lượt là 159,7

µg/ml; 244,3 µg/ml; 97,2 µg/ml [45].

12


1.3.6. Tác dụng trên men gan
 Dịch chiết nước của hành tây sau khi đun sôi làm tăng lượng aspartat amino
transferase-ASAT (1077,3) so với chứng (395,03); trong khi đó dịch chiết nước
hành tây để sống tăng ASAT không đáng kể (445,23). Với alanin amino
transferase (ALAT), dịch chiết nước sau đun sôi là 242,2 so với chứng (109,67),
dịch chiết nước để sống là 143,2 [36].
1.3.7. Tác dụng chống viêm
 Thành phần có hoạt tính chống viêm của hành tây là các flavonoid (quercetin
và kaempferol). Các flavonoid có tác dụng chống viêm là do ức chế tác dụng
của protein kinase, phospholipase A2, cyclooxygenase và lipooxygenase đồng
thời ức chế sự giải phóng những chất trung gian của phản ứng viêm từ bạch cầu
[10].
 Hợp chất sulfur trong hành tây có tác dụng chống viêm bởi cơ chế ức chế
tổng hợp thromboxan và ức chế hoạt động của tác nhân hoạt hóa tiểu cầu [59].
 Tác dụng chống viêm của hành tây là do thành phần vitamin C, quercetin và
isothiocyanat trong hành tây [46].
 Cao nước hành tây 10% trong một thuốc thể keo đặc dùng tại chỗ có tác dụng
ức chế phù tai chuột nhắt trắng gây bởi acid arachidonic [10].
1.3.8. Tác dụng chống dị ứng
 Cho chuột lang uống dịch ép hoặc dịch chiết ether (100mg/kg) của hành tây
có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng gây bởi yếu tố hoạt hóa dị ứng nguyên hoặc
tiểu cầu, nhưng không ức chế phản ứng dị ứng gây bởi histamin hoặc
acetylcholin. Cao nước không có tác dụng. Cao cloroform hành tây (20-25mg)
ức chế sự nghẽn phế quản gây bởi dị ứng nguyên hoặc yếu tố kết tập tiểu cầu ở
chuột lang [10].


13


 Phản ứng da tức thì và muộn gây bởi tiêm kháng thể kháng IgE người của
thỏ vào phía trước cẳng tay của 12 người tình nguyện khỏe mạnh, đã giảm khi
bôi trước lên da cao cồn 50% hành tây [10].


Sự nghẽn phế quản tức thì và muộn do hít dị ứng nguyên giảm đáng kể sau

khi uống cao cồn 5% hành tây 1 giờ trước khi cho tác động dị ứng nguyên [10].
1.3.9. Tác dụng trên sự sản sinh của nguyên bào sợi của người và nguyên bào
sợi sẹo lồi
 In vitro, cao nước hành tây 0,5% ức chế sự sản sinh của nguyên bào sợi của
người và nguyên bào sợi sẹo lồi được phân lập bằng men từ mô sẹo lồi. Cao
nước hành tây 1-3% ức chế sự tăng sinh các nguyên bào sợi nguồn gốc khác
nhau như sẹo, sẹo lồi và mô phôi. Sự ức chế mạnh nhất đối với nguyên bào sợi
sẹo lồi là 65-73% so với ức chế nguyên bào sợi sẹo và mô phôi tối đa là 50%. Ở
nguyên bào sợi da người, cả cao nước, cao cloroform của hành tây và
thiosulfinat ức chế hóa ứng động kích thích bởi yếu tố phát triển từ tiểu cầu và
ức chế sự tăng sinh của nguyên bào sợi của người và nguyên bào sợi sẹo lồi
[10].
1.3.10. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm


Dịch chiết nước hoặc dịch ép củ hành tây có hoạt tính ức chế in vitro sự sinh

trưởng của: Escherichia coli, Seraria marcescens, các chủng Streptococcus,
Lactobacillus odontolyticus, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhosa

[10], [69], [74], [75]. Dịch chiết ether dầu hỏa của hành tây ức chế sự phát triển
in vitro của Clostridium parapurificum và Staphylococcus aureus [10]. Dịch
chiết cồn có tác dụng trên Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus [59].


Hợp chất Thiosulphinat (-S-(O)-S-) đóng vai trò rất quan trọng trong tác

dụng kháng khuẩn, đặc biệt vi khuẩn Staphylococcus aureus và Klebsiella
pneumoniae [49]; Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella
typhosa [46]. Lượng lớn fructooligosaccharid trong hành tây tăng cường sự phát
14


triển của vi khuẩn có lợi và hạn chế vi khuẩn có hại trong bệnh ruột kết như
Bacillus subtilis, Salmonella typhosa, Escherichia coli [46].
 Tinh dầu hành tây ức chế nấm Aspergillus niger, Clodosporium werneckii,
Candida

albicans,

Fusarium

oxysporum,

Saccharomyces

cerevisiae,

Geotrichum candidum và Candida lipolytica [10], [76]. Tinh dầu hành tây ức
chế vi khuẩn Staphylococcus aureus và Salmonella enteritidis rất tốt ở nồng độ

50ml/l; 100ml/l; 200ml/l; 300ml/l; 500ml/l với đường kính vòng vô khuẩn
>5mm; kháng nấm Aspergillus niger, Penicillium cyclopium, Fusarium
oxysporum ở liều 50 ml/l và 100 ml/l [16], [82]. Saponin trong Hành tây có tác
dụng ức chế nấm Botrytis cinerea, Trichoderma atroviride [53].
1.3.11. Tác dụng khác
1.3.11.1. Tác dụng chống ung thư
 Hành tây có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u, giảm mức độ nguy
hiểm của bệnh ung thư do tác dụng của thành phần diallyl sulfid và flavonol.
Hợp chất sulfid trong hành tây có tác dụng chống lại sự phát triển của khối u,
đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư ruột kết [46].
1.3.11.2. Tác dụng trên hệ xương
Hợp chất Gamma-L-glutamyl-trans-S-1-propylen-L-cystein sulfoxid (GPCS)
ức chế tế bào hủy xương và chống lại chứng loãng xương [46].
1.3.11.3. Tác dụng trên hệ tiết niệu
Hành tây có hiệu quả rất cao trong bệnh rối loạn hệ tiết niệu. Tác dụng lợi
tiểu: dịch ép hành tây phối hợp với 60g đường rất hiệu quả trong trường hợp bí
tiểu [46].
Siro hành tây có tác dụng loại bỏ sỏi thận [46].
1.3.11.4. Tác dụng trừ giun sán
Dịch chiết nước ở liều 20mg/ml có tác dụng trừ giun sán rất mạnh [14].

15


×