Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận về Thị trường tiền tê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.44 KB, 20 trang )

DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
Stt

MSSV

Họ và tên

1

2007320

Nguyễn Thanh Bình

2

2008122

Phan Quốc Cường

3

2004280

Trần Phượng Châu

4

2008981

Nguyễn Tá Thùy Dung


5

2134889

Phạm Thanh Hải

6

2005007

Huỳnh Cẩm Hằng

7

2005892

Nguyễn Đức Hoàng

8

2131180

Nguyễn Lê Việt Hưng

9

2004220

Phạm Hoài Hưng


10

2005498

Võ Thị Thu Hương

11

2006441

Nguyễn Ngọc Xuân Kiều

12

2006820

Trần Ngọc Quyên

13

2008121

Huỳnh Thị Mỹ Trinh

14

2134477

Võ Lê Yến Vy


Điểm

1


Mục lục

2


1 Tổng quan về thị trường tiền tệ
1.1 Khái niệm
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước được chỉnh sửa 2010, tại điều 6 khoản:
6. Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn.
7. Giao dịch ngắn hạn là giao dịch với kỳ hạn dưới 12 tháng các giấy tờ có giá.
8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá
với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện
khác.
Vậy, thị trường tiền tệ là nơi giao dịch, mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn nhằm đáp ứng
nhu cầu vốn ngắn hạn của các chủ thể trong nền kinh tế và đảm bảo tính thanh khoản của các
công cụ tài chính. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các chủ thể phát hành chứng
khoán, thị trường tiền tệ còn là công cụ để thực thi chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lạm phát
hoặc kiểm soát hoạt động của các NHTM… của NHTW.
Để phân loại thị trường tiền tệ, ta phải căn cứ vào:
1.1.1 Căn cứ theo cơ cấu thị trường
Thị trường tiền tệ cũ (cổ điển) là thị trường thuần túy liên ngân hàng với chức ngăn cơ bản là cân
đối điều hòa nguồn vốn và cho vay giữa NHTW và NHTM, cân đối khả năng chi trả giữa các
ngân hàng thương mại.
Thị trường tiền tệ mới là thị trường các trái phiếu ngắn hạn được phân chia hai cấp:
1.1.1.1 Thị trường tiền tệ sơ cấp

Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ
được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua chứng khoán mới phát hành.
Thị trường sơ cấp là thị trường không liên tục và là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại
nguồn vốn cho người phát hành. Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành
quyết định và thường được in ngay trên chứng khoán. Người phát hành chứng khoán trên thị
trường này được xác định thường là Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn
bảo lãnh phát hành,…

3


1.1.1.2 Thị trường tiền tệ thứ cấp
Là nơi gia dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp
đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được về thừ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà
đầu tư chứ không còn thuộc về nhà phát hành. Giao dịch trên thị trường thứ cấp giá chứng khoán
do cung – cầu quyết định. Thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các
loại chứng khoán nhiều lần.
1.1.2

Căn cứ theo đối tượng tham gia

1.1.2.1 Thị trường tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là hình thcứ tổ chức tín dụng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm đáp ứng
nhu cầu vốn cho nền sản xuất, kinh doanh và đời sống. Thời hạn tối đa của tín dụng ngắn hạn là
12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách
hàng.
Thị trường tín dụng ngắn hạn bổ sung vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có
hiệu quả và tác động tích cực đến nhịp độ phát triển, thúc đẩy cạnh tranh.

1.1.2.2 Thị trường các công cụ nợ ngắn hạn
Trên thị trường này các hoạt động phát hành và mua bán các công cụ nợ ngắn hạn như tín phiếu
kho bạc, thương phiếu, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiền gửi … dưới sự quản lý của NHTW.
1.1.2.3 Thị trường hối đoái
Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc mua và bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao
đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế, mà giá cả ngoại tệ được hình thành
trên cơ sở cung cầu. Hoặc có thể nói thị trường hối đoái là nơi chuyên môn hóa về trao đổi mua
bán ngoại tệ, thông qua sự cọ sát giữa cung và cầu ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể
kinh tế đồng thời xác định các điều kiện giao dịch tức là giá cả và số lượng ngoại tệ mua bán.
Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường liên ngân hàng, thông qua đó mà mọi giao dịch
mua bán ngoại hối có thể tiến hành trực tiếp với nhau.

4


1.2 Đặc điểm của thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch chứng khoán nợ ngắn hạn, có thời hạn dưới một năm, nhằm
đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cũng như đảm bảo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán
này.
Hình thức tài chính đặc trưng là hình thức tài chính gián tiếp. Đóng vai trò trung gian giữa người
vay và cho vay là các NHTM.
Các công cụ của thị trường tiền tệ có tính lỏng cao, cung cấp lợi tức tiết kiệm cho nhà đầu tư.

1.3 Vai trò của thị trường tiền tệ
Là nơi cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế thông qua việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn.
Thị trường này là nơi các NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, đáp ứng nhu cầu
đi vay và cho vay của khách hàng. Ngoài ra còn giúp cho các NHTM điều tiết cơ cấu tỷ lệ dự trữ
bắt buộc thông qua việc mua bán tín phiếu.
Thị trường tiền tệ giúp cho NHTW thực thi các nghiệp vụ thị trường mở. Thông qua việc mua
bán các chứng khoán ngắn hạn, NHTW điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông nhằm thực thi

chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt để kìm hãm lạm phát hay thúc đẩy nền kinh tế.
Thị trường tiền tệ là kênh huy động vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, thông qua thị trường này
lượng vốn nhàn rỗi trong ngắn hạn được huy động để đáp ứng cho nhu cầu vốn ngắn hạn của các
chủ thể khác trong nền kinh tế với các hình thức tín dụng ngắn hạn, chiết khấu, cầm cố, thế chấp
các chứng từ có giá.

2 Chức năng của thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là kênh dẫn truyền tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.
Thị trường tiền tệ là kênh tạo thông tin và phản hồi những tác động của chính sách tiền tệ đối với
nền kinh tế.
Thị trường tiền tệ là công cụ để điều tiết khối tiền của nền kinh tế, trong đó thể hiện rõ nét qua
chức năng của thị trường mở.
Thị trường tiền tệ là công cụ để NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các
ngân hàng trung gian.
Thị trường tiền tệ tạo cơ chế để NHTW hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống NHTM.

5


3 Cơ cấu thị trường tiền tệ
3.1 Thị trường cho vay ngắn hạn
Là thị trường mà các nguồn vốn được luân chuyển theo nguyên tắc tín dụng để huy động vốn từ
các thành phần kinh tế trong xã hội và phân phối lại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Đây là
sự vận động gián tiếp của vốn trong nền kinh tế thị trường thông qua các trung gian tài chính.
3.1.1

Hoạt động của tín dụng nhà nước

Nhà nước phát hành nhằm huy động vốn ngắn hạn để bù đắp cho các khoản thiếu hụt mang tính
tạm thời, hoặc để trả nợ nước ngoài, hoặc thực thi chính sách tiền tệ của NHTW. Việc phát hành

tín phiếu Kho bạc được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu và các tổ chức tham gia đấu thầu
tín phiếu thường là các NHTM hoặc các công ty tài chính.
3.1.2

Hoạt động của tín dụng ngân hàng

Cho vay ngắn hạn tài trợ kinh doanh hay còn gọi là cho vay ngắn hạn trực tiếp.
Chiết khấu giấy tờ có giá.
Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cho vay tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình.
Cho vay thấu chi và các hình thức cho vay khác.
3.1.3

Hoạt động của tín dụng thương mại

Hình thức cho vay giữa các tổ chức kinh tế với nhau thông qua mua bán chụi hàng hóa.
Công cụ hoạt động của các tín dụng thương mại là các loại thương phiếu.

3.2 Thị trường tiền gửi
Là nơi thực hiện các hoạt động tín dụng ngân hang bao gồm các hoạt động tín dụng ngân hàng
bao gồm các hoạt động huy động huy động vốn và cấp tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và
gia tăng hiệu suất sử dụng vốn trong nền kinh tế.
Các chủ thể huy động vốn và cấp tín dụng thường là NHTM và các trung gian tài chính khác.

3.3 Thị trường liên ngân hàng
Là thị trường vay và cho vay lẫn nhau của các tổ chức tín dụng và các NHTM, được tổ chức và
giao dịch tập trung dưới sự điều hành của NHTW.
6



3.3.1

Thị trường nội tệ liên ngân hàng

Là nơi đáp ứng nhu cầu vốn giữa các NHTM với nhau thong qua việc mua bán lượng tín phiếu
trong cơ cấu dự trữ bắt buộc theo qui định của NHTW, hoặc các NHTM vay mượn vốn lẫn nhau
theo nhu cầu của mỗi ngân hang trong từng thời điểm.
Lãi suất trên thị trường này là lãi suất thỏa thuận dựa trên lãi suất cơ bản mà NHTW ấn định.
3.3.2

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Là nơi mua bán ngoại tệ giữa các NHTM. Tỷ giá hối đoái trên thị trường này phụ thuộc vào cung
cầu ngoại tệ.
NHTW theo cơ sở trên sẽ ấn định tỷ giá hằng ngày và cho phép các NHTM thực hiện mua bán
ngoại với doanh nghiệp.

3.4 Thị trường hối đoái
Là nơi mua bán, vay mượn ngoại tệ, các phương tiện thanh toán có giá trị ngại tệ và các ngoại
hối khác như vàng, bạc… Thị trường này còn được gọi là thị trường vàng và ngoại tệ. Là nơi
diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và phương tiện có giá trị ngoại tệ, đồng thời là
nơi hình thành ti giá hối đoái theo quan hệ cung – cầu.
Các nghiệp vụ củ thị trường này phần lớn mang tính ngắn hạn. Thành viên tham gia thị trường
hối đoái chủ yếu là NHTM, doanh nghiệp, các nhà mội giới ngoại hối, các nha cung cấp dich vụ
tư vấn, các nhà kinh doanh, NHTW. Tham gia thị trường hối đoái giúp các tô chức nắm bắt được
chung loại và khối lượng ngoại tệ trên thị trường, tình hình cung – cầu về ngoại tệ để dự dự đoán
được tình hình trong tương lai và qua đó, NHTW sẽ tham mưu cho Chính phu điều chinh các
chính sách tài chính tiền tệ có liên quan theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

4 Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ

Chủ thể cung ứng nguồn vốn như: NHTW , NHTM, các TCTD khác… Việc đầu tư nguồn vốn
ngắn hạn trên thị trường này có độ rủi ro thấp, do trong thời gian ngắn giá cả chứng khoán biến
động không đáng kể.
Chủ thể có nhu cầu về vốn như: NHTM, các đơn vị kinh tế khác, kho bạc nhà nước…Thông qua
thị trường tiền tệ, các chủ thể này có thể thu hút được nguồn vốn ngắn hạn dễ dàng và chi phí
thấp.
7


Chủ thể trung gian môi giới, vừa đi vay và vừa cho vay như: NHTM, Công ty chuyên môi giới.

4.1 Chính phủ
Khi có các thiếu hụt trong khối Chính phủ mang tính tạm thời hoặc bù đắp bội chi ngân sách
cũng như trả nợ nước ngoài …NHTW huy động vốn thông qua việc cho phép Kho bạc phát hành
tín phiếu.
Các đợt phát hành tín phiếu thường nhận được sự quan tâm cùa các tổ chức tài chính vì tín phiếu
là công cụ nợ có đảm bảo cùa Chính Phủ cho nên hầu như không có rủi ro, hơn nữa tính thanh
khoản của nó cao. Các nhà đầu tư chọn tín phiếu còn nhằm mục đích cân bằng danh mục đầu tư
cũng như một khoản dự trữ khác và giảm thiểu rủi ro. Việc phát hành tín phiếu cũng được sử
dụng như một công cụ tiết chế lạm phát hoặc giảm phát ngắn hạn.

4.2 Ngân hàng Trung Ương
NGHTW tham gia với vai trò điều tiết thị trường tiền tệ sao cho thị trường này hoạt động bình
thường và có hiệu quả nhất.

4.3 Ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính
Là chủ thể chủ yếu và thường xuyên của thị trường tiền tệ. Các tổ chức này vừa thu nhận luồng
tiền từ dân cư thông qua kênh tiết kiệm và tiền gửi của khách hàng, thông qua kênh phát hành và
mua bán lại các giấy tờ có giá, hoặc trên kênh thị trường mở. Đồng thời chuyển hóa nguồn tiền
này cho các doanh nghiệp, tố chức kinh tế, hộ gia đình, các cá nhân có nhu cầu vốn kinh doanh

dưới hình thức cấp tín dụng.
Thị trường tiền tệ diễn biến như thế nào chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống NHTM và
các tổ chức tài chính.

4.4 Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế
Phần lớn các chủ thể này đều tham gia thị trường tiền tệ với tư cách là người có nhu cầu về vốn
kinh doanh. Các nhu cầu này sẽ được đáp ứng thông qua hệ thống NHTM và các tổ chức tài
chính với những điều kiện khá chặt chẽ và khắt khe nhằm ngăn ngừa rủi ro. Ngoài ra, nhu cầu
thanh khoản và các giao dịch khác cũng sẽ được đáp ứng theo những quy định kèm theo.

8


4.5 Cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội
Các chủ thể trên hội đủ điều kiện pháp nhân và có thu nhập cũng tham gia thị trường tiền tệ
nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vốn, giao dịch tiền tệ, mua bán giấy tờ có giá với các NHTM
cùng những điều kiện nhất định.

5 Công cụ của thị trường tiền tệ
5.1 Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills)
Là một công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do kho bạc nhà nước phát hành nhằm bù đắp
thiếu hụt ngân sách tạm thời của khối Chính phủ, thường được phát hành theo định kỳ 3 tháng, 6
tháng, hoặc 9 tháng. Mặc dù lãi suất tín phiếu kho bạc thường thấp hơn các công cụ nợ khác
nhưng nó rất được ưa chuộng trên thị trường tiền tệ do tính an toàn và tính thanh khoản cao, dễ
dàng chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp.
Các ngân hàng này đầu tư nguồn vốn đóng băng vào tín phiếu kho bạc để thu lợi tức và quan
trọng hơn, dùng nó như khoản tiền dự trữ cấp hai, tức có thể chuyển thành tiền mặt bất cứ lúc
nào để giải quyết khó khăn tài chính của ngân hàng.
Công cụ này được phát hành qua hai kênh
Kênh thị trường mở (bán sỉ), với khối lượng lớn tín phiếu được bán ra theo định kỳ với phương

thức đấu thầu có và không có cạnh tranh lãi suất. Kênh phát hành trực tiếp (bán lẻ), không thông
qua đấu thầu, người mua sẽ được bán tín phiếu trực tiếp với lãi suất cố định. Do nhược điểm tốn
kém chi phí nên năm 1996 đến nay đã chấm dứt phát hành qua kênh này.

5.2 Tín phiếu ngân hàng Trung Ương
Đây là giấy nhận nợ của NHTW đối với người mua tín phiếu, có những đặc điểm tương tự như
tín phiếu Kho bạc. tuy nhiên, vì đây là tín phiếu NHTW nên trở thành công cụ chủ động hơn cho
NHTW trong việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc mua bán tín phiếu.
Tín phiếu NHTW được phát hành qua phương thức đấu thầu hoặc theo đối tượng chỉ định bắt
buộc.

9


5.3 Các khoản vay kiên ngân hàng
Theo quy định của NHTW, các tổ chức nhận tiền gửi phải có một tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đáp
ứng, nhu cầu rút tiền của người gửi. Một số tổ chức có thể dư thừa dự trữ, một số khác lại thiếu.
Các tổ chức nhận tiền gửi có thể mua bán các khoản dự trữ này trên thị trường liên ngân hàng,
bằng cách này có thể tối thiểu hóa số lượng lớn các tài sản có tính lỏng cao nhưng khả năng sinh
lời thấp như tín phiếu kho bạc.

5.4 Thương phiếu (Commercial papers)
Thương phiếu hay còn gọi là kỳ phiếu thương mại là một loại giấy nhận nợ đặc biệt người giữ nó
có quyền đòi tiền khi đến hạn. Thương phiếu bao gồm:
- Hối phiếu (Bill of exchange): là phiếu ghi nợ do người bán hàng trả chậm ký phát trao cho
người mua hàng trả chậm trong đó yêu cầu người mua phải trả một số tiền nhất định khi đến hạn
cho người bán hoặc bất cứ người nào xuất trình hối phiếu này (người thụ hưởng).
- Lệnh phiếu (Promissory note): là giấy nhận nợ do người mua hàng trả chậm ký phát trao
cho người bán hàng trả chậm trong đó người mua cam kết trả một số tiền nhất định khi đến hạn
cho người thụ hưởng.

- Chứng chỉ lưu kho: là giấy do một công ty kinh doanh kho bãi ký phát, thừa nhận có giữ
hàng hoá cho người chủ hàng ký gửi và cam kết giao hàng cho chủ hàng hay một người nào đó
do chủ hàng chỉ định bằng cách ký hậu.

5.5 Chấp phiếu ngân hàng (BAs – Banker’s Acceptances)
Là hối phiếu được ngân hàng đóng dấu “ACCEPTED” do một công ty phát hành, bảo đảm
rằng một ngân hàng sẽ thanh toán vô điều kiện một khoản tiền nhất định vào một thời điểm nhất
định trong tương lai cho người nắm giữ giấy này. Công ty trước khi phát hành công cụ này buộc
phải gửi vào tài khoản ngân hàng một khoản tiền tương ứng với lượng tiền ghi trên chấp phiếu.
Người nắm chấp phiếu ngân hàng cũng có thể chiết khấu lại trên thị trường để thu tiền trước. Lãi
suất của công cụ này tương đối thấp do tính an toàn cao.

5.6 Chứng chỉ tiền gửi (CDs – Certificate of Deposit)
Là công cụ vay nợ do NHTM hoặc các tổ chức tài chính nhận tiền gửi phát hành cho người
gửi tiền với lãi suất và thời hạn nhất định, được lưu thông trên thị trường tiền tệ khi chưa đến hạn
thanh toán hay nói khác hơn đây là giấy nhận nợ của các đối tượng nêu trên.
10


Người sở hữu chứng chỉ tiền gửi này sẽ được hoàn trả hết toàn bộ số tiền gửi cộng lãi suất
hoặc có thể bán lại trên thị trường thứ cấp.
Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh trên thị trường tiền tệ, tình
trạng tài chính của nơi phát hành ra nó và thời hạn thanh toán.

5.7 Hợp đồng mua lại (Repo – Repurchase agreement)
Là những khoản vay ngắn hạn mà các chứng khoán Chính phủ được dùng làm vật đảm bảo một
tài sản có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh toán được nợ khi đến hạn.
Là một công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước
đến dự trữ của các ngân hàng.
Chi phí giao dịch cho một hợp đồng mua lại rẻ hơn so với các hợp đồng mua đứt bán đoạn.

Thích hợp trong trường hợp các định hướng chính sách tiền tệ không hoàn hảo dẫn đến việc sử
dụng các giải pháp khắc phục.
Làm bớt thời gian thông báo, do đó mà giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết định
hàng ngày của NHTW.
Có hai giao dịch hợp đồng mua lại: Bán chứng khoán kèm theo cam kết sẽ mua lại cùng một giá
trong thời điểm tương lại nhất định và người bán sẽ cam kết trả cho người mua một lãi suất nhất
định và ngược lại.

6 Nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ
6.1 Nghiệp vụ vay và cho vay ngắn hạn
Nghiệp vụ này là do NHTM sư dụng nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động, các nguồn vốn
khác của mình để cho các chủ thể có nhu cầu vay, NHTM sẽ thu hồi vốn gốc và lãi với thời hạn
tối đa là 12 tháng.
6.1.1 Cho vay bằng tiền ( cho vay bổ sung vốn lưu động)
Đây là hình thức cho vay cua ngân hàng nhằm tài trợ them vốn lưu động cho hoạt động sản xuất
kinh doanh cua khách hàng mà nguồn đê trả nợ cho ngân hàng chính là thu nhập có được từ việc
sư dụng vốn vay. Do vậy, đối với hình thức này, ngân hàng cần xem xét đến kah năng kinh
doanh, tình hình tài chính và hiệu quả việc sử dụng vốn vay cua khách hàng.
6.1.2 Cho vay dưới hình thức cầm cố hoặc chiết khấu chứng từ có giá
Cho vay có đam bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá là khi có nhu cầu vay vốn, các tô chức tín
dụng có thể sư dụng các chứng từ có giá làm vật đảm bao cho khoản vay được yêu cầu tại
NHTM. Khi tái cấp vốn theo hình thức này, giá trị tiền vay được xác định trên một ty lệ phần
tram tính trên giá trị của chứng từ có giá được cầm cố, ty lệ này thay đôi phụ thucộ vào mức độ
rủi ro của chứng từ có giá theo đánh giá của NHTW.
11


Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển
nhượng giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Tái chiết khấu là việc NHTW thcự hiện mua lại các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, thucộ

sở hữu của các NHTM. Các giấy tờ có giá ngắn hạn này được các NHTM chiết khấu trên thị
trường thứ cấp.
Bảo chứng lại là khi các NHTW cho NHTM vay có bảo đảm bằng các chứng từ có giá mà
NHTM đã cho khách hàng vay. Trong trường hợp này, điều kiện các chứng từ có giá làm đam
bảo được nới rộng hơn vì NHTW chỉ nhận chứng từ có giá với tư cách đam bảo chứ không phải
sở hữu.

6.2 Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá
Đây là các hoạt động mua đi bán lại các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường thứ cấp. Khi một
số các chủ thể trong nền kinh tế được cho phép phát hành một lượng trái phiếu ngắn hạn thiếu
vốn họ sẽ bán trái phiếu ra thị trường sơ cấp để huy động vốn, và các chủ thể thừa vốn nhàn rỗi
trong thời gian ngắn muốn sinh lợi cho nguồn vốn sẽ mua và bán lại các trái phiếu trên. Giá mua
bán các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ cũng chụi tác động của quan hệ cung –
cầu. Cung là người bán luôn muốn có được giá cao nhất và cầu là người mua luôn muốn giá thấp
nhất. Giá cao nhất và thấp nhất sẽ được niêm yết tại thị trường.

7 Thị trường tiền tệ Việt Nam
7.1 Một số nét về thị trường tiền tệ Việt Nam
Thị trường tiền tệ Việt Nam được hình thành vào những năm 90 của thế kỷ XX cùng với bước
chuyển mình mạnh mẽ của ngành ngân hàng Việt Nam từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ
thống ngân hàng hai cấp.
Đến nay, thị trường tiền tệ Việt Nam đã dần phát triển, từ những giao dịch cho vay đơn thuần
giữa các ngân hàng, từ những hàng hóa đơn giản, số lượng thành viên ít ỏi, thị trường tiền tệ đã
tăng trưởng cả về quy mô lẫn doanh số, cơ sở hạ tầng cho hoạt động thị trường ngày càng hoàn
thiện… qua đó thị trường tiền tệ đã thực sự trở thành kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ hữu hiệu
của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và là nơi điều tiết vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng.
Đến nay, có thể nói, thị trường tiền tệ đã bước đầu hình thành đồng bộ các cấu phần của thị
trường. Mặc dù mới phát triển chưa lâu nhưng về cơ bản, thị trường tiền tệ Việt Nam đã hình
thành tương đối đồng bộ. Hệ thống công cụ tài chính của thị trường đã được hình thành tương
đối đầy đủ như tín phiếu, trái phiếu Chính phủ; tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu


12


doanh nghiệp, trái phiếu chính quyền địa phương. Các thành viên của thị trường ngày càng đông
đảo về số lượng, đa dạng về loại hình và tính chuyên nghiệp được nâng lên.
NHNN tham gia thị trường tiền tệ với vai trò vừa là một thành viên thị trường vừa là cơ quan
quản lý. Với tư cách là một thành viên thị trường, NHNN tham gia thị trường tiền tệ thông qua
phát hành tín phiếu NHNN và tham gia mua, bán giấy tờ có giá với tổ chức tín dụng thông qua
nghiệp vụ thị trường mở. Với tư cách là cơ quan quản lý, NHNN thực hiện ban hành khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ và theo dõi, giám sát, kiểm soát hoạt động của thị
trường tiền tệ để phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

7.2 Mô hình tổ chức thị trường tiền tệ Việt Nam

Thị trường
tiền tệ

Thị trường
mở

Thị trường Thị trường
liên ngân
đấu thầu
hàng
TPKB

Thị trường
hối đoái
13



Hình : Mô hình TTTT Việt Nam

7.3 Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ Việt Nam
STT

Tên nghiệp vụ

Năm thực
hiện

1

Nghiệp vụ thị
trường mở

7/2000

2

Nghiệp vụ đấu
thầu TPCP

6/1994

3

Nghiệp vụ hoán
đôi ngoại tệ


7/2001

4

Nghiệp vụ thấu
chi và cho vay
qua đêm

10/2002

5

Nghiệp vụ cầm
cố và chiết khấu 2003
GTCG

Đặc điêm về
giao dịch
NHTW chủ
động đề xuất
Là công cụ được NHTW
theo yêu cầu
sử dụng để thực thi chính
điều hành
sách tiền tệ quốc gia.
chinh sách tiền
tệ.
NHTW làm đại lý cho Bộ
Tài Chính trong việc phát

hành và thanh toán trái
NHTW chủ
phiếu ( tín phiếu Kho bạc động đề xuất
và trái phiếu nước ngoài)
theo yêu cầu
theo phương thức bán
cua Bộ Tài
buôn với các thành viên
Chính.
trên thị trường sơ cấp
thông qua đấu thầu
Đê khắc phcụ tình trạng
các tô chức tín dụng gặp
Tô chức tín
khó khăn về vốn khả dụng
dụng đề xuất
bằng nội tệ trong khi
khi có nhu cầu.
nguồn vốn ngoại tệ dư
thừa.
Bù đắp thiếu hụt tạm thời Tô chức tín
trong ngày trong thanh
dụng hoặc
toán điện tử liên ngân
NHTW chu
hàng.
động tực hiện.
Tái cấp vốn cho tổ chức
Tổ chức tín
tín dụng trên cơ sở cầm cố dụng đề xuất

hoặc chiết khấu GTCG
khi có nhu cầu.
Mục đích

Đặc điểm về
lãi suất
Do thị trường
quyết định.

Chỉ đạo hoặ
do thị trường
quyết định.

Do NHTW
ấn định.

Do NHTW
ấn định.
Do NHTW
ấn định.

14


7.3.1

Nghiệp vụ thị trường mở

Là nghiệp vụ của NHTW để tiến hành mua hoặc bán các chứng từ có giá ngắn hạn với các đối
tác là NHTM và các tổ chức tín dụng khác không vì mục dích lợi nhuận mà vì mục dích chung

củ nền kinh tế, nhằm để điều chỉnh lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, góp phần ổn định tiền tệ
và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hình : Sơ đồ tổ chức nghiệp vụ thị trường mở
(1) Vụ CSTT thực hiện chức năng quản lý vốn khả dụng của các TCTD đề xuất và trình phương
án điều hành nghiệp vụ TTM để Ban Điều hành quyết định khối lượng, lãi suất, phương thức
giao dịch đối với các phiên nghiệp vụ TTM.
(2) Ban Điều hành nghiệp vụ TTM phân tích các thông tin về tình hình dự báo vốn khả dụng của
TCTD, tình hình GTCG mua, bán trong từng thời kỳ, chỉ số lạm phát, lãi suất cho vay của nền
kinh tế... Từ đó, quyết định phương thức, khối lượng, lãi suất… trong các phiên giao dịch nghiệp
vụ TTM.

15


(3) Căn cứ thông báo của Ban Điều hành, Bộ phận nghiệp vụ TTM tại Sở Giao dịch (Phòng
Nghiệp vụ Thị trường tiền tệ) tổ chức các phiên giao dịch (thông báo thầu, nhận đơn thầu của các
TCTD, thực hiện xét và phân bổ thầu, thông báo kết quả…) theo quy định. Đồng thời, chuyển
kết quả xuống bộ phận thanh toán.
4) và (5) Căn cứ thông báo kết quả của từng phiên giao dịch, Phòng Kế toán (Bộ phận hạch toán
và bộ phận lưu ký) thực hiện hạch toán tăng (giảm) tiền trên tài khoản tiền gửi của thành viên
trúng thầu; đồng thời, hạch toán giảm (tăng) tài khoản lưu ký GTCG của thành viên và đẩy dữ
liệu vào hệ thống kết nối dữ liệu với bộ phận nghiệp vụ TTM.
Nghiệp vụ thị trường mở có hai loại:
Nghiệp vụ thị trường mở năng động nhằm làm thay đổi mức dự trữ và cơ số tiền tệ.
Nghiệp vụ thị trường mở thụ động nhằm bù lại những biến động trong cơ số tiền tệ mà không
làm thay đổi chính sách tiền tệ.
7.3.2

Nghiệp vụ đấu thầu trái phiếu Chính phủ


Thông qua hai phương thức đấu thầu:
Đấu thầu khối lượng là phương thức đấu thầu cho phép người giao dịch đăng ký khối lượng
chứng từ có giá sẽ mua hoặc bán. Căn cứ vào khối lượng dự thầu cua các thành viên, và khối
lượng chứng từ có giá cần bánhoặc mua trong từng phiên, NHTW sẽ xác định khối lượng trúng
thầu cho mỗi thành viên đấu thầu theo mức lãi suất đã thông báo trước, còn gọi là đấu thầu lãi
suất cố định.
Đấu thầu lãi suất là phương thức đấu thầu cho phép người giao dịch được quyền đưa ra các mức
lãi suất với cáckhối lượng tương ứng, để đăng kí mua hoặc bán chứng từ có giá theo thông
báocủa NHTW. Mức lãi suất được chọn phải đảm bảo khối lượng giao dịch mua bán theo yêu
cầu của NHTW.
Đấu thầu tín phiếu Kho bạc tại Việt Nam là đấu thầu lãi suất. Khối lượng và ãi suất tín phiếu
trúng thầu căn cứ vào sự đặt thầu của nhà đầu tư hoặc dự kiến phát hành. Lãi suất trúng thầu cao
nhất được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng trúng thầu.
7.3.3

Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ

Nghiệp vụ giao dịch hối đoái hoán đổi (Currency Swap) là giao dịch đồng thời mua và bán cùng
một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh
16


toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết
hợp đồng.
Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp có nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán.
Loại tiền: USD, EUR, GBP, CAD, AUD, SGD, CHF, JPY và các loại ngoại tệ khác.
7.3.4

Nghiệp vụ thấu chi và cho vay qua đêm


Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc các ngân hàng được chi vượt số dư có
trên tài khoản tiền gửi thanh toán của mình tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
trong ngày thanh toán. Mức thấu chi bằng phần vốn thanh toán thiếu hụt thực tế trong giao dịch
thanh toán điện tử liên ngân hàng, nhưng tổng mức thấu chi không vượt quá 95% giá trị giấy tờ
có giá cầm cố tại thời điểm định giá.
Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cho các NHTM vay có đảm bảo bằng cầm cố các giấy tờ có giá trong khoảng thời gian tính từ
cuối ngày làm việc hôm trước đế 8h30’ ngày làm việc liền kế tiếp theo. Mức cho vay qua đêm
bằng số dư thấu chi thực tế tại thời điểm cuối ngày làm việc nhưng không vượt quá 95% giá trị
giấy tờ có giá cầm cố tại thời điểm định giá.
7.3.5

Nghiệp vụ cầm cố và chiết khấu giấy tờ có giá

Là hình thức tái cấp vốn của NHTW cho các NHTM, với điều kiện các NHTM phải có chứng từ
có giá để cầm cố tại NHTW. Theo hình thức cho vay này, các NHTM phải chuyển giao bản gốc
các chứng từ có giá cho NHTW để cầm cố cho khoản vay ngắn hạn. Khi đến hạn, các NHTM trả
nợ gốc và lãi vay cho NHTW để nhận các chứng từ có giá đã cầm cố trước đây. Nếu không
NHTW sẽ thực hiện truy thu theo các chứng từ có giá mà NHTM đã cầm cố trước đây. Khi tái
cấp vốn theo hình thức này, giá trị tiền vay được xác định theo một tỷ lệ phần trăm tính trên giá
trị chứng từ có gí làm đảm bảo. Tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào mức độ rủi ro của chứng từ có
giá theo đánh giá của NHTW.

17


Các nguồn tham khảo
1.
2.

3.
4.
5.
6.

Giáo trình thị trường tài chính
Nhập môn tài chính tiền tệ
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương
Tiền tệ ngân hàng
Nghiệp vụ thị trường tài chính

18


7.

19


8. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
9. .............................................................................................................................................
10. .............................................................................................................................................
11. ..............................................................................................................................................
12. .............................................................................................................................................
13. .............................................................................................................................................
14. .............................................................................................................................................
15. .............................................................................................................................................
16. .............................................................................................................................................
17. .............................................................................................................................................

18. .............................................................................................................................................
19. .............................................................................................................................................
20. .............................................................................................................................................
21. .............................................................................................................................................
22. .............................................................................................................................................
23. .............................................................................................................................................
24. .............................................................................................................................................
25. .............................................................................................................................................
26. .............................................................................................................................................
27. .............................................................................................................................................
28. .............................................................................................................................................
29.
30.

20



×