Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.52 KB, 15 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG
QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC
TẾ
1. Khái niệm và vai trò của thị trường quốc tế đối với nền kinh tế Việt
Nam
1.1 Khái niệm và những yếu tố đặc trưng cơ bản của thị trường quốc tế
Thị trường, tiếng Anh là “Market”, nghĩa là cái chợ. Đây là nơi diễn ra các
hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Ngày nay, khi hoạt động trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, khái niệm thị
trường được mở rộng. Hàng hóa sản xuất ra không chỉ được buôn bán trong
nước mà còn được buôn bán với nước khác. Khái niệm thị trường quốc tế ra
đời. Như vậy, xét theo nghĩa rộng thị trường quốc tế là nơi trao đổi buôn bán
hàng hóa không chỉ bó hẹp ở phạm vi một quốc gia mà giữa các quốc gia với
nhau và toàn cầu.
Nội dung bản chất của thị trường là hoạt động trao đổi. Thông qua các hoạt
động trao đổi mà người mua và người bán thoả mãn nhu cầu của chính mình. Vì
vậy, khi nghiên cứu thị trường người ta thường đề cập đến những yếu tố đặc
trưng cơ bản sau:
- Chủ thể của quá trình trao đổi: đó chính là người bán và người mua. Cả hai
chủ thể này đều có mong muốn được thoả mãn lợi ích của mình thông qua trao
đổi.
- Đối tượng của quá trình trao đổi: để có thể tham gia vào quá trình trao đổi,
người bán cần có hàng hoá, dịch vụ, còn người mua cần phải có một lượng tiền
tệ đáp ứng đủ khả năng thanh toán. Như vậy hàng hoá, dịch vụ và tiền tệ chính
là đối tượng của quá trình trao đổi trên thị trường.
- Điều kiện của quá trình trao đổi: quá trình trao đổi là hoạt động tự nguyện
của các chủ thể. Họ có thể tự do chấp nhận hoặc từ chối đề nghị của phía bên
kia. Mặt khác, để có thể trao đổi hàng hoá, giữa người bán và người mua phải
hình thành mối quan hệ ràng buộc như giá cả, điều kiện giao nhận, thanh toán,
dịch vụ kèm theo …
Đối với các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của họ luôn gắn với một


thị trường sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cụ thể. Đó chính là nơi đảm bảo cung
ứng các yếu tố “đầu vào” và giải quyết các vấn đề “đầu ra” cho sản xuất và tiêu
thụ. Vì vậy, họ không quan tâm đến thị trường nói chung, mà quan tâm đến thị
trường sản phẩm của doanh nghiệp. Nói cách khác, điều mà các nhà kinh doanh
quan tâm đến chính là những người mua hàng, nhu cầu của họ về những hàng
hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra. Theo Philip kotler thì "thị trường là
tập hợp những người mua hàng hiện tại và tương lai". Quan điểm thị trường là
khách hàng của doanh nghiệp sẽ mở ra khả năng khai thác thị trường rộng lớn
cho các nhà kinh doanh. Theo đó, thị trường luôn luôn ở trạng thái vận động và
phát triển. Khả năng phát triển khách hàng sẽ quyết định khả năng phát triển thị
trường của doanh nghiệp.
Tóm lại, thị trường bao gồm các yếu tố: bên cung cấp, bên tiêu thụ và đối
tượng hàng hoá, dịch vụ. Khả năng cung cấp hàng hoá, dịch vụ thoả mãn bên
tiêu thụ sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.2 Vai trò của thị trường:
Xuất phát từ bản chất và chức năng này của mình, thị trường đóng vai trò rất
quan trọng đối với quản lý kinh tế vĩ mô, cũng như đối với hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp vì thị trường sẽ quyết định việc doanh nghiệp sẽ
sản xuất cái gì, bằng cách nào, sản xuất cho ai, quy mô sản xuất như thế nào.
Thứ nhất, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nghĩa ra doanh nghiệp đó tiêu
thụ được càng nhiều hàng hóa, dịch vụ càng tốt. Muốn vậy, những hàng hóa và
dịch vụ đó phải là những cái thị trường cần chứ không phải cái doanh nghiệp tự
sản xuất ra, cho nên doanh nghiệp phải biết được thị trường cần gì và đáp ứng
đúng mặt hàng đó.
Thứ hai, thị trường còn quyết định quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sau khi nắm được thị trường cần gì còn phải biết thị trường cần
số lượng bao nhiêu để quyết định quy mô sản xuất hợp lý. Việc sản xuất ít hơn
hay nhiều hơn nhu cầu thị trường đều khiến doanh nghiệp hoạt động không hiệu
quả, thậm chí còn bị thua lỗ, phá sản.
Thứ ba, thị trường là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Từ

đó, doanh nghiệp phải xác định được bằng cách nào tận dụng được các yếu tố
đó một cách hiệu quả nhất để sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất. Do đó,
nói thị trường quyết định việc doanh nghiệp sản xuất bằng cách nào.
Với vai trò to lớn như vậy, trong quá trình nền kinh tế toàn cầu hoá ngày
càng diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc doanh nghiệp của một nước phải luôn tìm
kiếm và mở rộng thị trường ở những nước khác hoặc những khu vực khác là vô
cùng cần thiết đối với sự sống còn của doanh nghiệp đó.
2. Cạnh tranh trong thị trường quốc tế.
2.1 Khái niệm
Trên thương trường, nói chung các Công ty đều hoạt động vì mục đích lâu
dài là lợi nhuận. Để đạt được mục đích đó, các Công ty luôn tìm mọi cách thức,
thực hiện mọi biện pháp làm cho mình trở nên có lợi thế hơn các đối thủ khác
về một hay một số mặt hàng, dịch vụ nào đó.
Thuật ngữ khả năng cạnh tranh chỉ khả năng tồn tại và phát triển của các
chủ thể hoạt động trên thị trường nhờ có ưu thế hơn các chủ thể khác về các đặc
trưng, với môi trường kinh doanh mà tính chất và qui mô ngày càng tăng theo
trình độ phát triển. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển
của các quan hệ kinh tế quốc tế, môi trường cạnh tranh không chỉ trong phạm vi
quốc gia mà mở rộng ra toàn cầu. Trong môi trường đó, các chủ thể tham gia
cạnh tranh có sự góp mặt thêm của các quốc gia khác nhau.
"Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới các điều kiện tự
do và công bằng, có thể sản xuất được các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được
các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì mở rộng được thu nhập
thực tế của nhân dân nước đó "
1
hay là" khả năng của nước đó đạt được những
thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế cao, được xác định bằng sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) trên đầu người theo thời gian”
2

.
Đối với doanh nghiệp, khả năng , khả năng CT thể hiện qua sự tồn tại, phát
triển, khả năng chiếm lĩnh thị trường dựa vào "tính trội" hơn các doanh nghiệp
tạo nên sự hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng; cụ thể
thông qua chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, khối lượng và thời gian giao
hàng, tính chất và sự khác biệt của hàng hoá, dịch vụ của nước này so với hàng
hoá, dịch vụ của nước khác trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Ngoài
ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn được thể hiện qua tính kinh tế của các
yếu tố đầu vào cũng như đầu ra, liên quan đến chi phí cơ hội, năng suất lao
động, khả năng đáp ứng yêu cầu, thị hiếu khách hàng và ảnh hưởng, tác động
1
, 2
UNDP - Viện nghiên cứu chiến lược - Tổng quan về khả năng cạnh tranh công nghiệp Việt Nam -
NXB Chính trị Quốc gia 1999.
của hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực
thương mại.
Sự phân tách khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp hay của
một quốc gia chỉ mang tính tương đối khi xem xét, nghiên cứu khả năng cạnh
tranh của một trong ba cấp độ trên thì không thể không đề cập đến hai cấp độ
còn lại. Bởi vì khả năng cạnh tranh của sản phẩm là cơ sở hình thành, quyết
đinh khả năng cạnh tranh của doanhh nghiệp và qua đó xác định khả năng cạnh
tranh của quốc gia. Xét cho cùng, các quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế
thông qua các doanh nghiệp mang quốc tịch của nước đó với các sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ có thể được sản xuất tại chính quốc gia đó. Khả năng cạnh tranh
của một quốc gia là tổng hợp khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản
phẩm mà quốc gia đó cung ứng.
2.2 Vai trò của cạnh tranh trên thị trường quốc tế:
Bất kỳ một vấn đề nào cũng có 2 mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Theo qui
luật này, cạnh tranh trong thị trường quốc tế cũng đã mang lại những tác dụng to
lớn nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế của nó. Trước hết cạnh tranh

đóng vai trò tích cực thông qua:
- Cạnh tranh thương mại đảm bảo điều chỉnh cung cầu, cạnh tranh phối hợp
tối ưu giữa người sản xuất và người tiêu dùng theo một cách thức dài hạn, đảm
bảo cho hàng hoá và dịch vụ được cung cấp sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị
trường.
- Cạnh trạnh thực hiện chức năng phân phối nguồn lực, làm nguồn lực di
chuyển đến những nơi mà chúng sinh lời nhất, vì những người sở hữu nguồn
lực đó muốn sử dụng chúng để đạt lợi nhuận cao nhất.
- Cạnh tranh làm thoả mãn người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường,
chỉ những sản phẩm và dịch vụ người tiêu dùng muốn mới được bán ra và sản
xuất dài hạn. Do đó, các nhà sản xuất phải tìm mọi cách cải tiến chất lượng sản
phẩm , thay đổi mẫu mã, bao bì, giảm giá thành cho sản phẩm. Tất cả điều đó
mang lại lợi ích cho khách hàng.
- Cạnh tranh thúc đẩy các tiến bộ kỹ thuật. Một trong những yếu tố quyết
định khả năng cạnh tranh là năng suất. Muốn có được năng suất cao chỉ có thể
nhờ hệ thống, máy móc kỹ thuật. Trong khi, khoa học công nghệ phát triển như
vũ bão với sự ra đời của máy móc mới trong từng phút. Do đó, các nhà sản xuất
phải luôn nỗ lực để có được những máy móc kỹ thuật hiện đại hơn để tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh không ngừng với những đối thủ
khác.
Tuy nhiên, đã là cạnh tranh thì tất nhiên sẽ có những doanh nghiệp mạnh
lên, qui mô ngày càng mở rộng, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường; ngược lại,
sẽ có những doanh nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh tranh dẫn đến phá sản. Doanh
nghiệp lớn mạnh nhất dễ trở thành độc quyền, nghĩa là thao túng thị trường từ
khâu phân phối đến giá cả. Xét trong dài hạn, động lực cạnh tranh cũng mất
dần. Họ cũng không cần chú ý đến việc hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành,
cải tiến chất lượng sản phẩm… Người tiêu dùng chính là người chịu thiệt hại.
Như vậy, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Nhưng nếu
cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực, làm triệt
tiêu việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ.

2.3 Các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh:
• Lợi thế so sánh:
Chẳng hạn năng suất lao động trong ngành sản xuất gạo và than ở hai nước
Anh và Mỹ lần lượt là:
Bảng 1: Năng suất lao động trong 2 ngành sản xuất gạo và than của Mỹ
và Anh.
Năng suất Mỹ Anh
Gạo (kg/1 ngày công lao động ) 300 800
Than (bao/1ngày công lao động ) 150 200
Theo như thuyết "lợi thế tuyệt đối" của Adam Smith, Anh là quốc gia có
thể sản xuất hiệu quả 2 mặt hàng gạo và than so với Mỹ. Nếu xét một cách
tuyệt đối thì Mỹ sản xuất hoàn toàn không có hiệu quả mặt hàng than. Nhưng
thực tế thì ngược lại, nếu Mỹ chuyên môn hoá sản xuất than và Anh chuyên
môn hoá sản xuất gạo thì sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Lúc đó, cả Anh và
Mỹ sẽ sản xuất được tổng cộng là 1.600kg gạo và 300 bao than trong 1 ngày.
Để giải thích điều đó, David Ricardo đưa ra lý thuyết " lợi thế so sánh" cho
rằng: một quốc gia giành được lợi thế so sánh ở những ngành sử dụng rộng
rãi các yếu tố sản xuất mà quốc gia đó có ưu thế thì quốc gia đó sẽ sản xuất
và xuất khẩu các mặt hàng này và nhập khẩu những mặt hàng mà nó không
có lợi thế so sánh. Cần chú ý rằng, lý thuyết "lợi thế so sánh" dựa trên giả
thuyết có sự phân bố các nguồn lực sản xuất không đồng đều ở mỗi quốc gia.
Từ lý thuyết này có thể mở rộng ra quốc gia này nên sản xuất mặt hàng mà
nó có nhiều thuận lợi về nguồn lực nhất và quốc gia kia nên sản xuất mặt
hàng mà nó gặp ít bất lợi nhất.
• Hiệu quả của sản xuất (năng suất lao động)
Sự khác biệt về lợi thế so sánh ở một ngành sản xuất nào mới chỉ cho
phép quốc gia có thể có khả năng cạnh tranh cao hơn quốc gia khác trong sản
xuất mặt hàng đó. Nhưng để biến các ưu thế thành hiện thực thì cần phải tổ
chức sản xuất để đưa ưu thế về nguồn lực sản xuất thành ưu thế về hiệu quả
sản xuất, thể hiện bằng năng suất lao động. Năng suất lao động là chỉ số thể

hiện sự tăng trưởng của ngành, của quốc gia, được đo bằng giá trị hàng hoá,
và dịch vụ sản xuất được trên một đơn vị lao động, vốn, nguồn lực vật chất
trong ngành đó, quốc gia đó. Năng suất chính là tiêu chí mà thông qua đó xác
định tính cạnh tranh.
Quy mô sản xuất:
Khả năng cạnh tranh còn được quyết định bởi quy mô sản xuất. Trước
một tổng cầu nhất định, doanh nghiệp phải tổ chức quy mô sản xuất phù hợp.
Quy mô sản xuất qúa lớn, nghĩa là khả năng sản xuất nhiều hơn so với nhu
cầu, sẽ dẫn đến lãng phí và đẩy chi phí sản xuất lên cao, không có lợi cho
cạnh tranh. Ngược lại, nếu quy mô sản xuất qúa nhỏ doanh nghiệp không có
khả năng sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu thị trường; lúc đó, doanh nghiệp tự bỏ
lỡ cơ hội ký kết các hợp đồng lớn với công ty nước ngoài.
Tổ chức hoạt động thương mại:
Khả năng cạnh tranh còn được tăng cường hơn nữa nhờ tổ chức hoạt
động thương mại. Tổ chức hoạt động thương mại không chỉ dừng ở chỗ kết
nối thông tin về nguồn cung - cầu trên thị trường mà còn thể hiện ở việc liên
kết các nhà cung cấp với nhau để vừa đáp ứng nhu cầu hàng hóa của thị
trường, vừa tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm đánh bại các đối thủ khác. Nhiều
khi xảy ra hiện tượng tranh mua tranh bán, các nhà xuất khẩu mạnh ai nấy
xuất, gìm giá lẫn nhau. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp nói riêng và của các quốc gia nói chung.
Ngoài bốn yếu tố kể trên còn rất nhiều yếu tố khác như: chi phí cơ hội,
chính sách thương mại, tỷ giá hối đoái của Nhà nước, quan hệ ngoại giao, …

×