Chia tài sản thừa kế
anh A và chị B lập gia đình năm 1999, đến năm 2002 sinh hai con C và D đến năm 2005
anh A ăn ở với chị K sinh được 1 con tên E không mai anh qua đời,chị B lo tang chế hết 10
triệu, trước khi anh A chết số tài sản di chúc để lại cho người bạn là anh G (di chúc hợp
pháp) số tài sản của anh A là 150 triệu. Vậy phải chia tài sản như thế nào ?
Cám ơn, giúp giùm tôi.
TRẢ LỜI
không xác định được thời điểm anh A chết hả bạn?
số tài sản của A là 150 tr?đây là số tài sản riêng hay tài sãn chung hợp nhất giữa vợ chồng A?
giả sử đây là tài sản riêng của A thì số di sản mà A để lại là 150 - 10(chi phái phải trả lại cho B)
= 140tr.
áp dụng điều 669 BLDS 2005 (hoặc điều 672 BLDS 1995): người được hưởng di sản không phụ
thuộc vào nội đungi chúc, bao gồm:B,C,D,E. Giả sử toàn bộ di sản trên được chia thep pháp luật
thì B=C=D=E=140/4*2/3=23,3tr.
di chúc hợp pháp, G được số tài sản còn lại: 140-23.3*4=46.6tr
Ông A và bà B kết hôn với nhau, và sinh được 3 người con là C, D, E. E kết hôn với F sinh
được một người con là G. Sau đó ông A mất, để lại di sản là 1 tỷ đồng. Trong di chúc ông A
chia cho vợ (bà B) và con tên C mỗi người 200 triệu ; chia cho D 300 triệu. Nhưng lại không
nhắc gì đến E. Mà di sản của ông A vẫn còn 300 triệu. Hỏi E có được hưởng thừa kế của
ông A hay không?
TRẢ LỜI
Trường hợp này xác định 1 tỷ –( 2x 200 tr +300tr)=300 triệu còn lại là di sản không được định
đoạt trong di chúc. Như vậy di sản 300 triệu của ông A còn lại này sẽ được chia theo pháp luật.
Theo điều 675 BLDS:
Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di
chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản
hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền
hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di
chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời
điểm mở thừa kế.
Căn cứ theo diện và hàng thừa kế. Thì 300 triệu sẽ được chia cho 4 người (hàng thừa kế thứ
nhất): bà B, C, D, E mỗi người: 300triệu : 4 = 75 triệu.
Vậy E được hưởng thừa kế từ ông A là 75 triệu đồng.
Các điều kiện để thực hiện như trên:
- Di sản 1 tỷ đồng ông A để lại là tài sản riêng của ông A.
- Di chúc hợp pháp.
Mọi người cứ coi 50 triệu là tài sản riêng của ông A đi,em phải làm bài tập đấy ạ.em có 1 cách
chia như này nhưng không biết có đúng không.Mọi người xem giúp em với.
tài sản riêng của ông A: 50 +560/2 =330tr
di sản của ông A sau khi làm mai táng: 330 -8 = 322tr
hàng thừa kế thứ nhất gồm B,D,E. B do bị truất quyền nhưng vẫn được hưởng 2/3 suất
nên di sản B được là 322:3 x2/3 =71,5555tr
D,E mỗi người nhận được 107,3333 triệu
Tuy nhiên trong cách chia này em đang phân vân vì sau khi trả D,E mỗi người 1 phần,trả B
2/3suất thì vẫn còn 1/3 số tiềncủa suất ấy.vậy 1/3 số tiền ấy sẽ chia như thế nào?
TRẢ LỜI:
Thứ nhất: theo như dữ liệu mà bạn cung cấp thì coi như di chúc đã hợp pháp, tài sản của A & B
là tài sản chung hợp nhất nên chia đôi
Thứ 2: Xác định tài sản của ông A: TS của A = 50 + 560/2 = 330TR.
trước khi chia di sản cho những người thừa kế thì cần phải thanh toán chi phí cho việc mai táng
là 8tr. như vậy khối TS dùng để chia thừa kế là 330 - 8 = 322Tr.
Thứ 3: Xác định những người được hưởng di sản thừa kế:
cần xác định C có người thừa kế kế vị không? Trả lời Ko - Vì A kết hôn B năm 60, C mất năm
75, có lẽ chưa có gđình
B có thuộc nhóm người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643? trả
lời KHÔNG, và B cũng không từ chối nhận thừa kế.
Do vây những người thừa kế bao gồm: D, E và B (bà này chỉ được hưởng thừa kế theo quy định
của Đ 169 - 2/3 suất của một người thừa kế theo PL. Cả 3 người này đều thuộc hàng thừa kế thứ
nhất.
Như vậy số TS mà B được thừa kế từ A là: 322/3 x 2/3 = 71,555Tr
số TS mà mỗi D & E được thừa kế là: (322 - 71, 555)/2 = 125,2225Tr.
( Bạn lệ Thủy thân mến số tiền 1/3 như bạn nói sẽ chia cho D & E. CÒn nói như Tuanlawyer là
chưa nắm vững kiến thức rồi).
Ba và mẹ em có tổ chức đám cưới nhưng giấy đăng ký kết hôn thì em không biết có hay
không. em hỏi mẹ em mẹ không nhớ vì năm 1972 ở quê em đang có chiến tranh ác liệt. Em
đã đến ủy ban xin trích lục giấy kết hôn giữa ba và mẹ em nhưng CB ở đó nói rằng vào thời
đó ở chế độ củ nên giấy tờ không còn lưu, Người ta có thể xác nhận cho hôn nhân của ba và
mẹ em ở thời đó là có thật và hợp pháp. Năm 1983 ba em chỉ nói là chuyển công tác vào
nam thôi khi nào ổn định thì đưa 2 mẹ con em vào.
Mẹ kế và ba em không có đứa con nào,Mẹ kế không có con riêng.
em là người con duy nhất.
Tài sản chung của ba và mẹ em không có.
Rất mong các anh chi tư vấn giúp em> Em Cám ơn rất nhiều!
Cập nhật bởi tthh vào lúc 23/11/2009 09:05:38
Chào em , căn cứ những thông tin em đã cung cấp anh xin có một số ý kiến như sau.
- Nếu dì và ba em có đăng ký kết hôn, hôn nhân đó là hơp pháp thì ts chung của hai người sẽ
đươc chia như sau :
ts chung :2 , dì 50% ; 50% còn lại : 2 , dì và em mỗi người một nửa - Nếu em chứng minh được
hôn nhân giữa cha và mẹ em là hợp pháp thì hôn nhân giữa dì và ba là hôn nhân trái pl ,em có
thể yêu cầu TA huỷ hôn nhân trái pl này. Khi đó ts sẽ được chia như sau : TS chung : 2, dì 50%;
50% còn lại : 2 ,mẹ và em . Em cho rằng số cổ phiếu kia là ts chung giữa dì và ba thì em phải
chứng minh điều đó khi ra toà .Khi đó TA sẽ xem xét có chia số cổ phiếu đó hay không . Nếu em
thoả thuận được với dì thì sẽ giảm được rất nhiều chi phí kiện cáo. Nhưng em cũng phải cẩn thận
nếu dì không hơp tác thì ts dễ bị tẩu tán.
Chúc em thành công ! Ls Nguyễn Đình Tuấn .
Như nội dung câu hỏi của bạn, thi theo hiểu biết của mình thì bố của bạn đươc quyền thừa kế tài
sản của ông nội của bạn theo Pháp luật, mặc dù không có di chúc. Với nội dung của bạn cung
cấp, mình đưa ra một phương án chia tài sản thừa kế theo pháp luật để bạn tham khảo nghe :
- Bạn không cung cấp thông tin 02 người con của ông nội bạn đã chết có vợ, chồng, con gi
không, chết trước hay sau ông nội của bạn. Nên mình giả thiêt cứ cho rằng 02 người đó không có
vợ, chồng, con và chết trước ông nội của bạn.
1. Khi ông nội bạn chết, thì tài sản hiện có trong gia đình ông của bạn chia làm 02 phần băng
nhau, người thụ hưởng là bà nội của bạn 1/2 và 04 người con được hưởng 1/2 khối tài sản đó.
2. Một nửa khối tài sản của ông nôi bạn sẽ chia đều cho 04 người con, trong đó có phần của bố
bạn với tỉ lệ là 1/4 của 1/2 khối tài sản đó .
3. Còn 1/2 tài sản của bà nội bạn được hưởng từ việc chia thừa kế từ ông nội của bạn, thì toàn
quyền do bà nội của bạn định đoạt và quyết định cho ai là quyền của bà. Khi bà chết là thời điểm
mở thừa kế mà không có tranh chấp về quyền thừa kế, thì di chúc hợp pháp của bà nội bạn được
thực hiện .
Bạn lưu ý, việc chia tài sản thừa kế không phân biệt con trai hay con gái, con cả hay con út.
Chia tài sản thừa kế
(Dân trí) - Bố mẹ tôi kết hôn sinh được 3 người con, tạo lập được 1 khối tài sản chung là 3 gian
nhà mái bằng. Năm 2000, mẹ tôi mất không để lại di chúc.
Năm 2002, bố tôi lấy vợ hai và sinh được 1 người con. Khi đó, Bố tôi đã điều chỉnh GCNQSDĐ,
xóa tên mẹ ruột tôi và thay tên mẹ kế trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không bàn bạc
với anh em chúng tôi.
Năm 2006, bố tôi mất không để lại di chúc, tôi muốn thừa hưởng ngôi nhà của bố mẹ tôi để làm
nơi thờ cúng tổ tiên, nhưng mẹ kế không đồng ý với lý do bà là người đứng tên trong
GCNQSDĐ, bà có toàn quyền không chia cho ai.
Xin hỏi Quý báo cho tôi biết: 1, Bố tôi tự ý sửa GCNQSDĐ, bỏ tên mẹ tôi thay tên mẹ kế có
đúng hay không? Bố tôi được quyền làm như vậy hay không?; 2, Mẹ kế có được hưởng di sản
thừ kế mà bố mẹ tôi để lại hay không?; 3, Diện tích nhà đất nêu trên, phải được chia thế nào theo
quy định của pháp luật? (Bạn đọc có Email: [Thành viên đã đăng kí mới được xem link. ])
Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời:
Thứ nhất: Mẹ bạn đã qua đời năm 2000, không để lại di chúc, theo đó 1/2 số tài sản trong khối
tài sản chung của bố mẹ bạn (tài sản bao gồm nhà, đất, tiền và các vật dụng khác) thuộc quyền sử
dụng của mẹ bạn.
Phần di sản này sẽ phát sinh quyền yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật theo điều 675 và 676 Bộ
Luật Dân sự. Thời hiệu yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật là 10 năm kể từ khi người để lại di
sản thừa kế qua đời.
Vì bạn không nói rõ mẹ bạn chết tháng mấy nên chúng tôi không thể tư vấn xem thời hiệu khởi
kiện chia thừa kế còn hay đã hết. Tuy nhiên, bạn cứ theo nguyên tắc luật định để tính đủ 10 năm
là thời hiệu khởi kiện. Nếu quá 10 năm, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn
(bao gồm 3 anh em bạn và bố bạn) sẽ hết quyền khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật.
Khi đó sẽ phát sinh việc yêu cầu chia tài sản chung theo mục 2.4 điểm a, Nghị quyết
02/2004/NQ – HĐTP ngày 10/8/2004 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải
quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.
Thứ hai: Năm 2002, bố bạn lấy vợ (nếu không có đăng ký kết hôn thì không được công nhận là
vợ chồng; tài sản chung hình thành trong thời gian này của ai sẽ thuộc về người đó quản lý và sử
dụng, nếu có tài sản chung hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu tòa án
chia có tính đến công sức đóng góp của hai bên - Điều 17 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và
mục 3, nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc Hội về việc thi hành Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000).
Bố bạn có hành vi điều chỉnh GCNQSDĐ, cho tên mẹ kế bỏ tên mẹ của bạn ra khỏi GCNQSDĐ
khi chưa được sự đồng ý của các đồng thừa kế của mẹ bạn là trái với trình tự pháp luật. Theo đó,
bạn có thể làm đơn khiếu nại về việc điều chỉnh sổ đỏ hoặc khởi kiện ra tòa yêu cầu hủy sổ đỏ đã
cấp cho Bố và mẹ kế.
Thứ 3: Năm 2006, bố bạn mất không để lại di chúc, toàn bộ khối tài sản chung của bố mẹ bạn sẽ
phát sinh việc chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 675, 676 Bộ Luật Dân sự năm
2005.
Nếu bố bạn và mẹ kế kết hôn có đăng ký theo đúng quy định của luật Hôn nhân và gia đình, khi
đó 1/2 khối di sản trên mà bố bạn được hưởng sẽ phát sinh chia thừa kế cho 3 anh em bạn, mẹ kế
và người con chung của bố bạn và mẹ kế.
Nếu không có đăng ký kết hôn thì mẹ kế của bạn sẽ không được hưởng phần di sản mà bố bạn để
lại trừ khi mẹ kế của bạn được chia phần công sức đóng góp giúp tôn tạo, duy trì khối tài sản
trên.
Văn phòng luật sư Hồng Bách và Cộng sự. Số 6, Trung Yên 3, phường Trung Hoà, quận Cầu
Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04.3.7868574 Fax: 04.3.7868575