Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Yến Tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.24 KB, 33 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất,
nhiều doanh nghiệp thương mại đã ra đời và đã khẳng định vị trí không thể thiếu
được trong nền kinh tế thị trường với vai trò trung tâm là cầu nối giữa sản xuất và
tiêu dùng. Sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp thương mại đã làm cho tình
hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng phức tạp quyết liệt hơn. Đòi hỏi các
doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và phát triển cần linh hoạt và năng động
trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với những thay đổi
của thị trường.
Cũng như nhiều doanh nghiệp thương mại khác, công ty TNHH Yến Tâm đã
hình thành và đang ngày càng phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thương
trường. Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh hàng hoá công ty đã cố
gắng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Từ nhận thức về tình hình
thực tế kinh doanh của công ty trong thời gian thực tập, trên cơ sở những kiến thức
đã được đào tạo ở trường cùng với sự giúp đỡ của khoa Quản lý, của cán bộ công
nhân viên công ty Yến Tâm và nhất là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Thức Minh, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động quản lý tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Yến Tâm” để viết luận văn tốt
nghiệp.
Luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận, được kết cấu thành 3 chương
Chương 1 – Tổng quan về công ty TNHH Yến Tâm
Chương 2 – Thực trạng hoạt động quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH
Yến Tâm
Chương 3 – Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tiêu thụ sản phẩm
tại công ty TNHH Yến Tâm
Vietluanvanonline.com


Page 1


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH YẾN TÂM
1.1.
1.1.1.
-

Giới thiệu chung về công ty TNHH Yến Tâm
Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Tên công ty: Công ty TNHH Yến Tâm
Loại hình: Công ty TNHH
Trụ sở chính: Số 48, ngách 481/1 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
Công ty TNHH Yến Tâm được thành lập từ năm 2008 theo giấy phép kinh

doanh số: 0111410165 do phòng đăng ký kinh doanh số 1, sở kế họach và đầu tư
thành phố Hà Nội thời trang cấp giấy phép kinh doanh ngày 11 tháng 08 năm 2008,
với mức vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ (hai tỷ đồng).
- Năm 2010: Công ty soạn thảo và thông qua điều lệ hoạt động lần thứ 2. Với
vốn điều lệ tăng thêm ở mức 5.000.000.000 VND. Trong giai đoạn từ năm 2013
đến nay, mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song với những bước đi đúng
đắn, công ty đã và đang tiếp tục có những thành công tốt đẹp, xây dựng một công ty
đứng đầu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm thời trang cao cấp tại Việt Nam.
- Công ty TNHH Yến Tâm là công ty bán lẻ hàng đầu các sản phẩm thời trang,
chăm sóc sắc đẹp và hàng tiêu dùng cao cấp hàng đầu thế giới tại Việt Nam như
quần áo thời trang Levi’s, giày dép Birkenstock, mỹ phẩm Pupa Milano, nước hoa

Aigner, Roberto Cavalli, Paris Hilton, Gianfranco Ferre,…
1.1.2. Chức năng và hoạt động của công ty:
Sau khi chính thức đăng ký hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty TNHH,
công ty đã và đang hoạt động kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực:
- Xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thời trang cao cấp
- Là đại lý phân phối các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu lớn như:
Levi’s, Cartier, Eyewear,…
DANH SÁCH SẢN PHẨM CỦA YẾN TÂM

Vietluanvanonline.com

Page 2


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

Nguồn: Phòng kinh doanh
Giày Timberland 4153R

1.590.000

Quần Bolzano

3.199.000

Áo thun Nautica

3.315.000


Sơ mi SomiViet

2.385.000

Vest Viettien

2.610.000

Vest nữ Canifa

2.300.000

Đồng hồ Skagen

2.465.000

Đồng hồ Breo

2.600.000

Quần Kaki Nữ

3.195.000

Quần Jeans Hoa

2.289.000

BLOOMJess


1.264.000

Quần Nữ Dáng Ôm

2.295.000

CASWAYSÁo Len Cardigan

1.355.000

1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty :
Bộ máy quản lý kinh doanh và quản lý tài chính của công ty được tổ chức theo
mô hình trực tuyến. Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban được phân định rõ
ràng và có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban trong quá trình hoạt động.

SƠ ĐỒ 1- TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
Giám đốc
Vietluanvanonline.com

Page 3


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

Phó giám đốc
kinh doanh


Phòng kinh
doanh

Phòng chăm
sóc khách hàng

Phó giám đốc
hành chính

Phòng tài
chính-kế toán

Phòng hành
chính

Phòng
kỹ thuật

(Nguồn: Phòng hành chính công ty Yến Tâm)
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty,
quyết định và chịu trách nhiệm trước Công ty, trước cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, trước pháp luật và cán bộ nhân viên trong công ty.
Phó giám đốc: Là người hỗ trợ cho giám đốc điều hành công ty và chịu trách
nhiệm về công tác quản lí hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của công ty.
Phòng tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận khác trong
công ty thực hiện đúng chế độ thể lệ quy định về kế toán tài chính, đồng thời có
nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của công ty và hoạt động kế toán theo quy
định của nhà nước
Phòng kinh doanh-chiến lược: Thực hiện công việc tiếp thị - bán hàng tới
khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần, lập các kế hoạch chiến lược

giúp mở rộng thị trường, phát triển công ty.
Vietluanvanonline.com

Page 4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

Phòng chăm sóc khách hàng: Xây dựng tổ chức quản lý các công việc tại
Phòng đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, quản lý, duy trì mối quan hệ
giữa các công ty với các khách hàng.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm kỹ thuật đối với các mẫu hàng sản phẩm
cung cấp ra thị trường, tư vấn các loại hóa chất theo yêu cầu của khách hàng, kiểm
định các mẫu hóa chất và các vấn đề kỹ thuật khác.
Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy hành chính
– quản trị công ty.

1.2. Đặc điểm nguồn lực của công ty TNHH Yến Tâm:
1.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực:

Vietluanvanonline.com

Page 5


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý


Ở bảng 1, chúng ta xét đến cơ cấu nhân lực của Công ty TNHH Yến Tâm,
các yếu tố có thể làm rõ cho cơ cấu nhân lực như sau:
Một, về tổng số lao động của công ty, năm 2012 nhân sự của công ty có là 83
người sau 2 năm phát triển. Con số về nhân sự tăng không đáng kể nhưng khá đồng
đều qua từng năm. Cụ thể là 92 người trong năm 2013 và 102 người trong năm
2014 tương đương với 9% và 10,87% tỷ trọng.
Hai, phân theo tính chất lao động, tổng số lao động của Yến Tâm trong năm
2012 là 83 người trong đó lao động trực tiếp của công ty là 46 người chiếm 55% và
số lao động gián tiếp là 37 người chiếm 45% tỷ trọng. Năm 2013 và 2014 với sức
tăng không cao chỉ mang lại cho Yến Tâm số lao động trực tiếp tăng lên là 15 người
sau 2 năm, lao động gián tiếp tăng 4 người cho thấy công ty tuyển chọn nhân viên
khá khắt khe và chặt chẽ.
Ba, phân theo giới tính, số lao động Nữ thường ít hơn lao động Nam trong
suốt 3 năm từ 2012 đến 2014 với tốc độ tăng không đáng kể. Số lao động Nam tăng
lên 17 người sau 2 năm bên cạnh đó số nữ tăng 2 người.

Vietluanvanonline.com

Page 6


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

Bảng 1: Tình hình lao động của công ty Yến Tâm
So sánh tăng, giảm
Năm 2012


Năm 2013

83

Tỷ
trọng
(%)
100

Lao động trực tiếp

46

Lao động gián tiếp

Năm 2014

92

Tỷ
trọng
(%)
100

55

55

37


45

Nam

58

Nữ

2013/2012
Tỷ
Số tuyệt
trọng
đối
(%)
9
11

So sánh tăng, giảm
2014/2013

102

Tỷ
trọng
(%)
100

59,78

61


59,80

9

19,57

6

10,91

37

40,22

41

40,20

0

0

4

10,81

69,88

69


75,00

75

73,53

11

18,97

6

8,70

25

30,12

23

25,00

27

26,47

-2

-8,00


4

17,39

ĐH và trên ĐH

34

40,96

38

41,30

41

40,20

4

11,76

3

7,89

Cao Đẳng và TC

41


49,40

45

48,91

48

47,06

4

9,76

3

6,67

PTTH và THCS

8

9,64

9

9,78

13


12,75

1

12,50

4

44,44

Trên 45 tuổi

15

18,07

16

17,39

16

15,69

1

6,67

0


0

Từ 35 đến 45 tuổi

23

27,71

26

28,26

29

28,43

3

13,04

3

11,54

Từ 25 đến 35 tuổi

36

43,37


42

45,65

47

46,08

6

16,67

5

11,90

9

10,84

8

8,70

10

9,80

Số

lượng
Tổng số lao động

Số
lượng

Số
lượng

Số tuyệt
đối

Tỷ trọng
(%)

10

10,87

Phân theo tính chất lao động

Phân theo giới tính

Phân theo trình độ học vấn

Phân theo độ tuổi

Dưới 25 tuổi

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01


-1
-11,11
2
25,00
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán)

7


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

Bốn, phân theo trình độ, số người có trình độ PTTH và THCS chiếm tỷ trọng
thấp nhất trong tổng số nhân viên lao động tại công ty. Cụ thể là trong năm 2012, tỷ
trọng của người có trình độ từ PTTH và THCS chỉ chiếm 9,64% tương đương với 8
nhân viên trong khi đó, số nhân viên của cao đẳng và trung cấp lại là 49,4%, của
Đại học và trên Đại học là 40,96% tương đương lần lượt là 41 nhân viên và 34 nhân
viên làm việc tại công ty. Hai năm sau đó là 2013 và 2014 con số trên dao động
không đáng kể với tỷ trọng lớn vẫn nghiêng về phía người có trình độ Cao đẳng và
trung cấp với 47,06% cho năm 2014.
Cuối cùng, xét về độ tuổi, những người làm việc cho Yến Tâm có độ tuổi
không quá chênh lệch nhau và cho thấy rằng đây là môi trường làm việc dành cho
tất cả mọi người ở mọi độ tuổi khác nhau. Qua 3 năm từ 2012 đến 2014, số lao
động từ dưới 25 tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong công ty là 10,84% tương đương
với 9 người. Tiếp đến là độ tuổi từ 25 đến 35 chiếm tỷ trọng cao nhất là 43,37%
tương đương 36 người. Độ tuổi trên 45 tuổi có 15 người tương đương 18,07% và từ
35 đến 45 tuổi có 23 người tương đương 27,71%. Trong 2 năm tiếp theo sự biến đổi
không lớn và dẫn đầu vẫn là độ tuổi từ 25 tuổi đến 35 chiếm 43,37% tỷ trọng tổng

nhân lực làm việc tại Yến Tâm.
1.2.2. Đặc điểm nguồn vốn của công ty Yến Tâm:
Tổng nguồn vốn của công ty tuy có tăng qua từng năm nhưng chưa thực sự có
được sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể như sau:

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

8


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

BẢNG 2: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CÔNG TY YẾN TÂM QUA 3 NĂM 2012 - 2014
(ĐVT: tỷ đồng)

NGUỒN VỐN

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2013 so với
2012

Năm 2014 so với
2013


Số tiền

Tỷ trọng
%

Số tiền

Tỷ trọng
%

Số tiền

Tỷ trọng
%

Chênh
lệch

Tỷ lệ
(%)

Chênh
lệch

Tỷ lệ
(%)

2,54


100%

3,18

100%

4,42

100%

0,64

25,20

1,24

38,99

1, Vốn cố định

1,23

48,43

1,48

46,54

1,83


41,40

0,25

20,33

0,35

23,65

2, Vốn lưu động

1,31

51,57

1,7

53,46

2,59

58,60

0,39

29,77

0,89


52,35

1, Vốn chủ sở hữu

2,07

81,50

2,51

78,93

3,41

77,15

0,44

21,26

0,9

35,86

2, Vốn vay

0,47

18,50


0,67

21,07

1,01

22,85

0,2

42,55

0,34

50,75

Tổng nguồn vốn
A. Chia theo tính chất

B. Chia theo sở hữu

(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán)

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

9


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Quản lý

Cụ thể năm 2012, tổng nguồn vốn của công ty là 2,54 tỷ đồng. Sang năm
2013 tổng vốn tăng lên thành 3,18 tỷ đồng tương đương tăng lên 0,64 tỷ đồng
(25,2%) và năm 2014 tăng thành 4,42 tỷ đồng tương đương tăng 1,24 tỷ đồng
(38,99%) so với năm 2013 điều này tuy thể hiện rằng công ty chưa có sự bứt phá
nào về tổng nguồn vốn trong suốt 3 năm nhưng lại cho thấy được sự ổn định và
vững vàng trong thời kì kinh tế suy thoái như hiện nay.
Chia theo tính chất, Tổng nguồn vốn của Công ty Yến Tâm được chia thành
Vốn cố định và Vốn lưu động. Trong đó năm 2012 Vốn cố định của công ty là 1,23
tỷ đồng chiếm 48,43% tổng nguồn vốn cho thấy công ty đầu tư khá mạnh tay vào
cơ sở vật chất trang thiết bị để hỗ trợ việc kinh doanh. Sang năm 2013 và 2014 số
vốn cố định được tăng thêm 0,25 tỷ cho năm 2013 và tăng 0,35 tỷ đồng cho năm
2014 cho thấy công ty chú trọng việc phát triển cơ sở vật chất để hỗ trợ việc kinh
doanh của công ty như phát triển thêm các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố hay
trang bị thêm cơ sở vật chất, hạ tầng để tăng thêm quy mô và tạo nên uy tín cho
công ty trong thời kì suy thoái vẫn còn đang khó lường như hiện nay.
Vốn lưu động của công ty trong năm 2012 là 1,31 tỷ đồng chiếm 51,57%
tổng nguồn vốn. Sang năm 2013, tổng vốn lưu động tăng thêm 0,39 tỷ đồng tương
đương 29,77% và năm 2014 tiếp tục tăng thêm 0,89 tỷ đồng tương đương 52,35%
so với năm 2013 cho thấy công ty khá thận trọng trong việc phát triển quy mô của
vốn lưu động.
Chia theo sở hữu, tổng vốn chủ sở hữu của công ty có được trong năm 2012
là 2,07 tỷ đồng tương đương 81,5% cho thấy công ty có tiềm lực về tài chính khá
dồi dào vì trong thời kì lạm phát hiện nay việc trả nợ là một điều làm giảm doanh
thu của công ty một cách đáng kể. Và công ty công ty cũng nhận thức rõ được điều
đó nên năm 2013, tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên 0,44 tỷ đồng
tương đương 21,26% thành 2,51 tỷ đồng và năm 2014 con số vốn chủ sở hữu tăng
Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01


10


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

thành 3,41 tỷ tương đương tăng 0,9 tỷ (35,86%) so với năm 2013. Năm 2013 tuy số
lượng tăng vốn chủ sỡ hữu tăng không cao như năm 2014 nhưng cũng thể hiện
được rằng công ty luôn tập trung giữ vững mức vốn chủ sở hữu của mình ở triệu
trọng từ 75% trở lên cho thấy công ty muốn kinh doanh chủ yếu trên vốn chủ sở
hữu nhằm hạn chế các rủi ro cũng như công nợ không mong muốn có thể xảy tới.
Cuối cùng là Vốn vay của Yến Tâm, tại năm 2012 số vốn vay của công ty là
0,47 tỷ đồng chiếm 18,5% tổng nguồn vốn của công ty. Tới năm 2013, số vốn vay
của công ty tăng nhẹ thành 0,67 tỷ đồng tương đương tăng 0,2 tỷ (42,55%) cho thấy
công ty luôn muốn hạn chế tối đa số vốn vay để tăng thêm lợi nhuận cho công ty
trong thời kì suy thoái ảm đạm hiện nay. Năm 2014 số vốn vay của công ty mạnh
thành 1,01 tỷ đồng tương đương tăng 0,34 tỷ (50,75%) song công ty vẫn kiểm soát
nguồn vốn vay của mình rất tốt để con số về Vốn vay của công ty không vượt quá
25% để bị vượt tầm kiểm soát và bị phụ thuộc vào Vốn vay để kinh doanh.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Yến Tâm trong 3 năm gần đây:
Ở bảng 3, ta có thể thấy được kết quả kinh doanh của công ty Yến Tâm qua các chỉ
tiêu trong bảng như sau:
Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành của công ty là 6,21 tỷ đồng trong
năm 2012. Con số này tăng lên là 7,62 tỷ đồng trong năm 2013 tương đương tăng
22,71% và tăng mạnh thành 12,15 tỷ đồng trong năm 2014 tương đương tăng
59,45% thể hiện sự mở rộng quy mô kinh doanh của Yến Tâm phát triển rất ấn
tượng và tốc độ rất nhanh trong thời điểm hiện nay.
Lợi nhuận của Yến Tâm năm 2012 sau khi trừ hết các khoản chi phí còn lại
là 3,67 tỷ triệu đồng. Trong năm 2013 tăng thành 4,44 tỷ tương đương tăng 20,98%

và năm 2014 lợi nhuận thu về là 7,73 tỷ đồng tương đương tăng 74,1% thể hiện
công ty đang làm ăn rất đúng hướng trong thời kì suy thoái hiện nay

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

11


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
STT

Các chỉ tiêu chủ yếu

1

Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành

2

Tổng số lao động

3

Tổng vốn kinh doanh bình quân

Đơn vị

tính

Tỷ đồng

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

So sánh tăng, giảm
năm 2013/2012

So sánh tăng, giảm
năm 2014/2013

Số tuyệt
đối

Số tuyệt
đối

Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ
(%)


6.21

7.62

12.15

1.41

22.71

4.53

59.45

83

92

102

9

10.84

10

10.87

2.54


3.18

4.42

0.64

25.20

1.24

38.99

4a. Vốn cố định bình quân

1.23

1.48

1.83

0.25

20.33

0.35

23.65

4b. Vốn lưu động bình quân


1.31

1.7

2.59

0.39

29.77

0.89

52.35

người
Tỷ đồng

4

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng

3.67

4.44

7.73


0.77

20.98

3.29

74.10

5

Nộp ngân sách

Tỷ đồng

0.92

1.11

1.93

0.19

20.98

0.82

74.10

6


Thu nhập BQ 1 lao động

1trđ/tháng

2.4

2.8

3.5

0.4

16.67

0.7

25.00

7

Năng suất lao động BQ

tỷ đồng

0.07

0.08

0.12


0.01

10.70

0.04

43.82

8

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu tiêu thụ

chỉ số

0.59

0.58

0.64

9

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh

chỉ số

1.44

1.40


1.75

10

Số vòng quay vốn lưu động

vòng

4.74

4.48

4.69
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán)

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

12


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

Nộp ngân sách Nhà nước của công ty Yến Tâm luôn là 25% số lợi nhuận
kiến được hàng năm nên năm 2012 công ty đã nộp số tiền là 0,92 tỷ đồng. Năm
2013 là 1,11 tỷ và năm 2014 nộp là 1,93 tỷ đồng.
Thu nhập BQ 1 lao động của công ty không thực sự cao do còn phụ thuộc
vào kết quả kinh doanh mà nhân viên kinh doanh bán ra đồng thời kết quả
marketing của nhân viên làm thương hiệu đóng góp cho việc kinh doanh của công

ty. Doanh thu của cả 3 năm đều tăng khá đều nên lương bình quân cho 1 lao động
của công ty cũng tăng đều từ 2,4tr/người năm 2012 lên 2,8tr/người trong năm 2013
và 3,5tr/người năm 2014.
Năng suất lao động của công ty tại năm 2012 là 0,07 tỷ đồng. Song năm 2013
con số này tăng lên thành 0,08 tỷ và năm 2014 tiếp tục tăng lên là 0,12 tỷ đồng cho
thấy nhân viên làm việc bắt đầu đạt được hết năng suất và chính sách kiểm soát
nhân viên của công ty bước đầu thực sự đã đáp ứng khá tốt yêu cầu của công ty.
Tỉ suất lợi nhuận bình quân/doanh thu tiêu thụ là tỉ số giữa số tiền doanh
nghiệp nộp ngân sách Nhà nước với doanh thu thuần của công ty nên chỉ số của
Yến Tâm cũng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và lên xuống thất
thường như năm 2012 chỉ số đó là 0,59. Của năm 2013 là 0,58 và tới 2014 là 0,64.
Tỉ suất lợi nhuận/vốn biểu hiện khả năng phát triển của doanh nghiệp. Công
ty TNHH Yến Tâm cũng như vậy với chỉ số năm 2012 là 1,44. Năm 2013 là 1,4 và
năm 2014 là 1,75 cho thấy tốc độ phát triển của công ty ngày một chậm lại và có
dấu hiệu của chững phát triển.
Số vòng quay vốn lưu động của công ty khá cao khi con số thể hiện là 4,74
trong năm 2012, trong 2 năm tiếp theo là 2013, 2014 con số đó lần lượt là 4,48 và
4,69 cho thấy công ty làm chính sách về thanh toán tốt nhưng đang có chiều hướng
sụt giảm. Điều này đang là bài toán đưa ra để công ty có các chính sách về thanh
toán tốt hơn để mang lại dòng tiền về cao hơn cho công ty.

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

13


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý


CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TIÊU THỤ SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH YẾN TÂM
2.1. Công tác điều tra, nghiên cứu thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tiêu thụ được
sản phẩm và hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì công việc đầu tiên là cần điều tra
nghiên cứu thị trường.
Cũng như các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường,
nghiên cứu thị trường là một trong những khâu được Công ty đề cao nhất. Công ty
không thuê các công ty về nghiên cứu thị trường mà trực tiếp tham gia thu thập
thông tin, dùng các phương pháp thăm dò ý kiến quan sát, tiến hành xử lý thông tin
bằng cách phân loại thông tin theo vấn đề nghiên cứu, tình hình thị trường trong
nước cũng như quốc tế.
Việc nghiên cứu thị trường của Công ty được giao cho phòng Kinh doanh, các
cán bộ nhân viên phòng này sẽ có nhiệm vụ phối hợp với nhau để điều tra nhu cầu
thị trường, tìm xu hướng thị hiếu người tiêu dùng, để từ đó có thể có kế hoạch sản
xuất và tiêu thụ hàng một cách phù hợp nhất hoặc có thể tạo ra các mẫu mã mới với
giá cả hợp lí đáp ứng khả năng, nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Thu thập thông
tin về thị trường từ rất nhiều nguồn, trước hết là dựa vào thông tin phản hồi từ các
cửa hàng, đại lí thông qua các bảng điều tra, các báo cáo về doanh thu theo từng
loại sản phẩm… Vì bộ phận bán hàng là nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, sẽ có
thể đưa ra những thông tin cụ thể về phản ứng của khách hàng đối với các loại mẫu
mã và giá cả sản phẩm của công ty, để từ đó công ty có thể điều chỉnh và đưa ra
những biện pháp hợp lí. Bên cạnh đó, công ty còn dựa vào thư hỏi hàng trực tiếp
của khách đặt hàng, dựa vào việc thu thập thông tin từ mạng Internet, thông qua
việc tham dự các hội chợ, tham khảo các tạp chí chuyên ngành về thời trang trong
và ngoài nước để có thể nắm bắt được các thông tin một cách nhanh nhất, thông tin
Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

14



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

từ kinh nghiệm thực tế của các cán bộ nhân viên trong phòng Kinh doanh. Sau đó,
các cán bộ nhân viên sẽ xử lí các thông tin thu thập được và đưa ra các kết quả về
nhu cầu thị trường.
Nhìn chung nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng. Khách hàng của công ty ở
rất nhiều lứa tuổi khác nhau và với các mức thu nhập khác nhau. Các sản phẩm của
công ty phục vụ cho hầu hết tất cả các lứa tuổi, với các mức thu nhập khác nhau
nhưng chủ yếu vẫn là cho những người có mức thu nhập trung bình khá.
2.2. Chính sách giá cả:
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, giá cả là một vũ khí cạnh tranh có
hiệu quả để Công ty có thể duy trì và phát triển được thị phần của mình. Nhằm phát
triển hoạt động tiêu thụ trên thị trường Công ty rất quan tâm đến chiến lược giá cả
của mình, chủ trương của Công ty là: “Bán được nhiều hàng, giữ được nhiều
khách”.
Để tăng cường tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, Công ty còn áp dụng chính
sách giá cả khác nhau:
- Khách mua 100 - 300 sản phẩm được giảm giá 3%
- Khách mua 300 - 1000 sản phẩm được giảm giá 5%
- Khách mua 1000 - 2000 sản phẩm được giảm giá 7%
- Khách mua trên 2000 sản phẩm được giảm giá 10%
Có thể nói với chính sách giá cả linh hoạt, hợp lý mà Công ty TNHH Yến Tâm
áp dụng trong thời gian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động quản lý tiêu thụ sản
phẩm của Công ty.

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01


15


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

2.3. Hoạt động xúc tiến:
Công tác xúc tiến là một công tác quan trọng giúp Công ty gây ảnh hưởng và
lôi cuốn khách hàng, từ đó thực hiện việc phát triển hoạt động tiêu thụ. Quảng cáo
giới thiệu sản phẩm: Để khách hàng, người tiêu dùng biết đến và ưa thích sản phẩm
của mình, Công ty thường tiến hành quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các báo chí
của Trung ương và địa phương, đồng thời Công ty còn cho xuất bản các Catalogue
giới thiệu sản phẩm và hình ảnh của Công ty với sản phẩm mũi nhọn là các sản
phẩm quần áo bò và sơ mi thương hiệu Guess.
Các hoạt động yểm trợ, khuếch trương nhằm gây ảnh hưởng rõ nét hơn trong
tiêu thụ, đồng thời để thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường, Công ty rất tích cực
tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm như: hội chợ triển lãm Hàng
tiêu dùng, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ triển lãm Hàng hóa với
chất lượng cuộc sống, hội chợ hàng Công nghiệp EXPO, hội chợ ngành may mặc
Việt Nam ... Qua đó công ty được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, hiểu hơn về
công ty, công ty sẽ tiêu thụ nhiều hơn sản phẩm của mình, có thêm nhiều bạn hàng
mới. Có thể nói đây là phương tiện quảng cáo có hiệu quả mà công ty nên áp dụng.
Ngoài các hoạt động trên Công ty còn có các hoạt động khác như: chào hàng,
tham gia tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hoá của địa phương, khu vực và
tham gia tích cực các phong trào, các hội thi do Ngành, Bộ, Tổng công ty tổ chức.
Sự kết hợp đồng bộ các hoạt động trên đã góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu
thụ trên thị trường của Công ty một cách đáng kể.
2.4. Kế hoạch công tác bán hàng của công ty:


Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

16


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

Kế hoạch công tác bán hàng, marketing sản phẩm tại công ty Yến Tâm trong
năm 2013 đó là thiên về các hình thức quảng cáo về website và quảng cáo về
Google. Cụ thể là trong năm 2013, công ty đã đưa ra hình thức quảng cáo làm gian
hàng chuyên nghiệp trên 2 trang thương mại điện tử lớn nhất hiện nay tại Việt Nam
đó là chodientu.vn và vatgia.com. Chi phí cho 2 gian hàng này trong 1 năm lên tới
35 triệu song kết quả thu lại được rất khả quan. Trên trang chodientu.vn trong 1
năm có 130.415 người truy cập và có tới 65% người trong số đó mua hàng tại công
ty hoặc qua 4 chi nhánh tại cửa hàng. Tiếp đó là gian hàng tại vatgia với lượng truy
cập trong năm 2013 là 216.352 người và tỉ lệ mua hàng là 78%.
Ngoài hình thức gian hàng chuyên nghiệp trên, nhận thức được việc mua sắm
của người dân Việt nam chủ yêu thông qua tìm kiếm google nên công ty Yến Tâm
đã sử dụng thêm hình thức quảng cáo Google đó là Google Adwords kết hợp làm
SEO trên google giúp cho việc nhận diện thương hiêu, gian hàng của công ty tăng
lên đáng kể. Cụ thể quảng cáo Google Adwords mang về trung bình 150 click/ngày
với tỉ lệ mua hàng lên tới 83%. Kết quả về SEO cũng rất khả quan khi khi lượng
truy cập là 252.779 lượt/năm với tỉ lệ mua hàng là 85%. Kết quả trên cho thấy đội
ngũ nhân viên làm marketing của công ty rất chịu khó tìm hiểu thị trường, phân
vùng khách hàng, tìm hiểu hành vi mua hàng của khách hàng giúp cho công ty Yến
Tâm luôn duy trì được kết quả bán hàng của mình như các năm trước ngay tại thời
điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.
Sang năm 2014, các hình thức marketing và kế hoạch công tác bán hàng của

công ty chuyển hướng sang hướng phát triển mới. Cụ thể là công ty tập trung vào
hình thức quảng cáo tập trung vào các báo mạng như CPC ( cost per click ), banner,
bài PR do nhận thức được việc khách hàng Việt luôn vào các trang báo mạng để tìm
hiểu thông tin. Chính vì vậy cách thức làm này tuy hiệu quả không cao bằng hình
thức trước nhưng làm tăng lên uy tín cho công ty trong lòng khách hàng khi lên bất

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

17


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

kì trang báo mạng nổi tiếng nào đều thấy có logo, banner, sản phẩm và bài PR trực
tiếp về công ty. Từ đó tạo tiền đề cho công ty nâng cao giá thành sản phẩm, đảm
bảo được chất lượng và lượng khách hàng ổn định cho công ty.

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

18


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

Bảng 8 - Bảng kế hoạch công tác bán hàng, marketing sản phẩm và kết quả thực hiện trong năm 2013
NĂM 2013

Kế hoạch

Thực hiện

Lượng khách hàng truy cập

Lượng khách hàng mua sp

Quảng cáo qua thương mại
điện tử

Quảng cáo trên chodientu 10tr/năm

130.415/năm

65%

Quảng cáo trên vatgia 25tr/năm

216.352/năm

78%

Dịch vụ Google Adwords - 7tr/tháng

150click/ngày

83%

SEO - 25tr/1 năm 4 từ khóa


252.779/năm

85%

Quảng cáo qua Google

Bảng 9 - Bảng kế hoạch công tác bán hàng, marketing sản phẩm và kết quả thực hiện trong năm 2014
NĂM 2014
Thực hiện

Lượng khách hàng truy
cập

Tỉ lệ khách mua

Đăng banner trên Zing, Vnexpress
- 240tr/1 tháng

545.261/tháng

63%

Quảng cáo CPC trên Dantri, Vneconomy
- 1.500vnđ/click

352.625 click/tháng

83%


Viết bài PR trên Zing, VnExpress - 5tr/bài/tuần

45.837/tháng

47%

Kế hoạch

Quảng cáo trên báo mạng

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

19


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty:
2.5.1. Tình hình tiêu thụ theo thị trường địa lý:
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được kết quả kinh doanh của công ty
TNHH Yến Tâm qua 3 năm 2012 – 2014 dẫn đầu là thị trường TP.HCM với doanh
số là 2,04 tỷ trong năm 2012. Bước sang năm 2013 và 2014 doanh số tại thị trường
HCM vẫn luôn dẫn đầu với số tiền doanh thu đem về cho công ty lần lượt là 2,76 tỷ
và 5,76 tỷ đồng cho thấy việc phát triển tại HCM cần được đầu tư nhiều hơn để phát
triển hơn nữa cho thị trường hiện nay.
BẢNG 4 – KẾT QUẢ KINH DOANH THEO THỊ TRƯỜNG ĐỊA LÝ CỦA
YẾN TÂM
(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

So sánh 2013/2012

So sánh 2014/2013

Số lượng

Tỉ trọng

Số
lượng

Tỉ trọng

Hà nội

1,32

1,41

1,96


0,09

6,82

0,55

39,01

Hải Phòng

1,17

1,28

1,58

0,11

9,40

0,3

23,44

Huế

0,47

0,85


1,21

0,38

80,85

0,36

42,35

Đà Nẵng

1,21

1,32

1,64

0,11

9,09

0,32

24,24

Hồ Chí Minh

2,04


2,76

5,76

0,72

35,29

3

108,70

Tổng

6,21

7,62

12,15

1,41

22,71

4,53

59,45

(Nguồn: Phòng kế toán công ty Yến Tâm)


Đứng thứ 2 với kết quả doanh thu đem về đó là thị trường Hà Nội với doanh
thu đem về trong năm 2012 là 1,32 tỷ đồng. Doanh số tăng cho 2 năm tiếp theo tại
thị trường Hà Nội khá tốt nên chỉ số doanh thu cho 2 năm tiếp theo tăng 6,82% cho
năm 2013 lên thành 1,41 tỷ đồng và tăng 39,01% trong năm 2014 lên thành 1,96 tỷ
đồng.

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

20


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

Tiếp theo là 3 thị trường Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng luôn cho mức doanh số cao
nhưng thiếu tính bứt phá đặc biệt tại thị trường Huế qua 3 năm phát triển con số về
doanh thu chỉ đạt được mức 0,47 tỷ đồng và tăng thêm 0,38 tỷ so với năm 2013 cho
thấy Yến Tâm dường như thiếu đi chiến lược kinh doanh đúng đắn để hỗ trợ việc
bán hàng tốt hơn cho các thị trường. Để có thể chiếm lĩnh được thị trường này, công
ty cần phải đa dạng hoá sản phẩm, và tìm kiếm sản phẩm phù hợp hơn với người
dân trong vùng.
2.5.2. Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm:
Dựa vào bảng số liệu thống kê về dòng sản phẩm phân phối tốt nhất của Yến
Tâm qua 3 năm 2012 – 2014, ta có thể thấy được rằng sản phẩm bán tốt nhất hiện
nay tại Yến Tâm là dòng thương hiệu Guess với lượng tiêu thụ lên tới 44 sản phẩm
mỗi ngày trong năm 2012. Tới năm 2013 và 2014, số lượng sản phẩm trên vẫn được
nhiều người ưa chuộng và mang lại cho Yến Tâm doanh số bán hàng lần lượt là 48
sản phẩm/ngày và 51 sản phẩm/ngày cho thấy dòng sản phẩm thương hiệu Guess
trên đang là sản phẩm trọng điểm của Yến Tâm song Yến Tâm nên tập trung phát

triển mảng sản phẩm mới để thay thế dần những dòng sản phẩm hiện nay từ đó bắt
kịp với nhu cầu của thị trường.
Đứng thứ 2 trong bảng số liệu tiêu thụ của công ty đó là sản phẩm áo Nautica
với mức tiêu thụ là 31 sản phẩm/ngày trong năm 2012. Năm 2013 có sự bứt phá về
dòng sản phẩm trên khi doanh thu tiêu thụ tăng 35,48% lên thành 42 sản phẩm/ngày
được tiêu thụ. Tới năm 2014 con số này dường như phát triển chậm hơn khi chỉ
tăng có 11,9% trong năm 2014 lên thành 47 sản phẩm/ngày được tiêu thụ trên toàn
thị trường của Yến Tâm.

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

21


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

BẢNG 5 – KẾT QUẢ KINH DOANH THEO SẢN PHẨM CỦA YẾN TÂM
(Đơn vị: sản phẩm/ngày)
Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

So sánh

2013/2012
Số
Tỉ
lượng
trọng

So sánh
2014/2013
Số
Tỉ
lượng
trọng

Timberland

23

31

38

8

34,78

7

22,58

Bolzano


6

9

11

3

50,00

2

22,22

SomiViet

12

15

21

3

25,00

6

40,00


Nautica

31

42

47

11

35,48

5

11,90

Guess

44

48

51

4

9,09

3


6,25

(Nguồn: Phòng kế toán công ty Yến Tâm)

Đứng thấp nhất trong số 5 sản phẩm chủ lực của Yến Tâm đó là dòng sản
phẩm Bolzano khi số lượng hàng bán được khá khiêm tốn chỉ là 6 sản phẩm/ngày
trong năm 2012. Hai năm sau đó là 2013 và 2014 tỉ lệ bán cao hơn thành 11 sản
phẩm/ngày nhưng vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra của Yến Tâm cho thấy việc chủ
quan trong nghiên cứu thị trường hoặc khâu phát triển sản phẩm hướng tới khách
hàng tạo ra sự bán hàng còn kém cho dòng sản phẩm quần Bolzano hiện nay.
2.6.

Đánh giá chung về hoạt động quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty:

2.6.1. Kết quả đạt được:
Sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Công ty đã chiếm
lĩnh được một thị phần lớn ở thị trường miền Bắc, với một số lượng lớn đại lí và
cửa hàng, nhất là thị trường Hà Nội với sản phẩm mũi nhọn là sản phẩm thương
hiệu Guess, Nautica tốc độ tăng doanh thu trên thị trường này là rất cao.
Công ty có một tiềm lực mạnh về vốn, cơ sở vật chất và nhân lực, nhờ vậy mà
công ty đã nâng cao được năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đáp ứng kịp

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

22


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Quản lý

thời và đúng yêu cầu của khách. Ngoài ra, công ty còn có nhiều nguồn khác có thể
huy động và hỗ trợ về vốn. Công ty đã tạo được mạng lưới phân phối hàng hoá rộng
khắp với mạng lưới các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm khá lớn, nhất là thị
trường Hải Phòng, Hà Nội. Đó là điểm thuận lợi để công ty khuyếch trương giới
thiệu sản phẩm của mình cũng như nắm bắt kịp thời và chính xác nhu cầu thị trường
người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, sản phẩm của công ty luôn được tin
dùng và được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm có chất lượng cao. So với
quần áo nhập vào thị trường có chất lượng tương đương thì giá quần áo của công ty
luôn thấp hơn và dễ được chấp nhận hơn.
Ngoài ra, công ty rất coi trọng công tác quảng cáo khuyếch trương và việc xây
dựng các chính sách giá cả, sản phẩm… sao cho phù hợp với người tiêu dùng trong
nước, điều này đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường của
công ty.
Tóm lại, Công ty TNHH Yến Tâm đã biết cách kết hợp đồng bộ giữa nhu cầu
thị trường và với các thế mạnh của mình để đạt được những thành công nhất định
trong hoạt động quản lý tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
2.6.2. Hạn chế còn tồn tại:
Công tác quản lí, kiểm soát thị trường lỏng lẻo, trên thị trường còn có nhiều
sản phẩm nhái mang nhãn hiệu của công ty, chất lượng không đảm bảo, gây mất uy
tín của công ty. Mặt khác, việc quản lí các đại lí của công ty đơn giản chưa có
những ràng buộc cụ thể đối với họ, có nhiều đại lí mượn uy tín của công ty để tiêu
thụ sản phẩm của hãng khác.
Sản phẩm công ty chưa đa dạng, mới chỉ đáp ứng một đoạn thị trường, công ty
chưa thực sự thiết kế mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của Việt Nam.
Chưa có khả năng đáp ứng các nhu cầu thị hiếu thay đổi theo mốt, mùa vụ… mà chỉ
có các sản phẩm tương đối ổn định, giá cả sản phẩm công ty là tương đối cao.
Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01


23


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý

Công ty vẫn chưa có đội ngũ Marketing thực sự, công tác thị trường còn sơ sài,
hoạt động manh mún hiệu quả thấp, các thông tin về đối thủ cạnh tranh và các biện
pháp đối phó lâu dài chưa có, chưa xác định thị phần của mình…Công ty đã thu
thập thông tin từ sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ý kiến chủ
quan của các cán bộ và nhân viên bán hàng, từ số lượng tiêu thụ các mặt hàng, từ ý
kiến của các khách hàng quen thuộc…nhưng chưa có các hoạt động cụ thể như điều
tra nhu cầu, thị hiếu khách hàng, tìm hiểu xem bộ phận khách hàng không tiêu dùng
hàng của công ty cần gì, xem xu hướng thời trang của tháng tới, mùa tới, năm tới là
như thế nào…
Công ty chưa xây dựng cho mình một hình ảnh thực sự trên thị trường, chưa
coi quảng cáo, khuyếch trương là một công cụ cạnh tranh mạnh mẽ thực sự. Việc
quảng cáo của công ty mới chỉ nhằm tăng cường tiêu thụ tại thời điểm mà chưa tạo
cho mình một hình ảnh lâu dài ảnh hưởng tới phong cách của người tiêu dùng.

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

24


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Quản lý


CHƯƠNG III – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY YẾN TÂM
3.1.

Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới:
Áp dụng các chính sách bán hàng và theo dõi, thu hồi công nợ phù hợp, linh

hoạt đối với từng khách hàng qua đó gia tăng nguồn vốn kinh doanh, nâng cao chất
lượng và hiệu quả, đảm bảo nguồn vốn cho công ty mở rộng hoạt động kinh doanh.
Đa dạng hóa sản phẩm cho mọi đối tượng tiêu dùng với nhiều cấp độ khác
nhau của sản phẩm sẽ làm cho công ty không những đạt được mục tiêu tăng doanh
thu tiêu thụ mà còn mở rộng được thị phần của mình, khiến cho nhãn hiệu sản phẩm
của công ty được nhiều người biết đến.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ
nhân viên, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của công ty, giảm thiểu chi phí bán hàng
và chi phí quản lý công ty.
Xây dựng Công ty TNHH Yến Tâm thành trung tâm thời trang lớn của cả nước
với trang thiết bị hiện đại. Đây là mục tiêu quan trọng tạo cho công ty một nền tảng
cơ sở vật chất tương đối đồng bộ để công ty hoạt động thuận lợi trong thời gian tới.
Huy động triệt để các nguồn vốn, tranh thủ sự giúp đỡ tạo điều kiện của Bộ và
Chính phủ để vay vốn ngân hàng trong nước và nước ngoài, mở rộng quan hệ với
các nước và tổ chức quốc tế để tranh thủ vốn kĩ thuật và công nghệ. Đa dạng hóa
sản phẩm, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng các khâu thiết yếu để phục vụ sản
xuất kinh doanh.
Xây dựng trung tâm thương mại phục vụ cho các hoạt động thiết kế và trình
diễn thời trang. Đào tạo và giới thiệu sản phẩm và các thiết bị công nghệ ở trình độ
cao. Tập trung tiêu thụ một lượng sản phẩm lớn góp phần giải quyết việc làm cho
người lao động trong nước.
3.2.


Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tiêu thụ sản phẩm tại

công ty :
3.2.1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường

Nguyễn Cao Tùng Bách – QLSX 16-01

25


×