Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Những yếu tố bên ngoài tác động đến môi trường kinh doanh tại công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.04 KB, 12 trang )

Chuyên Đề:
“Những yếu tố bên ngoài tác động đến môi trường kinh doanh tại công ty
TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân”
Học viên:....................................................................................................................
Lớp:............................................................................................................................
Địa phương:...............................................................................................................
PHẦN I – MỞ ĐẦU:
1.1.
1.2.
1.3.
-

Lý do nghiên cứu đề tài
Câu hỏi nghiên cứu
Môi trường vi mô là gì?
Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh?
Từ vấn đề nghiên cứu rút ra bài học như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến môi trường kinh doanh của một

tổ chức, doanh nghiệp.
PHẦN II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.1.Phương pháp thu thập số liệu
.....Dữ liệu thứ cấp: Để phục vụ cho việc nghiên cứu, em đã tham khảo và sử
dụng một số tài liệu từ báo cáo tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo về
thị trường, tạp chí, bản tin, báo cáo của Cục Thống kê và Internet.
1.2.Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
PHẦN III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.



Lý luận chung về chuyên đề nghiên cứu

Vietluanvanonline.com

Page 1


3.1.1. Khái niệm, nội dung, yếu tố tác động
• Khái niệm: Môi trường vi mô gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm
bên ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.
• Đặc điểm:
+ Các yếu tố thuộc môi trường vi mô thường tác động trực tiếp đến hoạt động và
kết qủa hoạt động của tổ chức
+ Các yếu tố thuộc môi trường vi mô tác động độc lập lên tổ chức
+ Mỗi tổ chức dường như chỉ có một môi trường vi mô đặc thù.


Các yếu tố cơ bản:
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh

của một doanh nghiệp, nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của doanh
nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố
cơ bản sau: Đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng,
nhà cung cấp và sản phẩm thay thế.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý nghĩa quan
trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp. Thường phân tích

đối thủ qua các nội dung sau: Mục tiêu của đối thủ? Nhận định của đối thủ về
doanh nghiệp chúng ta? Chiến lược của đối thủ đang thực hiện? Những tiềm năng
của đối thủ? Các biện pháp phản ứng của đối thủ? … Ngoài ra cần xác định số

Vietluanvanonline.com

Page 2


lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là bao nhiêu? Đặc biệt cần xác định rõ các đối
thủ lớn là ai và tỷ suất lợi nhuận của ngành là bao nhiêu?
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong
tương lai) và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây
nguy cơ đối với doanh nghiệp. Để đối phó với những đối thủ này, doanh nghiệp
cần nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, đồng thời sử dụng những hàng rào hợp
pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngòai như : duy trì lợi thế do sản xuất trên quy
mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nguồn tài chính lớn, khả năng chuyển đổi
mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ, ưu thế về
giá thành mà đối thủ không tạo ra được và sự chống trả mạnh mẽ của các đối thủ
đã đứng vững.
Khách hàng:
Doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đây có thể xem là
tài sản quý giá của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xem “khách hàng là thượng đế”,
phải thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh.
Muốn đạt được điều này doanh nghiệp phải xác định rõ các vấn đề sau:
+ Xác định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
+ Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách phân tích các
đặc tính của khách hàng thông qua các yếu tố như : yếu tố mang tính điạ lý (vùng,
miền…), yếu tố mang tính xã hội, dân số (lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thu nhập,

tín ngưỡng….); Hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như : yếu tố
thuộc về tâm lý (động cơ, thói quen, sở thích, phong cách, cá tính, văn hoá…), yếu
tố mang tính hành vi tiêu dùng (tìm kiếm lợi ích, mức độ sử dụng, tính trung thành
trong tiêu thụ…).
Vietluanvanonline.com

Page 3


Nhà cung cấp:
Các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị …) của một doanh
nghiệp được quyết định bởi các nhà cung cấp. Để cho quá trình hoạt động của một
doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp
ổn định với một giá cả hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp cần phải tạo ra mối quan hệ
gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng một
loại nguồn lực.
Sản phẩm thay thế:
Sức ép do có sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của
ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết
quả của cuộc cách mạng công nghệ. Do đó doanh nghiệp cần chú ý và phân tích
đến các sản phẩm thay thể để có các biện pháp dự phòng.

3.1.2. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước
Năm 2014, trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong
nước chưa thực sự phục hồi thì điểm tích cực nổi bật của kinh tế Việt Nam là các
chỉ báo kinh tế vĩ mô được cải thiện theo hướng ổn định hơn. Tăng trưởng kinh tế
năm 2014 mặc dù còn thấp song đã có sự cải thiện qua các quý và đặc biệt là có sự
chuyển biến nhanh trong quý III và quý IV, nâng mức tăng trưởng cả năm lên
5,98%. Đây là mức tăng khá cao so với những năm trước đó và vượt mục tiêu kế
hoạch đề ra, cho thấy sự hồi phục rõ nét của nền kinh tế. Tăng trưởng tích cực diễn

ra ở cả 3 khu vực, nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (đóng góp 2,75% điểm
tăng trưởng chung) và khu vực dịch vụ (đóng góp 2,6% điểm tăng trưởng chung).

Vietluanvanonline.com

Page 4


Tăng trưởng kinh tế được cải thiện chủ yếu nhờ: (1) sự ổn định vĩ mô (lạm
phát được duy trì ở mức thấp (bình quân 4,09% so với cùng kỳ, thấp nhất trong
vòng 10 năm trở lại đây và giá cả duy trì ổn định ngay cả trong thời điểm có tác
động của yếu tố mùa vụ), lãi suất giảm dần về mức phù hợp hơn tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, tỷ giá tương đối ổn định, dự trữ ngoại tệ
tăng), (2) khu vực ngoại thương tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, là năm thứ
ba liên tiếp xuất siêu, cùng với tăng trưởng khả quan của khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (đặc biệt là đóng góp của xuất khẩu trong khu vực này) và (3) sự cải
thiện của môi trường kinh doanh, (4) ngân sách được cải thiện, nguồn thu vượt kế
hoạch.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, kinh tế trong nước đã có
những chuyển biến tích cực, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam
đã có những dấu hiệu phục hồi so với năm 2013. Tăng tưởng tín dụng tuy ở mức
thấp, nhưng có dấu hiệu cải thiện trong những tháng cuối năm cho thấy khả năng
hấp thụ vốn của nền kinh tế đã có sự cải thiện, các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực
thực hiện tái cơ cấu nhằm thích nghi tốt hơn với môi trường ngày càng cạnh tranh,
gia tăng sản xuất phục vụ cho các đơn hàng cuối năm.
Tuy nhiên, có thể thấy, trong năm 2014 nền kinh tế còn nhiều bất cập, tăng
trưởng GDP mặc dù có sự phục hồi qua các quý nhưng vẫn ở mức chưa cao, cầu
tiêu dùng có sự cải thiện nhưng còn chậm, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa mấy
cải thiện, hoạt động của khu vực doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thâm hụt ngân
sách vẫn ở mức cao do khó khăn về nguồn thu trong khi chi ngân sách còn cao, nợ

xấu vẫn còn là vấn đề đáng quan ngại.

Vietluanvanonline.com

Page 5


Kinh tế Việt Nam trong năm 2015 được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng phục
hồi đà tăng trưởng nhờ sức tăng của tổng cầu, tiêu dùng được cải thiện trong bối
cảnh lạm phát thấp từ năm 2014, đầu tư tư nhân tiếp tục phát triển do môi trường
kinh tế vĩ mô cùng với những cải cách thể chế sẽ tạo dựng niềm tin của doanh
nghiệp và hộ gia đình; và triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài cao hơn khi TPP
được kí kết trong năm 2015. Bên cạnh đó, trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới tiếp
tục giảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy
tổng cung trong nước, tác động tích cực đến tăng trưởng.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế toàn cầu còn nhiều bất trắc, kinh tế trong
nước còn tồn tại nhiều khó khăn, tăng trưởng 2015 vẫn chưa thể bứt phá mạnh mẽ.
Yếu tố chính thách thức tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ là: (i) giá dầu giảm ảnh
hưởng đến thu ngân sách và cân đối ngân sách; (ii) giá hàng hóa thế giới được dự
báo giảm không chỉ trong năm 2015 và những năm tiếp theo phần nào sẽ ảnh
hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam; (iii) các doanh nghiệp trong nước tiếp tục khó
khăn; (iv) áp lực giảm nợ xấu (mục tiêu của Chính phủ là đến cuối năm 2015 đưa
nợ xấu về dưới 3%; và (v) tiến độ tương đối chậm trong việc cải cách DNNN và
ngân hàng có thể gây tác động bất lợi đối với tình hình tài chính vĩ mô. Kết hợp
tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2014 và dự báo cho năm 2015, tốc độ
tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 trung bình sẽ đạt khoảng 5,8%, thấp hơn
so với mức kế hoạch đặt ra 6,5-7%.
3.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3.2.1. Thực trạng các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh tại công ty
TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân ( các yếu tố bên ngoài – môi trường vi mô):


Vietluanvanonline.com

Page 6


- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Các loại mỹ phẩm có danh tiếng: Các loại mỹ phẩm danh tiếng này có thể
nhắc đến đó là OHUI ( Hàn Quốc), L’Ovite’ (Pháp), AVON, SHISEIDO (Nhật),
L’OREAL (Pháp)… đây đều là những loại mỹ phẩm cao cấp trến thế giới, đã có
tên tuổi và kênh phân phối rộng, ít nhiều đã có một lượng khách hàng thân thiết.
Những cửa hàng mỹ phẩm nhỏ:
Đây là các cửa hàng chuyên bán các loại mỹ phẩm rẻ tiền, không có tên tuổi,
hoặc các sản phẩm tự pha chế. Những cửa hàng này thường được đặt tại các chợ,
đôi khi xuất hiện trong các cửa hàng tạp hóa.
Những sản phẩm này giá rẻ, dễ thu hút những người ưa chuộng hàng hóa rẻ
tiền nhưng có điểm yếu là chất lượng thấp, không tốt cho sức khỏe.
Website chuyên bán mỹ phẩm online:
Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đã trở nên rất phổ biến trong
cuộc sống hàng ngày, bán hàng qua internet đã không còn lạ lẫm gì với mọi khách
hàng. Các hãng mỹ phẩm cũng lấy đây làm một trong những cách tiếp cận với
khách hàng. Một trong những website chuyên bán mỹ phẩm online nổi tiếng đó là
ShopMino. Giao hàng trên toàn quốc, khách hàng mua hàng chỉ cần một click
chuột là có thể có được sản phẩm mà mình cần. Đối với khách hàng không có thời
gian mua sắm thì đây là một phương thức tiện lợi.
Tuy vậy thì nó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như: khi mua hàng trên
mạng, khách hàng thường không yên tâm về chất lượng, uy tín và không có sản
phẩm thử khi khách hàng cần.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:


Vietluanvanonline.com

Page 7


Xã hội ngày càng phát triển, làm đẹp ngày nay không chỉ dừng lại ở việc tự
mình làm đẹp cho bản thân mà đã bước sang giai đoạn được những chuyên gia
chăm sóc sắc đẹp cho mình. Vì những lý do đó mà các Spa, Thẩm mỹ viện là
những dịch vụ thay thế có tầm ảnh hưởng lớn đến lượng khách hàng của công ty.
Tuy nhiên thì cách thức này có một hạn chế đó là chi phí phải bỏ ra lớn.
Bên cạnh đó, một số khách hàng lại có xu hướng quay về với những sản
phẩm hoàn toàn thiên nhiên, có thể tự làm, mà lại rẻ tiền như: mặt nạ trái cây, tắm
bằng nước có ủ hoa… Những phương pháp đòi hỏi phải có nhiều thời gian, còn
những người bận rộn, làm công việc công sở thì những sản phẩm tự chế biến thế
này có thể không phải là sự lựa chọn của họ.
• Công chúng:
Giới tài chính: Có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của công ty.
Công chúng trực tiếp cơ bản trong giới tài chính là ngân hàng, các công ty môi giới
của Sở giao dịch chứng khoán, các cổ đông.
Truyền thông đóng một vai trò đặc biệt trong việc kích thích quá trình đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, công ty Thường Xuân đang ngày càng
mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào kênh này (đặc biệt là quảng cáo trên các
phương tiện in ấn: báo, tạp chí…) để làm dấy lên sự tò mò, quan tâm của dư luận.
• Khách hàng
Mọi tổ chức kinh doanh muốn tồn tại đều phải có khách hàng. Họ đóng một vai
trò quan trọng đối với tổ chức, là nhân tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Chính vì
thế doanh nghiệp muốn phát triển được thì trước hết phải làm hài lòng, tạo được
lòng tin cho khách hàng. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá của mọi
doanh nghiệp. Khách hàng chủ yếu ở đây chính là người tiêu dùng, cụ thể:
Vietluanvanonline.com


Page 8


Khách hàng thân thiết: họ là những người có ảnh hưởng rất lớn đến doanh
thu của công ty, là những khách hàng trung thành và mua hàng thường xuyên (gần
như là dùng toàn bộ mỹ phẩm của công ty trong việc làm đẹp). Nếu mất đi số
khách hàng này là một tổn thất vô cùng lớn đối với công ty.
Nhóm khách hàng cũng không kém phần quan trong đó là những người đang
sử dụng mỹ phẩm Thường Xuân với số lượng ít (có thể đang dùng xen lẫn với
những loại mỹ phẩm khác), nếu như sơ xuất trong cung cách phục vụ hay bất cứ
điều gì làm họ phật ý thì họ dễ dàng chuyển qua sử dụng các sản phẩm khác của
đối thủ cạnh tranh như: Ohui, Avon…

3.2.2. Những kết quả đạt được
Sản phẩm của công ty đa dạng, giá cả phải chăng, đáp ứng nhiều nhu cầu
khác nhau của khách hàng
Sau khi mua sản phẩm, nếu khách hàng có khiếu nại về chất lượng sản phẩm
(sản phẩm bị hỏng, hết hạn sử dụng, sản phẩm gây kích ứng da) công ty sẽ chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt đã tạo được niềm tin và có một vị thế riêng
trong lòng khách hàng
3.2.3. Những hạn chế còn tồn tại
Cách thức quảng cáo của công ty Thường Xuân chưa được phong phú, đa
dạng nên thông tin sản phẩm đến khách hàng gặp phải những hạn chế nhất định.
Trình độ nhân viên còn hạn chế trong việc chủ động tìm kiếm khách hàng,
đàm phán thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty như một yếu tố để
tiết kiệm chi phí mà vẫn được sử dụng những sản phẩm chất lượng cao.
Việc đa dạng chức năng và tận dụng năng lực của nhân viên mang lại hiệu
quả về mặt đảm bảo giảm chi phí. Nhưng bên cạnh đó nó chính là cản trở khả năng

Vietluanvanonline.com

Page 9


bán hàng của Công ty. Hiện tại Công ty chỉ dựa vào 1 số nhà phân phối mà chưa
chủ động thiết lập hệ thống đại lý của mình. Cho đến nay, phòng Marketing chưa
được thành lập, điều đó cho thấy Công ty chưa thực sự mở rộng thị trường mà
hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà phân phối. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu và
xem xét nghiêm túc vì nó tác động rất lớn đến sự tăng trưởng doanh thu của Công
ty.
Khâu quảng cáo của công ty còn rất yếu trên thị trường, chủ yếu trong một
vài đợt khuyến mại quảng cáo trên các báo mạng điện tử như Vietnamnet, Afamily,
Dantri.com. Chưa có một chiến lược thị trường một chiến lược quảng cáo cụ thể để
kích thích tiêu dùng của người dân.
3.3.

Bài học rút ra sau nghiên cứu
Quan hệ công chúng có vai trò quan trọng trong các hoạt động truyền thông.

Đây là hoạt động tạo được niềm tin cho sản phẩm. Vì trước khi khách hàng mua
sản phẩm họ đều tìm kiếm thông tin qua bạn bè, đồng nghiệp, kinh nghiệm của bản
thân cũng như sự nổi tiếng của công ty và uy tín các sản phẩm của công ty trên thị
trường. Và quan hệ công chúng giúp thông tin hữu ích về công ty và sản phẩm
được công chúng biết đến ở mặt tích cực cũng như tạo được các mối quan hệ mới.
Công ty nên thường xuyên tham gia các triển lãm, hội chợ về mỹ phẩm để xây
dựng hình ảnh và nhận biết thương hiệu công ty. Qua đó khách hàng mới có thể
nhận biết và tìm hiểu thêm về sản phẩm của công ty.
Việc nghiên cứu môi trường kinh doanh một cách cụ thể sẽ cung cấp những
thông tin quan trọng, có giá trị giúp các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết

sách đúng đắn, kịp thời, phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế, tận dụng mọi thời cơ,
đương đầu với những khó khăn, thách thức từ môi trường kinh doanh cạnh tranh
khốc liệt.
Vietluanvanonline.com

Page 10


PHẦN IV – KẾT LUẬN

Vietluanvanonline.com

Page 11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp Chí Kinh Tế và Phát triển số 151 tháng 1 năm 2012.
2. Tạp Chí Nhà Quản Lý online ngày 11 tháng 1 năm 2012.
3. Báo cáo thường niên của công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân
4. Giáo trình Kinh tế học trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
5. Giáo trình Khoa học quản lý trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
6. Giáo trình Tổ chức quản lý – trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
– biên soạn Th.s Phạm Quang Lê.

Vietluanvanonline.com

Page 12




×