Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

giáo án thao tác lập luận bình luận lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.95 KB, 16 trang )

.

BÀI DẠY: THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
I.

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức:
- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
- Những điểm khác nhau giữa bình luận, giải thích và chứng minh.
- Sự cần thiết của bình luận đối với con người trong thời đại hiện nay.
- Cách thức lập luận hợp lí để công việc bình luận có thể đạt được hiệu quả
thuyết phục cao.
- Nắm được cách bình luận một vấn đề
2. Kĩ năng:
- Đánh giá và bàn bạc về một hiện tượng (vấn đề) trong xã hội hoặc trong văn
học.
- Trình bày sự đánh giá và bàn bạc ấy trong một bố cục hợp lí, chặt chẽ, mang
đặc trưng bình luận, và bằng một lối diễn đạt trong sáng, nhiệt tình.
3. Tư tưởng, thái độ:
Có ý thức tôn trọng, yêu quí, giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, đàm thoại gợi mở, tích hợp, phát vấn, thảo
luận nhóm, kết hợp lí luận và thực tế…
- Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa.
- Giáo án và sách giáo viên, sách thiết kế Ngữ Văn lớp 11, tập 2, NXB Giáo dục,
2012.
+ Bảng phụ.
+ Phiếu bài tập.


1


PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 1: Đoạn trích nêu vấn đề gì? Nhận xét cách nêu?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 2: Tác giả đã dùng lí lẽ nào để giải quyết vấn đề? Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 3: Tác giả đã làm cho người đọc tin vào điều mình nói bằng cách nào?
Qua đó thể hiện thái độ gì đối với vấn đề được nêu.
.............................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 4: Kết thúc vấn đề, tác giả đã đưa ra lời bàn nào? Giải pháp nào để
giải quyết được vấn đề đã nêu ra?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, tham khảo các tài liệu liên quan, soạn giáo án, dự báo các tình huống
có thể xảy ra trong quá trình HS tiến hành bài học trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ, soạn bài mới, đọc và tìm hiểu trước bài học.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp (1 phút)
2


2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi: Trong chương trình ngữ văn cấp 3 các em đã học bao nhiêu thao tác
lập luận? Đó là những thao tác nào?
Trả lời: Trong chương trình ngữ văn cấp 3 đã học 5 thao tác lập luận. Đó là:
- Thao tác lập luận chứng minh.
- Thao tác lập luận giải thích.
- Thao tác lập luận phân tích.
- Thao tác lập luận bác bỏ.
- Thao tác lập luận so sánh.
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong văn nghị luận, người ta thường sử dụng nhiều thao tác lập
luận khác nhau. Bình luận là một trong những thao tác lập luận không thể thiếu. Vậy
thao tác lập luận bình luận là gì? Mục đích, yêu cầu ra sao ? Cách bình luận như thế
nào ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những điều đó, bài học “Thao tác
lập luận bình luận” .
*Tiến trình bài giảng: 40 phút.
TG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
HỌC SINH
Hoạt động 1:

NỘI DUNG BÀI HỌC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THAO TÁC

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THAO TÁC LẬP LẬP LUẬN BÌNH LUẬN:

LUẬN BÌNH LUẬN:
1. Mục đích:

1. Mục đích:
*Tìm hiểu ngữ liệu:
- Gv cho hs quan sát ngữ liệu:
1. “Phải đến phút 35, từ một pha phối hợp
với Văn Toàn, Công Phượng dứt điểm chính
xác cân bằng tỷ số 1-1. Một lần nữa ở phút
60, U19 Thái Lan vượt lên dẫn 2-1 sau tình
huống phối hợp đep mắt và kết thúc bằng
cú sút xa đầy uy lực của chân sút phía chủ
nhà. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Duy
Mạnh gỡ hòa 2-2 từ quả đá phạt kỹ thuật
ngoài khu vực 16m50”

*Tìm hiểu ngữ liệu:

2. “Việt Nam khẳng định chủ quyền không

thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa.
3


Những việc làm của phía Trung Quốc đã
xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt
Nam, trái với thỏa thuận nguyên tắc cơ bản
giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt
Nam và Trung Quốc, không tuân thủ Tuyên
bố cấp cao giữa ASEAN-Trung Quốc kỷ

niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC, gây
căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở
Biển Đông”.
(VTV Online) –
3. “Theo thống kê cho thấy, chỉ trong 10
tháng đầu năm 2013 đã có 7.812 người
thiệt mạng vì tai nạn giao thông, tăng hơn
1,6% so với năm 2012, tập trung ở khu vực
đường bộ. Con số này tương đương với
50.000 tỉ đồng tổn thất do tai nạng giao
thông gây ra mỗi năm. Do đó, việc đưa giải
pháp để giảm số lượng người tử vong do tai
nạn giao thông một cách đáng kể và bền
vững là yêu cầu cấp thiết cần được thực
hiện ngay thời điểm này”.
- Gv:
- Nội dung của những ngữ liệu trên là gì?
Đó là hoạt động gì?
- Kể những hoạt động được gọi là “bình
luận” mà em thường gặp trong đời sống
hằng ngày?
- Tại sao những công việc có nội dung khác
nhau trong các lĩnh vực khác nhau đến thế
lại được gọi dưới một tên chung là bình
luận? (chúng có những điểm chung nào?)
- Hs suy nghĩ trả lời.
- GV bổ sung:
- Ngữ liệu 1:
- Bình luận thể thao: Đưa ra ý kiến đánh giá
và bàn bạc về 1 trận đấu hoặc một môn thể

thao nào đó ( bóng đá) → ý kiến của người
bình luận
- Ngữ liệu 2:
4


- Bình luận quân sự: (tình hình biển đông)
Đưa ra ý kiến đánh giá và bàn bạc về việc
bày binh bố trận, trong lĩnh vực quân sự →
lập trường, quan điểm của người bình luận.
- Ngữ liệu 3:
- Bình luận thời sự: ( tình hình tai nạn giao
thông) Đưa ra ý kiến bàn bạc, đánh giá về
sự kiện thời sự → thái độ, lập trường của
người bình luận.
* HS kể những hoạt động bình luận.
- Đó là hoạt động “bình luận” vì giữa các
công việc đều có những điểm chung là:
+ Đều đưa ra ý kiến đánh giá về một hiện
tượng có nhiều cách nhìn nhận.
+ Đều nhằm nói với những người có ít
nhiều hiểu biết và có ý kiến về hiện tượng
được đưa ra đánh giá.
+ Đều hướng đến thuyết phục người nghe
theo ý kiến đánh giá của mình.
- Ví dụ các ngữ liệu trên đều có những điểm
chung đã nêu:
- Ngữ liệu 1:
+ Người viết đưa ra ý kiến đánh giá, bàn bạc
về trận bóng đá giữa hai đội Việt Nam và

Thái Lan, là vấn đề được nhiều người quan
tâm và có nhiều cách nhìn nhận khác nhau.
+ Người viết bàn về trận bóng đá chứ không
nhằm giải thích bóng đá là gì?, và người
nghe cũng phải có kiến thức về bóng đá mới
hiểu được những điều mà tác giả bình luận,
với những thuật ngữ như: gỡ hòa, đá phạt,
chân sút, ngoài khu vực 16m50…
+ Nhằm thuyết phục người nghe về kết quả
và sự hấp dẫn của trận đấu.
- Ngữ liệu 2:
+ Người viết đưa ra ý kiến, đánh giá về chủ
quyền của quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam và sự xâm phạm chủ quyền biển đảo
5


của Trung Quốc. đây là vấn đề “nóng hổi”
hiện nay, đưuọc nhiều người quan tâm và có
nhiều ý kiến bàn luận.
+ Với chủ đề trên, người nghe phải có
những hiểu biết nhất định về vấn đề chủ
quyền biển đảo và tranh chấp vùng đảo
Hoàng Sa của Việt Nam và Trung Quốc
mới có thể hiểu được những điều mà tác giả
bàn bạc, đánh giá, với những thuật ngữ như:
chủ quyền, Tuyên bố cấp cao giữa ASEANTrung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi
phạm DOC, gây căng thẳng và làm phức
tạp tình hình ở Biển Đông…
+ Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe

về vấn đề Trung Quốc đang vi phạm chủ
quyền biển đảo của Việt Nam và khẳng định
chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam.
- Ngữ liệu 3:
+ Người viết đánh giá về vấn đề đang nhức
nhối hiện nay: tai nạn giao thông.
+ Người nghe phải có kiến thức về giao
thông mới hiểu đưuọc những vấn đề mà tác
giả đang bàn luận, đánh giá với những thuật
ngữ như: 7.812 người thiệt mạng vì tai nạn
giao thông, tăng hơn 1,6% so với năm
2012, tập trung ở khu vực đường bộ. Con số
này tương đương với 50.000 tỉ đồng tổn thất
do tai nạng giao thông gây ra mỗi năm…
+ Nhằm thuyết phục người đọc thấy được
hậu quả nặng nề của tai nạn giao thông và
nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục hậu
quả trên.
Tất cả các hoạt động bình luận phải có
đầy đủ ba đặc điểm chung trên.
- Gv: Bình luận cũng là một loại thao tác
lập luận, nó giống và nằm ngang tầm với
chứng minh, giải thích đó là những thao tác
quan trọng cần phải vận dụng trong bài
6


nghị luận văn học hay xã hội…nhưng bình
luận không nhằm mục đích làm cho người

nghe, người đọc hiểu rõ như giải thích hay
tin là đúng là thật như chứng minh. Vậy
mục đích của thao tác lập luận bình luận là
gì?
- Hs trả lời.
- Gv bổ sung:
- Mục đích: Bình luận nhằm đề xuất và
thuyết phục người đọc (người nghe) tán
đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của
mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời
sống hoặc trong văn học.

 Mục đích: Bình luận nhằm đề xuất
và thuyết phục người đọc (người
nghe) tán đồng với nhận xét, đánh
giá, bàn luận của mình về một hiện
2. Yêu cầu:
* Chia nhóm trả lời ba câu hỏi a, b, c trong tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc
trong văn học.
mục 2 / SGK tr 71.
Phân tích ngữ liệu “Xin lập khoa luật”
của Nguyễn Trường Tộ ( Ngữ văn 11, tập 2. Yêu cầu:
1)
* Gv : Nhóm 1:
- Vấn đề được bình luận trong tác phẩm là
gì?
- Tác giả có đánh giá đúng, sai không?
- Có bàn bạc sâu rộng vấn đề không?
- Mục đích cuối cùng là gì?
- Hs trả lời.

- Gv bổ sung:
- Vấn đề: Đề cao luật pháp ở các nước
phương Tây và chỉ ra sự cần thiết của luật
pháp đối với xã hội.
+ Giỏi luật → làm quan.
+ Quan dùng luật: trị dân theo luật mà giữ
gìn.
+ Khi xử phạt đều phải dựa vào ngũ hình.
+ Vua không được đoán phạt một người
7


theo ý mình mà phải dựa vào ý kiến của các
quan.
- Thái độ: Phê phán với đạo Nho: “chỉ nói
suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị
ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng.
Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai
đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm”.
→ Tác giả có ý thức tranh luận với quan
niệm cho rằng việc lập khoa luật là không
cần thiết.
→ Như vậy tác giả đã nêu ra vấn đề đúng,
sai của đời sống và bàn bạc rất sâu. “Nếu
bảo luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không
có đạo đức tinh vi thế thì không biết rằng
trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu
tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử
sự thì mọi quyền pháp đều là đạo đức”.
→ Vua chúa thống trị đất nước đều phải dựa

vào luật, và thực hiện theo luật.
 Nhằm mục đích thuyết phục triều đình
cho mở khoa luật.
* Gv : Nhóm 2:
- - Câu b: Nguyễn Trường Tộ có lí do để viết
“Xin lập khoa luật” không?
- Hs: Nguyễn Trường Tộ có lí do để viết
“Xin lập khoa luật”, vì lúc bấy giờ mọi
người chưa thống nhất muốn trị nước thì
phải dựa vào luật.
* Gv : Nhóm 3:
- Câu c: Dựa vào những đặc điểm chung của
hoạt động “bình luận” ở trên, em hãy cho
biết đoạn trích có tính chất bình luận
không? Vì sao?
- Hs: Đây không phải một đoạn giải thích
hay chứng minh vì không đi đến làm cho
người ta hiểu “xin lập khoa luật” là gì? Hay
đi đến làm cho người đọc thấy “xin lập
khoa luật” là có thật, là đúng.
Đoạn trích có tính chất bình luận theo đúng
8


ý nghĩa của từ bình luận, vì:
+ Tác giả đã đưa ra ý kiến, bàn bạc đánh
giá dở, hay, lợi hại của vấn đề có nhiều cách
nhìn nhận đó là lập khoa luật.
+ Vấn đề lập khoa luật là vấn đề mà người
đọc người nghe đều có ít nhiều hiểu biết.

+ Mục đích: Tác giả thuyết phục triều đình
cho lập khoa luật, nhằm làm xã hội ngày
càng tiến bộ hơn bằng những dẫn chứng, lí
lẽ… của mình.
b. Kết luận:
- Vậy đoạn trích là một đoạn bình luận đúng
nghĩa.
- Sau khi thực hiện những yêu cầu trên em
hãy cho biết yêu cầu của thao tác lập luận
bình luận là gì?
- Hs trả lời
- Gv nhận xét, bổ sung:
- Yêu cầu:
- Đưa ra được những nhận định đánh giá
đúng – sai, hay – dở, và bàn bạc sâu rộng
vấn đề.
- Những nhận định đánh giá phải có sơ sở lí
luận và thực tiễn mới có sức thuyết phục.
- Quan điểm của người bình luận phải rõ
ràng, chặt chẽ, bố cục mạch lạc, lời văn bình
luận phải chính xác, trong sáng.
- Gv: Vậy muốn làm cho ý kiến của mình
có sức thuyết phục người đọc (người nghe)
thì người viết phải nắm vững kĩ năng bình
luận. Vì sao?
- Hs trả lời .
- Gv; bổ sung:
- Vì khi nắm vững kĩ năng bình luận người
bình luận mới nắm vững cách tổ chức luận
cứ, luận điểm để đạt đến mục đích đề ra,

thuyết phục, lôi cuốn được người đọc, người
nghe. Ví dụ như ở đoạn trích “Xin lập khoa

- Đưa ra được những nhận định đánh
giá đúng – sai, hay – dở, và bàn bạc
sâu rộng vấn đề.
- Những nhận định đánh giá phải có
sơ sở lí luận và thực tiễn mới có sức
thuyết phục.
- Quan điểm của người bình luận phải
rõ ràng, chặt chẽ, bố cục mạch lạc, lời
văn bình luận phải chính xác, trong
sáng.

9


luật”, tác giả đã sử dụng các luận chứng,
luận cứ rồi sắp xếp, tổ chức các luận điểm
luận cứ đó để thuyết phục được người đọc.
Qua đó cho thấy tác giả đã nắm vững các kĩ
năng bình luận.
- THẢO LUẬN: Tại sao có thể nói rằng
con người ngày nay cần biết bình luận, dám
bình luận và phải nắm vững kĩ năng bình
luận ?
*GV giảng:
 Chúng ta đang sống trong thời đại văn
minh, dân chủ; mọi người đều có quyền và
trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề.

Con người trong thời đại như thế phải dám
và phải có khả năng tham gia bình luận, để
đưa ra các giải pháp thích hợp cho vấn đề
trong xã hội và trở thành người có ích cho
xã hội.
Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và
bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình
luận.
Hoạt động 2:
II. CÁCH BÌNH LUẬN
* Chia lớp thành 3 nhóm thực hiện 3 yêu
cầu trong SGK/ 72.
- Hs trả lời, GV bổ sung:
1. Bước thứ nhất: Nêu hiện tượng (vấn
đề) cần bình luận.
a. Không nên nêu thái độ và sự đánh giá khi
chưa trình bày rõ về hiện tượng vấn đề cần
bình luận. Vì người đọc, người nghe không
thể tiếp nhận một cách hứng thú khi họ còn
mơ hồ chưa rõ về vấn đề cần bình luận.
b. Các vấn đề cần bình luận được trình bày
phải: Đảm bảo yêu cầu trung thực khách
quan, nhưng nêu ngắn gọn, rõ ràng cơ bản
theo yêu cầu của chủ đề bình luận, đồng
thời chú ý nêu và bảo vệ quan điểm của
người bình luận.

II. CÁCH BÌNH LUẬN
*Kết luận:
*Cách bình luận thường gặp: 3

bước
* Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận
- Trung thực, khách quan.
- Ngắn gọn, rõ ràng.
- Thể hiện quan điểm bản thân.

10


2. Bước thứ hai: đánh giá hiện tượng
(vấn đề) cần bình luận.
Với mỗi vấn đề:
- Tình trạng hút thuốc lá trong học sinh:
đứng hẳn về một phía, tìm những lí lẽ, dẫn
chứng để nhiệt tình ủng hộ phía đúng và phê
phán phía sai.
(Đứng hẳn về phía đúng là không hút thuốc
lá, phê phán việc hút thuốc lá là sai)
- Lũ ở Đồng Tháp Mười có phải chỉ là tai
họa? :
-> Đưa ra cách đánh giá phải trái đúng sai,
hay dở, của riêng mình sau khi đã phân tích
các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài
cần bình luận.
(Lũ một mặt là mang đến tai họa: ô nhiễm
môi trường, thiệt hại vật chất, con người…
thì một mặt khác cũng mang lại lợi ích: phù
sa, tôm cá…nên cần phải đánh giá đúng, sai
mỗi mặt lợi hại, của đề tài bình luận để đi
đến kết luận đúng nhất)

- Nên ưu tiên cho phát triển sản xuất hay
cho bảo vệ môi trường, nếu việc phát triển
sản xuất gây ô nhiễm môi trường sống?:
-> Kết hợp những phần đúng của mỗi phía
và loại bỏ phần còn hạn chế để đi tới một
sự đánh giá thực sự hợp lí công bằng.
(Không thể ưu tiên cho một bên nhất định
nào, vì phát triển sản xuất thì ô nhiễm môi
trường nhưng không phát triển sản xuất thì
cuộc sống không thể phát triển do đó không
thể đầu tư cải thiện môi trường được…nên
phải kết hợp phần đúng của mỗi bên, hạn
chế phần hại… để đi tới tìm ra giải pháp tốt
nhất, công bằng nhất cho cả 2 vấn đề.
*Bước 3: Bàn bạc, mở rộng vấn đề.
Khi bàn bạc cần phải:
+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết
cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét,

* Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình
luận.
- Đứng hẳn về một phía.
- Kết hợp phần đúng của mỗi phía.
- Đưa ra đánh giá riêng.

* Bước 3: Bàn bạc, mở rộng vấn
11


đánh giá.

+ Bàn về những điều có thể rút ra khi liên
hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của
mình và của những người đang nghe mình
bình luận.
+ Bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu
sắc hơn mà hiện tượng (vấn đề) được bình
luận có thể gợi ra.
- Ví dụ: bàn bạc mở rộng vấn đề của đoạn
trích bài tập 2 tr 73/ SGK.
Tác giả đã đưa ra lời bàn:
- Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là
cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể
hiện thái độ mến khách.
- Hành động cần có:
+ Tự điều chỉnh mình.
+ Tự cứu mình và cứu người.
+ Cần một chương trình truyền thông hiệu
quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh
ngang trên đường phố.
 Bàn bạc, mở rộng vấn đề.
* Cách bình luận:
*GV hỏi: nêu các bước trong cách bình
luận?và yêu cầu của mỗi bước.
- HS trả lời, GV chốt lại cách bình luận.

- GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ (SGK/ 73)
Họat động 3:
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1 (SGK/73)


đề.
- Cảm nhận, suy nghĩ của bản thân, có
những lời bàn sâu rộng.
- Thái độ, hành động để giải quyết
vấn đề.

Có nhiều cách bình luận. Cách
bình luận thường gặp có: 3 bước
Nhưng dù theo cách nào thì người
bình luận cũng phải:
- Trình bày rõ ràng, trung thực hiện
tượng (vấn đề) cần bình luận.
- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến
nhận định, đánh giá của mình là xác
đáng.
- Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề
bình luận.
*Ghi nhớ (Sgk/ 73)
12


Bài tập 2 ( SGK/73)
-Gv chia nhóm cho HS làm bài:
Nhóm 1: Đoạn trích nêu vấn đề gì? Nhận
xét cách nêu?
Nhóm 2: Tác giả đã dùng lí lẽ nào để giải
quyết vấn đề? Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên?
Nhóm 3: Tác giả đã làm cho người đọc tin
vào điều mình nói bằng cách nào?Qua đó

thể hiện thái độ gì đối với vấn đề được nêu.
Nhóm 4: Kết thúc vấn đề, tác giả đã đưa ra
lời bàn nào? Giải pháp nào để giải quyết
được vấn đề đã nêu ra.
- GV nhận xét, chốt lại vấn đề.

III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1 (SGK/73)
Nhận xét như vậy là sai vì
- Về mục đích bình luận hoàn toàn
khác giải thích và chứng minh :
+ Bình luận là đề xuất và thuyết phục
người đọc, người nghe tán đồng với
một nhận xét đánh giá bàn luận của
mình về một vấn đề nào đó trong đời
sống hoặc trong văn học.
+ Giải thích là dùng lí lẽ (chủ yếu) và
dẫn chứng (hỗ trợ) để giúp người đọc,
nghe hiểu một vấn đề nào đó trong
đời sống hoặc trong văn học.
+ Chứng minh là dùng dẫn chứng
(chủ yếu) và lí lẽ (hỗ trợ) để khiến
cho người đọc, người nghe tin một
vấn đề nào đó trong đời sống hoặc
trong văn học
- Bình luận cũng không phải giải
thích, chứng minh cộng lại. Có chăng
người ta chỉ sử dụng giải thích, chứng
minh trong quá trình thực hiện bình
luận. Ta coi đó là thao tác hỗ trợ.

Bài tập 2 ( SGK/73)
*GV chia nhóm thảo luận:
* Vấn đề bình luận: Nguyên nhân và
hậu quả của tai nạn gian thông.
* Giải quyết vấn đề:
- Dùng lí lẽ:
+ “Thần chết đã … đường phố”
+ “Những kẻ … giao thông”
+ “Những kẻ đầu …. khoái cảm”.
- Chỉ ra nguyên nhân:
+ Hạn chế khách quan.
+ Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia
giao thông còn non kém.
13


Bài tập 3 (SGK/74)

 Tác giả đã đi vào giải thích vấn đề.
- Dẫn chứng:
+ “Theo thống kê của UNICEF…. Xe
máy”
+ Họ là lực lượng lao động lớn của
đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy
trách nhiệm công dân và gia đình.
 Dùng lí lẽ và dẫn chứng để cho
người đọc thấy được nguyên nhân và
hậu quả của tai nạn giao thông. Từ đó
dẫn đến thái độ phê phán, không đồng
tình với những sát thủ trên đường phố

→ Đánh giá vấn đề.
* Tác giả đã đưa ra lời bàn:
- Vấn đề an toàn giao thông là hạnh
phúc, là cơ hội gặt hái thành công để
hội nhập, là thể hiện thái độ mến
khách.
- Hành động cần có:
+ Tự điều chỉnh mình.
+ Tự cứu mình và cứu người.
+ Cần một chương trình truyền
thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần
không còn nghênh ngang trên đường
phố.
 Bàn bạc, mở rộng vấn đề.
Bài tập 3 (SGK/74)
Sau khi đọc văn bản “xin lập khoa
luật” chúng ta còn có thể bình luận
thêm:
- Nêu vai trò của pháp luật đối với xã
hội ta hiện nay.
+ Làm cho mọi người hiểu được pháp
luật và làm theo pháp luật.
+ Để xây dựng xã hội thực sự văn
minh, công bằng.
- Làm thế nào để có luật nghiêm và
làm tốt việc giáo dục pháp luật trong
14


xã hội.

+ Đặt ra luật pháp và hoàn chỉnh bộ
luật. Luật pháp phải xuất phát từ hiện
thực và nguyện vọng của nhân dân.
+ Mọi người phải có ý thức sống và
làm theo pháp luật. Đặc biệt nêu cao
tinh thần gương mẫu của mọi người,
mọi ngành, mọi tổ chức trong việc
chấp hành pháp luật.

V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ : (2 phút)
1. Củng cố:
- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.
- Nắm được nguyên tắc và cách thức bình luận
2. Dặn dò:
- Tập viết một đoạn bình luận cho một vần đề mà em quan tâm hoặc một đọan,
một câu, một chi tiết, một nhân vật ….yêu thích trong văn học.
- Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị bài mới: “Tôi yêu em”.
VI. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

VII. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………


Quảng Ngãi ngày 10 tháng 03 năm 2014

15


DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN TH ỰC TẬP

Đỗ Thị Ngọc Thanh

Bùi Thị Thương

16



×