Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chuyên đề về khấu hao nhanh tài sản cố định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.87 KB, 5 trang )

1
CHỦ ĐỀ:
KHẤU HAO NHANH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐƯỢC TRỪ & KHÔNG ĐƯỢC TRỪ
ĐỂ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Tác giả: Ths-GVC Thái Ninh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong kinh doanh, mục tiêu của các doanh nghiệp là tìm mọi giải pháp nhằm tối đa
hóa lợi nhuận, họ luôn hướng tới việc mở rộng thị trường, nắm giữ và phát triển thị phần.
Vấn đề thu hồi vốn đầu tư về trang bị, mua sắm tài sản cố định để tiếp tục quá trình tái sản
xuất thông qua các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp là mối
quan tâm của chủ doanh nghiệp, làm thế nào để thu hồi lại vốn đầu tư tài sản cố định
nhanh nhất và hợp lý để xác định chi phí được trừ phù hợp với qui định của luật thuế thu
nhập doanh nghiệp khi xác định thu nhập chịu thuế.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng hệ thống chỉ tiêu xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của
Tổng cục thuế qui định trên tờ khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quí và tờ khai
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành phân tích các tình huống tính
khấu hao nhanh xãy ra ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và thu nhập chịu thuế thu nhập
của doanh nghiệp.
III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Như chúng ta đã biết khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một
cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong
thời gian sử dụng của tài sản cố định. Mức khấu hao càng lớn thì thời gian thu hồi vốn
càng nhanh đồng thời ghi nhận chi phí trong kỳ càng cao làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp và ngược lại. Doanh nghiệp có quyền quyết định đến sự bảo toàn và phát triển vốn
kinh doanh của mình trên cơ sở tuân thủ pháp luật, theo qui định hiện nay của luật thuế thu
nhập doanh nghiệp thì :
Thu nhập

=


Doanh

-

Chi phí

+

Các khoản

Chịu thuế
Thu
được trừ
thu nhập khác
Các khoản chi không được trừ khỏi doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế về :
* Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật,như:
+ Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ.
……….


2
+ Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trường hợp doanh nghiệp có lãi, có
nhu cầu về khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ đang áp dụng phương pháp khấu hao
theo đường thẳng là phần trích khấu hao vượt quá mức khấu hao nhanh theo quy định.
Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh
nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện
trích khấu hao. Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định
theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài

sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh. Trong thời gian hoạt động sản xuất, kinh
doanh, doanh nghiệp có thay đổi mức trích khấu hao nhưng vẫn nằm trong mức quy định
thì doanh nghiệp được điều chỉnh lại mức trích khấu hao nhưng thời hạn cuối cùng của
việc điều chỉnh là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm
trích khấu hao.
Theo thông tư Số: 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài
chính: Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định điều 13.
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định có 3 phương pháp tính khấu hao tài sản cố
định và chi phí khấu hao tài sản cố định tính theo quy định tại Thông tư này được sử dụng
để xác định chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, đó là
- Khấu hao đường thẳng
- Khấu hao theo số dư giảm dần
- Khấu hao theo theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Tuy nhiên để khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và thu hồi vốn
đầu tư nhanh, thông tư 203 có đoạn: “Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao
được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương
pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu hao
nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu
hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ
lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không
được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ”.
Để làm rõ nội dung trên tác giả minh họa các tình huống trích khấu hao nhanh
nhằm thu hồi vốn đầu tư tài sản cố định như sau
Ví dụ: Doanh nghiệp A kinh doanh vận tải. Trong năm 2009 đầu tư 10 xe khách, nguyên
giá 1000trđ/xe, bắt đầu hoạt động 1/1/2010.


3
Theo phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư 203/2009/TT – BTC ngày 20/10/09
của bộ tài chính áp dụng từ 01/01/2010:

KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG
Danh mục TSCĐ

Thời gian sử dụng

Thời gian sử dụng

Tối thiểu (năm)

tối đa (năm)

Phương tiện vận tải đường bộ

6

10

a. Doanh nghiệp A thực hiện khấu hao nhanh < 2 lần khấu hao đường thẳng:
Để thu hồi vốn, doanh nghiệp thực hiện khấu hao nhanh, chọn thời gian sử dụng 4 năm, tỷ
lệ hao mòn 25%. Và đã đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế phương pháp khấu
hao này
Trong năm 2010, doanh nghiệp A hạch toán khấu hao nhanh là 1000tr x 10xe x
25% = 2500tr vào chi phí kinh doanh trong năm
Trường hợp 1: Chênh lệch giữa mức khấu hao nhanh và khấu hao đường thẳng
không được ghi nhận vao chi phí được trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tổng doanh thu 20000tr
- Tổng chi phí kinh doanh 20300tr (trong đó khấu hao TSCĐ xe 2500 tr và khấu
hao TSCĐ khác đúng chế độ 500tr)
- Kết quả kinh doanh (tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ) lỗ 300tr
Số lỗ này khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và đăng ký với cơ

quan thuế về kế hoạch chuyển lỗ cho 5 năm kế tiếp sẽ không được chấp nhận, lúc này
buộc doanh nghiệp phải xác định lại kết quả kinh doanh như sau:
Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo thông tư 203, tài sản này áp dụng
phương pháp khấu hao đường thẳng, thời gian sử dụng tối thiểu 6 năm, tỷ lệ hao mòn: 1/6
= 16,67%, lúc này mức trích khấu hao đường thẳng = 10.000tr x 16,67% = 1667 tr/năm
a. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: (300)trđ
b. Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 833trđ (chênh lệch giữa khấu
hao nhanh và khấu hao đường thẳng 2.500tr – 1.667tr = 833tr)
c. Thu nhập chịu thuế = (300)tr + 833tr = 533trđ
d. Thuế thu nhập doanh nghiệp = 533tr x 25% = 133,25tr
Trong trường hợp này mặc dù kết quả kinh doanh lỗ, doanh nghiệp vẫn phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp là do cách tính khấu hao nhanh của doanh nghiệp vượt mức
khấu hao đường thẳng để xác định thu nhập chịu thuế theo luật thuế thu nhập doanh
nghiệp


4
Trường hợp 2: Khấu hao nhanh được ghi nhận vào chi phí được trừ khi tính thuế:
- Tổng doanh thu 21.000tr
- Chi phí kinh doanh 20.300tr (trong đó khấu hao TSCĐ xe 2.500 tr và khấu
hao TSCĐ khác đúng chế độ 500tr)
- Tổng lợi nhuận trước thuế 700tr
Theo khung thời gian sử dụng bình quân của các phương tiện vận tải bộ trên
là 8 năm {(6 năm + 10 năm)/2 = 8 năm}. Doanh nghiệp thực hiện khấu hao nhanh không
quá 2 lần (8 năm/2 năm = 4 năm) mức khấu hao đường thẳng nên kết quả kinh doanh được
ghi nhận theo số liệu kế toán đã báo cáo trên báo cáo thuế. Lúc này:
- Thu nhập tính thuế = 700tr
- Thuế TNDN = 700tr x 25% = 175tr
b. Doanh nghiệp A thực hiện khấu hao nhanh > 2 lần khấu hao đường thẳng,
doanh nghiệp chọn thời gian sử dụng 2 năm, tỷ lệ khấu hao 50% và đã đăng ký với cơ

quan thuế trực tiếp quản lý thuế phương pháp khấu hao này
Trong năm 2010, doanh nghiệp A hạch toán khấu hao nhanh là:
1000tr x 10xe x 50% = 5000tr vào chi phí kinh doanh trong năm
Trường hợp 3:Chênh lệch mức khấu hao nhanh > 2 lần mức khấu hao theo đường
thẳng không được ghi nhận vào chi phí được trừ:
- Tổng doanh thu trong năm tính thuế 24.000tr
- Chi phí kinh doanh 22.800tr (trong đó khấu hao TSCĐ xe 5.000 tr và khấu hao
TSCĐ khác đúng chế độ 500tr)
- Tổng lợi nhuận trước thuế: 1.200tr
Theo khung thời gian sử dụng tối thiểu của các phương tiện vận tải bộ trên là 6
năm. Doanh nghiệp A thực hiện khấu hao nhanh 2 năm > 2 lần mức khấu hao đường thẳng
(3 năm, tỷ lệ khấu hao 1/3 = 33,33% tương ứng mức khấu hao nhanh bằng 2 lần khấu hao
đường thẳng trong năm là 1000tr x 10 xe x 33,33% = 3333,33trđ), nên kết quả kinh doanh
được điều chỉnh để chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế: 1666,67tr (mức khấu hao nhanh > 2
lần mức khấu hao đường thẳng = 5000tr – 3333,33 = 1666,67tr)
- Thu nhập tính thuế = 1200tr + 1666,67tr = 2866,67tr
- Thuế TNDN = 2866,67tr x 25% = 716,67tr
- Lợi nhuận sau thuế của DN A = 1200tr – 716,67tr = 483,33tr
IV. KẾT LUẬN


5
Từ những kết quả trên nhằm trao đổi thông tin về phương pháp tính toán khấu hao
nhanh của doanh nghiệp trên tinh thần tự chủ về tài chính để được ghi nhận vào chi phí
được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, hy
vọng rằng trong tình hình hiện nay khi sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng ngày càng cao buộc doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư mới và
đầu tư chiều sâu thì vấn đề tính khấu hao nhanh tài sản cố định hạch toán vào chi phí
nhằm bảo toàn vốn để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đòi hỏi phải được hoàn

thiện và tuân thủ pháp luật của nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Thông tư số 130 /2008/TT-BTC , ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ tài chính hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và
hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
2. Thông tư Số: 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính: Hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định



×