Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Rối loạn mạch máu não ở người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.73 KB, 9 trang )

SUCCESSES OF GERONTOLOGY- 2014- T.27- №1
Co-author, 2014

Success of gerontology- 2014- T.27- №1 tr 184-199

UDC 616.83-085:616.21-053.9

Н. A. Peresadin1, T. V. Diachenko2, A. Yu Kasparevich3, M. D. Krivosheeva4
KHẢ NĂNG HIỆU CHỈNH DƯỢC HỌC CÁC RỐI LOẠN MẠCH MÁU NÃO Ở NGƯỜI
CAO TUỔI TRONG CÁC ĐỢT TÁI PHÁT CỦA CÁC BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG
BẰNG REAMBERIN

Trường đại học tổng hợp Y khoa quốc gia Lugansk, 91045, Ukraine, sô 1, đường 50 năm quốc phòng Lugansk,
Viện Lugansk thuộc Học viện quản lý viên chức liên tỉnh, 91002, Ukraine, Lugansk, đường K. Libknekhta, 75.
Trung tâm y học “ANCAS”, 91055, Ukraine, Lugansk, đường xô viết, 52; email:

Ở bệnh nhân lớn tuổi với các đợt tái phát của các bệnh lý tai mũi họng mãn tính và
các bệnh lý mạch máu não kèm theo, quan sát thấy hội chứng nhiễm độc nội sinh, được
biểu hiện dưới dạng suy giảm miễn dịch với chủ yếu là các phức hợp miễn dịch tuần hoàn
(Circulating immune complexes- CIC) bất thường có khối lượng phân tử nhỏ và vừa. Việc
đưa Reamberin trong điều trị theo sinh bệnh học ở các bệnh nhân này làm đẩy lui các hiểu
hiện nhiễm độc và tối ưu hóa cân bằng nội mô sinh-miễn dịch.
Từ khóa: các bệnh lý tai mũi họng mãn tính, rối loạn mạch máu não, phức hợp miễn
dịch tuần hoàn (Circulating immune complexes- CIS), Reamberin.

Н. A. Peresadin1, T. V. Diachenko2, A. Yu Kasparevich3, M. D. Krivosheeva4
CAPABILITIES OF PHARMACOLOGICAL CORRECTION WITH
REAMBERIN THE CEREBROVASCULAR DISSODERS WITH ENT DISEASES
OF THE ELDERLY PATIENTS.
1


Lugansk State Medical University, 1, ul. 50-letiya Oborony Luganska, Ukraine 91045.
Lugansk institute of the interregional Academy of Personnel management, 75, ul. K. Libnekhta, Ukraine
91002.
3
“Ankas” Medical Center, 52, ul. Sovetskya, Ukraine 91055; email:
2

Endointoxication’s syndrome and manifestations of immune deficiency observerd
among elderly patients with acute exacerbations of ENT diseases and concomitant
cerebrovascular pathololy. Reamberin in pathogenetic therapy arressts manifestations of
intoxication and optimizes immunological homeostasis.
Key words: chronic ENT diseases, cerebrovascular maladies, circulating immune
complexes, Reamberin.


Xu hướng chủ yếu trong vài thập kỉ
qua là sự già đi nói chung của dân số, không
chỉ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước
đang phát triển trên thế giời [5-7] đã chỉ ra
sự cần thiết cấp bách của việc định hướng
lại các ưu tiên trong các nghiên cứu cơ bản
và y sinh lâm sàng theo hướng tiếp tục số
lượng các đại diện trong nhóm tuổi già.
Một trong những vấn đề thời sư của lão
khoa lâm sàng hiện đại là sự phổ biến của
các rối loạn mạch máu não trên nền bệnh
tăng huyết áp diễn tiến lâu dài. Theo số liệu
các nghiên cứu thống kê, có hơn 20% những
người trên 65 tuổi bị các biểu hiện bệnh lý
này, còn những người trên 70 tuổi thì mức

độ rối loạn tuần hoàn là hơn 30% [15].
Như chúng ta đã biết, các rối loạn vi
tuần hoàn có thể tạo điều kiện cho việc phát
triển các biến chứng nặng ở các cơ quan
đích khác nhau như não, tim, thận; trong đó
với các bệnh nhân ở nhóm tuổi già thì các
biến chứng chủ yếu mang đặc diểm bệnh lý
tâm lý thần kinh và miễn dịch [5]. Các biêu
hiện lâm sàng thường gặp nhất đối với các
thay đối cấu trúc-chức năng mạch máu não
là đột quỵ, cơn thiếu máu thoáng qua, rối
loạn trí nhớ và bệnh não do tăng huyết áp
[1]. Theo các quan niệm hiện đại, bệnh não
do tăng huyết áp là các tổn thương tiêu
điểm và lan tỏa tiến triển tương đối chậm
của chất não, được gây nên bởi các rối loạn
mãn tính tuần hoàn não, liên quan chủ yếu
với hội chứng tăng huyết áp không kiểm
soát kéo dài ở bệnh nhân [1,5].
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh
não do tăng huyết áp mà bệnh nhân lớn tuổi
thường tới bác sĩ chủ yếu là đau đầu, mang
đặc điểm lan tỏa, không giảm bớt khi dùng
các thuốc giảm đau. Ngoài ra, bệnh nhân
thường nghe tiếng ồn khác nhau ở trong tai,
chóng mặt, đi loạng choạng, mệt mỏi, khó
chịu, giảm mức độ trí nhớ, giảm khả năng

tập trung và chú ý, rối loạn giấc ngủ, giảm
khả năng tư duy và thường sao nhãng. Tất cả

những người lớn tuổi được nói tới ở trên
thường liên quan tới bệnh cảnh cao huyết
áp, thường xuyên tự kiểm tra huyết áp ở nhà
với các thiết bị đo được sử dụng rộng rãi
như dụng cụ đo huyết áp – bán tự động. Các
triệu chứng kể trên chủ yếu mang đặc điểm
chủ quan và thường được bệnh nhân than
phiền. Tuy nhiên khi khám lâm sàng cẩn
thận, các dấu hiệu cơ năng và thay đổi bệnh
lí thường rất khó xác định.
Đặc biệt lưu ý rằng ở những bệnh
nhân lớn tuổi và già, cùng với các rối loạn
lão hóa chức năng cơ quan cảm giác (ví dụ
như giảm thính giác), thường có sự hình
thành các rối loạn khác nhau về cân bằng
nội môi – miễn dịch của cơ thể. Điều đó
dẫn đến sự suy giảm miễn dịch và phát triển
các bệnh truyền nhiễm mãn tính tiến triển
chậm, trong đó có bệnh lý các cơ quan tai
mũi họng.
Các số liệu nghiên cứu được thực
hiện tương đối gần đây đã chỉ ra rằng, không
phải tất cả các bác sĩ lâm sàng trong đều đặt
ra các nhiệm vụ chiến lược trong điều trị
hoàn chỉnh và phục hồi chức năng ở các
bệnh nhân ở nhóm tuổi già, mà chỉ đáp ứng
các mục tiêu ngắn hạn- đó là cái thiện chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Trong mười năm gần đây trên thực
tiễn lâm sàng đã đưa vào sử dụng dung dịch

đa ion cân bằng Reamberin- chế phẩm hiệu
quả cao, chứa dạng hòa tan ổn định anion
succinate của axit succinic. Như ta đã biết,
sự biến đổi axit succinic trong cơ thể con
người liên quan với sự sản sinh ra năng
lượng cần thiết để đảm bảo hoạt động sống
một cách hoàn chỉnh. Axit succinic đóng vai
trò kích thích quá trình tổng hợp các vật chất
phục hồi trong cấu trúc tế bào, đảm bảo việc
duy trì sự chuyển hóa đầy đủ của tất cả các


axit hữu cơ trong chu trình Krebs [17]. Sự
bổ sung dòng succinate tế bào dẫn tới sự
giảm các axit hữu cơ trong máu với việc
phục hồi pha ưa khí sau đó của quá trình hô
hấp ở mô. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng
này là việc tổng hợp lại ATP bởi tế bào và
tăng sức bền chống lại sự oxy hóa của tê
bào.
Hoạt chất antihypoxant trong thành
phần của Reamberin có tác dụng chống tình
trạng giảm oxy, cụ thể khi trong tình trạng
thiếu năng lượng, là tiền đề cho thành công
trong điều trị với vai trò hiệu chỉnh năng
lượng và chuyển hóa trong các trạng thái
bệnh lý khác nhau [3,6,8-10,12,13,18].
Mục đích của nghiên cứu - nghiên
cứu hiệu quả trong việc sử dụng Reamberin
ở các bệnh nhân lớn tuổi với các bệnh lý

mạch máu não trong đợt tái phát của các
bệnh lý mãn tính các cơ quan tai mũi họng.
Mẫu nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu
Chúng tôi nghiên cứu 2 nhóm bệnh nhân
trong độ tuổi 62-74 tuổi (30 nam và 36 nữ)
với chẩn đoán rối loạn tuần hoàn não có
nguồn gốc từ bệnh lý xơ vữa động mạch
trong đợt tái phát của các bệnh lý mãn tính
của các cơ quan tai mũi họng đã được xác
định bởi các bác sỹ chuyên khoa (viêm
amyđan mãn, viêm họng mãn tính dạng teo,
viêm mũi vận mạch mãn tính có nguồn góc
từ thần kinh thực vật).
Nhóm nghiên cứu (34 bệnh nhân) và
nhóm chứng (32 bệnh nhân) được sắp xếp
một cách ngẫu nghiên dựa theo độ tuổi, giới
tính và các triệu chứng bệnh học lâm sàng.
Các bệnh nhân của 2 nhóm đã sử dụng các
thuốc, trước tiên là các thuốc trong điều trị
các bệnh lý “nguy cơ” biểu hiện rõ như- cao
huyết áp, xơ vữa động mạch máu não, tăng
cholesterol máu, đồng thời với các thuốc vận

mạch, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu. Để
dự báo việc sử dụng đồng thời đa thuốc và
đạt kết quả tối ưu, chúng tôi dùng
Reamberin- chế phẩm với đặc tính phức hợp
trong mối tương quan có lợi trong các quá
trình chuyển hóa, hội chứng nhiễm độc, và

trạng thái thiếu oxy mô. Reamberin được
dùng bởi các bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu
như là vai trò bổ sung trong điều trị chuẩn,
[1], điều trị chuẩn được dùng trong nhóm
chứng. Reamberin được dùng 20 ml 1 lần
trong ngày tiêm tĩnh mạch chậm với đặt
đường truyền tĩnh mạch. Dung dịch 1,5%
Reamberin được truyền hằng ngày cho tới
khi đạt được hiệu quả tối ưu trạng thái lâm
sàng của bệnh nhân từ 3-5 cho tới 6-7 lần
truyền phụ trong sự phụ thuộc vào hiệu quả
đạt được.
Để thực hiện mục tiêu của nghiên
cứu này, ngoài các nghiên cứu lâm sàng và
cận lâm sàng cho bệnh nhân, trong huyết
thanh máu bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu
nồng độ các phân tử có khối lượng phân tử
trung bình theo phương pháp [11] và nồng
độ sản phẩm cuối cùng của quá trình
peroxide hóa lipit – Мalondialdehyde [2],
đồng thời chũng tôi cũng nghiên cứu nồng
độ phức hợp miễn dịch tuần hoàn (CIC) với
việc sử dụng phương pháp kết tủa trong
dung dịch polyethylene glycol với khối
lượng phân tử 6000D [16].
Thành phần phân tử của phức hợp
miễn dịch tuần hoàn được phân tích bởi
phương pháp kết tủa chọn lọc ở nồng độ 2;
3,5 và 6% dung dịch polyethylene glycol với
việc phát hiện ra trong phương pháp nghiên

cứu này các thành phần khối lượng phân tử
thấp vừa và cao của phức hợp miễn dịch
tuần hoàn [16].
Việc xử lý thống kê các số liệu nhận
được được thực hiện với sự trợ giúp của
máy tính cá nhân Intel Core 2 Duo với việc


sử dụng phân tích phân tán đa yếu tố (sử
dụng gói chương trình hợp pháp của
Microsoft Windows XP professional,
Microsoft Office 2003, Microsoft Excel
Stadia 6.1/prof và Statisticas). Trong trường
hợp này, bắt buộc phải tính toán đến các
nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng các
phương pháp thống kê trong các thử nghiệm
thuốc điều trị lâm sàng [14].
Kết quả và thảo luận
Trước khi điều trị, các than phiền của bệnh
nhân ở cả 2 nhóm bao gồm các triệu chứng
của bệnh não do tăng huyết áp: đau đầu với
cường độ khác nhau, tiếng ồn trong tai,
chóng mặt, mệt mỏi và khó chịu theo chu
kỳ, giảm trí nhớ và khả năng lao động,
chóng mặt và mất tập trung. Khi nghiên cứu
bằng MRI một số bệnh nhân (17 trong nhóm
nghiên cứu và 19 trong nhóm chứng) đã xác
định sự mở rộng khoang Virchov, còn khi
nghiên cứu bệnh nhân với thang điểm đo
tâm lý [5] đã phát hiện ra sự giảm nhận thức

mức độ nhẹ, khả năng thích nghi xã hội của
bệnh nhân thực tế không bị rối loạn. Ngoài
ra, bệnh nhân than phiền cảm giác đau và
ngứa họng vào buổi sáng, ho, vào buổi tối –
nghẹt một hoặc hai bên mũi. Khi đánh giá
trạng thái tai mũi họng của bệnh nhân trong
các đợt cấp của các bệnh mãn tính thấy rằng
có sự tiết dịch ở thành sau họng, niêm mạc
họng ở thời điểm khám trong đợt cấp bị
sung huyết và phù. Ở thành sau họng có dịch
màu vàng hoặc trắng đặc, sung huyết mạch
máu, phù thành bên. Thường thấy có các nốt
bã đậu ở các hốc, khi ngoáy vào thì thấy tiết
ra mủ lỏng.
Một loạt các bệnh nhân ở nhóm
nghiên cứu và nhóm chứng (tương ứng 7 và
6) có các biểu hiện bệnh não do tăng huyết
áp với các triệu chứng thần kinh lan tỏa,
được nhóm lại thành các hội chứng xác
định. Thường thấy ở các bệnh nhân này hội

chứng tiền đình-tiểu não với biểu hiện chóng
mặt, đi loạng choạng và đứng không vững;
hội chứng giả hành não ở dạng khả năng nói
không rõ ràng, xuất hiện “sự cười và khóc
ép buộc”, bị sặc khi thực hiện các chuyển
động nuốt; sự sa sút trí tuệ do mạch máu
biểu hiện với các rối loạn cảm xúc, giảm khả
năng trí tuệ và trí nhớ. Sự rối loạn trí nhớ-trí
tuệ được mở rộng tới sự rối loạn tri giác

mức độ vừa kèm theo sự giảm khả năng
nhận biết trạng thái của mình và phát triển
thành rối loạn trầm cảm-lo sợ. Khi thực hiện
nghiên cứu trên MRI chúng tôi thấy rằng có
các ổ thiếu máu cục bộ (các hốc), thường ở
vùng cạnh thất và dưới vỏ của chất trắng não
bộ.
Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng
minh rằng, nguy cơ tương đối của sự phát
triển bệnh não do tăng huyết áp có sự liên
quan với tăng huyết áp, cao áp lực mạch
(pulse pressure), thường xuyên có các đợt
tăng huyết áp kịch phát, sự dao động cao về
chỉ số huyết áp và sự giảm quá mức chỉ số
này (đặc biệt là huyết áp tâm trương). Các
nghiên cứu này chỉ ra rằng bênh nhân càng
già thì càng biểu hiện xác xuất về các rối
loạn chuyển hóa của các bệnh lý mạch máu
não trên nền các rối loạn mãn tính mạch
máu não.
Để phòng ngừa sự tử vong và sự tiến
triển xa hơn của cao huyết áp và bệnh não
do tăng huyết áp chúng tôi đã đưa vào cách
tiếp cận tổng thể, bao gồm việc điều trị cao
huyết áp, tác động lên các yếu tố nguy cơ
(rối loạn lipoprotein máu, rối loạn tăng đông
máu), hiệu chỉnh các rối loạn chuyển hóa ở
các tế bào thần kinh hoạt động trong điều
kiện thiếu máu cục bộ và giảm oxy mô.
Reamberin đã được sử dụng trong nghiên

cứu của chứng tôi như vai trò của chất hiệu
chỉnh các rối loạn chuyển hóa và chất chống
giảm oxy mô.


Chúng tôi cân nhắc rằng trong điều
trị bệnh não do tăng huyết áp ở người lớn
tuổi có một số đặc điểm riêng. Sự xuất hiện
các bệnh lý tai mũi họng kèm theo và sự cần
thiết trong việc sử dụng đồng thời một số
loại thuốc có thể làm cho bệnh nhân không
gắn bó với việc điều trị chính. Vì thể nhằm
đảm bảo sự ưng thuận của bệnh nhân, rất
quan trọng trong việc chỉ định các chế phẩm
có tác dụng kết hợp như Reamberin.
Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm
sàng của bệnh não do tăng huyết áp ở các
bệnh nhân có nền là các bệnh lý tai mũi
họng ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng
trước và sau điều trị thực tế giống nhau. Khi
nghiên cứu cận lâm sàng trước và sau điều
trị bệnh nhân bệnh não do tăng huyết áp, có
nền là các bệnh lý tai mũi họng mãn ở cả 2
nhóm thấy rằng có sự tăng nồng độ phân tử
có khối lượng trung bình, Мalondialdehyde
(MDA), phức hợp miễn dịch tuần hoàn
(Сirculating mmune complexes (CIC)) trong
huyết tương máu: ở bệnh nhân nhóm nghiên
cứu, nồng độ của phân tử có khối lượng
trung bình trong huyết tương máu tăng

tương đối so với bình thường (0,520,02 g/l)
là 3,2 lần (ρ<0,001) và trung bình là
1,680,04 g/l; ở nhóm chứng- tăng 3,1 lần
(ρ<0,001), trung bình là 1,610,03 g/l. Nồng
độ MDA trong huyết tương máu của bệnh
nhân lớn tuổi nhóm nghiên cứu tăng đến
9,640,02 μmol/l, trung bình tăng 3 lần
(ρ<0,001) cao hơn so với bình thường
(3,20,15 μmol/l). Ở nhóm nghiên cứu nồng
độ MDA trước điều trị trung bình là
9,440,02 μmol/l, như vậy tăng 2,9 lần so với
bình thường (ρ<0,001).
Như chúng ta đã biết, nồng độ của
phân tử có khối lượng trung bình trong
huyết tương máu là minh chứng cho sự xuất
hiện và cường độ biểu hiện hội chứng nhiễm
độc chuyển hóa nội sinh [4]. Sự tăng nồng

độ các sản phẩm cuối cùng của quá trình
peroxide hóa lipid- MDA trong máu đã
khẳng định cường độ của qúa trình peroxide
hóa lipid, cùng với nó là sự phản ánh mức
độ nhiễm độc nội mô, được gây nên bởi sự
kích hoạt sự oxy hóa các gốc tự do và các
rối loạn cân bằng nội mô chuyển hóa. Từ
những chỉ số nêu ở trên, có thể cho rằng, ở
các bệnh nhân quan sát ở cả 2 nhóm có sự
biểu hiện rõ sự hoạt hóa quá trình peroxide
hóa lipid, cùng với sự tích lũy trong huyết
thanh máu các sản phẩm chuyển hóa bệnh lý

như các phân tử có khối lượng trung bình.
Như vậy về tổng thể có thể khẳng định về sự
kích hoạt chính các biểu hiện nhiễm độc nội
sinh và sự xuất hiên ở các bệnh nhân nghiên
cứu lớn tuối và già hội chứng nhiễm độc
chuyển hóa nội sinh.
Khi nghiên cứu các bệnh nhân chúng
tôi thấy rằng, sự tăng nồng độ CIC là tin
cậy: ở nhóm nghiên cứu – tăng đến 2,940,08
g/l, tức là trung bình tăng 1,56 lần (ρ<0,001)
so với bình thường (1,880,03 g/l), ở nhóm
chứng là 2,850,09 g/l, tức là tăng 1,52 lần so
với bình thường (ρ<0,001). Phân tích thành
phần phân tử CIC thấy rằng sự tăng nồng độ
CIC tổng cộng ở trong huyết tương máu là
do sự tăng nồng độ chủ yếu của thành phần
nhiễm độc với khối lượng phân tử trung
bình (11S-19S) và thành phần có khối lường
phân tử thấp (< 11S) của phức hợp miễn
dịch. Ở bệnh nhân nhóm nghiên cứu trước
khi điều trị nồng độ CIC với khối lượng
phân tử trung bình (11S-19S) là 41,40,8 %,
như vậy tăng so với bình thường (31,30,6),
trung bình là 1,3 lần (ρ<0,001). Ở nhóm
chứng, nồng độ CIC tương tự tăng 1,29 lần
(ρ<0,001). Nồng độ CIC có khối lượng phân
tử thấp ở bệnh nhân nhóm nghiên cứu tăng
1,2 lần so với bình thường, ở nhóm chứng
tăng 1,17 lần.



Nồng độ CIC với khối lượng phân tử
lớn trước khi điều trị giảm trong phép tính
tương đối ở bệnh nhân nhóm nghiên cứu là
1,44 lần (ρ<0,05) so với bình thường
(47,20,9%), như vậy trung bình là 34,40,9%;
ở nhóm chứng chỉ số tương tự giảm 1,37 lần
(ρ<0,05), như vậy trung bình là 32,80,8%.

Trạng thái tai mũi họng của bệnh
nhân ở nhóm nghiên cứu có xu hướng lâm
sàng trở nên nhanh phục hồi hơn so với
nhóm không nhận Reamberin. Hơn nữa,
việc ngắt cơn đau và ngứa ở học sớm hơn
(trung bình 4,70,13 ngày), hoàn toàn mất
cơn ho, phù ở họng và sự thở qua mũi được
dễ dàng hơn. Khi khám họng không phát
hiện thấy mủ và dịch ở nhóm nghiên cứu.

lần (ρ<0,001), đối với MDA là 2,56 lần
(ρ<0,001), đối với CIC là 1,6 lần (ρ<0,01),
trị số tuyệt đối của CIC có khối lượng phân
tử trung bình (11S-19S) là 1,89 lần (ρ<0,00),
đối với CIC với khối lượng phân tử thấp
(<11S) là 1,86 lần (ρ<0,01). Để ý rằng, ở
trong nhóm chứng, sự tiến triển tốt các chỉ
số cận lâm sàng tương ứng ít mang ý nghĩa
hơn. Vì thế cho nên trước khi kết thúc thời
gian điều trị ở các bệnh nhân này có sự duy
trì sự thay đổi tin cậy trong các chỉ số cận

lâm sàng được phân tích. Và thực sự là,
nồng độ phân tử có khối lượng trung bình ở
nhóm không nhận Reamberin, trong thời
gian kết thúc điều trị cao hơn 1,87 lần so với
bình thường (ρ<0,001), và so với chỉ số
tương tự ở nhóm nghiên cứu cao hơn 1,76
lần (ρ<0,001), nồng độ MDA- cao hơn 1,92
lần so với bình thường (ρ<0,01) và cao hơn
1,7 lần chỉ số ở nhóm nhận Reamberin
(ρ<0,01). Nồng độ CIC trong huyết thanh
máu bệnh nhân ở thời điểm kết thúc điều trị
ở nhóm chứng cao hơn 1,25 lần so với bình
thường (ρ<0,01) và cao hơn 1,19 lần chỉ số
ở nhóm nghiên cứu (ρ<0,01). Giá trị tuyệt
đối của CIC với khối lượng phân tử trung
bình ở giai đoạn nghiên cứu này cao hơn
1,45 lần so với bình thường (ρ<0,01) và 1,29
lần so với chỉ số này ở nhóm nghiên cứu
(ρ<0,01). Giá trị tổng cộng của CIC với khối
lượng phân tử trung bình và thấp ở bệnh
nhân nhóm nghiên cứu thực tế tương ứng
với giới hạn trên của chỉ số bình thường
(ρ<0,05), đối với nhóm bệnh nhân không
được nhận Reamberin, giá trị này cao hơn
1,42 lần so với bình thường (ρ<0,01) và 1,3
lần cao hơn so vơi chỉ số ở nhóm chứng
(ρ<0,01).

Trong kết quả của lặp lại nghiên cứu
cận lâm sàng thấy rằng các các chỉ số nghiên

cứu đã trở lại bình thường. Như, sự giảm
nồng độ phân tử có khối lượng trung bình
tương đối với giá trị trước khi điều trị là 3,2

Các số liệu nhận được cho phép
khẳng định rằng, việc sử dụng các chế phẩm
hướng miễn dịch và giải độc hiện đại trên
nền muối của acid succinic “Reamberin”
trong điều trị kết hợp ở bệnh nhân lớn tuổi

Để ý rằng, nồng độ CIC với khối
lượng phân tử lớn trong phép tính tuyệt đối
ở giai đoạn nghiên cứu này gần bằng giới
hạn trên của bình thường (0,890,02;
ρ<0,05). Như vậy, trước khi điều trị ở bệnh
nhân thấy rằng có sự tăng chủ yếu nồng độ
CIC trong huyết tương máu, điều này xảy ra
là vì do sự tăng chủ yếu nồng độ các thành
phần nhiễm độc của phực hợp miễn dịch
(các phân tử có khối lượng trung bình và
thấp).
Khi nghiên cứu sự thay đổi động học
các chỉ số lâm sàng thấy rằng, ở bệnh nhân
nhóm nghiên cứu, được nhận thêm
Reamberin thì thời gian hội chứng nhiễm
độc giảm trung bình 2,90,1 ngày (ρ<0,05) và
thời gian của hội chứng suy nhược giảm
4,70,14 ngày với sự so sánh với các chỉ số
tương tự ở nhóm chứng, được điều trị cơ
bản.



với các rối loạn mạch máu não trên nền các
bệnh lý tai mũi họng mãn có một loạt các ưu
điểm khi so sánh với điều trị cơ bản. Chế
phẩm này cho thấy sự ảnh hưởng tích cực
trong chỉ số lâm sàng, về tổng thể tạo điều
kiện phục hồi bệnh nhanh. Trên khía cạnh
sinh bệnh học chế phẩm này đảm bảo thực
tế làm các chỉ số cận lâm sàng trở về bình
thường, các chỉ số này đặc trức cho cường
độ của hội chứng nhiễm độc chuyển hóa nội
sinh, mức độ hoạt động của quá trình
peroxide hóa lipid, nồng độ và thành phần
phân tử CIC. Kết quả nghiên cứu nhận được
cho phép giả thiết rằng, việc đưa Reamberin
trong điều trị kết hợp ở bệnh nhân lớn tuổi
với bệnh não do rối loạn tuần hoàn trên nền
các bệnh lý tai mũi họng mãn tính có cơ sở
đầy đủ về mặt sinh bệnh học và có lợi về
mặt lâm sàng. Việc này cho phép khuyển
cáo chế phẩm này trong điều trị kết hợp ở
bệnh nhân với các rối loạn mạch máu não và
các bệnh lý tai mũi họng kèm theo.
Kết luận
Ở bệnh nhân với các biểu hiện lâm
sàng của bệnh não do rối loạn tuần hoàn
trong các đợt tái phát của các bệnh lý tai mũi
họng mãn tính có sự gia tăng nồng độ các
phân tử có khối lượng trung bình, MDA,

CIC trong huyết thanh máu. Trong trường
hợp này, sự tăng nồng độ CIC là do tăng của
thành phân bệnh sinh chủ yếu- các CIC với
khối lượng phân tử thấp và trung bình.
Reamberin- chế phẩm trên cơ sở axit
succinic, có đặc tính hướng miễn dịch,
chống oxy hóa, chống giảm oxy hóa mô,
được đưa vào sử dụng đã cho thấy sự tác
động tích cực lên tiến triển lâm sàng các rối
loạn tuần hoàn ở bệnh nhân lớn tuổi với các
đợt tái phát của các bệnh lý tai mũi họng
mãn tính. Điều này đã được chứng minh bởi
sự giảm có ý nghĩa thống kê của các chỉ số
như: thời gian hội chứng nhiễm độc, hội

chứng suy nhược và các biểu hiện bệnh lý
não, và thời gian bình thường hóa trạng thái
tai mũi họng của bệnh nhân trung bình
4,750,13 ngày.
Khi sử dụng Reamberin ở bệnh nhân
lớn tuổi với bệnh lý này đã cho thấy sự bình
thường hóa của nồng độ các phân tử có khối
lượng trung bình, MDA, CIC và các thành
phần của nó. Trong điều trị tiêu chuẩn thì
thấy xu hướng tối ưu hóa các chỉ số cận lâm
sàng. Tuy nhiên về tổng thể, ở các bệnh
nhân thuộc nhóm chứng không quan sát thấy
sự phục hồi một cách hoàn toàn cân bằng
nội mô chuyển hóa và cân bằng sinh miễn
dịch.

Từ kết quả đạt được, có thể thấy rằng
việc sử dụng chế phẩm dịch truyền
Reamberin trong điều trị các bệnh nhân
lớn tuổi với các biêu hiện bệnh não do rối
loạn tuần hoàn trên các đợt tái phát của các
bệnh lý tai mũi họng mãn là hoàn toàn có cơ
sở về mặt sinh bệnh học và triển vọng về
mặt lâm sàng.

REFERENCES
1. Alexeev I.A., Davydov E. L. Kiến thức của

2.
3.
4.

5.

các bác sỹ trong mục tiêu và phương pháp
điều trị cao huyết áp // Lão khoa lâm sàng.
2013. Quyển 19. № 9-10. Tr. 20-21.
Andreev L. I. Phương pháp xác định
Мalondialdehyde // Cận lâm sàng. 1998. №
11. Tr 41-43.
Afanasiev V.V. Dược học lâm sàng
Reamberin. SPb.: MAPO, 2005.
Gromashevskya L. L. “Phân tử khối lượng
trung bình” như là một trong những chỉ số
của “ sự nhiễm độc chuyển hóa” trong cơ
thể // Chẩn đoán cận lâm sàng. 2006. № 1

(35). Tr 3-13.
Zakharov V.V., Voznesenskya T. G. Rối
loạn tâm lý thần kinh: Test chẩn đoán. M.:
Nhà xuất báo chí-thông tin y học, 2013.


6. Zelionyi I. I., Frolov V. M., Peresadin N.A.

7.

8.

9.

10.
11.

12.

Đánh giá hiệu quả của Reamberin trong việc
hiệu chỉnh hội chứng nhiễm độc nội sinh ở
bệnh nhân viêm quầng dạng viêm tấy và
hoại tử trên nền bệnh đái tháo đường khi
điều trị bởi ngoại khoa // Tạp chí ngoại khoa
mang tên N. I. Pirogov. 2011. Tr. 82-86.
Kraulov B.A., Matiukhin E.B. Các Đặc
điểm giới tính của tính đa dạng bệnh tật ở
người lớn tuổi và sống lâu // Lão khoa lâm
sàng. 2013. Quyển 19. № 9-10. Tr. 52.
Kovalenko L.A., Sukhodolova G. N. Sử

dụng Reamberin trong nhiễm độc cấp bởi
các chế phẩm dược-tâm lý ở trẻ em // Tạp
chí tâm thần và thần kinh. 2012. № 6. Tr.
21-24.
Kosinets V. A., Osochuk S. S., Yaroskya N.
N. Ảnh hưởng của Reamberin trên phổ lipid
của ti thể gan trong thử nghiệm viêm phúc
mạc mủ // Tạp chí thử nghiệp và dược học
lâm sàng. 2010. № 3. Tr 31-34.
Lavlinsk A. D. Reamberin: Thử nghiệm lâm
sàng sau đăng kiểm 1999-2005. SPb. :
Polysan, 2005.
Nikolaychik V.V., Moin V.M., Kirkovskyy
V.V. Cách xác định “phân tử có khối lượng
trung bình” // Cận lâm sàng. 1991. № 10. Tr
13-18.
Peresadin N.A., Tereshin V.A., Soskya Ya.
A., Kruglova O.V. Hiệu quả của Reamberin

13.

14.
15.
16.

17.

18.

trong điều trị viêm gan mãn do nhiễm độc ở

bệnh nhân lớn tuổi // Lão khoa lâm sàng.
2013. Quyển 19. № 9-10. Tr. 70.
Reamberin trong thực tiễn lâm sàng. Nghiên
cứu và thực hiện từ năm 2005-2007. Phác đồ
lâm sàng dành cho bác sỹ hồi sức tích cực /
Hiệu đính bởi M. G. Romansova, A. K.
Kovalenko. SPb.: Taktic-Studio, 2007.
Rebrova O. Yu. Phân tích thống kê số liệu y
học. Sử dụng chương trình ứng dụng
STATISTICA. M.: Mediasphera, 2002.
Stiuart- Hamilton Ya. Tâm lý học tuổi già.
Piter, 2010.
Frolov V.M., Peresadin N. A., Boichenko
P.K. Gía trị chẩn đoán và tiên lượng của
phức hợp miễn dịch tuần hoàn ở bệnh
nhân // Bác sỹ đa khoa. 1990. № 6. Tr. 116118.
Yakovlev A.Yu., Ulitin D. N. Reamberin:
Các kết quả nghiên cứu lâm sàng trong phẫu
thuật và hồi sức tích cực trong 5 năm gần
đây // Y học cấp cứu. 2012. № 3. Tr. 3-6.
Yakubovskyi S. V., Leonovich S. I.,
Kondratenko G. G. Ảnh hưởng của
Reamberin trên các chỉ số cân bằng nội mô
oxy hóa ở bệnh nhân viêm túi mật phá hủy
cấp // Tạp chí ngoại khoa mang tên N. I.
Pirogov. 2012. № 8. Tr. 65-68.





×