Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP THƯỜNG XUYÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI SỞ LĐTBXH TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.46 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LUẬT & QUẢN LÝ XÃ HỘI
--------------------------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:

CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP
THƯỜNG XUYÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI
SỞ LĐTB&XH TỈNH THÁI NGUYÊN

Cơ quan thực tập : Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội
Tỉnh Thái Nguyên
Phòng/Bộ phận : Bảo trợ xã hội
Cán bộ hướng dẫn: Hoàng Thị Hiền
Sinh viên thực tập : Nguyễn Thị Nguyệt
Lớp
: Cử nhân Khoa học quản lý K9
Mã sinh viên

: DTZ1156120066

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các quý thầy cô
Khoa Luật – Quản lý xã hội của trường Đại học Khoa học Thái Nguyên - cái nôi đã
đào tạo tôi ngay từ những bước chân đầu tiên vào giảng đường đại học, đã tạo điều
kiện cho tôi tham gia vào đợt thực tập nhận thức bổ ích này nhằm tích lũy thêm kiến


thức và kinh nghiệm thực tiễn quý báu, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp tương lai.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị
trong Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Thái Ngyên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi được thực tập ở cơ quan và được tiếp xúc với thực tế, giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp trong khoảng thời gian từ ngày 02/03 –
04/04/2015.
Tôi đặc biệt cảm ơn chú Đặng Thanh Hùng – Chánh văn phòng Sở LĐTB&XH
tỉnh Thái Nguyên, chú Vũ Đức Quyết – Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, anh Bàn Phúc
Quang – Phó phòng Bảo trợ xã hội đã đồng ý tiếp nhận tôi vào thực tập, chị Hoàng Thị
Hiền là người đã hướng dẫn cho tôi bằng những sự chỉ bảo tận tình.
Và xin được cảm ơn toàn thể các anh chị làm việc tại phòng Bảo trợ xã hội
đã chia sẻ, truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong công việc cũng như cuộc
sống trong suốt quá trình tôi thực tập tại phòng.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó
tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời, do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để tôi
học thêm được nhiều kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nguyệt

1


MỤC LỤC
CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP THƯỜNG XUYÊN CHO NGƯỜI
KHUYẾT TẬT TẠI...............................................................................................................1
SỞ LĐTB&XH TỈNH THÁI NGUYÊN................................................................................1

MỤC LỤC..............................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................4
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH THÁI
NGUYÊN...............................................................................................................................5
1. Khái quát chung về Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên..................................................5
1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên và Sở
LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên........................................................................................5
1.2. Vị trí và chức năng của Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên......................................6
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Thái
Nguyên........................................................................................................................ 6

2. Sơ lược về Phòng Bảo trợ xã hội - Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên........................12
2.1. Chức năng của Phòng Bảo trợ xã hội.................................................................12
2.2. Nhiệm vụ của Phòng Bảo trợ xã hội...................................................................13
2.3. Hiện trạng nhân lực của Phòng Bảo trợ xã hội – Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên
.................................................................................................................................. 14
2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên và mối quan hệ của
các bộ phận trong cơ cấu tổ chức.............................................................................15

3. Bản mô tả công việc.....................................................................................................19
3.1. Bản mô tả công việc vị trí Trưởng phòng Bảo trợ xã hội.....................................19
3.2. Bản mô tả công việc của chuyên viên phụ trách mảng bảo trợ xã hội (vị trí sinh
viên thực tập)............................................................................................................ 21

PHẦN II: CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP THƯỜNG XUYÊN
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI SỞ LĐTB&XH...........................................................25
TỈNH THÁI NGUYÊN........................................................................................................25
A. Lập kế hoạch................................................................................................................27
1. Mục tiêu và yêu cầu...............................................................................................28
2. Tổng số người khuyết tật và mức trợ cấp thường xuyên cho người khuyết tật trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên...........................................................................................29
3. Quy trình thực hiện công tác trợ giúp thường xuyên cho người khuyết tật............29
4. Nhân lực thực hiện................................................................................................31

2


5. Thời gian và địa điểm............................................................................................32

B. TỔ CHỨC....................................................................................................................32
1. Phân công công việc.............................................................................................33
2. Tổ chức thực hiện chi trả trợ giúp thường xuyên cho người khuyết tật.................33

C. LÃNH ĐẠO.................................................................................................................36
D. KIỂM TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN......................................................................37
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP THƯỜNG XUYÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI
SỞ LĐTB&XH TỈNH THÁI NGUYÊN..............................................................................42
3.1. Một số giải pháp tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp thường xuyên cho người
khuyết tật tại Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới................................42
3.2. Khuyến nghị..............................................................................................................43
KẾT LUẬN..........................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................45

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Bộ LĐTB&XH:
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

2. Sở LĐTB&XH:
Sở Lao động – Thương binh và xã hội
3. Phòng LĐTB&XH: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội
4. HĐND:

Hội đồng nhân dân.

5. UBND:

Uỷ ban nhân dân.

6. NKT:
7. NCT:
8. TECHCĐBKK:
9. LĐ-TL-BHXH:
10. VL-ATLĐ:
11. KH – TC:
12. TBXH:

Người khuyết tật
Người cao tuổi
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm xã hội
Việc làm – An toàn lao động
Kế hoạch tài chính
Thương binh xã hội

4



PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN
1. Khái quát chung về Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên
- Tên đầy đủ: Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Thái Nguyên
- Địa chỉ: Số 2A, đường Phủ Liễn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Điện thoại: 0280 3 854 911
- Fax: 0280 3 759 391
- Email:

Trụ sở Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên
1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên và
Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên
Ngày 28/8/1945, trong tuyên cáo về việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam
dân cộng hòa, Bộ Lao động được thành lập do ông Lê Văn Hiến làm Bộ trưởng.

5


Ngày 16/12/1987, theo quyết định số 782/HĐNN – Bộ Lao động – TBXH
được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai bộ: Bộ Lao động và Bộ Thương binh và xã
hội. Ở cấp tỉnh, trong đó có tỉnh Thái Nguyên, thành lập Sở Lao động – Thương
binh và xã hội.
Ngày 10/11/2008, UBND tỉnh ra Quyết định số 2793/QĐ-UBND tổ chức lại
bộ máy Sở Lao động – TBXH tỉnh Thái Nguyên gồm có 9 phòng ban và 9 đơn vị
trực thuộc. Đến nay, con số các đơn vị trực thuộc đã tăng lên thành 11 đơn vị.
Trải qua 68 năm hình thành và phát triển được sự quan tâm của Bộ Lao động
– TBXH, Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh với sự cố gắng của Lãnh đạo Sở qua các
thời kỳ cùng toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động,
ngành Lao động – TBXH Thái Nguyên nói chung và Sở Lao động – Thương binh

và xã hội Thái Nguyên nói riêng đã đạt được nhiều thành tích và được Nhà nước,
Chính phủ, Bộ và UBND tỉnh tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như 2 Huân
chương độc lập hạng Ba, 1 huân chương lao động hạng nhất, 3 huân chương lao
động hạng nhì và nhiều cờ thi đua xuất sắc và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Với sự cố gắng và những thành tích đã đạt được, Sở Lao động – Thương
binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên đã góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát
triển kinh tế – xã hội của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng.
1.2. Vị trí và chức năng của Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên
- Sở LĐTB&XH có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh; thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương;
tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện,
bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội;bảo vệ và
chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực
lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của
Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ
ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
- Sở Lao động – Thương binh và xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND
tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Bộ Lao động – thương binh và xã hội.
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên
- Trình UBND tỉnh:
6


Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm;



các chương trình, đề án, dự án, cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở;



Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Chi cục trực thuộc Sở;
Dự thảo văn bản quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng,



Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Lao động- Thương
binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp Huyện) theo quy định của pháp luật.
- Trình Chủ tịch UBND tỉnh:


Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;



Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhận, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo
quy định của Pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện:
Các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình
và các vấn đề khác về lao động, người có công và xã hội sau khi được phê duyệt; tổ
chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Sở.
- Về lĩnh vực Việc làm và Bảo hiểm thất nghiệp:
Tổ chức thực hiện chương trình, giải pháp về việc làm, chính sách phát triển




thị trường lao động của tỉnh trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia về việc
làm;


Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về:



Bảo hiểm thất nghiệp; chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm mới; chính sách tạo
việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân;



Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động; thông tin thị trường lao
động; Chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người chưa thành niên, người
tàn tật, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động
dịch chuyển;




Cấp sổ lao động, theo dõi việc quản lý và sử dụng sổ lao động.
Quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật;

7





Cấp, đổi, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài
làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của
pháp luật.
- Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng:



Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại địa phương theo quy định của pháp luật;



Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;



Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn lao động, tuyển
chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;



Hướng dẫn và kiểm tra việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực
hiện hợp đồng của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoải
theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;



Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt

Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh; số lượng người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;



Thông báo cho người kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài trở về nước
nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động
đăng ký tìm việc làm;



Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan giải quyết các yêu câu, kiến nghị
của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đy làm việc ở
nước ngoài theo thẩm quyền.
- Về lĩnh vực dạy nghề:



Tổ chức thực hiện quy hoach, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển dạy
nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt;



Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy đinh của pháp luật về
dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh,
quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề;
chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh
viên học nghề theo quy định của pháp luật;

8



Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng sử dụng giáo



viên và cán bộ quản lý dạy nghê; tổ chức hội thảo giảng giáo viên dạy nghề, hội
thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội thi học giỏi nghề cấp tỉnh.
- Về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền công:
Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể,



thương lượng, kí kết thỏa ước lao động tập thể; kỷ luật lao động và trách
nhiệm vật chất; giải quyết tranh chấp lao động và đình công: chế độ đối với
người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần hóa,
bán khoán, cho thuê doanh nghiệp;
Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp



luật.
- Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện


Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện theo thẩm quyền;




Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định điều kiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc để ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;



Thực hiện chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội theo phân cấp hoặc ủy
quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
- Về lĩnh vực an toàn lao động:



Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an
toàn lao động, vệ sinh lao động; tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động và phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh;



Tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động,
vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.



Thực hiện các quy định về đăng ký các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;



Hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn
lao động theo quy định của pháp luật;




Chủ trì, phối hợp tổ chức việc điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng
xảy ra trên địa bàn; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động –
Thương binh và xã hội về tình hình tai nạn lao động tại địa phương; hướng dẫn
9


các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thực hiện khai báo, điều tra, lập biên bản,
thống kê và báo cáo về tai nạn lao động.
- Về lĩnh vực người có công:
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước đối với người có



công với cách mạng trên địa bàn;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, đài



tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ ở địa phương; quản lý nghĩa trang
liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn được giao;
Chủ trình phối hợp tổ chức công tác quy tập, tiếp nhận và an táng hài cốt liệt



sỹ, thông tin, báo tin về mộ liệt sỹ, tham viếng mộ liệt sỹ, di chuyển hài cốt liệt
sỹ;
Tham gia Hội đồng giám định y khoa về thương tật và khả năng lao động




cho người có công với Cách mạng;
Quản lý đối tượng và quản lý kinh phó thực hiện các chế độ, chính sách ưu



đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định;
Hướng dẫn và tổ chức các phong trào Đền ơn đáp nghĩa; quản lý và sử dụng



Quỹ đền ơn đáp nghĩa của tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Về lĩnh vực bảo trợ xã hội:
Hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã



hội;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; chương trình mục



tiêu Quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về trợ giúp xã hội;
Tổng hợp, thống kê về số lượng đối tượng bảo trọ xã hội, hộ nghèo; chương



trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về trợ

giúp xã hội;
Tổng hợp, thống kê về số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa bàn



tỉnh;


Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Về lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em:



Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ,
chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh;

10


Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và



chăm sóc trẻ em phạm vi quản lý và Sở; xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em;
Tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, các chương



trình, dự án, kế hoạch quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và tre em có hoàn cảnh
đặc biệt;

Tổ chức, theo dõi , giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo



quy định của pháp luật; các chế độ, chính sách về bảo vệ , chăm sóc trẻ em;
Quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em thuộc tỉnh theo quy định của pháo



luật.
- Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội:


Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng,
chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; phòng chống HIV/AIDS cho đối tượng
mại dâm, ma túy tại các cơ sở tập trung và cộng đồng; hỗ trợ tái hòa nhập cộng
đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về;



Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ sở giáo dục lao động xã
hội (cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm, ngươi sau cai nghiện ma
túy) trên dịa bàn tỉnh.
- Về lĩnh vực bình đẳng giới:



Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch
về bình đẳng giới sau khi được phê duyệt;




Hướng dẫn việc lồng ghép các chương trình bình đẳng giới trong việc xây
dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; tổ chức
thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phú hợp với điều kiện kinh tế- xã
hội của địa phương.
- Giúp UBND tỉnh: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra các hội và
các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội.
- Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ: Tự chịu trách nhiệm đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở LĐTB&XH quản lý theo quy định của pháp luật.

11


- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động: Người có công và xã hội theo
sự phân công hoặc phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định
của pháp luật.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội đối với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng cơ sở dữ
liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn,
nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.
- Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu và
nội dung chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm và chống lãng phí
trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Sở theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội thuộc pham vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của Pháp luật.
- Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về
tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức và mối quan hệ
công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (trừ các đơn vị thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện
chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản
lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bố
theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ngoài ra, Sở còn đảm nhiệm một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội quy định của pháp luật.
2. Sơ lược về Phòng Bảo trợ xã hội - Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên
2.1. Chức năng của Phòng Bảo trợ xã hội

12


Phòng Bảo trợ xã hội là đơn vị thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người
tàn tật, người cao tuổi, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo trên địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ của Phòng Bảo trợ xã hội
Phòng Bảo trợ xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Trình Ban Giám đốc Sở:
a) Dự thảo trình UBND tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và điều
hành thuộc lĩnh vực được phân công;

b) Dự thảo trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ
xã hội; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm; dự án, đề án chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo; dự án, đề án về người tàn tật, người cao tuổi, trợ giúp các đối
tượng bảo trợ xã hội;
c) Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của
Nhà nước, của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về người tàn tật, người cao
tuổi, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo theo quy định của pháp luật.
d) Chương trình, kế hoạch hàng quý, năm trong lĩnh vực được giao;
đ) Các chế độ, chính sách:
- Chế độ, chính sách đối với người tàn tật, người cao tuổi;
- Chế độ, chính sách trợ giúp thường xuyên, đột xuất đối với các đối tượng
bảo trợ xã hội;
- Chế độ, chính sách trợ giúp người nghèo, người có thu nhập thấp.
e) Giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trên
địa bàn tỉnh.
2. Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo của tỉnh;
3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; các chế độ, chính
sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội;
4. Hướng dẫn thủ tục thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ
xã hội; thủ tục tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội và từ cơ sở bảo trợ xã
hội trở về gia đình, công đồng;

13


5. Tổng hợp, cập nhật, thống kê số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo
trên địa bàn tỉnh;
6. Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục
pháp luật; tổng kết, đánh giá các phong trào, mô hình, điển hình tiên tiến trong

lĩnh vực được phân công;
7. Quản lý nhà nước đối với các hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong
lĩnh vực được phân công;
8. Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật được giao theo quy định của nhà nước;
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công.
2.3. Hiện trạng nhân lực của Phòng Bảo trợ xã hội – Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên
Theo biên chế chính thức hiện nay thì Phòng Bảo trợ xã hội – Sở LĐTB&XH
tỉnh Thái Nguyên có 05 biên chế bao gồm : 01 Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng và
03 chuyên viên.
Dưới đây là bảng tổng quát về hiện trạng nhân lực của Phòng Bảo trợ xã hội:

14


BẢNG TỔNG QUÁT HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC PHÒNG BẢO TRỢ XÃ
HỘI – SỞ LĐTB&XH TỈNH THÁI NGUYÊN

Họ và tên

Năm
sinh

1

VŨ ĐỨC QUYẾT

1967

2


BÀN PHÚC QUANG

1975

3

PHẠM HOÀNG GIANG

1991

STT

4

5

HOÀNG THỊ HIỀN

PHẠM THỊ HUẾ

1980

1990

Đại

Trình
độ lý
luận
chính

trị
Cao

học
Đại

cấp
Cao

học

cấp
Chưa

Trình
độ
chuyên
môn

Đại
học
Đại
học
Đại
học

qua

Chứng
Chứng

Kinh
chỉ
chỉ tin nghiệm
tiếng
học
công tác
anh
B

B

13

B

B

19

B

B

1

B

B

11


B

B

2

đào tạo
Chưa
qua
đào tạo
Chưa
qua
đào tạo

2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên và mối quan hệ
của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức
- Khái niệm: Cơ cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa
độc lập, vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ rang do ai làm,
làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra
sự hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên được tổ chức, sắp xếp, quy
định một cách rõ ràng từng vị trí, từng phân cấp, mối quan hệ giữa các phòng ban
chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Sở luôn chặt chẽ với nhau.

15


Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở LĐTB&XH Thái Nguyên
Giám Đốc Sở

Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Đơn vị trực thuộc

Phòng chuyên môn

Trung tâm công tác xã hội
trẻ em

Văn phòng

Chi cục phòng chống tệ
nạn xã hội
Trung tâm giới thiệu việc
làm

Phòng bảo trợ xã hội
Phòng bảo vệ chăm
sóc trẻ em

Trung tâm dạy nghề

Phòng thanh tra

Trung tâm bảo trợ xã hội
Phòng dạy nghề


Trung tâm điều dưỡng
người có công

Phòng Lao động –
Tiền lương – Bảo
hiểm xã hội

Trung tâm điều dưỡng và
PHCN tâm thần kinh
Bệnh viện chỉnh hình và
phục hồi chức năng

Phòng việc làm an
toàn lao động

Trung tâm chữa bệnh giáo
dục lao động xã hội

Phòng người có công

Trường trung cấp nghề
nam Thái Nguyên

Phòng Kế hoạch – Tài
chính

Trường trung cấp nghề
dân tộc nội trú
Trung tâm quản lý sau cai
nghiện


16


Mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức Sở LĐTB&XH tỉnh
Thái nguyên
Cơ cấu tổ chức của Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên gồm 03 bộ phận chính
có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đó là Ban Giám đốc, khối phòng chuyên môn và
các đơn vị trực thuộc.
Trong đó: Ban Giám đốc là bộ phận lãnh đạo cao nhất của Sở. Ban Giám
đốc gồm có 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Nhiệm vụ của Ban Giám đốc được
quy định cụ thể như sau:
Giám đốc Sở: Đồng chí Bùi Tuấn Thịnh là người chiu trách nhiệm chung
nhất về lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội trước Tỉnh Ủy, HĐND, UBND
tỉnh và Bộ LĐTB&XH. Đồng thời, phụ trách các lĩnh vực tổ chức, cán bộ thi đua
khen thưởng; dự án xây dựng cơ bản; kế hoạch tài chính và thanh tra.
Phó Giám đốc 1: Đồng chí Dương Duy Hưng có nhiệm vụ phụ trách và tham
mưu cho Giám đốc Sở các lĩnh vực như: dạy nghề, văn phòng, bảo vệ chăm sóc trẻ
em, bình đẳng giới vì sự tiến bộ phụ nữ; phụ trách các Trung tâm sau:
Trung tâm dạy nghề, Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú, Trường Trung
cấp nghề Nam Thái Nguyên, Trung tâm công tác xã hội trẻ em; đồng thời phụ trách
phòng LĐTB&XH các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phổ Yên.
Phó Giám đốc 2: Đồng chí Nguyễn Thành Long phụ trách và tham mưu cho
Giám đốc Sở các lĩnh vực quản lý sau đây: Phụ trách các lĩnh vực LĐ-TL-BHXH,
VL-ATLĐ; phụ trách các trung tâm như: Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Trung
tâm giới thiệu việc làm, Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội, Trung tâm
quản lý sau cai nghiện; đồng thời, phụ trách Phòng LĐTB&XH các huyện Đại Từ,
Phú Bình và Phòng LĐTB&XH thành phố Thái Nguyên.
Phó Giám đốc 3: Đồng chí Vũ Văn Mão phụ trách và tham mưu cho Giám
đốc Sở các lĩnh vực và bộ phận quản lý sau: Phụ trách lĩnh vực Bảo trợ xã hội,

Người có công; phụ trách các trung tâm: Trung tâm điều dưỡng người có công,
Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần kinh,
Bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng; đồng thời phụ trách phòng LĐTB&XH
Thị xã Sông Công và Phòng LĐTB&XH các huyện Định Hóa và Phú Lương.
17


Trên đây là sự phân công nhiệm cụ của các đồng chí lãnh đạo trong Ban
Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên, nhìn vào đó ta có thể thấy: Ban Giám
đốc là bộ phận lãnh đạo cao nhất, quản lý điều hành mọi hoạt động trong từng lĩnh
vực quản lý của Sở. Trong đó, giữa các vị trí lãnh đạo trong Ban giám đốc lại có sự
phân công các nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Giám đốc là người đứng đầu Sở
LĐTB&XH, giữ chức điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ được
giao trước cấp trên và trước pháp luật, cũng như về toàn bộ mọi hoạt động của Sở.
03 Phó Giám đốc phụ trách các mảng và các lĩnh vực khác nhau có chức năng giữ
vai trò quản lý và tham mưu cho Giám đốc Sở về các lĩnh vực được giao. Đó là sự
phân chia chức năng, nhiệm vụ giữa các vị trí trong Ban Lãnh đạo Sở. Thể hiện sự
phân cấp trong nội bộ Ban Giám đốc đồng thời tạo nên sự cân đối, rõ ràng trong
cách thức quản lý cũng như sự phối hợp trong hoạt động điều hành chung của Sở.
Bộ phận giữ vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc về từng lĩnh vực hoạt động
thuộc Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên là các Phòng chuyên môn thuộc Khối Văn
phòng Sở.
Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên gồm có 09 phòng chuyên môn:
- Văn phòng
- Phòng Bảo trợ xã hội
- Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em
- Phòng Thanh tra
- Phòng Dạy nghề
- Phòng Người có công
- Phòng LĐ-TL-BHXH

- Phòng VL-ATLĐ
- Phòng KH-TC
Các phòng chuyên môn trên thực hiện các nhiệm vụ thuộc từng lĩnh vực
chuyên môn được quy định. Các phòng ban này có chức năng tham mưu cho Lãnh
đạo Sở về các hoạt động thuộc chuyên môn của phòng. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo
và giám sát trực tiếp cũng như báo cáo trực tiếp lên Lãnh đạo Sở.
Giữa các phòng ban chuyên môn thuộc Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên
luôn có sự phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi phòng ban.
Nhìn chung, đối với mỗi phòng chuyên môn thuộc Sở LĐTB&XH tỉnh Thái
18


Nguyên luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, phản hồi thông tin trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ của mối phòng ban cũng như có mối liên hệ mất thiết đối với
Lãnh đạo Sở – là bộ phận xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp và nhận báo cáo từ các phòng
Một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của Sở LĐTB&XH tỉnh
Thái Nguyên đó là khối các đơn vị trực thuộc. Hiện tại, Sở có 12 đơn vị trực thuộc.
Khối các đơn vị này giữ vai trò trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong từng lĩnh vực
được quy định dưới sự quản lý của Ban Giám đốc và trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo,
báo cáo mọi hoạt động lên lãnh đạo Sở. Đây là khối các đơn vị sự nghiệp giữ vai trò
then chốt, chủ đạo trong việc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực Lao
động – Thương binh – Xã hội.
Tóm lại, tất cả các bộ phận trong cơ cấu tổ chức Sở LĐTB&XH tỉnh Thái
Nguyên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa có sự phân cấp tác động từ trên
xuống, vừa có sự phản hồi từ dưới lên cũng như sự tương tác giữa các bộ phận cùng
cấp và các đơn vị có liên quan với nhau. Điều này tạo nên một chỉnh thể thống nhất
và hữu cơ trong tổ chức Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên.
3. Bản mô tả công việc
3.1. Bản mô tả công việc vị trí Trưởng phòng Bảo trợ xã hội
STT

1
2

TIÊU CHÍ
Chức danh
Nhiệm vụ
chung

NỘI DUNG
Trưởng phòng Bảo trợ xã hội
- Phụ trách chung toàn bộ công việc thuộc phạm vi hoạt động của
phòng và quản lý cán bộ, chuyên viên của phòng.
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở về toàn bộ hoạt động của

3

phòng.
Nhiệm vụ cụ -Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm
thể

chương trình dự án thuộc lĩnh vực Bảo trợ xã hội và Giảm nghèo.
- Phụ trách công tác báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm), các quyết
định ra – vào trung tâm
- Trực tiếp phụ trách:
+ Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
+ Các chính sách giảm nghèo gắn với chương trình nông thôn
mới.
+ Đề án 32 về nghề công tác xã hội, Đề án 1215 về người tâm
thần, người rối nhiễu tâm trí.
19



+ Trung tâm Điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh.
+ Công tác văn thư.
-Quản lý công chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản của Phòng
4

theo quy định của pháp luật và phân cấp của Sở.
– Bên trong tổ chức: Trưởng phòng Bảo trợ xã hội có mối quan

Phạm vi
quan hệ của

hệ trong công việc với:

công việc

+ Các nhân viên trong phòng gồm 01 Phó phòng và 03 chuyên
viên. Trưởng phòng Bảo trợ xã hội là người quản lý và phân công
nhiệm vụ cho Phó phòng và các chuyên viên trong phòng.
+ Các Trưởng, Phó các phòng ban chuyên môn khác thuộc Sở;
Giám đốc, Phó giám đốc 6 trung tâm trực thuộc trong bản phân
công nhiệm vụ.
+ Lãnh đạo Sở – Giám đốc Sở.
+ Các cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở.
– Bên ngoài tổ chức: Trưởng phòng Bảo trợ xã hội có mối quan
hệ tương tác trong công việc với:
+ Lãnh đạo Bộ LĐTB&XH, cán bộ phụ trách công tác Bảo trợ xã
hội thuộc Bộ LĐTB&XH, các cán bộ thuộc Phòng LĐTB&XH


5

các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên….
Quyền quyết Trưởng phòng Bảo trợ xã hội - Sở LĐTB&XH Thái Nguyên quyết
định và báo

định tất cả các công việc trong thẩm quyền của mình, chủ động

cáo

quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Sở giao phó về
lựa chọn cách thức, phương tiện và liên hệ với các đơn vị có liên
quan chủ động thực hiện nhiệm vụ Giám đốc Sở trực tiếp giao.


Nhận nhiệm vụ trực tiếp từ: Giám đốc Sở - Báo cáo trực
tiếp với: Giám đốc Sở.



Nhận báo cáo trực tiếp từ: Phó phòng và các chuyên viên
trong phòng.



6

Báo cáo gián tiếp đến: Lãnh đạo Bộ LĐTB&XH – cán bộ

phụ trách mảng bảo trợ xã hội.

Chỉ số thành - Lãnh đạo, quyết định sáng suốt.
công của

- Điều hành hợp lý.
20


7

công việc
- Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Các kỹ năng -Kỹ năng lãnh đạo;
cần có của vị - Kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý thời gian;
trí công tác

- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, sắp xếp công việc;
- Kỹ năng ra quyết định;
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm trong giải quyết các tình huống;
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông, tiếng anh giao tiếp khá;
- Sử dụng thành thạo kỹ năng tin học văn phòng như: Word,

8

9

Những khó

Excel, và các thiết bị văn phòng: máy in, fax, điện thoại,..
- Công việc đòi hỏi Trưởng phòng phải có tầm nhìn linh hoạt,


khăn, trở

chiến lược, có khả năng lãnh đạo và quán triệt nhân viên tốt, có

ngại trong

thể chịu được áp lực cao trong công việc.

công việc

- Các tổ chức, đơn vị cơ sở chưa thực sự tự giác nên công tác triển

khai công việc còn gặp nhiều khó khăn.
Cơ hội thăng Khi hết nhiệm kỳ công tác thì Trưởng phòng Bảo trợ xã hội có thể
tiến trong

được bầu hoặc phê chuẩn vào các vị trí, chức danh sau: Phó giám

công việc

đốc Sở LĐTB&XH tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Thư ký cho
Phó chủ tịch UBND tỉnh,…

- Nhận xét: So sánh đối chiếu các tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng
Bảo trợ xã hội với điều kiện thực tế của cán bộ đang đảm nhận vị trí công việc,
chúng ta có thể thấy:
Ông Vũ Đức Quyết đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của công việc cả về
trình độ chuyên môn (Đại học) lẫn năng lực, phẩm chất . Phân công công việc một
cách sáng tạo cho các chuyên viên trong phòng và cách thức thực hiện các công việc
đều hợp lý. Tuy nhiên, việc giám sát giờ giấc đi làm cũng như thời gian làm việc

nghiêm túc của các chuyên viên trong phòng vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, Trưởng
phòng Bảo trợ cần phải khắc phục ngay nhược điểm đó nhằm mang lại hiệu quả cao
trong việc quản lý và giải quyết các công việc của phòng.
3.2. Bản mô tả công việc của chuyên viên phụ trách mảng bảo trợ xã hội (vị trí
sinh viên thực tập)
STT
1

TIÊU CHÍ
Chức danh

NỘI DUNG
Chuyên viên
21


2

Nhiệm vụ

- Triển khai, theo dõi, tổng hợp, báo cáo:
+ Số lượng, kinh phí trợ cấp thường xuyên, cứu trợ đột xuất
cho các đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Các hoạt động hỗ trợ cho NKT, NCT và TECHCĐBKK.
+ Các hoạt động từ thiện, nhân đạo do các tổ chức, cá nhân
trong nước và quốc tế hỗ trợ.
+ Các hoạt động của Ban công tác người cao tuổi.
+ Tiếp nhận hồ sơ đối tượng vào – ra Trung tâm Tâm thần
kinh và Trung tâm Bảo trợ xã hội.
+ Dự thảo trả lời các đơn thư về bảo trợ xã hội.

- Tổng hợp, báo cáo tổng số, tăng – giảm hộ nghèo, hộ cận
nghèo hàng năm vào Sổ quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và
phần mềm quản lý đối với huyện Phổ Yên và thị xã Sông
Công.
- Ngoài các công việc trên, chuyên viên phụ trách mảng bảo
trợ xã hội còn phải thực hiện những công việc đột xuất do
Trưởng phòng điều hành trực tiếp.

3

Phạm vi

- Quan hệ bên trong: Chuyên viên phụ trách mảng bảo trợ xã

quan hệ của

hội có mối quan hệ trong công việc với Trưởng phòng, Phó

công việc

trưởng phòng và các chuyên viên Phòng Bảo trợ xã hội.
- Quan hệ bên ngoài: Chuyên viên phụ trách mảng bảo trợ xã
hội - Phòng Bảo trợ xã hội có mối quan hệ tương tác trong
công việc với các cán bộ phụ trách công tác Bảo trợ xã hội
thuộc Bộ LĐTB&XH, các cán bộ thuộc Phòng LĐTB&XH

4

các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyền quyết - Quyết định các công việc trong thẩm quyền được Trưởng,

định và báo

Phó trưởng phòng giao.

cáo

- Báo cáo trực tiếp và bằng văn bản cụ thể về các vấn đề liên
quan tới công tác bảo trợ xã hội với Trưởng, Phó trưởng

5

Chỉ số thành

phòng.
Hoàn thành tốt và đúng thời hạn các công việc được giao.

công của
công việc
22


6

Các kỹ năng

- Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng mềm;

cần có của vị - Kỹ năng quản lý thời gian; tiếng anh giao tiếp khá;
trí công tác


- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin;
- Kỹ năng xử lý tình huống;
- Kỹ năng soạn thảo văn bản (sử dụng Word, Exel,…)

7

Những khó

- Kỹ năng sử dụng máy tính và các thiết bị in ấn;
- Công việc đòi hỏi phải có sự tỷ mỷ, mất nhiều công sức để

khăn, trở

nghiên cứu và chịu nhiều áp lực.

ngại trong
công việc
Cơ hội thăng
8

Phó trưởng phòng.

tiến trong
công việc

• Đánh giá kết quả thực hiện công việc cuả Sinh viên:
Trong khoảng thời gian là 05 tuần thực tập tại Phòng Bảo trợ xã hội, tôi đã trực
tiếp thực hiện các nhiệm vụ do Phó phòng và các chuyên viên trong phòng giao
phó như:
- Thực hiện tốt các nội quy, quy định, quy chế làm việc của Phòng Bảo trợ xã

hội cũng như của Sở LĐTB&XH.
- Nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc và văn hóa của tổ chức.
- Trả lời điện thoại đến khi Phó phòng và các chuyên viên trong phòng đi họp.
- Tiếp cán bộ, công dân đến làm việc tại phòng.
- Soạn thảo các văn bản, photo tài liệu, gửi bưu phẩm, chuyển phát nhanh đến
các phòng ban, đơn vị có liên quan.
- Nhập số liệu điều tra thông tin Người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Tham gia sắp xếp lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
- Tham gia công tác chuẩn bị và đón tiếp Giám đốc mới của Sở LĐTB&XH.
- Nhận và phân loại văn bản đến, vào sổ và lưu các văn bản đến của Phòng
Bảo trợ xã hội.
Những công việc do Trưởng, Phó phòng và các chuyên viên trong phòng
giao cho đều nằm trong khả năng của bản thân nên tôi luôn hoàn thành tốt mọi
23


nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bản thân tôi là một sinh viên thực tập để mà so
sánh với công việc của một chuyên viên phụ trách mảng bảo trợ xã hội mà tôi đã
mô tả ở trên thì tôi tự nhận thấy mình cần phải cố gắng, tích cực trau dồi kiến thức
cũng như kinh nghiệm nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của công việc.

24


×