Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giáo án giảng dạy số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.1 KB, 13 trang )

Người soạn: Lê Trung Nhân
Ngày soạn: 27/2/2016
Ngày dạy: 5/3/2016
Tiết: 3
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 2
CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A-SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Tiết 37: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT (DẠY MÁY)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm về sinh trưởng
- Phân tích được ý nghĩa của các loại mô phân sinh đối với thực vật một lá mầm và thực
vật hai lá mầm
- Phân biệt được sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng thứ cấp
- Giải thích được sự hình thành vòng năm
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ở thực vật
2. Kỹ năng
- Kỹ năng trình bày ý kiến trước tập thể lớp
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng làm việc cá nhân
3. Thái độ
- Học sinh có thể điều khiển các nhân tố để tác động vào sự sinh trưởng của thực vật
- Biết bảo vệ môi trường sống, biết yêu thiên nhiên
II. Kiến thức trọng tâm
- Sinh trưởng thứ cấp và sơ cấp ở thực vật
III. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu
- Phiếu học tập



IV. Phương pháp dạy học
- Phương pháp hỏi đáp – tìm tòi
- Phương pháp quan sát tranh ảnh, phim – tìm tòi
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm
- Phương pháp làm việc độc lập với Sgk
V. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình tổ chức dạy học
a. Đặt vấn đề (1 phút)
- Chúng ta đã được tìm hiểu về chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng thì sau quá
trình đó thì sinh vật sẽ lớn lên. Vậy quá trình lớn lên đó diễn ra như thế nào thì chúng ta
cùng đi vào chương III: Sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có
khác gì so với sinh trưởng và phát triển ở động vật thì chúng ta cùng tìm hiểu trong phần
A: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT. Và chúng ta cùng đi vào bài đầu
tiên Tiết 37: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
b. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1 : Khái niệm về sinh trưởng và mô phân sinh (5 phút)
TG

Slid
e

Hoạt động GV

Hoạt động HS

6
phút


- GV: Cho học sinh quan
sát video kết hợp với mẫu
vật. Các em có nhận xét gì
về chiều cao, thể tích của
cây từ lúc nảy mầm cho đến
Slide lúc trường thành?
2
- HS trả lời:
+ Kích thước cây lớn dần
GV nhận xét: Hoạt động cây + Từ nhỏ cho đến lớn
đã có sự gia tăng về chiều
cao, thể tích (kích thước) và
sự gia tăng đó được gọi là
sinh trưởng. Vậy nguyên
nhân làm cho cây lớn lên?

Nội dung
I. Khái niệm

lóng


- HS trả lời:
GV nhận xét và chính xác + Do sự tăng lên về số lượng
hóa: Vậy quá trình nào của và kích thước của tế bào
tế bào đã làm tăng kích
thước và số lượng?
GV nhận xét: Vậy sinh
trưởng là gì?
- HS trả lời:

+ Nguyên phân
- HS trả lời:
+ Sinh trưởng là sự lớn lên của
GV nhận xét và nêu lên cơ thể do sự tăng lên về số
định nghĩa và ghi bảng
lượng và kích thước của tế bào.

- GV: Sinh trưởng ở thực
vật được phân thành hai
hình thức là sinh trưởng sơ
cấp và sinh trưởng thứ cấp.
Vậy hai quá trình này diễn
ra như thế nào? Chúng ta
cùng di vào mục II

- Sinh trưởng là quá
trình tăng về số lượng
và kích thước tế bào
làm cho cây lớn lên
trong từng giai đoạn,
tạo cơ quan sinh
dưỡng như rễ, thân, lá
Cơ sở tế bào:
Nhờ vào quá trình
nguyên phân.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vế sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
TG
20
phút


Slide

Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
-GV: Cây lớn lên nhờ vào
II. Sinh trưởng sơ cấp
quá trình nguyên phân của tế
và sinh trưởng thứ
bào. Có phải mọi tế bào của
cấp
cơ thể đều có khả năng phân
chia suốt đời hay không?
- HS trả lời:
+ Không phải mọi tế bào
trong cơ thể đều nguyên phân
mà chỉ những tế bào chưa
GV nhận xét, chính xác hóa phân hóa
và hoàn thiện kiến thức: Tập


Slide
5

hợp những tế bào chưa phân
hóa duy trì được khả năng
phân chia suốt đời ở cơ thể
thực vật được gọi là MPS.
Vậy MPS là gì?

- HS trả lời:
+ MPS là loại mô chưa phân
hóa duy trì được khả năng
GV nhận xét, chính xác hóa nguyên phân
và ghi bảng
1. Mô phân sinh
a. Khái niệm
- Mô phân sinh là
nhóm các tế bào chưa
phân hóa, duy trì được
khả năng nguyên phân
để tạo tế bào mới cho
-GV: Cho học sinh quan sát
cơ thể thực vật.
tranh “ Các loại mô phân
sinh” Có bao nhiêu loại
MPS và người ta dựa vào
tiêu chí nào để phân loại
chúng?
- HS quan sát tranh và trả lời :
+ Có 3 loại là MPS đỉnh, bên,
lóng.
b. Phân loại
GV nhận xét chính xác hóa + Dựa vào chức năng và vị trí MPS Đỉnh
Chồi
và ghi bảng
Nách
Bên
Rễ
Lóng

- GV: Quan sát hình trong
SgK và hình trên bảng hãy
hoàn thành phiếu học tập sau
trong thời gian là 2 phút.
- HS hoạt động nhóm
-GV: Dựa vào sự hoạt động
của 3 loại MPS mà người ta
đã phân thành 2 loại sinh
trưởng là sinh trưởng sơ cấp
và sinh trưởng thứ cấp.
Chúng ta cùng tìm hiểu mục
2
-GV: Chiếu sơ đồ hình 34.2
và 34.3 và giới thiệu hai
hình: Hình 34.2 là ảnh chụp


Slide
7

Slide

dưới kính hiển vi ở đỉnh chồi
ngọn, chồi nách và ở đỉnh rễ
còn ở hình 34.3 là hình sinh
sinh trưởng sơ cấp và thứ
cấp của cây thân gỗ.
-GV: Để tìm hiểu rõ hơn về
2 hình thức sinh trưởng này,
GV chia lớp thành 2 nhóm,

yêu cầu HS quan sát tranh
kết hợp với thông tin mục IISinh trưởng sơ cấp và thứ
cấp ở thực vật (trang 135136/SGK ) để hoàn thành
phiếu học tập trong thời gian
là 3 phút.
- HS hoạt động nhóm
- GV: Đặt các câu hỏi hệ
thống để học sinh có thể
hoàn thành phiếu học tập
+ Quan sát hình 34.2 theo
các em vị tri của sinh trưởng
sơ cấp là ở đâu? Và MPS
đỉnh có ở những lớp thực vật
nào vậy quá trình sinh
trưởng sơ cấp diễn ra ở lớp
thức vật nào?
+ Quan sát hình 34.3 và cho
biết sinh trưởng thứ cấp là
do loại MPS nào hoạt động
tạo nên? Vậy sinh trưởng
thứ cấp diễn ra ở lớp thực
vật nào?
GV gọi đại diện nhóm lên
trình bày sau đó cho các
nhóm nhận xét lẫn nhau. GV
hoàn thiện kiến thức
- GV: Trong hình 34.3 ta
thấy trong giải phẫu cắt
ngang của thân sinh trưởng
sơ cấp và sinh trưởng thứ

cấp. Vậy theo em sinh
trưởng sơ cấp diễn ra vào
thời gian nào?
- HS quan sát tranh và trả lời:


8

Slide
9

Slide
10

+ Diễn ra vào năm nay.
GV nhận xét: Thân cây năm
nay diễn ra quá trình sinh
trưởng sơ cấp. Và quá trình
này đã tạo ra mạch rây và
mạch gỗ sơ cấp. Vậy còn
sinh trướng thứ cấp diễn ra
vào thời gian nào?
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ Diễn ra vào năm ngoái và
GV nhận xét: Thân cây 2 năm kia
năm trước đã diễn ra quá
trình sinh trưởng thứ cấp
nhờ hoạt động của MPS bên
và quá trinh này tạo ra tầng
sinh trụ và tầng sinh vỏ.

Tầng sinh vỏ hay tầng sinh
bần tạo ra lớp bần còn tầng
sinh trụ hay tầng sinh mạch
tạo ra
+ Mạch rây thứ cấp đẩy
mạch rây sơ cấp ra ngoài
+ Mạch gỗ thứ cấp đẩy mạch
gỗ sơ cấp vào bên trong
GV ghi bảng
2. Sinh trưởng sơ cấp
(Kết quả PHT)
3. Sinh trưởng thứ
cấp
a. Khái niệm (Kết quả
-GV: Các em có thể giải
PHT)
thích vì sao trong kỹ thuật
trồng cây như cây ăn quả,
cây công nghiệp thì người ta
thường bấm ngọn đi?
- HS trả lời:
+ Giúp cây có thể sinh trưởng
GV giải thích: Để kích thích tốt hơn
các mô phân sinh đỉnh ở các
chồi nách nhằm tạo ra nhiều
nhánh hơn.
-GV: Vậy ở một số loài cây
thuộc lớp 1 lá mầm như cau,
dừa…thì chúng vẫn có thân
cây to về bề ngang?

- HS có thể trả lời không
GV giải thích: Do có vòng được.


Slide
11

MPS thứ cấp nằm dưới các
mầm lá và phân chia tạo
thành dãy mô mềm ở phía
ngoài làm cho thân to ra
-GV: Nhờ hoạt động của
sinh trường thứ cấp mà thân
cây to ra. Thông qua việc
hình thành của mạch gỗ và
mạch rây thứ cấp. Quá trình
này sẽ tạo ra thân cây gỗ
b. Cấu tạo thân gỗ
-GV: Các em hãy chú thích
vào hình sau?
-GV: Cấu tạo thân gỗ gồm:
+ Gỗ lõi là các tế bào thứ
cấp già có chức năng là nâng
đỡ cho cây
+ Gỗ dác là các tế bào thứ
cấp trẻ có chức năng là vận
chuyển các chất cho cây
+ Bần có chức năng là che
chở
Vậy các em thể cho biết là

các đường vân trong thân
cây gỗ có nguồn gốc từ đâu? - HS trả lời:
+ Có nguồn gốc từ gỗ dác có
màu sáng và gỗ lõi có màu
GV nhận xét, chính xác hóa sẫm
và ghi bảng
- Gỗ lõi (Ròng): Màu
sẫm ở trung tâm của
thân và rễ,gồm những
tế bào thứ cấp già.
Chức năng: Nâng đỡ
cho cây.
- Gỗ dác: Màu sáng kế
theo phía ngoài,gồm
những tế bào gỗ thứ
cấp
trẻ
hơn.
Chức
năng:
Vận
chuyển nước và ion
khoáng.
- Vỏ cây (bần): Do


Slide
14

-GV: Chiếu slide 14 và yêu

cầu học sinh trả lời? Một
thân gỗ có 6 vòng sáng, 6
vòng tối hai bạn Nam và Lan
cùng tranh luận:
+ Nam cho rằng thân cây
này có số tuổi là 6
+ Lan cho rằng thân cây này
có số tuổi là 12.
Vậy Nam hay Lan trả lời
đúng?
- HS trả lời:
+ Nam trả lời đúng
GV nhận xét và chính xác + Lan trả lời đúng
hóa và tiếp tục hỏi vậy sự
xuát hiện vòng sáng tối đó là
- HS trả lời:
do đâu?
GV nhận xét và chính xác + Do điều kiện môi trường
hóa
-GV: Như đã nói ở trên thì
các vòng sáng tối này chính
là do ảnh hưởng điều kiện
thời tiết là mưa và nắng
những yếu tố này đã ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng
của thực vật. Ngoài ra, thực
vật còn chịu sự ảnh hưởng
của nhiều nhân tố khác nữa.
Chúng ta cùng đi vào mục
III


tầng sinh bần tạo ra.
Chức năng: Bảo
vệ cây.

Hoạt động 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật (10 phút)
Slide
10
phút

Hoạt động của GV
-GV: Cha ông ta đã có câu
Nhất nước, nhì phân, tam
cần tứ giống để nói về tác
động của các nhân tố đối với
sự sinh trưởng của thực vật.
Vậy dựa vào thực tiễn và các
kiến thức đã học ở lớp dưới
em có thể nêu những nhân tố

Hoạt động của HS

Nội dung
III. Nhân tố ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng


ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng ở thực vật?


Slide
16

GV nhận xét và hoàn thiện - HS trả lời:
kiến thức: Người ta đã phân + Ánh sáng, nước, dinh
chia các nhân tố thành 2 loại dưỡng…
là nhân tố bên trong và nhân
tố bên ngoài.
1. Nhân tố bên trong
-GV nêu ví dụ: Ở măng tre
tốc độ sinh trưởng là
1m/ngày về sau thì chậm
nhưng ở lim thì sinh trưởng
chậm. Vậy nhân tố nào ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng
của thực vật?
-GV: Thông qua đó em hãy
giải thích câu tục ngữ: Tốt
giống, tốt mạ, tốt mạ, tốt lúa.
- HS trả lời:
+ Di truyền, giống, thời kì
-GV:Người ta còn dựa vào sinh trưởng của cây
vòng sinh trưởng để đánh
giá tốc độ sinh trưởng của
cây. Có những cây gỗ sinh - HS trả lời:
trưởng nhanh, có những cây + Giống có vai trò quyết
gỗ sinh trưởng chậm. Có định năng suất của cây
những cây có thời gian sinh trồng.
trưởng chậm như lim trong
khi đó nhu cầu về các loại

cây này là rất lớn do vậy
người ta đã khai thác ồ ạt
không có quy hoạch. Làm
mất rừng và sẽ gây ra hậu
quả khôn lường về môi
trường. Do vậy mỗi chúng ta
cần có các biện pháp bảo vệ
rừng.
GV nhận xét và bổ sung:
Ngày nay thì người ta rất
quan tâm đến công tác cải
tạo giống nhằm cải thiện
năng suất cây trồng


-GV: Chiếu hình và yêu cầu
HS cho biết nhân tố bên
trong nào đã tác động đến
tình hướng sáng của cây
ngoài ánh sáng?
GV nhận xét: Auxin chính là
hoocmon thực vật.
- HS trả lời:
GV ghi bảng
+ Auxin

Slide
18

-GV:Ngoài các nhân tố bên

trong thì sự sinh trưởng của
thực vật còn chịu tác động
của các nhân tố bên ngoài.
Các em hãy cho thầy biết
các nhân tố bên ngoài ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng ở
thực vật. GV phân tích và
yêu cầu HS cho ví dụ
- HS cho ví dụ
GV ghi bảng

-GV: Ngoài ra, thì nồng độ
oxi cũng cần cho sự sinh
trưởng của thực vật, nồng độ
oxi giảm quá thấp cụ thể là
dưới 5% thì sinh trưởng ở
thực vật bị ức chế.

-Đặc điểm di truyền, các
thời kì sinh trưởng của
giống, của loài cây.
- Hoocmon thực vật

2. Nhân tố bên ngoài
a. Nước
b. Nhiệt độ
c. Ánh sáng
d. Dinh dưỡng

4. Củng cố (6 phút)

- Nước ta là nước có nền nông nghiệp lâu đời, từ xa xưa khi chưa có các kỹ thuật hiện đại
để can thiệp đến thì ông cha ta vẫn dựa vào những kinh nghiệm và những kinh nghiệm
này được đút kết trong các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Thầy sẽ chia cả lớp thành 2
đội A và đội B trong vòng 1 phút các em hãy tìm các câu tục ngữ, ca dao lẫn thành ngữ
đội nào tìm được nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng.


- Nhắc lại cho học sinh: Sinh trưởng sơ cấp là quá trình làm thân cao lên và rễ dài ra.
Sinh trưởng thứ cấp là quá trình làm cho thân cây và rễ cây tăng lên về đường kính.
5. Dặn dò (1 phút)
- Học bài cũ
- Đọc trước bài số 35: HOOCMON THỰC VẬT

PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Quan sát hình 34.1 trang 134 Sgk sau đó hãy hoàn thành phiếu học tập sau
Loại MPS

MPS đỉnh

MPS bên

MPS lóng

Chỉ tiêu
Vị trí
Chức năng
Lớp thực vật

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Quan sát 2 hình 34.2 và 34.3 trang 135 -136 trong Sgk sau đó hãy hoàn thành bảng so
sánh sau
Sinh trưởng
Sơ cấp
Chỉ tiêu
Lớp thực vật

Thứ cấp


Nguyên nhân
Kết quả

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Loại MPS

MPS đỉnh

MPS bên

MPS lóng

Chồi đỉnh, chồi rễ,
chồi nách

Ở thân, rễ

Ở gốc lóng

Chức năng


Giúp thân, rễ tăng
về chiều dài

Giúp thân, rễ tăng về
đường kình

Giúp tăng chiều dài
lóng

Lớp thực vật

1 lá mầm, 2 lá mầm

2 lá mầm

1 lá mầm

Chỉ tiêu
Vị trí

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Sinh trưởng
Sơ cấp

Thứ cấp

Lớp thực vật

Thực vật một lá mầm và phần non

của thực vật hai lá mầm

Thực vật hai lá mầm

Nguyên nhân

Hoạt động MPS đỉnh

Hoạt động MPS bên

Kết quả

Làm tăng về chiều dài

Làm tăng về đường kính

Chỉ tiêu

Giáo viên hướng dẫn

Huế, 21 tháng 2 năm 2016


Sinh viên thực tập



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×