Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CAO BẰNG NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 111 trang )

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH
CAO BẰNG NĂM 2010

1


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2. Tỷ lệ gia tăng DS theo các năm................................................................................................................15
Bảng 2.3. Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn.......................................................................................................16
Bảng 2.4. Cơ cấu tỷ trọng của các nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2010 và 2020......................................20
Bảng 2.5. Dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 ....................................................22
Bảng 2.6. Danh mục các dự án xây dựng nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.........23
Bảng 2.7. So sánh chiều dài các loại đường của Cao Bằng với toàn quốc .........................................................24
Bảng 2.8. Diễn biến độ che phủ rừng giai đoạn 2006 - 2010.................................................................................27
Bảng 2.9. Tình hình thực hiện kế hoạch GTSX NLTS tỉnh Cao Bằng...............................................................27
giai đoạn 2006 - 2010...................................................................................................................................................27
Bảng 2.10. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh và ngành nông nghiệp...............................................28
Bảng 2.11. Chỉ số tăng trưởng ngành du lịch tỉnh Cao Bằng qua các năm.......................................................30

2


Bảng 3.1: Kết quả đo, phân tích tại Giếng nước UBND xã Hồng Định..............................................................39
Bảng 3.2: Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp đến năm 2020................................................42
Bảng 3.3. Lượng nước thải chăn nuôi đến năm 2020............................................................................................42
Bảng 3.4. Dự báo tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt..............................................43
Bản 4.1. Lượng khí thải phát sinh do hoạt động dân sinh....................................................................................50
Bảng 4.2. Lượng khí thải do hoạt động sản xuất nông nghiệp.............................................................................50
Bảng 4.3.: Lượng khí thải do sản xuất nông nghiệp vào năm 2010 và 2020......................................................51


Bảng 4.4. Lượng khí thải phát sinh do chăn nuôi..................................................................................................51
Bảng 4.5. Dự báo tải lượng khí thải của hoạt động công nghiệp Cao Bằng.......................................................52
Bảng 4.6. Lượng khí thải phát thải từ ô tô con vơi dung tích trên 2000 cc trên 1000 km...............................52
Bảng 4.7. Dự tính lượng phát thải do hoạt động giao thông đến năm 2020.......................................................52
Bảng 6.1 Cấu trúc thành phần loài thực vật ở tỉnh Cao Bằng..............................................................61
Bảng 6.2. Cấu trúc thành phần loài khu hệ chim ở tỉnh Cao Bằng.....................................................................62
Bảng 6.3. Cấu trúc thành phần loài thú ở tỉnh Cao Bằng.....................................................................................63
Bảng 7.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại tỉnh Cao Bằng.......................................................68
Bảng 7.2. Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị tại tỉnh Cao Bằng..................................................69
Bảng 7.3. Hiện trạng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Cao Bằng..................................................70
Bảng 9.1. Phân bố mưa từ tháng 5 - 10 năm 2009 ở một số nơi...........................................................................80
Bảng 10.1. Thống kê số lượng gia súc, gia cầm chết qua các năm.......................................................................89

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế..........................................................13
Hình 2.2. Dân số trung bình qua các năm...............................................................................................................15
Hình 3.2. Hàm lượng TSS tại các sông chính..........................................................................................................36
Hình 3.5: Kết quả phân tích nước sông Bằng Giang tại một số huyện, thị - So sánh với Quy chuẩn Việt
Nam (Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường)...........................................................................................................38
Hình 3.6: Diễn biến BOD5 trên các sông tại các thị trấn, thị xã và khu vực tập trung đông dân cư (Nguồn:
Trạm Quan Trắc môi trường)...................................................................................................................................39
Hình 3.7: Diễn biến BOD5 tại một số hồ trên tỉnh (Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường)............................39

3


Hình 3.8. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu cơ bản tại giếng nước khu vực xã Đề Thám, thị xã Cao Bằng
(nguồn: Trạm Quan Trắc môi trường)....................................................................................................................41
Hình 4.1. Nhà máy xi măng Cao Bằng.....................................................................................................................44
Hình 4.2. Kết quả đo nồng độ bụi lơ lửng tại một số khu dân cư trên địa bàn tỉnh (nguồn: Trạm Quan trắc

môi trường)...................................................................................................................................................................45
Hình 4.4. Nồng độ bụi đo tại các điểm quan trắc khu vực thị xã.........................................................................46
Hình 4.5. Nồng độ bụi quan trắc tại khu vực chợ một số huyện..........................................................................47
.......................................................................................................................................................................................49
Hình 4.7. Diễn biến bụi lơ lửng tại trung tâm một số huyện giai đoạn 2007 - 2010 (nguồn: Trạm Quan trắc
môi trường)...................................................................................................................................................................49
Hình 4.8. Diễn biến SO2 tại một số khu vực đông phương tiện qua lại..............................................................49
Hình 5.1. Diện tích ba loại rừng Cao Bằng qua các năm (Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Cao Bằng).................55
Hình 5.2. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên địa bàn tỉnh qua các năm (nguồn: Chi cục Bảo vệ
thực vật Cao Bằng)......................................................................................................................................................56
Hình 6.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành Lâm nghiệp...............................................................65
Hình 9.1. Số liệu mực nước trạm thủy văn Bằng Giang qua các năm................................................................80
(nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn Cao Bằng)..............................................................................................80
.......................................................................................................................................................................................81
Hình 9.2. Số liệu trung bình nhiệt độ, độ ẩm từ năm 2005 - 2009.......................................................................81
Hình 10.1. Tỷ lệ công trình xử lý nước thải trên tổng số bệnh viện, TT-YTDP................................................84
Hình 10.2. Kết quả điều tra nguồn nước sinh hoạt của người dân nông thôn (dự án DBRP)........................84
Hình 10.3. Kết quả công tác khám chữa bệnh toàn tỉnh.......................................................................................86
Hình 10.4. Tổng diện tích rừng bị cháy và rừng bị phá qua các năm.................................................................87
Hình 10.5. Lượng hóa chất trung bình để xử lý 01 m3 nước cấp sinh hoạt.......................................................88

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10

Viết tắt
BCH TW
BOD5
BV & KD TV
BVMT
BVTV
CCN
CNH - HĐH
COD
CTRSH
DBRP

Đầy đủ
Ban chấp hành Trung Ương
Nhu cầu oxi sinh học
Bảo vệ và kinh doanh thực vật
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật
Cụm công nghiệp
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Nhu cầu oxi hóa học
Chất thải rắn sinh hoạt
Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo
4



11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

DS-KHHGĐ
ENTEC

GTSX
GTVT
HĐND
HNKTQT
KCN
KD
KH
KHCN
KH-XH
NLTS
ODA
PN
QCVN
SX
SXCN
TBNN
TNHH
TH
TSS
TTYTDP
UBND
VĐT
WB
WHO
WTO

Dân số- Kế hoạch hóa gia đình
Trung tâm công nghệ môi trường
Giá trị sản xuất
Giao thông vận tải

Hội đồng nhân dân
Hội nhập kinh tế quốc tế
Khu công nghiệp
Kinh doanh
Kế hoạch
Khoa học công nghệ
Kinh tế - Xã hội
Nông lâm thủy sản
Hỗ trợ phát triển chính thức
Phụ nữ
Quy chuẩn Việt Nam
Sản xuất
Sản xuất công nghiệp
Trung bình nhiều năm
Trách nhiệm hữu hạn
Thực hiện
Tổng chất rắn lơ lửng
Trung tâm y tế dự phòng
Ủy Ban Nhân Dân
Vốn đầu tư
Ngân hàng thế giới
Tổ chức y tế thế giới
Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC KHUNG
Khung
5.1
5.2
6.1
6.2

8.1
8.2

Tên khung
Công tác cung ứng vật tư thuốc BVTV
Công tác thanh tra cơ sở bán thuốc BVTV
Tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng
Các địa phương xảy ra cháy rừng
Thiệt hại về cơ sở hạ tầng do mưa lũ năm 2009 tại huyện Hạ Lang
Thiệt hại do báo lũ tại huyện Bảo Lạc tháng 4/2009

5


Lời nói đầu
Báo cáo hiện trạng môi trường nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi
trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét các tác động qua lại của phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường, kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng
cường các giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Báo cáo tổng kết các số liệu về quan trắc chất lượng môi trường từ đó đánh giá
diễn biến môi trường, sự tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường cũng như tình hình hoạt động bảo vệ môi trường. Báo cáo còn dự báo
diễn biến môi trường trong tương lai cũng như đề xuất các chính sách và biện
pháp đáp ứng nhằm giải quyết các vấn đề môi trường.
Trong nhiều năm gần đây, khi kinh tế phát triển kéo theo tác động xấu tới
môi trường. Sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và du lịch đem
lại lợi tích thiết thực cho xã hội những đã để lại hậu quả đáng kể cho môi
trường. Kết quả là ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đã ảnh hưởng trực

6



tiếp đến sinh thái môi trường, hủy hoại hệ thực vật, động vật và ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe con người.
Là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc, có vị trí và vai trò quan trọng trong
bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn, môi trường tỉnh Cao Bằng chịu các tác động tự
nhiên như lũ lụt, hạn hán và một số vùng đất bị xói mòn do địa hình có độ dốc
lớn… Nhận thức rõ thực trạng trên, trong những năm gần đây tỉnh Cao Bằng đã
có những chính sách và chiến lược phù hợp thông qua các biện pháp cụ thể bảo
vệ môi trường kết hợp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường cho quần chúng nhân dân và thanh tra xử phạt nghiêm các vi phạm
trong lĩnh vực môi trường.
Báo cáo này là tư liệu hữu ích để hỗ trợ các đơn vị chức năng trong công
tác quản lý và bảo vệ môi trường.

TRÍCH YẾU
1. Mục đích báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi
trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét các tác động qua lại của phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường, kịp thời điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch hay bổ
sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển
bền vững.
2. Nhiệm vụ thực hiện
Để đạt được những mục đích của Báo cáo, những nhiệm vụ cần phải thực
hiện và giải quyết như sau:
- Điều tra, đánh giá thực trạng về chất lượng các thành phần môi trường
trên địa bàn toàn tỉnh.
7



- Thiết lập mối tương quan và so sánh giữa các thành phần môi trường
qua từng giai đoạn và từng vùng.
- Từ sự thiết lập mối quan hệ trên, đánh giá, cảnh báo và dự báo diễn biến
môi trường trên toàn tỉnh.
- Phân tích các chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh, đánh giá mức độ
phù hợp với thực tế môi trường của địa phương.
3. Cấu trúc của Báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng gồm phần mở đầu, kết luận,
kiến nghị và 12 chương, như sau:
Chương I: Trình bày một cách tổng quan nhất về điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội tỉnh.
Chương II: Trình bày cụ thể những động lực gây áp lực lên môi trường,
đối với từng lĩnh vực, khái quát về diễn biến hoạt động, các áp lực do các hoạt
động gây ra từ đó làm căn cứ đánh giá toàn diện xem những vấn đề ô nhiễm
chính có nguồn gốc từ lĩnh vực nào.
Chương III đến Chương IX: Trình bày các động lực và các áp lực đối với
từng thành phần môi trường. Trong các chương này, đối với mỗi thành phần môi
trường sẽ phân tích nguồn gốc các áp lực, thực trạng ô nhiễm. Trên cơ sở đó đưa
ra những dự báo đối với vấn đề ô nhiễm từng thành phần trong tương lai.
Chương X: Tập trung điều tra đánh giá về động lực gây áp lực lên môi
trường, đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường đến con người, kinh tế
- xã hội và môi trường sinh thái.
Chương XI: Nội dung chủ yếu giới thiệu về tổ chức và công tác quản lý
môi trường trong thời gian qua như: kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vấn đề về môi
trường; thẩm định đánh giá tác động môi trường; những tồn tại cũng như thách
thức trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
Chương XII: Phần này trình bày các chính sách tổng thể cũng như các
chính sách ưu tiên trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cũng đề ra các
giải pháp thực hiện phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
4. Phương pháp xây dựng báo cáo

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 -2010 được
xây dựng theo phương pháp phân tích mô hình DPSIR: “D: động lực (phát triển
kinh tế xã hội, là nguyên nhân sâu xa của biến đổi môi trường); P: áp lực (các
nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường); S: hiện trạng (sự biến
đổi chất lượng của các thành phần môi trường như đất, nước, không khí...); I: tác
động (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, hệ sinh
thái, kinh tế - xã hội); R: đáp ứng (các giải pháp bảo vệ môi trường)”. Mô hình
này áp dụng theo quy định tại Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18 tháng
3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc xây dựng báo cáo
môi trường quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực
và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh.
5. Nguồn cung cấp số liệu
8


- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng các năm 2006 đến 2009;
- Báo cáo kết quả quan trắc giám sát chất lượng môi trường trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng các năm từ 2006 đến 2010;
- Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2008, 2009;
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh Cao Bằng;
- Các số liệu do các Sở, Ban, Ngành liên quan cung cấp.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cao Bằng 2006 - 2020.
- Các kết quả phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2006 đến 2010.
6. Tổ chức thực hiện lập báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 - 2010 được
Tổ biên tập Báo cáo hiện trạng môi trường thực hiện, danh sách các thành viên

thực hiện quy định tại hai quyết định sau:
Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cao Bằng Quyết định thành lập Tổ biên tập Báo cáo hiện trạng môi trường;
Quyết định số 1389/QĐ-UBND ngày 25/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cao Bằng Quyết định Bổ sung Tổ biên tập Báo cáo hiện trạng môi trường.
Tổ chức thu thập số liệu của các sở ban ngành, huyện thị.
Phân công xây dựng nội dung cụ thể của từng chương mục cho các tổ
viên.
Tổng hợp xây dựng dự thảo Báo cáo.
Tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Báo cáo của các sở ban ngành, huyện
thị.
Tổng hợp, chỉnh sửa và trình phê duyệt Báo cáo Hiện trạng môi trường
tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 - 2010.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Cao Bằng là tỉnh biên giới ở phía Bắc Việt Nam, nằm trong vùng miền
núi và trung du Bắc Bộ, tổng diện tích của tỉnh là 672.462,18 ha, được giới hạn
trong tọa độ địa lý từ 22021’21’’ đến 23007’12’’ vĩ độ Bắc và từ 105016’’15’’ đến
106050’25’’ kinh độ Đông.
+ Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây của nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa với đường biên giới trải dài 333,025km.
+ Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn.
+ Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.

9


Tỉnh lỵ là thị xã Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường quốc
lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn 120 km theo đường quốc lộ 4A qua Đông Khê và

từ đây có thể nối liền với tỉnh Quảng Ninh theo đường quốc lộ 4B.
1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo
Cao Bằng là tỉnh có địa hình phức tạp với ba vùng rõ rệt là vùng núi đất,
vùng núi đá và vùng địa hình trũng, độ cao trung bình so với mặt biển trên
300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đỉnh cao nhất là ngọn
núi Phja Oắc thuộc huyện Nguyên Bình với độ cao 1.931m.
+ Vùng bồn địa: Địa hình vùng này khá bằng phẳng, bao gồm đồi thấp
xen kẽ các cánh đồng tương đối rộng. Phân bố chủ yếu ở huyện Hòa An, thị xã
Cao Bằng và các xã phía Nam huyện Hà Quảng. Độ cao trung bình so với mặt
nước biển khoảng 100 - 200m.
+ Vùng núi đất: Địa hình núi đất ở Cao Bằng chạy từ phía Tây Bắc huyện
Bảo Lạc, qua Nguyên Bình tới phía Tây Nam huyện Thạch An. Là vùng có địa
hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 300 600m.
+ Vùng núi đá vôi: Vùng núi đá vôi chạy từ phía Bắc dọc theo biên giới
Việt - Trung, vòng xuống phía Đông Nam của tỉnh. Tập trung chủ yếu ở các
huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Thông Nông, Quang Uyên, Phục
Hòa. Địa hình núi đá cao, chia cắt phức tạp.
Về địa thế: Cao Bằng là tỉnh có độ dốc cao, đặc biệt là ở những nơi có
nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250.
Nhìn chung Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt phức tạp bởi hệ
thống sông suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... sự phức tạp của
địa hình tạo ra nhiều vùng sinh thái đặc thù cho phép Cao Bằng phát triển đa
dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, địa hình chia cắt gây ra nhiều ảnh hưởng
đến giao lưu kinh tế, xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sơ đặc biệt
là giao thông, đồng thời tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và
rễ gây ra rửa trôi, xói mòn đất. Đây là một khó khăn lớn trong tổ chức sản xuất.
1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí
hậu Cao Bằng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa và do chi phối của địa hình, nên
khí hậu của tỉnh có những nét đặc trưng riêng so với các tỉnh khác thuộc vùng

Đông Bắc.
- Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến
tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
*/ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm giao động trong khoảng 19,80C 21,60C, mùa hè có nhiệt độ trung bình giao động trong khoảng 25 - 28 0C, mùa
đông có nhiệt độ trung bình giao động trong khoảng 14 - 18 0C. Tổng tích ôn
trong năm đạt 7.000 - 7.5000C.
10


- Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng 1.300 - 1.400 giờ và phân
bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa hè số giờ nắng nhiều, mùa đông số
giờ nắng ít.
- Lượng nước bố hơi: Lượng nước bốc hơi hàng năm biến động từ 950 1.000mm, thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ở tất cả các khu vực.
1.4. Hiện trạng sử dụng đất
Nhìn chung đất đai của tỉnh Cao Bằng được sử dụng một cách triệt để với
nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên hiệu quả kinh tế đất đem lại chưa cao
nhưng cũng từng bước góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo
vệ sinh thái đa dạng. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng như sau:
*/ Đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2009 có
598.629,1ha chiếm 88,98% diện tích đất tự nhiên, bao gồm những loại đất sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp có 83.958,81ha, chiếm 12,49% tổng diện tích
tự nhiên.
+ Đất trồng cây hàng năm có 80.033,01ha, chiếm 11,9% tổng diện tích tự
nhiên, trong đó đất trồng lúa 33.373,95ha, đất trồng cây hàng năm khác
43.763,46 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 2.895,6ha.
+ Đất trồng cây lâu năm có 3.925,8ha, chiếm 0,58% tổng diện tích tự
nhiên.
- Đất lâm nghiệp: 514.275,24ha, chiếm 76,48% tổng diện tích tự nhiên,
trong đó:

+ Rừng sản xuất: 12.293,03 ha chiếm 1,83 % tổng diện tích tự nhiên.
+ Rừng phòng hộ: 494.227,14 ha chiếm 73,5 % tổng diện tích tự nhiên.
+ Rừng đặc dụng: 7.755,07 ha chiếm 1,15 % tổng diện tích tự nhiên.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 389,48 ha, chiếm 0,058 % tổng diện tích tự
nhiên.
- Đất nông nghiệp khác: 5,57 ha.
*/ Đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2010 có
23.585,6 ha chiếm 3,5 % diện tích đất tự nhiên, bao gồm các loại đất sau:
- Đất ở: 4.764,62 ha chiếm 0,7 % tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chuyên dùng: 12.236,02 ha chiếm 1,82 % tổng diện tích tự nhiên.
Cụ thể các loại đất như sau:
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 22,06 ha.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 541,89 ha chiếm 0,08 % diện tích tự nhiên.

11


- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 5.878,98 ha chiếm 0,87% tổng
diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp khác: 142,03 ha chiếm 0,02 % tổng diện tích tự
nhiên.
*/ Đất chưa sử dụng: 50.247,48 ha chiếm 7,4 % diện tích tự nhiên.
- Đất bằng chưa sử dụng: 2.112,75 ha chiếm 0,3 % diện tích tự nhiên.
- Đất đồi núi chưa sử dụng: 21.208,53 ha chiếm 3,15 % diện tích tự nhiên.
- Núi đá không có rừng cây: 26.926,2 ha chiếm 4 % diện tích tự nhiên.

CHƯƠNG II: SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG
2.1. Tăng trưởng kinh tế

2.1.1. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế
Để khai thác tiềm năng thế mạnh, đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền
vững, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh, Đảng bộ
xác định cơ cấu kinh tế là Công nghiệp - Thương mại, dịch vụ - Nông, lâm
nghiệp.
Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Cao Bằng phát triển ổn định và có
sự tăng trưởng rõ rệt. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP, theo giá 1994) liên
12


tục tăng theo các năm, năm 2009 tổng GDP toàn tỉnh đạt 4.740 tỷ đồng gấp 1,94
lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 đạt
11,47% , trong đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng 2,85%, giá trị công
nghiệp - xây dựng tăng 17,12%, giá trị dịch vụ tăng 15,85%.

Hình 2.1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 541 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt
17%/năm. Số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 1.404 cơ sở
năm 2006 tăng lên 1.675 cơ sở năm 2010. Đã thu hút được 114 dự án với tổng
vốn đăng ký trên 25 tỷ đồng và trên 41 triệu USD. Đến hết năm 2010, tổng vốn
đầu tư đã thực hiện là 3.078 tỷ đồng đạt trên 22% so với tổng số vốn đầu tư toàn
xã hội. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 20 triệu đồng/ha, tổng sản
lượng lương thực đạt 237 ngàn tấn, tăng bình quân 4.600 tấn/năm, đảm bảo an
ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chương trình phát triển đàn bò giai
đoạn 2006-2010, tổng đàn bò đạt 176.102 con, tốc độ tăng trưởng đạt
5,95%/năm đã góp phần làm thay đổi dần phương thức chăn nuôi từ chăn thả tự
nhiên sang kết hợp nuôi nhốt, nhân dân tích cực trồng cỏ và chế biến thức ăn từ
sản phẩm phụ của nông nghiệp để phát triển chăn nuôi.
Xét trong giai đoạn 2006-2010, cơ cấu kinh tế tỉnh Cao Bằng có sự

chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng các
ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Cụ thể tỷ trọng ngành công nghiệpxây dựng tăng thêm 2,87%, ngành dịch vụ tăng thêm 2,21% , ngành nông, lâm
nghiệp giảm 4,08% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh so với năm 2005.
Bảng 2.1. Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP toàn tỉnh (Giá hiện hành)

Đơn vị: %
13


Khu vực KT Nông, lâm nghiệp
Năm
và thủy sản
2005
37,29
2006
36,5
2007
36,81
2008
36,2
2009
34,23
2010
33,21

Công nghiệp và
xây dựng
18,27
25,7
23,85

21,6
19,52
21,14

Dịch vụ
44,44
38,7
39,34
42,2
46,25
46,65

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng

2.1.2. Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và
môi trường
Trong những năm qua, việc duy trì ổn định và đẩy nhanh tăng trưởng kinh
tế đã thể hiện quan điểm chỉ đạo, chủ trương đúng đắn của lãnh đạo tỉnh về phát
triển kinh tế - xã hội, giải quyết được nhiều vấn đề nhất là tạo công ăn việc làm,
tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy
nhiên, trong thời gian qua do tăng cường khai thác, sử dụng tài nguyên để phục
vụ mục đích tăng trưởng kinh tế đã gây nhiều sức ép tới môi trường như: Các
ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, khai thác chế biến lâm sản,
xây dựng công trình thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng…
2.2. Sức ép dân số và vấn đề di cư
2.2.1. Sự phát triển dân số và biến động theo thời gian
Theo đánh giá của Bộ Y tế, Cao Bằng nằm trong nhóm 23 tỉnh có mức
sinh cao nhất của cả nước. Với mức sinh như hiện nay, hàng năm có khoảng
8.000 - 9.000 trẻ em ra đời, bằng dân số của một phường đông dân của tỉnh.


14


Hình 2.2. Dân số trung bình qua các năm
Bảng 2.2. Tỷ lệ gia tăng DS theo các năm
Thực hiện mục tiêu Chiến

Năm

Tỷ lệ
sinh(‰)

Tỷ lệ
chết
(‰)

Tỷ lệ
tăng DS
tự
nhiên(%)

ra. Đặc điểm nổi bật của dân số

2006

18,7

7,9

1,08


Cao Bằng là có tới 18 dân tộc

2007

18,4

7,8

1,06

anh em chung sống (Tày, Nùng,

2008

18,1

7,7

1,04

Dao, H'Mông, Kinh...) với tỷ lệ

2009

17,8

7,6

1,02


đồng bào dân tộc ít người chiếm

2010

17,5

7,5

1,03

lược dân số, tỷ lệ gia tăng dân số
tự nhiên của tỉnh giai đoạn 20062010 là 1,03 % đạt so với KH đề

đến 93%.
Nguồn: Chi cục Dân số - KHHGĐ

Cơ cấu dân số có nhiều thay đổi tạo cơ hội và thách thức cho phát triển.
Cơ cấu nam và nữ trong toàn bộ dân số vẫn ở mức độ phù hợp với tỉ lệ nam là
49%, tỉ lệ nữ là 51%. Nhờ giảm sinh và tuổi thọ tăng nên cơ cấu dân số theo tuổi
thay đổi theo xu hướng già hóa. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh,
lực lượng lao động dồi dào mà các nhà dân số học coi đây là cơ cấu dân số vàng
vì số người trong độ tuổi lao động phải nuôi ít hơn số người phụ thuộc. Với điều
kiện của Cao Bằng thì đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn. Cơ hội lực lượng
lao động dồi dào, nếu được đào tạo, sử dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho phát
triển, ngược lại nếu không được đào tạo và sử dụng hợp lý thì chính lực lượng
lao động này lại là gánh nặng cho nền kinh tế và có thể phát sinh nhiều tiêu cực
xã hội.
Xét về cơ cấu dân số thành thị - nông thôn trong giai đoạn 2006-2009
không có sự chuyển dịch lớn, dân số tại đô thị tăng chậm qua các năm. Tuy

nhiên, cũng cần chú ý ở Cao Bằng có sự tập trung dân số tại một số điểm như thị
15


xã Cao Bằng, huyện Trùng Khánh, huyện Nguyên Bình, huyện Phục Hòa... Đây
cũng là điều kiện thuận lợi cho tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và các loại hình dịch vụ.
Bảng 2.3. Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn

Đơn vị: %
Năm

Dân số thành thị

Dân số nông thôn

2006

15,42

84,58

2007

15,55

84,45

2008


17,00

83,00

2009

17,07

82,93

Nguồn: Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình

Di chuyển dân cư: Số người chuyển đi ngoài tỉnh nhiều hơn số người
chuyển đến, luồng di cư này chủ yếu là lao động nông nghiệp vào các tỉnh phía
Nam sinh sống, do điều kiện sống ở nông thôn vùng cao, vùng biên giới còn gặp
nhiều khó khăn. Đây cũng là thách thức của tỉnh trong tạo công ăn việc làm cho
lớp trẻ và giữ dân để bảo vệ biên cương tổ quốc. Hàng năm số người chuyển đi
ngoài tỉnh cao gấp 3,2 lần so với số người từ ngoài tỉnh chuyển đến.

Nguồn: Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình

2.2.3. Khái quát tác động của gia tăng dân số và di dân đối với môi
trường
Dân số tăng nhanh tạo nên sức ép lớn tới kinh tế, đời sống nhân dân và
môi trường. Dân số tăng cao làm kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân
chậm cải thiện, môi trường ô nhiễm. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia
tăng dân số hiện nay trên địa bàn tỉnh biểu hiện ở các khía cạnh:
- Tạo sức ép tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực,
thực phẩm, sản xuất công nghiệp... làm diện tích rừng bị thu hẹp, tăng diện tích

đất bạc màu, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi
trường tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường nước (giảm nguồn nước sạch), ô
nhiễm môi trường không khí do rác thải, khí thải, khói bụi, tiếng ồn...
- Sự gia tăng dân số đô thị làm cho môi trường đô thị có nguy cơ bị suy
thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng
kịp cho sự phát triển dân cư. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô
thị ngày càng khó khăn.
2.3. Phát triển công nghiệp
2.3.1. Khái quát diễn biến các hoạt động của ngành công nghiệp
16


Thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh có xét tới khả năng phát triển
trong tương lai, trong 3 ngành lớn là ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp
chế biến và ngành sản xuất và phân phối điện nước. Ngành công nghiệp chế biến
được phân thành 4 nhóm phân ngành gồm: Nhóm ngành công nghiệp chế biến
nông lâm sản thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng; nhóm ngành sản xuất vật
liệu xây dựng, sản xuất than cốc; nhóm ngành cơ khí, luyện kim, sản xuất đồ
điện, điện tử, hóa chất và dược phẩm); nhóm ngành khác (bao gồm các ngành
xuất bản, in và bản ghi, sản xuất tái chế, hoạt động thu gom xử lý rác thải).
Trong phân tích hiện trạng sẽ theo 3 nhóm ngành công nghiệp chính và 4 nhóm
ngành công nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến.
a. Công nghiệp khai thác khoáng sản
Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản tỉnh Cao Bằng chủ yếu là khai
thác quặng kim loại, khai thác đá và các khoáng sản khác. Giai đoạn 2000-2008,
tốc độ tăng trưởng nhóm ngành này đạt bình quân 3,6%/năm. Cơ cấu theo giá trị
sản xuất công nghiệp tính theo giá hiện hành năm 2008, nhóm ngành công
nghiệp khai thác chiếm 15,7%, trong đó nhóm ngành khai thác quặng kim loại
chiếm 8,6% và nhóm khai thác đá và các khoáng sản khác chiếm 7,1%.

Năm 2008, toàn tỉnh có 189 cơ sở khai thác khoáng sản, trong đó 172 cơ
sở khai thác đá và các mỏ khác và 17 cơ sở khai thác quặng kim loại, thu hút
2.250 lao động. Các sản phẩm chủ yếu của ngành khai thác khoáng sản năm
2008 đạt: 200.8000 tấn quặng sắt, 34.2000 tấn quặng mangan, và trên
723.000m3 đá, cát sỏi.
Tính đến tháng 1/2010, tỉnh Cao Bằng có 55 mỏ và điểm mỏ trên địa bàn
tỉnh được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó: 18 giấy phép khai thác
quặng sắt, 18 giấy phép khai thác quặng mangan và 19 giấy phép khoáng sản
khác. Nhìn chung các cơ sở khai thác lớn chủ yếu khai thác quặng kim loại có tỷ
lệ cơ giới hóa trong sản xuất cao, các cơ sở khai thác đá, cát sỏi phần lớn tỷ lệ cơ
giới hóa trong sản xuất, năng suất lao động không cao và sử dụng nhiều lao
động phổ thông.
b. Công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm và sản xuất
hàng tiêu dùng
Giai đoạn 2000 - 2008, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông
lâm sản thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng tỉnh Cao Bằng tăng trưởng bình
quân 10,7%/năm, trong đó nhóm ngành sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy
tăng trưởng mạnh nhất gần 63,6%/năm.
Các cơ sở sản xuất như: Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng, Công ty
TNHH Quang Minh sản xuất ván dăm, Công ty cổ phần trúc tre xuất khẩu Cao
Bằng đạt trình độ công nghệ trung bình, tiên tiến, còn lại các cơ sở khác mang
tính chất sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô hộ gia đình. Phần lớn các cơ sở
sản xuất lớn này đều sản xuất dưới công suất thiết kế, do đang trong giai đoạn
phát triển thị trường hoặc chưa có thị trường tiêu thụ ổn định.

17


c. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất than cốc
Giai đoạn 2000 - 2008, nhóm ngành SX VLXD và SX than cốc đạt tăng

trưởng 17,4%/năm, trong đó ngành SX VLXD tăng trưởng 15,3%/năm và ngành
SX than cốc năm 2008 bắt đầu có GTSXCN. Năm 2008, ngành SXVLXD và SX
than cốc đạt GTSX theo giá cố định 1994 trên 126 tỷ đồng, và gần 354 tỷ đồng
theo giá hiện hành. Cơ cấu nhóm ngành này trong GTSXCN toàn tỉnh theo giá
hiện hành chiếm 23%, ngành SX VLXD chiếm 12,6% và ngành SX than cốc
chiếm 10,4%.
Các cơ sở giá trị sản xuất thuộc nhóm ngành này có quy mô lớn trên địa
bàn tỉnh tính đến giữa năm 2009: Công ty cổ phần xi măng - Xây dựng công
trình Cao Bằng sản xuất xi măng công suất thiết kế 80-85 ngàn tấn/năm đang có
kế hoạch chuyển đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay nâng công suất lên 35
vạn tấn/năm, Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Cao Bằng sản xuất
gạch tuynel công suất 40 triệu viên/năm, các cơ sở này có tỷ lệ cơ giới hóa cao,
kỹ thuật ở mức trung bình, nhà máy sản xuất than cốc Thạch An - liên doanh
hợp tác với Trung Quốc có công suất thiết kế giai đoạn I là 150 ngàn tấn/năm
bắt đầu vào sản xuất năm 2008, giai đoạn II mở rộng sản xuất lên 300 ngàn
tấn/năm, cơ sở này có công nghệ sản xuất tương đối hiện đại. Nhìn chung các
cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng khác công nghệ sản xuất thủ công kỹ thuật còn
lạc hậu, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất thấp.
d. Cơ khí, luyện kim, SX đồ điện, điện tử, hóa chất, dược phẩm
Giai đoạn 2000 - 2008, nhóm ngành cơ khí, luyện kim, sản xuất đồ điện,
điện tử, hóa chất, dược phẩm tăng trưởng 15,7%/năm. Trong đó: nhóm ngành
sản xuất kim loại tăng trưởng 16,2%/năm; Ngành sản xuất sản phẩm bằng kim
loại tăng trưởng 13,1%/năm; Các nhóm ngành sửa chữa xe động cơ, sửa chữa
phương tiện vận tải khác tăng trưởng âm; Nhóm ngành sản xuất hóa chất dược
phẩm năm 2004 mới bắt đầu có giá trị sản xuất, nhưng trong giai đoạn 20042008 nhóm ngành này không tăng trưởng (tăng trưởng âm).
Tính đến giữa năm 2009, các cơ sở sản xuất có quy mô tương đối lớn, tỷ
lệ cơ giới hóa cao trên địa bàn chủ yếu là cơ sở sản xuất kim loại gồm: Nhà máy
luyện gang thuộc Công ty cổ phần khoáng sản luyện kim Cao Bằng; Nhà máy
luyện gang Chu Trinh thuộc Công ty khoáng sản xây dựng 30-4; Nhà máy sản
xuất feromangan Phong Châu thuộc Công ty cổ phần khoáng sản công nghiệp

Cao Bằng công suất thiết kế 15 ngàn tấn/năm, Nhà máy hợp kim Sắt Trưng
Vương, Xí nghiệp luyện Feromangan Nậm Loát của Công ty cổ phần măng gan
Cao Bằng. Cơ sở sửa chữa, lắp ráp điện tử có quy mô: Công ty cổ phần cơ khí
xây lắp công nghiệp Cao Bằng, nhà máy lắp ráp đầu kỹ thuật số của Công ty
TNHH Hồng Hải. Hầu hết các cơ sở cơ khí sửa chữa có quy mô nhỏ sửa chữa
các mặt hàng cơ khí nông cụ, máy nông nghiệp, dịch vụ gò hàn, các lò rèn thủ
công sản xuất nông cụ cầm tay...Cơ sở sản xuất hóa chất có Công ty TNHH
Quang Minh sản xuất phân lân nung chảy, phân vi sinh, phân NPK nhưng hiện
đang sản xuất cầm chừng theo đơn đặt hàng.
18


Hoạt động của nhóm ngành này chỉ mạnh ở nhóm ngành sản xuất kim loại
đi theo ngành khai thác khoáng sản kim loại trên địa bàn tỉnh, còn các nhóm
ngành khác như cơ khí, hóa chất của tỉnh gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ
sản phẩm không rộng, giá thành sản phẩm lại không cạnh tranh nên không thể
xuất khẩu. Chưa có một cơ sở sản xuất nào được nâng lên tầm hoạt động tương
xứng là một trung tâm sửa chữa các sản phẩm cơ khí của tỉnh.
e. Công nghiệp sản xuất điện, nước
Giai đoạn 2000 - 2008, nhóm ngành SX phân phối điện nước tăng trưởng
GTSXCN theo giá cố định khoảng 18,2%/năm, trong đó nhóm ngành SX và
phân phối điện, ga đạt tăng trưởng khá cao 19,4%/năm, ngành SX và phân phối
nước tăng trưởng 13,2%/năm. Năm 2008, nhóm ngành này đạt GTSXCN theo
giá cố định 25,6 tỷ đồng, theo giá hiện hành đạt 38,3 tỷ đồng.
Năm 2008, tỉnh có 5 cơ sở hoạt động sản xuất trong nhóm ngành này,
trong đó có 3 cơ sở hoạt động sản xuất phân phối điện, ga và 1 cơ sở sản xuất
và phân phối nước. Các cơ sở sản xuất và phân phối lớn trong nhóm ngành này
có Điện lực Cao Bằng và Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Cao Bằng là
hai doanh nghiệp quốc doanh trung ương và quốc doanh địa phương. Ngoài ra,
tham gia vào hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này còn có Công ty Cổ phần

Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng (thuộc doanh nghiệp nhà nước), Công ty Cổ
phần thủy điện luyện kim Cao Bằng... Trong giai đoạn vừa qua các doanh
nghiệp có chú trọng đến hoạt động đầu tư nâng cấp thiết bị, tăng công suất khai
thác, mở rộng mạng lưới cung cấp phân phối điện nước trên phạm vi toàn tỉnh.
Tuy nhiên tốc độ tăng của ngành vẫn chưa thực sự đáp ứng được mức độ tăng
trưởng của nền kinh tế tỉnh.
f. Ngành công nghiệp khác
Nhóm ngành công nghiệp khác của tỉnh gồm có các ngành như: ngành xuất
bản, ngành in và bản ghi, ngành sản xuất tái chế, hoạt động thu gom và xử lý rác
thải. Nhóm ngành này đạt tốc độ tăng trưởng 9,8%/năm trong giai đoạn 20002008.
Bên cạnh phát triển công nghiệp, trong giai đoạn này các ngành tiểu thủ
công nghiệp cũng được chú trọng, đặc biệt là phát triển các làng nghề như: nghề
rèn (Phúc Sen - Quảng Uyên), Giấy, hương (huyện Hà Quảng, Quảng Uyên),
gốm, sứ (Thị trấn Nước Hai - huyện Hòa An)...
2.3.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp
Tạo sự tăng trưởng đột phá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng
giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp - xây dựng.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Ưu tiên phát triển giáo
dục, đào tạo nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh
chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, quản lý…
để tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Tập trung phát triển các lĩnh vực
khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện và sản xuất vật liệu xây dựng trên
cơ sở đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả sản xuất và thân thiện với môi trường.
19


Bên cạnh đó đưa ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư để tạo
đà phát triển bền vững…
Giai đoạn 2010 - 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt
13%/năm, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 16,03%/năm,

ngành nông lâm nghiệp tăng trưởng 5,32%/năm và nhóm ngành dịch vụ đạt tăng
trưởng 14,93%/năm. Đến năm 2015, dự kiến thu nhập GDP bình quân đầu
người đạt 1.050 USD/người.
Giai đoạn 2015 - 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt
10%/năm, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 13,1%/năm,
ngành nông nghiệp tăng trưởng 4,6%/năm và nhóm ngành dịch vụ đạt tăng
trưởng 9,5%/năm. Đến năm 2020, dự kiến thu nhập GDP bình quân đầu người
đạt 1.600 USD/người.
Xây dựng khu công nghiệp Đề Thám, từng bước hình thành khu công
nghiệp Chu Trinh, Phục Hoà; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và
nước ngoài để phát triển công nghiệp; Phát triển các công nghiệp vệ tinh, công
nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp đối với ngành cơ khí nhỏ, công cụ cầm
tay, chế biến nông lâm sản phục vụ nông nghiệp và nông thôn.
Bảo tồn và phát triển ngành nghề thủ công, khôi phục các làng nghề
truyền thống sản xuất hàng tiêu dùng, phục vụ phát triển du lịch, xuất khẩu góp
phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Về cơ cấu ngành ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp khai thác và
chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thực phẩm
và các ngành công nghiệp phục vụ nông thôn.
Bảng 2.4. Cơ cấu tỷ trọng của các nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2010 và
2020

STT
B
1

Ngành
Tổng GTSXCN theo giá hiện
hành (tỷ đồng)
Phân nhóm ngành công nghiệp

Công nghiệp khai thác

2

Công nghiệp chế biến

91,5%

96,8%

97,9%

3

Công nghiệp chế biến NLTsản,
SX hàng tiêu dùng

7,5%

2,5%

1,4%

4

SX VLXD, SX than cốc

12,8%

5,5%


3,8%

5

Cơ khí, luyện kim, SX thiết bị
điện, điện tử, hóa chất, dược
phẩm

70,4%

88,6%

92,6%

6

Ngành khác

0,7%

0,2%

0,1%

7

SX và phân phối điện, gas, nước

2,2%


1,2%

1,0%

A

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

3.477

22.770

63.176

100%
6,4%

100%
2,0%

100%
1,1%

20



Nguồn: Quy hoạch PTCN tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020

2.3.3. Khái quát tác động của phát triển công nghiệp đối với môi trường
Nhìn chung lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2010 là
giai đoạn đẩy mạnh đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến khoáng sản và thuỷ
điện. Sự phát triển của các nhà máy chế biến kéo theo nhu cầu về nguyên liệu
khoáng sản đầu vào, khi đó đòi hỏi công nghiệp khai khoáng phát triển tiềm
năng, nhu cầu về điện năng cũng lớn hơn... Song song cùng với sự phát triển đó
nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, các đập chứa, hồ chứa thải sẽ làm
thay đổi dòng chảy, làm thay đổi hệ sinh thái và tiểm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, sự
cố môi trường. Các khu vực khai thác khoáng sản tăng chất thải rắn, làm tăng
vùi lấp xung quang. Các chất thải nguy hại từ chế biến, từ ngành điện sẽ tác
động đến sức khỏe con người và môi trường tự nhiên nếu không được quản lý
chặt chẽ. Trong thời gian tới môi trường sẽ chịu tác động bởi các nguồn gây ô
nhiễm với thải lượng lớn hơn, gay gắt hơn.
2.4. Phát triển xây dựng
2.4.1. Khái quát về diễn biến các hoạt động của ngành xây dựng
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, ngành xây dựng trong
những năm qua phát triển nhanh. Theo Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, năm
2008, GDP tỉnh Cao Bằng tính theo giá hiện hành đạt 4.235 tỷ đồng. Trong đó:
Ngành công nghiệp đạt 552 tỷ đồng, ngành xây dựng đạt 503 tỷ đồng, ngành
công nghiệp xây dựng chiếm cơ cấu 24,9% trong GDP tỉnh. Xét toàn giai đoạn
2000 - 2008, ngành xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong cơ cấu kinh
tế tỉnh tăng 20,05%. Chính tốc độ tăng trưởng mạnh của các ngành xây dựng
trong những năm qua đã tạo sức bật để tăng trưởng kinh tế góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
Các lĩnh vực hoạt động về kiến trúc quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật
đô thị, vật liệu, nhà ở, công sở được quan tâm triển khai thực hiện. Trong giai
đoạn 2006 - 2010 ngành xây dựng đã lập 15 quy hoạch chung và chi tiết các

trung tâm huyện, thị (thị trấn Trùng Khánh, thị trấn Tĩnh Túc, thị trấn Đông
Khê, cụm xã Cách Linh huyện Phục Hòa), các khu đô thị (khu đô thị mới xã Đề
Thám, khu Gia Cung - Nà Cáp), khu tái định cư (khu tái định cư Tà Lùng huyện
Phục Hòa), điểm du lịch sinh thái (thác nước Pàn Làu, Co Khẻ, Khau Dắm xóm
Bản Gủn - xã Ngũ Lão - huyện Hòa An) và các cửa khẩu trong tỉnh (cửa khẩu
Sóc Giang - Hà Quảng, Đức Long - Thạch An, Pò Peo - Trùng Khánh, Lý Vạn Hạ Lang, Bí Hà - Hạ Lang), quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng
khoáng sản làm vật liệu xây dựng tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, quy hoạch phát
triển vật liệu xây dựng tỉnh Cao Bằng đến năm 2020.
UBND tỉnh đã ban hành quy định về phân cấp quản lý chất lượng công
trình xây dựng, quản lý quy hoạch xây dựng, quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật
đô thị nhà và công sở, quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn
tỉnh. Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chi tiết cửa khẩu Lý Vạn, cửa khẩu Bí
Hà, huyện Hạ Lang, cửa khẩu Sóc Giang - huyện Hà Quảng, đang tiến hành lập
21


điều chỉnh quy hoạch phường Hợp Giang, phường Sông Bằng - thị xã Cao Bằng,
thị trấn Xuân Hòa - huyện Hà Quảng và cửa khẩu Trà Lĩnh.
2.4.2. Định hướng phát triển ngành xây dựng
Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tập trung xây dựng các công
trình quan trọng, hạ tầng các khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp,
trong đó xây dựng thị xã Cao Bằng với các chức năng là Trung tâm chính
trị kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của Tỉnh. Dự kiến tốc độ tăng
trưởng xây dựng của tỉnh khoảng 16% giai đoạn 2011 – 2020 trong đó
ngành xây lắp khoảng 60%, sản xuất vật liệu xây dựng 28%, dịch vụ 12%.
Bảng 2.5. Dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
STT
Loại sản phẩm
Đơn vị
2005

2010
2020

1

Gạch xây

Triệu viên

70 - 75

90

130

2

Gạch lát

1000 m2

120

144

190

3

Vật liệu lợp


1000 m2

1300

1500

2200

4

Xi măng

1000 tấn

5

Cát sỏi

1000 tấn

230

280

400

6

Đá xây dựng


1000 m3

290

348

500

7

Bê tông

1000 m3

0.8

1.0

1.4

125 - 130 160 - 170 260 - 270

Nguồn:Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 – 2020.

2.4.2. Khái quát tác động của phát triển xây dựng tới môi trường
Cao Bằng đang trong quá trình đô thị hóa nên nhu cầu xây dựng ngày
càng nhiều, tuy nhiên phương pháp xây dựng, phương tiện thi công chủ yếu là
thủ công truyền thống và sức lao động con người nên ảnh hưởng không nhiều
đến môi trường xung quanh. Một số công trình đang thi công có ảnh hưởng đến

môi trường nhưng mức độ ảnh hưởng không nghiêm trọng. Nguồn phát sinh
chất thải của ngành xây dựng chủ yếu là chất thải rắn bao gồm các phế liệu, vật
liệu thừa, đất đá thải kéo theo đó là bụi, khí thải trong quá trình thi công. Mặt
khác, một số dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh còn chậm, đất hoang hóa nhiều,
hạ tầng kém, có nơi chưa triển khai. Vì vậy, việc phát triển xây dựng các công
trình, dự án mang quy mô lớn cần có sự giám sát môi trường thường xuyên đối
với đất, nước, không khí xung quanh khu vực dự án để đề phòng những tác động
tiêu cực.
2.5. Phát triển năng lượng
2.5.1. Khái quát về diễn biến các hoạt động của ngành năng lượng
Nguồn năng lượng điện tại Cao Bằng chủ yếu là sử dụng nguồn điện lưới
Quốc gia, trên địa bàn tỉnh hiện nay có một số nhà máy thủy điện nhỏ trực thuộc
Điện lực Cao Bằng đang hoạt động (Nhà máy thủy điện Suối Củn, Thoong Cót,
Nà Tẩư) và một số thủy điện xây dựng phục vụ riêng lẻ cho các nhà máy chế
22


biến khoáng sản (nhà máy thủy điện Nà Lòa, Na Han, Bản Pắt, Tà Sa, Nà
Ngàn...), Cao Bằng hiện không có nhà máy nhiệt điện.
2.5.2. Định hướng phát triển ngành năng lượng
Đẩy mạnh việc xây dựng các thuỷ điện nhỏ và vừa nhằm cung cấp điện
thắp sáng tại địa phương theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Đối với vùng sâu, vùng xa đầu tư xây dựng công trình cấp điện cho các bản xã
trung tâm bằng các dạng năng lượng mới như Pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ. Xây
dựng hệ thống lưới điện hạ thế ở các xã có đường điện quốc gia đi qua bằng
nguồn vốn WB và vốn khấu hao của ngành điện. Thực hiện tốt nội dung quy
hoạch phát triển điện lực của tỉnh theo từng giai đoạn phát triển, trước mắt tập
trung đưa điện đến các xã hiện chưa có điện. Phương hướng đến năm 2015, tỉnh
sẽ xây dựng mới trạm 220/110kV đặt tại thị xã Cao Bằng, đường dây 220kV
Cao Bằng - Bắc Kạn, trạm 110/35/22kV Nguyên Bình, đường dây Lạng Sơn Quảng Uyên, Quảng Uyên - thị xã Cao Bằng...

Bảng 2.6. Danh mục các dự án xây dựng nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2015 - 2020
GTSX giá CĐ
Công suất
1994 (tỷ.đồng)
Đơn
TT
Tên dự án
Huyện
20102016vị
2015
2020
2015
2020
1 NM TĐ Khuổi Ru Bảo Lạc
6,0
6,0
10,50
10,50
MW
NM TĐ Hoa
2
Nguyên Bình
5,8
5,8
10,15
10,15
Thám
MW
3 TĐ Hoàng Rằng

Hà Quảng
2,4
2,4
4,20
4,20
MW
4 TĐ Bản Ngà
Bảo Lạc
2,5
2,5
4,38
4,38
MW
5 TĐ Hồng Nam*
Hòa An
6,5
11,38
11,38
MW
6 TĐ Pác Khuổi
Hòa An
10,5
10,5
18,38
18,38
MW
7 TĐ Bản Riển
Bảo Lạc
5,0
5,0

8,75
8,75
MW
8 TĐ Khuổi Luông Phục Hòa
1,8
1,8
3,15
3,15
MW
9 TĐ Bản Chiếu
Nguyên Bình
5,0
5,0
8,75
8,75
MW
10 TĐ Bản Rạ
Trùng Khánh
15,0
15,0
26,25
26,25
MW
11 TĐ Hòa Thuận
Phục Hòa
7,0
7,0
12,25
12,25
MW

12 TĐ Tiên Thành
Phục Hòa
15,0
15,0
26,25
26,25
MW
13 TĐ Bảo Lâm
Bảo Lâm
170,0
170,0 297,50 297,50
MW
Trùng Khánh và
14 TĐ Thân Giáp
2,9
7,0
5,08
12,25
Hạ Lang
MW
TĐ Nguyên Bình15
Nguyên Bình
1,5
1,5
2,63
2,63
TĐ Tà Sa
MW
16 TĐ Kéo Hin
Trùng Khánh

2,2
2,2
3,85
3,85
MW
17 TĐ Pác Mãi
Thạch An
3,0
3,0
5,25
5,25
MW
18 TĐ Bạch Đằng*
Hòa An
4,5
4,5
7,88
7,88
MW
19 TĐ Pác Gậy
Hòa An
3,5
3,5
6,13
6,13
MW

23



20
21
22
23
24
25
26

TĐ Tiên Thành*
TĐ Pác Khuổi Là
(Bản Hua)
TĐ Nà Nàng
TĐ Nà Xa
TĐ Suối Chang
TĐ Đa Thông (Dẻ
Rào 1)
TĐ Nà Vường

Phục Hòa, Quảng
Uyên
Nguyên Bình
Bảo Lâm
Bảo Lâm
Bảo Lạc
Thông Nông
Phục Hòa

MW

7,0


MW
MW
MW
MW
MW
MW

7,0

12,25

12,25

1,2

2,10

1,2
1,2
1,3

2,10
2,10
2,28

1,8

3,15


1,5

2,63

Nguồn: Quy hoạch PTCN tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020

2.5.3. Khái quát tác động của phát triển ngành năng lượng tới môi
trường
Bên cạnh việc mang lại những lợi ích cho cộng đồng xã hội thì ngành
năng lượng còn kéo theo những tác động tiêu cực đến môi trường: Việc đầu tư
các dự án xây dựng các nhà máy thủy điện làm thu hẹp diện tích đất đai và diện
tích rừng do quy hoạch và xây dựng các hồ chứa nước, thiết kế xây dựng đường
dây dẫn điện cũng như các hạ tầng kỹ thuật phục vụ công trình; làm thay đổi hệ
sinh thái dưới nước ở khu vực có công trình thuỷ điện (Hệ sinh thái sông sẽ phải
nhường vị trí cho hệ sinh thái hồ tại khu vực hồ chứa nước); hạn chế các luồng
di cư, bán di cư của các loài cá, làm thay đổi điều kiện sinh sản. Các chất thải
nguy hại từ ngành điện nếu không có biện pháp thu gom, lưu trữ đúng tiêu
chuẩn sẽ tác động đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người.
2.6. Phát triển giao thông vận tải
2.6.1. Hiện trạng ngành giao thông tỉnh Cao Bằng
Trong những năm qua ngành giao thông vận tải đã từng bước tập trung
đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, đổi mới phương tiện
giao thông và tổ chức khai thác vận tải hợp lý nên đã đáp ứng ngày càng tất hơn
yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và bảo đảm vai trò cầu nối
trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, phát triển giao thông vận tải cũng kéo
theo những tác động tiêu cực đến môi trường nhất là trong xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông và khai thác vận tải. Vì vậy, việc phát triển giao thông vận tải
phải luôn được gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Theo thống kê năm 2006, tổng số đường toàn tỉnh là 2633,5 km, chiếm tỷ
lệ 1,21% so với tổng số đường toàn quốc trong đó có 4 quốc lộ, 17 tỉnh lộ, 137

huyện lộ cùng với 1.250 đường xã.
Bảng 2.7. So sánh chiều dài các loại đường của Cao Bằng với toàn quốc
Chiều dài (km)
Loại đường
Tỷ lệ (%)
Cao Bằng
Toàn quốc

Đường quốc gia
Đường tỉnh

353
550

16760
22969

2,08
2,39
24


Đường huyện
Đường đô thị
Đường xã
Tổng cộng

929,8
81,32
724,4

2633,5

46848
7313
131303
217880

1,98
1,11
0,55
1,21

Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng

a) Vận tải đường bộ:Vận tải hàng hóa bằng đường bộ hầu như nắm hoàn
toàn khối lượng vận chuyển trên các tuyến liên tỉnh, nội tỉnh. Nhằm đáp ứng nhu
cầu vận tải trong giai đoạn đến năm 2020, hệ thống mạng lưới đường cần được
quy hoạch cho phù hợp với điều kiện quản lý mạng đường, ngân sách dành cho
giao thông của tỉnh và khả năng đáp ứng của tuyến đường cho phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
b) Đường thủy: Do đặc điểm địa hình sông suối nhiều thác ghềnh, vận tải
thủy không phát triển, chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu của
một thiểu số nhân dân. Nếu đầu tư để khai thác vận chuyển hàng hoá thì tính khả
thi là chưa cao do vốn đầu tư lớn và phải xử lý kỹ thuật mới khai thác được. Vì
vậy, chưa đề xuất để lập dự án đầu tư.
c) Đường sắt: Sau năm 2010 sẽ nghiên cứu hình thành thêm tuyến đường
sắt Hà Quảng - Thị xã Cao Bằng - Tà Lùng đảm nhận khối lượng vận chuyển
mặt hàng xuất khẩu như: Chế biến khoáng sản, nông lâm sản, nhập khẩu hàng
hóa máy móc thiết bị...
d) Đường hàng không: Cần phải có qui hoạch cụ thể về địa điểm và nguồn

vốn đầu tư cụ thể mới có khả năng thực hiện đầu tư. Hiện nay chưa có nguồn
vốn chính thức nên chưa đề xuất lập dự án đầu tư.
2.6.2. Định hướng phát triển ngành giao thông vận tải
Giao thông vận tải cần được phát triển tốt làm tiền đề thúc đẩy phát triển
các ngành kinh tế khác, cải thiện điều kiện giao thông phục vụ tốt công tác giao
thông vận tải trong tỉnh và giao thông, trao đổi hành khách, hàng hóa với các
tỉnh lân cận và với Trung Quốc góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho giai đoạn đến 2020.
Định hướng phát triển ngành GTVT trong tỉnh giai đoạn đến năm 2020 là:
Toàn bộ mạng lưới đường trên địa bàn tỉnh cần được ưu tiên xây dựng để tạo hệ
thống cơ sở hạ tầng đi trước nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư đến Cao
Bằng, phục vụ các mục tiêu đột phá về phát triển kinh tế (khai khoáng, cửa
khẩu, du lịch), tạo nền móng đầu tiên để phát triển hạ tầng dân cư, đặc biệt cho
mục tiêu di dân, định cư dân ra vùng biên giới và cuối cùng là hoàn tất việc
hoạch định bảo vệ biên giới, đáp ứng yêu cầu quốc phòng.
- Mạng lưới đường quốc lộ:
+ Nâng cấp toàn bộ tuyến đường QL3, tuyến nan quạt đạt tiêu chuẩn đường
cấp III MN, thích ứng với mật độ xe không nhỏ hơn 3.000 xe/ngày, có chiều dài
106 km.
25


×