Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam 5 năm ( 2006-2010 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.87 KB, 11 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 161 /BC-UBND
Tam Kỳ, ngày 25 tháng 11 năm 2010
BÁO CÁO
Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam 5 năm ( 2006-2010 )
( Bản tóm tắt trình kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh khóa VII )
Căn cứ Điều 99 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Thông tư 08/2008/TT-
BTNMT ngày 18 tháng 3 năm 2010 về quy định xây dựng báo cáo môi trường
Quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo
môi trường cấp tỉnh. UBND tỉnh Quảng Nam báo cáo hiện trạng môi trường 5
năm giai đoạn 2006 – 2010 các nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
Cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn tỉnh,
xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái và tác động của môi trường tới sức khoẻ
con người, các hệ sinh thái và kinh tế xã hội, từ đó xây dựng các giải pháp hiệu quả để
thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh.
Đánh giá đúng hiện trạng môi trường, cung cấp thông tin, cơ sở thực tiễn để xem
xét tác động qua lại giữa phát triển kinh tế xã hội với môi trường, kịp thời điều chỉnh
kế hoạch; bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường trong tỉnh.
II. SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI
MÔI TRUỜNG
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 12,8%; qui mô nền kinh tế
GDP tính theo giá so sánh, năm 2010 gấp hơn 1,8 lần so với năm 2005 và gấp gần 3
lần so với năm 2000; GDP theo giá thực tế tính theo bình quân đầu người năm 2010
dự kiến 17,6 triệu đồng, tương đương khoảng 950 USD, vượt chỉ tiêu đề ra (900
USD).
Việc phát triển kinh tế của tỉnh sẽ có những tác động lớn đến môi trường,
tạo áp lực lên các hệ sinh thái, các thành phần và yếu tố môi trường, nguồn tài


nguyên thiên nhiên. Đánh giá mức độ tác động còn tùy thuộc vào phạm vi và
mức độ phát triển theo vùng, khu vực, đặc thù từng ngành... một số ngành có ảnh
hưởng nhiều đến tài nguyên và môi trường:
- Phát triển năng lượng và tác động đến môi trường
Theo quy hoạch được duyệt, toàn tỉnh có 43 dự án thuỷ điện với tổng công
suất 1.518,9MW, trong đó 33 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, 10 thuỷ điện bậc thang.
Tổng diện tích đất đã thu hồi giao, cho thuê để thực hiện các dự án thủy điện và các
công trình phụ trợ khác có liên quan là: 12.973,33 ha (trong đó đất lâm nghiệp có rừng
4.744,94 ha). Diện tích đất đã thu hồi để giao xây dựng đường, điện, khu tái định cư,
làng thanh niên lập nghiệp, khu liên hợp cửa khẩu là: 6.003,5 ha (trong đó đất lâm
nghiệp có rừng 2.779,91 ha). Việc xây dựng thuỷ điện đã có tác động lớn đến môi
trường: chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên, các hệ sinh thái bị ảnh hưởng,
xả lũ ở thượng lưu…Công tác trồng rừng bù hoàn vẫn gặp nhiều trở ngại do khó tìm
được diện tích đất trồng rừng thay thế.
- Phát triển giao thông vận tải: Đầu tư các tuyến đường giao thông đường bộ đi
ngang qua các khu rừng sẽ cắt đường di chuyển của các các đối tượng tác động vào
rừng trái phép
- Phát triển công nghiệp: Việc phát triển công nghiệp đã đem lại nhiều lợi ích về
kinh tế, giải quyết việc làm; tuy nhiên, bên cạnh đó đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đối
với quản lý môi trường: gia tăng lượng nước thải, rác thải, chất thải rắn, nhu cầu sử dụng
nước...trong khi đó đầu tư cho công tác quản lý các hạ tầng kỹ thuật để xử lý môi
trường chưa tương xứng, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập
trung mới chỉ có 20%, hệ thống quản lý môi trường tại các Khu, cụm công nghiệp
chưa hoàn chỉnh.
- Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng: Tốc độ phát triển đô thị tương đối cao, tuy nhiên
bên cạnh đó đã gia tăng lượng nước thải, rác thải từ các đô thị, đặc biệt là thành phố Tam
Kỳ , thành phố Hội An và Khu dô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc trong khi đó tại các đô
thị này chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và các đáp ứng
về môi trường khác, đã gây nhiều áp lực đối với môi trường.
- Phát triển du lịch: Những năm gần đây du lịch Quảng Nam có nhiều cơ hội phát

triển và đầu tư, lượng du khách đến Quảng Nam trong những năm qua liên tục tăng, cả du
khách trong nước và nước ngoài, tốc độ tăng trưởng khoảng 16 - 20 % năm. Năm 2006
ước tính có khoảng 357.000 lượt du khách đến Quảng Nam, năm 2007 có đến 411.000
lượt du khách. Dự định đến hết năm 2010 Quảng Nam có thể tiếp đón 627.000 lượt
người. Bên cạnh đó, thời gian lưu trú trung bình của du khách cũng gia tăng từ 2,10 ngày/
du khách năm 2006 lên 2,17 ngày/du khách vào năm 2010. Việc gia tăng các loại hình du
lịch, khách du lịch là dấu hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Quảng Nam. Tuy nhiên,
bên cạnh đó đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đối với quản lý môi trường tại địa phương
2
như là: gia tăng lượng nước thải, rác thải, nhu cầu sử dụng nước…trong khi đó đầu tư
cho cho công tác bảo vệ môi trường chưa tương xứng thiếu hệ thống xử lý nước thải tại
các khu đô thi, khu dân cư, chính sách quản lý chất thải từ hoạt động du lịch.
III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1. Nước mặt lục địa
- Nguyên nhân gây ô nhiễm:
Nguyên nhân khách quan: Biến đổi khí hậu; thiên tai và sự cố môi trường
Nguyên nhân chủ quan: Hoạt động công nghiệp; nông nghiệp; nuôi trồng
thuỷ sản; khai thác khoáng sản ở thượng lưu; hoạt động liên quan đến lâm
nghiệp; du lịch thương mại dịch vụ, ý thức chấp hành các quy định của các tổ
chức, doanh nghiệp, người dân,…trong lĩnh vực vệ sinh môi trường còn thấp.
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh mới chỉ có Khu công nghiệp Điện Nam - Điện
Ngọc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và đi vào hoạt động
(chiếm tỉ lệ 20% trên tổng số khu công nghiệp có trên địa bàn tỉnh có hệ thống
xử lý nước thải ).
- Diễn biến ô nhiễm nước mặt lục địa
Theo kết quả quan trắc môi trường liên tục của Sở Tài nguyên và Môi
trường được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh (2005-2009); so sánh với QCVN
08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cho thấy
chất lượng nước mặt lục địa tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã
bị ô nhiễm hữu cơ nhất là các khu vực nhạy cảm như: nơi tiếp nhận nước thải từ

các khu, cụm công nghiệp, vùng cửa sông,... việc ô nhiễm này diễn biến không
theo quy luật giữa các năm và phụ thuộc vào từng mùa trong năm. Hàm lượng
SS tại các điểm Giao Thuỷ (sông Thu Bồn), Bến Giằng (sông Bến Giằng) luôn ở
mức cao đó là hậu quả của việc khai thác khoáng sản (vàng gốc, vàng sa khoáng,
cát sỏi lòng sông...), thi công xây dựng thuỷ điện, thi công các đường giao
thông... Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến chi phí các công trình xử lý nước cấp
sinh hoạt tại hạ lưu.
Chất lượng nước hồ Phú Ninh đảm bảo tốt cho quá trình cấp nước sinh hoạt
nhưng phải qua xử lý.
2. Diễn biến chất lượng nước dưới đất
3
Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm qua các năm tại các vị trí quan trắc
cho thấy đã bị ô nhiễm về mặt vi sinh Coliform và Nitrat trong đó khu vực Hội
An cao hơn các nơi khác. Việc ô nhiễm này do nhiều nguyên nhân khác nhau,
nhưng chủ yếu là do các hoạt động kinh tế. Như vậy, chất lượng nước dưới đất
tại các vị trí khu vực quan trắc muốn sử dụng tốt cho các hoạt động ăn uống thì
phải xử lý bằng biện pháp đun sôi hoặc xử lý triệt để các vi sinh có trong nước.
Về lâu dài cần đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư cho các công trình cấp nước sinh hoạt
cho người dân đảm bảo chất lượng.
3. Diễn biến chất lượng nước thải tại một số Khu công nghiệp điển hình
Theo kết quả quan trắc thường xuyên của Tổng cục môi trường tại Khu
công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và Khu công nghiệp Bắc Chu Lai cho thấy
phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số ô
nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN 24:2009/BTNMT cho phép.
Các khu, cụm công nghiệp còn lại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa được
đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung
nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường xung quanh. Phần lớn các khu
công nghiệp (KCN) phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính
phức tạp về môi trường cao, do vậy các trình xử lý nước thải cần đầu tư công
nghệ đồng bộ, phù hợp với nguồn nước thải phải xử lý.

4. Thực trạng môi trường nước biển
Chất lượng môi trường nước biển Quảng Nam bị ảnh hưởng bởi các hoạt
động từ đất liền và ô nhiễm liên địa phương bởi dòng chảy biển. Chỉ tiêu dầu mỡ
khoáng trong nước biển ven bờ ở 1 số khu vực luôn vượt Quy chuẩn Việt Nam nguyên
nhân là do tính liên địa phương bởi các hoạt động có phát sinh dầu mỡ khoáng (công
nghiệp, cảng biển…)
IV. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Chất lượng môi trường không khí chưa bị ô nhiễm diện rộng. Báo động lớn
nhất trong chất lượng không khí ở Quảng Nam là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi tổng
quan trắc vượt quá mức giới hạn cho phép nhiều lần, nhất là tại các điểm nút
giao thông. Tuy nhiên, sự ô nhiễm bụi thường mang tính cục bộ và còn tùy thuộc
vào sự thay đổi thời tiết, bởi có thể làm sạch các phần tử bụi nhờ mưa hoặc hơi
nước trong không khí.
4
V. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN
1. Môi trường đất
Việc khai thác sử dụng đất vào các mục đích khác nhau của con người đã
làm đảo lộn thế cân bằng tự nhiên, làm cho thảm thực vật bị biến dạng, cơ cấu
đất và hệ sinh vật đất bị thay đổi. Cũng giống như các địa phương khác trên cả
nước, số liệu về chất lượng môi trường đất còn thiếu của các năm về trước. Qua
kết quả quan trắc môi trường mùa khô năm 2010 cho thấy chất lượng môi trường
đất tại các khu vực thu mẫu chưa bị ô nhiễm.
2. Thực trạng khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản
Tính đến ngày 01/01/2010, trên địa bàn tỉnh có 113 giấy phép thăm dò, khai
thác, chế biến khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp (nay là
Bộ Công Thương) và UBND tỉnh Quảng Nam cấp đang còn hiệu lực.
Công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị có phép: Qua các đợt kiểm tra,
thanh tra của các cơ quan nhà nước cho thấy nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng và
đầy đủ các nội dung đã phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản

cam kết bảo vệ môi trường; chất lượng nước thải ra môi trường còn có chỉ tiêu độ
đục cao hơn mức cho phép, xây dựng hệ thống xử lý nước thải không đúng quy
định…
Tình trạng môi trường tại các khu vực trái phép và các tồn tại trong công tác
quản lý
Tàn phá rừng, sử dụng hoá chất gây ô nhiễm môi trường; Đối tượng khai thác
trái phép ngày càng tinh vi và luôn cảnh giác, theo dõi lực lượng thanh tra, kiểm
tra, thêm vào đó thông tin liên lạc hiện nay khá thuận lợi nên các đối tượng khai
thác trái phép thường liên lạc, cảnh giới cho nhau nên việc kiểm tra, truy quét
gặp nhiều khó khăn, chưa hiệu quả, nhiều đối tượng trang bị dụng cụ chống đối,
đe doạ và có hành vi trả thù cán bộ thi hành công vụ do đó nếu không có lực lượng
công an, quân đội cùng phối hợp truy quét thì rất khó tiếp cận và lập hồ sơ xử lý.
VI. DIỄN BIẾN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẶC TRƯNG CỦA TỈNH
Đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh đã suy giảm nghiêm trọng trong một số
thập kỷ. Các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học: Phát triển kinh
tế (Khai thác khoảng sản, Thuỷ điện, Giao thông, Nông nghiệp); Buôn bán động
vật hoang dã trong nước và cho xuất khẩu …
5

×