Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Đánh giá tiềm năng và thực trạng sử dụng nguồn lao động của xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.92 KB, 34 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH:
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Tên chuyên đề: “ Tiềm năng và thực trạng sử dụng lao động của Xã
Thanh Sơn, Huyện Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 – 2015”

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Trang
Mã sinh viên:

584032

Lớp:

K58 – PTNTA

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016


i.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo thực tập nghề nghiệp
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện chuyên đề này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong chuyên đề đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016


Sinh viên

Nguyễn Thị Trang


ii.

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập nghề nghiệp vừa qua, để hoàn thành được đề tài tốt
nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của
các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh
tế & phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam những người đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện để
tôi có thể hoàn thành tốt môn học này.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND xã Thanh Sơn và các ban
ngành đoàn thể của xã, các hộ gia đình tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi cũng như nhóm trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ
vũ tôi hoàn thành chuyên đề trong suốt quá trình thực tập này.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, báo cáo không
thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài nghiên cứu được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên


Nguyễn Thị Trang


iii.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………ii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………...iii
DANH MỤC BẢNG …………………………………………………………...iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ/ HỘP……………………………………………………v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………….vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU…………………………………………………………….1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………...1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………..2

1.2.1

Mục tiêu nghiên cứu chung………………………………………...2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể……………………………………………………...2


1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu………………………………………………3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………3

PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.1.2

Đặc điểm về đất đai


2.1.2

Đặc điểm về kinh tế - xã hội


2.2

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

2.2.2

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

2.2.3

Phương pháp xử lí thông tin

2.2.4

Phương pháp phân tích thông tin

2.2.5

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Một số số thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Khái niệm lao dộng
3.1.2 Một số vấn đề liên quan tới lao động
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1


Kết luận………………………………………………………..

4.2

Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của xã Thanh Sơn qua 3 năm
Bảng 2.2 Cơ cấu dân số và lao động của xã Thanh Sơn qua 3 năm ……………………

Bảng 2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thanh Sơn qua 3 năm
Bảng 2.4 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Bảng 2. 5 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Bảng 3.1 Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn xã Thanh Sơn
Bảng 3.2 Cơ cấu, số lượng lao động và kết quả sản xuất xã Thanh Sơn năm 2015
v.

DANH MỤC SƠ ĐỒ/ HỘP

Hộp 3.1 Không có việc cho thời gian nông nhàn
Hộp 3.2 Lao động trẻ chủ yếu làm việc tại các công ty
Hộp 3.3 Lao động canh tác vải gặp khó khăn



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Bất kì một nghề, ngành, một nền kinh tế, một quốc gia nào muốn phát triển thì điều đầu
tiên cần phải chú trọng chính là nguồn lực con người, hay chính là nguồn lao động. Ngày
nay khi thế giới ngày một phát triển thì nguồn lao động chất lượng cao cũng được quan
tâm hàng đầu. Lao động trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế của
mỗi quốc gia nói riêng và thế giới nói chung.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó, để có thể vươn mình ra ngoài thế
giới, đưa đất nước ngày một phát triển thì nhà nước, các ban ngành, đoàn thể cũng không
ngừng có những biện pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo nguồn lao động
chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, lao động nước ta
vẫn còn rất nhiêu hạn chế, trình độ chuyên môn, qua đào tạo còn thấp chưa đáp ứng nhu
cầu thị trường đang là vấn đề cấp thiết được quan tâm ở tất cả cả các cấp, các ngành
nghề. Đặc biệt là lao động ở vùng nông thôn, tình trạng lao động chưa qua đào tạo chiếm
phần lớn, tình trạng thếu việc làm luôn là vấn đề mà các cấp, ngành đều quan tâm.
Xã Thanh Sơn là một xã nằm ở phía đông nam huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương là một
xã thuần nông thu nhập độ tăng trưởng kinh tế đạt 7%/năm thu nhập bình quân 26 triệu
đồng/ người trên năm, do địa hình xã vị trí đường quốc lộ thuộc diện vùng sâu, vùng xa
của huyện. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 660,73 ha với tổng số nhân khẩu là 8.221
khẩu, sinh sống tại hai thôn là thôn Thúy lâm và thôn Tráng Liệt với 15 xóm và khu dân
cư. Do vị trí địa lý xa trung tâm huyện nên việc tiếp thu khoa học công nghệ còn chậm,
xã là vùng cây đặc sản Vải Thiều nhưng đầu ra của sản phẩm không ổn định, giá cả bấp
bênh, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn,ngoài ra thời gian nông nhàn rất lớn, lao
động của xã chủ yếu là đi lam tại các Công ty và đi lao động nước ngoài để tăng thu nhập
cho gia đình, nên các phong trào địa phương phát triển nhưng chưa đồng đều, vấn đề
quản lý lao động xã còn nhiều bất cập.



Để khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ
hội và điều kiện thuận lợi đưa ra được các chính sách và giải phát phù hợp thì cần phải
hiểu rõ về thực trạng sử dụng lao động, đánh giá tiềm năng của nguồn lao động địa
phương. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này: “ Tiềm năng và thực trạng sử dụng lao động
tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 – 2015”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1

Mục tiêu chung

Đánh giá tiềm năng về lao động trên địa bàn xã, thực trạng sử dụng lao động của xã, từ
đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp cho phát triển, sử dụng nguồn lao động để đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong thời gian tới.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể

-

Đưa ra một số khái niệm có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

-

Đánh giá tiềm năng của lao động trên địa bàn xã bao gồm về số lượng, chất lượng,
xác định rõ những thế mạnh và yếu kém của nhân lực so với yêu cầu phát triển
kinh tế-xã hội của xã.

-


Phân tích thực trạng sử dụng lao động của xã Thanh Sơn giai đoạn 2013 – 2015

-

Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy được các tiềm năng và đưa
biện pháp sử dụng lao động một các hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của xã trong thời gian tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1

Đối tượng nghiên cứu

Các nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lao động cũng như việc sử dụng lao
động trên địa bàn xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
1.3.2

Phạm vi nghiên cứu


1.3.2.1 Phạm vi về nội dung: Đề tài tập chung nghiên cứu về tiềm năng của lao động, thực

trạng sử dụng lao động trên địa bàn xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải
Dương.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi địa bàn xã Thanh Sơn,

huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian

Thời gian thực hiện đề tài: Từ 4/5 đến 14/5/2016.

Thời gian nghiên cứu thực trạng: Số liệu được thu thập từ năm 2013 đến năm 2015.
PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Vị trí địa lý: Thanh Sơn là một xã nằm ở phía nam huyện Thanh Hà. Phía Bắc giáp
xã Thanh Khê,Thanh Thủy. Phía Nam giáp huyện Tứ Kỳ. Phía Đông giáp xã Hợp
Đức. Phía Tây giáp xã Phượng Hoàng.
Địa hình: Đất thấp chủ yếu với hai loại đất ruộng chiếm 30% tổng diện tích, còn lại
là phần đất ruộng bãi chiếm trên 70% trên tổng diện tích đất canh tác.
Đất ruộng đồng là loại đất cao hơn đất bãi khoảng 0,5 m, nằm ở khu vực dân cư, đất
bãi là loại đất trũng thấp gần các con sông, ngòi và nằm ven đê. Với địa hình đất đai
rất màu mỡ, được bồi đắp bởi con sông Thái Bình. Tạo điều kiện thuần lợi, phù hợp
với nhiều loại cây trồng, với nhiều sản phẩm phong phú bao gồm cả cây lương thực,
cây công nghiệp và cây ăn quả ( nhãn, quýt, chuối, quất…) đặc biệt là vải thiều.
2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, thủy văn và tài nguyên
a. Khí hậu, thời tiết


Hải Dương nói chung và xã Thanh Sơn nói riêng đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa với hai loại hình chủ yếu là đông nam và đông bắc được chia thành bốn
mùa rõ rệt, mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Lượng mưa trung
bình 1500 mm đến 1700 mm, nhiệt độ trung bình thuận lợi cho việc trồng cây ăn
quả, đặc biệt là vải, nhãn.
b. Thủy văn
Trên địa bàn xã có nhiều kênh, mương nước chảy và có sông Thái Bình chảy qua địa bàn
tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tưới tiêu nông nghiệp.
c. Tài nguyên
Tài nguyên của xã Thanh Sơn chủ yếu được nhắc đến đất nông nghiệp với tầng canh tác
dầy, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ pH từ 5 - 6,5; tưới tiêu chủ động,

thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, phù hợp cho phát triển trồng trọt, đặc biệt ở xã nổi tiếng
với nghề trồng vải thiều – với mệnh danh vùng đất của cây vải tổ từ nhiều năm nay
2.1.1.3 Đặc điểm đất đai
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của xã Thanh Sơn qua 3 năm (2013 -2015)

Nguồn: Ban địa chính xã


Thanh Sơn với tổng diện tích đất tự nhiên là 660.73 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm
59,09%. Nhìn tổng quát tình hình đất đai năm 2013 và 2014 không thay đổi, chỉ có chút
thay đổi từ năm 2014 sang năm 2015, đất nông nghiệp tăng 14,79 ha(103.94%) do việc
đẩy mạnh các công tác khuyến nông, triển khai các mô hình có hiệu quả: mô hình trồng
vải theo tiêu chuẩn vietgap, ngoài ra do diện tích nuôi trồng thủy sản tăng tại địa bàn làm
cho đất sản xuất nông nghiệp tăng lên; đất phi nông nghiệp tăng 6,37 ha diện tích đất
chuyên dùng và đất thổ cư tăng. Tóm lại, xã có cơ cấu sử dụng đất tương đối hợp lí.
Trong những năm tới cần khai thác có hiệu quả nguồn lực này để phục vụ cho sản xuất và
đới sống của bà con nhân dân trong xã.
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội
2.1.2.1 Dân số và lao động
Bảng 2.2 Cơ cấu dân số và lao động của xã Thanh Sơn qua 3 năm (2013 – 2015)

Nguồn: Ban Thống Kê xã
Xã Thanh Sơn có 2 thôn, chủ yếu là dân tộc kinh sinh sống. Thu nhập bình quân đầu
người 2,1 triệu đồng/người/tháng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,7 %. Qua 3 năm, tổng
số hộ tăng 59 hộ và nhân khẩu tăng 35 người, do số lao động di cư đến các khu công


nghiệp, thành phố làm việc tăng nên số nhân khẩu tăng lên gần như là trẻ em được
sinh ra.
Thông qua kết quả điều tra lao động hàng năm, lao động xã Thanh Sơn chủ yếu tập

trung ở các khu vực nông thôn chiếm 100%, lao động trong nghành nông nghiệp và
làm công nhân tại các khu công nghiệp chiếm chủ yếu, các nghành nghề như lao
động trong ngành dịch vụ, du lịch chưa phát triển, chiếm số lượng nhỏ. Dân số, lao
động ngày càng tăng, diện tích đất chủ yếu phát triển nghề trồng vải thiều là chính,
nhiều lao động thiếu việc làm, nhất là vào thời gian nông nhàn. Như vậy nhìn chung
cơ cấu lao động theo giới tính của xã tương đối ổn định qua các năm, không có sự
chênh lệch lớn giữa nam và nữ. Đây là một sự thuận lợi cho việc ổn định dân số. Tuy
nhiên hiên nay, số lao động tại xã phải đi làm xa, lên thành phố và các khu công
nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng. Do vậy, công tác quản lý lao động của xã
vẫn còn nhiều vấn đề cần địa phương phải xem xét tính toán cho nhiều năm sau.
2.1.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng
a. Giáo dục và đào tạo: Số cơ sở giáo dục trên địa bàn xã là 3 trường đã được quy hoạch
ổn định tạo đà cho sự xây dựng cơ sở vật chất và xã hội hóa giáo dục trong năm. Trong
đó, trong năm 2015 có:
Trường Trung học cơ sở: Tổng số học sinh 355 em bằng 12 lớp. Học sinh thi giỏi huyện:
có 23 em đạt giải; 03 giải đạt học sinh giỏi cấp tỉnh.Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở
105/105 em đạt 100%. Giáo viên dạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở là 06 đồng chí;
Đạt danh hiệu lao động tiên tiến là 20 đồng chí. Giáo viên dạy giỏi cấp huyện là 04 đồng
chí; Công đoàn đạt danh hiệu: Trong sạch vững mạnh. Đoàn đội vững mạnh cấp huyện.
Trường đạt danh hiệu tiên tiến năm học 2014 – 2015. Cơ quan đạt tiêu chuẩn: Cơ quan
văn hóa.
Trường tiểu học:Tổng số học sinh là 283 em, bằng 13 lớp, tỉ lệ học sinh thành chương
trình lớp học 283/283 học sinh, đạt 100% số học sinh xét lên lớp chuyển thẳng lên lớp đạt
100%; Huy động 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1.Có 176 học sinh có thành tích nổi bật và
có sự tiến bộ vượt bậc trong học tập và rèn luyện được khen thưởng.Trường có 01 giáo


viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện; 25/25 cá thầy cô tham gia Hội giảng chào
mừng ngày 20/11 và ngày 26/3 đã có 13 giờ dạy tốt đạt tỷ lệ 52%.Năm 2014 – 2015
Trường đạt danh hiệu Trường tiên tiến.

Trường Mầm non:Tổng số học sinh có 370 cháu, trong đó nhà trẻ là ba nhóm mẫu giáo
có 08 lớp. Nhà trường đã tổ chức bán trú cho các cháu ở 2 khu đảm bảo chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên kết hợp với trạm y tế xã tổ chức kiểm tra sức khỏe
cho các cháu, tạo sự yên tâm tin tưởng cho các bậc phụ huynh đối với nhà trường.Trường
có 01 Cán bộ Ban quản lý giỏi cấp huyệnTrường có 01 giáo viên đạt danh hiệu Trường
tiên tiến.Năm học 2014 – 2015 Trường đạt danh hiệu Trường tiên tiến
Công tác khuyến học: Thường xuyên duy trì và tổ chức hội nghị khuyến học hàng năm
nhằm động viên các thầy, cô các em học sinh có thành tích suất sắc và thi đỗ vào các
trường đại học trong năm. Năm 2015 có 10 thày, cô đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp,
03 em học sinh giỏi cấp tỉnh, 36 học sinh giỏi cấp huyện và 63 em thi đỗ vào các trường
đại học với tổng số tiền thưởng là: 7.500.000đ.
b. Hệ thống lưới điện
Toàn xã có 4 trạm biến áp với tổng dung lượng là 8400 KVA, trên 20 lm đường dây hạ
thế với 2333 hộ sử dụng điện. Phối hợp với ngành điện thi công công trình điện giải
phóng mặt bằng để xây dựng trạm biến áp 180 KVA tại xóm 04 thôn Thúy Lâm xã
Thanh Sơn, đến nay công trình đã và đang được thi công.
c. Y tế
Trạm Y Tế đã có nhiều cố gắng trong công tác khám chữa bệnh phục vụ nhân dân, cơ sở
vật chất phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh được tăng cường, phòng chống dịch
bệnh được chủ động trên toàn xã, năm 2015 không có dịch bệnh xảy ra, đã khám và điều
trị cho 8.936 lượt người, trong đó khám và cấp thuốc bảo hiểm y tế là 5.108 người; khám
và điều trị tại trạm là: 301 lượt người.


Triển khai tốt các đợt tiêm chủng theo quy định của phòng y tế. Số trẻ trong diện tiêm
chủng dưới 1 tuổi là 308 cháu, số trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi được uống VITAMIN
A và bai liệt là 304 cháu. Công tác tiêm phòng đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
d. Hệ thống đường giao thông
Tuyên truyền vận động các khu dân cư tích cực làm các đoạn đường liên xã, thôn, xóm,

đường nội đồng bằng nguồn vốn của nhà nước và nhân dân cùng làm với tổng chiều dài
là:4,92 km đến nay đều đã hoàn thành và được đua vào sử dụng đảm bảo chất lượng tạo
điều kiện đi lại, sản xuất nông nghiệp cho nhân dân.
Công tác phát quang bảo vệ đường giao thông: Đã phát động nhiều đợt phát quang hành
lang đường giao thông trên các tuyến đường trong xã tổng chiều dài là 11,6 km; Dọn vệ
sinh 11,6 km trên các trục đường thôn và liên xã. Kết hợp với đội liên nghành của huyện
Thanh Hà đã hướng dân cho chủ bến kinh doanh vật liệu xây dựng và bến đò ngang làm
thủ tục đăng ký để đủ điều kiện để hoạt động.
e. Hệ thống thủy lợi
Đã ngăn chặn tình trạng lấn chiếm mương, máng, sông ngòi trên địa bàn, chỉ đạo các cơ
sở huy động nhân lực khơi thông dòng chảy một số tuyến, tạo điều kiện cho việc tưới tiêu
cây rồng.
f. Văn hóa xã hội
Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện theo quyết định 17 của UBND tỉnh
về việc tiết kiệm trong việc cưới, việc tang.Thường xuyên hướng dẫn cho Ban hộ tự ở
chùa hai thôn hoạt động theo quy định của pháp luật, tổ chức lễ hội không mê tín dị đoan.
Quản lý tốt các di tích và cổ vật ở địa phương.
Về xây dựng gia đình văn hóa: năm 2015 đã có 2.151 hộ đăng ký phấn đấu xây dựng gia
đình văn hóa bằng 93% tổng số hộ trong toàn xã, cuối năm 2015 bình xét được 2.056 hộ
đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 89% trên tổng số hộ đăng ký. Thường xuyên duy trì


mọi hoạt động và đề nghị UBND công nhận giữ vững danh hiệu làng văn hóa thôn Tráng
Liệt và tiếp tục đăng ký phấn đấu xây dựng làng văn hóa thôn Thúy Lâm.
2.1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã
Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị sản xuất của xã tăng đều qua các năm. Giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp năm 2014 sang năm 2015 không có sự thay đổi, năm 2013
sang năm 2014 có sự thay đổi nhẹ năm 2013 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 35.750
triệu đồng đến năm 2014 tăng lên 13,286 % , giá trị sản xuất đạt 55.000 triệu đồng.
Các ngành nghề khác như: Thương mại dịch vụ; công nghiệp, thủ công nghiệp,xây

dựng đều có giá trị sản xuất tăng lên qua các năm.
Bảng 2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thanh Sơn qua 3 năm
(2013 – 2015)

Nguồn: Báo cáo UBND xã
2.1.3 Một số nhận xét
Xã Thanh Sơn là xã cách xa trung tâm huyện Thanh Hà, với đặc điểm địa hình, quỹ đất
hiện có, gắn với việc có sông Thái Bình chảy qua, việc phát triển kinh tế của xã cơ bản
thuận lợi. Có tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, thâm canh tăng vụ.
Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng...bộ mặt nông thôn đang chuyển biến tích


cực. Nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khỏ. Đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi duỡng
về chuyên môn, nghiệp vụ. Tình hình kinh tế xã ngày càng phát triển hơn, tỷ lệ hộ giàu
ngày một nhiều, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có tính chất tiên tiến, giao thông
nông thôn được hưởng ứng mạnh mẽ làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi. Công tác văn
hóa xã hội đã được cải thiện, ANCT – TTATXH được giữ vững.
Bên cạnh những thuận lợi xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do vị trí địa lý xa trung tâm
huyện nên việc tiếp thu khoa học công nghệ còn chậm. Xã là vùng cây đặc sản Vải Thiều
nhưng đầu ra của sản phẩm không ổn định, giá cả bấp bênh, đời sống nhân dân còn gặp
nhiều khó khăn, thanh niên chủ yếu là đi lao động tại các Công ty và đi lao động nước
ngoài để tăng thu nhập cho gia đình, nên các phong trào địa phương phát triển nhưng
chưa đồng đều. Các ngành công nghiệp, dịch vụ ở xã còn kém phát triển chưa đáp ứng
được nhu cầu của người dân về việc làm, cũng như trong đời sống.Ngoài ra, chất lượng
nguồn lao động của xã còn thấp, số lao động thiếuviệc làm còn cao.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Khái niệm: Đây là phương pháp khoa học có tính chất quyết định với quá trình
nghiên cứu, kết quả và hiệu quả nghiên cứu.Việc chọn điểm nghiên cứu phù hợp sẽ tạo
điều kiện thuậnlợi trong quá trình nghiên cứu, thể hiện rõ được tính khoa học của đề tài

nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho việc thống kê, tìm hiểu các hiện tượng trong vấn
đề nghiên cứu một cách chính xác và tổng quát nhất.
Xã Thanh Sơn là một xa nằm ở phía đông nam huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương là
một xã thuần nông, có tổng diện tích đất tự nhiên là 660,73 ha với tổng số nhân khẩu là
8.221 khẩu, sinh sống tại hai thôn là thôn Thúy lâm và thôn Tráng Liệt với 15 xóm và
khu dân cư. Do vị trí địa lý xa trung tâm huyện nên việc tiếp thu khoa học công nghệ còn


chậm, xã là vùng cây đặc sản Vải Thiều nhưng đầu ra của sản phẩm không ổn định, giá
cả bấp bênh, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, ngoài ra thời gian nông nhàn rất
lớn, lao động của xã chủ yếu là đi làm tại các Công ty và đi lao động nước ngoài để tăng
thu nhập cho gia đình, nên các phong trào địa phương phát triển nhưng chưa đồng đều,
vấn đề quản lý lao động xã còn nhiều bất cập. Nên tôi chọn địa bàn này là điểm nghiên
cứu chuyên đề.
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố trên các
sách, báo, tạp chí, các báo cáo của các cơ quan đã được công bố… thông tin này được thu
thập bằng cách đọc, phân tích, tóm tắt nội dung.
Bảng 2.4 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu cần thu thập

Nguồn thu thập

Phương pháp thu thập

Thông tin về đặc điểm địa bàn Phòng thống kê và UBND Thu thập số liệu đã được
nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, xã Thanh Sơn, huyện Thanh công bố, số liệu thống kê
điều kiện kinh tế - xã hội.


Hà, tỉnh Hải Dương

các năm 2013 – 2015 của


Thanh

Sơn,

huyện

Thanh Hà, tỉnh Hải Dương:
báo cáo về tình hình kinh tế
- xã hội của UBND xã
Thanh Sơn, huyện Thanh
Hà, tỉnh Hải Dương 3 năm
2013, 2014, 2015
Thông tin về số lượng, tình hình Ban lao động và thương binh Thu thập từ báo cáo dân số,


chung của lao động xã Thanh

xã hội xã

Sơn.

lao động, việc làm của
UBND xã

Thanh Sơn,


huyện Thanh Hà, tỉnh Hải
Dương 3 năm 2013, 2014,
2015.
Chính sách của Nhà nước, địa - UBND xã

- Thu thập từ báo cáo

phương, các chương trình hỗ trợ

UBND xã

- Báo, tạp chí, internet

lao động

- Tìm đọc thông tin
- Tổng cục thống kê

2.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp được sử dụng thông qua quan sát, phỏng
vấn trực tiếp từ địa bàn nghiên cứu.
-

Tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 5 hộ nông dân đã được lựa chọn theo bảng
câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.

-

Trực tiếp phỏng vấn các hộ dân về số lượng, trình độ, thu nhập, ngành nghề của

mỗi lao động trong gia đình.

-

Phỏng vấn 1 cán bộ xã để tìm hiểu về tình hình thực hiện, những khó khăn và yếu
tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động của địa phương.

2.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Các số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý bằng bảng tính Excel
2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1 Phương pháp định lượng
- Phương pháp định lượng được sử dụng trong phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu
thu được từ địa bàn. Nhằm đưa ra các kết luận về nghiên cứu địa bàn thông qua việc sử
dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu để mô phỏng và đưa ra các kết
luận chính xác. Gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh, thống kê kinh tế.


- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp và phân tích
số liệu giúp nhận biết đánh giá, rút ra được bản chất của hiện tượng kinh tế xã hội.
- Phương pháp thống so sánh là là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở. Bao gồm cả số tương đối và số tuyệt
đối để đánh giá sự vật hiện tượng theo không gian và thời gian qua các thời kì, các địa
bàn; so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành
mục tiêu đề ra…
Trong bài nghiên cứu các phương pháp này được sử dụng để:
STT Phương pháp
Nội dung
1
Thống kê mô Các chỉ tiêu, thông tin, số liệu thống kê về đất đai, dân số và
tả


lao động… được thu thập, phân tích và làm rõ đặc điểm địa
bàn nghiên cứu và một số nội dung về thực trạng sử dụng lao

2

động trên địa bàn
Thống kê so Sau khi tổng hợp các số liệu sơ cấp và thứ cấp dùng phương
sánh

pháp thống kê so sánh để so sánh việc sử dụng cũng như việc
nâng cao năng lực chuyên môn của lao động trên địa bàn qua

các năm trong giai đoạn 2013 – 2015
2.2.4.2 Phương Pháp định tính
- PRA là quá trình cùng chia sẻ, phân tích thông tin và hành động giữa các bên tham
gia. Trong đó, người dân đóng vai trò chủ đạo để xác định những khó khăn của cộng
đồng, thảo luận các giải pháp và lập kế hoạch hành động để giải quyết các khó khăn đó.
Các công cụ PRA gồm:Họp nhóm, phỏng vấn KIP, Mapping, phỏng vấn bán cấu trúc,
lược sử thôn bản, Sơ đồ lát cắt,...
Ở đề tài này, tôi sử dụng công cụ phỏng vấn KIP: Nhằm thu thập các thông tin liên quan
đến vấn đề đặc điểm, tình hình sử dụng của lao động, phỏng vấn các hộ nông dân, cán bộ
đại phương.
Bảng 2. 5 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đối tượng khảo sát
Phỏng vấn hộ

Nội dung khảo sát
Phương pháp khảo sát
Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, hỏi Phỏng vấn bằng bảng hỏi đã

về tình hình lao động, việc chuẩn bị trước.
làm của hộ.


Cán bộ xã: Cán bộ ban LĐ & - Một số nhận định của họ về Phỏng vấn KIP
TBXH.
lao động của địa phương trong
phát triển kinh tế xã hội,
những khó khăn và mong
muốn của họ nâng cao trình
độ và việc sử dụng lao động
- Phân tích ma trận SWOT: Để phân tích, đánh giá tiềm năng của lao động: điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức cho việc phát triển nguồn lao động của địa phương sau khi
đã thu thập số liệu, thông tin về lao động, kinh tế - xã hội tại địa phương.Sau đó, kết hợp
lại để tìm ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với địa phương.
2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
- Hệ thống nhóm các chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu lao động:
+ Tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi
+ Tỷ lệ lao động phân theo giới tính
+ Tỷ lệ lao động phân theo trình độ học vấn
+ Tỷ lệ lao động phân theo các nhóm ngành nghề
- Hệ thống chỉ tiêu thể hiện sự biến động dân số, số lao động:
+ Tỷ lệ gia tăng lao động, dân số mỗi năm
+ Tỷ lệ gia tăng DS, LĐ bình quân theo giai đoạn
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Một số số thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Khái niệm lao dộng
- Lao động:là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các
giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố
quyết định sự phát triển của đất nước.

Trong quá trình sản xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động
nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Vì vậy, phải thực sự giải phóng
sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người
lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người. Vai trò của


người lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói
riêng là rất quan trọng.
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo
hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao
động – Bộ Luật lao động. Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động ( theo quy định của nhà nước: nam có tuổi từ 15-60; nữ tuổi từ 1555).
- Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn
trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến
55 tuổi) có khả năng lao động.
Do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản
xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những
người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp
với mình.Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất
dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.
3.1.2 Một số vấn đề liên quan tới lao động
- Khái niệm về việc làm:
Theo điều 9 chương 2 Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2012 đã ban hành: "Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp
luật cấm. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải
quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm
".
+ Việc làm đầy đủ: theo định nghĩa việc làm đầy đủ trong cuốn sử dụng lao động và
giải quyết việc làm ở Việt Nam (trang 23- Nhà xuất bản sự thật): việc làm đầy đủ là sự
thoả mãn nhu cầu việc làm của bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc



dân. Hay nói cách khác việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động,
muốn làm việc thì đều có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn.
+ Thiếu việc làm: được hiểu là không tạo được điều kiện cho người lao động sử dụng
hết thời gian lao động của mình.
-

Khái niệm tạo việc làm: là phát huy sử dụng tiềm năng sẳn có của từng đơn vị, từng
địa phương và của từng người lao động nhằm tạo ra những công việc hợp lý ổn định
và đầy đủ xong việc làm đó phải đem lại thu nhập đảm bảo thoả mãn nhu cầu đời
sống hàng ngày cho người lao động.

-

Khái niệm sử dụng nguồn lao động: là hình thức phân công người lao động vào công
việc mỗi công việc có đặc tính khác nhau về chuyên môn, hình thái. Sử dụng có hiệu
quả nguồn lao động thực chất là việc phân bố nguồn lao động một cách hợp lý sao
cho việc sử dụng lao động này đạt được mục đích là tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.

3.2 Thực trạng lao động xã Thanh Sơn
3.2.1 Dân số và cơ cấu dân số
Tại thời điểm điều tra 31/12/2015, tổng số nhân khẩu toàn xã Thanh Sơn là 8.211 người,
chiếm 5,4% dân huyện Thanh Hà. Trong đó nam chiếm 51,3%, nữ chiếm 48,7%. Qua 3
năm theo báo cáo điều tra dân số (2013 – 2015), dân số Thanh Sơn tăng thêm 35 người,
bình quân mỗi năm tăng 0,14%. Tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm xuống: năm 2013
đến 2014 tăng 4,2%, năm 2014 đến năm 2015 số dân giảm xuống 309 người(giảm 3,6%).
Tính đến thời điểm cuối năm 2015, số người trong độ tuổi lao động của xã Thanh Sơn là
4.315 người. Số người trong độ tuổi lao động của Thanh Sơn bình quân hàng năm trong
giai đoạn 2013-2015 tăng 0,67%.

Theo giới tính: Năm 2015, trên địa bàn toàn xã, lực lượng lao động nữ là 2109
người(chiếm 48,9%), lao động nam là 2206 người(chiếm 51,1%).


Nhìn chung, tỷ lệ lực lượng lao động ở nhóm tuổi trẻ (15-24 và 25-34) có xu hướng giảm
và tỷ lệ lực lượng lao động ở các nhóm tuổi cao (45-54 và 55 tuổi trở lên) có xu hướng
tăng. Tuy nhiên, cũng như các xã chủ yếu phát triển nông nghiệp, lực lượng lao động của
Thanh Sơn thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân
số lên tới 52,56%.
Bảng 3.1 Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn xã Thanh Sơn
( 2013-2015 )

Đơn vị: người
Tốc độ tăng trung bình (%/năm)
2013-2014 2014-

STT
1

2

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Tổng dân số


8176

8520

8211

- Nam

4259

4382

- Nữ

3917

4138

2013 -

2015

2015

4,21

-3,63

0,14


4212

2,89

-3,88

-0,37

3999

5,64

-3,36

0,69

Dân số trong
độ tuổi lao
động

0,67
4230

4280

4315

51,74


50,23

52,55

1,18

0,82

Tỷ lệ so với
dân số (%)

-

-

-

-

Nam

2179

2208

2206

1,33

-0,09


0,41

-

Nữ

2051

2072

2109

1,02

1,79

0,93

Nguồn: Ban Thống kê xã
Xã có người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong tổng dân số, là nguồn lao đông
dồi dao cho phát triển nông nghiệp - thế mạnh của địa phương, ngành luôn cần nhiều lao
động, nhưng bên cạnh đó xã cần phải có các chính sách, giải pháp phù hợp cho việc quy
hoạch, tạo việc làm phụ cho lao động. Trong số lao đông trong độ tuổi mặc dù tỉ lệ lao
động nữ có tăng qua 3 năm nhưng vẫn thấp hơn so với lao động nam. Trong khi lao động


nông nghiệp của chủ yếu là nữ, cũng như nhu cầu các công ty may,… tuyển lao động nữ
nhiều hơn, dẫn đến lao động nam thiếu việc làm, thường phải đi làm ở xa địa bàn, các
công việc nặng nhọc: trong các công trường, lái xe cho các công ty trên thành phố,…

Theo trình độ học vấn: Trường THCS và Tiểu học những năm gần đây liêu tục tăng
số lượng các học sinh giỏi cũng như các giáo viên dạy giỏi. Chất lượng chăm sóc, nuôi
dạy trẻ, kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS được củng cố và nâng cao
được nâng cao. Xã đã có các quỹ khuyến học cho các học sinh giỏi, nghèo, đồng thời
tăng cường các buổi giáo dục tư vấn cho các học sinh vào các trường THPT, học chuyên
nghiệp.Tuy nhiên lao động trong độ tuổi có trình độ còn thấp chủ yếu là trình độ tiểu học,
THCS là phần lớn, sau đó là THPT, còn trình độ CĐ –ĐH, Trung cấp nghề còn rất thấp.
Theo trình độ chuyên môn : Lao động qua đào tạo ( ngắn hạn, dài hạn, được cấp bằng,
chứng chỉ và không được cấp bằng, chứng chỉ) những năm gần đây đang có chuyển biến
tích cực, nhưng chiếm tỉ lệ không đáng kể. Phần lớn lao động này đi làm tại các cơ quan
nhà nước, làm tại doanh nghiệp, các cơ sở …tại các huyện, thị trấn, thành phố. Lao động
chưa qua đào tạo chiếm phần lớn chủ yếu làm trong các ngành nông nghiệp, trở thành lực
lượng lao động phổ thông làm thuê tại các công ty,…
3.2.2 Thực trạng sử dụng lao động trên địa bàn
Nhưng năm gần đây xã không ngừng đổi mới, và chiển khai các mô hình canh tác nhằm
nâng cao đời sống, thu nhập người dân, đồng thời tăng thời gian làm việc của lao động tại
địa phương. Cộng thêm thị trường lao động tại các KCN, các cơ sở sản xuất tại các
huyện, thị trấn của Hải Dương đã phát triển khá tốt, đã cung cấp công ăn việc làm cho
nhiều lao động, đặc biệt là lao động trẻ. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực
nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và đang ở
mức cao so với nhiều tỉnh trong cả nước. Thu nhập bình quân của một lao động có việc
làm, đặc biệt là lao động làm công ăn lương tiếp tục được cải thiện. Nhờ đó mà lao động
có việc làm thường xuyên tại xã có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Nhưng tỉ lệ này còn
chưa cao, do các hộ dân tại xã chủ yếu trồng vải thiều, diện tích mỗi hộ nhỏ lẻ dẫn, trong


khi lao động gia đình lại khá đông, bên cạnh đó lao động lại mang tính thời vụ, dẫn đến
thời gian lao động trên năm chỉ đạt khoảng 50 – 70%.
Hộp 3.1 Không có việc cho thời gian nông nhàn
Ở đây dân chỉ trồng vải, một số nhà trồng xen thêm nhưng cũng chỉ bận vào tháng 3

đi phun thuốc và khoảng giữa tháng 6 thu vải. Bây giờ không phải vào mùa thu hoạch nên chỉ
ở nhà, thỉnh thoảng lại lên vườn vải nhổ ít cỏ ở chỗ mấy luống rau trồng ở đấy thôi. Cũng
không có việc gì, nhà thì không nuôi lợn, gà nhiều chỉ nuôi vài con cung cấp thức ăn hàng
ngày thôi.
(Nguồn: Phỏng vấn bà Bùi Thị Tho, 52 tuổi, thôn Tráng Liệt, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà,
Tỉnh Hải Dương vào lúc 15h30' ngày 7 tháng 5 năm 2016 tại nhà)
- Việc làm thêm cho lao động tại xã chưa có dẫn đến việc đi ra thành phố hoặc di chuyển
đến các huyện thị, các thành phố làm thuê ngày càng tăng, chủ yếu là lao động trẻ, độ
tuổi từ 18 – 35 chiếm tỉ lệ cao nhất.
Hộp 3.2 Lao động trẻ chủ yếu làm việc tại các công ty
Ở xã hầu hết thanh niên đều đi làm ở công ty hết rồi, lương mỗi tháng trung bình cũng được
4 – 5 triệu, nếu tăng ca làm đêm có tháng cũng được 7 triệu, con tôi một đứa 29 tuổi đi lái xe
cho công ty, đứa nhỏ hơn 20 tuổi đi làm ở công ty may. Chứ ở đây chỉ trồng vải mà mấy
năm nay thời tiết xấu nên thu về không được bao nhiêu, không bằng đi làm thuê.
(Nguồn: Ông Vũ Đình Nguần, 57 tuổi, thôn Tráng Liệt, xã Thanh Sơn, huyện Thanh
Hà,Tỉnh Hải Dương vào lúc 8h15' ngày 7 tháng 5 năm 2016 tại nhà)
- Lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhưng lại có thu nhập
thấp hơn lao động tại các công ty, các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thương mại,
dịch vụ.
Bảng 3.2 Cơ cấu, số lượng lao động và kết quả sản xuất xã Thanh Sơn năm 2015
STT
1

Chỉ tiêu
Tổng giá trị SX
Nông nghiệp
Phi Nông nghiệp

ĐVT
Tỷ đồng

Tỷ đồng
Tỷ đồng

Năm 2015
Số lượng/ giá
Cơ cấu
trị
(%)
180
100
55
30,56
125
69,44


×