Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN BỘ MÔN NGỮ VĂN THPT NĂM HỌC 2013 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.03 KB, 3 trang )

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
BỘ MÔN NGỮ VĂN THPT NĂM HỌC 2013 – 2014
Để thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ
bộ môn Ngữ văn các trường THPT tập trung vào các nội dung:
1. Xây dựng kế hoạch chuyên môn, điều chỉnh nội dung dạy học, phân phối chương
trình môn học (tố nhóm chuyên môn đề xuất, BGH phê duyệt, thống nhất thực hiện trong
toàn trường đối với chương trình cơ bản) bảo đảm mục tiêu giáo dục theo quy định, có đủ
thời lượng dành cho dạy học, ôn tập, luyện tập và kiểm tra định kì, bảo đảm thực hiện đủ
nội dung thực hành trong các giờ Tiếng Việt, Tập làm văn, phù hợp với điều kiện thực tế
của nhà trường và địa phương dựa trên các căn cứ:
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT;
- Khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), kết thúc
học kì II ngày 25/5/2014, kết thúc năm học ngày 31/5/2014);
- Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo tinh thần công văn 5842/BGD&ĐT
ngày 1/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
100% giáo viên lên lớp có giáo án mới hoặc giáo án có bổ sung theo hướng đổi
mới. Cập nhật các thông tin trong hồ sơ sổ sách quản lí chuyên môn theo quy định (bao
gồm Sổ sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, Sổ quản lí đồ dùng dạy học, Sổ gọi tên ghi
điểm, Sổ ghi đầu bài, Sổ điểm cá nhân, Sổ báo giảng, Sổ dự giờ, Giáo án, Sổ lưu đề
kiểm tra).
2. Tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm tạo ra sự chuyển biến mới
về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Nghiêm chỉnh
thực hiện Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 về Quy chế đánh giá, xếp
loại học sinh THPT. Biên soạn ma trận và đề kiểm tra theo hướng đảm bảo mức độ nhận
biết, tăng cường mức độ thông hiểu và vận dụng, hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau
và biết tự đánh giá năng lực của mình. Với các bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm, thi tốt
nghiệp THPT dành tối thiểu 50% thời gian làm bài cho các nội dung thông hiểu, vận
dụng. Khuyến khích việc đặt câu hỏi mở đòi hỏi học sinh chủ động, sáng tạo trong việc
vận dụng kiến thức, kĩ năng để trình bày chính kiến của bản thân, tăng cường ra câu hỏi
kiểm tra cho thư viện câu hỏi kiểm tra, đánh giá của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải
có phần nhận xét, động viên sự cố gắng nỗ lực của học sinh. Bảo đảm tiến độ và đầu


điểm kiểm tra tối thiểu của bộ môn theo quy định; thực hiện nghiêm túc quy chế về ghi
điểm, sửa điểm trong sổ Gọi tên ghi điểm và Học bạ.
Khuyến khích các cụm trường tổ chức thi Ôlimpic học sinh giỏi THPT. Từ kết
quả của các kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, các kì thi học kì, thi tốt nghiệp lớp 12,
điều chỉnh việc dạy học, điều chỉnh việc tổ chức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn tại các nhà trường.
Tích cực, chủ động trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia kì
thi học sinh giỏi Thành phố và Quốc gia. Cần hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng tự học,
tự nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập nghiên cứu, vận


2
dụng sáng tạo kiến thức về tác giả, tác phẩm, lịch sử văn học, lý luận văn học đã học
vào giải quyết các vẫn đề của môn học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm
vững bản chất.
Thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế các hoạt động kiểm tra, thi tốt nghiệp THPT
ở tất cả các khâu coi thi, chấm thi,... bảo đảm khách quan, trung thực, công bằng, đánh
giá đúng năng lực thực chất của học sinh trung học.
3. Tiếp tục đổi mới dạy học, tổ chức tốt các hoạt động tương tác giữa giáo viên và
học sinh, giữa học sinh và học sinh, sử dụng hợp lý sách giáo khoa, các tài liệu, các
phương tiện dạy học khi giảng bài trên lớp. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng
tinh giảm, đáp ứng mục tiêu giáo dục, phù hợp với yêu cầu.
Tăng cường các hoạt động chuyên đề (ở các trường các các cụm trường), hội
giảng của tổ nhóm bộ môn tập trung vào các vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới kiểm tra đánh giá, chú ý phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm mục
đích thiết thực, hiệu quả; hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu,
bồi dưỡng năng lực tư duy môn học, phát huy tiềm năng cá nhân, vận dụng sáng tạo
kiến thức và kĩ năng đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản
chất; chú trọng việc hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm hợp lí.
Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, chất lượng dạy đại trà làm cơ sở cho việc

nâng cao chất lượng mũi nhọn. Vận dụng có hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực nhằm phát triển năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản, hình thành và phát
triển tư duy theo đặc trưng môn học cho học sinh. Tiếp tục thực hiện “Tích hợp giáo dục
tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn”, giáo dục giá trị sống, giáo dục
kỹ năng sống trong quá trình dạy học bộ môn trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức kĩ
năng môn học.
Sử dụng di sản trong dạy học theo hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL
ngày 16/1/2013 của lien bộ GD&ĐT, Bộ VHTT&DL.
4. Giữ vững nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn lấy
trọng tâm là thảo luận, thống nhất nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy các
bào học phù hợp với mục tiêu chương trình môn học. Trong đó, cần làm cho việc rút
kinh nghiệm các giờ dạy theo chuyên đề có tác dụng bồi dưỡng giáo viên, giúp đỡ đồng
nghiệp nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, thống nhất các yêu cầu về giờ dạy,
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
Phát huy vai trò của Tổ trưởng chuyên môn trong trong việc tổ chức hoạt động
chuyên môn của tổ, thống nhất các yêu cầu về dạy học bộ môn. Trong sinh hoạt chuyên
môn, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn tăng cường theo hướng trao
đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó
khăn vướng mắc gặp phải khi giảng dạy, tránh sa đà vào các việc hành chính sự vụ...
Cần có kế hoạch phân công thực hiện chuyên đề từ đầu năm học cho từng người trong
tổ, có chuẩn bị, thảo luận góp ý, có dự giờ, rút kinh nghiệm để hoạt động này có ý nghĩa
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bộ môn tại trường.

22


3
Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đúc rút sáng kiến
kinh nghiệm dạy học bộ môn.
Phối hợp triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Ngữ văn

THPT thông qua các hoạt động tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, thanh tra giáo viên.
5. Hưởng ứng cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 42, ngoại khóa theo chủ
điểm trong năm và các cuộc vận động, các hoạt động của ngành và địa phương.
Trên đây là một số hướng dẫn chính yếu, các ông (bà) tổ trưởng chuyên môn căn
cứ vào các văn bản quy định, các hướng dẫn của Bộ, Sở để xây dựng kế hoạch hoạt
động chuyên môn bộ môn của trường mình. Thông tin về hoạt động chuyên môn bộ
môn Ngữ văn của các trường THPT xin gửi về địa chỉ
--------------------------------------------------

33



×