Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.54 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Mã môn học: ………
Số tín chỉ: 03
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19-1-2012


Điều kiện tiên quyết: Người học phải học xong môn Quản trị chiến lược và quản trị nhân
sự

Mục tiêu của môn học: Trang bị cho người học kiến thức về tổng quan về văn hóa và kinh
doanh, vai trò, chức năng của văn hóa trong kinh doanh và kinh doanh quốc tế; người học sẽ
hiểu được các tác động của văn hóa dân tộc đối với văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh;
người học sẽ nắm được cấu trúc các lớp của văn hóa doanh nghiệp, các giai đoạn hình thành, biết
được các chiều kích ( dimensions) đánh giá , quy trình quản trị ( process) và các công cụ ( tools)
quản trị văn hóa doanh nghiệp .

Tài liệu học tập:
Tài liệu chính: Dương thị Liễu: 2006: Bài giảng văn hóa kinh doanh, NXB Đại học kinh tế
quốc dân Hà Nội

Tài liệu tham khảo:

Tiếng Anh.
1. Geert Hofstede: Cultures and organizations- software of the mind 2005 Mc Graw Hill


book ISBN 0-07-143959-5
2. Edgar h. Schein: organizational culture and leadership- Jossey- Bass Publishers- San
Francisco 1997
.

3. Eric G. Flamholtz and Yvonne Randle:

Corporate culture – The ultimate strategic

asset, Standfort business books Standfort California.

Tiếng Việt.
1. Phan Đình Quyền, Nguyễn Văn Dung, Lê Việt Hưng: 2010: Văn hóa tổ chức và lãnh đạo,
NXB Giao Thông vận Tãi , Tp.HCM.
2. Jim Collins 2008: Xây dựng để trường tồn, NXB Trẻ Tp.HCM.
3. Fons Trompenaars: Chinh phục các làn sóng văn hóa. NXB Tri thức 2006.
4. Phan Đình Quyền: Những loại hình cơ bản của văn hóa doanh nghiệp: Tạp chí văn hóa doanh
nhân Việt Nam số 4 và 5 năm 2008.
5. Phan Đình Quyền: Văn hóa doanh nghiệp: động lực cạnh tranh bền vững: Tạp chí văn hóa
doanh nhân Việt Nam số xuân Mậu Tý 2008
6. Phan Đình Quyền: Những ảnh hưởng của lịch sử, giáo dục và kinh tế xã hội đối với văn hóa
doanh nghiệp VN truyền thống. Tạp chí VHDN VN số 2-2009


7.Phan Đình Quyền: Nhận dạng một vài đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp VN hiện nay: Tạp
chí VHDN VN tháng 3-2009.
8.Hệ lụy của tính cộng đồng và tính tự trị làng xã trong văn hóa kinh doanh của Nhật và Việt
Nam: tạp chí VHDN VN số 1-2011.
8. Nguyễn Quang Vinh- Trần Hữu Quang: 2010: Doanh nhân và văn hóa kinh doanh. Nhà xuất
bản Tổng Hợp TP.HCM.

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY.
Giảng
lý thuyết

Bài tập

5

0

2. Ảnh hưởng của văn hóa
dân tộc đối với VHKD
và VHDN theo Hofstete
và Trompeenar

15

0

5

20

3. Cấu túc của văn hóa
doanh nghiệp.

5

0


0

5

Tên chương
1.

Tổng quan về văn hóa
và văn hóa kinh doanh

Thảo luận,
phân tích tình huống

Tổng
số tiết
5

5

0

5

10

5

0

5


10

4. Các chiều kích, quy trình
và công cụ quản trị văn
hóa doanh nghiệp.
5. Cơ chế hình thành và
thay đổi văn hóa doanh
nghiệp
Tổng

50

(Ghi chú: 1 tiết = 45 phút)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

STT
1
2

Hình thức đánh giá
Bài tập thuyết trình
Thi tự luận

Tỷ lệ
30%
70%



NỘI DUNG MÔN HỌC
CHƯƠNG 1

5 tiết

TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA
VÀ KINH DOANH

I
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG.
Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa; văn minh; văn hiến; kinh doanh; các đặc trưng
và chức năng của văn hóa nói chung và vai trò chức năng của văn hóa trong kinh doanh
quốc tế .

II. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

1
2
3
4
5

Sự cần thiết và vai trò của văn hóa doanh nghiệp.
Các khái niệm cơ bản về văn hóa và kinh doanh.
Các đặc trưng và chức năng của văn hóa kinh doanh.
Phân biệt văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.
Vai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế .

CHƯƠNG 2 (15 tiết)
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC ĐỐI VỚI

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO GEERT HOFSTEDE và FONS
TROMPEENAR

I.

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG.

Lý do chương này cần tới 15 tiết vì nội dung bao gồm 12 dimensions


Khi giảng 12 dimensions này người giảng sẽ liên hệ tới văn hóa kinh doanh và văn
hóa doanh nghiệp của Việt Nam

Cung cấp các kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc của các quốc gia trên thế giới liên quan
đến các vấn đề lớn như:
1. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: các quan niệm cơ bản: văn hóa trọng động
(dynamic focus) và văn hóa trọng tĩnh (static focus) và những biểu hiện của nó trong
quản trị và kinh doanh: xu hướng thích thay đổi và xu hướng thích sự ổn định
2. Quan niệm của các nền văn hóa khác nhau về vấn đề thời gian.
3. Quan niệm của các nền văn hóa khác nhau về mối quan hệ giữa người với người thể hiện ở
các chiều kích (dimensions) cơ bản như: khoảng cách quyền lực (power distance); chủ
nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể ; trọng deal và trọng quan hệ (relationship
orientation); sự riêng tư trong các mối quan hệ (privacy in relationship: diffuse anf
specific); trọng các giá trị chung (universalistic) và trọng giá trị riêng ( particularistic)…

II. TÓM TẮT NỘI DUNG
1Quan hệ giữa con người- tự nhiên: (how we ralate to nature: controlling or let it take its
course):
Hai quan niệm cơ bản:
Kiểm soát thiên nhiên (control nature) bắt thiên nhiên phục vụ ý chí con người và tự

quyết định số phận (self-determination) của mình và thái độ (can- do attitude )
Quan điểm ngược lại: Quan niệm “mưu sự tại nhân thành sự tại thiên” và chủ nghĩa
số mệnh (fatalism)
Hệ quả của các quan niệm này trong tâm lý kinh doanh…

Đặc điểm trọng tĩnh ( static focus) trong văn hĩa Việt Nam v hệ quả của nĩ trong kinh
doanh của cc doanh nghiệp:
Thái độ đối với sự thay đổi (change) : Xu hướng thích thay đổi của phương Tây đối lập
với xu hướng thích sự ổn định và các hệ lụy của nó trong kinh doanh.
Xu hướng thích sự ổn định và chậm thay đổi xuất phát từ văn hóa trọng tĩnh của các doanh
nghiệp Việt Nam và hệ lụy của nó.


2Quan niệm của con người về thời gian: (how we manage time): thời gian là đường thẳng;
thời gian là vòng tròn (lieaner vs cyclic time); thời gian đơn và thời gian phức
(nonochronic vs polychronic) và những hệ quả của các quan niệm đó trong kinh doanh
và quản trị….
Định hướng quá khứ và truyền thống vs định hướng tương lai; vấn đề lịch trình,
(schedules) kế hoạch, thời hạn chót (deadline) trong hoạch định, thực thi chiến
lược..
Quan niệm về thời gian của các doanh nghiệp Việt Nam và hệ quả của các quan niệm
ấy đối với hoạt động quản trị kinh doanh.

3Khoảng cách quyền lực: (power distance) các chỉ số về khoảng cách quyền lực ( PDI)
của các nền văn hóa và hệ quả của nó trong kinh doanh…
Những biểu hiện của chỉ số khoảng cách quyền lực cao và thấp ở các nền văn hóa trên
thế giới và hệ lụy của nó
Khoảng cách quyền lực ở nền văn hóa Việt Nam và những biểu hiện cùng các hệ lụy của
nó trong quản trị kinh doanh.
Ví dụ:

-Chủ nghĩa gia trưởng trong quản lý.
-Quan niệm “sếp bao giờ cũng đúng” ở Việt Nam cùng những hệ quả của nó.
-Tính nghi thức và nạn quan liêu.
-Đặc quyền đặc lợi.

CHƯƠNG 2 (tt)

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC ĐỐI VỚI
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO
GEERT HOFSTEDE và FONS TROMPEENAR

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG.


Cung cấp các kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc của các quốc gia trên thế giới liên quan
đến các vấn đề lớn như:
Quan niệm của các nền văn hóa khác nhau về mối quan hệ giữa người với người thể hiện ở
các chiều kích (dimensions) cơ bản như: Chủ nghĩa cá nhân vs chủ nghĩa tập thể
(individualism vs collectivism) Trọng giá trị chung- Trọng giá trị riêng (universalism vs
particularism); tách bạch- nhập nhằng (specific vs diffuse); biểu lộ cảm xúc công khai kìm nén cảm xúc (affective vs neutral); giao tiếp ngữ cảnh cao - giao tiếp ngữ cảnh thấp
(high context vs low context communication); quyền thế tự tạo- quyền thế ban tặng
(achievement vs ascription)
Từ những chiều kích cơ bản nói trên để xem xét các nền văn hóa trên thế giới, bài giảng sẽ
lần lượt liên hệ tới văn hóa Việt Nam ở mỗi chiều kích như tính cộng đồng
(communitaranism and village autonomy) và tính tự trị làng xã của người Việt;
-Truyền thống trọng tình (heart focused) Trọng văn ( femininity focus) Trọng danh (name
focuse) Khiêm tốn ( modest) vs Trọng lý (head focused) , -Trọng võ (masculinity)
Trọng cạnh tranh (competiton focus), Trọng sự khẳng định (assertation orientation) của
phương Tây.
-Trọng quan hệ (relationship focus ) vs trọng thương vụ và kết quả (deal focus) của các nền

văn hóa Phương Tây
- Trọng đức (virtue focus) vs Trọng tài (talent focus) của Phương Tây
Hệ lụy của các diemensions nói trên trong quản trị kinh doanh ở VN

II. TÓM TẮT NỘI DUNG
4. Chủ nghĩa cá nhân- chủ nghĩa tập thể: (individualism- collectivism): các nội dung cơ
bản.
Hai đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt: tính cộng đồng và tính tự trị làng xã của nền nông
nghiệp lúa nước: các biểu hiện của nó trong giao tiếp và kinh doanh cùng những mặt tích
và tiêu cực xuất phát từ 2 đặc trưng cơ bản này.
Ở Việt Nam: Biểu hiện của chủ nghĩa tập thể trong quản trị doanh nghiệp là: Chủ nghĩa
dân chủ hình thức để né tránh trách nhiệm, hòa cả làng khi có sự cố; “cha chung không ai
khóc”, đùn đẩy trách nhiệm; Dĩ hòa vi quý (harmony is the best policy) ; rút dây động
rừng; cục bộ (provincialism), bè phái; cầu an, cả nể (pacifist)
5. Trọng giá trị chung (universalism) (quân pháp bất vị thân) và trọng giá trị riêng
(particularism): trọng thương vụ (deal focus) và trọng quan hệ (relationship focus).


-Khái niệm và những đặc điểm của mỗi loại giá trị nói trên
-Biểu hiện đặc thù của định hướng trọng giá trị riêng, trọng tình (particularistic
orientation and heart focus) và trọng quan hệ (relationship focus) trong văn hóa kinh
doanh và quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại và những tác động tiêu cực
của nó
-Nạn chạy chọt, lợi ích nhóm và sự thiếu tôn trọng pháp luật trong quản trị kinh doanh
ở Việt Nam.
-Hiện tượng bằng lòng hơn bằng cấp; bằng mặt không bằng lịng ở VN.
6. Chúng ta liên quan với nhau như thế nào ( how far we get involved) sự riêng tư trong
các mối quan hệ ( privacy in relationship) Tách bạch, rạch ròi (specific) trong các mối
quan hệ và nhập nhằng (diffuse)
-Nội dung cơ bản của chiều kích này

-Biểu hiện của nó ở Việt Nam
-Những hệ lụy của nó trong quản trị kinh doanh: lợi dụng chức quyền và nhập nhằng lợi
ích công và lợi ích riêng tư; xí nghiệp sân sau….
7. Cảm xúc và các mối quan hệ (feeling and relationship)
-Biểu lộ cảm xúc công khai ( affective) và kìm nén cảm xúc (neutral).
-Khái niệm
-Nội dung cơ bản
-Những điều lưu ý khi đàm phán kinh doanh với đối tác ở các nền văn hóa tương ứng
-Biểu hiện ở Việt Nam
-Văn hóa giao tiếp ngữ cảnh cao (high context communication) và giao tiếp ngữ cảnh
thấp (low context communication) và những điều lưu ý trong đàm phán và giao tiếp kinh
doanh trong các nền văn hóa tương ứng.
8. Chúng ta chấp nhận địa vị như thế nào. (how we accord status).
Nguồn gốc của quyền lực và địa vị: (source of power and status): Quyền thế và địa vị do
tự tạo bằng hiệu quả làm việc, bằng tài năng (achievement or doing orientation) hay do
ban tặng, quy gán (ascription or being orientation) (văn hóa doing vs being)
-Khái niệm
-Nội dung cơ bản


-Biểu hiện ở Việt Nam
- Những hệ lụy của nó trong quản trị nhân sự, lãnh đạo nhân viên trong xây dựng văn hóa
doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2 ( tt)
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC ĐỐI VỚI
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO GEERT HOFSTEDE và FONS
TROMPEENAR.
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Cung cấp các kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc của các quốc gia trên thế giới liên quan

đến các vấn đề lớn như:
Quan niệm của các nền văn hóa khác nhau về mối quan hệ giữa người với người thể hiện ở
các chiều kích (dimensions) cơ bản như: Nam tính - Nữ tính (masculinty vs femininity)
hay còn được gọi là văn hóa dương tính và văn hóa âm tính; Tính cẩn trọng cao - thấp
(uncertainty avoidance) ; Định hướng dài hạn- Định hướng ngắn hạn ( long and short
term orientation).
-Khái niệm
-Nội dung cơ bản
-Biểu hiện ở trong xã hội Việt Nam truyền thống: Truyền thống trọng văn; Trọng danh
(name focus vs profitability focus); Trọng sự hòa hợp (harmony focus vs competition
focus); Trọng quan hệ (relationship vs deal focus) ; Trọng đức (virtue, manner focus vs
talent focus)
-Tác động tích và tiêu cực của các biểu hiện trên trong các hoạt động quản trị và kinh
doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Những biểu hiện mới của các dimensions nói trên ở Việt Nam hiện nay
II. TÓM TẮT NỘI DUNG
9. Xã hội nam tính (masculinity) (dương tính) - xã hội nữ tính ( femininity) ( âm tính):
-Khái niệm.
-Các nội dung cơ bản.


-Biểu hiện của chiều kích này trong xã hội VN truyền thống: Truyền thống văn hóa trọng
văn, trọng danh, trọng sự hòa hợp, trọng tâm linh của Việt Nam.
(spiritualism orientation) đối lập với trọng lợi (profitability focus), trọng vật chất
(materialism orientation), trọng cạnh tranh, trọng sự khẳng định (assertation) của các nền
văn hóa khác.
Các hệ lụy trong quản trị kinh doanh từ những đặc điểm này.
10. Chống bất định cao - thấp (uncertainty avoidance) và những hệ lụy của nó trong quản
trị và kinh doanh.
11. Định hướng dài hạn (long term orientation) và định hướng ngắn hạn (short term

orientation).
-Khái niệm
-Nội dung cơ bản
-Biểu hiện ở Việt Nam và các hệ lụy của nó: Người Việt thiếu tầm nhìn xa và các hệ lụy
trong kinh doanh.
Tổng hợp các khác biệt cơ bản về các giá trị

Tây ( Asian values vs

Western values)

văn hóa của phương Đông và phương


CHƯƠNG 3. ( 5 tiết)
CẤU TRÚC CÁC LỚP CỦA
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Người học cần nắm được cấu trúc 3 lớp (levels) của văn hóa doanh nghiệp và thực
chất của cấu trúc này là gì.
 Rút ra các phương pháp luận từ những nhận xét về thực chất của văn hóa doanh
nghiệp.
II. TÓM TẮT NỘI DUNG







Khái niệm văn hóa doanh nghiệp: Values; beliefs and norms
Chức năng của văn hóa doanh nghiệp
Các yếu tố quyết định sự hình thành văn hóa doanh nghiệp
Phân loại văn hóa doanh nghiệp:
Cấu trúc các lớp (layers) văn hóa doanh nghiệp theo Edgar.H. Schein:
o Các quá trình hữu hình (artifacts);
o Các giá trị được công bố (espoused values): triết lý, chiến lược, mục
tiêu, tầm nhìn;
o Các giả định nền tảng hay quan niệm ẩn (basic underlying
assumptions).
• Nhận xét về thực chất của các lớp văn hóa doanh nghiệp và ý nghĩa phương pháp luận từ
những nhận xét đó.


Chương 4: (5 tiết)
CÁC CHIỀU KÍCH, QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ QUẢN TRỊ
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
1. Mục tiêu của chương:
Trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về các chiều kích xem xét văn hóa của một
doanh nghiệp; nắm được quy trình các bước quản trị văn hóa doanh nghiệp và các công cụ quản
trị văn hóa daonh nghiệp.

2. Nội dung của chương :
• Mô hình 5 chiều kích (five dimensions) đánh giá văn hóa doanh nghiệp theo Eric G.
Flamholtz and Yvonne Randle: (1. Customer orientation; 2. Orientation toward
employees; 3. Standards of performance and accountability; 4. Innovation and
commitment to change; 5. Company process orientation)
• Mô hình các chiều kích văn hóa doanh nghiệp theo Geert Hostede: Process oriented vs
results oriented; Employee oriented vs job oriented; Parochial oriented vs professional

oriented; Open system vs close system; Loose control vs tight control; Normative vs
pragmatic.
• Quy trình quản trị văn hóa công ty ( A process for managing corporate culture)
1. Mô tả văn hóa công ty hiện tại (Describe the current culture)
2. Xác định văn hóa mà công ty mong muốn xây dựng (define the desired
culture)
3. Xác định các khoảng cách, hụt hẫng về văn hóa (Identify cultural gaps).
4. Triển khai kế hoạch quản trị văn hóa (Develop a culture management plan)
5. Định hướng và theo dõi hiệu suất hoạt động công ty dựa trên kế hoạch quản
trị văn hóa (Monitor performance against the culture management plan).
• Các công cụ quản trị văn hóa doanh nghiệp: 10 tools
1. Hình thành một bảng tuyên bố rõ rang về các giá trị và văn hóa của công ty
( develop a clear statement of the company ‘s culture and values).
2. Sử dụng truyền thông để củng cố các giá trị văn hóa của công ty.
3. Sử dụng các biểu tượng để củng cố văn hóa công ty
4. Tuyển mộ và lựa chọn nhân viên phù hợp với văn hóa công ty
5. Quản trị văn hóa thông qua các hoạt động định hướng (orientation) và đào
tạo huấn luyện.
6. Lưu giữ các nhân viên phù hợp với văn hóa công ty.


7. Sử dụng hệ thống khen thưởng để ghi nhận và tuyên duyên nhưng nhân viên
tiêu biểu cho văn hóa công ty
8. Ân ghép các giá trị văn hóa cốt lõi vào các quy trình quản tri và tiêu chí đánh
giá hiệu suất làm việc. ( embed core values in performance standards and
procedures)
9. Thay đổi thong lệ lãnh đạo( change leadership practices)
10. Làm cho ăn khớp cơ cấu tổ chức với các giá trị cốt lõi nhằm hỗ trợ cho văn
hóa doanh nghiệp ( align the structure to support core values)


CHƯƠNG 5 ( 5 tiết)
CƠ CHẾ HÌNH THÀNH VÀ THAY ĐỔI
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
I MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Học viên cần nắm được:





Tầm nhìn của công ty với các nội dung: vai trò, cấu trúc, cách hình thành
Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp và đặc điểm của các giai đoạn
đó.
Cách thức hình thành và thay đổi văn hóa doanh nghiệp.
Vai trò của lãnh đạo và các nhà quản trị các cấp trong việc lãnh đạo sự thay đổi
và cách thức thay đổi VHDN.

II. TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Tầm nhìn của công ty (company vision) và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Cơ chế hình thành, thay đổi và cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp.
 Các giai đoạn hình thành và thay đổi VHDN.
 Cách thức thay đổi VHDN.
3 Vai trò của lãnh đạo các cấp đối với sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp
4.Các vấn đề cần giải quyết trong xây dựng VHDN ở VN hiện nay.
Tp, Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 1 năm 2012
TRƯỞNG KHOA.
PGS TS ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH





×