PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình phạm tội hiện nay ở nước ta, vấn đề trẻ vị thành niên vi
phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp cả về số lượng và tính chất phạm tội.
Trẻ vị thành niên phạm tội có mặt hầu hết ở các tệ nạn xã hội, thậm chí còn có
những em phạm những tội rất nguy hiểm đã được quy định trong bộ luật hình sự
của luật pháp Việt Nam. Những vấn đề trên đã đặt ra những khó khăn và thách
thức đối với công tác giáo dục của toàn xã hội, nhất là công tác giáo dục lại trẻ vị
thành niên.
Vận dụng lý luận giáo dục của A.X. Makarenko, nhất là những tư tưởng về
phương pháp giáo dục lại trong hoàn cảnh xã hội ta hiện nay là một việc làm cần
thiết để tăng cường tính chất xã hội chủ nghĩa và tính nhân văn trong giá dục xã
hội của nhà nước ta. Đồng thời để chứng minh sức sống của tư tưởng giáo dục
Makarenko cùng với tất cả những cơ sở khoa học của nó. Xuất phát từ những yêu
cầu trên, tôi chọn vấn đề: “Tư tưởng giáo dục của A.X. Makarenko” làm đề tài
tiểu luận này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nước có rất nhiều đề tài, luận văn và sách để nghiên cứu về quan điểm
giáo dục của A.X. Makarenco. Lý luận dạy học của Makarenco đã được phổ biến
rỗng rãi trong các trường sư phạm, cơ quan nghiên cứu, đoàn thanh niên, công an,
phụ nữ… Những tác phẩm của Makarenkô là sách gối đầu giường của các nhà
nghiên cứu, các cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ thầy, cô giáo cũng như các cán
bộ hoạt động văn hóa xã hội. Lý luận và kinh nghiệm của Makarenkô đã và đang
được vận dụng rất sáng tạo vào quá trình giáo dục con người xã hội chủ nghĩa Việt
Nam những năm trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Ở hầu như các nước đã dịch những tác phẩm của ông. Di sản của ông đã
được nghiên cứu nhiều năm và gần 40 luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ bảo vệ,hàng
ngàn người viết về ông.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm giáo dục của Makarenko, tác động để thay
đổi nhận thức về các biện pháp giáo dục từ đó nhằm thay đổi và nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục học sinh.
Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa quan điểm giáo dục của A.X. Makarenko.
Tìm hiểu đặc điểm quan điểm giáo dục của Makarenko ở Việt Nam.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:
Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm lịch sử – lôgic
Quan điểm thực tiễn
1
Phép biện chứng duy vật
5. Đóng góp mới của đề tài
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được cấu trúc
thành 6 chương:
Chương 1. TIỂU SỬ MAKARENKO (1888 – 1939)
Chương 2. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA MAKARENKO
Chương 3. NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA MAKARENKO
Chương 4. GIÁO DỤC TẬP THỂ
Chương 5. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Chương 6. CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CỦA MAKARENKO
2
Chương 1
TIỂU SỬ MAKARENKO (1888 – 1939)
1.1.
Thời tuổi trẻ
Antôn Sêmiônnôvic Makarenkô vừa là một nhà văn, vừa là nhà giáo dục Xô
Viết lỗi lạc. Ông được xếp vào những danh nhân xuất sắc nhất trong Lịch sử giáo
dục nhân loại như Petstalôdi Cômenxki, Usinxki, Cơrúpxcaia. Ông được mệnh
danh là Musurin trong giáo dục.
Makarenkô sinh ngày 13-3-1888 trong một gia đình công nhân xe lửa ở tỉnh
Kháccốp. Cha ông là thợ sơn toa xe của nhà máy. Dù gặp nhiều khó khăn thiếu
thốn trong cuộc sống, nhưng cụ thân sinh ra Makarenkô vẫn thu xếp, tạo điều kiện
cho Makarenkô được ăn học với yêu cầu "đừng bao giờ đem điểm 4 về nhà"[2,
tr.28]. Những năm học phổ thông Makarenkô đã thực hiện đúng như lời căn dặn
của cha, ông được toàn điểm ưu (điểm 5). Khi học ở trường Cao đẳng sư phạm,
Makarenkô cũng đã nhận tấm huy chương vàng về kết quả học tập.
Sẵn có những phẩm chất, năng lực của một nhà sư phạm có tài Makarenkô
bước vào nghề với bao hứa hẹn ở phía trước. Sau khi tốt nghiệp khóa bồi dưỡng
giáo viên một năm, Makarenkô trở thành thầy giáo ở một trường tiểu học của nhà
máy xe lửa, nơi cha ông làm thợ vào năm 1905 và hưởng bậc lương tối thiểu 25
rúp 1 tháng. Tại trường tiểu học của nhà máy, Makarenkô đã có nhiều suy nghĩ,
thực hiện nhiều biện pháp cải tiến cách dạy học, giáo dục trẻ em con công nhân.
Nhưng kết quả ông thu được không đáng là bao vì điệu kiện của chế độ Sa hoàng
không cho phép. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đương thời, Makarenkô cũng nhận
xét rằng đó là một trường tuyệt diệu với ý nghĩa đó là trường học con em công
nhân thuần nhất. 9 năm công tác tại đó, ông đã tích luỹ được biết bao kinh nghiệm
bổ ích cho những năm tháng sau này. Năm 1914, được cử đi học ờ trường Cao
đẳng sư phạm Bôntava, ông tốt nghiệp đúng lúc Cách mạng tháng Mười thành
công, và lại trở về trường cũ ở Criucốp - nơi ông đã bước vào nghề giáo dục. Ông
hân hoan chào đón thắng lợi của Cách mạng tháng Mười vì ông hiểu chỉ có chế độ
Xô Viết - con đẻ của Cách mạng tháng Mười mới tạo ra những điều kiện, mới tự
giác tận dụng những điều kiện của chế độ XHCN để thực hiện cộng tác giáo dục
thế hệ trẻ, trong điều kiện đó, ông có thể thực hiện được những mơ ước trong sự
nghiệp giáo dục.
1.2.
Sự nghiệp giáo dục
Năm 1920, do thực tiễn đòi hỏi, Makarenkô được các cơ quan giáo dục quốc
dân ở Ucren cử ra phụ trách việc giáo dục trẻ em phạm pháp và không có gia đình
ở Bôntava. Từ 1920 đến 1927 ông đứng ra thành lập và phụ trách trại Goocki. Ông
bắt đầu sự nghiệp "giáo dục lại" tại đây với hai bàn tay trắng và phải chống lại
những quan điểm sai lầm, phản động cực phái "Nhi đồng học" trong những người
lãnh đạo các cơ quan giáo dục và chính quyền ở Ucren. Có lúc họ đã bắt ông vào
tù chỉ vì ông kiên quyết thực hiện những nguyên tắc giáo dục cộng sản chủ nghĩa.
Kết quả giáo dục trẻ em ở trại Goocki đã chứng minh hùng hồn hoạt động sáng tạo
của Makarenkô là đúng đắn, phù hợp với quy luật giáo dục con người Xô Viết, và
đã làm thất bại âm mưu phản động của phái "Nhi đồng học".
Sau thành công rực rỡ ở trại Goocki, Makarenkô lại được giao phó phụ trách
Công xã Décdinxki từ 1928 đến 1937 ở Kháccốp gần trại Goocki. Tuy là một trại
3
mới, nhưng trên thực tế đã kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm, những truyền thống tốt
đẹp của trại Goocki và như Makarenkô đã nói đó vẫn chỉ là một tập thể bởi khi
"Bộ Giáo dục dân ủy Ucren" đẩy tôi khỏi trại Goocki của mình, ông viết, thì tôi đã
chuyển sang công xã ở Kháccốp đã có 50 trại viên của trại Goocki và đi theo tôi
còn có 100 trại viên nữa cũng sang công xã Décdinxki, thế là trên thực tế Công xã
Décdinxki đã tiếp tục không những chỉ kinh nghiệm của trại Goocki mà còn tiếp
tục lịch sử của một tập thể giáo dục". Nhờ đó mà thành công của Makarenkô ở
Công xã Décdinxki thật vững chắc và rực rỡ. Chỉ trong năm đầu đến thăm Công
xã Décdinxki đã có 127 đoàn đại biểu của 30 nước trên thế giới, trong đó có 37
đoàn của Đức, 16 đoàn của Pháp, 17 đoàn của Anh, 12 đoàn của Nam Mỹ, 8 đoàn
của Hoa Kỳ, trong đó có đại biểu của các nước dân tộc thuộc địa ở châu Á... Heriô
- một chính khách của Chính phủ Pháp khi đến thăm Công xã Décdinxk đã ghi
trong sổ vàng của trại như sau: "Tôi hết sức kinh ngạc! Hôm nay, tôi thấy một
phép lạ, mà tôi không bao giờ tin được, nếu tôi không thấy tận mắt".[2, tr.15].
Thành công của Makarenkô ở Công xã Décdinxki là sự thực hiện sáng tạo
việc kết hợp quá trình giáo dục với tổ chức lao động sản xuất, giáo dục kỹ thuật
tổng hợp, trí dục, thể dục, mỹ dục, là kết quả của sự kết hợp giữa giáo dục và tổ
chức tự rèn luyện của tập thể trẻ em.
Mùa thu năm 1935, Makarenkô được bổ nhiệm làm phó Giám đốc phụ trách
trại lao động thuộc Bộ dân ủy Nội vụ nước Cộng hòa Xô Viết Ucren và vẫn tiếp
tục phụ trách Công xã Décdinxki đến năm 1937. Trên thực tế, vì bận nhiều công
việc nên ông không trực tiếp lãnh đạo Công xã như trước 1935.
Theo đề nghị của Goocki, tháng 1-1937 Makarenkô về hẳn Mátxcơva để dồn
công sức vào việc tổng kết kinh nghiệm quá trình hoạt động giáo dục của ông.
Từ thực tiễn hoạt động giáo dục suốt 32 năm, nhất là từ năm 1920 về sau, đã
là vốn tư liệu vô tận để Makarenkô viết những tác phẩm giáo dục có giá trị lớn lao
và hết sức sinh động. Năm 1932, Makarenkô hoàn thành tác phẩm "Hành khúc
năm 1930" nhằm mô tả lại hoạt động giáo dục của Công xã Décdinxki, nhưng
chưa mấy người chú ý tới và như ông nói "Nó rơi tõm vào không trung" gần như
không ai quan tâm tới (kể cả tác giả cũng không có tác phẩm trong tay thời kỳ đó
sau khi xuất bản. Chỉ có một giáo viên nhận xét cuốn sách này và khen nó, đó là
thầy giáo Alếcxây Masimôvíc - một người hoạt động không mệt mỏi vì hạnh phúc
của nhân dân và thường xuyên quan tâm động viên Makarenkô).
1.3.
Các tác phẩm nổi tiếng
Sau đó Makarenkô đã viết "Bài ca sư phạm" được xuất bản làm nhiều phần
từ 1933 - 1935 nhằm mô tả lại hoạt động của trại Goocki. Nhưng nhiều người
đánh giá chỉ với tác phẩm "Bài ca sư phạm", Makarenkô đã rất xứng đáng trở
thành nhà văn ưu tú nhất thời kỳ đó và "Bài ca sư phạm" là tác phẩm giáo dục nổi
tiếng nhất trong lịch sử giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Những năm 1937 - 1938, Makarenkô cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết "Danh
dự"và bổ sung hoàn chỉnh "Hành khúc năm 30" thành "Ngọn cờ trên tháp". Do
thực tế giáo dục ở Cộng xà Décdinxki có liên quan đến vấn đề giáo dục gia đình
nên Makarenkô đã để tâm nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục gia đình, ông
đã viết tác phẩm "Cuốn sách giành cho các bậc cha mẹ". Với những đóng góp của
mình, Makarenkô được ghi nhận là người có công lao xây dựng lý luận giáo dục
gia đình xã hội chủ nghĩa.
4
Tập hợp những bài viết của ông về giáo dục nhà trường Xô Viết, Nhà xuất
bản Giáo dục Liên Xô (cũ) đã in thành tập sách với tiêu đề "Những vấn đề giáo
dục của nhà trường Xô Viết". Khi dịch sang tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh niên
Hà Nội đã lấy đầu đề "Giáo dục trong thực tiễn" đặt cho cuốn sách. Tất cả những
công trình ông viết về giáo dục được sắp xếp thành 7 tập lớn.
Makarenkô đang xây dựng đề cương cho một tác phẩm lý luận giáo dục lớn
gồm 4 tập với đầu đề "Phương pháp giáo dục cộng sản chủ nghĩa", nhằm phân
tích, tổng kết hoạt động giáo dục để rút ra những quy luật phổ biến của giáo dục
cộng sản chủ nghĩa. Nhưng tiếc rằng những ước mơ của ông đã bị bỏ dở vì bệnh
tim đã làm ông mất một cách đột ngột vào ngày 1-4-1939. Ông qua đời, nhân dân
Liên Xô (cũ); nền giáo dục XHCN và giáo dục nhân loại chịu một tổn thất lớn lao
không gì bù đắp được.
Do những đóng góp lớn lao của mình, Chính phủ Liên Xô (cũ) đã tặng
thưởng ông nhiều phần thưởng cao quý và huân chương lao động. Năm 1951,
Chính phủ Liên Xô quyết định thành lập Viện bảo tàng Makarenkô tại trường - nơi
ông đã bắt đầu sự nghiệp giáo dục và dựng tượng ông ở quê hương.
Trong chương trình "lịch sử giáo dục" trong các trường sư phạm, Makarenkô
được coi là nhà giáo dục xuất sắc của nền giáo dục XHCN, ông chiếm một vị trí
xứng đáng trong các sách giáo khoa, giáo trình của Khoa học giáo dục.
5
Chương 2
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA MAKARENKO
2.1.
Mục tiêu giáo dục
2.1.1. Lý tưởng sư phạm
2.1.1.1.
2.1.1.2.
Quan điểm giáo dục của Makarenkô phản ánh một cách rõ rệt những đặc
điểm của nền giáo dục Xô viết, tức là chủ nghĩa nhân đạo và niềm lạc quan XHCN
trong cách mạng.
Khái niệm chủ nghĩa nhân đạo dưới góc nhìn của Makarenko:
Theo quan điểm của Makarenko, thì nhân đạo và lạc quan là: “yêu thương
con người vô hạn”, “tất cả vì con người, nhân đạo và lạc quan XHCN trong giáo
dục thể hiện ở chỗ nhìn con người, đánh giá con người trong sự phát triển biện
chứng giữa con người và hoàn cảnh xã hội, có lòng vị tha đối với sai lầm và tạo
điều kiện cho con người vươn lên trên những lỗi lầm”.[2, tr.56]
Vì Makarenko đứng trên lập trường Marsxit, thêm nữa ông hiểu và tiếp thu
một cách sáng tạo chủ nghĩa nhân đạo của Goocki nên ông đã áp dụng những lý
thuyết ấy vào thực tiễn giáo dục của mình
Biểu hiện:
Ông có được niềm tin lớn lao vào con người, vào những học sinh của mình
với những khả năng tiềm ẩn, phẩm chất tốt đẹp, tính năng động cũng như những
ước mơ muốn vươn tới ngày mai. Ông đấu tranh không mệt mỏi cho con người,
cho lý tưởng giáo dục xã hội.Nhìn và đánh giá con người trong sự phát triển biện
chứng giữa con người và hoàn cảnh xã hội. Hạt nhân của chủ nghĩa nhân đạo và
lạc quan XHCN là ở chỗ tôn trọng và yêu cầu cao ở con người, vạch ra phương
hướng, tạo điều kiện cho con người hoạt động, rèn luyện để tự khẳng định trong
tập thể, trong xã hội.
Chủ nghĩa nhân đạo còn là tính nghiêm khắc, sự không khoan nhựong đối
với quan điểm phản động, sai lầm đối với thế hệ trẻ. Cũng như những hành vi sai
trái quy định của tập thể.Ta có thể tóm gọn quan điểm về chủ nghĩa nhân đạo và
lạc quan XHCN của Makarenko trong giáo dục là: thể hiện sự sâu sắc trong cái
logic sư phạm giữa tình yêu thương - tôn trọng - tin tưởng - yêu cầu - nghiêm
khắc.
Đối với ông, muốn giáo dục một con người để họ có thể tuân thủ những kỷ
luật và tự giác thực hiện việc tự rèn luyện bản thân là hãy cho họ tình thương, sự
tin tưởng chân thành từ nhà giáo dục.
Tình thương theo ông không phải là sự ban ơn mà ngược lại là sự thương
yêu, quý trọng, hy vọng tin tưởng và phải tạo điều kiện cho con người phát triển.
Phải mạo hiểm đặt ra những giả thiết tốt đẹp nơi con người, dù đôi khi những giả
thuyết ấy có sai lầm. Để làm được điều này, nhà giáo dục phải có lòng vị tha đối
với sai lầm và tạo điều kiện cho con người vươn lên những sai lầm ấy. Ông luôn
tâm niệm: “Không có khái niệm trẻ em hư hỏng, chí có những nhà sư phạm tồi và
sử dụng phương pháp giáo dục chưa đúng mà thôi”. Để thể hiện sự tôn trọng và
yêu cầu cao đối với học sinh, nhà giáo dục phải:
Vạch ra phương hướng, tạo điều kiện cho con người hoạt động, rèn luyện để
tự khẳng định trong tập thể, trong xã hội.
Càng yêu cầu cao đối với con người càng tốt, càng tôn trọng con người càng
tốt. Bởi ông tin rằng, khi mình hy vọng vào họ, họ sẽ không làm mình thất vọng.
6
Trong số học sinh của ông có một em nổi tiếng đầu trộm đuôi cướp, các đời
hiệu trưởng trước đều phải kiềng mặt em này. Makarenko cho gọi em lên gặp.
Thầy trò nói chuyện một lúc ông phát hiện em này bản chất tốt nhưng vì mang
tiếng là người xấu nên nhiều khi bị nghi oan mà nói chẳng ai tin. Mấy ngày sau,
Makarenko giao cho em mang một số tiền lên thành phố mua cái máy khoan cho
trường. Ai ngờ em làm hết sức chu đáo, mua được máy tốt lại đem tiền thừa về trả
tài vụ không thiếu một xu. Đầu tuần em được thầy hiệu trưởng tuyên dương thành
tích dưới cờ. Từ đó mọi người nhìn em với con mắt khác và ít lâu sau em trở thành
học sinh xuất sắc của trường. Tính nghiêm khắc trong chủ nghĩa nhân đạo của
Makarenko thể hiện:
Sự đòi hỏi, yêu cầu trước sau như một, không nhu nhược nuông chiều những
điều vô lý.
Ông khuyên các nhà sư phạm phải biết “nhẫn tâm”, nghĩa là phải tự chủ, kiên
nhẫn, hợp lý trong công tác giáo dục chứ không phải hà khắc, đánh mắng khi trẻ
làm sai và sau đó lại buông lơi không quan tâm để trẻ lại phát triển những tật xấu
một cách tự nhiên.
Makarenko muốn rằng con người được học tập và lao động với tinh thần lạc
quan; muốn rằng người ta dùng chủ nghĩa lạc quan để động viên nhau làm tròn
nhiệm vụ; muốn rằng sinh hoạt của mọi người tràn đầy niềm vui trong lao động,
niềm vui về thắng lợi của ngày mai.
2.1.2. Mục tiêu giáo dục trên bình diện xã hội
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều nhà giáo dục đã nhận xét về tư tưởng
giáo dục của Makarenko như là một hệ thống giáo dục vô cùng hoàn chỉnh. Rõ
ràng, để có được nội dung giáo dục hay, phương pháp giáo dục dục phù hợp và
được kiểm nghiệm thành công trong thực tiễn thì chính nhà giáo dục đó phải xác
định rất cụ thể và chính xác mục tiêu giáo dục của mình, nói cách khác, nhà giáo
dục đã hình dung về một mẫu nhân cách phù hợp để rồi tổ chức, định hướng học
sinh vươn đến. Mục tiêu giáo dục của Makarenko có những điểm chính sau: Giáo
dục phụ thuộc vào bối cảnh, hệ thống chính trị, hoạt động của quá trình giáo dục
cộng sản chủ nghĩa trong nhà trường hay ngoài xã hội phải xuất phát từ yêu cầu
của chế độ Xô Viết, của việc đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. "Điều chủ yếu
nhất là ở nội dung giai cấp tự nhiên của nó, tức là xuất phát không phải từ bản thân
khoa học giáo dục mà từ nhiệm vụ chính trị của khoa học giáo dục". [3, tr.45].
Đây có thể xem là mục tiêu bao trùm toàn bộ tư tưởng giáo dục của Makarenko, là
hạt nhân của lôgic học biện chứng của quá trình giáo dục. Ông kết luận: "Nếu
chúng ta khước từ lôgic xuất phát từ yêu cầu công dân (chính là yêu cầu của xã
hội, của Đảng, của sự nghiệp giải phóng nhân loại đối với mỗi con người XHCN
mà quá trình giáo dục phải hình thành ở thế hệ trẻ thì có nghĩa chúng ta khước từ
toàn bộ công tác giáo dục"[2, tr.26].
2.2.
Giáo dục trên bình diện nhân cách
Giáo dục toàn diện, đề cao phẩm giá con người, là làm cho con người hạnh
phúc. "Chúng ta không những chỉ giáo dục nên những con người giàu óc sáng tạo,
những công dân có khả năng tham gia có hiệu quả nhất vào sự nghiệp xây dựng
Tổ quốc, mà phải giáo dục những con người nhất thiết có hạnh phúc"[3, tr.22].
Muốn vậy chúng ta phải giáo dục hành vi, phẩm chất của con người có tinh thần
trung thực, ý chí dũng cảm, tính chính xác, tính tháo vát, tính tổ chức, kỷ luật,
7
trọng danh dự", "Phải cung cấp cho họ học vấn, tốt nhất là học vấn trung học...
trình độ lành nghề... phải giáo dục tình cảm nghĩa vụ và khái niệm danh dự..., phải
có phẩm giá của mình, phẩm giá của giai cấp mình và phải tự hào về nó, phải thấy
trách nhiệm của mình trước giai cấp, phải phục tùng đồng chí và ra lệnh cho đồng
chí..., phải là con người lịch thiệp và nghiêm khắc, tốt bụng và nhân tâm - tùy theo
những điều kiện của cuộc sống và cuộc đấu tranh của họ. Họ phải là nhà tổ chức
tích cực, phải kiên trì, phải làm chủ bản thân và gây ảnh hưởng tới người khác...,
phải tôn trọng tập thể và hình phạt của tập thể, phải vui vẻ, yêu đời, nghiêm
chỉnh… phải là người như vậy không phải trong tương lai mà ngay trong từng
ngày hiện nay".
Làm rõ hơn mô hình nhân cách người học của mình, Makarenko còn nhấn
mạnh rằng, giáo dục cộng sản là phải xuất phát từ việc phát huy quá trình tự rèn
luyện, ý thức năng lực tự quản của mỗi cá nhân. Giáo dục không phải là một “ông
thầy” cứ gánh trên lưng một học sinh và cõng nó qua rừng, qua suối đến cuối cuộc
đời. Không thể nào có một xã hội theo kiểu cách ấy! Sau khi giáo dục mà học sinh
không thể tự lập thì bao nhiêu điều tốt đẹp: nào là hạnh phúc, nào là lý tưởng cộng
sản, nào là phát triển toàn diện,… chẳng còn nghĩa lý gì.
Từ việc khái quát mục tiêu giáo dục của Makarenko thành ba ý trên, chúng
tôi cũng cho rằng định hướng về cái đích cuối cùng ông đặt ra là thống nhất và
tương đối chỉnh chu. Điều này phản ánh tầm nhìn rộng lớn của một nhà giáo dục
vĩ đại. Những điều ông đã vạch ra không chỉ có giá trị nhất thời cho thời đại mà
ông sinh sống mà dường như đã trở thành chân lý, trở thành sứ mạng chung cho
khoa học giáo dục XHCN. Liệu điều chúng tôi khẳng định có là quá đề cao?
Chúng ta cùng phân tích và đối chiếu mục tiêu giáo dục ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Điều 2, chương 1, Luật Giáo dục 2005 nước ta quy định: “Mục tiêu giáo dục
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[4, tr.6]. Như vậy, rõ ràng
nội hàm mục tiêu giáo dục nước ta tương đồng phần lớn với mục tiêu giáo dục mà
Makarenko đã đề ra. Điều này gián tiếp nói lên quy mô tầm ảnh hưởng của một tư
tưởng giáo dục.
8
Chương 3
NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA MAKARENKO
3.1. Giáo dục lao động và kỹ thuật tổng hợp kết hợp với các mặt giáo
dục khác
Theo Makarenko, giáo dục lao động sản xuất là nhằm giáo dục ý thức, tinh
thần tập thể, trang bị tri thức cơ bản thiết thực, rèn luyện kỹ năng lao động kỹ
thuật từ đơn giản đến phức tạp, tính tổ chức, năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn khả
năng hạch toán kinh tế và kế hoạch hóa quá trình sản xuất.
Với Makarenko “chỉ trong quá trình sản xuất mới tạo được tính cách chân
chính của con người, thành viên của tập thể sản xuất xã hội. Chính trong quá trình
đó con người mới học được cách cư xử sâu sắc, tinh thần trách nhiệm đối với từng
chi tiết khi phải hoàn thành toàn bộ kế hoạch tài chính công nghiệp”[3, tr.49].
Nhất thiết giáo dục lao động và giáo dục lao động sản xuất phải tiến hành
trong tập thể, hoạt động tập thể và xuất phát từ mục đích vì tập thể, vì xã hội, trong
đó có cá nhân.
Tổ chức lao động sản xuất trong nhà trường phải quán triệt tinh thần kỹ thuật
tổng hợp, nghĩa là phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, vừa cung cấp tri
thức và hình thành kỹ năng lao động kỹ thuật của các ngành sản xuất xã hội.
Đời sống lao động tập thể là điều kiện quan trọng nhất để bồi dưỡng ý thức
kỷ luật và ý thức tổ chức cho con người; là cơ sở cho người học thấy con người ta
sống là phải có nghĩa vụ, bổn phận đối với tập thể.
Để trẻ em đạt được những nội dung trên, nhà giáo dục cần:
Cung cấp những tri thức, những khái niệm về các quá trình lao động, đồng
thời rèn cho các em có được những kỷ năng, thói quen lao động có tổ chức, có kỷ
luật, có óc sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, có năng xuất cao trong lao động ở
các dạng, các hình thức khác nhau.
Phải tổ chức hợp lý, hợp đối tượng, có kết quả kinh tế cho tập thể và cá nhân;
phải xách định mục đích, yêu cầu của quá trình lao động sản xuất, phải biến yêu
cầu giáo dục lao động sản xuất thành nhu cầu, hứng thú của trẻ em. Vì thế, phải để
các em làm chủ quá trình lao động sản xuất.
Phải tiến hành luân phiên các dạng lao động khác nhau, để không những
trang bị tri thức mà còn rèn luyện năng lực, kỹ năng lao động phức tạp như tính tổ
chức, kỷ luật, sự khéo léo, độ chính xác trong thao tác, sự dẻo dai trong hoạt động
lao động.
Makarenko là người đầu tiên trong lịch sử đã kết hợp công tác giảng dạy và
lao động sản xuất thành những hoạt động sản xuất có tổ chức đến cao độ. Tại công
xã Decdin-ki, ông tổ chức cho học sinh của mình lao động trong một xí nghiệp
thực sự và thu được nguồn lợi từ việc sản xuất ấy.
Ông cho rằng giáo dục trong lao động là một điều kiện quan trọng của đức
dục, của sự nghiệp giáo dục. Có lẽ vì thế mà ông không trả lương cho học sinh của
mình, bởi ông quan niệm “khi làm việc không lương các em công xã viên làm mọi
điều chúng định làm, vượt kế hoạch, tiêu chuẩn và không tranh cãi về khía cạnh
vật chất của cuộc sống”. Điều này cho thấy, ông không đề cao giá trị vật chất trong
giáo dục. Theo ông, giá trị con người tạo ra được trong sản xuất không phải chỉ là
vật chất mà còn là giá trị ở những điều mà học sinh hoc được trong quá trình sản
xuất, đó là những: kỹ năng, tinh thần tập thể, sự nhường nhịn, tình yêu lao động,..
9
Makarenko còn đề ra một loại kỷ luật gọi là “Kỷ luật đấu tranh và khắc phục
khó khăn”. Đây là loại kỷ luật khiến người ta đấu tranh để giành lấy những phẩm
chất cao hơn và để kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Để hình thành được đức tính
này, chí có môi trường lao động mới cho học sinh trãi nghiệm và rèn luyện được.
Ông đề cao tác dụng của lao động trong việc hình thành nên nhận thức thế
giới quan đúng đắn của con người về giá trị của lao động “Chỉ có tham gia lao
động tập thể mới khiến người ta yêu mến và thân thiết với tất cả những người lao
động, khiến người ta căm giận và chê trách những kẻ thích an nhàn và ghét lao
động”. Lao động cũng giúp hình thành ở học sinh sự tôn trọng, tự giác thực hiện
mọi quy tắc của nhà trường và vui lòng nhắc nhở người khác cũng làm như mình.
Bởi họ đã được rèn luyện trong môi trường lao động có trật tự và kỷ luật cao.
Vì những điều ấy nên Makarenko khẳng định giáo dục và việc tổ chức sản
xuất lao động trong nhà trường phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác; vừa
phải cung cấp tri thức (tri thức khoa học và tri thức xã hội) và hình thành kỹ năng
lao dộng kỷ thuật các ngành sản xuất xã hội.
3.2. Giáo dục thẩm mỹ
Nếu ai đã từng đọc qua nhiều tác phẩm giáo dục của Makarenko thì cũng đều
phải thừa nhận rằng, ông có một quan niệm rất tinh tế về giáo dục thẩm mĩ. Theo
ông, cái đẹp thể hiện ở hai phương diện: nội dung và hình thức. Hai phương diện
này bổ sung, thống nhất với nhau, kết cấu thành cái đẹp hoàn mĩ và chính tư tưởng
này cũng quy định nội dung giáo dục thẩm mĩ theo hai chiều hướng:
Với cái đẹp nội dung, ông cho rằng chính kỷ luật làm cho tập thể và cá nhân
thêm đẹp. Thông qua tập thể, học sinh phải được giáo dục tinh thần kỷ luật, tính nề
nếp ngăn nắp và đó chính là nét thẩm mĩ từ sâu ở nhận thức biểu hiện ra hành vi.
Bên cạnh đó, lòng tin cậy cũng là một vẻ đẹp đặc biệt: Đội giỏi nhất, vì giỏi nhất
phải làm công việc nặng nhất, kém thú vị nhất và khó khăn nhất. Đây chính là cái
đẹp từ lòng tin, từ sự nỗ lực được ghi nhận và từ sự cao thượng. Như thế, những
điều mà học sinh được giáo dục thẩm mĩ về nội dung cũng giao thoa với giáo dục
đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục trí tuệ. Nói cách khác, đó là sự kết hợp để đạt
đến đỉnh cao của vẻ đẹp chân chính bên trong con người.
Với cái đẹp hình thức, Makarenko nhấn mạnh, thầy cô giáo phải đẹp về diện
mạo. Điều này một mặt tạo được lòng tin, sự hứng khởi cho học sinh, mặt khác
gián tiếp giáo dục học sinh chú trọng vẻ đẹp bên ngoài. Về việc đòi hỏi một vẻ
ngoài lịch sự, mỹ thuật, ông nói: “Một tập thể giáo dục không chỉ chú trọng nội
dung mà còn phải chú trọng cả hình thức. Hình thức của một tập thể trẻ em phải
hấp dẫn. Sự hấp dẫn là một trạng thái không thể bỏ qua được. Bề ngoài đẹp mắt
của một con người, của một phòng ngủ, một cầu thang, một công cụ máy cũng
quan trọng như một hành vi tốt. Vẻ mỹ quan của hành vi là gì? Là hạnh kiểm có
hình thức, hình thức nó là một dấu hiệu văn hóa cao. Vẻ mỹ quan là một nhân tố
giáo dục”[2, tr.45].
3.3. Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất cũng được Makarenko coi trọng, biểu hiện ở những nội
dung sau:
Tập thể giáo dục phải được rèn luyện sức khỏe đều đặn, tham gia tập thể dục
và chơi thể thao. Đây là một nội dung giáo dục riêng dựa trên thời gian sinh hoạt
10
được hoạch định sẵn, bên cạnh đó, việc phát triển thể lực cho trẻ em cũng được
lồng ghép thông qua quá trình các em lao động.
Việc có kỷ luật trong nếp sống, sinh hoạt với thời gian đều đặn cũng là một
hình thức rèn luyện thể chất hữu hiệu.
3.4. Giáo dục đạo đức
Nổi bật trong nội dung giáo dục mà Makarenko đề xướng là giáo dục đạo
đức: đó là nề nếp trong sinh hoạt, đó là kỷ luật tự giác, đó là chủ nghĩa tập thể.
Muốn xây dựng một tập thể lành mạnh, vững vàng, nhà giáo dục phải là
người tạo ra dư luận và những truyền thống tập thể tốt đẹp. Trong quan điểm giáo
dục của ông, truyền thống tập thể được biểu hiện trước hết ở việc có kỷ luật. Thực
chất mà nhìn nhận, kỷ luật không phải là phương pháp mà là nội dung, kết quả
giáo dục. Nhà giáo dục có nhiệm vụ giúp học sinh giác ngộ đầy đủ công dụng của
kỷ luật, từ đó học sinh mới tin và rèn luyện. Nhắc về kỷ luật của Makarenko,
người ta không thể không thốt lên: KỶ LUẬT LÀ TỰ DO. “Tại sao tôi giáo dục
được trẻ hư hỏng có kỷ luật. Vì chúng nó đã quá đau khổ với xã hội vô kỷ luật”[2,
tr.88].
Đời sống tập thể là điều kiện quan trọng nhất để bồi dưỡng ý thức kỷ luật và
ý thức tổ chức cho học sinh. Kỷ luật là kết quả của công tác giáo dục, kỷ luật phải
xây dựng trên sự tin tưởng ở học sinh. Makarenko cho rằng không có một người
nào hoàn toàn hư hỏng. Ông nói: “Trẻ em hư hỏng chỉ chứng tỏ rằng thầy giáo đã
thất bại mà thôi”[2, tr.43]. Kỷ luật hay nhất là thứ kỷ luật khiến cho học sinh tự
mình muốn tôn trọng mọi quy tắc của nhà trường và vui lòng nhắc nhở người khác
cũng làm như mình. Đối với những học sinh không cố ý tuân theo kỷ luật thì có
cần dùng phương pháp trừng phạt không? Makarenko cho rằng gạt bỏ việc trừng
phạt là thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo giả dối. Theo ông, một chế độ trừng phạt
hợp lý có thể giúp cho việc hình thành một nhân cách kiên cường, một tinh thần
trách nhiệm cao, một ý chí sắt đá. Chế độ trừng phạt phải được xây dựng trên cơ
sở bảo vệ lợi ích của tập thể mà không hại đến một cá nhân nào.
Ví dụ về biểu hiện của giáo dục kỷ luật tại Công xã Decdinxki, dựa theo
nguyên văn lời mô tả của Makarenko:
“Mỗi ngày có một nhân viên ban y tế làm nhiệm vụ. Nhân viên đó có thể là
nam hoặc nữ phải đeo găng tay có chữ thập đỏ và có quyền hạn rất lớn. Khi họ
mời bất cứ thành viên nào của tập thể ra khỏi bàn ăn để rửa tay thì thành viên đó
phải lẳng lặng tuân hành. Họ có quyền đền thăm nhà của bất cứ cán bộ nào có rác
rưởi hoặc để bẩn”[3, tr.79].
Về giáo dục đạo đức, ông chú trọng giáo dục tính tự kiềm chế, tinh thần tôn
trọng phụ nữ, trẻ em, người già, tự trọng. Bên cạnh đó, tùy vào thực trạng mà ông
đưa ra những nội dung giáo dục phù hợp, chẳng hạn như khi tình trạng trộm cắp
xảy ra nhiều, ông sẽ tăng cường dạy về đức tình thật thà.
Tóm lại, giáo dục đạo đức là cơ bản và kết quả là học sinh phải có một thái
độ đúng đắn đối với bản thân, phải chấp nhận quan điểm vững vàng nhất về hành
vi của mình.
3.5. Giáo dục trí tuệ
Phân tích nội dung giáo dục trí tuệ, ta có thể thấy sự đa dạng trong cách thể
hiện. Điều đầu tiên phải kể đến đó là giáo dục phát huy tính sáng tạo cho trẻ em
11
thông qua hoạt động. Ông nói: “Kẻ nào sợ công việc, sợ hoạt động thì không bao
giờ có thể sáng tạo được”. "Cần phải đào tạo con người mới theo cách mới" [2,
tr.36]- đó là nguyên tắc giáo dục của người thầy lỗi lạc Makarenko. Không phải là
"nhấn chìm" lũ trẻ với những lầm lạc trong quá khứ mà phải biết khơi dậy - thức
tỉnh - động viên - ủng hộ những mầm mống của năng lực. Phải có phương thức,
biện pháp cụ thể để "thiết kế cái tốt" trong mỗi bản thân con người. Quá trình xây
dựng trại giáo dưỡng thành một tập thể đoàn kết, tổ chức cuộc sống lao động, sáng
tạo - đó là biện pháp hàng đầu của Makarenko. Quá trình đó cũng là cơ sở nội
dung tác phẩm "Bài ca sư phạm".
Song song với việc phát huy tính sáng tạo của trẻ em, Makarenko còn đề cao
việc phát huy kiến thức và kỹ năng xã hội. Và đương nhiên, ông cũng không chọn
một môi trường nào khác hơn để giáo dục những điều này ngoài môi trường lao
động. Thông qua yêu cầu của lao động sản xuất, lao động công ích, trẻ em bắt đầu
đặt vấn đề và có mong muốn tìm hiểu tri thức và kỹ năng liên qua, từ đây việc
truyền đạt thông tin và quy trình hoạt động trở nên có hiệu quả hơn bao giờ hết.
Có thể khẳng định rằng, nội dung giáo dục do Makerenko đề xuất và áp dụng
phần lớn dựa trên cơ sở thực tiễn cuộc sống, ước mong của trẻ em, đồng thời là
tầm nhìn của một nhà giáo dục có chiến lược, có định hướng. Mặc dù việc phân bố
và đầu tư, chú trọng cho mỗi nội dung vẫn còn có sự chông chênh, tuy nhiên năm
nội dung: giáo dục đức dục, trí học, thể dục, mĩ dục và giáo dục lao động có thể
xem là đầy đủ trong hệ thống nội dung giáo dục mà đến ngày nay vẫn còn đang sử
dụng.
3.6. Áp dụng các nội dung giáo dục tại Việt Nam
Thực tiễn giáo dục Việt Nam cũng đưa ra 5 nội dung giáo dục với sự phân
chia cụ thể và rõ ràng hơn. Thế nhưng, rõ ràng tư tưởng giáo dục của Makarenko
được xem như bao trùm và ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ hệ thống giáo dục Việt
Nam hiện nay..
3.6.1. Giáo dục đạo đức
Đức là gốc của nhân cách, giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng trong các loại hình trường, là nền tảng của các mặt giáo dục khác.
Những nhiệm vụ cụ thể của giáo dục đạo đức:
Giáo dục cho người học thế giới quan khoa học, hiểu được tính qui luật cơ
bản của sự phát triển tự nhiên, xã hội; nhận thức đúng về quyền lợi, nghĩa vụ và
trách nhiệm của mỗi cá nhân với tư cách là những công dân chân chính đối với xã
hội và cộng đồng, có ý thức phấn đấu thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân
trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Giáo dục cho người học hiểu và nắm vững những vấn đề cơ bản trong đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những cơ sở pháp luật của hiến pháp, các
luật pháp hiện hành, có ý thức, hành động và lối sống theo pháp luật.
Giáo dục cho người học thấm nhuần các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức
do xã hội qui định về lối sống, phong cách và thái độ ứng xử trong cộng đồng như
lòng yêu nước, ý thức dân tộc, thái độ lao động, lòng nhân ái, ý thức công dân…
Giáo dục cho người học tính tích cực tham gia các hoạt động lao động, xã
hội, chính trị… có ý thức đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, lối sống lạc
hậu, lỗi thời không phù hợp với xã hội hiện đại. [5, tr.38]
12
3.6.2. Giáo dục trí tuệ
Giáo dục trí tuệ (trí dục) có vai trò to lớn trong việc phát triển trí tuệ, là điều
kiện quan trọng để phát triển toàn diện nhân cách con người. Nhờ có sự phát triển
trí tuệ, con người có phương tiện phát triển nhu cầu nâng cao trình độ học vấn và
tự hoàn thiện nhân cách…
Những nhiệm vụ cụ thể của giáo dục trí tuệ.
Tổ chức, điều khiển người học nắm vững hệ thống tri thức khoa học, phổ
thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn về tự nhiên, xã
hội, con người.
Rèn luyện cho người học hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, phát triển
năng lực và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo.
Bồi dưỡng cho người học thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức
tốt đẹp của người công dân.
3.6.3. Giáo dục thẩm mỹ
Trong nhà trường, giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của quá trình
giáo dục nhân cách, bởi vì văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành nền tảng
của trình độ ván hóa nói chung. Văn hóa thẩm mỹ của người học bao gồm trình độ
phát triển nhất định về mặt thẩm mỹ của ý thức, tình cảm, hoạt động và hành vi.
Đó là những rung cảm thẩm mỹ, nhãn quan thẩm mỹ (tri thức, quan niệm, lý
thuyết, chuẩn mực về những giá trị thẩm mỹ), hứng thú, nhu cầu, năng lực sáng
tạo cái đẹp… Giáo dục thẩm mỹ là quá trình hướng vào việc tổ chức cho người
học lĩnh hội những nền tảng của văn hóa thẩm mỹ.
Nhiệm vụ cụ thể của giáo dục thẩm mỹ:
Giáo dục cho học sinh năng lực nhận thức và cảm thụ cái đẹp trong trong tự
nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật vẻ đẹp chân chính ở mỗi con người.
Bồi dưỡng cho học sinh những xúc cảm, tình cảm, những thị hiếu thẩm mỹ
đúng đắn trước cái đẹp… Từ đó giáo dục học sinh thái độ đúng đắn khi nhận xét,
đánh giá cái đẹp trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật và vẻ đẹp của mỗi con
người.
Bồi dưỡng cho học sinh năng lực vận đụng và sáng tạo cái đẹp trong tự
nhiên, trong cuộc sống và nghệ thuật, góp phần làm cho cuộc sống ngày càng đẹp
hơn.
3.6.4. Giáo dục thể chất
Phát triển thể chất là một mặt quan trọng của sự phát triển toàn diện nhân
cách, là quá trình biến đổi và hình thành những thuộc tính tự nhiên về mặt hình
thái và về mặt chức năng của cơ thể trong cuộc sống con người. Trong cuộc sống
và hoạt động của con người, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Bác Hồ
nói: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức
là nước mạnh khỏe".
Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục có mục tiêu,
nội dung, phương pháp và hình thức tác động nhằm củng cố sức khỏe và bảo đảm
phát triển thể chất đúng đắn cho học sinh, đồng thời phát triển văn hóa thể chất ở
họ. Trong quá trình giáo dục, giáo dục thể chất được xem là một nhiệm vụ quan
trọng vì nó ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển chung về thể lực, điều chỉnh sự
phát triển của cơ thể con người, kể cả những khuyết tật bẩm sinh, làm cho cơ thể
trở nên cân đối hài hòa. Giáo dục thể chất cũng có tác dụng rất tích cực đối với trí
dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động…
13
Nhiệm vụ cụ thể của giáo dục thể chất:
Truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về thể
dục, thể thao, vệ sinh thường thức, giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ và phát triển sức
khỏe, rèn luyện kỹ năng cơ bản về các bài tập thể dục phổ thông theo chương trình
giáo dục thể chất của nhà trường phổ thông.
Hình thành cho học sinh hứng thú, nhu cầu, ý chí, nghị lực thói quen rèn
luyện TDTT và giữ gìn vệ sinh để nâng cao sức khoẻ; Giáo dục học sinh ý thức
giữ gìn, bảo vệ và rèn luyện sức khỏe cho học sinh, góp phân phát triển đúng đắn
thể chất và nâng cao năng lực làm việc cho cơ thể.
Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao.
Giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức khác.
3.6.5. Giáo dục lao động
Lao động là một loại hình đặc biệt của con người nhằm sản xuất ra các sản
phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động cơ bản của con
người và là nguồn gốc của mọi sự tiến bộ xã hội. Lao động cũng là điều kiện cần
thiết cho sự phát triển nhân cách mỗi con người…
Giáo dục lao động là một bộ phận hữu cơ của hoạt động giáo dục, là quá
trình tổ chức đưa học sinh vào hoạt động lao động và bằng lao động mà hình thành
thái độ tích cực đối với lao động, trang bị cho học sinh những tri thức và kỹ năng
lao động cần thiết, đồng thời bồi dưỡng những năng lực và phẩm chất của người
lao động mới [5, tr.39].
Nhiệm vụ của giáo dục lao động:
Truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức cơ bản về các loại hình lao động phổ
biên, giúp học sinh nắm vững nguyên tắc chung của lao động, những kỹ năng sử
dụng các công cụ lao động phổ thông, phổ biến, những hiểu biết ban đầu về kinh
tế, bước đầu hình thành tư duy kỹ thuật, sáng tạo và tổ chức lao động tập thể.
Hình thành những cơ sở ban đầu của phẩm chất người lao động trong thời đại
mới, những thói quen và kỹ năng lao động tập thể, kết hợp lao động trí óc và lao
động chân tay, giữ gìn vệ sinh trong lao động…
Tạo mọi điều kiện hợp lý để học sinh vận dụng tri thức, kỹ năng vào cuộc
sống. Giúp học sinh bước đầu đóng góp sức mình xây dựng xã hội.
Các nhiệm vụ giáo dục có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với
nhau, đan xen, chứa đựng trong nhau, tạo thành nội dung giáo dục toàn diện nhân
cách. Nhiệm vụ này vừa là tiền đề, vừa là điều kiện cho sự vận động và phát triển
của các nhiệm vụ khác. Vì vậy trong quá trình thực hiện phải đồng bộ, không được
coi nhẹ một nhiệm vụ nào.
Như vậy, điểm cốt lõi của cả 5 nội dung giáo dục đều phù hợp với những gì
mà Makarenko đã đề ra. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng chính môi trường làm việc
với trẻ em hư hỏng và xuất phát tấm lòng cao đẹp của người thành trong chế độ
XHCN, Makarenko là một nhà giáo dục rất đề cao giáo dục đạo đức và giáo dục
lao động dành nhiều sự quan tâm cho hai nội dung này. Đó cũng là vấn đề cần
được những nhà giáo dục Việt Nam quan tâm ở vị trí cao, đặc biệt là trong xã hội
hiện nay.
14
Chương 4
GIÁO DỤC TẬP THỂ
4.1. Lý luận tập thể và tập thể cơ sở:
4.1.1. Định nghĩa
4.1.1.1.Tập thể cơ sở:
Theo Makarenko tập thể cơ sở là một tập thể mà trong đó những thành viên
riêng biệt của nó đoàn kết với nhau một cách thường xuyên về công việc chung, về
tình bạn, thống nhất về sinh hoạt và tư tưởng. Tập thể cơ sở được tổ chức đặc biệt
nhằm mục đích giáo dục.
Ví dụ: một tổ trong lớp của chúng ta có thể gọi là một tập thể cơ sở, bởi ta
có công việc chung, lợi ích chung và cùng hợp tác lâu dài với nhau.
4.1.1.2. Tập thể:
Theo ông, một tập thể là một số đông người trong một công cuộc lao động
chung, có một chế độ về quyền hạn và trách nhiệm nhất định, có một mối liên
quan chặt chẽ với nhau và cùng theo đuổi một mục đích chung.
Vd: lớp học gồm nhiều tổ.
Makarenko cho rằng: “Cái công cụ chính và có thể nói là độc nhất của nền
giáo dục cộng sản là một tập thể cần cù và sinh động” [2, tr.68].
Đối với Makarenko, nhà giáo dục không phải chỉ cải tạo vài ba tên hư hỏng
mà là “giáo dục một mẫu công dân nhất định”. Và mục đích ấy chỉ có thể thực
hiện được khi “rèn luyện được toàn bộ tập thể”.
Vì thế, trong công tác giáo dục của mình ông luôn nhấn mạnh rằng “một đội
là một tiểu Xô Viết nhỏ” có đầy đủ trách nhiệm, có tinh thần phục vụ và hoạt động
công tác xã hội đối với đời sống của xã hội, của nhân dân. Muốn như thế, họ phải
là một công dân, một con người.
Trong giáo dục cần phải đạt được cái nguyên tắc lý tưởng là lợi ích cá nhân
và lợi ích tập thể hoàn toàn thống nhất (diều này chỉ có thể có được trong xã hội
XHCN). Và muốn như thế thì phải có người hướng dẫn và đó là nhà giáo dục.
Điều mới trong cách giáo dục của Makarenko - lý luận mà ông gọi là “tác
động giáo dục song hành”, là giáo dục cá nhân nhưng không cho cá nhân biết họ là
đối tượng giáo dục và ông không làm việc trực tiếp với cá nhân, ông làm việc với
cá nhân thông qua đội (tập thể cơ sở). (Bởi thông qua kinh nghiệm giáo dục ông
hiểu rằng: đối với các nhà giáo dục thì những con người ấy là đối tượng giáo dục
(học sinh), nhưng với họ thì họ tự coi mình là con người sinh động với những
niềm vui, đau khổ, cảm xúc họ đã trãi qua trong cuộc sống và gom góp thành kinh
nghiệm, họ không cần ai chỉ dạy thêm nữa. Vì thế, Makarenko “chỉ đặt vấn đề với
đội mà thôi”.)
Makarenko dựa vào ý thức tập thể để rèn luện ý thức cá nhân. (Thực tế cho
bạn thấy rằng, khi bạn ở trong một tập thể thì bạn phải tuân thủ những kỷ luật của
tập thể ấy giống như bạn sống trong môi trưởng quân đội, và từ đó dần hình thành
cho bạn thói quen tốt, nhân cách tốt.)
Một đội của ông bao gồm từ 10→12 người học và họ tự nguyện ở cùng nhau,
gồm nhiều độ tuổi khác nhau. (Như vậy sẽ giúp các em nhỏ tuổi học được kinh
nghiệm, tiếp thu kiến thức, lối sống và đạo dức của những người đi trước, từ đó có
kinh nghiệm cho bản thân. Tập thể ấy phải có kỷ luật, khuôn mẫu tăng dần theo
15
mức độ phức tạp, đòi hỏi cao nhằm buộc mọi thành viên phải luôn cố gắng nhiều
hơn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục).
Đội chịu trách nhiệm trước toàn bộ tập thể về thành viên của mình và ngược
lại tập thể chỉ tiếp xúc với cá nhân thông qua đội. (Và thực tế đã chứng minh rằng
với một đội như thế, ông rèn luyện và dạy dỗ một cách rất hiệu quả cho các em
“lang thang, hư nhất”).
Nhiệm vụ trọng đại của thầy giáo trong phương pháp mới này là xây dựng
một tập thể vững mạnh và tự giác. Cái tập thể đó phải cùng với thầy giáo và dưới
sự chỉ đạo của thầy giáo, tiến hành công tác giáo dục mọi người trong tập thể.
Tuy nhiên, giáo dục trong tập thể không phải là gạt bỏ phương pháp giáo dục
cá nhân, Makarenko nói: “Mọi người không thể hoàn toàn giống nhau được”. Ông
thầy và tập thể phải chú ý đến những cá tính muôn màu, muôn vẻ, chứ không phải
chỉ đóng khung trong một phương pháp chung chung, bất di bất dịch.
Như vậy, ta có thể hiểu ngắn gọn như thế này, tập thể cơ sở là trung gian
cho việc giáo dục nhân cách cá nhân và hình thành nên một tập thể lớn như lý
tưởng mà nhà giáo dục đề ra. Nói cách khác, tập thể cơ sở là con đường trung gian
mà Makarenko dùng để hình thành nơi cá nhân: nhận thức, tình cảm, hành vi, thói
quen tập thể phù hợp với lý tưởng và yêu cầu xã hội. Từ đó hình thành nên một tập
thể, một tổ chức, một xã hội như nhà giáo dục mong muốn.
4.1.2. Tập thể vừa là môi trường vừa là phương tiệp giáo dục.
Giáo dục trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Trong tập thể mỗi cá nhân
phải sắp xếp nguyện vọng của mình cho khớp với nguyện vọng của người khác,
trước hết với với tập thể lớn và đến tập thể cơ sở, làm thế nào mà tất cả đều theo
một hướng mà, mục tiêu riêng không mâu thuẫn với mục tiêu chung, đó là cái yêu
cầu quan trọng nhất trong yêu cầu giáo dục của Makarenko.
Có thể nói, giáo dục tập thể theo Makarenko là hình thành ở thế hệ trẻ khả
năng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa quyền lợi cá nhân và tập thể, cống hiến
và hưởng thụ, quyền lợi và trách nhiệm, tự do và kỷ luật, nhận thức và tình cảm,
hành động và tư duy vì tập thể và xã hội XHCN.
Thành tựu của Makarenko đã chứng minh cho lý luận của ông, sau 16 năm
hoạt động ở trại Gooc-ki và công xã Decdinxki, Makarenko đã đào tạo được 3000
công dân tốt, phầm lớn đã trở nên những cán bộ ưu tú trong giáo giới, trong quân
đội, trong công nghiệp, trong y tế.
4.2. Liên hệ thực tiễn giáo dục:
Hiện nay, giáo dục trong tập thể và bằng tập thể đã trở thành một nguyên tắc
quan trọng trong hoạt động giáo dục. Ngoài việc phân bố thành các lớp học, các tổ
chức Đoàn – Hội – Đội, các Câu lạc bộ - Đội nhóm ra đời cũng nhằm mục đích áp
dụng và phát huy nguyên tắc này.
Để thực hiện một cách có hiệu quả, những nhà giáo dục Việt Nam đã đề ra
những lưu ý như sau:
Các hoạt động giáo dục cần được tổ chức theo hình thức hoạt động tập thể
hoặc theo hội, đội, nhóm chuyên trách.
Cần xây dựng tập thể HS thành tập thể vững mạnh; làm cho tập thể thực sự
là môi trường và phương tiện giáo dục tích cực.
Phát huy vai trò tự quản của HS.
16
Lôi cuốn HS vào hoạt động tập thể, thống nhất vai trò chủ đạo của GV và vai
trò chủ động của HS.
Xây dựng các mối quan hệ và giao lưu đúng đắn, lành mạnh trong tập thể
như quan hệ trách nhiệm - học tập; quan hệ nhân ái và các quan hệ riêng tư.
Phát huy khả năng nhận xét, phê phán và tự nhận xét của HS.
Xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, khuyến khích nhận thức, thái độ và
hành vi đúng đắn, đồng thời ngăn chặn, lên án những hành vi sai trái làm ảnh
hưởng xấu đến lợi ích chung, đi ngược lại những chuẩn mực đã được thừa nhận.
Coi trọng đúng mức lợi ích của các thành viên trong sự thống nhất với lợi ích
chung, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
Tuyệt đối tránh các tình trạng: cực đoan hoá lợi ích cá nhân hoặc lợi ích
chung của tập thể, đối lập lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể không được chèn ép
nguyện vọng chính đáng của cá nhân.
17
Chương 5
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
5.1. Phương pháp giáo dục song song
Là một nhà giáo dục đề cao vai trò của tập thể, Makarenko đã đề ra một
phương pháp giáo dục cũng cần có một yếu tố tiên quyết, đó là tập thể - phương
pháp giáo dục tác động song song. Để hiểu phương pháp giáo dục bằng tác động
song song, trước hết cần biết "phương pháp tác động trực tiếp" còn gọi là "phương
pháp tác động tay đôi" là gì ?
5.1.1. Định nghĩa:
Phương pháp tác động trực tiếp là nhà giáo dục tác động thẳng tới từng đối
tượng được giáo dục bằng chăm lo, săn sóc, khen thưởng, khích lệ, phê bình,
khiển trách, kỷ luật hay ra mệnh lệnh buộc phải thực hiện các yêu cầu giáo dục.
5.1.2. Đặc điểm:
Hình thức tác động này xuất hiện trong lịch sử giáo dục cùng với sự ra đời
hiện tượng giáo dục và dạy học.
“Tác động tay đôi” là phương pháp giáo dục cá nhân riêng lẻ. Sức mạnh của
phương pháp này là quyền uy, cương vị của nhà giáo dục khuất phục, hoặc thuyết
phục đối tượng phải tuân theo một cách hài lòng tự giác hoặc không hài lòng, bắt
buộc phải thực hiện.
- Phương pháp giáo dục tác động song song là nhà giáo dục chỉ tiếp xúc với
đội không tiếp xúc với cá nhân riêng lẻ, đó là cách biểu hiện chính thức, còn thực
chất đó là hình thức tác động tới chính cá nhân. Nhưng biểu hiện thì lại diễn ra
song song với thực chất.
5.1.3. Bản chất:
Về bản chất, tác động song song cũng có mục đích là nhằm giáo dục các cá
nhân, nhưng thông qua tác động của tập thể cơ sở mà trong đó cá nhân sống và
hoạt động. Dùng dư luận của tập thể lành mạnh để điều chỉnh hành vi suy nghĩ,
hoạt động của mỗi cá nhân. Chúng ta có thể hiểu tác động song song là hình thức
tác động gián tiếp tới đối tượng giáo dục thông qua sự tác động của các thành viên
trong tập thể cơ sở để các thành viên trong tập thể tác động lẫn nhau.
5.1.4. Áp dụng:
Makarenko thường sử dụng phương pháp tác động song song trong 3 trường
hợp:
Có thể thông qua đội ngũ tự quản. Ví dụ Petrenkô đi làm không đúng giờ,
ông gặp đội trưởng đội I và nói "Đội I có người đi làm chậm" để đội trưởng về họp
đội I rút kinh nghiệm, nhắc Petrenkô. Hôm sau, lại Petrenkô đi làm muộn. Ông
triệu tập cả đội 1, ông tuyên bố "ở đội các em Petrenkô đi làm muộn lần thứ 2".
Đội hứa sẽ không xảy ra nữa. Tất nhiên sau đó đội đã họp và bàn mọi cách giúp
Petrenkô để không đi làm muộn. Như vậy, Makarenko đã tác động tới cả đội - tập
thể cơ sở. Khi tác động lần thứ 2 là ông đã kết hợp giữa tác động song song và tác
động tay đôi. Hiệu quả của tác động toàn đội sẽ mạnh hơn chỉ tác động vào đội
trưởng hay đội ngũ tự quản.
Một trường hợp khác: Một đội 12 thành viên, có 2 thành viên chưa tốt, 10
thành viên loại ưu nhưng cả đội đều được vé đi xem phim. Tại sao hai thành viên
chưa tốt vẫn được vé xem phim, trong trường hợp này họ nghĩ như thế nào? Lúc
này, hai thành viên chưa tốt tự cảm thấy mặc cảm khi mình không đóng góp gì cho
18
đội hay chưa thể hiện tốt mà vẫn được xem phim. Tự bản thân họ sẽ nỗ lực cố
gắng lần sau.
Trường hợp thứ ba Makarenko dùng là mời lên phòng ông uống trà, ông nói
về một điều gì đó mà không ám chỉ một ai, hoặc một đội nào, nhưng các em liên
hệ và tự đoán ra Makarenko định nói gì?
Một ví dụ cụ thể khác: Một em học sinh nam mắng học sinh nữ. Ông biết
chuyện và đưa cho những “nhân viên liên lạc” (đây là những em bé khoảng 10 tuổi
nhanh nhẹn, sắc sảo) phong bì đựng mảnh giấy có ghi: “Đồng chí Epxtinêép vui
lòng đến văn phòng 11 giờ đêm nay”. Ông biết rằng “nhân viên liên lạc” này sẽ
xem trước nội dung trong thư nhưng vẫn giả vờ không biết gì. Khi Epxtinêép nhận
được thư cảm thấy rất bối rối và vào phòng ông lúc 3 giờ, ông nói 11 giờ hãy quay
lại đây. Khi Epxtinêép về phòng, các “nhân viên liên lạc” xúm lại là hỏi Epxtinêép
điều gì đã xảy ra, ông sẽ trừng phạt như thế nào và mọi người lên án hành vi cũng
như khuyến khích Epxtinêép sửa chữa. Đến 11 giờ Epxtinêép đến phòng ông và
trình bày tất cả những nhận thức của mình về vấn đề và hứa sẽ không tái phạm
nữa.
Hình thức này dùng khi các tập thể cơ sở có đội ngũ tự quản vững vàng, có
dư luận lành mạnh... các đội viên có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc
chung. Vì vậy, những vấn đề nêu ra của nhà sư phạm không phải là một yêu cầu
trực tiếp với tập thể nào, mà chỉ như là một mong muốn, một nguyện vọng, một đề
xuất đối với phong trào chung. Về hình thức gây dư luận ngẫu nhiên, để mỗi tập
thể cơ sở và cá nhân tìm các biện pháp sáng tạo xây dựng tập thể, thực hiện các
mục tiêu giáo dục đặt ra.
Phương pháp tác động song song sẽ tạo ra ảnh hưởng dây chuyền: Đối tượng
cần tác động được cả tập thể giám sát, giúp đỡ quản lý, tập thể phải có trách nhiệm
với cá nhân đó và ngược lại cá nhân cần giáo dục cũng nhận thấy trách nhiệm
trước tập thể cơ sở. Phương pháp này chỉ có thể sử dụng khi tập thể cơ sở đã phát
triển đến giai đoạn 2 và giai đoạn 3, nghĩa là những yêu cầu của nhà giáo dục luôn
luôn có một lực lượng nòng cốt sẵn sàng giúp đỡ thực hiện, có dư luận tập thể lành
mạnh sẵn sàng ủng hộ phần tử tích cực và hành vi tích cực, đồng thời dư luận
không tha thứ cho những ai xâm phạm đến truyền thống danh dự quyền lợi chung
của tập thể. Và điều quan trọng là nhà sư phạm phải có uy tín, có kinh nghiệm,
được tập thể tin yêu.
Dùng tác động song song có thể đối với cả nhóm, hoặc tập thể cơ sở trong
tập thể lớn. Ví dụ nếu nhà sư phạm muốn đập tan một nhóm hay một bè phái có
hại, thì không nên tác động trực tiếp tới nhóm mà nên tiến hành tác động toàn tập
thể để cả tập thể chú ý tới nhóm, hoặc bè phái dư luận có hại đó.
Có thể nói phương pháp giáo dục bằng tác động song song là phương pháp
giáo dục đặc trưng của nền giáo dục XHCN, dựa trên cơ sở mục đích của chủ
nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội công bằng văn minh, quan hệ người với người
là bạn, luôn quan tâm tới sự tiến bộ của nhau.
Tóm lại, tác động song song là phương pháp nhà giáo dục sử dụng sức mạnh
của dư luận tập thể nhằm điều chỉnh suy nghĩ, hành động của cá nhân hoặc một
nhóm theo yêu cầu giáo dục. Như vậy, là cùng một tác động giáo dục cả tập thể và
đối tượng giáo dục đều chịu ảnh hưởng. Vì lẽ đó người ta ví hiệu quả của phương
pháp này như một mũi tên bắn hai đích (cả tập thể và cá nhân).
19
Cần nhớ tác động song song không phải như một số người hiểu là cùng một
lúc đối tượng vừa chịu tác động của nhà sư phạm vừa chịu tác động của tập thể.
Nếu hiểu như vẫn là hiểu theo tác động tay đôi.
Makarenko cho rằng "Giáo dục Xô Viết là khoa học giáo dục không tác động
trực tiếp mà là sự tác động song song"[3,tr.58], vì chỉ có phương pháp đó mới phát
huy hết ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác của mỗi em trong quá trình tự giáo
dục, mới biến quá trình giáo dục thành tự rèn luyện của thế hệ trẻ.
5.2. Phương pháp giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh
5.2.1. Định nghĩa:
Theo Makarenko, chúng ta có thể hiểu phương pháp giáo dục trong hệ thống
viễn cảnh là dựa trên yêu cầu của quá trình giáo dục, căn cứ vào nhu cầu của tập
thể và cá nhân, xuất phát từ đặc điểm của tập thể đối tượng, nhà giáo dục giúp cho
tập thể xây dựng một hệ thống mục tiêu, một chương trình nội dung, kế hoạch giáo
dục, hoạt động, tổ chức thực hiện để đạt tới những dự định đã vạch ra.
5.2.2. Đặc điểm:
Hệ thống viễn cảnh đó bao gồm từ viễn cảnh gần, trung bình đến xa. Điều
chủ yếu là nhà sư phạm phải biến dự kiến cá nhân hình thành mong muốn, thành
phong trào của tập thể cơ sở để mỗi thành viên thực hiện một cách tự giác dưới sự
điều khiển của đội ngũ tự quản. Có như vậy hệ thống viễn cảnh mới trở thành
phương pháp giáo dục.
Viễn cảnh gần là những mục tiêu đơn giản, thời gian thực hiện ngắn, thỏa
mãn nhu cầu cá nhân, thậm chí đó là những nhu cầu vật chất "có thể bắt đầu từ
một bữa ăn ngon hoặc một buổi xem xiếc, nhưng phải luôn luôn gợi ra và mở rộng
từng bước những triển vọng của cả tập thể" và hạn chế những tham vọng vật chất
và quyền lợi cá nhân. Nhà sư phạm làm sao giải quyết tốt mâu thuẫn giữa viễn
cảnh cá nhân và viễn cảnh của tập thể, phải loại trừ dần những khao khát vật chất,
những thói quen tầm thường, sự vui thích vì cá nhân. Chỉ xây dựng những viễn
cảnh gần trên nguyên tắc thích thú thì sẽ là một sai lầm nặng, dù ở đây có những
yếu tố ích lợi. Theo cách đó chúng ta sẽ tập cho trẻ em quen với một chủ nghĩa
hưởng lạc hoàn toàn không thể chấp nhận được khi tập thể đã trở thành một gia
đình hòa thuận thì mọi hình thức hoạt động tập thể đều được thừa nhận như một
viễn cảnh gần vui thích. Một trong những nhiệm vụ của các nhà sư phạm, các cơ
quan giáo dục là tổ chức những viễn cảnh như vậy, nghĩa là luôn luôn mơ ước đến
ngày mai tràn đầy cố gắng và thắng lợi của tập thể. Với ý nghĩa đó cuộc sống của
tập thể sẽ chan chứa niềm vui niềm vui không phải của sự giải trí, của sự thỏa mãn
chốc lát vì cá nhân, mà là niềm vui của sự cố gắng lao động căng thẳng và tin
tưởng vào thắng lợi thành công của tập thể và bản thân trong tương lai.
5.2.3. Bản chất:
Cũng nên nhớ rằng hệ thống viễn cảnh gần phải đa dạng, nhiều hình thức và
phải thực hiện có hiệu quả. Bản thân của những thành công nhỏ được thực hiện
cũng sẽ là nguồn kích thích mạnh mẽ con người trong cuộc sống và hoạt động.
Viễn cảnh trung bình là một dự án kế hoạch tập thể mà thời gian hoàn thành
muộn hơn một chút, lâu hơn, đòi hỏi sự nỗ lực chung nhiều hơn như: kỷ niệm một
ngày lễ lớn, ngày truyền thống của trường hàng năm v.v…
Khi xây dựng hệ thống mục tiêu, kế hạch cho viễn cảnh trung bình cần dựa
trên quyền lợi chung của tập thể, lấy kích thích tinh thần như danh hiệu, cuộc sống
20
văn hóa, giảm dần kích thích vật chất ngay cả đối với trẻ nhỏ như phấn đấu hoạt
động vì sự vui chung của tập thể (một đợt nghỉ hè, tham quan), kỷ niệm một ngày
hội truyền thống của dân tộc hay của một tập thể... Nên quan tâm tới mục tiêu xã
hội, vi danh dự của tập thể.
Viễn cảnh trung bình và để tiến dần tới viễn cảnh xa.
Viễn cảnh xa là tương lai, tiền đề của sự phát triển của tập thể lớn, nói rộng
ra là tương lai của đất nước của dân tộc mà tương lai của mỗi cá nhân nằm trong
đó, đòi hỏi họ phải nỗ lực cố gắng với ý thức trách nhiệm rất lớn để góp phần thực
hiện những dự kiến của đất nước.
Nhà giáo dục cần giáo dục học sinh có nhận thức và họ chủ động xây dựng
phương hướng sống, học tập, lao động của cá nhân trên cơ sở yêu cầu của xã hội.
Giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh chính là giúp cho tập thể và mỗi cá nhân
xây dựng hệ thống mục tiêu và chủ động thực hiện những dự án với tư cách là
người làm chủ (chủ thể) tích cực của quá trình giáo dục. Thậm chí không cần có
sự động viên kích thích của nhà sư phạm. Bản thân hệ thống viễn cảnh có sức
mạnh như một động lực thúc đẩy con người vươn tới tương lai.
Cơ sở khoa học của phương pháp giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh chính là
căn cứ vào đặc điểm ý thức của con người luôn luôn muốn một cuộc sống tốt đẹp.
Makarenko nói: "Sự kích thích chân chính của cuộc sống con người là niềm vui ở
ngày mùa. Trong kỹ thuật giáo dục niềm vui đó là một trong những kích thích cực
kỳ quan trọng của công tác giáo dục. Trước hết phải tổ chức niềm vui, gọi nó đến
với cuộc sống". Dù những con người tồi tàn nhất thì họ cũng mong ngày mai phải
tốt hơn ngày hôm nay. Phương pháp giáo dục trên còn căn cứ vào đặc điểm của
hoạt động trong quá trình hình thành nhân cách. Kết quả của hoạt động là động cơ
kích thích Makarencô căn cứ vào bản chất của quá trình giáo dục giải quyết các
mâu thuẫn đa dạng, phức tạp là yếu tố quyết định sự phát triển nhân cách.
5.3. Phương pháp giáo dục “bùng nổ”
5.3.1. Định nghĩa:
Khi giải thích nghệ thuật giáo dục bằng "bùng nổ", Makarenko đã viết:
“Tôi nói "bùng nổ" không có nghĩa là đặt một gói bộc phá dưới chân một
người nào đó, châm ngòi rồi bò chạy, đề cho người đó nổ tung ra. Tôi muốn nói
tới một tác động bất thần làm đảo lộn hoàn toàn mọi ước muốn của con người, mọi
nguyện vọng của họ”.[2, tr.45]
Theo kinh nghiệm của Makarenko, chúng ta có thể hiểu đó là phương pháp
mà nhà sư phạm dùng những tác động mạnh đặc biệt, bất thần tạo ra những
chuyển biến về mặt tâm lý, điều chỉnh quá trình hưng phấn và ức chế để phá vỡ
những suy nghĩ, thói quen, hành vi xấu, tạo ra những suy nghĩ, những tình cảm
hành vi mới theo yêu cầu giáo dục..
5.3.2. Đặc điểm:
Ông đã sử dụng phương pháp này trong việc tiếp nhận những học sinh mới
tới trại bằng việc tổ chức đón tiếp thật trọng thể, nghiêm trang, tổ chức, đốt quần
áo cũ v.v… Ví dụ ông đã trao cho Karabanốp đi lĩnh tiền cho trại bằng những
bùng nổ liên tiếp: Trao cho giấy giới thiệu, ngân phiếu, cả ngựa, lại cả súng (tưởng
chừng như là một sự liều lĩnh) - khi nhận tiền, Makarenko lại không đếm mặc dù
em yêu cầu ông đếm. Rồi ông lại tuyên bố tiếp "Từ nay em sẽ là người đi lấy tiền
ở ngân hàng cho trại... Và quả thực từ đó ông trao cho em đi lĩnh thật. Nhờ những
21
tác động mạnh, bất thần, liên tiếp đó đã làm mất đi ở em các mặc cảm ở trại không
ai tin em vì thấy em ăn cắp, phá phách. Nhưng sau những cú bùng nổ của
Makarenko - thể hiện lòng tin đối với em, đã làm cho em suy nghĩ và hành động
để không phụ lòng tin của ông - chính là niềm tin của tập thể đối với em.
Cần lưu ý là: Theo quan điểm của Makarenkô phương pháp bùng nổ là nghệ
thuật giáo dục cá biệt, đối với giáo dục lại là tác động cá nhân. Nhưng kết quả vận
dụng của các nhà giáo dục Việt Nam cho thấy đây là phương pháp có thể dùng với
cá nhân và cả tập thể, với cả trường hợp không tốt và cả đối tượng và tập thể tiên
tiến. Vì sao vậy? Như chúng ta đã biết giáo dục là một quá trình tích lũy từ lượng
để dẫn tới biến đổi về chất; bằng "bùng nổ" liên tiếp và có hệ thống, có thể đẩy
(kích) quá trình giáo dục phát triển nhanh hơn.
5.3.3. Bản chất:
Vấn đề quan trọng nhất của việc sử dụng phương pháp "bùng nổ" là chọn
thời cơ (thời điểm bùng nổ) chính xác, đúng lúc (bỏ lỡ thời cơ thì không thể bùng
nổ). Phải bắt chớp thời cơ. Phải xây dựng nội dung bùng nổ một cách hệ thống,
liên tiếp, cường độ tác động mạnh theo một ý định. Ví dụ, hình thành tình cảm yêu
nghề sư phạm, các nhà giáo Việt Nam đã tạo ra những hoạt động, những tác động
mạnh liên tiếp để gây những xúc cảm nghề nghiệp của cá nhân và cả tập thể lớp.
Trên đây chỉ giới thiệu một vài phương pháp giáo dục của Makarenko. Trên
thực tế, Makarenko sử dụng rất nhiều cách giáo dục rất phong phú, đa dạng. Cần
chú ý rằng, theo Makarenko - không có một phương pháp nào là vạn năng cũng
như không có một nhà giáo dục nào đủ tài đào tạo nên những con người mới
XHCN, vì vậy, cần kết hợp, vận dụng tổng hợp các phương pháp.
- Tất cả các phương pháp giáo dục về mục đích là giáo dục nhân cách những
con người cụ thể nhưng đều cần tiến hành thông qua tập thề cơ sở (lớp học) và tập
thể lớn (trường học, xã hội).
- Đối với phương pháp nào thì vai trò của nhà sư phạm cũng rất quan trọng,
đòi hỏi nhà sư phạm phải mẫu mực, có uy tín, có bản lĩnh, giầu kinh nghiệm và lý
luận, phải có nhạy cảm sư phạm, linh hoạt, lạc quan và nhân đạo v. v...
5.4. Liên hệ thực tiễn giáo dục
Như chúng ta đã biết, ngày nay, các phương pháp giáo dục ở Việt Nam khá
đa dạng. Cả ba phương pháp mà Makarenko đề xướng đều được áp dụng tại giáo
dục Việt Nam. Hệ thống lý luận về ba phương phương pháp được các nhà giáo dục
Việt Nam đề cập hầu như không có sự khác biệt gì so với những gì Makarenko
nêu ra mặc dù ở thực tế tùy trường hợp sẽ có sự linh động, ứng biến phù hợp.
Anton Makarenko đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp giáo
dục trẻ em, và công trình của ông được công nhận trên toàn thế giới. Ba tác phẩm
chính của ông (“Pedagogicheskaya Poem”, “A Book for Parents” và “Flags on the
Towers”) được tái bản ở liên bang Xô Viết hơn 250 lần và dịch sang nhiều thứ
tiếng khác nhau. Một người có thể đồng ý hoặc không đồng ý với triết lý giáo dục
của ông, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng thông qua quá trình giáo dục thực
tế của mình, ông đã thành công trong việc thay đổi số phận cho rất nhiều trẻ em.
Thực vậy, sự kiểm tra tốt nhất về thuyết giáo dục của ông có thể được tìm thấy ở
học sinh của ông. Nhiều hơn ba ngàn trẻ em kiều dân đã trưởng thành và trở thành
những kỹ sư, giáo viên, bác sỹ quân đội, họa sĩ, nghệ sĩ, luật sư và nhà báo nổi
tiếng.
22
Chương 6
CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CỦA MAKARENKO
Những bài học về cách sử dụng đồng tiền
Gia đình thứ nhất: Gia đình Nikolai Babik
Theo vợ chồng họ:
Tiền bạc dư thừa là điều kiện sản sinh những thói hư, tật xấu. Trẻ có tiền
trong túi ắt nảy sinh thói hư. Trẻ không có tiền trong túi sẽ có điều kiện nuôi
những tâm hồn trong trắng. Theo họ, phải quản lý con cái thật chặt chẽ và nghiêm
khắc.
Vì vậy:
Cha mẹ không cho phép con cái có tiền. Cha mẹ phải quản lý kinh tế gia đình
hết sức chặt chẽ, chi tiết. Trẻ cần gì xin phép bố mẹ mới được mua. Cần bao nhiêu
xin bấy nhiêu, không được phép dư thừa. Đồng thời trong gia đình Nikolai Babik
đồng tiền như vật quý giá, mọi người đều không biết chỗ để kín đáo đó, trừ ông
bố.
Kết quả:
Những đứa trẻ thật“tội nghiệp”. Chúng rụt rè, e lệ, không dám thể hiện mong
muốn thật sự của mình.
Cha mẹ nên dạy con về giá trị của đồng tiền.[2, tr.124]
Gia đình thứ 2: Gia đình Nikita Lycenko
Theo người vợ:
Đồng tiền rất tầm thường. Trẻ con không cần tính toán tiền nong thì nhân
cách mới phát triển được. Chính suy nghĩ đó nên bà đã để trẻ tự do chi tiêu một
cách thoải mái để trẻ không bận tâm đến tiền nong.
Vì vậy:
Cha mẹ và con cái cùng tự do chi tiêu. Ai cần tiền thì tiêu. Tiền của gia đình
được vứt bừa bộn trong ngăn kéo mà không có sự quản lý của bố mẹ. Gia đình
không có một tài khoản cố định và cũng không có kế hoạch chi tiêu cụ thể.
Kết quả:
Cả gia đình tự do chi tiêu để rồi số tiền hết trước khi lĩnh lương năm ngày.
Ông bố phải vay tiền của bạn và bọn trẻ lại không hay biết điều này, chỉ lo cho
những nhu cầu và lợi ích của chúng. [2, tr.128]
Gia đình thứ 3: Gia đình Ivan Prophievich Pigov
Theo gia đình này:
Đồng tiền là thành quả lao động, phải vất vả mới có. Chính vì vậy phải cất
giữ cẩn thận, ngăn nắp. Cha mẹ cần quản lý cách chi tiêu nhưng không chi tiết.
Đồng thời dạy trẻ có ý thức quản lý tiền tiêu của mình. Như vậy trẻ vừa biết sắp
xếp cuộc sống, vừa biết lo lắng cho kinh tế gia đình.
Vì vậy:
Cha mẹ quản lý kinh tế một cách dân chủ, thoải mái, cung cấp một số vừa đủ
cho con chi tiêu trong tuần. Trẻ có trách nhiệm với số tiền của mình và chi tiêu sao
cho hợp lý. Nếu tiêu ít sẽ được dư thừa, còn nếu tiêu nhiều, thiếu thốn thì trẻ tự
chịu, không được phép xin thêm.
23
Bố mẹ quản lý số tiền trong gia đình mà không cần giám sát con vì bố mẹ và
con cái đã hiểu nhau. Đồng thời mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều được công
khai và cùng được bàn luận để đi đến thống nhất cuối cùng.
Kết quả:
Trẻ em trong gia đình nhà Pigov rất ngoan và vui vẻ, biết cách chi tiêu hợp
lý, biết thể hiện mong muốn chính đáng của mình. [2, tr.131]
24
KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Makarenco, chúng tôi đưa ra
kết luận như sau:
1) Makarenkô là nhà lý luận và thực tiễn xuất sắc của nền giáo dục XHCN.
Ông đã vận dụng sáng tạo lý luận Mác xít vào thực tế để rút ra những kinh
nghiệm làm phong phú cho lý luận giáo dục XHCN nói riêng và giáo dục
nhân loại nói chung.
2) Hệ thống giáo dục của ông rất toàn diện.
3) Kinh nghiệm và lý luận giáo dục của ông có tính phổ biến, có giá trị thực
tiễn lớn lao trong thời đại hiện nay (Điều này được khẳng định ở Hội nghị
khoa học quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1988).
4) Các nhà giáo dục, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và thầy cô giáo Việt Nam,
cũng như ở các nước khác trong đó có cả một số lớn các nước tư bản đã và
đang vận dụng kinh nghiệm của Makarenkô trong nhiều lĩnh vực giáo dục.
Tất nhiên mức độ vận dụng, hiệu quả của vận dụng còn phụ thuộc vào điều
kiện xã hội, khả năng sáng tạo của các nhà giáo dục ở mỗi nước.
25