Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG ANDROID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.85 KB, 43 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
********

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG
TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG ANDROID

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Chuyên ngành

: Công ty cổ phần công nghệ tương lai Việt Nam
: Mai Văn Hiển
: Dương Thị Thanh Huyền
: DH2C1
: Công nghệ thông tin

Hà Nội, tháng 4 năm 2016


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
********

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG


TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG ANDROID

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn

: Công ty cổ phần công nghệ tương lai Việt Nam
: Mai Văn Hiển

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)


Hà Nội, tháng 4 năm 2016

LỜI CẢM ƠN


Em xin chân thành cám ơn các thầy cô, cán bộ, công nhân viên của Khoa Công
nghệ thông tin, các Khoa, đoàn thể khác của trường đại học Tài Nguyên và Môi
Trường Hà Nội đã nhiệt tình quan tâm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên Công ty cổ phần công nghệ
tương lai Việt Nam (Ftech.vn) đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, hỗ trợ em trong
suốt quá trình thực tập, giúp em vượt qua những hạn chế của bản thân và những khó
khăn trong quá trình nghiên cứu.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô đã giảng dạy em trong suốt những
năm học tập tại trường, những người đã truyền đạt cho em không chỉ kiến thức, kinh
nghiệm quý báu, mà cả những câu chuyện về cuộc sống, những bài học làm người ý
nghĩa. Những kiến thức, bài học đó đã, đang và sẽ tiếp tục là hành trang, động lực giúp
em tự hoàn thiện bản thân, vượt qua những khó khăn và vững bước trên con đường
phía trước.
Con xin cảm ơn gia đình đã luôn quan tâm, chăm sóc, tin tưởng, ủng hộ con
trong suốt quá trình học tập.Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã luôn là nguồn động viên, ủng
hộ to lớn với tôi trong những năm tháng ở giảng đường đại học.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành thực tập bằng tất cả sự nỗ lực và khả năng
hạn chế của mình, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự
cảm thông và những góp ý quý giá từ thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!


KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

1

Ký hiệu
viết tắt
ADT

2

STT

Ý nghĩa tiếng Anh

Ý nghĩa tiếng Việt


Android Development Tools

Bộ công cụ phát triển Android

API

Application Programming
Interface

Giao diện lập trình ứng dụng

3

IDE

Integrated Development
Enviroment

Môi trường phát triển tích hợp

4

JDT

Java Development Toolkit

Bộ công cụ phát triển Java

5


PDE

Plug-in Development
Environment

Môi trường phát triển trình
cắm thêm

6

SDK

Software Development Kit

Bộ công cụ phát triển phần
mềm


MỤC LỤC

6


DANH SÁCH BẢNG

7


DANH SÁCH HÌNH VẼ


8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập.
Với cuộc sống ngày càng bận rộn và phát triển ngày nay, để có thể theo kịp
được guồng quay của nhịp sống, con người cần biết được thông tin một cách nhanh
chóng, kịp thời, chính xác và chi tiết, đặc biệt là những thông tin liên quan mật thiết
với đời sống và công việc. Đối với nhà kinh doanh, quản lý, việc cập nhật thông tin về
khách hàng, xu hướng hiện tại trở lên vô cùng quan trọng. Việc cập nhật quản lý thông
tin khách hàng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của công ty, cửa hàng,
mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến các kế hoạch, dự định đầu tư trong tương lai, thậm chí
quyết định thành công của người quản lý trong lĩnh vực kinh doanh.
Ngày xưa, việc dự quản lý khách hàng thường nhờ vào quản lý sổ sách hoặc
trên máy tính… mọi công tác tính toán, xem xét, theo dõi hầu như được thực hiện thủ
công, dẫn đến có thể xảy ra sai sót không nhỏ gây nên những khó khăn không nhỏ đối
với công việc kinh doanh của công ty hay cửa hàng.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã có những phương pháp và
công cụ tiên tiến để quản lý khách hàng với độ chính xác cao hơn cũng như sự sai lệch
về thời gian xảy ra ít hơn. Tuy nhiên, thông thường chúng ta phải có một chiếc máy
tính cá nhân để quản lý khách hàng. Với cuộc sống ngày càng bận rộn như ngày nay
thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể quản lý, theo dõi cửa hàng thông qua máy
tính, vì vậy nhu cầu thiết yếu hiện nay là cần có một cách nào đó để biết được thông
tin khách hàng một cách chi tiết, chính xác, kịp thời, mọi lúc mọi nơi.
Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay,
mạng internet và các thiết bị di động đã có mặt rộng rãi, phủ sóng rộng khắp trong
cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng trở thành một phần không thể thiếu, giúp
ích rất nhiều trong công việc, học tập cũng như các lĩnh vực đời sống khác. Chỉ cần
với một chiếc điện thoại di động được kết nối mạng internet, chúng ta có thể truy cập

thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên, việc tận dụng được những khả năng của smartphone và mạng
internet để lấy được thông tin cần thiết, cũng như truy xuất được các tri thức hữu ích
từ các định dạng dữ liệu mà các API cung cấp thì phải thông qua các phần mềm, ứng
dụng mà các lập trình viên cung cấp. Bởi lẽ người dùng thông thường không am hiểu
nhiều về công nghệ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cũng như hiểu rõ các dữ liệu

9


trong kết quả trả về, do đó các phần mềm, ứng dụng với giao diện thân thiện và dễ sử
dụng với người dùng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất và tiện lợi nhất.
Nhận thấy những điều trên, em có ý tưởng kết hợp các công nghệ này lại với
nhau để tạo ra một ứng dụng phù hợp với nhu cầu quản lý thông tin khách hàng một
cách chi tiết, nhanh chóng và tiện lợi, đó là phần mềm được phát triển trên hệ điều
hành Android với tên gọi là “Quản lý khách hàng”.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập.
o Đối tượng thực hiện
- Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thiết kế phần mềm quản lý khách hàng cho cửa
hàng trên hệ điều hành Android.
o Phạm vi thực hiện
- Thời gian: đề tài thực tập được thực hiện từ ngày 10 tháng 3 năm 2016 đến ngày 15
o
3.


tháng 4 năm 2016
Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần công nghệ tương lai Việt Nam (Ftech.vn)
Phương pháp thực hiện
Phân tích thiết kế phần mềm quản lý khách hàng dựa trên hoạt động thực của cửa hàng

Mục tiêu và nội dung của đề tài
Mục tiêu: Nghiên cứu, phân tích thiết kế phần mềm quản lý khách hàng trên thiết bị di

động android.
• Nội dung:
- Tìm hiểu về hệ điều hành Android và lập trình trên Android
- Tìm hiểu về phần mềm Eclipse
- Tìm hiểu, phân tích thiết kết phần mềm quản lý khách hàng trên thiết bị di động, bao
-

gồm các chức năng:
Chỉ cho phép người dùng có tài khoản và mật khẩu mới có khả năng truy cập vào được

-

chương trình
Hiển thị thông tin cá nhân của khách hàng
Cho phép người quản trị có thể thêm, sửa, xóa thông tin của khách hàng
Cho phép người quản trị xem đơn hàng, lịch sử mua bán, thay đổi cập nhật đơn hàng

-

hoặc hủy đơn hàng.
Đưa ra danh sách sản phẩm gợi ý cho khách hàng thông qua thống kê lịch sử mua
hàng.

10


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

Công ty cổ phần công nghệ tương lai Việt Nam (Ftech.vn) có trụ sở tại phòng
607, 57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội là một công ty uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ hosting, máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS), dịch vụ hỗ trợ đặt máy chủ tại
nhiều trung tâm dữ liệu VNPT,FPT,ODS… Với mục tiêu trở thành một trong những
nhà cung cấp Hosting lớn nhất, đi đầu trong công nghệ môi trường lưu trữ,cung cấp
dịch vụ tốt nhất, Ftech.vn đã không ngừng hoàn thiện và nâng cấp dịch vụ của công ty.
Ftech.vn có sử dụng phiên bản Cpanel mới nhất. CPanel là một hệ thống quản
trị web hosting trên nền tảng Linux phổ biến và mạnh mẽ nhất hiện nay. Cpanel cung
cấp giao diện đồ họa đơn giản, linh hoạt với rất nhiều tính năng giúp các bạn quản trị
hosting và website của mình một cách dễ dàng. Như vậy Ftech.vn cho phép người
dùng có thể sử dụng một số chức năng mà chỉ Cpanel phiên bản mới nhất mới có, đó
là chuyển version PHP tự do . PHP là viết tắt của cụm từ Personal Hompe Page là
ngôn ngữ chạy trên máy chủ và được dùng để tạo ra các website với tính năng phức
tạp. Khác với các ngôn ngữ HTML hay Javascript được chạy trên trình duyệt của
người dùng (hay còn gọi là máy khách) thì PHP được viết để chạy trên máy chủ. Nhờ
đó người dùng hoàn toàn có thể chủ động cấu hình các Module mở rộng cho PHP, phù
hợp cho hầu hết các website chạy mã nguồn mở và mã nguồn đóng.
Tiếp nữa, bên Ftech.vn sử dụng Light Speed làm server kết hợp với Apache,
qua đó tạo được cảm giác bất ngờ về tốc độ, điều này giúp Ftech.vn giảm số lần xử lý
trên CPU và giúp cho khách hàng cảm giác trang web chạy nhanh và nhẹ !
Hiện tại bên Ftech.vn còn có công cụ giúp chống DDOS hiệu quả cho tất cả các
gói dịch vụ của mình. DDoS là kiểu tấn công làm cho mục tiêu, là các trang web, dịch
vụ trực tuyến, trở nên quá tải. Người dùng gặp khó khăn, hay thậm chí không thể truy
cập vào các trang web, dịch vụ này. Qua đó Ftech.vn giúp khách hàng cảm thấy an tâm
mỗi khi sử dụng dịch vụ của Ftech.vn.
Với đội ngũ hơn 10 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực hosting,Ftech.vn luôn luôn
hiểu khách hàng cần gì và muốn gì. Ftech.vn đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản
thân để phục vụ hàng ngàn khách hàng, quàn lý hàng vạn địa chỉ IPv4, ngày càng
chứng tỏ chất lượng và dịch vụ trong lĩnh vực quản lý hosting.


11


CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
2.1 Giới thiệu về mối quan hệ khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng hay CRM (tiếng Anh: Customer relationship
management) là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với
khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng
như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc và các vấn đề khác nhằm phục vụ khách
hàng tốt hơn. Các mục tiêu tổng thể là tìm kiếm, thu hút, giành niềm tin khách hàng
mới, duy trì những đối tác đã có, lôi kéo khách hàng cũ trở lại, giảm chi phí tiếp thị và
mở rộng dịch vụ khách hàng. Việc đo lường và đánh giá mối quan hệ với khách hàng
là rất quan trọng trong mục tiêu thực hiện chiến lược.
Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông tin của khách hàng sẽ được
cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công cụ dò tìm
dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách khách hàng tiềm
năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngoài ra,
doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh
chóng và hiệu quả.
Quản lý quan hệ khách hàng cung cấp một hệ thống đáng tin cậy, giúp quản lý
khách hàng và nhân viên, cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng. Một
chính sách quan hệ khách hàng hợp lý còn bao gồm chiến lược đào tạo nhân viên, điều
chỉnh phương pháp kinh doanh và áp dụng một hệ thống công nghệ thông tin phù hợp.
Quan hệ khách hàng không đơn thuần là một phần mềm hay một công nghệ mà còn là
một chiến lược kinh doanh bao gồm cả chiến lược tiếp thị, đào tạo và các dịch vụ mà
doanh nghiệp cung ứng tới khách hàng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một giải pháp
quan hệ khách hàng hợp lý dựa trên tiêu chí đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, quan
tâm tới nhu cầu của khách hàng nhằm đạt được mục đích là duy trì mối quan hệ tốt với
khách hàng và đạt được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.
Tóm lại, CRM là tập hợp các công tác quản lý, chăm sóc và xây dựng mối quan

hệ giữa các khách hàng và doanh nghiệp.

12


2.2 Tổng quan hệ điều hành Android
2.2.1 Giới thiệu về Android
Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho
các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Ban đầu, Android được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự hỗ trợ tài chính từ
Google và sau này được chính Google mua lại vào năm 2005. Android ra mắt vào năm
2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở: một hiệp hội gồm
các công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn
mở cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào
tháng 10 năm 2008.
Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo Giấy phép
Apache. Chính mã nguồn mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã
cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt huyết
được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Ngoài ra, Android còn có một
cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để mở rộng chức năng
của thiết bị, bằng một loại ngôn ngữ lập trình Java có sửa đổi. Vào tháng 10 năm 2012,
có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android và số lượt tải ứng dụng từ Google Play, cửa
hàng ứng dụng chính của Android, ước tính khoảng 25 tỷ lượt.
Những yếu tố này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh
phổ biến nhất thế giới, vượt qua Symbian vào quý 4 năm 2010 và được các công ty
công nghệ lựa chọn khi họ cần một hệ điều hành không nặng nề, có khả năng tinh
chỉnh và giá rẻ chạy trên các thiết bị công nghệ cao thay vì tạo dựng từ đầu. Kết quả là
mặc dù được thiết kế để chạy trên điện thoại và máy tính bảng, Android đã xuất hiện
trên TV, máy chơi game và các thiết bị điện tử khác. Bản chất mở của Android cũng
khích lệ một đội ngũ đông đảo lập trình viên và những người đam mê sử dụng mã

nguồn mở để tạo ra những dự án do cộng đồng quản lý. Những dự án này bổ sung các
tính năng cao cấp cho những người dùng thích tìm tòi hoặc đưa Android vào các thiết
bị ban đầu chạy hệ điều hành khác.
Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời
điểm quý 3 năm 2012, với tổng cộng 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu
lượt kích hoạt mỗi ngày [1].

13


Hệ điều hành Android là một hệ điều hành rất mạnh, có bảo mật cao, hỗ trợ
Logo
điềuEDGE,
hành Android
được nhiều công nghệ tiênHinh
tiến 2.
như
3G,hệ
GPS,
Wifi… tương thích với nhiều
phần cứng, hỗ trợ nhiều loại bộ nhập dữ liệu như keyboard, touch và trackball.
Android là hệ điều hành di động nên có khả năng kết nối cao với các mạng không dây,
hỗ trợ công nghệ OpenGL, có khả năng chơi các phương tiện media, hoạt hình cũng
như trình diễn các khả năng đồ họa khác cực tốt, là tiền đề để phát triển các ứng dụng
có giao diện phức tạp chẳng hạn như là các trò chơi.
Android liên tục được phát triển, mỗi bản cập nhật từ Google là mỗi lần
Android được tối ưu hóa để hoạt động tốt hơn, ổn định hơn, hỗ trợ thêm công nghệ
mới[2].

Hinh 2. Các Smartphone trọng tâm


2.2.2 Kiến trúc hệ điều hành Android
Hệ điều hành Android có 4 tầng từ dưới lên trên là tầng hạt nhân Linux (Phiên
bản 2.6), tầng Libraries & Android Runtime, tầng Application Framework và trên cùng
là tầng Applications.

14


o Tầng hạt nhân Linux (Linux Hinh
Kernel
Hệ hệ
điều
hành
Android
được phát triển dựa
2. layer):
Kiến trúc
điều
hành
Android
trên hạt nhân Linux, cụ thể là hạt nhân Linux phiên bản 2.6, điều đó được thể hiện ở
lớp dưới cùng này. Tất cả mọi hoạt động của điện thoại muốn thi hành được thì đều
được thực hiện ở mức cấp thấp ở lớp này bao gồm quản lý bộ nhớ (memory
management), giao tiếp với phần cứng (driver model), thực hiện bảo mật (security),
quản lý tiến trình (process). Tuy được phát triển dựa vào nhân Linux nhưng thực ra
nhân Linux đã được nâng cấp và sửa đổi rất nhiều để phù hợp với tính chất của những
thiết bị cầm tay như hạn chế về bộ vi xử lý, dung lượng bộ nhớ, kích thước màn hình,
-


nhu cần kết nối mạng không dây... Tầng này có các thành phần chủ yếu:
Display Driver: Điều khiển việc hiển thị lên màn hình cũng như thu nhận những điều

-

khiển của người dùng lên màn hình (di chuyển, cảm ứng...)
Camera Driver: Điều kiển hoạt động của camera, nhận luồng dữ liệu từ camera trả về
Bluetooth Driver: Điều khiển thiết bị phát và thu sóng Bluetooth
USB Driver: Quản lý hoạt động của các cổng giao tiếp USB
Keypad Driver: Điều khiển bàn phím
Wifi Driver: Chịu trách nhiệm về việc thu phát sóng wifi
Audio Drivers: Điều khiển các bộ thu phát âm thanh, giải mã các tính hiệu dạng audio

-

thành tín hiệu số và ngược lại.
Binder (IPC) Driver: Chịu trách nhiệm về việc kết nối và liên lạc với mạng vô tuyến

như CDMA, GSM, 3G, 4G để đảm bảo những chức năng truyền thông được thực hiện
o Tầng Libraries: Phần Libraries: Phần này có nhiều thư viện được viết bằng C/C++ để
-

các phần mềm có thể sử dụng, các thư viện đó được tập hợp thành một số nhóm như:
Thư viện hệ thống (System C library): Thư viện dựa trên chuẩn C, được sử dụng chỉ

-

bởi hệ điều hành.
Thư viện Media (Media Libraries): Có nhiều codec để hỗ trợ việc phát và ghi các loại
định dạng âm thanh, hình ảnh, video thông dụng


15


-

Thư viện web (LibWebCore): Đây là thành phần để xem nội dung trên web, được sử
dụng để xây dựng phần mềm duyệt web (Android Browser) cũng như để các ứng dụng
khác có thể nhúng vào. Nó cực kỳ mạnh, hỗ trợ được nhiều công nghệ mạnh mẽ như

HTML5, JavaScript, CSS, DOM, AJAX…
- Thư viện SQLite: Hệ cơ sở dữ liệu để các ứng dụng có thể sử dụng
o Phần Android Runtime: Phần này chứa các thư viện mà một chương trình viết bằng
ngôn ngữ Java có thể hoạt động. Phần này có 2 bộ phận tương tự như mô hình chạy
Java trên máy tính thường. Thứ nhất là các thư viện lõi (Core Libraries), chứa các lớp
như JAVA IO, Collections, File Access. Thứ hai là một máy ảo java (Dalvik Virtual
Machine). Mặc dù cũng được viết từ ngôn ngữ Java nhưng một ứng dụng Java của hệ
điều hành Android không được chạy bằng JRE của Sun (nay là Oracle) (JVM) mà là
chạy bằng máy ảo Dalvik do Google phát triển
o Tầng Application Framework: Tầng này xây dựng bộ công cụ - các phần tử ở mức cao
để các lập trình viên có thể nhanh chóng xây dựng ứng dụng. Nó được viết bằng Java,
có khả năng sử dụng chung để tiết kiệm tài nguyên. Giới thiệu một số thành phần của
-

tầng này:
Activity Manager: Quản lý các chu kỳ sống của một ứng dụng cũng như cung cấp

-

công cụ điều khiển các Activity

Telephony Manager: Cung cấp công cụ để thực hiện việc liên lạc như gọi điện thoại.
Location Manager: Cho phép xác định vị trí của điện thoại thoại dựa vào hệ thống định

-

vị toàn cầu GPS và Google Maps
Window Manager: Quản lý việc xây dựng và hiển thị các giao diện người dùng cũng

-

như tổ chức quản lý các giao diện giữa các ứng dụng
Notification Manager: Quản lý việc hiển thị các thông báo (như báo có tin nhắn, có e-

-

mail mới…)
Resource Manager: Quản lý tài nguyên tĩnh của các ứng dụng bao gồm các file hình
ảnh, âm thanh, layout, string…(những thành phần không được viết bởi ngôn ngữ lập

trình)
o Tầng Applications:Đây là lớp ứng dụng giao tiếp với người dùng, bao gồm các ứng
-

dụng như:
Các ứng dụng cơ bản, được cài đặt đi liền với hệ điều hành là gọi điện (Phone), quản
lý danh bạ (Contacts), duyệt web (Browser), nhắn tin (SMS), lịch làm việc (Calendar),

-

đọc e-mail (Email-Client), bản đồ (Map), quay phim chụp ảnh (Camera)...

Các ứng dụng được cài thêm như các phần mềm chứng khoán (Stock), các trò chơi

(Game), từ điển...
o Các chương trình có các đặc điểm là:
- Viết bằng Java, phần mở rộng là apk

16


-

Khi mỗi ứng dụng được chạy, nó có một phiên bản Virtual Machine được dựng lên để
phục vụ cho nó. Nó có thể là một Active Program: Chương trình có giao diện với

-

người sử dụng hoặc là một background: Chương trình chạy nền hay là dịch vụ
Android là hệ điều hành đa nhiệm, trong cùng một thời điểm, có thể có nhiều chương
trình cùng chạy một lúc, tuy nhiên, với mỗi ứng dụng thì có duy nhất một thực thể
được phép chạy mà thôi. Điều đó có tác dụng hạn chế sự lạm dụng tài nguyên, giúp hệ

-

thống hoạt động tốt hơn
Các ứng dụng được gán số ID của người sử dụng nhằm phân định quyền hạn khi sử

-

dụng tài nguyên, cấu hình phần cứng và hệ thống
Android là một hệ điều hành có tính mở, khác với nhiều hệ điều hành di động khác,

Android cho phép một ứng dụng của bên thứ ba được phép chạy nền. Các ứng dụng đó
chỉ có một hạn chế nhỏ đó là nó không được phép sử dụng quá 5~10% công suất CPU,

điều đó nhằm để tránh độc quyền trong việc sử dụng CPU
- Ứng dụng không có điểm vào cố định, không có phương thức main để bắt đầu [3]
2.2.3 Lịch sử hệ điều hành Android
Tổng công ty Android (Android, Inc.) được thành lập tại Palo Alto, California
vào tháng 10 năm 2003 bởi Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger), Rich Miner
(đồng sáng lập Tổng công ty Viễn thông Wildfire), Nick Sears (từng là Phó giám đốc
T-Mobile) và Chris White (trưởng thiết kế và giao diện tại WebTV) để phát triển, theo
lời của Rubin, "các thiết bị di động thông minh hơn có thể biết được vị trí và sở thích
của người dùng". Dù những người thành lập và nhân viên đều là những người có tiếng
tăm, Tổng công ty Android hoạt động một cách âm thầm, chỉ tiết lộ rằng họ đang làm
phần mềm dành cho điện thoại di động. Trong năm đó, Rubin hết kinh phí. Steve
Perlman, một người bạn thân của Rubin, mang cho ông 10.000 USD tiền mặt nhưng từ
chối tham gia vào công ty.
Google mua lại Tổng công ty Android vào ngày 17 tháng 8 năm 2005, biến nó
thành một bộ phận trực thuộc Google. Những nhân viên của chủ chốt của Tổng công
ty Android, gồm Rubin, Miner và White, vẫn tiếp tục ở lại công ty làm việc sau thương
vụ này. Vào thời điểm đó không có nhiều thông tin về Tổng công ty, nhưng nhiều
người đồn đoán rằng Google dự tính tham gia thị trường điện thoại di động sau bước
đi này. Tại Google, nhóm do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di
động phát triển trên nền nhân Linux. Google quảng bá nền tảng này cho các nhà sản
xuất điện thoại và các nhà mạng với lời hứa sẽ cung cấp một hệ thống uyển chuyển và
có khả năng nâng cấp. Google đã liên hệ với hàng loạt hãng phần cứng cũng như đối

17


tác phần mềm, bắn tin cho các nhà mạng rằng họ sẵn sàng hợp tác với các cấp độ khác

nhau.
Ngày càng nhiều suy đoán rằng Google sẽ tham gia thị trường điện thoại di
động xuất hiện trong tháng 12 năm 2006. Tin tức của BBC và Nhật báo phố Wall chú
thích rằng Google muốn đưa công nghệ tìm kiếm và các ứng dụng của họ vào điện
thoại di động và họ đang nỗ lực làm việc để thực hiện điều này. Các phương tiện
truyền thông truyền thống lẫn online cũng viết về tin đồn rằng Google đang phát triển
một thiết bị cầm tay mang thương hiệu Google. Một vài tờ báo còn nói rằng trong khi
Google vẫn đang thực hiện những bản mô tả kỹ thuật chi tiết, họ đã trình diễn sản
phẩm mẫu cho các nhà sản xuất điện thoại di động và nhà mạng. Tháng 9 năm 2007,
Information Week đăng tải một nghiên cứu của Evalueserve cho biết Google đã nộp
một số đơn xin cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực điện thoại di động.
Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở (Open Handset
Alliance), một hiệp hội bao gồm nhiều công ty trong đó có Texas Instruments, Tập
đoàn Broadcom, Google, HTC, Intel, LG, Tập đoàn Marvell Technology, Motorola,
Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel và T-Mobile được thành lập
với mục đích phát triển các tiêu chuẩn mở cho thiết bị di động. Cùng ngày, Android
cũng được ra mắt với vai trò là sản phẩm đầu tiên của Liên minh, một nền tảng thiết bị
di động được xây dựng trên nhân Linux phiên bản 2.6. Chiếc điện thoại chạy Android
đầu tiên được bán ra là HTC Dream, phát hành ngày 22 tháng 10 năm 2008. Biểu
trưng của hệ điều hành Android mới là một con rô bốt màu xanh lá cây do hãng thiết
kế Irina Blok tại California vẽ.
Từ năm 2008, Android đã trải qua nhiều lần cập nhật để cải tiến hệ điều hành,
bổ sung các tính năng mới và sửa các lỗi trong những lần phát hành trước. Mỗi bản
nâng cấp được đặt tên lần lượt theo thứ tự bảng chữ cái, theo tên của một món ăn tráng
miệng, ví dụ như phiên bản 1.5 Cupcake tiếp nối là phiên bản 1.6 Donut [4].

18

Hinh 2. Sự đa dạng điện thoại Android



Đến năm 2010, số lượng smartphone nền tảng Android tăng trưởng mạnh mẽ.

Hàng loạt nhà sản xuất
hàng
đầu đã
bắtphát
tay sản
smartphone như Samsung,
Hinh
2. Quá
trình
triểnxuất
Android
HTC, Motorola... Thậm chí, Android còn được coi là “cứu cánh” cho nhiều đại gia
công nghệ bước sang một trang mới trong việc cải thiện doanh số, bán hàng có lãi sau
một thời gian dài trì trệ, tiêu biểu là Motorola.
Từ lúc ra mắt phiên bản đầu tiên cho tới nay, Android đã có rất nhiều bản nâng
cấp. Đa số đều tập trung vào việc vá lỗi và thêm những tính năng mới. Android những
thế hệ đầu tiên 1.0 (9/2008) và 1.1 (2/2009) chưa có tên gọi chính thức. Từ thế hệ tiếp
theo, mỗi bản nâng cấp đều được đặt với những mã tên riêng dựa theo các món ăn hấp
dẫn theo thứ tự bảng chữ cái từ “C-D-E-F-G-H-I” [5]. Hiện tại các phiên bản chính
của Android bao gồm:

19


Bảng 2. Phiên bản chính hệ điều hành Android
PHIÊN


TÍNH NĂNG
BẢN
1.5
Cupcake Bàn phím ảo
Mở rộng khả năng cho widget
Cải tiến clipboard
Quay phim
1.6

Donut

Hỗ trợ cho mạng CDMA
Tính năng Quick Search Box
Android Market
Hỗ trợ các thành phần đồ họa
độc lập với độ phân giải

2.0/2.1

Eclair

2.2

Froyo

Hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng
Quick Contact
Cải tiến bàn phím ảo
Trình duyệt mới
Giao diện mới

Live Wallpaper
Màn hình khóa mới
Chuyển giọng nói thành văn bản
Giao diện màn hình chính thay đổi
Dãy nút kích hoạt nhanh
Trình duyệt xem ảnh mới
Tính năng trạm phát wifi
Duyệt Web với Flash
Hỗ trợ dịch chuyển một phần ứng dụng từ bộ
nhớ máy sang thẻ nhớ

2.3.x

Gingerb
read

3.x

Honeyc
omb

Thanh chặn khi chọn văn bản
Bàn phím được cải tiến
Công cụ quản lý pin, ứng dụng
Hỗ trợ máy ảnh trước
Hỗ trợ NFC

Sử dụng tông màu đen và xanh dương làm tông
màu chủ đạo
Homescreen, widget được thiếtkế lại

Hỗ trợ duyệt web trên nhiều tab
Không còn nút nhấn vật lý
Cải thiện đa nhiệm
Thanh Action Bar
IceCrea Sử dụng bộ font Roboto
m
Hệ thống thông báo tiện dụng
Sandwic Bàn phím tự động sửa lỗi cao hơn, việc sao chép
h
cắt dán được cải thiện
Mở khóa màn hình bằng khuôn mặt

4.0.x

20

HÌNH ẢNH


Android Beam
Hợp nhất hệ điều hành dành cho smartphone và
cho máy tính bảng vào làm một

4.1/4.2
/4.3

Jelly
Bean

Khả năng sắp xếp giao diện và widget

Project Butter
Miracast
Hỗ trợ dịch vụ Google Wallet
Trình duyệt web Chrome với khả năng đồng bộ
tài khoản
Google Now
Chế độ toàn màn hình
Hiệu ứng chuyển cảnh màn hình
Giao diện mới
Yêu cầu cấu hình thấp hơn
Thời lượng pin tăng
Bảo mật tốt hơn

4.4

KitKat

5.0

Lollipop Android trên mọi màn hình
Thiết kế báo nhắc hoàn toàn mới
Cải thiện thời lượng pin
Mở khóa dựa trên bối cảnh
Tìm kiếm bối cảnh cải tiến

So sánh Android với hệ điều hành di động khác
Bảng 2. So sánh Android với hệ điều hành di động khác
HĐH
ƯU ĐIỂM
Android Google Android là nền tảng mở, cho phép

người dùng có thể truy biến nền tảng này
theo ý thích, hơn nữa lại có một liên minh
thiết bị cầm tay mở hậu thuẫn, Google
Android đang là một đối thủ với Iphone của
hãng Apple. Google đang tích cực mở rộng
cộng đồng phát triển các ứng dụng cho
android. Bộ phát triển công cụ phần mềm
SDK đầy đủ, hỗ trợ đa nền
tảng(Linux,Window hay Mac OS) do chạy
trên máy ảo Java. Thư viện ngày càng hoàn
thiện, dễ dàng cho người sử dụng
Window Có thư viện API khá giống thư viện API
Mobile trên Win32, các công cụ hỗ trợ lập trình đầy
đủ với Visual Studio, điều này làm cho
những người phát triển trên Win32 không

21

NHƯỢC ĐIỂM
Có hỗ trợ cảm ứng đa điểm
nhưng chức năng này bị tắt
vì vi phạm bản quyền với
iOS, giao diện không bắt
mắt,khả năng hỗ trợ bộ nhớ
kém hơn iOS,không đồng bộ
được với máy tính

Gặp trở ngại với Android và
iOS do hai hệ điều hành này
càng hoàn thiện và được

người sử dụng ưa chuộng


mất công tìm hiểu lại các API và các công
cụ lập trình
- Màn cảm ứng đa điểm: iOS sử dụng hoàn
toàn bằng cảm ứng và không sử dụng các
nút. Với iOS ta có thể điều khiển màn hình
kể cả việc trượt của các ngón tay. Ta có thể
phóng to hình bằng việc trượt hai ngón ta ra
xa và thu nhỏ hình ảnh bằng cách ngược lại
- Bộ cảm biến gia tốc: những phản ứng
nhanh chóng của bộ cảm biến gia tốc thay
đổi độ phân giải màn hình từ dọc sang
ngang khi ta thay đổi đặt ngang điện
thoại.Điều này làm sinh động thêm cho các
trò chơi. Âm thanh, hình ảnh hoàn hảo

iOS

Không gửi được tin nhắn đa
phương tiện (MMS) và IM
(Instant Messaging), thiếu
bộ nhớ mở rộng.Việc lập
trình iOS phải thực hiện trên
hệ điều hành Mac, do đó
không phải ai cũng có thể
lập trình cho iOS. Hơn thế
nếu muốn đưa chương trình
ra chạy thật thì người lập

trình phải trả một khoản phí
lập trình, làm giảm tính cạnh
tranh

2.3 Tổng quan phần mềm Eclipse
2.3.1 Eclipse là gì?
Eclipse là phần mềm miễn phí, được các nhà phát triển sử dụng để xây dựng
những ứng dụng J2EE, sử dụng Eclipse nhà phát triển có thể tích hợp với nhiều công
cụ hỗ trợ khác để có được một bộ công cụ hoàn chỉnh mà không cần dùng đến phần
mềm riêng nào khác. Eclipse SDK bao gồm 3 phần chính: Platform, Java
Development Toolkit (JDT), Plug-in Development Environment (PDE). Với JDT,
Eclipse được xem như là một môi trường hỗ trợ phát triển Java mạnh mẽ. Với PDE hỗ
trợ việc mở rộng Eclipse, tích hợp các Plug-in vào Eclipse Platform. Eclipse Platform
là nền tảng của toàn bộ phần mềm Eclipse, mục đích của nó là cung cấp những dịch vụ
cần thiết cho việc tích hợp những bộ công cụ phát triển phần mềm khác dưới dạng
Plug-in, bản thân JDT cũng có thể được coi như là một Plug-in làm cho Eclipse như là
một Java IDE (Integrated Development Enviroment).
2.3.2 Kiến trúc của Eclipse

22


Platform Runtime: Công việc chính của Platform Runtime là phải xem plug-in
nào đang có trong thư mục plug-in của Eclipse. Mỗi plug-in đều có 1 tệp tin Manifest
liệt kê những kết nối mà plug-in cần. Plug-in chỉ được tải vào Eclipse mỗi khi thực sự
cần thiết để giảm lượng tài nguyên yêu cầu vào thời gian khởi tạo
o Workspace: chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên người dùng được tổ chức dưới dạng
Project. Mỗi Project là thư mục con trong thư mục Workspace.Workspace bảo quản
cấp thấp lịch sử những sự thay đổi tài nguyên, tránh thất thoát tài nguyên người dùng,
đồng thời chịu trách nhiệm thông báo những công cụ cần thiết cho việc thay đổi tài

nguyên.
o Workbench: Workbench là giao diện đồ họa người dùng của Eclipse gồm có Standard
Hinh 2. Kiến trúc Eclipse
Widget Toolkit (SWT) và JFace. Eclipse không bắt buộc phải sử dụng SWT hay JFace
để lập trình giao diện, vẫn có thể dùng AWT hay SWING của Java thông qua việc cài
đặt các plug-in
o Team support: Trang bị hệ thống quản trị để quản lý dự án của người dùng [10]
o Help: Cung cấp hệ thống tài liệu mở rộng, có thể là định dạng HTML hay XML
2.3.3 Ưu và nhược điểm của phần mềm
Ưu điểm:
o Là miễn phí và là mã nguồn mở với sự hỗ trợ đầy đủ
o Chạy được trên các hệ điều hành khác nhau Hỗ trợ các ngôn ngữ khác ngoài Java
o Có khả năng mở rộng, phụ thuộc vào các thành phần gắn thêm như cho ngôn ngữ mới,
cho bộ xử lý mới
o Ứng dụng được cho việc phát triển mọi kiểu ứng dụng, từ ứng dụng trong doanh
nghiệp, ứng dụng trên máy tính cá nhân cho đến các ứng dụng nhúng cho các thiết bị
o Mọi người có thể tự làm thêm các thành phần gắn thêm theo yêu cầu riêng của mình
Nhược điểm:
o Phần mềm nặng
2.4 Phân tích thiết kế phần mềm quản lý khách hàng trên thiết bị di động
2.4.1 Tại sao phải quản lý khách hàng
Quản lý quan hệ đối tác là một lĩnh vực quản lý liên quan đến việc hiểu rõ vai
trò, quan điểm, mức độ ảnh hưởng và nhu cầu của các đối tác để có phương pháp quản
lý mối quan hệ và phương pháp giao tiếp cho phù hợp. Tùy theo từng đối tác mà các
lợi ích, quan tâm của họ đối với một doanh nghiệp có khác nhau.
Theo quan điểm truyền thống, các đối tác quan trọng đối với doanh nghiệp
dường như chỉ tập trung vào khách hàng (người mang tiền đến), nhà cung cấp (nguồn
cung cấpcho doanh nghiệp), nhân viên (cung cấp sức lao động). Việc quản lý các đối

23



tác nàybám sát quy trình hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn từ khâu mua hàng
đến sản xuất rồi bán hàng.
Trong khi đó quan điểm hiện đại lại cho rằng đối tác là người hoặc những nhóm
người có ảnh hưởng đáng kể đến sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp.Với sự ra
đời của công nghệ mới, trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng đã được cải thiện rõ
rệt với việc xóa bỏ sự chênh lệch thông tin về sản phẩm và nhãn hàng. Khách hàng
ngày nay ít trung thành đối với một nhãn hiệu. Họ chuyển từ nhãn hiệu này sang nhãn
hiệu khác để có giá, sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên, các chương trình quản lý
khách hàng đã cho thấy đến 75% trên tổng doanh số bán hàng là từ 30% khách hàng
thân thiết nhất (Imlay, 2006) Do đó, chương trình quản lý khách hàng hiệu quả sẽ giúp
các nhà bán lẻ có ưu thế trong thị trường đầy tính cạnh tranh với những lợi ích như
sau:
-

Nhận diện những khách hàng tốt nhất:Với dữ liệu được truy xuất từ chương trình quản
lý khách hàng, các nhà bán lẻ có thể xác định được những khách hàng có nhiều tiềm
năng hơn - có thái độ lẫn hành vi tiêu dùng trung thành, và ưu đãi cho họ các lợi ích tài

-

chính cũng như phi tài chính.
Tăng cường việc giữ khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới thông qua tiếp thị
truyền miệng. Quản lý khách hàng mang lại cho các nhà bán lẻ khả năng tiếp cận
khách hàng và giới thiệu những ưu đãi hoặc sản phẩm thích hợp với nhu cầu của người
tiêu dùng ngay khi họ đặt chân vào cửa hàng bằng cách truy cập dữ liệu của khách

-


hàng như kích thước, màu yêu thích, và các nhãn hàng ưu chuộng.
Tăng cường bán chéo sản phẩm và tăng doanh số. Chương trình quản lý khách hàng
cho phép các nhà bán lẻ lấy được nhiều thông tin về khách hàng từ đó họ có thể gợi ý

-

các sản phẩm liên quan trong một giao dịch trọn gói và bán được nhiều sản phẩm hơn.
Nắm bắt xu hướng thị trường. Với dữ liệu từ chương trình quản lý khách hàng, các nhà
bán lẻ có thể đánh giá xu hướng và đưa ra những quyết định tốt hơn dựa trên những
biến đổi trong thị trường

24


2.4.2 Sơ đồ Use Case hệ thống quản lý
Biểu đồ ca sử dụng (use case diagram) biểu diễn các chức năng của hệ thống. Nó bao
gồm một tập hợp các tác nhân (actor), các ca sử dụng (use case) và các mối quan hệ
(relationship) giữa các ca sử dụng. Hay, biểu đồ ca sử dụng chỉ ra sự tương tác giữa
các tác nhân và hệ thống thông qua các ca sử dụng.

2. quản
Biểulý,
đồsử
usedụng
casephần
hệ thống
Danh sách Actor: User –Hinh
Người
mềm
Danh sách các use case

Bảng 2. Danh sách Usecase và Actor
STT
Tên
1
Login
2
Manage
Customer
3
Search
Customer
4
Create Customer
5
6
7
8

Ý Nghĩa
Chức năng login, kiểm soát truy nhập phần mềm
Chức năng quản lý khách hàng,cho phép nhà quản lý
theo dõi danh sách khách hàng
Chức năng tìm kiếm khách hàng, cho phép người quản lý
tìm kiếm khách hàng theo tên
Chức năng tạo mới khách hàng, cho phép người dùng tạo
mới 1 khách hàng trong CSDL
Delete Customer Chức năng cho phép người dùng xóa khách hàng
Update
Chức năng cho phép người dùng thay đổi thông tin khách
Customer

hàng
Suggest Product Chức năng cho phép người dùng gợi ý sản phẩm cho
khách hàng
Manage Bill
Chức năng cho phép người dùng theo dõi danh sách hóa

25


×