Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Bước đầu nghiên cứu vai trò của tôn giáo trong truyền thông môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.9 KB, 38 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT: Bảo vệ môi trường
CTNH: Chất thải nguy hại
CTR: Chất thải rắn
ĐDSH: Đa dạng sinh học
HST: Hệ sinh thái
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu chế xuất
LVS: Lưu vực sông
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH ẢNH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
HÀ NỘI
ĐƠN VỊ : Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế

Mã hoá: HS/7.5.1/01/08/KH-QT
Ban hành lần:
Hiệu lực từ ngày: / /2012
Trang / Tổng số trang: 5/38


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Bước đầu nghiên cứu vai trò của tôn giáo trong truyền thông môi trường
- Sinh viên thực hiện:
Bùi Ngọc Trâm
Dương Thị Thu Trang
Nguyễn Thị Vân
Nguyễn Thị Thu Hằng
- Lớp: ĐH2QM2
Khoa: Môi trường Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Th.S Vũ Văn Doanh
2. Mục tiêu đề tài:
Tìm hiểu vai trò và mức độ ảnh hưởng của tôn giáo (Phật giáo, Công giáo) đến việc
nâng cao nhận thức của người dân nói chung và các tín đồ tôn giáo nói riêng trong vấn
đề bảo vệ môi trường. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
truyền thông môi trường thông qua tôn giáo.
3. Tính mới và sáng tạo:
4. Kết quả nghiên cứu:
Trình bày trong phần nội dung của báo cáo tổng kết
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài
Ngày 10 tháng 4 năm 2015
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Bùi Ngọc Trâm



TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN &
MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
ĐƠN VỊ : Phòng Khoa học Công nghệ và
Hợp tác Quốc tế

Mã hoá: HS/7.5.1/01/04/KHQT
Ban hành lần:
Hiệu lực từ ngày: / /2012
Trang / Tổng số trang: 6/38

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh
Họ và tên: Bùi Ngọc Trâm
4x6
Sinh ngày:
20
tháng 9
năm
1994
Nơi sinh: Đoàn Đào - Phù Cừ - Hưng Yên
Lớp: ĐH2QM2
Khóa: 2012 - 2016
Khoa: Môi trường
Địa chỉ liên hệ: Thôn Đoàn Đào – xã Đoàn Đào – huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng
Yên.
Điện thoại: 0904 299 107
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến

năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Quản lí Tài nguyên và Môi trường
Khoa: Môi trường
Kết quả xếp loại học tập: 7,28
Sơ lược thành tích: Học lực Khá.
* Năm thứ 2:
Ngành học: Quản lí Tài nguyên và Môi trường
Khoa: Môi trường
Kết quả xếp loại học tập: 8,27
Sơ lược thành tích: Học bổng Giỏi kì II của trường.
Ngày 12 tháng 09 năm 2014
Xác nhận của trường đại học
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(ký tên và đóng dấu)
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Bùi Ngọc Trâm


MỞ ĐẦU

 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài


Thế giới
Nội dung của đạo Phật không ở nghi lễ, triết học hay thần thoại mà chính là ở

trong lối sống, cách ứng xử đối với bản thân, giữa con người với cón người, giữa con
người với thiên nhiên vũ trụ. Với lợi thế từ hệ thống kinh sách, giáo lý chứa đựng

nhiều tư tưởng thân thiện với môi trường, các tín đổ hay nhà sư trong xã hội hiện đại
cũng tỏ ra rất thức thời với các hoạt động bảo vệ môi trường.
Ở phạm vi rộng lớn hơn, các tổ chức Phật giáo trên khắp thế giới thể hiện sự
đóng góp đối với bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực như bảo tồn
môi trường của các nhà sư ở Mông Cổ, điển hình là hoạt động bảo tổn loài báo tuyết
của các tu viện Phật giáo trên cao nguyên Tây Tạng, hay hoạt động tài trợ của Hiệp
hội bảo tồn truyến thống Phật giáo đại thừa (FPMT) cho các phong trào bảo vệ môi
trường dành cho trẻ em và thanh thiếu niên...; Phong trào sinh thái của đạo Phật ở
Thái Lan trong bảo tồn các khu rừng, lưu vực sông và động vật hoang dã cũng như
khắc phục hậu quả từ ô nhiễm môi trường đối với đời sống con người.
Thiên Chúa giáo có hệ thống giáo lý và kinh sách đồ sộ, trong đó bao hàm nhiều
tư tưởng gần gũi với môi trường. Các tổ chức Thiên Chúa giáo cũng tham gia hoạt
động bảo tổn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên toàn cầu như tổ chức ROCHA với
các dự án nghiên cứu vẽ động vật hoang dã và giáo dục nâng cao nhận thức con người
về bảo tồn thiên nhiên; Tổ chức Mạng lưới về môi trường đạo Tin lành (HEN) vận
động tín đồ Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ quan tâm đến bảo tổn thiên nhiên dựa trên
những lời răn dạy của Kinh thánh về vấn đề này...
Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu, tài liệu về vai trò của tôn giáo trong
truyền thông môi trường. Một số nghien cứu tổng quan tiêu biểu như:
1. “Thế giới quan, Tông Giáo và Môi trường: Tuyển tập thế giới”
Tổng hợp bởi Foltz, Richard do Nhà xuất bản Wadswoth xuất bản năm 2003;
2. Các tác giả Tucker, Mary Evelyn và John Berthrong năm 1998 đã hoàn thành
nghiên cứu “Ngo giáo và Sinh thái học: mối tương giữa Đất, Trời và con người” xuất
bản bởi Nhà xuất bản Đại học Harvard;
3. “Tôn giáo và trật tự của thiên nhiên” do Nasr, Seyyed Hossein biên soạn năm
1996 xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford với nội dung chính so sánh mối quan

1



hệ giữa tín ngưỡng tôn giáo và các quan điểm khoa học, từ đó đề xuất cách thức mà
con người đối xử thích hợp với tự nhiên;
4. “Sinh thái học và Tôn giáo trong lịch sử” là một nghiên cứu của Spring, David
và Eileen từ năm 1974;
5. “Phật giáo và Sinh thái học: Thách thức và hứa hẹn” của Tiến sĩ Donald K.
Swearer, là một giới thiệu về quan điểm Phật giáo về sinh thái;
6. “Ô nhiễm và Môi trường: Góc nhìn mới từ vấn đề cũ” là nghiên cứu của Tiến
sĩ Ronald Epstein về quan điểm của Phật giáo (và những tín ngưỡng phương Đông
khác) về các vấn đề môi trường/


Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, đồng thời cũng là một quốc gia tôn trọng

tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Cũng vì thế, hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam rất đa
dạng, phong phú. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, các tôn giáo có nhiều đóng
góp đối với sự phát triển của xã hội. Nổi bật là các hoạt động của tổ chức Phật giáo và
Thiên chúa giáo. Mô hình truyền thông về bảo vệ môi trường trong cộng đồng tôn
giáo và mô hình cung cấp các dụng cụ vệ sinh môi trường phục vụ cho hoạt động thu
gom rác thải trong tôn giáo đã được thực hiện khá tốt, kết quả bước đầu của các mô
hình này không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện chất lượng của các hoạt
động bảo vệ môi trường ở các cộng đồng tôn giáo. Mặt khác còn cung cấp nhiều tư liệu,
kinh nghiệm để phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức tôn giáo trong nhiệm vụ bảo vệ
môi trường. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề được tổng hợp như
sau:
1. Hòa thượng Thích Trí Quảng với Phật giáo và môi trường. Phần I. Bài giảng khóa
tu Một ngày an lạc lần thứ 68 ngày 7/6/2009;
( )
2. Hòa thượng Thích Tâm Pháp với Phật giáo và Môi trường. Trong: Tuyển tập. Phật
thành đạo. Nhiều tác giả. Phần III: Phật giáovà các vấn đề thời đại. Phỏng viết theo tài

liệu “Môi Trường và Phật giáo” trong Bộ Bách Khoa Tự Điển về Sinh Thái, Môi
Trường và Ô Nhiễm Môi Trường, tập 3, M.C.Chitakara (ed.), APH Publishing
Corporation, 1998; ( />
2


3. Hồng y Phạm Minh Mẫn với Trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường sống – Lá
thư Mục tử Tổng giáo phận Sài gòn, 28/5/2009;
( )
4. Tác giả Đàn Quang Tâm với bản dịch Mười điều răn về môi trường của Giám mục
Giampaolo Crepaldi; ( )
 Lí do lựa chọn đề tài
• Hiện nay, Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế cũng như
văn hóa của ta phát triển muộn hơn so với các nước bạn, để bắt kịp tốc độ của các
nước khác trên thế giới, chúng ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước giúp cải thiện đời sống người dân lên rất nhiều; ngược lại với sự phát
triển kinh tế nâng cao mức sống của người dân trong những năm qua là thực trạng suy
thoái và ô nhiễm môi trường ở cả khu vực thành thị cũng như nông thôn ngày một
trầm trọng. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta quá dễ dàng để thấy
được hàng loạt những tin bài về vấn nạn này. Môi trường đất, nước, không khí đều
đang bị đe dọa nặng nề bởi chất thải sinh hoạt, chất thải từ quá trình sản xuất, chất thải
từ giao thông vận tải, từ xây dựng... hầu hết không qua hệ thống xử lí đảm bảo tiêu
chuẩn mà trực tiếp thải ra môi trường. Một nguyên nhân quan trọng của thực trạng này
là do ý thức môi trường còn yếu kém của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam,
cũng là kết quả sự thiếu hụt trong việc sử dụng các công cụ bảo vệ môi trường mà đặc
biệt là truyền thông môi trường. Để hoạt động truyền thông môi trường này đạt được
hiệu quả cao nhất, cần nắm được rõ đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước.
• Năm 2009, tại Việt Nam có 15.651.467 người (chiếm 18,31% dân số cả nước)
xác nhận mình theo một tôn giáo nào đó, nhiều nhất là Phật giáo với 6.812.318 người
(chiếm 7,93% dân số cả nước), Công giáo với 5.677.086 người (chiếm 6,62% dân số

cả nước). Những người xem mình như là không theo tôn giáo vẫn thường lui tới các
địa điểm tôn giáo với một đức tin vững vàng. Với số đông người theo tôn giáo cũng
như có đức tin như vậy, vấn đề truyền thông môi trường sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn
rất nhiều nếu có thể tác động từ những người có vai trò quan trọng trong hệ thống tôn
giáo, có ảnh hưởng lớn đến ý thức, hành vi của số đông trong cộng đồng, cụ thể là Sư
thầy, Sư cô với Phật Giáo và Cha đạo với Công giáo. Do vậy việc huy động sự tham
gia của các tổ chức tôn giáo đối với hoạt động bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết

3


và có những cơ sở thực tiễn sẽ mang lại hiệu quả cao. Việc đưa các tiêu chí bảo vệ môi
trường vào các sinh hoạt của các tôn giáo tại cộng đồng là một trong những giải pháp
quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động của cộng
đồng về bảo vệ môi trường. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần
chúng, do đó với vai trò của đời sống Tôn giáo thì sự lan tỏa của các hoạt động bảo vệ
môi trường từ hạt nhân các hoạt động sinh hoạt tôn giáo chắc chắn sẽ tạo ra những
thay đổi tích cực và mang tính bền vững cho cộng đồng. Ở bất cứ tôn giáo nào, các
chức sắc tôn giáo đều là những người có vai trò hết sức quan trọng, có nhiều ảnh
hưởng tới nhận thức, thái độ, hành vi của những người theo tôn giáo. Chính vì vậy nếu
giúp người dân nhìn môi trường từ góc độ tôn giáo, chúng tôi tin rằng họ sẽ có trách
nhiệm và ý thức cao hơn trong việc bảo vệ môi trường, có thái độ sống tích cực và
thân thiện hơn với thiên nhiên.
 Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung: Tìm hiểu vai trò và mức độ ảnh hưởng của tôn giáo (Phật giáo,

Công giáo) đến việc nâng cao nhận thức của người dân nói chung và các tín đồ tôn
giáo nói riêng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp

nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông môi trường thông qua tôn giáo.


Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu mức độ phổ biến của vấn đề môi trường được đưa vào nội dung thuyết

giảng tại một số chùa và nhà thờ trên địa bàn Hà Nội.
- Tìm hiểu mức quan tâm của cộng đồng tôn giáo (Phật giáo, Công giáo) đến vấn
đề môi trường, nhu cầu được tiếp cận với vấn đề này trong các bài thuyết giảng của Sư
thầy, Sư cô và Cha xứ.
- Tìm hiểu các phương thức, hình thức truyền đạt các vấn đề môi trường đến tín
đồ trong các tôn giáo, từ đó có tiền đề để đưa ra các giải pháp hợp lý trong truyền
thông môi trường.
 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
• Địa điểm
- Nhà thờ:
+ Nhà thờ Hàm Long (Hai Bà Trưng, Hà Nội)
+ Nhà thờ Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội);

4


+ Nhà thờ Thụy Ứng (Đan Phượng, Hà Nội)
- Chùa:
+ Chùa Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội)
+ Quẩn thể Chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội)
 Chùa Cả
 Chùa Long Đẩu
• Thời gian: Từ 10/2014 đến 03/2015
• Đối tượng nghiên cứu:

- Cha xứ, Giáo dân.
- Sư thầy, Phật tử.
 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tập trung vào một số phương
pháp chính như sau:
-

Phương pháp PRA (Participatory Rural Appreisal) về tham vấn các Giáo dân,

Phật tử và đối thoại trực tiếp. Về tham vấn các Phật tử, Giáo dân như tổ chức các hội
thảo trong các khóa tu, thiền. Các tín đồ tham gia đóng góp cho vấn đề bảo vệ môi
trường, tham gia vào các hội thảo, đóng góp một số ý kiến, chủ đề liên quan đến vần
đề bảo vệ môi trường trong các buổi thuyết giáo với sư thầy, cha đạo.
-

Phương pháp phỏng vấn: Khảo sát mức độ quan tâm của các Giáo dân, Phật

tử về vấn đề bảo vệ môi trường thông qua phỏng vấn trực tiếp; gặp gỡ, trao đổi với
các sư thầy, cha xứ về việc nâng cao nhận thức của tín đồ tôn giáo trong vấn đề bảo vệ
môi trường.
-

Phương pháp điều tra xã hội học.

-

Phương pháp thu thập tài liệu.

5



CHƯƠNG I: CƠ SỞ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
1.1. Cơ sở lý luận
Khoản 1, Điều 3, Luật BVMT 2014 định nghĩa: “Môi trường là hệ thống các yếu
tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật”
Như vậy có thể nói, con người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành và khi về
cõi vĩnh hằng đều liên quan mật thiết, hữu cơ với môi trường sinh thái xung quanh (từ
đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật... cho đến các điều kiện và cơ sở sản xuất,
hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội...)
Do đó mọi sự thay đổi, sự cố của môi trường đều liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến con người và sinh vật, ngược lại mọi haotj động, hành vi của con người đều
trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường.
Hoạt động BVMT tác động toàn diện đến tự nhiên, xã hội trong đó con người chi
phối, quyết định chất lượng môi trường. Tham gia BVMT là trách nhiệm, đạo lý và
tình cảm tự nhiên cần có của mỗi con người, vì đó chính là bảo vệ cuộc sống, môi
trường sống và không gian sinh tồn của mỗi con người, mỗi cộng đồng và môi quốc
gia, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội, thành phần dân tộc, tôn giáo.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của con người gây ra vẫn luôn là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã
hội cả nước hàng ngày hàng giờ. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và
tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các
doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của toàn xã hội, không phân biệt địa vị xã hội,
thành phân dân tộc, tôn giáo.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển
kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo

vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi
trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn

6


đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng.
Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong
các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi
trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí.
Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và
làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho
phép.Tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên trầm trọng.
1.2.1. Ô nhiễm môi trường không khí
Đánh giá về ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam thì ô nhiễm bụi tiếp tục
là vấn đề nổi cộm nhất. So với giai đoạn trước, ô nhiễm bụi chưa được cải thiện. Đối
với các chất khí khác như NOx, SO2, CO… hầu hết các giá trị vẫn nằm trong ngưỡng
giới hạn cho phép. Ngoại trừ một số khu vực như ven các trục giao thông chính, khu
vực sản xuất công nghiệp..., nồng độ các chất này có xu hướng tăng lên. Ô nhiễm tiếng
ồn tại các đô thị và khu vực sản xuất cũng là vấn đề tồn tại từ nhiều năm nay chưa
được khắc phục. Ngoài ra, ô nhiễm mùi cũng là một trong những vấn đề bức xúc, mặc
dù vấn đề này chỉ mang tính chất cục bộ. Trong thời gian gần đây, một số nghiên cứu
đã cho thấy, Việt Nam có nhiều nguy cơ bị tác động bởi một số nguồn ô nhiễm không
khí xuyên biên giới. Một số vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới đang nhận
được sự quan tâm của nhiều quốc gia đó là ô nhiễm bụi mịn, thủy ngân, lắng đọng axit
và khói mù quang hóa do nguồn phát thải từ các nước lân cận.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh về
đường hô hấp được đánh giá là cao nhất và một trong những nguyên nhân là do ô
nhiễm không khí. Theo thống kê, tỷ lệ người dân mắc các bệnh hô hấp tại các làng
nghề, khu vực gần các khu sản xuất công nghiệp, nút giao thông… cao hơn các khu

vực khác. Ô nhiễm không khí còn gây những thiệt hại không nhỏ về kinh tế, ảnh
hưởng xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên và là một trong những nguyên nhân sâu xa của
vấn đề biến đổi khí hậu, gia tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, nước biển dâng, gia tăng các
hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt
Nam.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường không khí tiếp tục được đẩy
mạnh và thu được những kết quả khá tốt. Hành lang pháp lý về bảo vệ môi trường

7


không khí đã và đang tiếp tục được hoàn thiện. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về
môi trường không khí cũng đã đi vào hoạt động ổn định. Các ngành, lĩnh vực cũng đã
có những hoạt động cụ thể, đem lại những kết quả tích cực trong kiểm soát và bảo vệ
môi trường không khí. Đó là việc tăng cường quản lý hoạt động giao thông nhằm kiểm
soát và giảm thiểu các chất ô nhiễm phát thải vào không khí; từng bước kiểm soát và
khắc phục ô nhiễm từ hoạt động làng nghề, sản xuất công nghiệp; tiếp tục duy trì và
đẩy mạnh hệ thống quan trắc không khí tự động. Cũng trong giai đoạn này, việc triển
khai nhóm các giải pháp xanh (chi trả dịch vụ môi trường rừng, tăng trưởng xanh và
phát triển phát thải các bon thấp) cũng đã góp phần giảm thiểu lượng khí thải hiệu ứng
nhà kính, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập trong công tác quản lý đã tồn tại từ nhiều năm
nay nhưng chưa được giải quyết triệt để: vẫn thiếu các quy định đặc thù cho môi
trường không khí; tính hiệu quả, hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật chưa cao và
thiếu tính gắn kết. Đặc biệt, chưa thực hiện được việc kiểm soát khí thải tại nguồn,
cùng với đó là ý thức tuân thủ các quy định về BVMT của các chủ nguồn thải còn
kém. Các hạn chế này cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường
không khí chưa có nhiều cải thiện trong thời gian qua.
1.2.2. Ô nhiễm môi trường nước
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với những ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu đã tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường nước mặt. Hiện trạng môi trường nước
mặt vẫn đang diễn biến khá phức tạp. Tại một số nơi chất lượng nước bị suy thoái chủ
yếu do nước thải sinh hoạt, một số nơi khác lại do hoạt động sản xuất công nghiệp,
khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản...
Giai đoạn 2006 - 2011, ô nhiễm các chất hữu cơ vẫn tiếp tục là vấn đề nóng tại
3 LVS Cầu, Nhuệ - Đáy, Hệ thống sông Đồng Nai, thậm chí còn có xu hướng gia
tăng cả về mức độ ô nhiễm và mở rộng ra nhiều LVS khác. Ở hầu hết các sông, hồ,
kênh, rạch trong nội thành, nội thị, các thông số đặc trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt
giới hạn tối đa cho phép
đối với nguồn nước loại B. Chất lượng nước ở thượng lưu
5
các con sông còn tương đối tốt, nhưng phần trung lưu và hạ lưu phần lớn đã bị ô
nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên nhân là do nước thải của các hoạt động
sản xuất công nghiệp, sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp vào các

8


con sông. Nhiều nơi chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều thông số như BOD ,
COD, Coliform, tổng N, tổng P cao hơn QCVN nhiều lần.
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước mặt là những tác động tổng hợp tới sức
khỏe cộng đồng. Ô nhiễm nguồn nước cũng là nguyên nhân gây ra những xung
đột xã hội giữa các cộng đồng sử dụng chung nguồn nước. Ô nhiễm nguồn nước còn
gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế và ảnh hưởng xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên,
làm giảm khả năng sử dụng tài nguyên nước.
Công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến và cố gắng hơn so với giai
đoạn trước. Chiến lược đã được ban hành, luật pháp cơ bản hoàn chỉnh, các chính
sách, mục tiêu quốc gia đã được xây dựng, nhiều biện pháp, giải pháp nhằm ngăn
chặn xu thế ô nhiễm môi trường nước đã được triển khai.
Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường nước vẫn còn nhiều thách thức và hạn

chế: thiếu thống nhất trong tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT nước; quản lý môi
trường nước theo LVS còn nhiều yếu kém; các Ủy ban bảo vệ môi trường LVS và
Văn phòng LVS chưa phát huy được vai trò; triển khai các quy hoạch BVMT LVS
còn chậm, thiếu quy hoạch phân vùng sử dụng nước, quy hoạch sử dụng nước của
các ngành còn chồng chéo; các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, công cụ thông tin
chưa hiệu quả; xử lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức cả về kinh phí đầu tư
và công nghệ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Các hạn chế này cần được nghiên
cứu và khắc phục trong thời gian tới.
1.2.3. Vấn đề chất thải rắn và chất thải nguy hại
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, lượng chất thải rắn phát sinh tại
các đô thị, khu công nghiệp và cả ở các vùng nông thôn ngày càng gia tăng với thành
phần ngày càng phức tạp. Lượng chất thải rắn phát sinh tăng trung bình khoảng 10%
mỗi năm.
Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 46% CTR phát sinh từ các đô thị, 17% CTR
từ hoạt động sản xuất công nghiệp; CTR nông thôn, làng nghề và y tế chiếm phần
còn lại. Dự báo đến năm

9


2015, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên
tương ứng với các con số 51% và 22%. Theo mức độ độc hại, lượng CTNH chiếm từ
18-25% lượng CTR phát sinh của mỗi lĩnh vực.
Tỷ lệ thu gom CTR hiện nay đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu và mong muốn thực tế. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt, công nghiệp và
dịch vụ các khu đô thị, các KCN, KCX khoảng 80-82% (tỷ lệ này là 83-85% ở khu
vực đô thị và khoảng 40-55% ở khu vực nông thôn). Phần lớn CTR chưa được phân
loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Công tác tái chế,
xử lý CTR nói chung và quản lý, xử lý CTNH nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu. Nhiều công trình xử lý CTR đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật

chất để tiêu hủy, xử lý, năng lực xử lý và hiệu suất xử lý CTR chưa đạt yêu cầu. Hoạt
động tái chế, tái sử dụng CTR còn manh mún.
Ô nhiễm do xử lý CTR không hợp vệ sinh đã gây những tác động tổng hợp tới
môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội. Ô nhiễm môi trường từ
các bãi chôn lấp chất thải không đảm bảo vệ sinh đã gây ra những thiệt hại không nhỏ
tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận;
làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh trong cộng đồng dân
cư sống gần các bãi chôn lấp đó. Ngoài ra, ô nhiễm do CTR cũng là nguyên nhân
gây ra những xung đột về môi trường gần đây tại một số địa phương.
Trong thời gian qua, nhiều cố gắng trong việc quản lý CTR đã được triển khai ở
các cấp, các ngành; nhiều biện pháp, giải pháp đã được xây dựng, đề xuất nhằm
ngăn chặn xu thế ô nhiễm môi trường do CTR. Tuy nhiên, công tác quản lý CTR còn
nhiều tồn tại: phân công, phân nhiệm trong quản lý CTR còn phân tán, chồng chéo
và nhiều lỗ hổng; thể chế, chính sách về quản lý CTR chưa hoàn thiện và chưa
được thực thi triệt để; công cụ kinh tế chưa phát huy được hiệu quả; công cụ thông tin
chưa được đầu tư, chú trọng đúng mức; xã hội hóa, tư nhân hóa và huy động cộng
đồng tham gia công tác quản lý CTR còn hạn chế.
1.2.4. Sự suy giảm ĐDSH
• Các HST rừng tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và chất
lượng. Rừng nguyên sinh có giá trị cao về ĐDSH chỉ còn khoảng 0,57 triệu ha phân bố
rải rác, chỉ chiếm 8% tổng diện tích rừng. Các HST đất ngập nước, điển hình là HST

10


rừng ngập mặn đã bị tàn phá và diện tích đất do chuyển đổi mục đích sử dụng ngày
càng tăng.
• Sự suy giảm các loài sinh vật tự nhiên
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước hàng đầu thế giới về suy giảm số loài thú, nhóm
20 nước hàng đầu về suy giảm số loài chim và nhóm 30 nước hàng đầu về suy giảm số

loài thực vật và lưỡng cư. Các loài sinh vật hoang dã của Việt Nam trong giai đoạn
vừa qua không chỉ tăng về số lượng loài bị đe dọa mà còn tăng cả về số lượng loài có
nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
• Nguy cơ biến mất những nguồn gen quý hiếm do không được bảo tồn hợp lý
Nhiều nguồn gen quý hiếm chưa được bảo tồn hợp lý, đặc biệt đối với các nguồn
gen vật nuôi, cây trồng truyền thống của địa phương. Một số loài vật nuôi hiện nay bị
lai tạp hoặc đã giảm đáng kể thậm chí mất hoàn toàn về số lượng. Một số loài cây
trồng biến mất do khả năng cạnh tranh kém hơn so với các loài ngoại lai.
1.2.5. Cạn kiệt các nguồn TNTN
Việc khai thác ồ át thiếu kiểm soát, không theo một quy hoạch nào đã dẫn đến
việc cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo cũng như vượt quá khả năng phục hồi của
các nguồn tài nguyên tái tạo. Hơn nữa việc BVMT trong quá trình khai thác TNTN
cũng chưa nhận được sự quan tâm thích đáng từ các cấp chính quyền, chủ đầu tư khai
thác cũng như những người trực tiếp thực hiện.
1.3. Cơ sở pháp lý
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến công tác BVMT, đã có nhiều
chủ trương, chính sách về công tác BVMT, đồng thời chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa
công tác BVMT.
+ Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị ngày 15/11/2004 về “BVMT trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Nghị quyết đã đề ra những quan điểm chỉ đạo sâu sắc và toàn diện, trong đó nhấn
mạnh : “BVMT là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi
người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội
văn minh và là sự tiếp nối truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của
cha ông ta”.

11


Nghị quyết đánh giá tình hình, phân tích sâu sắc những yếu kém,khuyết điểm và

đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong công tác BVMT. Đồng thời, Nghị quyết đã
tập trung đề xuất các nhóm giải pháp chính để đạt được các mục tiêu đề ra. Trong đó,
nhóm giải pháp thứ nhất đề cập đến vấn đề: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT”. Đây là nội dung quan trọng nhằm
tăng cường đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương,
pháp luật, các thông tin về môi trường và phát triển bền vững đến mọi người dân. Bên
cạnh đó, còn chú trọng xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về môi trường, tạo lập thói quen,
nếp sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên của cộng đồng làng xã, thôn bản, phố
phường, dòng họ, tôn giáo, đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và cộng
đồng trong sự nghiệp toàn dân tham gia BVMT.
Nhóm giải pháp thứ ba nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ “Đẩy mạnh xã
hội hóa công tác BVMT”, trỏng đó chú trọng tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách
khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT, xây dựng thực
hiện quy ước, cam kết BVMT của cộng đồng dân cư. Song song với việc phát triển các
phong trào quần chúng tham gia BVMT, đề cao trách nhiệm, tăng cường sự tham gia
có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các
phương tiện truyền thông trong hoạt động BVMT .
“Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực
về môi trường” được đề cập đến trong nhóm giải pháp thứ sáu của Nghị quyết. Trong
đó, nhiệm vụ cơ bản chú trọng tăng cường nguồn đào tạo nhân lực về môi trường, mở
rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công tác BVMT
tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu.
+ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Coi trọng việc thực
hiện mục tiêu và nhiệm vụ BVMT trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội… áp dụng các
biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn các hành vi hủy hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường,
từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp, cải thiện chất lượng môi trường. Đặc biệt
tập trung khắc phục nạn cháy rừng, ô nhiễm ở các lưu vực sông, các đô thị và khu
công nghiệp, các làng nghề, nơi có đông dân cư và nhiều hoạt động kinh tế.”.


12


Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Nâng cao
nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của cán bộ lãnh đạo các
cấp về BVMT. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT; xây dựng chế
tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường…”.
+ Luật BVMT của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
55/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2013 nhấn mạnh:
Điều 6, Chương I của luật BVMT khuyến khích “Tuyên truyền, giáo dục và vận
động mọi người tham gia BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên và đa dạng sinh học”. Đối với lĩnh vực giáo dục vào phát triển nguồn nhân lực
hoạt động trong công tác BVMT, “Điều 155, Giáo dục về môi trường và đào tạo
nguồn nhân lực BVMT” đã nêu: “Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực BVMT,
khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực BVMT”.
Điều 155, Chương XVI về “Nguồn lực BVMT “ cho thấy mọi công dân Việt
Nam đều được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức
BVMT.
+ Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/9/2012 về
“Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Trong phần III, giải pháp tổng thể thực hiện Chiến lược nêu rõ giải pháp:
“1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành,
doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm mọi người dân, doanh nghiệp
hiểu đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo
vệ môi trường; nhận thức đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường và có ý thức
thực hiện trên thực tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu trong các cấp học, bậc
học trong hệ thống giáo dục và đào tạo; mở rộng các chuyên ngành đào tạo về môi
trường, ưu tiên đào tạo các chuyên ngành có nhu cầu lớn trong xã hội.

- Tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng
bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, tiến
tới xây dựng xã hội ít chất thải, các-bon thấp, hài hòa, thân thiện với môi trường.”

13


Chiến lược cũng xác định: “Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường” là
một nội dung quan trọng nhất trong các chương trình thực hiện các giải pháp BVMT
ưu tiên thực hiện của Chiến lược.
+ Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số
21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18 tháng 6 năm 2004 nêu rõ tại Điều 2 và Điều 14
Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu
nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật. Đồng thừoi
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm, phù hợp với truyền
thống, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn, BVMT.
Trong tất cả các chủ trương, chính sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp
luật của Đảng, Nhà nước về BVMT đều xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm
của toàn dân, trong đó có vai trò của các tôn giáo trong công tác BVMT.
1.4. Truyền thống và đặc điểm của các tôn giáo Việt Nam
Phần lớn đồng bào tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có đồng bào Phật giáo và Công
giáo đều là nhân dân lao động có lòng yêu nước nồng nàn và đã có những đóng góp
tích cực cùng nhân dân cả nước đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong công cuộc đổi mới toàn dieenh đất nước, đồng vào các tôn giáo tiếp tục phát
huy truyền thống "Tốt đời đẹp đạo", "Đồng hành cùng dân tộc", kề vai sát cánh
cùng toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Kết quả trên cs được từ sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam, ý thức dân
tộc, lòng yêu nước và đoàn kết của cộng đồng. Bằng sức mạnh của bản sắc văn hóa
truyền thống dân tộc, mọi người dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tầng

lớp xã hội hướng tời mục tiêu chung vì sự phát triển đất nước. Điều này cũng thể hiện
sự tn trọng những điểm khác biệt để hướng tới điểm tương đồng.
- Truyền thống sống "Tốt đời đẹp đạo": Giữa hai mặt "Tốt đời" và "Đẹp đạo" có
mối quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau. Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội
ngày càng phát triển lành mạnh, đó là cơ sở và điều kiện để chăm lo hạnh phúc cho
toàn dân, trong đó có đồng bào có đạo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào
tôn giáo sống đạo tốt hơn, tiến bộ hơn. Ngược lại, đồng bào tôn giáo sống "Đẹp đạo"

14


cũng chính là góp phần làm cho các giá trị đạo đức, văn hóa tót đẹp của tôn giáo mình
được phổ biến, nhân rộng và hiện thực hóa trong xã hội; làm cho khối đại đoàn kết
trong xã hội ngày càng được củng cố vững chắc hơn.
Khi "Đời tốt", tức là khi đời sống của nhân dân được nâng cao; vị thế, uy tín của
đất nước ta trên trường quốc tế được nâng cao thì uy tín và vị thế của các tổ chức tôn
giáo, cả chức sắc, nhà tu hành Phật giáo, Công giáo Việt Nam cũng được nâng cao.
Việt Nam là nước duy nhất được Châu Á tín nhiệm giới thiệu để bầu vào ghể Ủy viên
không thường trực HĐBA LHQ với 183 nước bỏ phiếu/190 nước (trong đó có 5 nước
không có quyền bỏ phiếu). Trong chuyến thăm chính thức Italia năm 2007, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã được mừi tới Tòa thánh Vatican để hội kiến với Giáo hoàng
Benedict XVI và hội đàm với Thủ tướng Vaticang, Hồng y Tarcisio Bertone.
Trong hội kiến, Giáo hoàng Benedict XVI đã chủ động đặt vấn đề thiết lập quan
hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam và đồng thời, Thủ tướng Vatican đã nhận định
"Việt Nam là một hình mẫu về tự do tôn giáo và phát triển cộng đồng".
- Đồng hành cùng dân tộc: là một truyền thóng quý báu của các tôn giáo Việt
Nam nói chung, của Phật giáo, Công giáo nỏi riêng qua suốt chiều dài lịch sử dựng
nước và giữ nước, cũng như trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước hiện nay. Phật giáo và Công giáo đã góp sức người, sức của cho các công
việc chung của đất nước cả trong kháng chiến lẫn tỏng hòa bình xây dựng và phát triển

đất nước.
Trong lao động sản xuất, thực hiện nếp sống đạo đức văn hóa, nhiều quý vị chức
sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo đã trở thành những người tiêu biểu, gương mẫu,
làm chỗ dựa đáng tin cậy trong khối đại đoàn kết toàn dân... Đó là những minh chứng
cho tinh thần yêu nước chân chính và truyền thống đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc
của các tôn giáo Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của dân tộc.
Đất nước độc lập thống nhất, giang sơn thu về một mối, đó lại là điều kiện thuận
lợi để đồng bào Phật giáo, Công giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống sống
"Tốt đời đẹp đạo", đoàn kết và đồng hành cùng dân tộc, kề vai sát cánh cùng toàn dân
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong thời kỳ mới.

15


- Truyền thống sống "Tốt đời đẹp đạo", "Đồng hành cùng dân tộc" đó còn được
thể hiện qua các đường hướng hành đạo tiến bộ, tích cực của các tổ chức giáo hội,
như: "Kính Chúa yêu Nước", "Sống Phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc
của đồng bào" của Giáo hội công giáo Việt Nam; "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã
hội" của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; hay "Tốt đời đẹp đạo" của chung các tôn
giáo...
- Tính thực tế trong sinh hoạt của Phật giáo và Công giáo ở Việt Nam, các tổ
chức, chức sắc, nhà tu hành của Phật giáo và Công giáo thường chú trọng vào việc
phục vụ cuộc sống nhân sinh, ít bàn về các vấn đề siêu hình học, hay những triết lý,
thần học cao siêu, đồng thời đề cao các vấn đề đạo đức học thực hành (tham gia cứu
trợ người nghèo, trẻ mồ côi, đồng bào bị thiên tai, bão lũ; người cô đơn không nơi
nương tựa; BVMT...).
Truyền thống "tốt đời, đẹp đạo" cùng đường hướng hành đạo tiến bộ là những
điều kiện thuận lợi để các vị chức sắc, nhà tu hành và bà con tín đồ Phật giáo, Côn
giáo chăm lo gánh vác các công việc chung của đất nước, của xã hội; tích cực tham gia

các phong trào xã hội từ thiện và BVMT...

16


CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG TRONG
PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Quy định của giáo lý và giáo luật các tôn giáo
Các tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam, dù có giáo lý, giáo luật hay những quy
định khác nhau, nhưng điều trên hết vẫn là những lời răn dạy con người về sự yêu
thương lẫn nhau, sống từ bi, nhân ái, gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi
trường sống, đồng thời hướng đến những gì tốt đẹp nhất của cuộc sống.
2.1.1 Giáo lý, giáo luật trong Phật giáo
Phật giáo không phải là một tôn giáo, Phật giáo là nền giáo dục trí tuệ chí thiện
viên mãn mà Phật Đà dành cho tất cả chúng ta. Phật Giáo bao gồm nhiều truyền thống,
phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm,
thường được gọi là Phật-đà,Bụt-đà, Phật, hay Bụt, có nghĩa là "người tỉnh thức",
"người giác ngộ". Theo truyền thống Phật giáo cũng như các tài liệu khảo cổ đã chứng
minh, Phật đã sống và giảng đạo ở vùng đông Ấn Độ từ khoảng thế kỉ thứ 6 trước
Công nguyên đến thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên. Thích Ca Mâu Ni Phật là nhà giáo
dục xã hội văn hóa đa nguyên. Một đời Như Lai là dạy học, là một người thầy giáo của
tất cả mọi loài.
Đạo Phật là con đường giải quyết khổ đau (Tứ diệu đế). Giáo lý của Phật hướng
tới giải thoát và chấm dứt đau khổ cho con người, đem lại hạnh phúc cho loài người và
tất cả sự sống trên hành tinh. Đạo đức căn bản của con người được Đức Phật dạy bao
gỗm năm giới đức làm người ngũ giới (Giới đức hiếu sinh - yêu thương sự sống, Giới
đức thành thật, Giới đức chung thủy, giới đức ly tham, giới đức minh mẩn sáng suốt)
và mười điều lành - thập thiện (sống thuần thiện đến từng việc làm, lời nói, và ý nghĩ).
Tất cả mọi loài sinh ra đều mang trong mình sự sống và vì vậy, đều cần được tôn trọng
và bảo vệ. Đức Phật giáo hóa cho hàng đệ tử về ngũ giới cấm, một trong số đó là vấn

đề cấm sát sinh. Ngoài nội dung giáo dục mang tư tưởng nhân đạo, tôn trọng sự sống
muôn loài, thì giới cấm sát sinh trong đạo Phật cũng giúp việc giải quyết vấn đề môi
trường, đó là bởi vì việc sát sinh nhằm phục vụ các nhu cầu của con người sẽ dẫn đến
việc mất cân bằng sinh thái, tác động trực tiếp đến sự sống của con người. Những
người sống bằng việc khai thác tài nguyên rừng, tài nguyên biển, những người cấy

17


trồng, sản xuất nông nghiệp nếu chỉ khai thác tự nhiên bằng cách tận thu và tận diệt
mà không để những tài nguyên đó có thời gian tái tạo sẽ làm kiệt quệ tài nguyên,
khoáng sản. Đó là chưa kể việc khai thác những tài nguyên khó tái tạo được như than,
dầu mỏ… sẽ làm cho các vấn đề môi trường thêm nghiêm trọng.
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi
loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau, sự sinh
tồn của loài này là điều kiện tồn tại của loài kia và ngược lại sự chấm dứt sự sống của
một loài sẽ kéo theo sự diệt vong của loài khác, có cái này sẽ có cái kia, cái này sinh
thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Chân lý đó của Đức Phật hoàn toàn phù
hợp với quy luật sinh tồn tự nhiên. Trong chuỗi tự nhiên đó, loài này là nguồn sống
của loài kia và vì vậy, nếu một mắt xích trong chuỗi đó bị cắt đứt sẽ làm đảo lộn, thay
đổi và dẫn đến tiêu vong.
Đề ra giới cấm sát sinh, Đức Phật đang giáo hóa để hàng đệ tử của mình thực thi
giáo lý từ bi nhưng cũng là trở về với quy luật tự nhiên, hạn chế can thiệp vào tự nhiên
để thỏa mãn mục đích của mình, đó cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ môi trường, bảo
vệ cuộc sống của chính con người.
Cũng theo giáo luật của Phật giáo, hàng năm, chúng đệ tử xuất gia có ba tháng
an cư kiết hạ để tập trung tu học giáo lý, kiểm chứng lại quá trình tu tập của mỗi tăng
ni. Truyền thống đó của Phật giáo xuất phát từ tư tưởng từ bi của Đức Phật, ba tháng
an cư của tăng đoàn cũng trùng vào mùa mưa của nước Ấn Độ xưa, việc hạn chế đi
lại vào ba tháng mùa mưa cũng là để tránh vô tình sát hại những sinh linh nhỏ bé như

các loại sâu bọ, côn trùng. Đó vừa là minh chứng về tinh thần bác ái mà đạo Phật chủ
trương, vừa là hành động tích cực thể hiện tình yêu thiên nhiên và thái độ có trách
nhiệm đối với môi trường của mỗi người con Phật.
2.1.2. Giáo lý, giáo luật trong Công giáo
Theo Kinh Thánh, ngay từ khởi đầu, Thiên Chúa đã trao cho con người trách
nhiệm quản trịtoàn thể vạn vật để giúp muôn loài sinh sôi nẩy nở và phát triển hài hòa
(xem. Sáng Thế 1,26-30). Nhờ ủy thác này, nhân loại mạnh dạn khám phá và chế ngự
thiên nhiên, tạo điều kiện thuận lợi để khoa học hình thành và phát triển. Qua khoa học
kỹ thuật, con người ngày càng mở rộng chủ quyền của mình trên toàn thể vũ
trụ. “Được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người đã nhận lãnh trách nhiệm

18


chinh phục Trái đất cùng với tất cả những gì chứa đựng trong đó, quản trị vũ trụ
trong thánh thiện và công bằng”.
Tuy nhiên do Tín hữu quá nhấn mạnh về việc con người được dựng nên theo
hình ảnh của Thiên Chúa, nên hai vai trò ngôi vị và xã hội luôn được đề cao, trong khi
đó, vai trò môi trường của con người bị xem nhẹ thậm chí bị lãng quên. Con người đã
lạm dụng trách nhiệm làm chủ thiên nhiên của mình.
Vì thế trong mấy thế kỷ vừa qua, đặc biệt kể từ cuộc cách mạng công nghiệp từ
thế kỷ XVII, con người không những không tôn trọng những quy tắc nền tảng nói
trên, mà trái lại đã khai thác thiên nhiên một cách tùy tiện, ích kỷ và tàn bạo. Kết quả
bi thảm là đã phá vỡ mối tương quan hài hòa giữa con người với môi trường và đẩy
Trái Đất đến bờ vực thẳm của diệt vong! Càng cố gắng chinh phục và chế ngự Trái
Đất theo quan điểm duy kỹ thuật, con người càng ô nhiễm hóa vũ trụ và tạo nên những
gánh quá nặng cho môi trường. Thay vì cộng tác với Tạo Hóa để giúp thiên nhiên phát
triển hài hòa, con người đã “hành hạ” và “bức tử” thiên nhiên.
Trước đây, Giáo Hội chưa đề cập trực tiếp đến môi trường mà chỉ chú trọng đến
vấn đề con người với giáo lý dạy con người được quyền bá chủ mọi loài Tuy nhiên,

điều đó chỉ là do Giáo Hội chưa khai triển đúng mức bản Tin Mừng Sáng Thế”.
Vì môi trường là tài nguyên dành cho hết mọi người, nên trong phát triển kinh tế,
phải quan tâm đến sự toàn vẹn và chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên. Các tài nguyên
thiên nhiên không phải là nguồn nguyên liệu vô hạn, thậm chí có một số tài nguyên
không thể tái tạo được. Do đó, không thể khai thác thiên nhiên một cách ích kỷ, làm
phương hại trầm trọng đến nguồn dự trữ tài nguyên cho thế hệ hiện tại cũng như tương
lai [4]..
Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, chủ tịch của hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại
Liên tôn giáo đã ký bức thông điệp nhân sự kiện Phật tử tổ chức mừng ngày lễ Phật
Đản 2010 . Trong bức thông điệp này, Ngài cũng nói về sự cần thiết trong việc bảo vệ
nguồn tài nguyên của quả đất và bảo vệ loài người khỏi bị diệt chủng .“Trách nhiệm
của chúng ta là bảo vệ những nguồn tài nguyên thiên nhiên từ sự tôn trọng lẫn nhau .
Điều này đến từ quy luật của trái tim của tất cả mọi người nam giới và nữ giới”.
Sự quan tâm và lời kêu gọi của những vị chức sắc cao cấp của Giáo hội Công
giáo kể cả Đức Giáo hoàng liên tục trên 45 năm qua cho thấy Bảo vệ Môi trường và

19


×