Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Khắc phục vô sinh trên heo nái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.07 KB, 8 trang )

Khắc phục vô sinh trên heo nái
10/08/2015 | 10:48

Nuôi dưỡng không đầy đủ, nguồn giống không đảm bảo sẽ xuất hiện nhiều trường hợp heo nái
sinh sản kém như: Chậm sinh, vô sinh, không có biểu hiện động dục hoặc động dục thầm lặng…
phối giống nhiều lần không đậu, chửa giả, tỷ lệ thụ thai thấp, thai kém phát triển hay xẩy thai, quái
thai, chất lượng và số lượng heo con sơ sinh thấp. Những biểu hiện này là do một số nguyên
nhân chính sau:
Để khắc phục những nguyên nhân trên, người chăn nuôi phải thường xuyên kiểm tra thức ăn, nước uống của đàn
heo có đảm bảo chất lượng không?. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn có đầy đủ và cân đối các chất bột,
đường, đạm, vitamin, khoáng…không?
- Nếu heo bị nhiễm độc do thức ăn, nước uống, ăn phải thức ăn ôi thiu, mốc, nấm… bị ỉa chảy sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe của heo nái đang mang thai và ảnh hưởng đến thai, chất lượng, số lượng của heo sơ sinh.
- Xây dựng chuồng trại phải hợp lý, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Tốt nhất là hướng nam hoặc đông
nam. Có thể xây dựng chuồng cho heo nái phía dưới hướng gió chuồng heo đực để lợi dụng mùi của heo đực kích
thích heo nái động dục.
- Thường xuyên cho heo vận động để tránh tình trạng béo phì. Hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ, tắm chải cho heo lúc
8-9 giờ sáng (vào mùa hè) và 9-10 giờ sáng (vào mùa đông).
- Tiêm phòng đây đủ các loại vắc xin Dịch tả, Tụ huyết trùng, thương hàn, Lở mồm long móng, heo tai xanh…
- Nếu heo chậm động dục có thể tiêm kích dục tố cho heo như huyết thanh ngựa chửa.
- Nếu phối lần 1 heo nái không chửa có thể phối lần 2, nếu đã qua 2 lần phối giống mà heo vẫn không đậu thai thì
nên loại thải.

Bệnh thường xuất hiện ở heo nái mọi giai đoạn. Heo tơ và heo rạ có hiện tượng phủ nọc nhiều lần mà không đậu thai
hoặc có đậu thai nhưng lại chết hoặc đẻ non.
I – Nguyên nhân
1. Trường hợp vô sinh
Do cơ quan sinh dục cái bị một số bệnh như: Viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung, khối u tử cung, sẹo tử cung, viêm
buồng trứng dẫn đến heo nái không động dục hoặc động dục nhưng trứng không làm tổ không được. Trong thực tế một
số trường hợp heo nái ở lứa tuổi thứ 2 phủ nọc nhiều lần không đậu do lứa thứ nhất đẻ xong bị viêm tử cung bị tổn
thương. Hoặc dịch mủ viêm bị đọng khô lại trong tử cũng gây cản trở đến khả năng thụ thai và làm tổ của trứng với tinh


trùng.
Do rối loạn chức năng thể vàng, nên hormol Progesterol không có hoặc ít không đủ điều kiện để bảo vệ trứng và tinh
trùng làm tổ vững chắc. Hoặc thiếu vitamin E làm niêm mạc cơ, mạch máu tử cung bị thoái hóa trứng và tinh trùng
không làm tổ được.
2. Trường hợp sẩy thai
Do vi trùng, xoắn trùng trực tiếp tác động lên cơ quan sinh dục: Brucella, Leptospira.
Do kí sinh trùng Trichomonas gây viêm tử cung, viêm màng thai, chết thai.
Do con đực giống bị một số bệnh truyền nhiễm: Brucellosis, Leptospilosis hay kí sinh trùng Trichomonas khi phủ nọc cho
heo nái sẽ gây bệnh cho heo nái.


Do ảnh hưởng gián tiếp một số bệnh truyền nhiễm: Pavovirus, dịch tả, thương hàn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn, bệnh
giả dại, bệnh cúm, bệnh lở mồm long móng. Những vi trùng hay độc tố của vi trùng tác động lên cơ thể gia súc hay trực
tiếp đến thai, gây chết thai hay đẻ non.
Do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém thiếu protid, glucid, lipid và các chất khoáng Ca, P, Iod, Vitamin A, D dẫn đến cơ
thể bị suy nhược không đủ chất nuôi thai, thai bị chết, đẻ non.
Do ngộ độc thức ăn như: Thức ăn bị nấm mốc, thức ăn nhiều khoai mì đã chạy chỉ, khoai hà hay thức ăn bị nhiễm thuốc
trừ sâu hay độc tố của bánh dầu phộng, những chất độc này đã làm chết thai.
Do thể vàng nơi buồng trứng teo quá sớm nên lượng hormol Progesterol không được tiết ra đẻ giữ thai dẫn đến bị sẩy
thai.
II – Triệu chứng
Trường hợp vô sinh: Thấy heo nái chậm lên giống hoặc đã lên giống nhưng phủ nọc nhiều lần không đậu.
Trường hợp sẩy thai, chết thai: Thấy chưa tới ngày heo đẻ, heo nái đã đau bụng, đi lại nhiều chảy nước dịch nhờn trắng
đục, có máu, con đẻ ra rất yếu hoặc chết.
III – Biện pháp phòng và trị bệnh
1. Phòng trị trường hợp vô sinh
a) Biện pháp phòng bệnh
Khi bị các bệnh sản khoa như: Viêm tử cung, sót nhau phải điều trị ngay để ngăn chặn viêm nội mạc tử cung. Đồng thời
phải bơm rửa tử cung cho những heo nái mới sinh để các dịch mủ viêm không bị khô lại.
Phải kiểm tra heo nọc xem có bệnh truyền nhiễm không hoặc đã phối lần nào trong ngày chưa, vì heo nọc vừa cho phối

mà phối thêm làn 2 trong ngày thì chất lượng tinh trùng yếu không đảm bảo thụ thai.
Phải bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày một lượng vitamin E từ 50 – 100 mg (chích ADE 2ml/con/tháng).
b) Trị bệnh
Thuốc chích chữa bệnh cho heo nái vô sinh (chậm lên giống hoặc lên giống phủ nọc nhiều lần không đậu) ta thường
dùng loại thuốc Oestrogen, ECP. Huyết thanh ngựa chửa hoặc huyết thanh ngựa chửa kết hợp với Progesterol (thuốc có
tên Lutogyl).
2. Phòng trị bệnh sẩy thai
a) Phòng bệnh
Không được để nái những con heo đã bi bệnh Leptospilosis, suyễn heo, thương hàn, Brucellosis mặc dù những bệnh này
đã trị khỏi. Vì vi trùng còn ở thể ẩn tính sống kí sinh ở niêm mạc tử cung, ruột hay trong mật, hạch bạch huyết… Khi heo
nái có thai vi trùng sẽ tác động đến bào thai gây chết thai đẻ non.
Trước khi phủ nọc cho heo nái phải chích ngừa các loại vaccin dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn trước thời gian phủ nọc
15 – 20 ngày để cơ thể có miễn dịch phòng bệnh với những bệnh truyền nhiễm trên.
Trong thời gian mang thai khi heo nái bị bệnh truyền nhiễm hay các bệnh khác phải điều trị kịp thời và cẩn thận khi dùng
thuốc. Riêng bệnh dịch tả và thương hàn thì nên xử lý không nên để.
Những con nái thường bị sẩy thai và bị chết thai trong những lứa trước (không phải nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm)
thì sau khi phủ nọc ta phải chích thuốc dưỡng thai Progesterol liều 25mg/lần, cách 5 ngày chích 1 lần liên tục trong 1
tháng.
Trong thời gian mang thai cần bổ sung vào khẩu phần ăn một số vitamin A, D để tăng sức đề kháng của cơ thể chống
nhiễm trùng nhau thai, chết thai, còi cọc sau khi sanh. Lượng vitamin A cần bổ sung cho heo nái là 2000 UI/ngày, lượng
vitamin D 1000 UI/ngày hoặc chích ADE 2ml/con/tháng.
b) Điều trị bệnh
Khi heo nái có triệu chứng sẩy thai chích Progesterol 50mg/ngày, chích bắp liên tục 3 – 5 ngày.
Ngoài ra còn chích thêm vitamin C, B1, B12 và thuốc tợ tim Camphora.


Bệnh sinh sản heo nái
Chăn nuôi heo là nghề truyền thống, thịt heo chiếm 70% tổng các loại thịt. Do nhu cầu tiêu thụ thịt
trong nước đang tăng cao nhất là thịt heo nhiều nạc, nhưng dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp
và việc điều trị cũng khó khăn hơn trong đó có bệnh viêm tử cung ở heo nái sinh sản sau khi sanh.

Bệnh viêm tử cung ở heo nái là một trong những tổn thương đường sinh dục của heo nái sau khi
sanh, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa, heo con không có sữa sẽ còi cọc,
suy dinh dưỡng, heo con chậm phát triển. Heo nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể dẫn
đến vô sinh, mất khả năng sinh sản ở heo nái.
Để hạn chế tác hại chứng viêm tử cung gây ra, các nhà chăn nuôi đã khắc phục bằng nhiều phương
pháp như :
- Bổ sung vào khẩu phần thức ăn những chất cần thiết.
- Điều chỉnh lượng thức ăn trong thời kỳ mang thai.
- Thụt rửa tử cung sau khi sanh.
- Điều trị bằng kháng sinh khi có biểu hiện cuỉa triệu chứng viêm.
Nguyên nhân
1. Thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý
- Khẩu phần thiếu hay thừa protein trước, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung.
- Heo nái sử dụng quá nhiều tinh bột, gây đẻ khó, gây viêm tử cung do xây xát.
- Ngược lại thiếu dinh dưỡng heo nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm không chống lại vi trùng xâm
nhập cũng gây viêm tử cung.
- Khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu vitamin A sẽ gây sừng niêm mạc, sót
nhau.
2. Chăm sóc quản lý vệ sinh
Chăm sóc quản lý vệ sinh là khâu quan trọng. Vệ sinh chuồng trại, tắm rửa giữ sạch sẽ thân thể heo
nái, thụt rửa tử cung khi sanh, sử dụng nườc sạch làm giảm tỷ lệ viêm tử cung.
3. Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Thời tiết khí hậu quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ dễ đưa đến viêm tử cung.
1.4 Tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe
Viêm tử cung dạng mủ lứa đẻ thứ 1&2 chiếm 8,33%. Trên 4 lứa 58,33%.Heo nái già sức khỏe kém,
kế phát một số bệnh nên sức rặn đẻ yếu, thời gian đẻ kéo dài, đẻ khó dễ đưa đến viêm tử cung.
5. Kích dục tố
Oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung tống sản dịch, nhau ra khỏi đường sinh dục làm
giảm tỷ lệ viêm tử cung.
6. Nhiễm trùng sau khi sanh

7. Đường xâm nhiễm
- Mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua niêm mạc đi vào máu, xâm nhập vào tử cung, nguyên
nhân chính của sự xâm nhập này là sự kém nhu động của ruột và nhất là táo bón.
- Xâm nhập có thể hướng từ ngoài vào do vi khuẩn hiện diện trong phân và nước tiểu.
- Bệnh nhiễm trùng mãn tính của thận, bàng quang và đường niệu cũng là nguyên nhân gây nhiễm.
Hầu hết các trường hợp viêm tử cung đều có sự hiện diện của vi sinh vật cơ hội thường xuyên có
mặt trong chuồng nuôi. Lợi dụng lúc sinh sản tử cung, âm đạo tổn thương chứa nhiều sản dịch, vi
trùng xâm nhập đường sinh dục gây viêm tử cung.
Phân lập hệ vi trùng chủ yếu từ dịch viêm tử cung tại phòng xét nghiệm gồm có :
- Staphylococus
- E.Coli
- Klebsiella
- Staphylococus + E.Coli
Sự lan tràn của bệnh trong đàn heo thường do nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục trong khi heo sanh
và có thể do heo nọc truyền sang trong lúc phối, khi heo nọc bị nhiễm Streptococus, E.Coli…
Triệu chứng


Viêm dạng nhờn là thể viêm nhẹ xuất hiện sau khi sanh 2-3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ,
tử cung tiết dịch nhờn, trong hoặc đục lợn cợn có mùi tanh vài ngày sau dịch tiết dịch nhờn giảm lại
đặc và hết hẳn. Thú không sốt họặc sốt nhẹ thú vẫn cho con bú bình thường.
Viêm dạng mủ là thể viêm nặng thường xuất hiện trên thú có thể trạng xấu, số lượng vi sinh vật
nhiễm vào tử cung nhiều, cũng có thể viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Thú thường sốt 40-410C,
khát nước, kém ăn, nằm nhiều, tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy, mệt mỏi ít cho con bú
hay đè con
Viêm dạng mủ lẫn máu là phản ứng ăn sâu vào lớp tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy
máu. Các biểu hiện như :
- Viêm sền sệt có mủ lẫn máu mùi rất tanh.
- Thân nhiệt rất cao sốt kéo dài.
- Không ăn kéo dài.

- Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn.
- Thở nhiều khát nước.
- Mệt mỏi kém phản xạ với tác động bên ngòai đôi khi đè con.
- Thú có biểu hiện thần kinh suy nhược, thân nhiệt tăng, mạch tăng, thở hổn hển.
Phòng bệnh viêm tử cung
Phòng chứng viêm tử cung qua thức ăn :
Bổ sung 20 UI vitamin E và 600 UI vtamin A.
Quản lý chăm sóc vệ sinh..
Sử dụng kích thích tố Oxytocin liều thấp nhiều lần sau khi sanh.
Điều trị
Chăm sóc quản lý.
Điều kiện bắt buộc sử dụng kháng sinh.
Tiêm trợ lực, trợ sức, hạ sốt.
Tiêm Oxytocin với liều nhỏ có tác dụng tốt.
Tiêm Hormone hoặc kết hợp kháng sinh với hormon.
Tiêm Prolactin.
Đặt một viên Chloratetracylin 100mg vào tử cung.
Kết luận
Viêm tử cung là một hội chứng sinh sản chứng này thường xuất hiện trên heo nái sau khi sanh. Tổn
thương niêm mạc ảnh hưởng đến sự tiết kích thích tố.
Ảnh hưởng đến viêm vú biểu hiện chậm động dục làm giảm sức sinh sản. Tốn thuốc điều trị và phải
loại thải heo nái sớm do chậm động dục hoặc không động dục trở lại.
Viêm tử cung ảnh hưởng đến sản lượng sữa giảm hoặc ngừng. Heo con thiếu sữa, suy nhược, tiêu
chảy và chết dần.
Điều trị phải thụt rửa tử cung, dùng kháng sinh chỉ là biện pháp bắt buộc.
Thạc sĩ Đặng Thanh Tùng, Chi cục Thú y An Giang (AG, 09/5/2006)
Tin chăn nuôi

Kỹ thuật chăn nuôi


Phòng trị bệnh GSGC

Mua bán, rao vặt


ZZZZVBỆNH

ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN TRÊN HEO

Mô tả của bệnh ở đây tập trung vào ảnh hưởng của chúng đối với sự sinh sản, nhưng trong một
số trường hợp vô sinh, bệnh truyền nhiễm chỉ là một phần của một bức tranh rộng lớn hơn nhiều.

Chương trước đã xem xét việc quản lý và các yếu tố môi trường khác nhau có ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả sinh sản. Mô tả của bệnh ở đây tập trung vào ảnh hưởng của chúng đối với sự sinh sản, nhưng
trong một số trường hợp vô sinh, bệnh truyền nhiễm chỉ là một phần của một bức tranh rộng lớn hơn
nhiều. Trong những trường hợp như vậy hướng dẫn tham khảo các phần cụ thể khác sẽ được đưa ra.
Thường là có sự chồng chéo giữa vô sinh do bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm, và trong nhiều
trường hợp cả hai có quan hệ mật thiết với nhau. Điều quan trọng là xác định nếu có nguyên nhân truyền
nhiễm góp phần gây ra vấn đề vô sinh thì các biện pháp khắc phục có thể bao gồm cả điều trị bệnh và
thay đổi các thủ tục quản lý. Hình 1 cho thấy một quy trình có thể được sử dụng để xác định nguyên
nhân của một vấn đề vô sinh do nguyên nhân truyền nhiễm.
Có chín virus chính có thể gây bệnh sinh sản, nhưng chỉ có năm trong số này là thực sự quan trọng trong
những quốc gia nơi chúng xảy ra, bao gồm:


- Bệnh Aujeszky (AD) hoặc giả dại (PRV)
- Porcine parvovirus (PPV)
- Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS)
- Dịch tả heo cổ điển (CSF)
- Virus cúm lợn (SI)

Hầu hết các vi khuẩn cơ hội, thường chỉ ảnh hưởng đến một vài cá thể, ví dụ như bệnh dấu son. Nhưng
có hai trường hợp ngoại lệ là bệnh do trùng xoắn leptospira và bệnh do brucella, chúng mang tính toàn
đàn. Bảng 1 và 2 trình bày một số dấu hiệu lâm sàng và các triệu chứng bệnh lý thường gặp khi virus và
vi khuẩn gây bệnh trên đàn heo sinh sản. Bảng 3 tổng hợp các thông tin triệu chứng nhằm giúp cho việc
tiên lượng và chẩn đoán nguyên nhân của một thất bại sinh sản là do nguyên nhân truyền nhiễm hay
không truyền nhiễm gây ra.
Bảng 1. Bệnh vô sinh do virus trên heo
Bệnh

Chết
phôi

Chết thaiSảy thai Nái bệnh Virus vào tinh Triệu chứng bệnh
dịch
trong đàn nái

1

Giả dại

+

+

+

+

+


+

2

PRRS

+

+

+

+

+

+

3

Dịch tả heo

+

+

+

+


+

+ (nghiêm trọng)

4

Parvovirus

+

+

-

-

+

-

5

Virus đường
enterovirus

ruột+

+

-


-

+

-


6

Cúm heo

+

-

+

+

-

+

7

Dịch tả trâu bò

+


+

+

-

?

-

8

EMCV

+

+

+

+

-

-

Bảng 2. Bệnh vô sinh do vi trùng và nấm trên heo
Bệnh

Chết

phôi

Chết
thai

Sảy thai Nái/nọc bệnh

Virus vào
tinh dịch

Triệu chứng bệnh
trong đàn nái

1

Brucella

+

+

+

+

+

+

2


Viêm nội mạc tử+
cung

-

+

+

+ (do tồn tạiThải dịch âm hộ
ở bao quy
đầu)

3

Leptospira

+

+

+

-

+

Heo con yếu


4

Viêm
phổi
phương
Mycoplasma

địa-

+

-

+

-

+
Thiếu máu, hoàng
đản, heo con yếu

5

Nhiễm trùng máu+
hoặc nước tiểu

+

+


+

+

+

6

Dấu son

+

+

+

+

-

+

7

Nấm mốc

+

-


+

+

-

+

Bảng 3. Tiên lượng các nguyên nhân truyền nhiễm và không truyền nhiễm gây thất bại sinh sản
Kiểu thất bại

Không truyền nhiễm

Truyền nhiễm

1

Không lên giống

+++

+

2

Lên giống lại ở 21 ngày và KHÔNG CÓ thải dịch âm +++
hộ

+


3

Lên giống lại ở 21 ngày và CÓ thải dịch âm hộ

+

+++

4

Lên giống lại sau 23-28 ngày

++

++

5

Sảy thai nhưng sức khỏe nái bình thường

+++

+

6

Sảy thai nhưng thai khỏe mạnh

++


++

7

Sảy thai nhưng thai hóa gỗ hoặc đang phân hủy

-

+++

8

Nái mang thai giả

+++

++

9

Thai hóa gỗ với tuổi thai nhỏ và kích thước khác nhau+

+++

10

Thai hóa gỗ với kích thước lớn

++


11

Tỷ lệ Heo sơ sinh chết tăng trong một lứa đẻ bình +++

++

+


thường
12

Tỷ lệ Heo sơ sinh chết tăng trong một lứa đẻ có thai +
hóa gỗ

+++

(-): không liên quan; (+): có thể liên quan; (++): rất có thể liên quan; (+++) chac chan co lien quan
ÊNÊN
ÊNÊN



×