Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

khảo sát năng suất sinh sản trên heo nái ở trại chăn nuôi a tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 46 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGÔ THỊ HỒNG XUÂN

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN
HEO NÁI Ở TRẠI CHĂN NUÔI A
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

Cần Thơ, 2013


z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN
HEO NÁI Ở TRẠI CHĂN NUÔI A
TỈNH ĐỒNG THÁP


SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGÔ THỊ HỒNG XUÂN
MSSV: LT11679
LỚP: CN116L1

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Ths. BÙI THỊ LÊ MINH

Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài “Khảo sát năng suất sinh sản trên heo nái ở trại chăn nuôi heo A,
tỉnh Đồng Tháp” do sinh viên Ngô Thị Hồng Xuân thực hiện từ tháng 8 đến
12 năm 2013.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013

Duyệt bộ môn

Duyệt giáo viên hướng dẫn

Ths.Bùi Thị Lê Minh


Cần thơ, ngày… tháng… năm 2013
Duyệt khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, kết quả hoàn
toàn trung thực và chưa được ai công bố.
Cần Thơ, ngày... .tháng... năm 2013
Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Hồng Xuân

ii


LỜI CẢM ƠN

* Kính dâng cha mẹ
Trọn đời con không quên công ơn của cha mẹ luôn luôn quan tâm và
ủng hộ con về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập.
* Mãi mãi biết ơn
Cô Bùi Thị Lê Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp kiến thức
và kinh nghiệm cho tôi hoàn thành luận văn.
* Chân thành cảm ơn
Thầy cố vấn học tập Trần Ngọc Bích đã hết lòng lo lắng và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Các thầy cô Bộ môn Thú Y và Chăn nuôi thú y đã hướng dẫn và truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Chú Bùi Hữu Soi, chủ trại chăn nuôi heo tư nhân tỉnh Đồng Tháp, anh
Bùi Huỳnh Sáng kỹ thuật trại đã giúp đỡ tôi thực tập tại trại.
Bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Cần Thơ, ngày... .tháng... năm 2013
Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Hồng Xuân

iii


MỤC LỤC


Trang
Trang duyệt .............................................................................................................. i
Lời cam đoan .......................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh mục sơ đồ và hình ....................................................................................... viii
Danh mục bảng ...................................................................................................... ix
Danh mục từ viết tắc ............................................................................................... x
Tóm lược ................................................................................................................ xi
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 2
2.1 Giống heo ......................................................................................................... 2
2.1.1 Heo Yorkshire ............................................................................................ 2
2.1.2 Heo Landrace ............................................................................................ 2
2.2 Đặc điểm sinh lý sinh sản ở heo ........................................................................ 3
2.2.1 Tuổi động dục đầu tiên .............................................................................. 3

2.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu ......................................................................................... 4
2.2.3 Thời gian mang thai .................................................................................. 4
2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của heo nái sinh sản ........................................ 5
2.3.1 Số con sơ sinh sống đến 24 h trên lứa đẻ .................................................... 5
2.3.2 Trọng lượng trung bình heo con lúc sơ sinh ............................................... 6
2.3.3 Trọng lượng toàn ổ heo con lúc sơ sinh ...................................................... 6
2.3.4 Số con cai sữa trên ổ ................................................................................... 7
2.3.5 Trọng lượng trung bình heo con cai sữa ...................................................... 7
2.3.6 Trọng lượng toàn ổ cai sữa ......................................................................... 8
2.3.7 Tỷ lệ hao hụt .............................................................................................. 8
2.3.8 Tỷ lệ nuôi sống .......................................................................................... 8
2.3.9 Số heo con để lại nuôi ................................................................................ 8
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của heo nái .................................... 9
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái ................................. 9

iv


2.5.1 Con giống ................................................................................................. 9
2.5.2 Thức ăn ..................................................................................................... 9
2.5.3 Ngoại cảnh .............................................................................................. 10
2.5.4 Chất lượng tinh và kỹ thuật phối ............................................................. 10
2.5.5 Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng .................................................................... 10
2.6 Các nguyên nhân gây viêm đường sinh dục heo cái ........................................ 11
2.7 Bệnh xảy ra trong và sau khi đẻ ...................................................................... 11
2.7.1 Đẻ khó .................................................................................................... 11
2.7.2 Viêm vú .................................................................................................. 12
2.7.3 Viêm tử cung .......................................................................................... 12
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................. 14
3.1. Phương tiện thí nghiệm................................................................................... 14

3.1.1 Thời gian, đia điểm và đối tượng thí nghiệm ........................................... 14
3.2 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................ 14
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 14
3.2.2 Chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 14
3.2.1 Khảo sát một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản tren heo nái ............ 14
3.2.3 Chỉ tiêu trên heo con ................................................................................ 14
3.2.4 Bệnh thường xãy ra trong và sau khi đẻ .................................................. 15
3.3 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 15
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................................. 16
4.1. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản trên nái ............ 16
4.1.1.1 Tuổi phối lần đầu ................................................................................. 16
4.1.1.2 Tuổi đẻ lần đầu .................................................................................... 17
4.1.1.3 Thời gian mang thai ............................................................................. 18
4.1.2 Chỉ tiêu trên heo con .................................................................................... 18
4.1.2.1 Số con sơ sinh trên ổ ............................................................................ 18
4.1.2.2 Trọng lượng heo con sơ sinh ................................................................ 20
4.1.2.3 Trọng lượng trung bình heo con lúc sơ sinh ......................................... 20
4.1.2.4 Số heo con cai sữa ............................................................................... 21
4.1.2.5 Trọng lượng heo cai sữa toàn ổ ............................................................. 22
4.1.2.6 Trọng lượng trung bình heo con cai sữa ................................................ 23
4.1.2.7 Tỷ lệ hao hụt ........................................................................................ 23

v


4.2 Bệnh xảy ra trong và sau khi đẻ ...................................................................... 24
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 26
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 26
5.2. Đề nghị .......................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................

PHỤ CHƯƠNG ........................................................................................................

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Hình 2.1: Heo Yorkshire .......................................................................................... 2
Hình 2.2: Heo Landrace .......................................................................................... 3

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Tuổi phối lần đầu của 2 giống Landrace và Yorkshire ........................... 16
Bảng 4.2: Tuổi đẻ lần đầu của 2 giống Landrace và Yorkshire .............................. 17
Bảng 4.3: Thời gian mang thai của 2 giống Landrace và Yorkshire ...................... 18
Bảng 4.4: Trung bình số con sơ sinh trong ổ của 2 giống Landrace và
Yorkshire............................................................................................................... 18
Bảng 4.5: Trọng lượng toàn ổ heo con lúc sơ sinh của 2 giống Landrace và
Yorkshire .............................................................................................................. 20
Bảng 4.6: Trọng lượng trung bình heo con lúc sơ sinh của 2 giống Landrace và
Yorkshire .............................................................................................................. 20
Bảng 4.7: Số con cai sữa/ổ của 2 giống Landrace và Yorkshire ............................. 21
Bảng 4.8: Trọng lượng toàn ổ heo con lúc cai sửa của 2 giống Landrace và
Yorkshire............................................................................................................... 22
Bảng 4.9: Trọng lượng trung bình heo con cai sữa 2 giống Landrace và
Yorkshire .............................................................................................................. 23
Bảng 4.10: Tỷ lệ hao hụt của 2 giống Landrace và Yorkshire ................................ 23

Bảng 4.11: Bệnh xảy ra trong và sau khi đẻ của 2 giống Landrace và Yorkshire .... 24

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC

Từ viết tắt

Diễn giải

Kg

Kilogam

P

Trọng lượng

NBQ

Ngày bình quân

NKS

Nái khảo sát

SCCS

Số con cai sữa


SCHH

Số con hao hụt

SCSS

Số con sơ sinh

SCSSCS

Số con sơ sinh còn sống

SCTB

Số con trung bình

TBSCCS

Trung bình số con cai sữa

TGMT

Thời gian mang thai

TNĐLĐ

Tổng ngày đẻ lần đầu

TNPLĐ


Tổng ngày phối lần đầu

TSCCS

Tổng số con cai sữa

TLCS

Trọng lượng cai sữa

TLHH

Tỷ lệ hao hụt

TLTB

Trọng lượng trung bình

TLSS

Trọng lượng sơ sinh

ix


TÓM LƯỢC
Chỉ tiêu về năng suất sinh sản của đàn nái tại trại chăn nuôi heo A,
tỉnh Đồng Tháp từ tháng 08/2013 đến 12/2013 trên 32 heo nái Landrace và
12 heo nái giống Yorkshire thu được kết quả như sau:

Đặc điểm sinh lý về tuổi phối giống lần đầu từ 205,87-221,58 ngày,
tuổi đẻ lần đầu trong khoảng 330,88-335,92 ngày, thời gian mang thai là
114,19-114,17 ngày.
Kết quả khảo sát các chỉ tiêu trên heo con về số con sơ sinh trên ổ dao
động trong khoảng 8,53-8,42 con trên ổ, trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh
toàn ổ là 12,11-12,53kg/ổ và trọng lượng trung bình heo con sơ sinh từ 1,421,49kg/ổ. Chỉ tiêu số con cai sữa trên ổ từ 7,59-8,25 con trên ổ. Trọng lượng
toàn ổ cai sữa từ 47,56-52,64kg/ổ và trọng lượng trung bình heo con cai sữa
là 6,24-6,38kg/ổ. Trong khi đó tỷ lệ hao hụt ở heo con chiếm tỷ lệ từ 2,9710,99%. Tỷ lệ bệnh đẻ khó chiếm tỷ lệ từ 6,25-16,67%, tỷ lệ bệnh viêm tử cung
là 9,4% và tỷ lệ bệnh viêm vú là 6,25%.

x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát
triển nhảy vọt, kéo theo đó là ngành chăn nuôi cũng không ngừng phát triển. Và
một trong số đó là ngành chăn nuôi heo, nhiều vùng chăn nuôi đã chuyển dần
phương thức chăn nuôi truyền thống tận dụng các sản phẩm nông nghiệp sang
chăn nuôi heo ngoại theo hình thức chăn nuôi công nghiệp. Với sự phát triển đó
ngành chăn nuôi heo không những đáp ứng 70% tổng nhu cầu về thịt của thị
trường trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại nhiều lợi nhuận cho
người chăn nuôi(Trần Văn Chính, 2007).
Để phát triển chăn nuôi đến năm 2020 thì Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông
thôn đã trình phương hướng phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2020 lên Chính
Phủ và chiến lược này đã được phê duyệt. Đến năm 2020, sản lượng thịt xẻ các
loại là 5500 ngàn tấn, trong đó thịt heo chiếm 63%. Trong đó chiến lược đề ra
mức tăng trưởng bình quân của ngành năm 2020 là 8-9% năm, giai đoạn 20102015 đạt khoảng 6-7% năm và 2015-2020 đạt 5-6% năm. Với mục tiêu này, đàn
heo sẽ được phát triển nhanh theo hướng nuôi trang trại, nuôi công nghiệp nhờ có
được điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường (Bộ Nông Nghiệp

và Phát Triển Nông Thôn, 2008).
Muốn đạt được những mục tiêu trên thì đòi hỏi người chăn nuôi cần quan tâm
đến công tác giống, công tác phòng bệnh, tình hình thú y… trong đó không thể
thiếu năng suất của đàn heo nái. Để nâng cao năng suất chăn nuôi heo, thông qua
việc tăng số lượng và chất lượng của đàn heo có phẩm chất tốt thì một số yếu tố
rất quan trọng là con giống, thức ăn, công tác chăm sóc và quản lý đàn heo giống.
Tình trạng sinh lý của heo con khỏe mạnh và số heo con do heo nái đẻ ra có số
lượng ổn định phụ thuộc vào lứa đẻ và giống của heo nái sinh sản. Giống heo nào
của heo nái có năng suất cao phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở các trang trại vừa
và lớn và việc duy trì số lượng heo nái giống có năng suất cao với lứa đẻ tốt
chiếm tỉ lệ thích hợp trong đàn nái sinh sản của trại sẽ giúp trại có năng suất cao
và ổn định, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ những vấn đề trên, Chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát năng
suất của heo nái sinh sản tại trại chăn nuôi heo A, tỉnh Đồng Tháp”.
Mục tiêu đề tài: Khảo sát năng suất sinh sản của các giống heo tại trại chăn
nuôi heo A. Xác định các bệnh thường xảy ra trong khi đẻ và sau khi đẻ.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Giống heo
2.1.1 Heo Yorkshire
Heo Yorkshire có nguồn gốc từ Anh từ năm 1990 được nuôi phổ biến ở
nhiều nước và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở
Việt Nam. Nước ta đã nhập giống heo này từ các nước: Cuba, Bỉ, Đức là giống
heo kiêm dụng hướng nạc – mỡ và nạc, lông da trắng tuyền (có thể có đốm đen
nhỏ trên da), lưng thẳng, đầu thanh, tai đứng hơi nghiêng về phía trước, mông nở,

đùi to, vai lớn, có từ 12-14 vú (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).

Hình 2.1: Heo Yoskshire
Heo Yorkshire có 3 loại hình: kích thước lớn gọi là Đại bạch, Trung bạch
và cỡ nhỏ. Ở Miền Nam giống heo Yorkshire nhập nội thuộc 2 loại: Đại bạch và
Trung bạch (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Heo nái Yorkshire có thể đẻ từ 1,8-2,2 lứa/năm, mắn đẻ và tốt sữa, bình
quân mỗi lứa có 10-11 heo con. Trọng lượng heo con sơ sinh đạt từ 1,0-1,8 kg/
con (Võ Văn Ninh, 1999).
Trong công tác chọn giống người ta vẫn chấp nhận giống Yorkshire với
màu sắc lông trắng có vài đốm đen nhỏ. Heo Yorkshire nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt
90-100kg, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng khoảng 3-4 kg, tỉ lệ thịt nạc 51-54
% (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
2.1.2 Heo Landrace
Heo Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch. Giống heo này được nuôi rất
phổ biến khắp nơi trên thế giới và được xem như giống heo hướng nạc. Heo có
lông da trắng (có thể có vài đốm lông đen hiện diện), mình dài đòn, mông nở,
ngực hẹp, mỗn dài, tai to cụp về phía trước, mình lép, bốn chân hơi nhỏ nên
thường bị bệnh về móng và chân. Heo Landrace có tính chịu đựng trong điều kiện
nóng kém nên dễ mất sữa, nhạy cảm với yếu tố stress. Nếu chọn nái không kỹ thì
người chăn nuôi sẽ gặp phải những con nái chân yếu, đau chân khi sinh đẻ (Trần
Ngọc Phương và Lê Quang Minh, 2002).

2


Hình 2.2 Heo Landrace
Heo nái trưởng thành trên 200kg, tăng trọng nhanh 6 tháng tuổi đạt trên
100 kg. Heo nái có 14 vú trở lên, đẻ 10-12 con/ổ, heo con sơ sinh nặng 1,2-1,4
kg, nuôi 2 tháng tuổi được 15-18kg/con. Tỷ lệ nạc trên 56%, tiêu tốn thức ăn cho

1kg tăng trọng là 2,9-3,5 kg (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).
Heo nái đẻ từ 1,8-2,2 lứa/năm, nếu chăm sóc nuôi dưỡng heo nái tốt có thể
đạt tới 2,5 lứa/năm. Heo Landrace cho sữa tốt, sai con và nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi
con sống cao (Võ Văn Ninh, 1999).
Các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản nuôi ở nước ta thì lại thấp hơn so với
giống gốc 10-15%. Heo Landrace được dùng trong lai kinh tế với các giống heo
nội để tăng khối lượng và tỷ lệ nạc (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2002).
2.2 Đặc điểm sinh lý sinh sản ở heo nái
2.2.1 Tuổi động dục đầu tiên
Tuổi động dục đầu tiên ở heo nội sớm hơn so với heo ngoại (4-5 tháng so
với 6 tháng tuổi), ở heo nái lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn khoảng 6 tháng
tuổi. Nái ngoại có tuổi động dục lần đầu 6-7 tháng, có khối lượng cơ thể 65-70
kg. Heo nái động dục lần đầu cơ thể heo chưa phát triển đầy đủ, trứng chưa chín
hoàn chỉnh, chưa đủ dinh dưỡng dự trữ cho nuôi bào thai, do vậy chưa vội phối
giống vào lần động dục đầu. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong sinh sản và duy
trì con nái lâu bền, cần bỏ qua 1-2 chu kỳ động dục mới cho phối giống (Phạm
Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004).
Tuổi thành thục tính dục đối với heo Landrace là 213,1 ngày và heo
Yorkshire là 219,4 ngày (Phùng Thị Vân, 2004).
Xác định tuổi động dục đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong chăn nuôi
giúp người chăn nuôi xác định được tuổi phối giống thích hợp, góp phần làm tăng
thời gian và hiệu quả sử dụng heo nái. Tuổi động dục đầu chịu ảnh hưởng nhiều
yếu tố khác nhau như: giống, khả năng sinh trưởng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng,
khí hậu, tác động kích thích từ con đực.
Theo Nguyễn Hữu Phước (1985), tuổi phối giống lần đầu được tính từ lúc
heo sơ sinh đến khi phối giống cho heo. Tuổi phối giống lần đầu là một chỉ tiêu
để đánh giá khả năng thành thục của từng nhóm giống heo (thành thục sớm hay
muộn) có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian khai thác nái. Nếu phối giống trễ, thời
3



gian khai thác nái sẽ ngắn, dẫn đến số lứa đẻ trên đời nái thấp, nghĩa là số heo
con mà nái sinh ra sẽ ít đi. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của
người chăn nuôi (do không khai thác hết khả năng sản xuất của nái). Nếu phối
giống quá sớm, heo nái chưa thành thục hay chưa phát triển đầy đủ về đặc tính
sinh lý sinh dục cũng như về thể trọng, từ đó làm số heo sơ sinh ít, khả năng nuôi
dưỡng thai và nuôi con của heo mẹ cũng giảm đi, thời gian sử dung nái ngắn. Heo
nái hậu bị nuôi dưỡng không hợp lý dẫn đến nái quá mập hoặc quá ốm điều ảnh
hưởng không tốt và làm cho heo động dục muộn. Tùy vào quy trình chăm sóc
nuôi dưỡng khác nhau và điều kiện khác nhau mà tuổi phối giống đầu tiên của
từng trại cũng khác nhau.
Tuổi phối giống đầu tiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chăm sóc nuôi
dưỡng, con giống…Theo Nguyễn Bạch Trà và Lê Minh (1980), heo nái hậu bị
nuôi dưỡng không hợp lý dẫn đến quá mập hoặc quá ốm đều gây ảnh hưởng
không tốt và làm cho heo động dục muộn.
2.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu
Đây là tuổi mà heo nái hậu bị đẻ lứa thứ nhất, chính là tuổi phối giống lần
đầu có chửa cộng với kết quả với thời gian mang thai. Tuổi đẻ lứa đầu của gia súc
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi phối giống lần đầu, kết quả phối giống, thời
gian mang thai và từng giống heo khác nhau. Đối với heo nái nội tuổi đẻ lứa đầu
thường sớm hơn so với heo nái ngoại do tuổi thành thục về tính ngắn hơn
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2004).
Tuổi đẻ lứa đầu tốt nhất của heo là 12 tháng và không quá 18 tháng tuổi,
khi đó cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh noãn nang rụng nhiều nên tỷ lệ đậu thai sẽ
cao và số con đẻ ra/ổ nhiều (Lưu Kỷ và Phạm Hữu Doanh, 2004).
Theo Lê Hồng Mận (2002), heo lai ngoại đẻ lứa đầu vào khoảng 365 ngày
tuổi là thích hợp nhất. Theo Đinh Văn Cải (2007), tuổi đẻ lần đầu chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố như chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, tuổi phối giống lần đầu, không
phát hiện heo động dục hoặc phát hiện sai. Heo có tuổi phối lần đầu sớm thì dẫn
đến tuổi đẻ lần đầu sớm.

2.2.3 Thời gian mang thai
Thời gian mang thai được tính là khoảng thời gian từ khi phối giống đến
thụ tinh đến khi đẻ. Trong cùng một giống thời gian mang thai chịu ảnh hưởng
nhiều yếu tố khác nhau, dài hay ngắn tùy theo loài, giống gia súc, lứa sinh sản,
trạng thái dinh dưỡng. Heo là loài đa thai, có thời gian đẻ kéo dài, thường không
rụng trứng trong suốt thời gian cho sữa, mặc dù đôi khi có biểu hiện động dục 2-3
ngày sau khi đẻ. Thời gian mang thai của heo là 114 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3
ngày) và trung bình khoảng 102-108 ngày. Do tuổi khác nhau, ở gia súc đa thai
lứa đầu thường ít hơn lứa sau. Do điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc theo mùa.
Do kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (thời điểm, phẩm chất tinh, kỹ thuật dẫn tinh) (Đỗ
Trung Giả, 2011).
Suốt cả thời kỳ mang thai thể vàng tồn tại và phát triển, tiết ra hormone
progesterone cần thiết để duy trì sự có thai trong suốt thời gian mang thai 114
ngày. Thời gian có thai được chia làm hai thời kỳ. Thời kỳ 1 được xác định từ khi
4


trứng được thụ tinh đến khoảng 90 ngày của thời gian mang thai. Giai đoạn này
bào thai chưa phát triển mạnh về khối lượng mà chủ yếu hình thành các cơ quan
bộ phận trong cơ thể và hoàn thiện một số chức năng hoạt động của bào thai.
Thời kỳ 2 được xác định là thời gian còn lại, từ 90 ngày đến 114 ngày. Đây là giai
đoạn bào thai phát triển trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đến khoảng 112-114
ngày, sự phát tiển của bào thai hoàn thiện và bắt đầu tiết ra Cortiroids. Những
hormone này sẽ tác động lên màng nhau của heo mẹ làm tiết estrogen, hormone
này sẽ kích thích tử cung tiết ra prostaglandin F2 và tuyến yên tăng tiết oxytoxin.
Hai hormone này sẽ phá hủy thể vàng, kết quả là nồng độ progesterrone trong
máu giảm nhanh, tử cung co bóp mạnh và heo nái sẽ đẻ.
Thời gian mang thai được tính từ lúc heo phối giống đậu thai đến khi nái đẻ.
Theo Trương Chí Sơn (1999), thời gian mang thai của heo biến động từ 109-119
ngày trung bình 114 ngày. Thời gian mang thai ít phụ thuộc vào điều kiện môi

trường và cách chăm sóc nuôi dưỡng mà phụ thuộc vào yếu tố giống là chủ yếu.
Theo Châu Nguyệt Ánh (2010), thời gian mang thai phụ thuộc vào nhiều
điều kiện và yếu tố khác nhau. Nó dài hay ngắn tùy theo loài, giống gia súc, tuổi
gia súc, lứa sinh sản, trạng thái dinh dưỡng, tình hình sức khỏe, trạng thái cơ quan
sinh dục, số lượng bào thai.
2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của heo nái sinh sản
2.3.1 Số con sơ sinh sống đến 24h trên lứa đẻ
Đây là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng. Nó phản ánh khả năng đẻ
nhiều con hay ít con của giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo nái có chữa và
kỹ thuật thụ tinh nhân tạo của dẫn tinh viên (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt,
2008).
Để có nhiều heo con sinh ra trên ổ thì heo nái phải có số trứng nhiều và tỷ
lệ thụ tinh cao. Bên cạnh đó thời điểm phối giống, số lần phối và nhiệt độ trong
năm thích hợp; ngược lại tuổi của heo nái không ảnh hưởng đến chỉ tiêu này do
đó cần cải thiện chất lượng và nâng cao công tác giống. Bên cạnh đó nhân tố
dòng cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Muốn có số heo con đẻ ra trên ổ tăng thì
phải có sự rụng trứng nhiều, phôi và sức sống cao giảm tỷ lệ chết phôi (Lê Công
Triều, 2010).
Số con sơ sinh nói lên tính mắn đẻ của heo nái và phụ thuộc rất lớn bởi
yếu tố giống, các giống khác nhau thì số con sơ sinh khác nhau (Trần Thị Dân,
2004).
Kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2009), số heo con
sơ sinh trong ổ ở giống Landrace (8-11 con) thấp hơn 1 đến 2 con so với giống
Yoskshire (9-12 con).
Số con sơ sinh thấp đó là do sự hao hụt trong giai đoạn sơ sinh, sự hao hụt
này do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do nuôi dưỡng trong thời gian mang thai,
nếu trong khẩu phần nuôi nái trong giai đoạn mang thai thiếu vitamine A sẽ làm
cho heo con sinh ra bị dị tật, không có hâu môn… nhu cầu dinh dưỡng không
cung cấp đủ cho bào thai thì con sinh yếu ớt có trọng lượng thấp. Giai đoạn mang
thai từ 36-90 ngày thì sự phát triển của bào thai có tốc độ tăng trưởng tương đối,

5


heo mẹ lúc này có tốc độ biến dưỡng rất lớn nếu như cung cấp thức ăn quá nhiều
thì gia súc mẹ trở nên béo phì làm cho số phôi chết nhiều trong giai đoạn mang
thai. Ngoài ra thời gian mang thai của nái cũng rất quan trọng có thể làm cho con
bị chết sau khi sinh (Võ Văn Ninh, 2002).
Theo Hồ Văn Giả (2006), số con sơ sinh trên ổ là số con còn sống sau 24
giờ kể từ khi nái đẻ con cuối cùng không kể những con không đạt yêu cầu như: dị
tật, trọng lượng nhỏ hơn 0,8kg. Chỉ tiêu này lệ thuộc vào nhiều yếu tố, bên cạnh
các yếu tố về giống nó còn lệ thuộc vào khả năng nuôi dưỡng, cung cấp dinh
dưỡng cho bào thai của cơ thể mẹ, chế độ nuôi dưỡng trong thời gian mang thai,
nếu thức ăn có thành phần dưỡng chất, cũng như vitamine kém đều có ảnh hưởng
xấu đến bào thai, làm cho heo con sinh ra bị dị hình, yếu ớt, không có sức sống.
Bên cạnh đó, số con sơ sinh còn chịu ảnh hưởng bởi khâu kỹ thuật chăm sóc, đỡ
đẻ lúc nái đẻ, heo con có thể chết ngộp do heo mẹ đẻ khó, bào thai lớn, heo mẹ
yếu…Mặt khác, nó còn tùy thuộc vào việc gieo tinh nhân tạo, thời điểm phối
giống cũng như phẩm chất của tinh dịch.
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007) cho rằng đây là chỉ tiêu kinh
tế, kỹ thuật rất quan trọng, nó phản ảnh khả năng đẻ nhiều con hay ít con của
giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo nái có chữa và kỹ thuật thụ tinh nhân
tạo của dẫn tinh viên. Ngoài ra, heo con mới sinh chưa nhanh nhẹn, dễ bị heo mẹ
đè chết là nguyên nhân dẫn đến số con/ổ thấp. Theo Nguyễn Tấn Anh (2009), số
con sơ sinh phụ thuộc vào tuổi nái, chế độ nuôi dưỡng chăm sóc trước và sau khi
phối. Vì nếu dinh dưỡng kém thì số trứng rụng ít đi làm giảm tỷ lệ đậu thai, giảm
số con sinh ra/ổ. Bên cạnh đó giống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến số con/ổ.
2.3.2 Trọng lượng trung bình heo con lúc sơ sinh
Trọng lượng sơ sinh là chỉ tiêu phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng của
nái trong thời gian mang thai, đặc biệt là giai đoạn chửa kỳ cuối (>85 ngày). Vì
trong giai đoạn này hàm lượng cung cấp cho nái hầu như được sử dụng để nuôi

bào thai (ngoại trừ năng lượng duy trì cơ thể nái), trong giai đoạn này cơ thể heo
mẹ hầu như không phát triển (tăng trọng), chỉ có bào thai phát triển mà thôi. Do
đó nếu khẩu phần nghèo dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng xấu đến
bào thai, ảnh hưởng lớn đến trọng lượng sơ sinh của heo con. Tuy nhiên trọng
lượng sơ sinh còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giống heo, chẳng hạn giống heo
ngoại có trọng lượng sơ sinh cao hơn so với giống heo nội (Lưu Tuấn Kiệt,
2007).
Kết quả của Võ Thị Tuyết (1996) khi tiến hành thí nghiệm về năng suất sinh
sản của 2 giống heo Landrace và Yoskshire với Landrace là nhóm nái thuần có
trọng lượng sơ sinh là 1,40kg cao hơn giống Yorkshire là 1,35kg/con.
2.3.3 Trọng lượng sơ sinh toàn ổ
Trọng lượng sơ sinh toàn ổ là chỉ tiêu thể hiện khả năng nuôi dưỡng thai
của heo mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho heo nái
chửa của một cơ sở chăn nuôi. Trọng lượng sơ sinh cao thì tốt. Heo sẽ tăng trọng
nhanh ở các giai đoạn phát triển sau (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).

6


Kết quả nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa (2003), kết quả khảo sát về
trọng lượng trung bình heo sơ sinh trên ổ của giống Landrace là (12 kg/ổ) và
trọng lượng trung bình heo sơ sinh trên ổ của giống Yorkshire là (15 kg/ổ).
Chỉ tiêu này phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng nái trong thời gian
mang thai đặc biệt là ở giai đoạn chữa kỳ 2 và khả năng nuôi dưỡng thai của nái
trong giai đoạn chửa. Nghĩa là phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng được cung cấp
cho nái trong thời gian mang thai và khả năng sử dụng chất từ cơ thể mẹ. Trong
giai đoạn này khẩu phần cung cấp cho nái có ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng
sơ sinh. Do đó, trong giai đoạn này nếu khẩu phần cung cấp cho heo nái nghèo
dưỡng chất sẽ ảnh hưởng xấu đến bào thai và trọng lượng sơ sinh của heo con sẽ
nhỏ. Trọng lượng sơ sinh phụ thuộc vào tầm vóc của heo mẹ có nghĩa là phụ

thuộc vào chế độ dinh dưỡng được cung cấp trong giai đoạn mang thai và khả
năng sử dụng chất từ cơ thể heo mẹ, ngoài ra nó còn lệ thuộc vào trọng lượng
thành thục của nái tức là đặc tính của giống như giống ngoại có trọng lượng sơ
sinh lớn hơn giống nội. Song chúng ta cũng không thể cung cấp khẩu phần một
cách tối đa sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bào thai và gây khó đẻ. Bên
cạnh đó còn làm tăng giá thành của heo con (Lưu Tuấn kiệt, 2007).
2.3.4 Số con cai sữa trên ổ
Số heo con cai sữa trên lứa là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng quyết
định năng suất của nghề chăn nuôi heo. Số con cai sữa phản ánh quá trình chăm
sóc nuôi dưỡng, phản ánh tính nuôi con của nái và khả năng thích nghi của heo
con (Lưu Tuấn Kiệt, 2007).
Số con cai sữa được tính bằng tổng số con do nái nuôi đến cai sữa. Số con
cai sữa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của heo. Có
nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến số con cai sữa của heo như do bệnh tật,
do còi, kiệt sức rồi chết. Số con cai sữa phản ánh quá trình cham sóc nuôi dưỡng,
phản ánh tính khéo nuôi con của nái và khả năng thích nghi của cơ thể heo con
(Nguyễn Thiện và Nguyễn Trọng Hốt, 2007).
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Bích Phượng (2007), số con cai sữa của
giống Landrace và giống Yorkshire lần lượt là 8 con/ổ và 9 con/ổ.
2.3.5 Trọng lượng trung bình heo con cai sữa
Trọng lượng cai sữa được tính bằng tổng trọng lượng toàn ổ đến cai sữa.
Trọng lượng cai sữa lệ thuộc vào nhiều yếu tố, nó phản ánh khả năng nuôi con
của nái, sự thích nghi của cơ thể heo con đối với môi trường sống, quá trình chăm
sóc nuôi dưỡng, thời gian cai sữa…Trong thời gian nuôi con, nếu nái khỏe mạnh
không bệnh, heo con không bị tiêu chảy, nái cho sữa tốt, chắc chắn là trọng lượng
cai sữa sẽ rất tốt. Do đó, cần phải tạo mọi điều kiện tốt cho chúng phát huy hết
phẩm chất tốt của bản thân, của giống. Ở giai đoạn này hệ thống men tiêu hóa
đường ruột phát triển tương đối hoàn chỉnh. Theo Trương Lăng (1993) hoạt động
của dịch tiêu hóa hoạt động mạnh ở tuần thứ 3 trở đi, ở độ tuổi này heo con thích
nghi với chế độ thức ăn mới. Do đó trong giai đoạn này heo con ít bị tiêu chảy

hơn, mức tăng trọng nhanh hơn, nhờ quá trình hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Thời
gian cai sữa cũng rất quan trọng, nếu cai sữa sớm heo con thì trọng lượng cai sữa
7


sẽ thấp. Còn nếu cai sữa trễ, tất nhiên là trọng lượng cai sữa sẽ cao, nhưng số con
cai sữa/nái/năm sẽ thấp, độ hao mòn cơ thể heo mẹ sẽ cao. Vì thế thời gian sử
dụng nái tuy dài nhưng không có hiêu quả (số con mà nái sản xuất/đời sẽ ít), tốn
chi phí lao động, chi phí thức ăn sẽ cao. Do đó cần phải cân nhắc kỹ để quyết
định thời gian cai sữa, sao cho có hiệu quả kinh tế nhất.
2.3.6 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa
Trọng lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến trọng lượng sơ sinh, làm
nền tảng và điểm xuất phát cho trọng lượng xuất chuồng (Nguyễn Thiện và Võ
Trọng Hốt, 2007).
Theo Trần Thị Bích Phượng (2007), trọng lượng cai sữa phụ thuộc rất
nhiều vào lượng dưỡng chất ăn vào của heo con. Do đó, tập cho heo con ăn cũng
như thức ăn cho heo con cũng góp phần ảnh hưởng đến trọng lượng cai sữa.
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa (2003 ), trọng lượng cai sữa của
giống Landrace (45kg/ổ) của giống Yorkshire (44kg/ổ). Theo Nguyễn Thiện
(2006), trọng lượng heo 21 ngày tuổi của giống Landrace 44,25 (kg/ổ) thấp hơn
so với giống Yorkshire 44,76 (kg/ổ).
2.3.7 Tỷ lệ hao hụt
Chỉ tiêu này đánh giá sự hao hụt heo con (được tính từ 24 giờ sau khi đẻ
đến lúc cai sữa), đồng thời đánh giá khả năng tiết sữa và nuôi con của heo nái mẹ,
kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ (Nguyễn Thiện và Nguyễn Trọng
Hốt, 2007).
Theo Trương Chí Sơn (1999), thì tỷ lệ hao hụt heo con có thể chấp nhận
được là 20%. Như vậy tỷ lệ hao hụt heo con của trại tương đối đạt yêu cầu.
Tỷ lệ hao hụt của heo con trong giai đoạn này chủ yếu là do tiêu chảy. Trong
đó tiêu chảy do thức ăn, do sữa mẹ kém phẩm chất, do khí hậu thay đổi thất

thường hoặc do ẩm ướt của chuồng nuôi trong khâu vệ sinh như rửa chuồng, tắm
heo mẹ làm ẩm độ của chuồng nuôi tăng cao. Đồng thời nhiệt độ lạnh vào ban
đêm cũng làm cho heo con dễ bị tiêu chảy và cao vào ban ngày làm cho heo mẹ
giảm ăn, kém sữa không đủ cung cấp cho heo con dẫn đến sức đề kháng của
chúng yếu và tỷ lệ hao hụt sẽ tăng cao(Nguyễn Trọng Hốt, 2007).
2.3.8 Tỷ lệ sống
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu số heo con sơ sinh sống đến 24 giờ
như: thời gian đẻ kéo dài dẫn đến heo con chết ngộp, tuổi của heo nái, số heo con
sơ sinh chết trước hoặc sau khi sinh đến 24 giờ. Tỷ lệ sơ sinh còn sống phụ thuộc
nhiều vào vào lứa đẻ và heo đẻ càng nhiều thì tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống cao.
Những heo con có khối lượng thấp hơn 800 gram thì tỷ lệ sống là 60%; một
nguyên nhân khác nữa là do heo nái đẻ chậm. Số heo con chết lúc sơ sinh, số thai
non, số thai gỗ sẽ là những nguyên nhân làm giảm số heo con sơ sinh sống đến 24
giờ trên lứa đẻ (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt,2007).
2.3.9 Số heo con để lại nuôi
Đối với heo ngoại trọng lượng > 0,8 kg; đối với heo nội trọng lượng > 0,3
kg (Phùng Thị Vân, 2004).

8


Theo Nguyễn Tấn Anh (2009 ) số heo con để lại nuôi là số heo con sống
sau 24 giờ kể từ khi heo nái đẻ xong con cuối cùng. Số heo con hao hụt lúc sơ
sinh là do nhiều nguyên nhân: do chăm sóc heo con, chăm sóc nuôi dưỡng heo
mẹ, heo con sinh ra yếu, thai chết khô, bị dị tật, trọng lượng quá nhỏ nên bị loại
ngay, heo con bị đè. Cho nên số heo con còn sống bao giờ cũng thấp hơn số con
sơ sinh đẻ ra/ổ.
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của heo nái
Theo TCVN 1280-81, heo nái sinh sản trong các cơ sở nhân giống nhà
nước thì khả năng sinh sản của heo nái được đánh giá trên 4 chỉ tiêu:

Số con sơ sinh còn sống: là số heo con còn sống sau khi heo mẹ đẻ xong
con cuối cùng, trong đó thì những con heo con có khối lượng từ 0,2 kg trở xuống
đối với heo nội và 0,5 kg trở xuống đối với heo ngoại và heo lai có máu ngoại thì
xem như không đạt và không tính.
Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi là tổng khối lượng tất cả các heo con
do nái đó nuôi đến 21 ngày tuổi. Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng tăng trọng
của heo con và khả năng tiết sữa của heo mẹ.
Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa: là tổng khối lượng tất cả heo con do nái đó
nuôi đến cai sữa.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là số ngày từ khi heo nái đó đẻ lứa trước đến
lứa đẻ tiếp theo. Nếu heo nái đó không nuôi con thì cộng thêm 60 ngày nữa mới
coi là khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái.
2.5.1 Con giống
Giống là yếu tố tiền đề tạo nên năng suất hoặc mục tiêu muốn đạt được.
Đối với những giống khác nhau thì khả năng sinh sản cũng khác nhau. Vì vậy, để
năng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, chúng ta cần kiểm tra năng suất sinh
sản của heo nái để tạo ra con giống cao sản: đẻ sớm, đẻ mau, đẻ nhiều, hao hụt ít,
khối lượng toàn ổ cao (Lê Xuân Cương, 1986).
2.5.2 Thức ăn
Theo Trương Chí Sơn (1999), cho rằng thức ăn là yếu tố quyết định đến
năng suất và chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu giá thành sản phẩm từ heo: 65-85%.
Nhu cầu năng lượng của heo nái phải đảm bảo đúng quy định. Trong giai đoạn
hậu bị, nên cho nái khẩu phần không cân đối các thành phần dinh dưỡng có thể
dẫn đến không lên giống. Vì vậy khẩu phần dành cho heo nái phải cân đối các
dưỡng chất và phải đảm bảo protein thô ở mức 14-15% (Trương Lăng, 2003).
Nhu cầu vitamin thay đổi giữa heo mang thai và heo không mang thai bởi vì nó
tham gia vào quá trình trao đổi Ca và P. Nhu cầu Ca, P của heo nái phải được cân
đối theo tỉ lệ 3: 2 (Trương Lăng, 1993).
Giai đoạn chữa kỳ 1 của heo chiếm 2/3 thời kỳ mang thai, trong giai đoạn

này nái sử dụng nhiều thức ăn cung cấp chủ yếu cho cơ thể nhằm dự trữ dinh
dưỡng cho sự tạo sữa ở giai đoạn nuôi con. Giai đoạn chữa kỳ 2 chiếm 1/3 thời
gian mang thai. Trong giai đoạn này cung cấp thiếu dưỡng chất như: đạm, năng
lượng, khoáng, vitamin heo con sinh ra sẽ có tầm vóc nhỏ, sức sống yếu, sinh
9


trưởng kém. Nếu thiếu nghiêm trọng có thể dẫn đến heo con chết và hiện tượng
thai khô, xảo thai (Trương Chí Sơn, 1984).
Khẩu phần của heo nái chửa cần cân cứ vào thời kỳ mang thai của heo để
có thể cung cấp lượng thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng nhưng không ảnh
hưởng đến thai, heo nái khi mang thai cần cho ăn nhiều bữa trong ngày, không
nên cho nái ăn quá no vì có thể gây chèn ép thai. Ngoài ra khẩu phần của heo nái
còn phải dựa vào tình trạng của heo nái béo hay gầy để có chế độ chăm sóc nái ở
mật độ chuồng quá cao ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu thai, có thể nái không phù hợp
(Nguyễn Thiện, 2008).
2.5.3 Ngoại cảnh
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất
sinh sản của heo nái.
Theo Trương Chí Sơn (1989),vệ sinh chuồng trại rất quan trọng, nếu vệ
sinh chuồng trại kém, chuồng nuôi có nhiều khí C2, H2S, NH3 nhiều ẩm độ cao
sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe heo mang thai, cho con bú, tỉ lệ tiêu chảy heo sơ sinh
tăng.
Nếu nuôi heo chịu đực hoặc mất tính động dục tăng gấp 4 lần khi nhiệt độ
tăng 1oC thời gian lên giống ngắn và khó phát hiện.
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), nhiệt độ 290 C sẽ làm chậm
hoặc ngăn cản sự động dục, giảm mức độ rụng trứng và giảm hiện tượng chết thai
sớm.
Cho nên nhiệt độ bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của
heo. Vì vậy, cần có các biện pháp khắc phục về nhiệt độ bằng cách xây dựng

chuồng trại kết hợp với hệ thống điều hòa nhiệt ví dụ như: phun nước trên mái,
phun sương sẽ làm hạn chế được các vấn đề về nhiệt độ ảnh hưởng đến năng suất
sinh sản của heo nái.
2.5.4 Chất lượng tinh và kỹ thuật phối
Chất lượng tinh phụ thuộc vào nhà sản xuất (kỹ thuật pha chế), quá trình
vận chuyển, bảo quản và cách sử dụng của nhà chăn nuôi (Việt Tín, 2009).
Tinh không được sử dụng phải được bảo quản ở 16 0C, “ đảo tinh” để tránh
sóc lắc khi vận chuyển. Cần kiên trì, nhẵn nại, cẩn thận và thực hiện đầy đủ các
thao tác trong quá trình phối giống.
2.5.5 Chế độ nuôi dưỡng
* Ảnh hưởng của khoáng chất:
Trong cơ thể heo khoáng chất chứa 3% trong đó có tới 75% là Canxi và
Photpho, sắp sỉ 25% là natri và kali, cũng có 1 lượng nhỏ là magie, sắt, kẽm,
đồng, các nguyên tố khác tồn tại dưới dạng dấu vết. Ví dụ canxi làm ngăn trở việc
hấp thu kẽm gây hiện tượng rối loạn ở da, gây sừng hóa gọi là hiện tượng
paraketosis.
* Ảnh hưởng vitamine:
Vitamine cần cho sự chuyển hóa bình thường cho sự phát riển của mô bào,
cho sức khỏe, sinh trưởng và duy trì. Một số vitamine heo có thể tự tổng hợp để

10


đáp ứng nhu cầu như vitamine B12. Một số vitamine heo hay thiếu cần phải bổ
xung (A, D, E). Nếu bổ sung không đúng thừa hoặc thiếu điều không tốt.
+ Thiếu vitamine A: heo con chậm lớn, da khô, mắt kém, heo nái mang
thai dể xảy thai, đẻ non.
+ Thiếu vitamine D: thai phát triển kém, dể bị liệt chân trước và sau khi
đẻ.
+ Thiếu vitamine E: heo có hiện tượng chết phôi, heo không động dục

hoặc động dục chậm.
Đặc biệt heo nái mang thai, nếu thiếu vitamine sẽ ảnh hưởng tới khả năng
sinh sản. Do vậy dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn hợp lý đáp ứng được nhu cầu
sinh trưởng, phát dục trước và sau khi đẻ, nuôi con là 1 trong những biện phát
hữu hiệu để năng cao năng suất hiệu quả trong chăn nuôi.
2.6 Các nguyên nhân gây viêm đường sinh dục ở heo nái.
Cơ học: Do thiếu vệ sinh trong quá trình phối giống, gia súc đực bị viêm
niệu đạo nên khi cho nhảy trực tiếp bệnh sẽ truyền sang gia súc cái. Do tinh dịch
bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh nhân tạo không vô trùng đã gây viêm nhiễm
cho bộ phận sinh dục con cái. Sau khi nái đẻ xong chăm sóc không tốt, sót nhau,
âm đạo tích chất dơ, tích nước tiểu, những thao tác đưa dụng cụ vào cổ tử cung
không an toàn, không vệ sinh là những yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập
và phát triển ở tử cung gây viêm (Lưu Kỷ, 2006).
Môi trường: Điều kiện khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng
rất lớn đến chức năng sinh sản của gia súc. Thời tiết khí hậu quá nóng hay quá
lạnh trong thời gian đẻ dễ đưa đến viêm đường sinh dục (Đặng Thanh Tùng,
2006).
Vi sinh vật: Các loại vi khuẩn gây viêm đường sinh dục thường là
Streptococcus spp, Staphylococcus, E. coli, Enterobacter (Zaneta Laureckiene và
ctv, 2006). Vi khuẩn phát triển gây ra quá trình sinh mủ trong cơ quan sinh dục.
Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, vi khuẩn tăng độc tính, nó xuất hiện và
phát triển vào các tế bào, tổ chức và vào máu làm sự nhiễm độc của cơ thể ngày
một nặng hơn. Hiện tượng nhiễm trùng sau khi sinh là quá trình bệnh lý phức
tạp, nó có thể xuất hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ quan sinh dục, có thể
biểu hiện dưới dạng nhiễm trùng huyết hay huyết nhiễm mủ (Trần Tiến Dũng và
ctv , 2002).
Nội tiết tố: Sự co cơ tử cung có thể bị ngăn chặn bằng nhiều yếu tố khác
nhau như sự thiếu hụt oxytocin, oestrogens hoặc prostaglandin F2  (PGF2α)
trong suốt quá trình sinh đẻ. Sự thiếu hụt kéo dài trong suốt quá trình sinh đẻ và
quá trình hồi phục sau đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm

đường sinh dục (Zaneta Laureckiene và ctv, 2006).
2.7 Bệnh xảy ra trong và sau khi đẻ
2.7.1 Đẻ khó
Khái niệm:
Đẻ khó là hiện tượng thời gian sổ thai bị kéo dài, bào thai không được đẩy
ra khỏi cơ thể mẹ. Là hiện tượng bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên nhân khác
11


nhau. Bệnh không chỉ gây thiệt hại trong chăn nuôi mà còn gây tổn thương đến cơ
quan sinh dục của con vật dẫn đến hiện tượng vô sinh, có thể gây chết mẹ và con
(Văn Lệ Hằng và ctv, 2008).
Phân loại:
Căn cứ vào nguyên nhân, người ta chia đẻ khó thành 2 nhóm:
Đẻ khó do nguyên nhân do cơ thể heo mẹ
- Do sức rặn của heo mẹ, sự co bóp cơ tử cung quá yếu.
- Các phần mềm của đường sinh dục: cổ tử cung, âm đạo, giản nở không
bình thường.
- Khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng, khớp bán động háng bị cốt hóa
hoặc phát triển không bình thường.
- Tử cung bị văn, xoắn ở giai đoạn cuối của thời kỳ có chữa.
Đẻ khó do nguyên nhân bào thai
Do kích thước thai không phù hợp với xương châu như: thai quá to, đẻ
sinh đôi.
Do tư thế, chiều hướng của thai không bình thường.
Do thai dị hình hay quái thai.
Triệu chứng:
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2009), heo đẻ khó có các biểu hiện
như sau:
+ Nước ối có lẫn màu đỏ, sau 2-3 giờ rặn đẻ thai không ra.

+ Thai ra nửa chừng không ra hết vì con to.
+ Thai ra 1-2 con sau đó không ra tiếp được, do mẹ sức yếu.
2.7.2 Viêm vú
Triệu chứng:
Sau khi đẻ 1-2 ngày thấy vú đỏ, đầu vú sưng nóng, sờ vào heo thấy đau.
Ăn ít, không cho con bú và sốt cao 40-420C (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ,
2004).
Nguyên nhân:
Sót nhau, bị nhiễm trùng máu, vi khuẩn theo máu đến bầu vú gây viêm nhiễm
nhanh.
Núm vú bị xây xác do răng nanh heo con cắn.
Heo mẹ ăn thừa chất đạm, sữa nhiều con bú không hết gây tắc.Cần điều trị
ngay, nếu không điều trị heo mẹ sốt sữa, con yếu còi, có khi ảnh hưởng cả lứa đẻ
sau.( Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004).
2.7.3 Viêm tử cung
Đây là quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản nói chung và
heo nái sinh sản nói riêng, bệnh thường xảy ra trong thời gian sau khi đẻ. Đặc
điểm của bệnh là quá trình viêm làm phá huỷ tế bào ở các lớp của tử cung, gây
hiện tượng rối loạn sinh sản, làm ảnh hưởng lớn thậm chí làm mất khả năng sinh
sản của gia súc cái. Tùy vào vị trí tác động của quá trình viêm đối với tử cung
người ta chia ra làm 3 thể viêm khác nhau: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử
cung, viêm tương mạc tử cung. Các vi khuẩn thường gặp trong bệnh viêm tử
12


cung là Streptococcus, Staphylococcus, E. coli (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng
Phong, 2001).
Nguyên nhân:
Sau khi đẻ, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bị tổn thương, xây sát, nhiễm
khuẩn, nhất là khi gia súc bị sát nhau, đẻ khó phải can thiệp.

Vệ sinh chuồng kém sẽ làm gia tăng sự truyền bệnh vào tử cung ở thời
điểm phối và lúc sinh. Ngoài ra nái còn có thể nhiễm một số bệnh khác như kí
sinh trùng, bệnh ngoài da (Đỗ Võ Anh Khoa, 2003).
Theo Đặng Thanh Tùng (2006), khâu quản lý vệ sinh kém là nguyên nhân
dẫn đến viêm đường sinh dục trên heo nái sau khi sinh. Nguyễn Văn Thanh
(2007) cũng cho rằng dùng tay can thiệp trên heo nái trong khi heo nái đẻ cũng là
nguyên nhân gây ra viêm đường sinh dục của heo nái sau khi sinh.
Triệu chứng:
Thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái
đau đớn nhẹ, đôi khi cong lưng rặn, từ trong cơ quan sinh dục chảy ra nhiều dịch
viêm, mủ. Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra nhiều hơn. Xung quanh âm hộ,
gốc đuôi và hai bên mông dính nhiều dịch viêm, đôi khi khô lại hình thành từng
đám vẩy, màu trắng xám.

13


×