Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THU TRANG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG TẠI ĐÀ LẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THU TRANG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG TẠI ĐÀ LẠT

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trùng Khánh

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ
DƢỠNG ............................................................................................................ 9
1.1. Những khái niệm cơ bản.......................................................................... 9
1.1.1. Du lịch ..................................................................................................... 9
1.1.2 Loại hình du lịch .................................................................................... 13
1.2. Du lịch nghỉ dƣỡng ................................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 16
1.2.2 Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng .......................................................... 17
1.2.3. Các đặc trưng của du lịch nghỉ dưỡng ................................................. 18
1.2.4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển loại hình du lịch nghỉ
dưỡng............................................................................................................... 19
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 23
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG
TẠI ĐÀ LẠT .................................................................................................. 24
2.1. Khái quát chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên của Lâm Đồng ..... 24
2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 24
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 24
2.2. Vị trí, vai trò của du lịch tỉnh Lâm Đồng trong chiến lƣợc phát triển
vùng và quốc gia ............................................................................................ 26
2.3. Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng.............................. 26


2.4 Tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dƣỡng Đà Lạt ................................ 27

2.4.1. Tiềm năng về tài nguyên tự nhiên ......................................................... 27
2.4.2. Tài nguyên nhân văn ............................................................................. 29
2.4.3. Cơ sở hạ tầng du lịch ............................................................................ 29
2.4.4. Chiến lược, cấu trúc du lịch .................................................................. 31
2.4.5. Thực trạng và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng........ 31
2.4.6. Thực trạng hoạt động du lịch tại Đà Lạt .............................................. 34
2.5. Đánh giá chung ....................................................................................... 42
2.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 42
2.5.2. Khó khăn, hạn chế ................................................................................. 43
2.6. Thực trạng phát triển du lịch nghỉ dƣỡng tại Đà Lạt ........................ 43
2.6.1. Cạnh tranh trong phát triển du li ̣ch nghi ̃ dưỡng.................................. 43
2.6.2. Các khu du lịch nghỉ dưỡng hiện có ..................................................... 45
2.6.3. Khách du lịch nghỉ dưỡng ..................................................................... 47
2.6.4. Hiện trạng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch nghỉ dưỡng .......................... 50
2.6.5. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 52
2.6.6. Vai trò của du lịch nghỉ dưỡng với phát triển kinh tế địa phương ....... 53
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 53
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ
DƢỠNG TẠI ĐÀ LẠT ................................................................................. 55
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Đà Lạt .............................. 55
3.1.1. Các quan điểm phát triển ...................................................................... 55
3.1.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 56
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nghỉ dƣỡng tại Đà lạt ................. 58
3.2.1.Đối với thị trường mục tiêu .................................................................... 58
3.2.2. Quy hoạch phát triển các loại hình và nâng cao chất lượng các sản
phẩm du lịch .................................................................................................... 60
3.2.3.Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch .............................. 62


3.2.4. Giải pháp tổ chức, quản lý nhà nước về du lịch .................................. 65

3.2.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch .................................... 67
3.2.6. Giải pháp về công tác xúc tiến quảng bá du lịch .................................. 68
3.2.7. Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư ................................................ 70
3.2.8. Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà hàng................ 71
3.2.9. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong và ngoài nước ............................. 73
3.3. Một số kiến nghị ..................................................................................... 73
3.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương ................................... 73
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương ........................................................... 74
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Lươ ̣ng khách du lich
2009 đến năm 2014 ....... 37
̣ đế n Lâm Đồng từ năm
Bảng 2.2. Cơ sở lưu trú và công suấ t phòng ................................................... 38
Bảng: 2.3. Số ngày bin
̀ h quân lưu trú của khách du lịch ................................ 38
Bảng: 2.4. Doanh thu xã hô ̣i từ du lich
̣ ........................................................... 39
Bảng 2.5: Cơ cấ u lao đô ̣ng trong ngành du lich
̣ .............................................. 40
Bảng 2.6 Nơi lưu trú của khách khi ở Đà Lạt ................................................. 51


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong những thâ ̣p niên gầ n đây , du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát
triển nhanh chóng và trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến, ngành Du lịch
thế giới có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du
lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng giúp các nước đang phát triển đẩy
nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống
cho người dân. Du lịch góp phần tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm trực tiếp
hay gián tiếp đối với các ngành có liên quan khác như vận tải , tài chính, nông
nghiệp... Trong thời đại xu hướng toàn cầu hóa , hô ̣i nhâ ̣p quố c tế đã và đang
phát triển mạnh mẽ du lịch đang trở thành nhịp cầu kết nối , giải quyết những
bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của các dân tộc trên toàn thế giới.
Qua các thời kỳ khác nhau, du lịch dần thay đổi về hình thức và ngày
càng trở nên đa dạng, nhiều loại hình du lịch đã xuất hiện đáp ứng cho mọi
nhu cầu xã hội như: Du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lich khám phá,
teambuilding, du lịch nghỉ dưỡng . . . Du lich
̣ đã và đang thu hút đươ ̣c sự quan
tâm của rấ t nhiề u người trên thế giới , nhiề u quố c gia, các công ty đã tổ chức
hoạt động kinh doanh và nh iề u hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầ u du lich
̣
của con người trong những điều kiện tốt nhất . Với sự phát triể n vươ ̣t bâ ̣c của
khoa ho ̣c công nghê ̣, xu hướng tự đô ̣ng hóa trong sản xuấ t kinh doanh đã và
đang thay thế con người trong nhiề u liñ h vực , sức lao đô ̣ng đươ ̣c giải phóng ,
tài chính tăng lên , con người có nhiề u thời gian hơn cho bản thân , nhu cầ u
nghỉ ngơi, giải trí được con người chú trọng và du lịch nghĩ dưỡng trở thành
mô ̣t loa ̣i hình đươ ̣c ưa chuô ̣ng và phổ biế n của thế giới nói chung và ở Viê ̣t
Nam nói riêng.
Tại Việt Nam, ngành du lịch đã được Đảng và Chính phủ xác định là
ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , xã
hô ̣i trong nhiều năm qua . Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban

1



hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg về viê ̣c phê duyê ̣t Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với với quan điểm:
“ - Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm
tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm,
trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu
quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng
du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.
- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an
ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài
nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia
về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền
trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.”
Trong thời kỳ kinh tế mở cửa và hô ̣i nhâ ̣p quố c tế , Việt Nam tiế n hành
gia nhập WTO, Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn , đóng góp
không nhỏ vào tỷ tro ̣ng GDP của đất nước . Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành du
lịch cũng đứng trước rất nhiều cơ hô ̣i và thử thách mới cần phải thực hiê ̣n .
Ngành Du lịch là một ngành kinh tế “nhạy cảm”, chịu tác động và chi phối từ
rất nhiều ngành khác , từ điều kiện tự nhiên , khí hậu, môi trường, dịch bệnh,
kinh tế - xã hội , chính trị , chính sách của Đảng và Nhà nước . Theo các tổ
chức nghiên cứu về phát triể n du lich
̣ thế giới, Việt Nam giàu tiềm năng về tài
nguyên du lịch, rất thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng . Với lợi thế là
nằm cạnh biển Đông, nên có thể dễ dàng xây dựng những khu nghỉ dưỡng tại

vùng biển. Bên cạnh đó những vùng đồi núi ở Tây Bắc và Tây Nguyên rất

2


thích hợp cho việc phát triển du lịch nghĩ dưỡng. Trong đó Đà Lạt là mô ̣t
thành phố nằm ở Nam Tây Nguyên được đánh giá là có tiềm năng về du lịch
nghĩ dưỡng tốt nhất hiện nay.
Nằ m ở đô ̣ cao 1.500m so với mặt nước biển, địa hình phân thành nhiều
bậc cao thấp, nền nhiệt độ Đà Lạt khá thấp so với các nơi khác trong miền
cùng vĩ độ, nhiệt độ trung bình dao động từ 17-20 oC, lươ ̣ng mưa ở Đà Lạt
cũng ôn hòa thường bắt đầu giữa tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Tổng
lượng mưa trong năm giao động 1900 đến 2100mm/năm. Tổng sớ giờ nắng
trong năm dao động từ 1800 đến 2000 giờ. Đà Lạt nổi tiếng là thành phố của
hồ và thác. Một số hồ lớn như: Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở, Hồ Tuyền
Lâm, Hồ Suối Vàng,… và các thác nổi tiếng như: Thác Prenn, Đatanla, Hang
cọp,… Về hệ thống động thực vật, rừng Đà Lạt bao gồm rừng lá kim, rừng
hỗn giao, trảng cỏ và bụi rậm. Rừng lá kim với cây thông ba lá chiếm diện
tích khá lớn. Thông có mặt khắp nơi trong thành phố. Ngoài thông ba lá,
thành phố còn có những dải rừng hẹp của thông hai lá như kiểu rừng thưa ở
khu vực Mănglin. Đặc biệt, thông năm lá một loại cây đặc hữu quý hiếm của
Đà Lạt đã được tìm thấy ở một số nơi như Trại Mát, Biđup. Rừng hỗn giao
cũng phân bố với nhiều loài cây cùng sinh sống như: dẻ, kim giao, huỳnh đàn,
chò ngọc lan,… chính nhờ vào nguồn tài nguyên rừng phong phú như vậy, lại
ở một độ cao hợp lý, nên Đà Lạt mới có được khí hậu ôn hòa và nguồn không
khí tốt lành. Chính cây thông đã làm tăng lượng ôxy cho Đà Lạt. Bên cạnh đó
các loài thực vật bậc thấp như dương xỉ, cỏ dại, địa y,… cũng đóng góp một
phần quan trọng trong việc hút những chất ô nhiễm trong không khí, đồng
thời hút trực tiếp khí ẩm xung quanh và đề kháng mạnh với các chất thải ô
nhiễm kim loại, đặc biệt là đại y đã góp phần đáng kể đem lại bầu không khí

trong lành cho thành phố. Nhờ vậy, Đà Lạt trở thành một trung tâm nghỉ
dưỡng, du lịch tuyệt vời mà hiếm nơi nào trên đất nước Việt Nam có được.
Đà Lạt nhờ có sự ưu đãi của thiên nhiên, không chỉ có khí hậu trong lành mà

3


còn là nơi có thể sản xuất được những loại rau, hoa, quả ôn đới như xà lách,
khoai tây, cà rố t, hoa ly, hồng…. vùng rau Đà Lạt là nơi sản xuất và cung cấp
những loại rau cải cao cấp quanh năm, phục vụ cho hướng phát triển du lịch
nghỉ dưỡng của thành phố. Về tài nguyên du lịch nhân văn, Đà Lạt còn là nơi
sinh sống của các tộc người Lạch , Chil, Srê, K’ho, Mạ…. Mặc dù cuộc sống
của các đồng bào dân tộc ít người này ngày nay đã và đang việt hóa, nhưng
trong cộng đồng vẫn còn tồn tại một số phong tục, lễ hội có thể xem là nguồn
tài nguyên nhân văn quan trọng để thu hút du khách đến với Đà Lạt. Về con
người Đà Lạt, nhiều nhà nghiên cứu dân tộc đã nhận xét rằng: “Thật ra không
có người Đà Lạt đơn thuần mà đó là sự hội tụ tinh hoa của con người từ mọi
miền đất nước, là tổng hòa khí chất của không chỉ các dân tộc bản xứ và ba
miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam mà còn có cả Trung Hoa và Tây Âu. Trong
bản thân người Đà Lạt luôn có sự trộn lẫn vẻ tế nhị, thanh lịch của người
miền Bắc; nét trầm mặc, suy tư, cần cù lao động của người miền Trung; vẻ
thật thà, đôn hậu trọng lễ nghĩa của người miền Nam, cũng như cách giao tiếp
khéo léo của người Hoa và lối ăn bận lịch sự của người Âu Tây. Ngoài đặc
điểm chung của người Việt Nam, người Đà Lạt còn chịu ảnh hưởng sâu đậm
những tinh hoa của nền văn hóa Pháp và chính điều này đã góp phần hình
thành nên phong cách riêng của con người Đà Lạt khó lẫn lộn với các nơi
khác, đó là: hiền hòa, trầm mặc, thanh lich, mến khách. Kiến trúc của Đà Lạt
rất thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng, đó là kiến trúc của cư dân bản
địa và kiến trúc của người Pháp. Kiến trúc của dân tộc thiểu số bản địa là loa ̣i
hình nhà sàn và nhà rông rất thích hợp cho du khách quốc tế muốn tìm hiểu về

nền văn hóa bản địa. Trong những năm qua, du lịch Đà Lạt có những bước
phát triển rõ rệt. Du khách đến Đà Lạt với mục đích tham quan nghỉ ngơi, Đà
Lạt thật sự là một điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn đối với mọi người. Tuy
nhiên, trong thời gian qua , viê ̣c đầ u tư phát triể n cho du lich
̣ nghi ̃ dưỡng vẫn
còn nhiều hạn chế, bấ t câ ̣p dẫn đế n loa ̣i hình du lich
̣ nghi ̃ dưỡng nà y vẫn chưa
phát phát triển đúng tiềm năng.

4


Đã có nhiề u công triǹ h nghiên cứu khoa ho ̣c hoă ̣c các bài báo cáo , đề
tài về đánh giá phát triển du lịch Đà Lạt nói chun g, tuy nhiên chưa có công
trình nào nghiên cứu về phát triển d u lich
̣ nghi ̃ dưỡng ta ̣i Đà La ̣t . Do vậy việc
nghiên cứu “Phát triển du lịch nghỉ dƣỡng tại Đà Lạt” là cần thiết, vừa có ý
nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm qua, vấn đề đánh giá thực tra ̣ng và phát triển du lịch
Lâm Đồ ng đã có mô ̣t số công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến:
“ Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đảm
bảo khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (Bùi Trung
Hưng – 2008)
“Đánh giá tác động môi trường khu du lịch nghĩ dưỡng, hô ̣i thảo, khách
sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế – Khu du lich
̣ hồ Tuyề n Lâm thành phố Đà
Lạt” (Phạm Thị Khánh – 2009)
“ Xây dựng chiế n lươ ̣c phát triể n kinh doanh của công ty cổ
du lich

̣ Cadasa cho khu nghi ̃ dưỡng biê ̣t thự cổ Đà La ̣t đế n năm

phầ n khu
2015” (Lê

Thái Sơn – 2010).
“Xây dựng chiế n lươ ̣c kinh doanh loa ̣i hình du lich
̣ nghi ̃ dưỡng ở công
ty du lich
̣ Công đoàn giáo du ̣c”, (Nguyễn Minh Tâm-2011).
“Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 20112020” (Mai Tuấ n Vũ – 2011).
“Nghiên cứu xác lập các giải pháp để hình thành và khai thác có hiệu
quả hệ thống các tour, tuyến, điểm du lịch nhằm thu hút du khách đến Đà Lạt
- Lâm Đồng” (Trầ n Duy Liên - 2012 )
“Nghiên cứu, đánh giá và phát huy sản phẩm du lịch đặc thù nhằm thu
hút khách đến Đà Lạt, Lâm Đồng” (Trương Văn Thu – 2014).
Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở p hát triển nguồn nhân
lực ngành du lịch, sẩ n phẩ m du lich
̣ , marketing du lich , phát triển thương

5


hiê ̣u, giải pháp phát triển du lịch gắn với từng địa phương cụ thể… Tuy nhiên
chưa đề tài nghiên cứu nào nói về du lich
̣ nghi ̃ dưỡng thành phố Đà La ̣t . Đây
có thể coi là công trình nghiên cứu tổ ng thể đầ u tiên về du lich
̣ nghi ̃ dưỡng ở
Đà La ̣t.
Những nô ̣i dung nêu trên mới dừng lại ở các bài viết đánh giá chung và

mang tin
̣
́ h gơ ̣i mở chỉ đề câ ̣p đế n mô ̣t số vấ n đề của viê ̣c phát triể n du lich
nghĩ dưỡng, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ
thống về cơ sở lý luận của công tác phát triển du lịch nghi ̃ dưỡng . Trong quá
trình nghiên cứu tác giả đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập số liệu ,
các tài liệu liên quan. Do vâ ̣y, tại chương 1 cơ sở lý luâ ̣n, chương 3, giải pháp
tác giả vẫn còn nhiều hạn chế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn:
Đánh giá thực tra ̣ng về du lich
̣ nghi ̃ dưỡng của Đà La ̣t và đ ề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Đà
Lạt.
3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu:
- Thu thập và tổng quan tài liệu về du lịch nghỉ dưỡng.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch nói chung, du lịch nghỉ dưỡng
nói riêng tại Đà Lạt.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Lạt
giai đoạn 2013 – 2020 và những năm tiếp theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu điều kiện và thực trạng , công tác quản lý
phát triển hoạt động du lịch nghỉ dưỡng ở Đà Lạt

6



- Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch nghỉ
dưỡng tại địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Về thời gian: Các số liệu, thông tin đề tài nghiên cứu được giới hạn từ
năm 2010 đến năm 2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu thông tin thứ cấp:
Các dữ liệu thứ cấp được lấy từ Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng , Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm
Đồng, Sở Kế hoạch đầ u tư tỉnh Lâm Đồng , Trung tâm Xúc tiế n Du lich
̣ và
Thương ma ̣i tin
̉ h Lâm Đồ ng và các nguồn tài liệu khác.
5.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp này được thực hiện bằng cách phát phiếu khảo sát điều tra
theo bảng câu hỏi đã soạn sẵn.
Đối tượng khảo sát bao gồm du khách trong nước và quốc tế đang lưu
trú tại một số khách sạn đạt tiêu chuẩn đến khách sạn 5 sao và tại các khu
resort trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Tổng số phiếu điều tra phát ra 250
phiếu cho hơn 30 khách sạn và khu resort ngẫu nhiên, trong đó khách nước
ngoài 60 phiếu và khách trong nước 190 phiếu. Số phiếu thu về 169 phiếu
(chiếm tỉ lệ 67,6%), trong đó có 26 phiếu không sử dụng được vì khách bỏ
trống nhiều câu hỏi. Kết quả còn lại 143 phiếu có đầy đủ thông tin cần thu
thập (chiếm tỉ lệ 57,2%), trong đó 48 phiếu của khách nước ngoài và 95 phiếu
của khách trong nước.
5.3. Phương pháp phân tích thống kê, đánh giá tổng hợp:
Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng nhằm phân tích số liệu
điều tra để đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng Đà Lạt. Sau đó
tổng hợp các kết quả nghiên cứu để nhận định những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức đối với du lịch nghỉ dưỡng Đà Lạt nhằm đề ra một số
giải pháp góp phần phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Lạt.


7


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n và các phu ̣c lu ̣c , nô ̣i dung luâ ̣n văn đươ ̣c
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Lạt
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Lạt

8


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Du lịch
Lúc đầu, hoạt động du lịch có thể là những hiện tượng riêng lẻ và cá
biệt, sau đó trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến và trở thành nhu cầu
không thể thiếu của con người. Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một
hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Mỗi tổ chức và cá nhân khi nghiên cứu về vấn đề này đều đưa ra những
định nghĩa của riêng mình.
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành
động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình
nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay
một việc kiếm tiền sinh sống...
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963),

các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả
họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải
là nơi làm việc cuả họ.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc: họat động du lịch là tổng hoà hàng
loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định
làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm
điều kiện.
Theo I.I pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động cuả dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài

9


nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc
tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá.
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du
khách: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường
xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) “Du lịch là tổng thể của
những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại
giữa khách du lịch, người kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng
đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”.
Định nghĩa này đã nêu bật được sự quan hệ, tác động qua lại của hệ
thống con người, tổ chức thực hiện du lịch. Du lịch được coi như một quá
trình mà ở đó có sự gặp nhau giữa lợi ích tinh thần của khách du lịch và lợi
ích kinh tế của người kinh doanh du lịch. Nhu cầu của khách du lịch càng
cao thì đòi hỏi hệ thống tổ chức thực hiện, kinh doanh du lịch càng phải

hoàn thiện.
Hội nghị quốc tế về du lịch và lữ hành được tổ chức ở Ottawa, Canada
vào tháng 6/1991 đã thống nhất đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du
lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục
đích tham quan, khám phá hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn;
cũng như mục đích kinh doanh và những mục đích khác nữa, trong thời gian
liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư.”
Theo các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam
(1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một
dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với
mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công
trình văn hoá, nghệ thuật… Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch

10


là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao
hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp
phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị
với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu
quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Ngành Du lịch Việt Nam có lịch sử phát triển 50 năm, nhưng chỉ thực
sự phát triển nhanh vào những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Nếu
so sánh với các ngành kinh tế khác, Du lịch được xếp vào một trong những
ngành mới. Do đó, hệ thống các thuật ngữ, khái niệm cơ bản của ngành Du
lịch chỉ mới được chuẩn hoá trong thời gian gần đây.
Trước khi Luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005, ở nước ta khái niệm “du lịch” cũng
được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc cách tiếp cận mỗi tác giả. Từ

khi có Luật Du lịch, khái niệm du lịch ở nước ta được sử dụng tương đối
thống nhất theo cách giải thích thuật ngữ của Luật. Luật Du lịch giải thích
khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định” [10, tr.10].
Đây có thể coi là mô ̣t đinh
̣ nghiã chính thố ng và đươ ̣c sử phổ biế n nhấ t
hiê ̣n nay, là cơ sở để học tập và nghiên cứu về du lịch.
Đây là một định nghĩa súc tích, mang tính khái quát, bao hàm được cả
khía cạnh cơ bản của du lịch là chuyến đi ngoài nơi cư trú với mục đích tham
quan nghỉ dưỡng và các hoạt động liên quan đến chuyến đi đó. Do vậy, Luận
án chọn cách định nghĩa này của Luật Du lịch.
Luật Du lịch cũng giải thích một số thuật ngữ liên quan khác của Du
lịch như sau [10, tr.10-11]:
- Hoạt động du lịch: Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân

11


kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan đến du lịch.
- Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người với các giá trị
nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch.
- Tham quan: Là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi
có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của
tài nguyên du lịch.

- Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu
cầu của khách du lịch trong chuyến đi.
- Dịch vụ du lịch: Là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin hướng dẫn và những dịch
vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Ngoài ra, du lịch còn là một ngành kinh doanh tổng hợp và có một số
đặc điểm sau:
- Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa
dạng của du khách như các nhu cầu về nghỉ ngơi, đi lại, ăn uống, tham quan,
giải trí, mua sắm… do nhiều dịch vụ cung cấp đem lại.
- Du lịch là ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Bất cứ một du
khách nào với động cơ và hình thức du lịch ra sao thì yêu cầu có tính phổ biến
phải đạt được đó là tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu thưởng thức các giá
trị về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội… của một điểm đến. Đó có thể là
các danh lam, thắng cảnh, các giống loài động thực vật quý hiếm, các khu di
chỉ, các ngày lễ hội, các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn… Tài nguyên du lịch
có loại do thiên nhiên tạo ra nhưng có loại do quá trình phát triển lịch sử qua
nhiều thế hệ của con người tạo ra.

12


- Ngành du lịch là một ngành đặc biệt, có nhiều đặc điểm và tính chất
pha trộn nhau tạo thành một tổng thể phức tạp. Hoạt động của ngành du lịch
vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế; vừa mang đặc điểm của một
ngành văn hóa giữa người với thiên nhiên, lịch sử, văn hóa của từng dân tộc;
vừa mang đặc điểm của ngành xã hội giữa người với người. Hoạt động du lịch
còn là hoạt động quan hệ qua lại giữa bốn nhóm nhân tố: du khách, nhà cung
ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch gồm cả yếu tố hữu hình (hàng hóa) và yếu tố vô

hình (dịch vụ du lịch). Dịch vụ không thể hiện bằng sản phẩm vật chất mà thể
hiện ở tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế. Sản phẩm du lịch chủ yếu
là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không
chuyển quyền sở hữu khi sử dụng, không thể di chuyển, có tính thời vụ, tính
trọn gói, tính không đồng nhất… Chất lượng dịch vụ chính là sự phù hợp với
nhu cầu của khách hàng, được xác định bằng việc so sánh giữa dịch vụ cảm
nhận và dịch vụ trông đợi.
- Về cơ bản có ba yếu tố tham gia vào quá trình cung ứng và tiêu dùng
sản phẩm du lịch, đó là khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch và
phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật. Tuy nhiên các yếu tố trên chưa thể hiện
các khía cạnh phức tạp đặc biệt là khía cạnh tâm lý của khách hàng. Phải tìm
hiểu các nhu cầu của du khách như nhu cầu sinh lý, an toàn, giao tiếp xã hội;
nhu cầu được tôn trọng, tự hoàn thiện để cung ứng dịch vụ nhẳm thỏa mãn sự
trông đợi của du khách.
1.1.2 Loại hình du lịch
Loại hình du lịch là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thoả mãn
mục đích đi du lịch của du khách. Hoạt động du lịch được thực hiện thông
qua việc tổ chức các loại hình du lịch. Căn cứ vào các tiêu thức phân loại
khác nhau, ta có các hoạt động du lịch khác nhau:

13


- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi: Du lịch quốc tế, Du lịch
nội địa
- Căn cứ vào loại hình lưu trú: DL ở trong khách sạn, Du lịch ở trong
motel, Du lịch ở trong nhà trọ, Du lịch ở trong Làng du lịch, Du lịch ở
Camping
- Căn cứ vào thời gian chuyến đi: Du lịch dài ngày, Du lịch ngắn ngày
- Căn cứ vào mục đích chuyến đi: Du lịch chữa bệnh, Du lịch nghỉ ngơi

giải trí, Du lịch thể thao, Du lịch văn hoá, Du lịch công vụ, Du lich
̣ sinh thái ,
Du lịch tôn giáo , Du lịch thăm hỏi , du lịch quê hương , Du lịch quá cảnh , Du
lịch nghĩ dưỡng.
- Căn cứ vào đối tượng đi du lich
: Du lịch thanh thiếu niên, Du lịch
̣
dành cho những người cao tuổi, Du lịch phụ nữ, gia đình,...
- Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khách du lich
̣ : Du lịch bằng máy
bay, Du lịch bằng ô tô, xe máy, Du lịch, Du lịch Du lịch, Du lịch bằng tàu
hoả, Du lịch tàu biển, Du lịch bằng thuyền, ghe,…
- Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi: Du lịch theo đoàn: Có
/Không thông qua Tổ chức du lịch, Du lịch cá nhân: Có /Không thông qua Tổ
chức du lich.
̣
- Căn cứ vào vị trí địa lý nơi đến Du lịch: Du lịch nghỉ núi, Du lịch nghỉ
biển, sông hồ, Du lịch đồng quê, Du lịch thành phố…
Trong các chuyến đi du lich
̣ người ta thường kết hợp một số loại hình
du lich
̣ với nhau. Các loại hình du lịch được hình thành và phát triển chủ yếu
dựa vào các đặc điểm tài nguyên du lịch. Chẳng hạn như du lịch nghỉ dưỡng
chỉ có thể phát triển thuận lợi ở những nơi có khí hậu mát mẻ, không khí
trong lành và cảnh quan đẹp; du lịch tham quan cần những nọi có cảnh quan
đẹp, công trình kiến trúc lịch sử văn hoá; du lịch sinh thái thì phát triển ở
những nọi tự nhiên còn tương đối hoang sơ, ít bị tác động của con người với
các giá trị đa dạng sinh học cao; v.v.

14



Tùy vào mục đích mà có nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch
tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch vui chơi giải trí, du
lịch thăm thân, du lịch công vụ, v.v... Tất cả các mục đích du lịch đều xuất
phát từ ý thích cá nhân của du khách như tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi
giải trí... hoặc là nghĩa vụ mà khách du lịch có trách nhiệm thực hiện đối với
xã hội hay với chính bản thân như chữa bệnh, công vụ...
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của một loại hình du
lịch nào đó bao gồm:
- Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm
địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu thảm thực vật, thủy văn, rừng, động thực vật…
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể, các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, các thành tựu chính trị, kinh
tế, các hoạt động văn hóa… Tài nguyên du lịch tạo nên đặc trưng cho phát
triển du lịch của các vùng, miền khác nhau. Đồng thời góp phần hình thành
nên một loại hình du lịch. Loại hình du lịch cần phù hợp với tài nguyên du
lịch. Ví dụ đối với loại hình tham quan, nghiên cứu phục vụ cho mục đích
nâng cao nhận thức của du khách thì tài nguyên du lịch có thể là các lễ hội,
các di tích lịch sữ văn hóa, các thành phố… Đối với loại hình du lịch nghỉ
dưỡng, chữa bệnh nhằm mục đích phục hồi sức khỏe thì tài nguyên du lịch là
các bãi biển, các vùng núi cao có khí hậu trong lành, phong cảnh đẹp.
- Điều kiện tự nhiên: Đây là nhóm yếu tố khách quan có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của những loại hình du lịch dựa vào tự nhiên như
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch sinh thái... Nhóm yếu tố này
thường chỉ làm thay đổi phạm vi, mức độ, quy mô của những loại hình du lịch
dựa vào tự nhiên chứ không thay đổi bản chất của loại hình du lịch.
- Điều kiện hạ tầng kỹ thuật: Đây là nhóm yếu tố chủ quan, có ý
nghĩa quan trọng đối với phát triển hoạt động du lịch nói chung, phát triển các


15


loại hình du lịch nói riêng. Ví dụ đối với việc phát triển một số loại hình du
lịch mới như du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch mua sắm... đòi hỏi cần có
điều kiện hạ tầng đảm bảo. Hay những khu vực có tiềm năng du lịch sinh
thái cũng cần có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông
đảm bảo nhằm đáp ứng được yêu cầu tiếp cận của khách du lịch đến những
khu vực này.
- Công nghệ: Đây là yếu tố chủ quan có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển của những loại hình du lịch vui chơi giải trí hiện đại cần đến các
thiết bị kỹ thuật hiện công nghệ cao.
- Chính sách: Đây là yếu tố chủ quan có tác động trực tiếp tạo môi
trường thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và các loại hình du lịch nói
riêng như thu hút đầu tư, vốn, công nghệ. Chính sách cần cụ thể, phù hợp với
đặc điểm của từng loại hình du lịch và điều kiện của từng nơi nhằm tạo điều
kiện cho các loại hình du lịch phát triển. Yếu tố này trong nhiều trường hợp
còn quyết định sự ra đời hoặc mức độ phát triển của một loại hình du lịch nào
đó. Ví dụ loại hình du lịch vui chơi giải trí cao cấp mang tính cờ bạc như
casino, cá cược thể thao rất phát triển ở Mỹ và càc nước phương Tây, tuy
nhiên loại hình du lịch này lại không được phát triển hoặc chỉ phát triển ở quy
mô nhỏ hay mang tính thử nghiệm như ở Việt Nam và một số nước khác.
1.2. Du lịch nghỉ dƣỡng
1.2.1. Khái niệm
Một trong những chức năng quan trọng của du lịch là khôi phục sức
khoẻ sau những ngày lao động căng thẳng. Khi nền kinh tế phát triển, con
người càng chịu nhiều sức ép của công việc, của môi trường ô nhiễm hay của
các mối quan hệ xã hội thì nhu cầu được đi ngỉ dưỡng ngày càng cao. Địa
điểm đến nghỉ dưỡng thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành,

phong cảnh đẹp như các bãi biển, vùng núi, vùng nông thôn…

16


Từ đặc điểm đó có thể khái quát: Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du
lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn giúp con người phục hồi sức
khoẻ, lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, sau những căng
thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống.
1.2.2 Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng
a) Căn cứ nhu cầu du lịch của du khách
+ Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với tham quan giải trí:
Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, xả hơi
để phục hồi sức khoẻ sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Với đời
sống ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi giải trí càng đa dạng và không
thể thiếu được trong các chuyến đi. Do vậy ngoài thời gian tham quan, nghỉ
ngơi cần có các chương trình, các điểm vui chơi giải trí cho du khách.
+ Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với các hoạt động thể thao:
Đây là loại hình du lịch xuất hiện nhằm đáp ứng lòng đam mê các hoạt
động thể thao của con người, nhưng không phải là tham gia thi đấu chính thức
mà chỉ đơn giản là để nâng cao sức khoẻ, chẳng hạn như săn bắt, câu cá, bơi
thuyền, lướt ván, chơi golf... Để kinh doanh loại hình này yêu cầu có các điều
kiện tự nhiên thích hợp và có các trang thiết bị phù hợp cho từng loại hình cụ
thể. Mặt khác nhân viên cũng cần được huấn luyện để có thể hướng dẫn và
giúp đỡ cho khách chơi đúng quy cách.
+ Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh:
Mục đích chính của chuyến đi là để phòng ngừa hoặc chữa trị một căn
bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh thần. Do vậy địa điểm đến thường là các khu
an dưỡng, nhà nghỉ nơi có nguồn nước khoáng, thảo mộc hoặc bùn cát có giá
trị chữa bệnh; nơi có khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đặc

điểm của loại hình du lịch này là ít có tính thời vụ và thời gian lưu trú của du
khách dài nên đòi hỏi phải có cơ sở phục vụ tốt.

17


b) Căn cứ đặc điểm địa lý của điểm du lịch
+ Du lịch nghỉ dưỡng ở nông thôn:
Du lịch thôn quê là loại hình du lịch gắn với những đồng quê có cảnh
quan yên bình, không gian thoáng đãng và có môi trường trong lành. Vì vậy
sự hấp dẫn của nó đối với người dân ở đô thị, nhất là các đô thị lớn ngày càng
tăng. Về với thôn quê du khách sẽ cảm nhận được những tình cảm chân thành,
mến khách của người dân quê và thưởng thức những món ăn dân giã đầy
hương vị.
+ Du lịch nghỉ dưỡng biển:
Loại hình du lịch này gắn liền với biển, có tính mùa vụ rõ rệt, và
thường được tổ chức vào mùa nóng. Nếu bờ biển ít dốc, môi trường sạch đẹp
thì khả năng thu hút du khách cành lớn. Ví dụ du lịch biển Nha Trang, Vũng
Tàu, Phan Thiết...
+ Du lịch nghỉ dưỡng núi:
Loại hình này gắn liền với cảnh quan hùng vĩ và khí hậu trong lành của
núi rừng. Đây là loại hình du lịch có thể phát triển quanh năm, thuận lợi để tổ
chức nghỉ mát vào mùa hè ở các nước xứ nóng và nghỉ đông ở các nước xứ
lạnh với các hoạt động thể thao mùa đông (trượt tuyết, trượt băng). Ví dụ du
lịch Sapa, Tam Đảo Bà Nà, Đà Lạt...
1.2.3. Các đặc trưng của du lịch nghỉ dưỡng
DLND bao gồm tất cả các đặc trưng cơ bản của mọi hoạt động du lịch
nói chung:
- Tính đa ngành: thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch
như: sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiê, khí hậu, giá trị văn hóa lịch sử… Thu

nhập xã hội từ DLND cũng mang lại nhiều nguồn thu cho các ngành kinh tế
thông qua các sản phẩm cung cấp cho du khách như: điện, nước, các sản
phẩm từ nông nghiệp, bưu chính viễn thông…
- Tính đa thành phần: biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách
du lịch, ở những người phục vụ tham gia vào hoạt động du lịch.

18


- Tính mùa vụ: biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung
cao trong năm. Những khoảng thời gian trong năm khách du lịch có thời gian
nhàn rỗi nhiều như mùa hè, tết, các dịp lễ… thường là những đợt cao điểm,
mọi người tập trung đi du lịch. Tính mùa vụ còn thể hiện ở các loại hình du
lịch khác như du lịch lễ hội, du lịch sinh thái…
- Tính đa mục tiêu: biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về nâng cao chất
lượng cuộc sống của người tham gia hoạt động du lịch, của cộng đồng cư dân
địa phương, của khách du lịch; mở rộng sự giao lưu căn hóa, kinh tế và nâng
cao ý htức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.
DLND còn chứa đựng các đặc trưng riêng như hoạt động DLND cốt
yếu phải dựa vào tự nhiên, khí hậu và cảnh quan thiên nhiên, nhờ vậy có tác
dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó
đá ứng được nhu cầu phát triển bền vững.
1.2.4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển loại hình du lịch
nghỉ dưỡng
Các yếu tố chủ yếu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch lịch nghỉ
dưỡng bao gồm:
+ Tài nguyên du lịch
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc đi du lịch vào những
ngày lễ ngày nghỉ không còn là việc quá xa lạ, và vì thế mà những khu du lịch
nghỉ dưỡng, resort ngày càng nhiều, và hầu hết các khu này đều được xây

dựng tại những nơi khí hậu và cảnh sắc rất tuyệt vời ví dụ Đà Lạt, Nha Trang,
Bà Nà . . .
Điều đó chứng tỏ tài nguyên du lịch tự nhiên cụ thể là khí hậu, cảnh
quan, môi trường có vai trò quan trọng gần như bậc nhất đối với việc phát
triển du lịch nghỉ dưỡng. Ta có thể lấy ra nhiều ví dụ về rất nhiều vùng có khí
hậu ôn hòa môi trường sống trong lành cảnh quan đẹp đã tập trung vào việc
phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam như Đà Lạt; Mũi Né; Nha Trang;

19


×