Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Toán 4 chương 2 bài 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.58 KB, 4 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

BÀI 8: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS: Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. Ổn định:
- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở - Cả lớp thực hiện
để học bài.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn tìm số lớn hoặc số bé trước em làm
sao?

- 2 HS nêu

- GV nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- GV hỏi: Chúng ta đã được học góc gì?
- Trong giờ học này chúng ta sẽ làm quen với
góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

- Góc vuông


- HS nghe

b. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
* Giới thiệu góc nhọn
- Cho HS cắt hình chữa nhật thành 2 hình tam
giác.

- HS cùng làm

Hỏi: Hai góc của hình tam giác là góc gì?

- HS nêu: góc nhọn


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Giới thiệu cách vẽ góc nhọn.
- Chấm 3 điểm A,O, B. Nối điểm O và A ta
được cạnh OA, nối điểm O và B ta được cạnh
OB.
+ Dùng ê-ke kiểm tra góc nhọn và góc vuông
rồi so sánh.
- Cạnh còn lại của góc nhọn nằm ở vị trí nào
trong góc vuông ê ke?

- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp quan sát
- HS nêu nằm trong góc vuông êke.

- Hãy so sánh góc nhọn với góc vuông?


- Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông

- Yêu cầu HS vẽ góc nhọn vào bảng.

-1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ
vào giấy nháp.

- Gọi HS đọc tên góc đã vẽ.

- 3 HS đọc

- Nêu những ví dụ thực tế về góc nhọn ở xung
quanh em?

- HS quan sát hình

- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc - 2HS đọc
này.

- HS lần lượt nêu

* Giới thiệu góc tù
- GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK
Hỏi: Đây là góc gì?

- HS nêu: Góc tù MON

+ Hướng dẫn cách vẽ góc tù.


- HS quan sát

- Chấm 3 điểm M,O, N. Nối điểm O và M ta
được cạnh OM, nối điểm O và N ta được cạnh
ON.

- HS đọc tên góc, đỉnh, cạnh.

- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của
góc.
- Hỏi: Hãy dùng ê ke để kiểm tra góc tù so với
góc vuông.
- Hãy so sánh góc tù với góc vuông?
- GV chốt lại : Góc tù lớn hơn góc vuông.

- 1 HS vẽ lên bảng kiểm tragóc.HS
cả lớp theo dõi.
- HS nêu
- Cả lớp vẽ góc tù vào bảng con
- HS nêu
- HS tìm các ví dụ thực tế


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Thực hành vẽ góc tù vào bảng.
- Nêu tên góc tù vừa vẽ.

- Cả lớp quan sát góc tù


- Hãy nêu những ví dụ về thực tế có góc tù

- HS nêu

* Giới thiệu góc bẹt

- Cả lớp quan sát, theo dõi

- GV treo góc tù
- Yêu cầu HS quan sát góc tù COD
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của
góc.
- GV vừa vẽ hình vừa nêu: Nếu cô tăng dần độ
-Thẳng hàng với nhau.
lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD
của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một
đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được - 2 HS đọc.
gọi là góc bẹt.
- GV hỏi: Ba điểm C, O, D của góc bẹt COD
như thế nào với nhau?

- 1 HS dùng ê-ke kiểm tra góc và
nêu.

- Gọi HS đọc tên góc, đỉnh, cạnh.

Góc bẹt bằng hai góc vuông.

* Kiểm tra góc bẹt bằng ê- ke


- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ
vào giấy nháp.

- GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ
lớn của góc bẹt so với góc vuông.
- GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt.

- 1 HS đọc đề bài

c. Luyện tập, thực hành

- HS thảo luận, ghi vào giấy

* Bài 1: Hoạt động nhóm bàn.

- Đại diện nhóm trả lời

- Yêu cầu HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK
và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn,
góc vuông, góc tù hay góc bẹt.
- GV nhận xét chốt lại:
+ Các góc nhọn là: MAN; UDV.
+ Các góc vuông là: ICK.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Các góc tù là: PBQ; GOH.
+ Các góc bẹt là: XEY.

- GV vẽ thêm nhiều hình khác lên bảng và yêu
cầu HS nhận biết các góc nhọn, góc vuông, góc
tù, góc bẹt.
* Bài 2: Hoạt động nhóm 6
Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu HS thảo luận tên hình tam giác có
góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông.
- Yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét chốt lại:

- 1 HS đọc đề
- Nhóm 6 thảo luận dùng ê ke kiểm
tra góc và ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời theo yêu cầu

+ Hình tam giác ABC có ba góc nhọn.
+ Hình tam giác DEG có một góc vuông.
+ Hình tam giác MNP có một góc tù.
4. Củng cố
- Nêu tên các góc đã học?

- HS lần lượt nêu

- Góc bẹt so với góc vuông như thế nào?
- Góc nhọn so với góc vuông như thế nào?
5. Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Chuẩn bị bài: Hai đường thẳng vuông góc


- Lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực
hiện.



×