Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: Đánh giá kết quả hoàn thành tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch theo đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Xuân Phú huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 51 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
……….o0o……….

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài
Đánh giá kết quả hoàn thành tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch theo
đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Xuân Phú huyện Xuân Trường tỉnh
Nam Định

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên

:

Nguyễn Thị Oanh

TH.S Trần Xuân Biên

Lớp

:

LĐH4QĐ2

Mã sinh viên

:


1461110213

Chuyên ngành :

Hà Nội 2015

Quản lý đất đai



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là
trung thực, chính xác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong báo cáo này đã được ghi rõ nguồn
gốc.

Hà nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Oanh


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội,
được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô trong trường nói chung và trong khoa
Quản lý đất đai nói riêng em đã được trang bị kiến thức cơ bản về chuyên môn
cũng như lối sống, tạo cho em hành trang vững chắc trong cuộc sống sau này. Xuất
phát từ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn ban
giám hiệu trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội, ban chủ nhiệm khoa
Quản lý đất đai và toàn thể các quý thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt

quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Trần Xuân Biên - người đã
trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Qua đây, em cũng xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới UBND xã Xuân Phú cùng
toàn thể các cô, các chú, các bạn và gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Oanh


MỤC LỤC

Bước 1. Thành phần ban quản lý xã Xuân Phú.................................................9
Bước 2. Tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân xây dựng NTM................11
1. Trình tự các bước khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng đề án.......11
2. Khảo sát đánh giá thực trạng:..................................................................12
3. Xây dựng đề án NTM của xã..................................................................12
Bước 4. Quy hoach nông thôn mới.................................................................13
1. Nội dung Quy hoạch NTM......................................................................13
2. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch......................................14
3. Công bố hồ sơ quy hoạch........................................................................14
4. Cấp giấy phép xây dựng tại xã................................................................15
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm..........................................................15
6. Hồ sơ quy hoạch xây dựng nông thôn mới..............................................15
7. Kinh phí lập quy hoạch xây dựng (Quyết định số 15/2008/QĐ-BXD):..18



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bước 1. Thành phần ban quản lý xã Xuân Phú.................................................9
Bước 2. Tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân xây dựng NTM................11
1. Trình tự các bước khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng đề án.......11
2. Khảo sát đánh giá thực trạng:..................................................................12
3. Xây dựng đề án NTM của xã..................................................................12
Bước 4. Quy hoach nông thôn mới.................................................................13
1. Nội dung Quy hoạch NTM......................................................................13
2. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch......................................14
3. Công bố hồ sơ quy hoạch........................................................................14
4. Cấp giấy phép xây dựng tại xã................................................................15
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm..........................................................15
6. Hồ sơ quy hoạch xây dựng nông thôn mới..............................................15
7. Kinh phí lập quy hoạch xây dựng (Quyết định số 15/2008/QĐ-BXD):..18



DANH MỤC HÌNH ẢNH

Bước 1. Thành phần ban quản lý xã Xuân Phú.................................................9
Bước 2. Tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân xây dựng NTM................11
1. Trình tự các bước khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng đề án.......11
2. Khảo sát đánh giá thực trạng:..................................................................12
3. Xây dựng đề án NTM của xã..................................................................12
Bước 4. Quy hoach nông thôn mới.................................................................13
1. Nội dung Quy hoạch NTM......................................................................13
2. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch......................................14
3. Công bố hồ sơ quy hoạch........................................................................14
4. Cấp giấy phép xây dựng tại xã................................................................15

5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm..........................................................15
6. Hồ sơ quy hoạch xây dựng nông thôn mới..............................................15
7. Kinh phí lập quy hoạch xây dựng (Quyết định số 15/2008/QĐ-BXD):..18


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NTM

Nông thôn mới

UBND

Ủy ban nhân dân



BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Xuân Phú nằm ở phía Đông Nam huyện Xuân Trường với diện tích hành
chính la 697,28ha.
- Phía Bắc giáp xã Xuân Tân, xã Xuân Đài.
- Phía Nam giáp huyện Giao Thủy qua Sông Sò (xã Giao Tiến).
- Phía Đông giáp huyện Giao Thủy qua Sông Sò gồm (TT. Ngô Đồng và xã
Hoành Sơn).
- Phía Tây giáp xã Thọ Nghiệp
b. Địa hình, địa mạo

Xã Xuân Phú có địa hình tương đối bằng phẳng, cốt đất trung bình chênh
lệch 0,5m. Địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam theo hướng nghiêng của đồng
bằng Bắc Bộ. Có hệ thống sông ngòi kênh mương thuận tiện cho sản xuất và phát
triển kinh tế
c. Khí hậu
Xã Xuân Phú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng
Bắc Bộ nóng ẩm mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông)
* Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình mùa hè: 27°C
- Nhiệt độ trung bình mùa đông: 18.9°C
d. Thuỷ văn
* Lượng mưa: mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình
hàng năm 1.700-1.800mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm ảnh hưởng
đến việc gieo cấy vụ đông, mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.
* Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng 1.6501.700 giờ, vụ hè thu có tổng số giờ nắng cao khoảng 1.100-1.200 giờ chiếm 70% số
giờ năng trong năm.

1


* Gió: Hướng gió chủ đạo thay đổi theo mùa tốc độ trung bình cả năm là 22.3m/s
- Hướng gió mùa hè chủ yếu là gió đông nam tần suất là 50-70% tốc độ gió
trung bình 1,9-2,2m/s. Tốc độ cực đại khi có bão là 40m/s, đầu hè thường xuyên
xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác hại đến cây trồng.
- Hướng gió mùa đông chủ yếu là chủ yếu là gió Đông Bắc tần suất 60-70%
tốc độ gió trung bình là 2,4-2,6m/s. Những tháng cuối cùng mùa đông gió có xu
hướng chuyển dần về phía Đông.
* Bão: do nằm trong vịnh Bắc bộ nên hàng năm chịu ảnh hưởng của bão hoặc
áp thấp nhiệt đới, bình quân 4-6 cơn/năm.
Nhìn chung khí hậu xã Xuân Phú thuận lợi cho môi trường sống và sự phát
triển của hệ sinh thái động thực vật và phát triển sản suất nông nghiệp.

e. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất (theo số liệu thông kê 01/01/2014):
Diện tích tự nhiên của xã là 697,28ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp

529,24ha

- Đất phi nông nghiệp

167,42ha

+ Đất ở

58,67ha

+ Đất chuyên dùng

91,93ha

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng

6,27ha

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa

7,70ha

+ Đất sông và mặt nước chuyên dùng

3,08ha


- Đất chưa sử dụng

0,62ha

- Đất nông nghiệp

529,24ha

- Đất phi nông nghiệp

167,42ha

+ Đất ở

58,67ha

+ Đất chuyên dùng

91,93ha

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng

6,27ha

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa

7,70ha

+ Đất sông và mặt nước chuyên dùng


3,08ha

2


- Đất chưa sử dụng

0,62ha

* Tài nguyên nước:
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân lấy chủ yếu từ 2 nguồn
nước mặt và nước ngầm:
- Nước mặt: Hệ thống sông gồm sông Sò dài 4,12km, sông Láng dài 2,9km,
sông Tài dài 2,0km và hệ thông kênh cấp 3 tương đối hoàn chỉnh.
- Nước ngầm: xã có nguồn nước ngầm phong phú, nhung chất lượng không
tốt, theo các tài liệu thăm dò ở độ sâu trên 70m cho thấy có nhiều nguyên tố vi
lương gây hại cho sức khỏe như Asen, Fe, độ mặn... Do đó năm 2007 xã đã đầu tư
xây dựng trạm cấp nước sạch, lấy từ nguồn nước sông Hồng qua kênh Láng cấp cho
toàn xã.
Năm 2008 xã Xuân Phú đã có hệ thống nước sạch, có 100% số hộ đã sử dụng
nước sạch.
* Tài nguyên nhân lực:
- Năm 2014, dân số toàn xã có 10.167 người theo khảo sát thông kê tổng số
người trong độ tuổi lao động là 5000 người, số người trong nghành nghề sản xuất
nông nghiệp 3.911 lao động, còn lại là lao động phi nông nghiệp.
f. Cảnh quan môi trường
Xuân Phú là một xã thuần nông đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, các nghành kinh tế đang từng bước phát
triển nên mức độ ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước đang có chiều hướng

tăng lên. Ngoài chất thải sinh hoạt hàng ngày và chất thải do sản xuất nông nghiệp,
chế biến nông sản cũng đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Toàn xã có một
điểm thu gom rác thải nhưng chưa được xử lý theo quy định.
Hệ sinh thái cây trồng rất phong phú và đa dạng, bao gồm các cây trồng lâu
năm và cây trồng hàng năm như cây ăn quả, các loại hoa cây cảnh, lúa, ngô , rau...
Đánh giá chung:
- Đất đai hình thành chủ yếu là do phù sa sông Hồng và sông Láng bồi đắp, có
độ phì cao, có khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng tôt nên rất phù hợp với các
loại cây trồng nhiệt đới.
- Là địa phương có điều kiện xây dựng cánh đồng mẫu lớn để phát triển sản
xuất hàng hóa trong nông nghiệp.

3


- Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao, rất năng động và sáng tạo
trong cuộc sống. Đây là điều kiện tốt để địa phương chuyển dịch cơ cấu lao động,
tạo thêm nhiều việc làm nâng cao mức thu nhập cho người dân.
- Là xã có truyền thống cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ. Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể liên tục nhiều năm được công
nhận là đơn vị tiên tiến .
- Là xã còn mang đậm nét văn hóa làng quê của đồng bằng sông Hồng như hội
Đình Làng, hội các dòng họ...tạo điều kiện cho con cháu xa gần có những ngày
đoàn tụ xum họp, giao lưu văn hóa văn nghệ.

1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội.
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
a. Tăng trưởng kinh tế:
Xã Xuân Phú là xã nông nghiệp, thu nhập của nhân dân chủ yếu là dựa vào
sản xuất nông nghiệp

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt xấp xỉ 10%.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Hiện tại, cơ cấu kinh tế của xã vẫn nặng về nông nghệp. Trong những năm
qua, việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cũng đã có sự chuyển biến rõ rệt, nâng
cao hệ số sử dụng đất, nhưng do một số điều kiện khách quan như: địa hình, hệ
thống thuỷ lợi… nên nhiều vị trí chuyển dịch cơ cấu cây trồng vẫn chưa thực sự
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong thời gian tới, dự kiến tiếp tục đưa một số vị
trí ở các xứ đồng sử dụng chưa hiệu quả để chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Cơ cấu kinh tế của xã có bước chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ-thương mại. Cơ cấu của xã Xuân Phú
trong những năm qua thể hiện ở bảng sau:
Bảng 01: Bảng cơ cấu giai đoạn kỳ trước.
Năm 2005

Năm 2010

Năm 2014

So sánh năm
2010-2014

TỔNG SỐ

100%

100%

100%

0


1. Nông nghiệp

67,3%

64,7%

63,2%

-1,5

2.Tiểu thủ công nghiệp

18,6%

20,2%

21,0%

0,8

Ngành

4


3. Dịch vụ-Thương mại

14,1%


15,1%

15,8%

0,7

c. Các hình thức sản xuất:
- Nông nghiệp: trong nông nghiệp cây lúa và ngô, rau màu là cây trông
chính trên địa bàn xã, sau đó đến các loại cây trồng như: Hoa cây cảnh; Ngoài ra
còn có cây ăn quả và cỏ chăn nuôi.
- Tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng, vận tải.
- Thương mại, dịch vụ: Có bước phát triển đa dạng phong phú hơn,
phục vụ kịp thời cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn xã Xuân Phú.
a. Thực trạng phát triển nông nghiệp:
Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp đã giảm xuống năm 2010 là 530.49 ha
đến năm 2014 là 529,24 ha nguyên nhân là do chuyển mục đích sử dụng đất nông
nghiệp sang đất ở, đất thương mại - dịch vụ, đất công cộng, hạ tầng kỹ thuật.
Sản xuất nông nghiệp đang từng bước phát triển. Nhiều giống cây trồng, quy
trình sản xuất mới được chuyển giao cho nông dân ứng dụng vào sản xuất tăng năng
suất, chất lượng và hiệu quả.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở xã Xuân Phú cũng còn gặp những khó
khăn đáng kể: Nguồn vốn chưa được đầu tư hợp lý, thời tiết biến động thất thường
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi; dịch bệnh gia súc, gia cầm biến động
phức tạp. Thị trường tiêu thụ không ổn định. Giá vật tư biến động theo hướng bất
lợi cho người dân.
Về thực trạng sản xuất : Năm 2014, trên địa bàn xã có 1 hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp.
Về trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm trong giai đoạn 2005-2010. Năm

2005 có diện tích gieo trồng 490.88 ha, đến năm 2014 là 490.13 ha.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2014 trên địa bàn xã Xuân Phú là 379,5 ha.
Trong đó:
- Lúa có diện tích gieo trồng là 417.29 ha.
- Cây rau màu diện tích gieo trồng là 4.25 ha.( Cây rau ăn lá, cây rau ăn quả).

5


- Cây ăn quả diện tích gieo trồng là 64.36 ha.(Cây nhãn, cây cam, quýt: cây
bưởi, cây chuối.
- Hoa, cây cảnh diện tích gieo trồng là 4.23 ha.
Về chăn nuôi:
Năm 2014 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
UBND xã đã thường xuyên chỉ đạo ban chăn nuôi thú y xã nắm chắc theo tình hình
trên địa bàn xã, nhằm xử lý kịp thời để chủ động phòng chống dịch bệnh có nguy cơ
bùng phát, làm tốt công tác tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh.
Tổng số lượng đàn gia súc, gia cầm thống kê năm 2010:
- Tổng số đàn trâu, bò là 285 con, trong đó có 102 con bò sinh sản.
- Tổng số đàn lợn là 4.174 con, trong đó có 270 con lợn nái sinh sản, 3.904
con lợn thịt.
- Tổng số đàn gia cầm là 8.970 con, trong đó 7.280 con gà và 1.690 con thủy
cầm.
- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 39,11 ha.
Bảng 02: Bảng thống kê hiện trạng chăn nuôi trên địa bàn xã năm 2014
TT

Chỉ tiêu

ĐVT


Năm 2014

I

Qui mô

1

Đàn trâu, bò

2

Đàn lợn

+

Lợn sinh sản

Con

270

+

Lợn thịt

Con

3.904


3

Đàn gia cầm

+



Con

7.280

+

Thuỷ cầm

Con

1.690

4

DT nuôi trồng thuỷ sản

Ha

39.11

II


Sản phẩm chính

1

Thịt trâu bò hơi

Tấn

62.6

2

Thịt lợn hơi

Tấn

300

3

Thịt gia cầm

Tấn

36

4

Trứng


1000 quả

100

5



Tấn

150

Con

285
4.174

8.970

6


* Thực trạng phát triển Công nghiệp - TTCN và xây dựng:
Trên địa bàn xã có một số cơ sở sản xuất đồ gỗ nhỏ lẻ và 3 cơ sở sản xuất may
mặc với quy mô 2,1 ha tạo công ăn việc làm cho 250 lao động trong địa bàn xã
Hiện nay, để đẩy mạnh phát triển CN-TTCN-XD ở Xuân Phú vẫn đang đứng
trước những khó khăn, thách thức lớn:
- Người dân chưa mạnh dạn đầu tư phát triển các ngành nghề TTCN, tư tưởng
còn trông chờ ỷ lại.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động chưa đáp ứng được các
yêu cầu phát triển CN-TTCN và xây dựng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
* Thực trạng phát triển thương mại - dịch vụ:
- Kinh tế thương mại – dịch vụ trong những năm qua phát triển còn
chậm ,các loại hình dịch vụ phát triển chưa đa dạng ,số hộ làm thương mại dịch vụ
thương mại còn thấp.
- Các ngành thương mại, dịch vụ kinh doanh chủ yếu ở Xuân Phú là: Kinh
doanh lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, bán hàng tạp
hóa, dịch vụ vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, giải khát…
c. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập.
- Dân cư xã Xuân Phú được chia làm 15 xóm:
- Dân số hiện trạng: 10167 người. Trong đó:
+ Nam 4991 người chiếm 49%.
+ Nữ 5179 người chiếm 51%.
Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1.1%.
- Người dân cần cù trong lao động sản xuất tuy nhiên xu hướng lao động trẻ
nhất là nam có sức khỏe thoát ly đi tìm kiếm việc làm ở các đô thị, khu công nghiệp
tăng cao. Lao động nông nghiệp chủ yếu là người già và lao động nữ trình độ
chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế nên khả năng ứng dụng các biện pháp khoa học
kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên cần phải được đào tạo thêm để tiếp cận với
khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả và nhanh hơn nhằm tiếp cận kịp với thời
CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn đáp ứng với yêu cầu phát triển KT-XH trong
tương lai.

7


1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã
Xuân Phú.
a. Thuận lợi.

Các điều kiện tự nhiên, hiện trạng trên cho thấy việc quy hoạch xây dựng
nông thôn mới xã Xuân Phú là rất cần thiết. Địa bàn xã được đánh giá có nhiều
thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội như:
- Đất đai rộng, địa hình bằng phẳng, thổ nhưỡng tốt, thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Hệ thống đường bộ, đường thủy thuận lợi, toàn xã được bao bọc bởi các
tuyển sông Sò, sông Láng và sông Thanh Quan. Hiện xã đang tiếp tục hoàn thiện dự
án sông Sò, sông Thanh Quan và dự kiến thời gian tới ưu tiên cải tạo hệ thông cầu,
cống trên hệ sông Thanh Quan 8 chạy qua trung tâm xã.
- Tuyến tỉnh lộ 489 và tuyến huyện lộ 50 qua xã sẽ tạo ra một mạng lưới giao
thông thông đối ngoại thuận lợi cho việc giao thương kinh tế với cá xã lân cận và
huyện Giao Thủy.
- Vị trí địa lý giáp với thị trấn Ngô Đồng cũng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy
quá trình phát triển của xã.
- Là xã có nguồn nhân lực dồi dào, cần cù lao động .
- Có trình độ thâm canh nông nghiệp khá, quỹ đất phát triển nông nghiệp
tương đối nhiều.
b. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi có những khó khăn như:
- Hiện tại một số cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật đã xuống cấp không đáp ứng
được tiêu chí nông thôn mới.
- Kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đầu tư lớn.
2. Quy trình thực hiện nông thôn mới tại xã Xuân Phú.
Trình tự các bước xây dựng nông thôn mới như sau:
Bước 1: Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình NTM cấp xã.
Bước 2: Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM.
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí

8



Bước 4: Lập đề án (kế hoạch) xây dựng NTM của xã (gồm kế hoạch tổng thể
đến 2020, kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và kế hoạch từng năm cho giai đoạn 20102015).
Bước 5: Xây dựng quy hoạch NTM của xã.
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án (kế hoạch)
Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án.
Bước 1. Thành phần ban quản lý xã Xuân Phú.

* Ban quản lý xây dựng NTM xã Xuân Phú bao gồm các ông(bà) sau:
1. Ông Nguyễn Văn Tấn

- CT.UBND xã

- Trưởng ban

2. Ông: Tống Xuân Hải

- TT.Đảng ủy

- Phó ban

3. Ông: Tống Xuân Hải

- CT.HĐND xã

- Phó ban

4. Ông: Nguyễn Ngọc Đĩnh


- PCT.UBND xã

- Ủy viên

Ông: Đặng Ngọc Bích

- PCT.UBND xã

5. Ông: Phan Văn Sinh

- UVUB, trưởng CA xã

- Ủy viên

6. Bà: Nguyễn Thị Phương

- Kế toán NSX

- Ủy viên

7. Ông: Tống Xuân Hồng

-CB.TBXH kiêm CB. VH xã

- Ủy viên

8. Ông: Trần Văn Mạnh

- CB. Địa chính xây dựng xã


- Ủy viên

9. Bà: Phan Thị Liễu

- Trạm trưởng y tế

- Ủy viên

10. Bà: Nguyễn Thu Hương

- Hiệu trưởng trường THCS

- Ủy viên

12. Bà:Nguyễn Thị Thu

- Hiệu trưởng trường TH

- Ủy viên

13. Bà: Phan Thị Hạnh

- Hiệu trưởng trường MN

- Ủy viên

14. Ông:Nguyễn Xuân Thịnh

- Trưởng xóm 1


- Ủy viên

15. Ông:Vũ Văn Tuyên

- Trưởng xóm 2

- Ủy viên

16. Ông:Tống Văn Thức

- Trưởng xóm 3

- Ủy viên

17. Ông:Nguyễn Văn Tuấn

- Trưởng xóm 4

- Ủy viên

18. Ông:Nguyễn Viết Dương

- Trưởng xóm 5

- Ủy viên

19. Ông:Nguyễn Ngọc Rĩnh

- Trưởng xóm 6


- Ủy viên

20. Ông:Phan Văn Dũng

- Trưởng xóm 7

- Ủy viên

21. Ông: Phan Văn Vân

Trưởng xóm 8

Ủy viên

Ông: Phạm Văn Đại

9


22. Ông:Vũ Văn Chu

Trưởng xóm 9

Ủy viên

23. Ông:Vũ Văn Đa

Trưởng xóm 10

Ủy viên


24. Bà:Mai Thị Hương

Trưởng xóm 11

Ủy viên

25. Ông:Nguyễn Viết Ngưu

Trưởng xóm 12

Ủy viên

26. Ông:Hoàng Văn Thanh

Trưởng xóm 13

Ủy viên

27. Ông:Nguyễn Xuân Hòa

Trưởng xóm 14

Ủy viên

28. Ông:Nguyễn Xuân Hán

Trưởng xóm 15

Ủy viên


21. Ông: Phan Văn Vân

- Trưởng xóm 8

- Ủy viên

22. Ông:Vũ Văn Chu

- Trưởng xóm 9

- Ủy viên

23. Ông:Vũ Văn Đa

- Trưởng xóm 10

- Ủy viên

24. Bà:Mai Thị Hương

- Trưởng xóm 11

- Ủy viên

25. Ông:Nguyễn Viết Ngưu

- Trưởng xóm 12

- Ủy viên


26. Ông:Hoàng Văn Thanh

- Trưởng xóm 13

- Ủy viên

27. Ông:Nguyễn Xuân Hòa

- Trưởng xóm 14

- Ủy viên

28. Ông:Nguyễn Xuân Hán

- Trưởng xóm 15

- Ủy viên

* Nhiệm vụ của ban quản lý xã
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân trong xã về chủ trương, chính
sách của đảng, nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nội dung phương pháp và
mục tiêu cần đạt của xây dựng NTM thời kỳ CNH- HĐH để người dân hiểu rõ,
đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện.
- Tổ chức lựa chọn tư vấn và triển khai công tác quy hoạch NTM trên địa bàn xã Xuân
Phú . Xây dựng Đề án NTM của xã giai đoạn 2010 – 2020; kế hoạch giai đoạn 2010 – 2015
và kế hoạch chi tiết hàng năm.
- Tổ chức phát động phong trào toàn dân xây dựng NTM trong thôn, xã trên cơ
sở đó giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân phụ trách trong việc thực hiện các nhiệm
vụ của Đề án.

- Tiếp nhận và sử dụng hiệu quả vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh huyện, xã và
các tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng nông thôn.
- Hướng dẫn thôn, xóm trong xã thành lập các Ban phát triển xóm: Ban giám

10


sát xây dựng thôn, xóm để làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây
dựng NTM trên địa bàn xã Xuân Phú.
- Nhiệm vụ từng thành viên do tổ trưởng phân công.
Bước 2. Tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân xây dựng NTM.
Ban chỉ đạo Ban quản lý đề án làm tốt công tác niêm yết công khai quy hoạch
và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, lãnh đạo các cụm dân cư trong công
tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng và đồng lòng tham gia thực
hiện đề án.
Đài truyền thanh xã đã biên tập tin bài, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền
phổ biến mục tiêu, ý nghĩa và nội dung và hiệu quả sẽ đạt được của đề án để toàn
thể nhân dân được biết
Bước 3. Khảo sát đánh giá thực trạng và lập đề án xây dựng NTM xã Xuân
Phú giai đoạn 2010-2020.
1. Trình tự các bước khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng đề án
Đảng uỷ xã có Nghị quyết xây dựng đề án NTM của xã giai đoạn 2011- 2020.
2) Ban Quản lý xã lập “tổ khảo sát xã” gắn với nhiệm vụ xây dựng đề án NTM;
Mỗi thôn, bản lập nhóm khảo sát (để phối hợp với tổ khảo sát xã khi khảo sát ở thôn,
bản).
3) Căn cứ vào hướng dẫn của các cấp, ngành có liên quan (Sở Nông nghiệp và
PTNT), Tổ khảo sát tiến hành đánh giá thực trạng từng thôn, bản của xã so với 19 tiêu
chí NTM, xác định rõ khối lượng phải làm để đạt chuẩn 19 tiêu chí.
4) Căn cứ vào kết quả tổng hợp đánh giá, Ban Quản lý xã chủ trì tham vấn ý kiến
của Ban Chỉ đạo cấp trên xây dựng đề án NTM cấp xã (tổ khảo sát xã thực hiện).

5) Sau khi đề án xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015 được hoàn thành, Ban
Quản lý xã tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư trong xã (qua hội nghị quân –dân –
chính – đảng hoặc Hội nghị HĐND xã; qua Hội nghị các chi bộ thôn; họp đại diện các
thôn, bản...).
6) Ban quản lý xã hoàn chỉnh đề án sau khi lấy ý kiến góp ý, trình UBND xã
7) UBND xã trình UBND huyện phê duyệt
8) UBND huyện phê duyệt đề án sau khi có ý kiến thẩm định của các phòng chuyên
môn.

11


9) Sau khi đề án được phê duyệt, UBND xã tổ chức công bố đề án (tại Hội
nghị Quân – dân – chính – đảng hoặc Hội nghị HĐND xã. Tổ chức phát thanh, treo
trưng bày ở trụ sở xã và Nhà văn hoá các thôn (giống công bố Quy hoạch).
10) UBND xã giao cho Ban Quản lý xã tổ chức thực hiện đề án.
2. Khảo sát đánh giá thực trạng:
a. Mục đích:
- Đây là công việc bắt buộc khi triển khai xây dựng NTM
- Làm cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch và xây dựng đề án thực hiện 19 tiêu
chí NTM.
b. Yêu cầu và tổ chức thực hiện:
- Thành lập tổ khảo sát: thành phần gồm đại diện Lãnh đạo UBND xã, thành viên là
đại diện một số bộ phận chuyên môn và ban, ngành chức năng , đại diện một số thôn, bản
trong xã; Mỗi thôn, bản thành lập nhóm khảo sát (khoảng 5-6 người) để hỗ trợ cho tổ khảo
sát xã khi khảo sát, đánh giá thực trạng tại thôn, xóm đó.
- Tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về đánh giá thực trạng nông thôn của
cấp trên (Ban Chỉ đạo tỉnh hướng dẫn).
- Tiến hành đánh giá thực trạng: Tổ khảo sát phối hợp với các nhóm ở các thôn, bản
tiến hành đo đạc, ước tính hoặc tính toán từng nội dung các tiêu chí.

- Tổng hợp kết quả và xác định rõ thực trạng của xã so với yêu cầu của Bộ tiêu chí
quốc gia nông thôn mới như: có bao nhiêu tiêu chí đạt, mức đạt như thế nào; những tiêu
chí nào chưa đạt, cụ thể hiện trạng...
c. Sản phẩm: Báo cáo thực trạng nông thôn được hoàn thiện theo mẫu tại Phụ lục 1
mẫu đề án.
3. Xây dựng đề án NTM của xã.
a. Mục tiêu: Xây dựng được kế hoạch về mục tiêu, giải pháp, thời gian hoàn thành
19 tiêu chí để đạt xã nông thôn mới.
b. Nội dung và phương pháp tiến hành:
- Dựa vào kết quả khảo sát, so sánh với Bộ tiêu chí quốc gia NTM, xác định khối
lượng công việc cần phải làm của từng tiêu chí, tương ứng với nhu cầu vốn.
- Xác định tổng lượng vốn cần cho toàn bộ công việc để thực hiện đạt 19 tiêu chí,
trước mắt xác định vốn cho giai đoạn 2011 -2015:

12


+ Vốn ngân sách hỗ trợ theo các chính sách hiện hành;
+ Khả năng vốn đầu tư của hộ kinh doanh và sản xuất trên địa bàn xã.
+ Khả năng đóng góp của dân cư (cả tiền và công lao động, giá trị hiến đất...).
+ Khả năng có các nguồn tài trợ khác.
Trên cơ sở đó ước tính các công việc cần làm trong giai đoạn 2011 -2015 và từng
năm.
Lưu ý:
- Đối với các công trình hạ tầng công cộng của xã , thôn, bản nếu còn sử
dụng tốt nhưng chưa đạt chuẩn mới thì chỉ cần lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp mà
không nên xây mới.
- Đối với các công trình xây mới thì phải quy hoạch đạt chuẩn mới. Việc xây
dựng phải tuỳ theo khả năng vốn để hoàn chỉnh dần nhưng khi quy hoạch phải đủ
chuẩn để đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài. Ví dụ: Đường giao thông xã quy

hoạch mới phải được đmr bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải là đường
cấp 4 đồng bằng với nền đường 9 m (không kể hành lang), nếu chưa đủ kinh phí
làm đường thì phải cắm mốc chỉ giới, trước mắt có thể làm đường có bề rộng mặt
đường 3,5 m, nền đường rộng 5 m và sẽ hoàn thiện dần khi có điều kiện.
Bước 4. Quy hoach nông thôn mới.
1. Nội dung Quy hoạch NTM.
a. Quy hoạch NTM là quy hoạch không gian và quy hoạch hạ tầng KT-XH
trên địa bàn xã.
b. Quy hoạch NTM bao gồm 3 nội dung chủ yếu (theo Quyết định 800) gồm:
(i). Quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn và phân vùng sản xuất
nông nghiệp (Quy hoạch chung NTM). Thời hạn quy hoạch là 10 đến 15 năm ; (ii).
Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn tập trung ;
(iii). Quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng.
c. Yêu cầu chung về lập quy hoạch NTM:
- Quy hoạch NTM phải hướng vào phát triển nông thôn theo yêu cầu của Bộ
tiêu chí quốc gia NTM.
- Quy hoạch phải đi trước, làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch: sản xuất, phát
triển hạ tầng, văn hóa, môi trường...

13


- Quy hoạch xong phải có quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch để đảm
bảo nông thôn phát triển có trật tự, khang trang, sạch đẹp và tiết kiệm đất đai, công
sức tiền của cho xây dựng.
- Quy hoạch phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn chung mà nhà nước (các Bộ) đã ban
hành.
- Quy hoạch phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển bền vững.
2. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch.
1). Ban hành nghị quyết (Đảng uỷ xã)về xây dựng nông thôn mới và tuyên

truyền phổ biến đến toàn đảng bộ và nhân dân trong thôn, xã.
2) Chủ đầu tư đề án (UBND xã) chủ trì xây dựng quy hoạch, có trách nhiệm
chọn đơn vị tư vấn để ký hợp đồng
3) Lập nhiệm vụ quy hoạch (xã có thể tự làm hoặc thuê tư vấn), trình UBND
huyện phê duyệt.
4) Đơn vị tư vấn thiết kế các phương án quy hoạch (theo nhiệm vụ quy hoạch và
các quy chuẩn, quy phạm có liên quan do Chính phủ, Bộ ngành ban hành)
5) Ban quản lý xã phối hợp với tư vấn giới thiệu dự thảo thiết kế quy hoạch
chung để xin ý kiến Đảng bộ và nhân dân xã tại hội nghị quân dân chính đảng,
HĐND xã, họp với đại diện nhân dân từng thôn. Cần tham khảo ý kiến của UBND
Huyện và Sở xây dựng.
6) Đơn vị tư vấn căn cứ vào các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa để hoàn chỉnh,
bàn giao cho UBND xã.
7) UBND xã trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch. Tờ trình phải nên tóm tắt
những nội dung chủ yếu của phương án quy hoạch. Hồ sơ trình duyệt gồm : tờ trình ; báo
cáo thuyết minh ; các văn bản pháp lý có liên quan ; bản vẽ đồ án quy hoạch. Số lượng hồ
sơ tối thiểu là 03 bộ.
8) Chủ tịch UBND huyện phê duyệt quy hoạch sau khi phòng Công thương
và phòng Nông nghiệp huyện thẩm định và có ý kiến tham gia của Sở Xây dựng và
Sở Nông nghiệp & PTNT.
3. Công bố hồ sơ quy hoạch.
UBND xã tổ chức công bố quy hoạch được duyệt tại Hội nghị Quân – Dân –
Chính – Đảng hoặc HĐND xã hoặc hội nghị công bố quy hoạch có sự tham gia của
đại diện các tổ chức, đoàn thể, mặt trận tổ quốc, đại diện nhân dân các thôn, xóm,

14


bản, ấp; Trưng bày công khai pano, bản vẽ tại nơi công cộng như trụ sở UBND xã,
nhà văn hóa xã, thôn, xóm, bản, ấp; Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng (truyền hình, báo chí, loa phát thanh tại các thôn, bản, ấp trong xã).
Nội dung hồ sơ công bố gồm quyết định phê duyệt quy hoạch ; Báo cáo thuyết
minh; các văn bản pháp lý liên quan; Đĩa CD lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và
bản vẽ. Số lượng hồ sơ tối thiểu là 07 bộ và được lưu trữ tại Sở Xây dựng 01 bộ ;
Sở Nông nghiệp & PTNT 01 bộ ; Sở Tài nguyên & MT 01 bộ ; UBND huyện 02 bộ
(phòng công thương và phòng nông nghiệp) ; UBND xã (không kể số lượng bản vẽ
quy hoạch dùng để công bố công khai quy hoạch do xã yêu cầu đơn vị tư vấn).
4. Cấp giấy phép xây dựng tại xã.
- Sở Xây dựng cấp phép công trình của các tổ chức được xây dựng ven Quốc lộ,
tỉnh lộ;
- UBND huyện cấp phép xây dựng của các tổ chức được xây dựng tại xã, nhà
ở riêng lẻ của dân ven các trục quốc lộ, tỉnh lộ.
- UBND xã cấp phép xây dựng nhà ở của dân theo quy hoạch được duyệt (trừ
nhà ở ven Quốc lộ, tỉnh lộ)
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
UBND xã thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động của các
tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng trên địa bàn mình quản lý. Quyết định xử lý
theo qui định của pháp luật, thực hiện cưỡng chế thi hành các quyết định của cơ
quan nhà nước cấp trên được giao đối với các công trình vi phạm quản lý quy hoạch
xây dựng của địa phương.
6. Hồ sơ quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
a. Hồ sơ quy hoạch chung gồm:
- Bản vẽ:
+ Sơ đồ vị trí xã và liên hệ vùng, tỷ lệ 1/5.000-1/10.000 thể hiện liên kết hệ thống
hạ tầng kỹ thuật vùng, các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế xã hội của xã.
+ Hiện trạng tổng hợp (bản vẽ cần thể hiện rõ những công trình chính về hạ
tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật kể cả thủy lợi và giao thông nội đồng, các điểm dân
cư) theo tỷ lệ 1/5000.
+ Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn và vùng sản xuất
nông nghiệp được lập theo tỷ lệ 1/5000.


15


×